Đường lên Phật | the path leading to Buddhahood (song ngữ)

19/06/20201:00 SA(Xem: 19812)
Đường lên Phật | the path leading to Buddhahood (song ngữ)
ĐƯỜNG LÊN PHẬT
THE PATH LEADING TO BUDDHAHOOD
THIỆN PHÚC

Duong Le Phat - The Path Leading to Buddhahood

Copyright © 2020 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

 

Lời Đầu Sách

 

Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Phật lịch sử đã sáng lập ra Phật giáo. Ngài tên là Cồ Đàm Sĩ Đạt Đa, đản sanh năm 581-501 trước Tây lịch, là con đầu lòng của vua Tịnh Phạn, trị vì một vương quốc nhỏ mà bây giờ là Nepal và kinh đô là Ca Tỳ La Vệ. Vào tuổi 29 Ngài lìa bỏ cung điện và vợ con, ra đi tìm đường giải thoát chúng sanh. Sau khi rời bỏ cung vua, Thái tử Sĩ Đạt Đa đi vào rừng khổ hạnh. Có rất nhiều đạo sĩ đang thực hành khổ hạnh tại đó. Thái tử đến xin chỉ giáo một một vị trưởng lão: “Làm sao mới được giác ngộ và giải thoát?” Vị trưởng lão đáp: “Chúng tôi siêng năng tu hành khổ hạnh, chỉ mong sau khi chết được lên Thiên giới hưởng lạc, chứ không biết cái gì gọi là giác ngộ hay giải thoát cả.” Vị trưởng lão tiếp theo: “Phương pháp hành xác của chúng tôi là đói thì ăn rễ cỏ, vỏ cây, hoa quả. Có lúc chúng tôi dội nước lạnh lên đầu suốt ngày. Có lúc thì chúng tôi ngủ cạnh lửa nóng cho cơ thể bị nóng đỏ. Có lúc thì chúng tôi treo ngược trên những cành cây. Chúng tôi thực hành khổ hạnh bằng nhiều cách khác nhau và mục đích là để thờ mặt trời, mặt trăng, các vì sao, hay nước chảy và lửa hồng. Sau khi nghe những lời giải thích của vị trưởng lão, vị Thái tử vốn thông minh biết ngay là những người này chả biết gì đến vấn đề sanh tử, họ đã không thể tự cứu mình nói chi đến cứu độ những chúng sanh khác. Sau đó Thái Tử Tất Đạt Đa đến gặp ngài A La La, rồi ngài Uất Đầu Lam Phất. Trong thời gian ngắn, Thái Tử đều thông hiểu hết tất cả những điều mà các đạo sư nầy đã chỉ dạy. Nhưng Ngài vẫn chưa thỏa mãn, và tự nhủ: “Các vị Thầy của Ta mặc dầu là những đaọ sư thánh thiện, nhưng những lời chỉ giáo của họ vẫn chưa giúp con người chấm dứt khổ đau. Nên Ta phải tự mình cố gắng tìm ra chân lý.” Thế là Thái tử quyết định rời bỏ khổ hạnh lâm để hướng về vùng tu của các ẩn sĩ. Ngài lên núi Gaya để tự mình khổ tu và tham thiền nhập định. Sự khổ hạnh của Thái tử rất đơn giản, mỗi ngày Ngài chỉ ăn một chút lúa mì và lúa mạch trong khi chuyên tâm tu trì nên cơ thể của Ngài ngày càng yếu dần. Thân thể của ngài mất đi vẻ đẹp trong sáng, bao phủ đầy bụi đất dơ dáy. Nhìn ngài chẳng khác gì một bộ xương đang sống. Nhưng ngài vẫn kiên trì không chịu từ bỏ sự khổ hạnh. Sau sáu năm tu hành khổ hạnh trong rừng, nhưng Ngài vẫn không đạt được tận cùng ý nguyện. Ngài thấy khổ hạnh hành xác là một sự sai lầm trong việc tự hủy hoại thân thể của chính mình. Cuối cùng Thái tử nghĩ rằng việc lớn giác ngộgiải thoát không thể bằng tu hành khổ hạnh mà được. Để tìm ra chân lý, con đường lên Phật. Con đường ngài phải theo là đường trung đạo, nằm giữa cuộc sống quá dục lạc và quá khổ hạnh. Vào một buổi sáng lúc Ngài 35 tuổi, Ngài đã thực chứng giác ngộ trong khi đang thiền định dưới cội Bồ đề. Từ đó về sau, Ngài đã đi khắp các miền Ấn Độ giảng pháp giúp người giải thoát.

