Tư Tưởng Kinh Đại Thừa

04/10/20191:01 SA(Xem: 9284)
Tư Tưởng Kinh Đại Thừa

TƯ TƯỞNG
KINH ĐẠI THỪA
Thích Chơn Thiện
Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh

 Tư Tưởng Kinh Đại Thừa

NỘI DUNG

-Tư Tưởng Kinh A Di Đà
-Tư Tưởng Kinh Địa Tạng
-Tư Tưởng Kinh Pháp Hoa
-Tư Tưởng Kinh Kim Cương

 

Theo tài liệu lịch sử Phật giáo của Nguyễn Lang, tài liệu trích dẫn của Walpola Rahula trong “Theravada and Mahayana” giảng tại Kuala Lumpur, và một số tài liệu phổ biến đương thời, thì Phật giáo Đại thừa có mặt tại Ấn Độ vào khoảng giữa thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch.

Kimura Taiken thì cho rằng thời kỳ Đại thừathời kỳ phát triển các bộ phái, xuất hiện rõ rệt vào khoảng thế kỷ thứ hai sau Tây lịch, dựa vào các tài liệu trước tác ở Ấn và các tài liệu phiên dịch của Hoa. Tuy nhiên, về hình thức phát triển Đại thừa thì có thể tin là vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về nơi phát triển Đại thừa đầu tiên theo các tài liệu vừa dẫn có hai ý kiến khác nhau : một ý kiến ghi nhận Đại thừa phát triển ở Nam Ấn; một Ý kiến cho rằng Đại thừa phát triển ở cả Nam và Bắc Ấn. Chúng ta có thể tin rằng ở Ấn các tư tưởng bộ phái thường phát triển trong từng khu vực khác nhau, từ đó ta có thể kết luận Đại thừa xuất hiện ở Nam và Nam Trung Ấn, nơi đã có các trung tâm lớn nghiên cứu Đại thừa.

Nếu nói về kinh điển Đại thừa là các công trình phát triển về sau, thì hẳn Đại thừa không do chính Đức Phật thuyết giảng, mà do chư Tổ kiết tập, trước tác. Vậy ai là tác giả của mỗi kinh Đại thừa? của Pháp hoa?

1. Các kinh Đại thừa vẫn mở đầu bằng câu: “Như thị ngã văn…” là xác định do Tôn giả A Nan trùng tuyên những gì Đức Phật đã dạy. Như thế là không thể hỏi ai là tác giả?

2. Dựa vào sử liệu, kinh Pháp hoa vốn không do Phật thuyết, vậy tại sao kinh chép: “Như thị ngã văn…”? Đây là chỗ gút mắc của vấn đề. Chúng ta không thể phủ nhận sự thật lịch sử, nghĩa là không thể chấp nhận kinh Pháp hoa do Phật thuyết. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận nội dung các lời dạy trong kinh là không phù hợp Phật ý.

Do vì lời kinh phù hợp với các giáo lý truyền thống nên có thể được xem là do Phật thuyết. Chư Tổ không dám nhận lãnh trách nhiệm chuyển bánh xe Pháp. Vả lại, bảo kinh do Đức Phật dạy sẽ khơi dậy được niềm tin pháp sâu xa trong tâm người học hỏitu tập kinh hơn.

Do nhằm xây dựng niềm tin Pháp ấy cho đời nên kinh Đại thừa được chư Tổ kết tập dưới hình thức Phật thuyết

Một nghi vấn khác lại được nêu lên : Nếu Pháp hoa phù hợp với giáo lý truyền thống, có nghĩa là không có nội dung nào mới mẻ hơn, thì do động cơ nào khác mà Pháp hoa ra đời?

Lời đáp chính là nội dung tư tưởng, chủ trương và quan điểm của Pháp hoabản kinh sẽ lần lượt giới thiệu.

ý kiến cho rằng, Pháp hoa ra đời là vì giáo nghĩa thâm diệu của kinh, thâm diệu hơn và rốt ráo hơn giáo nghĩa của A hàm và của Pàli Nikàya, bởi vì Pháp hoa được gọi là Pháp hương. Luận điểm này, ý kiến này không thể đứng vững.

Nếu chân lý chỉ có một thì chỗ giáo nghĩa thâm áo nhất của Pháp hoa cũng chính là chỗ thâm thúy nhất của Nikàya và A hàm.

