Thư Viện Hoa Sen

Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm Trời Phật Giáo Tập I (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

26/02/20226:34 SA(Xem: 9137)
Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm Trời Phật Giáo Tập I (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
NHỮNG VÌ SAO SÁNG CHÓI
TRÊN VÒM TRỜI PHẬT GIÁO
BRILLIANT STARS IN THE VAULT OF THE SKY OF BUDDHISM
TẬP I VOLUME I
& TẬP II VOLUME II

Những Vì Sao Sáng...PDF icon (4)
NHỮNG VÌ SAO SÁNG TRÊN VÒM TRỜI PHẬT GIÁO - TẬP I
NHỮNG VÌ SAO SÁNG TRÊN VÒM TRỜI PHẬT GIÁO - TẬP II

 

Copyright © 2022 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

Lời Đầu Sách

 

Khi nói đến những vì sao sáng chói trên vòm trời Phật Giáochúng tôi muốn nói đến Thánh chúng và những đại đệ tử thời đức Phật, cũng như một số tiêu biểu nhất trong số những vị Phật tử của Phật giáo về sau này, bởi vì họ là những người đã và đang cố gắng xiển dương Phật pháp, cũng như duy trì và phát triển Phật giáoTrở lại thuở ban đầu của lịch sử Phật giáo, đoàn thể do Đức Phật lập nên gọi là “Thánh Chúng” (Aryan sangha), đó là môi trường tu tập của những người cao quý. Về sau này, qua các kinh điểnđức Phật thường đề cập đến Thánh chúng bao gồm tất cả các bậc Thánh, những vị Bồ Tát Thánh đã vượt thoát phiền não từ sơ địa trở lên, hay những vị cao Tăng hay cư sĩ dám hy sinh thân mạng nếu cần để duy trì và phát triển Phật giáo. Theo Phật giáo, đối với Thánh chúng hay bậc trí, những gì thường phải được xem là một sự lầm lẫn, tức là cái thế giới của các đặc thù nầy, vẫn không biểu hiện là điên đảo hay phi điên đảoĐức Phật thường nhấn mạnh rằng không thể gọi một giai cấp nào là cao quý hay không cao quý được bởi vì vẫn có những người đê tiện trong cái giai cấp gọi là cao quý và đồng thời cũng có những người cao quý trong giai cấp đê tiện. Khi chúng ta gọi cao quý hay đê tiện là chúng ta nói về một người nào đó chứ không thể cả toàn thể một giai cấp. Đây là vấn đề của tri thức hay trí tuệ chứ không phải là vấn đề sinh ra ở trong dòng họ hay giai cấp nào. Do đó, vấn đề của Đức Phật là tạo nên một người cao quý hay Thánh giả (Arya pudgala) trong ý nghĩa một cuộc sống cao quýThánh chúng đã được thiết lập theo nghĩa đó. Theo đó thì Thánh Pháp (Arya dharma) và Thánh luật (Arya vinaya) được hình thành để cho Thánh chúng tu tập. Đối với hàng hậu bối nhiều thế hệ về sau này như chúng tachúng ta xem tất cả các bậc Thánh chúng, tất cả các đại đệ tử thời đức Phật và mãi về sau này đều là những vì sao sáng chói trên vòm trời Phật giáo thế giới đã từ thế hệ này đến thế hệ khác soi đường dẫn lối cho chúng ta đi từ bờ mê sang bến giác.