Đến khi sắp nhập Niết Bàn vào năm 80 tuổi, dưới hàng cây Ta La Song Thọ tại thành Câu Thi Na, Đức Phật đã căn dặn thêm đệ tử của Ngài những lời di giáo cuối cùng như sau: “Nầy chúng đệ tử, giáo phápNhư Lai đã để lại cho các ông, không nên quên lãng, mà phải luôn xem như bảo vật, phải luôn suy nghiệm và thực hành. Nếu các ông y theo những giáo pháp ấy mà tu hành, thì các ông sẽ luôn hạnh phúc. Chúng đệ tử, giáo phápNhư Lai đã truyền lại cho các ông là con đường do tự thân Như Lai chứng ngộ, các ông nên kiên thủ y nương theo giáo pháp ấy mà tu hành chứng ngộ. Chúng đệ tử, nếu các ông bỏ bê không y nương theo giáo pháp Như Laitu hành, không nương theo con đường Như Lai đã tìm rabước lên, có nghĩa là các ông chưa bao giờ gặp Như Lai. Cũng có nghĩa là các ông xa Như Lai vạn dậm, cho dù các ông có đang ở cạnh Như Lai. Ngược lại, nếu các ông tuân thủthực hành giáo pháp ấy, dù ở xa Như Lai vạn dậm, các ông cũng đang được cạnh kề Như Lai.”

Nawaharlal Nehru, nhà lãnh đạo quốc gia vĩ đại của Ấn Độ, người tranh đấu cho nền độc lập và cải tổ xã hội Ấn Độ, vị Thủ Tướng đầu tiên của Ấn Độ vào năm 1948, đã nói về con đườngđức Phật đã vạch ra cho chúng ta như sau: “Đức Phật  dạy cái cần thiết cho hạnh phúc của con người không phải là tôn giáo hay một mớ lý thuyết mà là sự thấu hiểu bản chất vũ trụ của vạn vật và cái tác động đầy đủ của nó theo luật nhân quả. Cho đến khi sự kiện đó được thấu triệt hoàn toàn, sự hiểu biết về cuộc sống của con người và sự hiện hữu vẫn còn không trọn vẹnsai lầm. Con đườngĐức Phật chỉ cho chúng ta, theo tôi tin, là con đường duy nhất nhân loại phải đi theo để tránh khỏi thảm họa.”

Phải thực tình mà nói, không riêng gì Phật tử, mà cả thế giới mang ơn đức Phật nơi việc Ngài là người đầu tiên chỉ ra con đường giải thoát cho con người, thoát khỏi những thằng thúc trói buộc của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... Với Ngài, tôn giáo không phải là sự trả giá, mà là con Đường Sống Cao Thượng để đạt đến giác ngộgiải thoát, mà trong tập sách nhỏ này chúng ta gọi nó là “Đường Lên Phật”. Khi đức Phật nói đời là biển khổ, không phải Ngài muốn vẽ ra một bức tranh đời bi quan yếm thế; tuy nhiên, Ngài muốn giải thích rõ ràng những nguyên nhân gây ra khổ đau phiền não, rồi Ngài lại chỉ cho chúng ta thấy con đường diệt khổ, mà trong tập sách nhỏ này chúng ta gọi nó là “Đường Lên Phật”. Bên cạnh đó, từng lời dạy của Ngài, từ Pháp, Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, Nhân Quả, Nghiệp Báo, Luân Hồi, Ngã và Vô Ngã, vân vân, tất cả những thứ này đều giúp đưa chúng ta vào con đường mà tập sách này gọi là “Đường Lên Phật”. Nếu Phật tử chúng ta có thể bước vào và tiến bước trên con “Đường Lên Phật”, dầu chưa nói đến việc thành Phật, ít nhất ngay trong khoảnh khắc hiện tại, chúng ta có thể giảm thiểu được những tư tưởngviệc làm tội lỗi, ích kỷ, oán ghét, nóng giận, ganh tỵ, thù hận và ác ý... Hơn thế nữa, đi trên con đường này, chúng ta có thể giảm thiểu hiệu quả của nghiệp xấu mà mình đã phạm phải trong nhiều đời quá khứ, vì đây là con đườngđức Phật đã đi để vượt qua những nghiệp xấu của chính Ngài. 

