Tinh Hoa của mọi Diệu Thuyết - Ngày đầu tiên (Bản văn và video)

11/10/20201:00 SA(Xem: 9679)
Tinh Hoa của mọi Diệu Thuyết - Ngày đầu tiên (Bản văn và video)

TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT 
NGÀY ĐẦU TIÊN (xem video bên dưới)
Đức Đạt Lai Lạt Ma
 

Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Sáng nay, khi Ngài nhìn thấy trên màn hình trước mặt mình - những khuôn mặt của chư Phật tử ở Đài Bắc vân tập lại để nghe Ngài giảng, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mỉm cườivẫy tay chào. Ngài cười khi nhận ra những người bạn cũ trong số những Vị xuất giacư sĩ của khán giả.

blankThánh Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫy tay chào khán giả trực tuyến đang vân tậpĐài Loan vào ngày đầu tiên của ba ngày thuyết pháp - từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 2 tháng 10, 2020. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel


Ngài nói “Hôm nay, chư Pháp Hữu ở Đài Loan đã yêu cầu giải thích về “Tinh hoa của mọi Diệu Thuyết”. Tôi sẽ giảng dạy ngắn gọn.

“Thông điệp chính của tất cả các truyền thống tôn giáo là - điều quan trọng là phải trưởng dưỡng tình yêu thương, lòng từ bi và một trái tim ấm áp, nhân hậu. Việc thực hành bất bạo độnglòng từ bi đã thịnh hànhẤn Độ ngay cả trước thời Đức Phật tại thế. Khi Ngài xuất hiện vào hơn 2500 năm về trước, Ngài đã tiếp thu những sự thực hành này và tạo thành nền tảng cho sự giảng dạy của mình. Những người theo truyền thống hữu thần thì cho rằng những gì xảy ra với chúng ta là theo ý muốn của thượng đế, trong khi những tín đồ của các truyền thống phi hữu thần như Số luận Phái, Kỳ Na giáoPhật tử thì tuân theo luật nhân quả.

“Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã suy nghĩ:

Giáo Pháp tựa Cam lồ - ta đã khám phá ra
Thâm thúy, an lành, vô tự tính, sáng rỡ chẳng tạp pha -
Nếu ta truyền dạy, người đời không hiểu được,
Nên tại rừng này ta im lặng - chẳng nói ra.

Ở đây, những từ “thâm thuý và an bình” đề cập đến giáo lý của lần Chuyển Pháp Luân đầu tiên của Đức Phật“Vô tự tính” ngụ ý đến tánh Không được trình bày trong Giáo lý Bát Nhã Ba La Mật mà Ngài đã giảng dạy trong lần Chuyển Pháp Luân thứ hai; “sáng rỡ, chẳng tạp pha” đề cập đến Phật tánh, tâm quang minh được giải thích trong lần Chuyển Pháp Luân thứ ba.

Dự đoán rằng không ai có thể hiểu được lời giải thích của Ngài về “vô ngã”, cho nên Đức Phật đã duy trì sự im lặng trong 49 ngày. Khi Ngài gặp năm người bạn đồng hành cũ của mình ở Sarnath, họ mới yêu cầu Ngài chia sẻ với họ về những gì mà Ngài đã liễu tri. Ngài đã dạy cho họ về bốn chân lý cao cả (Tứ Diệu Đế). Ngài nói với họ rằng, để vượt qua được sự đau khổ, cần phải đoạn trừ các nguyên nhânđiều kiện của nó. Nguyên nhân đầu tiên được liệt kê trong Thập Nhị Nhân Duyên chính là “vô minh”.

blankThánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng cho thính giả trực tuyến vào ngày đầu tiên của đợt thuyết Pháp do Phật tử Đài Loan thỉnh cầu từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 2 tháng 10, 2020. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel


Các bậc thầy của Nalanda đã xem xét nghiên cứu những điều Đức Phật đã dạy. Ngài Long Thọ đã viết trong cuốn ‘Trí tuệ căn bản Trung quán Luận’:

Nhờ diệt trừ nghiệp chướng não phiền - ta đạt được giải thoát an nhiên.
Phiền não Nghiệp duyên khởi sinh từ tư duy khái niệm.
Những tư duy này xuất phát từ sự tạo tác của vọng tâm;
Sự tạo tác này sẽ được đoạn trừ thông qua (trí tuệ) tánh không.