Thật tình mà nói, với chiều dài lịch sử Phật giáo, nếu chúng ta muốn viết chi tiết về những vì sao sáng chói trên vòm trời Phật giáo hay những Thánh đệ tử của Phật Giáo, có lẽ chúng ta phải cần viết nhiều tập sách vì chỉ ngay trong thời đức Phật, ngay sau thành đạo Ngài đã du phương hoằng hóa rất nhiều nơi trong suốt bốn mươi lăm năm từ thành phố Ajanta thuộc vùng phía tây miền Trung Ấn, qua các vùng lưu vực sông A Thị Đa Phiệt Để thuộc vùng Câu Thi Na, thành phố Amaravati thuộc vùng Nam Ấn, vương quốc cổ Avanti thuộc vùng đông bắc Ấn bây giờ là Bombay, thành phố cổ A Du Đồ thuộc vùng đông bắc Ấn bây giờ là thành phố Oudh, thành Ba La Nại, xứ Kiện Đà La, vùng lưu vực sông Hằng, xứ Goa ở phía tây Ấn Độ, vùng núi non Kỳ Xà Quật thuộc vùng đông bắc Ấn, vương quốc cổ Xà Lạn Đạt Na (Punjab) bây giờ là Jalandar, Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc trong thành Xá Vệ, thành phố cổ Junagadh, vùng núi Bạc Kailasa, xứ Kampilya, xứ Kanchi, xứ Kanheri, thành Khúc Nữ thuộc tây bắc Ấn, thành Ca Tỳ La Vệthành Kiếp Tỉ Tha, vương quốc cổ Karakhojo, xứ Karle, xứ Karnatak, vùng núi Kiệt Xoa, thành Ca Thấp Ba (Kashmir), thành Câu Thiêm Di, thành Cao XươngVu Điền quốc, Bắc Kiều Tát La, Nam Kiều Tát La, xứ Kondane, núi Kê Túc, xứ Ma Kiệt Đà thuộc vùng đông bắc Ấn, thành Ma Thâu La, xứ Nagarjunakonda vùng nam Ấn, vùng lưu vực sông Ni Liên Thiền thuộc vùng Bồ Đề Đạo Tràng, vùng Na Lan Đà vùng đông bắc Ấn, xứ Nasik vùng tây Ấn, thành Hoa Thị phía nam Ma Kiệt Đà, thành Bán Nô Ta, thành Yết Xà Bổ La, thành Vương Xá đông bắc Ấn, thành Tăng Già Thị thuộc vùng bắc Ấn, thành Tỳ Xá Ly thuộc vùng bắc Ấn (trên bờ phía nam sông Hằng), và xứ Verula trong vùng tây Ấn, vân vânĐức Phật đã truyền dạy giáo pháp của Ngài trong 45 năm liền sau đó, cho đến lúc Ngài nhập Niết Bàn. Số tín đồ của Ngài ngày càng tăng và cộng đồng Tăng bắt đầu thành hình. Chính Đức Phật vẫn tiếp tục chu du thuyết giảng và khất thực. Ngài truyền dạy pháp của mình không phân biệt, Ngài nói chuyện với hàng vua chúa cũng như thứ dân đều giống nhau, và chỉ dừng chân trong ba tháng mùa mưa. Đức Phật không chỉ định người kế vị. Khi những vị đệ tử của Ngài hỏi Ngài ai sẽ là người dẫn dắt giáo hội sau khi Ngài nhập diệt, Ngài đáp rằng họ phải tự bản thân tiếp tục và tuân theo Pháp mà Ngài đã truyền dạy cho họ. Bổn phận của Tăng đoàn là duy trì giáo pháp khi Ngài không còn ở thế gian này nữa. Chính vì vậy mà mãi đến hôm nay, gần hai mươi sáu thế kỷ sau khi đức Phật nhập diệt, trong Phật giáo đã có vô số những vì sao sáng chói trong số những vị Thánh đệ tử Phật đã và đang tiếp tục theo chân đức Phật soi sánggiáo hóa và cứu độ chúng sanh.

Khoảng trên một trăm năm sau ngày đức Phật nhập Niết Bànvua A Dục, một vị Thánh đệ tử tại gia, là người có những nỗ lực rất lớn trong việc truyền bá Phật giáo ra các xứ khác bên ngoài Ấn Độ, nhờ công lao của ông mà Phật giáo mới còn tồn tại đến ngày nay. Sự cống hiến chính của ông là việc bảo trợ cho đoàn truyền giáo do chính con trai ông dẫn đầu đi đến Sri Lanka. Đoàn truyền giáo này đã thành công đến nỗi vị vua của Sri Lanka đã cải đạo thành Phật tử, và kết quả là đạo Phật đã trở thành quốc giáo tại đây. Bên cạnh đó, hai mươi tám vị Tổ ở Ấn Độ từ vị tổ thứ nhất Ma Ha Ca DiếpA NanThương Na Hòa TuƯu Ba Cúc ĐaĐề Đa CaDi Già CaBà Tu MậtPhật Đà Nan ĐềPhật Đà Mật ĐaHiếp Tôn GiảPhú Na Dạ XaMã MinhCa Tỳ Ma LaLong ThọCa Na Đề BàLa Hầu La DaTăng Già Nan ĐềTăng Già Da Xá (Dà Da Xá Đa), Cưu Ma La ĐaXà Dạ Đa, Bà Tu Bàn ĐầuMa Nô LaHạc Lặc NaSư Tử Tỳ KheoBà Xá Tư ĐaBất Như Mật ĐaBát Nhã Đa La, đến vị tổ thứ hai mươi tám Bồ Đề Đạt Ma. Tất cả họ đều đáng được chúng ta xem như là những vì sao sáng chói, những bậc Thánh đệ tử trong Phật giáo. Nói tóm lại, trong quyển sách này, tất cả những vị đệ tử Phật nào hy sinh thân mạng dạy và truyền bá Phật giáo nhằm cứu độ chúng sanh đều đáng được xem là Thánh đệ tửđồng thời cũng là những vì sao sáng chói trong Phật giáo.