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Đường Lên Phật” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về Phật Giáo, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra con đườngĐức Phật, một bậc Đại Giác trong lịch sử của nhân loại,  đã một lần đi và đã thành Phật. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng bước vào Đường Lên Phật không hẳn là phải xuất gia vào chùa làm Tăng hay Ni, mà nó có nghĩa là bước vào việc thực tập những bài tập được liên kết để thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình hơn. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác (tự giáctự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác), giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn. Vì đạo Phậtcon đường tìm trở về với chính mình (hướng nội) nên giáo dục trong nhà Phật cũng là nên giáo dục hướng nội chứ không phải là hướng ngoại cầu hình cầu tướng. Như trên đã nói, nguyên nhân căn bản gây ra khổ đau phiền não là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... và mục đích tối hậu của đạo Phật là nhằm giúp chúng sanh, nhất là những chúng sanh con người loại trừ những thứ ấy để nếu chưa thành Phật thì ít nhất chúng ta cũng trở thành một chân Phật tử có một cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Như vậy, bước chân trên con đường lên Phật giúp cho chúng ta trải nghiệm sự thanh thảnsáng suốt, sự chấp nhậnlòng biết ơn, sự yêu thương và gắn kết trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nó cũng sẽ giúp chúng ta phát triển những thói quen mới trong việc biết dừng lại đúng lúc đúng thời, thói quen biết ngừng lại, không tiếp tục làm những hành động bất thiện nữa. Chúng ta hãy thử bước trên con đường lên Phật rồi chúng ta sẽ thấy rằng trải nghiệm sự yên bình không có nghĩa là chúng ta phải đi vào một nơi không có tiếng ồn ào, không có sự rắc rối hay không có những công việc nặng nhọc. Kỳ thật, sự yên bình thật sự hiện diện giữa những thứ vừa kể trên mà chúng ta vẫn có sự yên tĩnh nơi nội tâm mình. Đối với người Phật tử thuần thành, một khi đã quyết định bước vào “Đường Lên Phật” phải kiên trì không thối chuyển; từng bước một, phải cố gắng hết sức mình để tạo ra một cấu kết vững chắc của sự bình an, tỉnh thứchạnh phúc mỗi ngày. Lâu dần, sự việc này sẽ giúp mình có những thói quen khiến cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Mà thật vậy, một khi chúng ta đã có được những thói quen này, chúng sẽ trở thành những thói quen tự nhiên. Một khi chúng đã được đưa vào đời sống, thì chúng ta sẽ luôn sống với chúng. Đức Như Lai đã giải thích rõ về con đường mà Ngài đã tìm ra và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Cuộc hành trình “Từ người lên Phật” đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Đường Lên Phật” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhỏ nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

 

                                                                                                    Thiện Phúc

 

  

Preface

 