Chúng ta bị trôi lăn trong vòng quay của sinh tử luân hồi do vì ác nghiệp, vì hành động tiêu cực; và ta chỉ có thể đạt được giải thoát bằng cách đoạn trừ ác nghiệp và phiền não. Đệ tử chính của Ngài Long ThọThánh Thiên đã xác nhận điều này khi Ngài viết trong tác phẩm ‘400 bài Kệ’ của mình:

Khi xúc giác khắp lan tràn cơ thể
Thì xáo trộn hiện diện, khiến não phiền
Khéo chế ngự sự vô minh này, bạn sẽ
Khắc phục não phiền, định tĩnh bình yên.

Ngài Long Thọ đã viết rằng, khi bạn hiểu được duyên khởi, thì vô minh sẽ không khởi lên nữa. “Vô minh” ngụ ý đến quan niệm sai lầm rằng mọi thứ có một sự tồn tại thực sự và độc lập. Quan niệm sai lầm này sẽ không thể loại bỏ được bằng lời cầu nguyện. Giải pháp duy nhất để loại bỏ sự sai lầm ấy  - chính là phát triển sự hiểu biết về lý Duyên Khởi.

Ngài Long Thọ xác nhận rằng, sự chấm dứt thực sự của khổ đau (Diệt Đế) là khả thi; và điều đó sẽ đạt được bằng cách thực hành theo con đường chân chính (Đạo Đế). Con đường đó bao gồm việc rèn luyện hành vi đạo đức (Giới) và sự tập trung (Định), cả hai phương pháp này đều phổ biến đối với các truyền thống phi Phật giáo. Trí tuệ là sự rèn luyện thứ ba; nhưng trí tuệ có nhiều loại, trí tuệ của năm ngành học thuật, v.v. Điều mà chúng ta cần là tuệ giác để nhận thức được rằng những tâm phiền não khác nhau của chúng ta có phải là trạng thái tích cực hợp lệ của tâm hay không. Điều cuối cùng, cốt yếu là chúng ta phải áp dụng những lời dạy ấy để đưa vào tiến trình thực hành.

Đức Phật khuyên các đệ tử của Ngài hãy hoài nghi:

Hỡi chư Tăng và các hàng Học Giả!
Cũng như vàng được thử bằng cách cắt chặt, cọ xát và đốt nung,
Lời của ta cũng như thế mà kiểm tra, nghiệm dụng;
Rồi mới chấp nhận, chứ đừng chỉ vì lòng ái mộ tôn sùng!

Ngài hỏi, “Quý vị kiểm tra lời dạy như thế nào?” - trả lời rằng ta nên kiểm tra nó bằng cách so sánh với những gì mà mình biết là rõ ràng hiển nhiên, với những gì có thể được chứng minh bằng lý trí.

Trong thời kỳ hiện đại, các nhà khoa học không quan tâm nhiều đến các vấn đề niềm tin, mà họ chỉ chú ý đến những gì được trình bày dưới dạng lý luận và logic. Ngài nói Ngài đã phát hiện ra rằng các nhà khoa học hiện đại đã chuẩn bị khá sẵn sàng để chấp nhận sự giải thích của Phật giáo về hoạt động của tâm thứccảm xúc bởi vì chúng dựa trên logic và lý trí - vốn là đặc trưng của Truyền thống Nalanda. Ngài quan sát thấy rằng các Phật tử Trung Quốc cũng tôn kính Truyền thống Nalanda và Ngài Huyền Trang - một học giả Trung Quốc - cũng đã ghi lại rằng ông đã từng học tại Đại học Nalanda.