Như trên đã nói quyển sách nhỏ có tựa đề “Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm Trời Phật Giáo” này không phải là một nghiên cứu chi tiết về chư Thánh đệ tử trong Phật giáo, mà nó chỉ viết rất tóm lược về những vì sao sáng chói trong số các Thánh đệ tử và những đệ tử về sau nầy tiêu biểu với những gương hạnh tốt lành và ngời sáng đáng cho chúng ta noi theo. Cuộc hành trình đi đến giác ngộ và giải thoát đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về đức Phật và Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm Trời Phật Giáo” bằng song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến cho Phật tử ở mọi trình độđặc biệt là những người sơ cơhy vọng sự đóng góp nhỏ nhoi này sẽ giúp cho Phật tử hiểu biết thêm về những gương hạnh của đức Phật cũng như các Thánh đệ tử của Ngài như những gương hạnh mẫu mực có thể giúp hướng chúng ta đến một cuộc sống an bình và hạnh phúc cho chính mình.

Thiện Phúc

 

Preface

 

When talking about brilliant stars in the vault of the sky of Buddhism, we means to talk about holy assemblies and great disciples during the time of the Buddha as well as some most typical disciples of later generations in Buddhism for they have been striving to teach Buddhist teachings, to maintain and to develop Buddhism. Going back to the beginning of the history of Buddhism, the special community established by the Buddha was called “The Assembly of the Noble” (Arya-sangha), intended to be the cradle of noble persons. Later, through Buddhist scriptures, the Buddha usually mentioned the holy multitude that included all the saints, or sacred assembly, the Bodhisattva saints who have overcome illusion, from the first stage upwards, or great Monks or lay people who dare to sacrifice their lives if neccesary to maintain and develop Buddhism. According to Buddhism, to all the saints, or the wise, what is to be ordinarily regarded as an error, that is, this world of particulars, appears neither perverted nor unperverted. The Buddha often emphasized that the word Arya meant ‘noble’ and we ought not call a race noble or ignoble for there will be some ignoble persons among the so-called Aray and at the same time there will be some noble persons among the so-called Anarya. When we say noble or ignoble we should be speaking of an individual and not of a race as a whole. It is a question of knowledge or wisdom but not of birth or caste. Thus the object of the Buddha was to create a noble personage (arya-pudgala) in the sense of a noble life. The noble community (Arya-sangha) was founded for that very purpose. The noble ideal (Arya-dharma) and the noble discipline (Arya-vinaya) were set forth for the aspiring candidates. For us, many later generations like us, we consider all holy assemblies, all great disciples from the time of the Buddha and forever later, they all are brilliant stars in the vault of the sky of the world Buddhism that have been shining to lead us from the bank of dellusion to the shore of enlightenment.