Historical founder of Buddhism, Gautama Siddhartha, the Buddha Sakyamuni, who was born in 581-501 BC as the first son of King Suddhdana, whose small kingdom  with the capital city of Kapilavastu was located in what is now Nepal. At the age of twenty nine, he left his father’s palace and his wife and child in search of the meaning of existence and way to liberate. After Prince Siddhartha left the royal palace, he wandered in the forest of ascetics. There were many practicing ascetics. The Prince consulted one of the elders: “How can I attain true enlightenment and emanicipation?” The elder replied: “We practice asceticism diligently, hoping that upon our death we could be reborn in the heavens to enjoy happiness. We don’t know anything about enlightenment and emancipation.” The elder added: “The way we take to the asceticism is that when we are hungry, we eat grassroots, bark, flowers, and fruits. Sometimes we pour cold water on our heads all day long. Sometimes we sleep by a fire, allowing the body to be baked and tanned. Sometimes we hang ourselves upside down on tree branches. We practice in different ways, the purpose of which is to worship the sun, moon, stars, the running water and the blazing fire.” After listening to the explanations of this elder, the wise Prince knew that they had practically no knowledge of the problems of life and death and they could not even redeem themselves, not to mention saving other sentient beings. The ascetics were merely inflicting sufferings upon themselves. Then Prince Siddhartha came to study with Masters Arada and Udraka. In a short time he mastered everything they had to teach him. But still he was not satisfied. “My teachers are holy people, but what they taught me does not bring an end to all suffering. I must continue to search for the Truth on my own.” So the Prince decided to relinquish this kind of ascetic life, left the forest and headed towards other places where the hermits were. He came to Gaya Hill to practice asceticism and meditation. The life which the Prince led was very simple. He just ate a little wheat and barley everyday while devoting all his energy to his practice. So his body became thinner by the day. His body lost its radiance and became covered with dust and dirt. Eventually he looked like a living skeleton. But he still refused to give up his practices. After six years of ascetic practice, the Prince could not reach his goal. He realized that it was a mistake to punish his body like that. Finally he realized that the major issue of enlightenment and emancipation could never be achieved through ascetic practicing alone. The Prince eventually found the Path of Truth, the Path leading to Buddhahood. In this path, he must follow a middle path, between too much pleasure and too much pain. One morning at the age of thirty five, he realized enlightenment while practicing meditation, seated beneath the Bodhi tree. Thereafter, he spent the rest 45 years to move slowly across India until his death , expounding his teachings to help others to realize the same enlightenment that he had.

When the Buddha was going to enter the Paranirvana at the age of 80, beneath the Sala Trees at Kusinagara, he taught his last words to his disciples as follows: “My disciples, the teachings that I have given you are never be forgotten or abandoned. They are always to be treasured, they are to be thought about, they are to be practiced. If you follow these teachings, you will always be happy. My disciples, the teachings which I have given you is the Path that I gained by following the path myself. You should follow these teachings and conform to their spirit on every occasion. My disciples, if you neglect and not to cultivate them, or neglect to step on the path that I found, it means that you have never really met me. It means that you are far from me, even if you are actually with me. But if you accept and practice my teachings, then you are very near to me, even though you are far away.” The Buddha already explained clearly about the path that he found out and on which he advanced toward his Buddhahood. 

Nawaharlal Nehru (1889-1964), a great Indian Nationalist Leader, who worked for Independence and Social Reform in India, first Prime Minister of India in 1948, said about the Path that the Buddha showed us as follows: “The Buddha taught that what man needs for his happiness is not a religion or a mass of theories, but an understanding of the cosmic nature of the universe and its complete operation according to the law of cause and effect. Until this fact is fully understood, man's understanding of life and existence will remain imperfect and faulty. The path that the Buddha showed us is, I believe, the only path humanity must tread if it is to escape disaster.”