Lại có ý kiến cho rằng thời kinh Pháp hoa được Đức Thế Tôn giảng trước lúc nhập diệt nên giáo nghĩa hẳn là sâu xa hơn giáo nghĩa Tứ đế (thời pháp đầu tiên được giảng tại Lộc uyển), và sâu xa hơn giáo nghĩa của năm uẩnvô ngã (thời pháp thứ hai, cũng tại vườn Lộc uyển). Luận điểm này cũng thế, không thể đứng vững. Nếu năm huynh đệ đầy trí tuệý chí giải thoát của tôn giả Kiều Trần Như tại Lộc uyển không thể nghe và lãnh hội được giáo nghĩa Pháp hoa, nhất là khi đã chứng đắc A-la-hán, thì những thế hệ về sau đầy vọng niệm như chúng ta làm sao có thể nghe và lãnh hội diệu pháp của Pháp hoa?  Nếu chúng ta không thể nghe và lãnh hội diệu pháp của Pháp hoa thì vấn đề truyền bá giáo nghĩa Pháp hoa có còn là vấn đề cần thiếtý nghĩa nữa không? Đấy là chúng ta chưa đề cấp đến thực chất của giáo lý tứ đế cũng hết mực thâm áo.

Cũng có nhận xét cho rằng Pháp hoa có một số nét giáo lý mới mẻ, với ngôn ngữ thời đại, khác với Nikàya và A hàm. Điểm này thì hẳn phải có, ít nhất là thế, nên kinh Pháp hoa mới ra đời. Điểm đặc biệt của Pháp hoa, tương tự như kinh đại thừa nói chung, ở đây là : “triển khai rộng rãiphổ cập đến quần chúng các giáo lý rất nền tảng truyền thống vốn có, hay có mầm trong kinh tạng Nikàya và A hàm. Tại đây, trước khi tìm hiểu giáo nghĩa Pháp hoa, chúng ta cảm thấy tương đối ổn định đi đến một số kết luận để giới thiệu một số nét tổng quát về kinh Pháp hoa như sau:

1. Pháp hoa ra đời sớm nhất là vào thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, do yêu cầu phát triển của Phật giáo đương thời tại Ấn Độ mà nhiều khảo cứu về lịch sử phát triển tư tưởng Đại thừa có đề cập.

2. Không đặt ra vấn đề tìm hiểu tác giả của kinh Pháp hoa.

3. Đọc kỹ toàn bộ kinh Pháp hoa với những vấn đềPháp hoa đặt ra để giải quyết, như là Phật tánh, Nhất thừa v.v… và liên kết với bối cảnh văn hóatư tưởng Ấn Độ từ thế kỷ thứ nhất, thứ hai Tây lịch đến thế kỷ thứ tư, thứ năm sau Tây lịch, với sự tranh chấp quyết liệt với ảnh hưởng Phật giáo (xem lịch sử tư tưởng Ấn Độ), chúng ta có thể hình dung ra các động cơ thúc đẩy Pháp hoa ra đời. - Chẳng hạn, ngoại đạo lập luận để chống đối Phật giáo rằng:

* Con người không thể thành Phật.

* Đạo Phậtyếm thế, tiêu cực, bi quan

* Đạo Phật làm tiêu hủy mầm sống trong chủ trương diệt dục …

- Chẳng hạn, đương thời triết lý phát triển mạnh và đề cao tiếng Phạn (Sanskrit) … - Chẳng hạn, bấy giờ Phật giáo có mặt nhiều hệ phái với nhiều chủ trương khác nhau, mâu thuẫn, tranh chấp v.v… Giữa bối cảnh đó, Pháp hoa có hai sứ mệnh nổi bật thể hiện qua 28 phẩm kinh: - Đoàn kết, thống nhất quan điểm giáo lý của các hệ phái Phật giáo để đi đến thống nhất sinh hoạt, dập tắt các tranh chấp, xung đột xảy ra giữa các hệ phái Phật giáo, đồng thời xiển dương Chánh Pháp.

4. Hiển nhiên trong điều kiện hiện tại rất khó cho chúng ta có các sử liệu giới thiệu rõ hơn về sự ra đời của Pháp hoa. Cả khi có nhiều sử liệu viết về Pháp hoa thì chúng ta cũng khó xác định được giá trị chính xác của các sử liệu đó, khi mà Pháp hoa được kiết tập như kinh Phật thuyết, mà không phải là một công trình tư tưởng, khảo cứu như các công trình khác ở đời. Vì vậy, trong tập tư tưởng này chúng tôi chỉ tập trung vào nội dung tư tưởng của chính bản kinh, mà không nỗ lực sâu vào việc tìm hiểu xuất xứ.

.....
(Trích từ  chương I Lịch Sử Thành Lập)


pdf_download_2
Tư Tưởng Kinh Đại Thừa




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2016(Xem: 19523)
22/08/2013(Xem: 16030)
12/02/2016(Xem: 9460)
19/05/2022(Xem: 5820)
17/08/2012(Xem: 43884)
15/05/2016(Xem: 24436)
18/01/2018(Xem: 25270)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.