Ngài đã đề cập đến việc viếng thăm một hang động ở miền Trung Ấn Độ, nơi được cho là Đức Long Thọ đã từng thiền định ở đó. Người Ấn độ địa phương cũng cho rằng Ngài Huyền Trang cũng đã từng đến thăm hang động này. Ngài nói về một con ốc pháp mà Ngài đã tìm thấy ở gần đó và Ngài đã nhặt được vì nghĩ đó là một điềm lành. Ngài yêu cầu mang nó ra và Ngài đã đưa nó lên cao cho mọi người xem. Ngài lưu ý rằng những Pháp Hữu Trung Quốc của Ngài rất coi trọng Truyền thống Nalanda và Đức Long Thọ; và Ngài nhận xét rằng ‘Trí tuệ căn bản’ của Ngài Long Thọ đã được dịch sang tiếng Hoa trước khi nó được dịch sang tiếng Tây Tạng.

blankThánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cầm chiếc vỏ ốc pháp mà Ngài đã nhặt được từ vùng lân cận của một hang động ở miền Trung Ấn Độ - nơi được cho là Ngài Long Thọ đã từng thiền định ở đó - và sau đó đã được nhà hành hương Trung QuốcHuyền Trang cũng viếng thăm - trong ngày đầu tiên giảng pháp từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, India vào 2 tháng 10, 2020. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel


Ngài gợi nhớ lại Tây Tạng vào thế kỷ thứ bảy: “Đức Vua Songtsen Gampo đã củng cố mối quan hệ gia đình với triều đại nhà Đường khi ông kết hôn với một công chúa Trung Quốc. Công Chúa đã mang theo bức tượng Phật Jowo. Đó là bức tượng chính trong Lhasa Jokhang. Tôi đã phát nguyện xuất gia, thọ giới nguyện sa dithọ giới Cụ Túc trước tượng Phật Jowo mà công chúa đã mang theo từ Trung Quốc.

Mặc dù có mối liên kết với Trung Quốc, nhưng Songtsen Gampo dường như nhận thấy các ký tự Trung Quốc quá phức tạp; và thay vào đó; Đức Vua đã chọn việc tạo ra một hệ thống chữ viết Tây Tạng dựa trên bảng chữ cái Phạn ngữ Devanagari. Tương tự với tư tưởng đó, vào thế kỷ thứ tám, vua Trisong Detsen đã quyết định thỉnh Ngài Tịch Hộ - một trong những học giả hàng đầu của Đại học Nalanda - đến Tây Tạng.

Ngài Tịch Hộ đã khuyên rằng, vì người Tây Tạng đã có hình thức chữ viết riêng của mình; vì vậy họ nên dịch văn học Phật giáo Ấn Độ sang tiếng Tây Tạng để khỏi phải dựa vào tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nepal. Đây là lý do mà nhờ đó chúng ta có 100 tập Kangyur - bản dịch về những lời dạy của Đức Phật (Kinh Tạng), và hơn 200 tập luận giải tiếp theo sau đó.

Trong khi sự quan tâm đến tôn giáo đang giảm dần trên toàn thế giới, thì sự nhiệt tình trong số những người Phật tửTrung Quốc lại tăng lên. Đồng thời, như tôi đã đề cập trước đây - một số nhà khoa học cũng bị hấp dẫn bởi những điều mà Phật giáo nói về tâm thức; và cũng có những sự tương đồng giữa tư tưởng Phật giáo và thuyết lượng tử. Nhà vật lý người Ấn Độ - Raja Rahmana đã nói với tôi rằng - trong khi vật lý lượng tử được coi là vẫn còn khá mới mẻ, thì một số sự kiểm chứng của nó đã được Ngài Long thọ biết trước đó rồi, và ông ấy đã trích dẫn những câu thơ để hỗ trợ cho quan điểm của mình.