Truly speaking, not only Buddhists but the who world also are indebted to the Buddha for it is He who first showed the Way to free human beings from the coils of lush, anger, stupidity, arrogance, doubtness, wrong views, killing, stealing, sexual misconduct, and lying... To Him, religion was not a bargain, but a Noble Way of life to gain enlightenment and liberation, which in this little book we call it “The Path Leading to Buddhahood”. When the Buddha said that life is an ocean of sufferings; he did not mean to draw a pessimistic picture of life; however, He wanted to explain clearly causes of sufferings and afflictions, then He showed us the Path of Elimination of Sufferings, which in this little book we call it “The Path Leading To Buddhahood”. Besides, each and every teachings of His, from Dharma, Four Noble Truths, Eight Noble Paths, Causes and Effects, Karmas and Retributions, Rebirth, and Egolessness, and so on, all of the above helps lead us enter the path which this little book calls  “The Path Leading To Buddhahood”. If we, Buddhists, can enter and advance on “The Path Leading To Buddhahood”, not talking about becoming a Buddha, at the very moment, at least, we can reduce evil thoughts, selfishness, hatred, anger, jealousy, grudges, and ill-will. Furthermore, when advancing on this Path, we can reduce the bas effect of the bad karma that we committed in many aeons in the past, for this the Path that the Buddha advanced for overcoming the bad effects.

This little book titled “The Path Leading to Buddhahood” is not a profound study of Buddhism, but a book that simply points out the path that the Buddha, the Great Enlightened in human history, once trode on and did become a Buddha. Devout Buddhists should always remember that treading on the paths leading to the Buddha does not mean to renounce the world and to enter into a temple as a monk or nun, but it means to enter into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful. Devout Buddhists should always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve self-enlightening (examine with one’s own intelligence, and not depending upon another), enlightening or awakening of others, then achieve the final accomplishment, that is to become a Buddha. Because Buddhist religion is the path of returning to self (looking inward), the goal of its education must be inward and not outward for appearances and matters. As mentioned above, the main causes of sufferings and afflictions are greed, anger, hatred, ignorance, pride, doubt, wrong views, killing, stealing, sexual misconduct, lying, and so on... and the ultimate goal of Buddhism is to help sentient beings, especially, human beings to eliminate these troubles so that if we are not able to become a Buddha, at least we can become a real Buddhist who has a peaceful, mindful and happy life. So, treading on the paths leading to the Buddha helps us to experience calmness and clarity, acceptance and gratitude, love and connection in our daily life. It will also help us to develop new habits of appropriate pausing, habits of knowing how to stop from continuing doing unwholesome activities. Let's try to tread on the paths leading to the Buddha, then we will see that to experiece peace does not mean that we have to be in a place where there is no noise, no trouble, or no hard work. As a matter of fact, peace is really to be in the midst of those things and still be calm in our heart. For devout Buddhists, once you make up your mind to step enter into “The Path Leading to Buddhahood”, should persevere and never have the intention of retreat; step by step, you should try your best to set a strong foundation on calmness, mindfulness and happiness. Over the times, this will help us form habits which make our life better and better. In fact, once we have these habits, they will become our natural habits. Once they become integrated in our lifestyle, we will always live with them. The journey “Form being a common person to becoming a Buddha” demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “The Path Leading To Buddhahood” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

Mục Lục

Table of Content

 

Mục Lục—Table of Content  

Lời Đầu Sách—Preface

Chương Một—Chapter One: Đức Phật: Bậc Đạo Sư Vô Song Của Người Và Trời—The Buddha: An Unequaled Teacher of Humans and Heavenly Beings   

Chương Hai—Chapter Two: Đạo Phật: Con Đường Lên Phật—Buddhism: The Path Leading to the Buddhahood   

Chương Ba—Chapter Three: Chúng Sanh Con Người—Human Beings  

Chương Bốn—Chapter Four: Lục Phàm Tứ Thánh—Six Realms of the Samsara and Four Realms of the Saints 

Chương Năm—Chapter Five: Đại Lộ Lên Phật: Quy-Y Tam Bảo—Great Avenue to the Buddhahood: Taking Refuge on the Three Gems  

Chương Sáu—Chapter Six: Người Phật Tử Tại Gia—Lay People
Chương Bảy—Chapter Seven: Muốn Lên Phật Phải Tu Tập Phật Pháp—Wanting to Advance to the Buddhahood One Must Cultivate Buddha’s Teachings


Chương Tám—Chapter Eight: Muốn Lên Phật Phải Thông Hiểu Về Những Pháp Ấn Cốt Lõi Trong Phật Giáo—Wanting to Advance to the Buddhahood One Must Understand Thoroughly About the Core Dharma Seals in Buddhism   

Chương Chín—Chapter Nine: Muốn Lên Phật Phải Nương Vào Chiếc Bè Tứ Diệu Đế—Wanting to Advance to the Buddhahood One Must Rely on the Raft of the Four Noble Truths  

Chương Mười—Chapter Ten: Chúng Ta Từ Bỏ Cái Gì?—What Do We Renounce?  

Chương Mười Một—Chapter Eleven: Chúng Ta Nên Biết Tịnh Độ Hay Không Tịnh Độ Đều Do Chính Tâm Mình—We Should Know That Pure Land or Impure Land Is In Your Own Mind  

Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Lên Phật Qua Tu Tập Tám Con Đường Thánh—Advancing to the Buddhahood Through Cultivating the Noble Eightfold Path 

Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Lên Phật Qua Tu Tập Tứ Niệm Xứ—Advancing to the Buddhahood Through Cultivating Four Kinds of Mindfulness  

Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Lên Phật Qua Tu Tập Lục Độ Ba La Mật—Advancing to the Buddhahood Through Cultivating Six Paramitas   

Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Lên Phật Qua Tu Tập Mười Nghiệp Thiện—Advancing to the Buddhahood Through Cultivating Ten Good Actions  

Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Trung Đạo Là Đường Lên Phật—The Middle Path Is the Path Leading to the Buddhahood  
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Hành Giả Phật Tử Và Nghiệp—Buddhist Practitioners and Karmas 


Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Thu Thúc Lục Căn Trong Cuộc Sống Hằng Ngày—Sense Restraint in Daily Activities 

Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Giữ Tâm Bình Tĩnh và Không Dao Động Trong Mọi Hoàn Cảnh—To Maintain a Cool and Un-Agitated Mind Under All Circumstances 

Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Quân Bình Tham Dục—To Balance Lust  

Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Quân BìnhChế Ngự Sân Hận—To Balance and to Subdue Anger 

Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Triệt Tiêu Ngã Chấp—Elimination of the Attachment to the ‘Self’  

Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Từ Bỏ Điên Đảo—Getting Rid of Inversions 

Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Hành Giả Tu Phật Tu Tập Thiền Để Thấy Được Mặt Mũi của Thực Tại—Buddhist Practitioners Practice Meditation To See the True Face of Reality 

Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Hành Giả Tu Phật Tu Tập Để Có Được Hạnh Phúc Tự Làm Chủ Lấy Mình—Buddhist Practitioners Practice to Attain the Happiness of Mastering of Ourself

 Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Hành Giả Tu Phật Tu Tập Để Đạt Tới Không Bị Dính Mắc—Buddhist Practitioners Practice to Reach Non-Attachment  

Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Hành Giả Tu Phật Tu Tập Để  Không Phóng Dật-Buông Lung—Buddhist Practitioners Practice to Be Not Being Heedless and Giving Free Rein to One’s Emotion 

Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Y Nương Nơi Phật Pháp—Reliance on the Buddha's Dharma  

Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Hành Giả Tu Phật Cố Gắng Không Mê Muội Để Phải Đọa Lạc Vào Nhân Quả—Buddhist Practitioners Try Not Being Ignorant  to Falling Subject to Cause and Effect 

Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Hành Giả Tu Phật Tu Tập Để Điều Phục Vọng Tâm—Buddhist Practitioners Practice to Tame the Deluded Mind

Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Phải Biết Cách Tu Tập Trong Phiền Não—Knowing How to Cultivate in the Afflictions  

Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Biết Tu Tập Trong Nhẫn Nhục—Knowing How to Cultivate in Endurance  

Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Hành Giả Tu Phật Tu Tập Để Biết Cách Trở Về Sự Tĩnh Lặng—Buddhist Practitioners Practice to Know How to Retreat in Silence  

Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Biết Loại Trừ Tập Khí—Knowing How to Eliminate Remnants of Habits  

Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Biết Thiểu Dục Tri Túc—Knowing to Be Content with Few Desires and Be Satisfied With What We Have 

Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Biết Cách Đối Trị Tham Sân Si—To Know How to Subdue Lust, Anger and Ignorance  

Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Biết Cách Điều Phục Thân-Khẩu-Ý—To Know How to Control the Body-Mouth-Mind   

Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Phải Luôn Thấy Đươc Bản Chất Vô ThườngVô Ngã Của Vạn Hữu—Should Always Be Able to Know the Impermacence and No-Self of All Things 

Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Lên Phật Qua Tu Tập Tứ Vô Lượng Tâm—Advancing to the Buddhahood Through the Cultivation of Four Immeasurable Minds    

Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Luôn Đi Trên Đạo Lộ Diệt Khổ—Always Tread on the The Path of the Removal of Sufferings  

Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Chúng Ta Phải Biết Chúng Ta Nên Từ Bỏ Cái Gì—We Must Know What We Should Renounce  

Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Hành Giả Tu Phật Phải Tu Tập Với Trí Tuệ—Buddhist Practitioners Must Cultivate With Wisdom   

Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Năm Chướng Ngại Trong Tu Tập Phật Giáo—Five Hindrances in Buddhist Cultivation 

Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Luôn Biết Lắng Nghe Vạn Vật Thuyết Pháp—Always Know How to Listen to the Preaching of Dharma of All Things  

Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Luôn Học Hỏi Giáo Pháp Nhà Phật—Always Study the Buddha's Teachings  

Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Luôn Cố Gắng Làm Một Phật Tử Thuần Thành—Always Try to Be A Devout Buddhist   

Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Tu Hành Lên Phật—Cultivation Leading to the Buddhahood   

Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Sự Tu Tập Của Hành Giả Tại Gia—The Cultivation of Lay Practitioners   

Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Đời Sống Người Phật Tử—Buddhist Life 
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Những Khảo Đảo Trong Tu Tập—Testing Conditions in Cultivation


Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Luôn Biết Tiết Độ Và Tự Chế Trong Cuộc Sống Hằng Ngày—Always Know How to Be Moderate and Self-Restraint In Daily Life

Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Tu Là Chuyển Nghiệp—Cultivation Means Changing the Karma

Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Ngay Trong Kiếp Nầy—In This Very Life  

Chương Năm Mươi Bốn—Chapter Fifty-Four: Những Lời Di Giáo Cuối Cùng của Đức Phật—Last Teachings of the Buddha  

Phụ Lục—Appendices  

Phụ Lục A—Appendix A: Tĩnh Lự—Stilling the Thoughts  

Phụ Lục B—Appendix B: Tứ Niệm Xứ—Four Kinds of Mindfulness

Phụ Lục C—Appendix C: Quán Chiếu Vạn Hữu—Contemplation on Everything              

Phụ Lục D—Appendix D: Công Đức—Công Đức   

Phụ Lục E—Appendix E: Ngoại Cảnh—External States or Objects  

Phụ Lục F—Appendix F: Nội Cảnh—Internal Realms   

Phụ Lục G—Appendix G: Vô Ngã—Selflessness 

Phụ Lục H—Appendix H: Vô Minh—Ignorance  

Phụ Lục I—Appendix I: Thiện Hữu Tri Thức—Good-Knowing Advisors 

Phụ Lục J—Appendix J: Ác Tri Thức—Evil Friends  

Phụ Lục K—Appendix K: Sự Giác Ngộ Của Đức Phật—Buddha's Enlightenment

Phụ Lục L—Appendix L: Dòng Suối Giải Thoát—The Stream of Liberation 
Tài Liệu Tham Khảo—References  

 



pdf_download_2
Đường Lên Phật – Thiện Phúc





.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2016(Xem: 19775)
22/08/2013(Xem: 16143)
12/02/2016(Xem: 9592)
19/05/2022(Xem: 6015)
17/08/2012(Xem: 44006)
15/05/2016(Xem: 24615)
18/01/2018(Xem: 25596)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.