Truly speaking, with the length of the history of Buddhism, if we want to write with details on brilliant stars on the vault of the sky of Buddhism or the holy dicples of Buddhism, perhaps we should need to write many books because after his enlightenment, the Buddha wandered all over India for forty-five years to teach and save beings from Ajanta City in the western part of central India to Ajitavati River or the river Hiranyavati in Kusinagara, Amaravati City in South Indian, Ancient Kingdom Avanti situated in the north-east of now Bombay, Ayodhya City in north-east of India now Oudh City, Baranasi City or Benares in northern India, cities on the Ganges River, Ancient Kingdom Gandhara in north of India, Goa in west India, Grdhrakuta, Gijjakuta or “Vulture Peak” near Rajagrha in north east India, Ancient Kingdom Jalandhara in the Punjab, the present Jalandar, Jetavana Garden (Jetavanarama) near Sravasti, Junagadh City in west of India, Silver Mountain Kailasa in the western Himalayas, Kampilya in west India, Kanchi in Southern India, Kanheri in west India, Kanyakubja in the north-western provinces of India, Kapilavastu in the foothills of the Himalayas, ancient kingdom Kapittha of Central India, Karakhojo city east of Turfan in Turkestan, Karle in west India, Karnatak in west India, Kartchou in Karakoram mountains (where according to Fa-Hsien formerly great assemblies were held under royal patronage and with royal treatment), Ancient Kashmir kingdom in the north-east of India, Kausambi or Kosambi in Central India, halcha in North India,  Khotan in northern part of India, Kosala or Uttarakosala in the north of the river Ganges (now Oude), Kondane in west India, Cock’s foot mountain of Magadha in central India, Magadha in north-eastern India, ancient kingdom Madhura (Mathura), Ancient Kingdom Nagarahara west of Jellalabad, Nagarjunakonda in the Southern India, Nairanjana River or Neranjara River in Gaya, Nalanda in Northeast of India, Nasik in west India, Pataliputra in the southern part of Magadha, Punach northwest of Kashmir, Rajapura south-east of Kashmir, Rajagaha or Rajagrha in the northeast India, Sankasya in Northern India (Kapitha), Sravasti in northern India (on the southern bank of the Ganges River), Verula in west India, and so on. For the next forty-five years, until his ultimate extinction, the Buddha taught Dharma. The number of his followers increased steadily and the community of monks, the Sangha, began to form. The Buddha himself continued wandering and begging for his food. He taught indiscriminately, talking to kings and paupers alike, and ceased traveling only in the three months of the rainy season. The Buddha did not appoint a successor. When his disciples asked who would lead them after his death, he retorted that they must turn to themselves and be guided by the Dharma as he had taught it to them. It would be the duty of the Sangha to maintain the Dharma when he was gone. For these reasons, to this very day, almost twenty-six centuries after the Buddha's Nirvana, in Buddhism, there are numberless brilliant stars of holy great Buddhist disciples who have been continuing to follow the Buddha's footsteps to light the way, to teach and to save sentient beings.

Around more than one hundred years after the Buddha's Nirvana, King Asoka, a holy lay disciple, had a great efforts in spreading Buddhism to other countries outside of India, owing to his contribution, Buddhism survived till this day. King Asoka's major contribution to the development of Buddhism was his sponsorship of a mission by his son Mahinda (a Buddhist monk) to Sri Lanka. This was so successful that the king of Sri Lanka became a Buddhist convert, and subsequently Buddhism became the state religion. Besides, twenty-eight Indian Patriarchs from the first patriarch Mahakashyapa, Ananda, S(h)anavasa, Upagupta, Dhitaka (Dhritaka), Mikkaka (Micchaka), Vasumitra, Buddhanandi, Buddhamitra, Bhikshu Pars(h)va, Punyayas(h)as, Asvaghosha, Bhikshu Kapimala, Nagarjuna, Aryadeva (Kanadeva), Arya Rahulata, Samghanandi, Samgayashas  (Gayasata), Kumarata, Jayata, Vasubandhu (420-500 AD), Manorhita (Manura), Haklena (Haklenayasas or Padmaratna), Aryasimha (Bhikshu Simha), Vasiasita, Punyamitra, Prajnatara, to the twenty-eighth patriarch Bodhidharma. They're all deserved to be considered as birilliant stars, holy disciples in Buddhism. In short, in this book all Buddhist disciples who sacrificed their lives to teach and to spread Buddhist teachings in order to save sentient beings are desreved to be considered holy disciples in Buddhism.

As mentioned ablove, this little book titled “Brilliant Stars in the Vault of the Sky of the World Buddhism” is not a detailed study of all holy and or great disciples in Buddhism, but a book that only summarizes on some brilliant stars among some typically holy Buddhist disciples and later disciples with good and brilliant examples that are worthy for all of us to follow. The journey leading to enlightenment and emancipation demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on the Buddha and Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Brilliant Stars in the Vault of the Sky of the World Buddhism” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists to understand more about brilliant examples of the Buddha and His holy disciples as examplary examples that can help us lead a life of peace and happiness for our own.