Mặc dù các nhà vật lý lượng tử không áp dụng sự hiểu biết của họ để giải quyết những cảm xúc tiêu cực của mình, nhưng một số học giả từ Đại học Lan Châu đã nói với tôi rằng sự hiểu biết ấy của họ đã nới bớt sự bám víu của họ vào sự tồn tại khách quan của các hiện tượng. Có lẽ một số người trong số quý vị là đệ tử của Tenzin Jamchen - có liên kết với Trung Quốc đại lục và có thể khám phá thêm về điều này.

Ngài đã đề cập rằng một Vị học giả mà Ngài quen biết đã nói với Ngài rằng, trong tình hình hoàn cảnh thay đổi, Ông ta muốn mời Ngài đến Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh với tư cách là một Giáo sư. Ông nói rằng ông muốn triệu tập một cuộc hội nghị của những người đoạt giải Nobel Hòa bình ở Trung Quốc. Ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với cách mà văn hóa truyền thống Trung Quốc đã được duy trìĐài Loan.

Ngài lưu ý rằng các bậc thầy của tất cả các truyền thống Phật giáo của Tây Tạng đã đặc biệt chú ý đến những tác phẩm của Ngài Long Thọ. Khi Jé Tsongkhapa có điều nghi ngờ về Quan điểm Trung đạo, Ngài đã dự tính sẽ đến Ấn Độ để giải quyết những mối nghi ấy với các học giả ở đó. Tuy nhiên, Đức Văn Thù đã khuyên can Ngài vì những lời đe dọa rằng một cuộc hành trình như thế sẽ ảnh hưởng đến đời sống của Ngài. Do đó, Ngài đã ở lại Tây Tạng và đọc kỹ tất cả các luận thuyết hiện có của Ấn Độ về Trung Quán. Sau khi trở nên uyên bác, Ngài đã nhập thất để áp dụng những gì mà Ngài đã hiểu được trong thiền định; và Ngài đã đạt được trí tuệ sâu sắc về Trung Quán.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt ma cho biết: “Tôi đã được thọ Luận giải về ‘Tinh hoa của mọi Diệu Thuyết’ từ Yongzin Ling Rinpoche, và Rinpoche đã nhận được nó từ Chone Geshe Lobsang Gyatso. Vào thời điểm đó, dường như không có việc trao truyền những bản văn như thế ở Trung Tâm Tây Tạng, trong khi Labrang Tashi Khyil, ở Amdo, là một kho tàng của sự trao truyền ”.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt ma cho biết: “Tôi đã được thọ Luận giải về ‘Tinh hoa của mọi Diệu Thuyết’ từ Yongzin Ling Rinpoche, và Rinpoche đã nhận được nó từ Chone Geshe Lobsang Gyatso. Vào thời điểm đó, dường như không có việc trao truyền những bản văn như thế ở Trung Tâm Tây Tạng, trong khi Labrang Tashi Khyil, ở Amdo, là một kho tàng của sự trao truyền ”.

blankThánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đọc ‘Tinh hoa của mọi Diệu Thuyết’ vào ngày đầu tiên của đợt thuyết Pháp trực tuyến của Ngài do các Phật tử Đài Loan thỉnh cầu từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 2 tháng 10, 2020. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel


Ngài bắt đầu đọc từ trong sách, chỉ ra tầm quan trọng của những dòng kính lễ khác nhau. Việc đề cập đến một số đạo sư Ấn Độ đã gợi cho Ngài nói về bài Xưng tán dành cho “Sáu bậc Trang hoàng và Hai đấng Tối thượng” đã bỏ qua không đề cập đến một số Vị Đạo sư quan trọng. Do đó, Ngài đã soạn ‘Lời Xưng tán mười bảy vị Đạo sư của Nalanda’. Ngài lưu ý đến hai nguồn mà dựa trên cơ sở đó các kinh sách được phân loại là có tính xác thực (liễu nghĩa) hoặc cần phải được giải thích (bất liễu nghĩa). Một là ‘Giải Thâm Mật Kinh’ và nguồn kia là ‘Kinh Vô Tận Huệ'.

