Nghiệp Là Gì - Tiến Sĩ Alexander Berzin

04/11/20214:23 SA(Xem: 4005)
Nghiệp Là Gì - Tiến Sĩ Alexander Berzin
NGHIỆP LÀ GÌ 
Tiến Sĩ Alexander Berzin
Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ; Võ Thư Ngân hiệu đính


Alexander_Berzin_0Nghiệp đề cập đến những xung động tinh thần, dựa vào những hành động theo thói quen trước đây, khiến cho mình cư xử, nói năng và suy nghĩ theo một lề lối nào đó. Các tập khí tạo ra những đường dây thần kinh trong óc mà khi gặp đúng hoàn cảnh thì mình sẽ lập lại cách hành động theo thói quen bình thường. Nói đơn giản là mình sẽ cảm thấy muốn làm điều gì đó, rồi hành động một cách bốc đồng.

Nghiệp thường bị hiểu lầmsố mệnh hay tiền định. Khi có ai bị thương hay mất nhiều tiền thì người ta thường nói là: “Xui quá, đó là nghiệp của họ.”. Điều này tương tự như ý tưởng về ý Chúa, điều mà ta không thể thấu hiểu hay kiểm soát được. Nó hoàn toàn không phải là ý tưởng về nghiệp trong nhà Phật. Nghiệp nói về những xung động tinh thần khiến cho ta la hét với người nào, khi họ làm ta bực mình, hay là kiên nhẫn chờ cho tới khi mình dịu xuống, để giải quyết vấn đề. Nó còn nói về những xung động khiến ta bị trẹo mắc cá theo thói quen khi xuống lầu, hay đi xuống lầu một cách cẩn thận.

Hút thuốc là một thí dụ tốt về cách nghiệp vận hành, bởi vì bất kỳ lúc nào có một điếu thuốc thì nó sẽ đóng vai trò của một tiềm năng, khiến mình hút thêm điếu nữa. Càng hút thuốc nhiều thì khuynh hướng tiếp tục hút sẽ càng mạnh hơn, cho đến khi dù không cần suy nghĩ mà xung động của nghiệp sẽ khiến mình châm điếu thuốc một cách bốc đồng. Nghiệp giải thích cảm giác và xung động hút thuốc xuất phát từ đâu, nói nôm na là từ thói quen được tạo ra trước đó. Hút thuốc không chỉ tạo ra xung động để lập lại hành động đó, mà còn tác động đến các tiềm năng thể chất trong cơ thể, ví dụ như bị ung thư vì hút thuốc. Ở đây, cả hai điều, xung động và việc mắc bệnh ung thư là kết quả của những hành vi bốc đồng trước đó, và được xem là “nghiệp trổ”.

Thay Đổi Tập Khí

Nghiệp có lý, bởi vì nó giải thích những cảm xúc và xung động của mình xuất phát từ đâu, và tại sao đôi khi mình cảm thấy vui, và đôi khi thì buồn. Tất cả phát sinh như kết quả của những thói quen hành xử của mình. Vì vậy nên những gì mình làm và những gì xảy ra cho mình không phải là tiền định.

“Nghiệp” là một từ ngữ về lực năng động, cho thấy những sự kiện tương lai nằm trong tay ta. - Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn

Dù ta thường có cảm giác như mình là nô lệ của những tập khí của bản thân, tuy nhiên, hành vi theo thói quen dựa vào những đường dây thần kinh được thiết lập một cách tốt đẹp, và nhà Phật nói rằng ta có thể khắc phục chúng. Ta có khả năng thay đổi và tạo ra những đường dây thần kinh mới trong suốt đời.

Khi cảm giác muốn làm điều gì phát sinh thì có một khoảng trống trước khi xung động của nghiệp lực ấy thúc đẩy mình tạo ra hành động. Cũng như thế, khi cảm giác muốn nói điều gì làm tổn thương người khác sinh khởi thì mình có thể chọn lựa, “Mình có nên nói câu này hay không?”. Ta có thể thấy nhẹ nhõm nhất thời khi biểu lộ sự bực bội bằng cách la hét với ai đó, nhưng có thói quen la hét người khác là một tâm trạng bất an. Ai cũng biết dùng giải pháp đối thoại để hòa giải mâu thuẫn là một trạng thái vui vẻ hơn, bình an hơn nhiều. Khả năng phân biệt giữa hành động xây dựngphá hoại là điều khác biệt giữa con ngườithú vật, và đó là lợi điểm lớn của chúng ta.

Nói là vậy, nhưng việc tránh tạo ra hành vi tiêu cực không phải lúc nào cũng dễ dàng. Điều này sẽ dễ dàng hơn, nếu mình có đủ khoảng trống trong tâm trí để có chánh niệm về những cảm giác đang sinh khởi, đó là lý do pháp tu trong đạo Phật khuyến khích chúng ta phát triển tâm chánh niệm [Xem: Thiền Là Gì?]. Khi giảm nhịp độ hoạt động thì ta sẽ gia tăng ý thức về những điều mình đang suy nghĩ và sắp sửa nói ra, hay thực hiện. Ta sẽ khởi sự quan sát, “Tôi cảm thấy muốn nói điều gì làm tổn thương ai đó. Nếu mình nói thì sẽ tạo ra khó khăn, nên thôi không nói.”. Chúng ta có thể chọn lựa theo cách này. Khi không có chánh niệm thì ta thường có những ý tưởngcảm xúc nảy sinh ồ ạt mà mình sẽ hành động theo, dựa vào bất cứ điều gì phát sinh trong tâm trí, và không ngừng tạo ra rắc rối.

Tiên Đoán Tương Lai

Chúng ta có thể tiên đoán được những gì mình có thể trải nghiệm trong tương lai, dựa vào những hành nghiệp trong quá khứhiện tại. Về lâu dài thì hành vi tích cực sẽ đem đến kết quả hạnh phúc, còn hành vi tiêu cực thì đem lại kết quả bất như ý.

Một hành nghiệp trổ quả như thế nào còn tùy theo nhiều yếu tốtrợ duyên. Khi thảy một trái banh lên thì ta có thể tiên đoán là nó sẽ rớt xuống đất. Tuy nhiên, nếu mình chụp trái banh thì nó sẽ không rơi xuống đất. Giống như vậy, tuy có thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, dựa vào những hành vi trong quá khứ, nhưng điều này không hoàn toàn tuyệt đối, là định mệnh, hay được khắc trên đá. Những khuynh hướng, hành vihoàn cảnh khác cũng ảnh hưởng đến nghiệp trổ. Nếu bị béo phì mà cứ ăn nhiều thức ăn không lành mạnh thì ta có thể tiên đoán mình sẽ có nhiều xác suất bị bệnh tiểu đường trong tương lai, nhưng nếu kiêng cữ trong việc ăn uống và giảm cân nhiều thì có thể không bị bệnh.

Khi đá chân vào đâu thì dĩ nhiên mình sẽ bị đau chân, không cần phải tin vào nghiệp hay luật nhân quả để cảm thấy cái đau. Nếu chúng ta chịu thay đổi thói quenxây dựng những tập khí có ích thì kết quả sẽ tốt đẹp, bất kể niềm tin của mình là như thế nào.

Video: The 17th Karmapa — “Nghiệp Là Gì?”
Xin bấm vào ký hiệu tròn như cái hoa (Settings) ở bên mặt, phía dưới màn hình, rồi bấm chữ “Subtitles/CC” và chọn ngôn ngữ "Vietnamese" để xem phụ đề tiếng Việt.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/12/2021(Xem: 4132)
02/02/2024(Xem: 989)
06/08/2017(Xem: 10485)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.