Thiện Phúc

 

Mục Lục tập I
Table of Content Volume I
Mục Lục—Table of Content  
Lời Đầu Sách—Preface 
Phần Một—Part One: Tổng Quan Về Đức Phật & Đạo Phật—An Overview of the Buddha & Buddhism  
Chương Một—Chapter One: Đức Phật Lịch Sử Thích Ca Mâu Ni—The Historical Buddha Sakyamuni  
Chương Hai—Chapter Two: Sự Thành HìnhÝ Nghĩa Của Phật Giáo—The Formation & Meanings of Buddhism 
Chương Ba—Chapter Three: Vũ Trụ Quan Phật Giáo—Buddhist Cosmology
Chương Bốn—Chapter Four: Nhân Sinh Quan Của Đạo Phật—Buddhist Outlook on Life 
Chương Năm—Chapter Five: Con Người Thuộc Mọi Giai Cấp Đều Có Thể Trở Thành Thánh Đệ Tử Phật—People of Any Classes in the Caste System Can Become the Buddha's Holy Disciples 
Phần Hai—Part Two: Thánh Đệ Tử Thời Đức Phật—Holy Disciples At the Buddha's Time
Chương Sáu—Chapter Six: Thánh Chúng—The Holy Assemblies
Chương Bảy—Chapter Seven: Năm Vị Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật Trong Vườn Lộc Uyển—The First Five Disciples Of the Buddha in the Deer Park 
Chương Tám—Chapter Eight: Những Vương Tử  Dòng Thích Ca Trở Thành Những Thánh Đệ Tử Lớn Của Phật Giáo—Princes of the Sakya Became Holy Disciples of Buddhism 
Chương Chín—Chapter Nine: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác Trong Chúng Tỳ Kheo Thời Đức Phật—Other Famous Disciples in the Monk Order During the Buddha's Time 
Chương Mười—Chapter Ten: Những Đệ Tử Tỳ Kheo Ni Nổi Tiếng Trong Thời Đức Phật—Famous Disciples in the Nun Order During the Buddha's Time 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Những Quân Vương Trở Thành Những Thánh Đệ Tử Tại Gia Đầu Tiên Trong Phật Giáo—Kings Who Became First Holy Lay Disciples in Buddhism 
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Cấp Cô Độc: Vị Đại Thí Chủ Trong Thời Đức Phật—Anathapindika: A Great Alms Giver During the Time of the Buddha
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Những Đại Thí Chủ Khác Trong Thời Đức Phật—Other Great Donators During the Buddha's Time  
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Duy Ma Cật: Một Cư Sĩ Xuất Sắc Về Triết Lý Nhà Phật—Vimalakirti: An Excellent Upasaka in Buddhist Philosophy
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Những Đại Đệ Tử Tại Gia Nam Khác Vào Thời Đức Phật—Other Chief Upasakas At the Time of the Buddha 
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Những Đại Đệ Tử Tại Gia Nữ—Chief Upasikas of the Buddha 
Phần Ba—Part Three: Mười Thánh Đệ Tử Lớn Trong Thời Đức Phật—Ten Great Holy Disciples At the Buddha's Time
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Tổng Quan Về Mười Thánh Đệ Tử Lớn Trong Thời Đức Phật—An Overview of Ten Great Holy Disciples During the Time of the Buddha 
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Chi Tiết Về Mười Thánh Đệ Tử Lớn Trong Thời Đức Phật—Details of Ten Great Holy Disciples During the Time of the Buddha  
Phần Bốn—Part Four: Thánh Đệ Tử Sau Thời Đức Phật—Holy Disciples After the Buddha's Time  
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Thánh Đệ Tử Sau Thời Đức Phật—Holy Disciples After the Buddha's Time 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Những Quân Vương Sau Thời Đức Phật Trở Thành Những Thánh Đệ Tử Tại Gia Hết Lòng Hộ Trì Phật Giáo—Kings After the Buddha's Time Who Became Holy Lay Disciples Who Wholeheartedly Supported Buddhism 
Phần Năm—Part Five: Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ—Twenty-Eight Patriarchs in India 
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Tổng Quan về Dòng Truyền Thừa Trong Thiền Tông Ấn—An Overview of Lines of Transmission in Indian Zen Sect 
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Chi Tiết Về Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ—Details of Twenty-eight Indian Patriarchs 
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Tổ Bồ Đề Đạt Ma—The Patriarch Bodhidharma
Phần Sáu—Part Six: Sáu Vị Tổ Tại Trung Hoa—Six Patriarchs in China 
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Tổng Quan Về Sáu Vị Tổ Trung Hoa—An Overview of The Six Chinese Patriarchs 
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Chi Tiết Về Sáu Vị Tổ Trung Hoa—Details of The Six Chinese Patriarchs 
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Lục Tổ Huệ Năng—The Sixth Patriarch Hui-Neng 
Phần Bảy—Part Seven: Liên Tông Thập Tam Tổ—Thirteen Chinese Pure Land Patriarchs
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Tịnh Độ Trong Phật Giáo—An Overview and Meanings of the PureLand in Buddhism
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Liên Tông Thập Tam Tổ—Thirteen Pure Land Patriarchs in China 
Phần Tám—Part Eight: Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm Trời Phật Giáo Trung Hoa—Brilliant Stars in the Vault of the Sky of Chinese Buddhism 
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Những Vị Phật Tử Kiệt Xuất Khác Tại Trung Hoa—Other Outstanding Buddhists In China 
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Một Số Cư Sĩ Kiệt Xuất Tại Trung Hoa—Some Outstanding Lay People In China  
Tài Liệu Tham Khảo—References 