Trong phần trả lời các câu hỏi của thính giả, Ngài đã nói rõ rằng, một người được định danh dựa trên cơ sở các uẩn. Trong lần chuyển Pháp Luân đầu tiên, Đức Phật đã đề cập đến “nhân vô ngã”, nhưng trong lần chuyển Pháp Luân thứ hai - trong giáo lý Bát Nhã Ba La Mật - Ngài cũng nói đến “uẩn vô ngã” và vì thế nên “pháp vô ngã”. Ngài xác nhận rằng, trong khi cơ thể bị vứt bỏ vào lúc chết, thì những dấu ấn chủng tử của cả hành động tích cực lẫn tiêu cực vẫn còn lưu lại trong dòng tâm thức; và chính ý thức vi tế này sẽ tiếp tục đi đến kiếp sau..

Ngài đề cập đến các mức độ vi tế khác nhau của ý thức, từ trạng thái tương đối thô lúc ta đang còn thức - nó sẽ trở nên vi tế hơn khi ta trong trạng thái nằm chiêm bao, chìm vào giấc ngủ sâu và vào thời điểm chết. Mật Điển mô tả về cách thức mà các mức độ thô hơn của tâm thức hòa tan vào các trạng thái vi tế hơn khi đi qua các giai đoạn trình hiện, tăng trưởng và cận đạt của tâm quang minh.

Ngài ám chỉ đến trạng thái ‘thukdam’ mà một số thiền giả có kinh nghiệm đã nhập vào trạng thái ấy vào lúc lâm chung. Họ đã ngừng thở và não bộ đã ngừng hoạt động. Họ đã chết lâm sàng, nhưng cơ thể của họ vẫn còn tươi tắn. Yongzin Ling Rinpoche đã ở trong trạng thái này 13 ngày; và gần đây có một Vị Geshe (Tiến Sĩ) ở Đài Loan đã duy trì trạng thái ấy trong 26 ngày. Khoa học hiện đại vẫn chưa có lời giải thích nào cho những việc đang diễn ra như thế. Khoa học Phật giáo khẳng định rằng cơ thể của thiền giả sẽ vẫn còn tươi tắn cho đến khi nào mà ý thức vi tế nhất của họ vẫn còn duy trì trong cơ thể.

blankQuang cảnh hội trường ở Đài Bắc được chiếu trên một trong những màn hình TV trước mặt Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong ngày thuyết giảng đầu tiên từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 2 tháng 10, 2020. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel


Ngài khuyên những người muốn biết liệu họ có đang thiền định về tính không một cách đúng đắn hay không, thì hãy tham khảo ba bài Kệ từ chương thứ sáu của cuốn “Nhập Trung Quán Luận” của Ngài Pháp Xứng.

Nếu các pháp thực sự phụ thuộc vào tự tướng
Bác bỏ tự tướng này khiến các pháp bị mất đi
Vậy Tánh Không làm các pháp triệt tiêu
Điều này thật vô lý - thế nên các pháp không tồn tại thật sự.

Vì vậy, nếu pháp ấy được phân tích rõ ràng,
Ngoài thật tánh của nó ra - chẳng có gì được tìm thấy,
vì vậy, sự thật của quy ước hàng ngày,
Không nên là đối tượng để đem ra phân tích.

Trong phân tích triệt để, không lý luận nào thừa nhận;
Sản phẩm ra đời từ thứ khác hay từ nơi chính nó;
lý luận không thể ủng hộ ngay cả là quy ước thông thường
Vậy điều gì xảy ra với thuyết tạo sinh của bạn?

Ngài khuyên rằng, sau khi quý vị xuất định từ trạng thái thiền định về tính không - rỗng rang, bao la như không gian - thì các pháp đang vận hành sẽ xuất hiện với quý vị, nhưng quý vị nên nhìn chúng như là những ảo ảnh và không có sự tồn tại khách quan. Ngài lưu ý rằng Jé Rinpoche đã tuyên bố rằng duyên khởi là sự trình hiện, chứ không phải là không tồn tại các pháp được phát sinh một cách phụ thuộc vào nhau.

Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tự nhiên của chúng ta, và cũng trưởng dưỡng tình yêu thươnglòng từ bi, cũng như phát triển sự hiểu biết về Tánh Không bên trong của chính mình. Việc thực hành như vậy sẽ đưa đến một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai để ta có thể giúp đỡ những chúng sinh khác. Ngài nhận xét rằng khi quý vị bị cơn giận hoặc sự tham ái lấn át thì không phải là lúc để thực hành phát triển Bồ đề tâm hay sự hiểu biết về tính không. Quý vị chỉ nên thực hành điều đó khi tâm trí của mình được thoải mái, điều này sẽ dần dầntác dụng làm giảm bớt những trường hợp bị khống chế bởi lòng tham dục hoặc những cơn sân giận.

Ngài tóm tắt lời giải thích về sự vô thường được tìm thấy trong ‘Các giai trình của Đạo lộ’. Để bắt đầu, chúng ta nên nghĩ rằng mọi thứ sẽ không bao giờ kết thúc, chúng ta tham gia vào tất cả các loại hoạt động không cần thiết. Dần dần chúng ta biết rằng, rồi mình cũng sẽ chết, nhưng cái chết sẽ xảy ra khi nào là điều ta không biết chắc chắn. Điều chắc chắn là vào lúc chết, chỉ có sự hiểu biết về giáo pháp mới là niềm an ủi của ta mà thôi.

Khi kết thúc buổi thuyết giảng, người điều hành đã hỏi rằng Ngài có điều gì khác để ban bố cho đại chúng.

Ngài trả lời, “Con người đã tạo ra quá nhiều rắc rối cho chính mình, bởi lẽ họ bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực. Không ai trong chúng ta - dù là bậc lãnh đạo hay người bình thường - muốn gặp phải vấn đề rắc rối; nhưng vì ta đã giải quyết chúng bằng sự tức giận, v.v. Ta không biết cách tạo ra niềm hạnh phúc từ bên trong nội tâm của chính mình. Ta không biết gì về nguyên nhân của sự hạnh phúc. Chúng ta cần giữ gìn quy tắc vệ sinh cảm xúc, cần phải xử lý những cảm xúc tiêu cực của mình ngay khi nó xuất hiện.

“Trí thông minh của con người đã cho phép chúng ta lên kế hoạch cho tương lai, để ta biết cách thể hiện tình cảm với gia đình và bạn bè, nhưng cũng để biết cách chống đối với người khác. Nó cho phép chúng ta thấy được cách chúng ta đánh giá mọi người và mọi thứ là hoàn toàn tích cực hay hoàn toàn tiêu cực. Nhưng những sự đánh giá này cũng thay đổi, điều đó đã phản ánh được sự vô thường”.

Ngài khuyến khích thính chúng, trước tiên nên suy ngẫm về vô ngã ở mức độ thô; và dần dần chuyển sang quán chiếu nó ở mức độ vi tế. Ngài mô tả việc thực hiện những tiến trình theo từng giai đoạn giống như chúng ta học trong nền giáo dục bình thường từ thấp đến cao. Ngài nhắc lại rằng, chúng ta làm điều này là để đối trị với những cảm xúc tiêu cực của mình - và chúng ta thực hiện điều đó vì - về cơ bản - chúng ta muốn được hạnh phúc.
(Bản gốc: dalailama.com)




.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2016(Xem: 19536)
22/08/2013(Xem: 16031)
12/02/2016(Xem: 9465)
19/05/2022(Xem: 5822)
17/08/2012(Xem: 43885)
15/05/2016(Xem: 24440)
18/01/2018(Xem: 25274)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.