Mục Lục Tập II
Table of Content Volume II
Mục Lục—Table of Content 
Lời Đầu Sách—Preface 
Phần Chín—Part Nine: Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm Trời Phật Giáo Việt Nam—Brilliant Stars in the Vault of the Sky of Vietnamese Buddhism 
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Những Vị Tăng Ni Kiệt Xuất Của Phật Giáo Việt Nam—Outstanding Monks & Nuns In Vietnamese Buddhism 
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Vài Vị CưKiệt Xuất Tiêu Biểu Của Việt Nam—Some Typically Outstanding Lay People In Vietnam  
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ & Phật Giáo Hòa Hảo—Master Huynh Phu So &Hoa Hao Buddhism 
Phần Mười—Part Ten: Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm Trời Phật Giáo Nhật Bản, Tây Tạng, Nguyên ThủyTriều Tiên—Brilliant Stars in the Vault of the Sky of Buddhism of Japan, Tibet, Theravada, and Korea
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm  Trời Phật Giáo Nhật Bản—Brilliant Stars in the Vault of the Sky of Japanese Buddhism 
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm Trời Phật Giáo Tây Tạng—Brilliant Stars in the Vault of the Sky of Tibetan Buddhism  
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm Trời Phật Giáo Nguyên Thủy—Brilliant Stars in the Vault of the Sky of Theravada Buddhism  
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm Trời Phật Giáo Triều Tiên—Brilliant Stars in the Vault of the Sky of Korean Buddhism  
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm Trời Phật Giáo Âu-Mỹ—Brilliant Stars in the Vault of the Sky of Buddhism of Europe & America 
Phần Mười Một—Part Eleven: Phụ Lục—Appendices 
Phụ Lục A—Appendix A: Mục Kiền Liên Thuận Nhận Quả Báo Để Cảnh Báo Hậu Thế—Maudgalyayan Willingly Accepted Results of Previous Karmas to Give Due Caution to Posterity 
Phụ Lục B—Appendix B: Xá Lợi Phất Bày Tỏ Lòng Tin Tuyệt Đối Nơi Chư Phật Khi Đảnh Lễ Đức Thế Tôn Lần Cuối—Sariputra's Showing His Absolute Faith in Buddhas During His Last Salute & Bow to the Buddha 
Phụ Lục C—Appendix C: A Nậu Lâu Đà Ở Bên Cạnh Phật Cho Đến Giờ Ngài Nhập Niết Bàn—Anuruddha Was At the Buddha's Side Until the His Entering Into Nirvana  
Phụ Lục D—Appendix D: Những Vị Gây Nhiều Rắc Rối Cho Đức PhậtDòng Họ Thích Ca—Those Who Caused Troubled to the Buddha and the Sakyan Tribe  
Tài Liệu Tham Khảo—References  




Tạo bài viết
28/10/2017(Xem: 11641)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: