Thư Viện Hoa Sen

2- Năm Chương Đầu Sách Tự Học Sanskrit

24/06/20229:36 SA(Xem: 3939)
2- Năm Chương Đầu Sách Tự Học Sanskrit

VŨ THẾ NGỌC
KINH PHẬT
NGUỒN GỐC và PHÁT TRIỂN
Buddhist Sutras: Origin and Development

 

Phụ Lục II

NHẬP MÔN SANSKRIT HỌC

NĂM BÀI HỌC ĐẦU TIÊN CỦA SÁCH

 

TỰ HỌC SANSKRIT

(1985)

                                                                               


Lời Nói Đầu

1 – Sanskrit là một ngôn ngữ vừa linh thiêng huyền bí vừa quyến rũ, từ xưa vẫn là điểm tự hào của giai cấp lãnh đạo trí thức của truyền thống Ấn Độ. Ngày nay không phải người học Sanskrit đều trở nên một học giả về văn hóa thâm sâu của cả một đại lục mênh mông. Nhưng chỉ riêng về văn hóa Phật giáo, với một kiến thức chừng mực về Sanskrit người ta có thể đọc đúng hơn và hiểu sâu hơn các văn bản kinh luận của Phật học đã được dịch ra các ngôn ngữ khác từ Hoa ngữ cho đến các ngôn ngữ tây phương như hiện nay.

2 – Vì là quyển sách đầu tiên dạy chữ Sanskrit bằng Việt ngữ nên tự giới thiệu là sách dạy Sanskrit hay nhất và dễ học nhất là điều vô lý. Tuy nhiên thực tế cuốn sách mà độc giả đang cầm trên tay tuy đơn giản nhưng là một chọn lọc dựa trên 20 quyển sách dạy Sanskrit nổi tiếng đã xuất bản trước đây bằng Anh ngữ Đức ngữ và Pháp ngữ đã được nhiều thế hệ người học thẩm định.[1]

3 - Đây sách dạy Sanskrit bằng Việt ngữ đầu tiên cho nên độc giả sẽ nhận thấy người viết phải dùng nhiều danh từ ngữ pháp bằng Anh ngữ trong suốt quyển sách (sau khi đã được chú giải bằng Việt ngữ) bởi vì sách dạy Sanskrit bằng Anh ngữ đã liên tục xuất bản từ lâu và hiện nay hầu như đã trở thành tiêu chuẩn trong việc nghiên cứu và dạy Sanskrit. Các đại học Ấn Độ cũng sử dụng các sách bằng Anh ngữ. Quen dùng các từ ngữ pháp bằng Anh ngữ độc giả sẽ có thể đọc các nghiên cứu về Sanskrit ở trình độ chuyên sâu về sau.

4 - Đây là sách tự học nên các bài học được viết tiếp tục từ đơn giản đến phức tạp. Thí dụ luật phối âm sandhi chưa được áp dụng hết trong các bài tập và thí dụ đầu mà sẽ được học dần dần trong nhiều bài học chứ không dồn hết vào một bài như nhiều sách khác. Các bài tập cũng được soạn tương tự, khi học sâu hơn người học mới thấy cái ơn ích của các bài tập đơn giản nhưng cần thiết của thủa ban đầu.

5 – Đây là sách tự học cho người người bắt đầu học Sanskrit. Cho nên các bài học được soạn rất dễ hiểu và trên nguyên tắc không cần thày học (Sanskrit sans Maitre). Sách dậy cả chữ Devanāgarī lẫn chữ Latin IAST gồm 50 bài học. Như vậy người quyết chí chuyên học mỗi ngày năm giờ có thể học trong ba tháng, nếu chậm trãi mỗi tuần hai bài thì cũng học trong sáu tháng là xong. Quyển II cũng sẽ được xuất bản nếu có nhu cầu người học. Vì kỹ thuật in phức tạp, phần bài tập được in riêng. Những bài dài như “Lịch Sử Sanskrit” hay “Vedic Sanskrit và Buddhist Sanskrit” được in trong phần phụ lục. Người học có thể không cần đọc đến các phụ lục trong thời gian đầu.

6 - Người soạn sách này chỉ là người “thuật nhi bất tác,” mượn nhiều tư liệu của nhiều tác giả đi trước để giới thiệu cho người mới học một phương pháp dễ học nhất qua kinh nghiệm chính bản thân. Là một thầy giáo nơi xa xôi, người soạn sách hy vọng người học sách này sẽ còn tự tiến xa hơn. Đây là một lời nói trong tinh thần tin tưởng chứ không phải là một cách nói khiêm nhượng.

Trân trọng

Vũ Thế Ngọc


GIỚI THIỆU

 

Sanskrit (saskṛta)

 

            Tiếng Phạn (Sanskrit) – viết theo IAST saṃskṛta - là một ngôn ngữ Ấn Âu có chung gốc với các ngôn ngữ Âu châu hiện nay. Sanskrit là ngôn ngữ nói (spoken language), đã có mặt trên ba ngàn năm trước nhưng không có chữ viết riêng. Xưa kia người ta thường dùng văn tự Kharosthī hay Brahmī để viết Sanskrit, tuy nhiên ngày nay chúng ta học Phạn ngữ là học chữ Devanāgarī và Roman-Sanskrit là hai mẫu tự viết mới phát triển, cho nên viết Sanskrit xin hiểu là “Devanāgarī” và Roman-Sanskrit tức là IAST (International Alphabet of Sanskrit Transliteration).

Devanāgarī  देवनागरी

Mẫu tự Devanāgarī khởi phát từ mẫu tự Nāgarī của chữ Gupa thành hình vào khoảng thế kỷ thứ tám dương lịch. Devanāgarī phát triển nhanh và thay thế tiền thân của nó là chữ Siddha (Tất Đàn) từ thế kỷ 12. Mẫu tự Devanāgarī có diện mạo ngày nay chỉ mới phát triển từ thế kỷ 18. Tuy nhiên từ khi chữ Devanāgarī xuất hiện có thể nói hầu hết việc ghi chép các văn bản cổ Sanskrit và Prākrit từ kinh điển Ấn độ giáo đến kinh luận Phật giáo đều dùng mẫu tự Devanāgarī. Cho đến thế kỷ 19 mẫu tự Devanāgarī bắt đầu được dùng cho kỹ nghệ in ấn mới. Nhờ cách mạng in ấn mới cùng với sự phát triển của khoa học và kinh tế thế giới, mẫu tự Devanāgarī đã giới thiệu rộng rãi Sanskrit đến với học giả khắp năm châu. Chính vì sự phổ biến này đã khiến nhiều người tưởng mẫu tự Devanāgarī là chữ viết duy nhất của Sankrit, hoặc nghĩ rằng mẫu tự này đã có từ thời xa xưa. Chúng ta nên hiểu mẫu tự Devanāgarī hiện đại thật ra không phải hoàn toàn giống như chữ viết Sanskrit cổ đại như Kharosthī hay Brahmī (tiền thân của Siddham). Ngày nay mẫu tự Devanāgarī ngoài việc dùng để viết Sanskrit còn đang được dùng để viết chữ Hindi và nhiều ngôn ngữ khác nằm trong khu vực văn hóa Ấn Độ như Nepali, Awadhi, Kashmir, Kankani, Maithili, Marathi, Sindhi v.v. giống như Việt ngữ và các ngôn ngữ hiện đại khác dùng mẫu tự la tinh để viết mà thôi. Vì vậy khi du lịch Ấn Độ hay Nepal chúng ta thấy mẫu tự Devanāgarī khắp nơi, thì đó thường là chữ Hindi và Nepali chứ không phải là Sanskrit. Chúng ta nên hiểu trong sách báo phổ thông “chữ Devanāgarī” được hiểu là “chữ Sanskrit” thì không sai nhưng không nói được toàn diện lịch sử lâu đời của Sanskrit.

Roman-Sanskrit IAST

Mẫu tự Roman-Sanskrit IAST (International Alphabet of Sanskrit Transliteration) lại còn mới hơn nữa. Đây là chữ Sanskrit dùng mẫu tự Latin để viết, nên người bình dân thường gọi là loại chữ latin-sanskrit hay roman-sanskrit. Nhưng chúng ta nên biết ngoài IAST còn có nhiều loại chữ khác cũng dùng mẫu tự la tinh để viết Sanskrit như ITRANS, ALA-LC và đặc biệt Harvard-Kyoto là loại mẫu tự không cần dùng thêm các dấu riêng (diacritic marks) như IAST. Tuy nhiên cho đến nay IAST được các học giả ưa chuộng hơn cả và được dùng trong các sách báo và nghiên cứu kinh viện nên IAST cũng còn được gọi là “scientic Sanskrit” (chữ Sanskrit khoa học). Trong sách này tôi chỉ dùng duy nhất loại chữ IAST nên khi nói “latin-sanskrit” hay “roman sanskrit” xin hiểu là IAST.

Sách này dạy cả Devanāgarī và IAST. Khi dạy Sanskrit tôi thường ví Devanāgarī như chữ Nôm (được chế tác từ hơn ngàn năm trước) và IAST là chữ Quốc ngữ (được chế tác gần đây). Thí dụ như Nguyễn Du từ đầu thế kỷ 19 viết chữ Nôm là 𤾓 𢆥 𥪝 𡎝 𠊚 些 thì chữ quốc ngữ viết là “Trăm năm trong cõi người ta” nhưng khi đọc lên thì nghĩa không có gì khác nhau. Tuy nhiên sự so sánh này không đúng lắm, vì người chỉ biết chữ Quốc ngữ thì mù về chữ Nôm. Trong khi đó, cả Devanāgarī và IAST đều là chữ biểu âm chỉ dùng mẫu tự khác nhau, cho nên người biết chữ IAST thì có khả năng học được Devanāgarī dù rất chậm. Tôi tin rằng đến khi độc giả đọc sách này computer sẽ giúp các bạn chuyển dịch nhanh chóng qua lại từ Devanāgarī và IAST.

HỌC SANSKRIT

Chúng ta cũng nên biết Sanskrit là sinh ngữ (living language) là ngôn ngữ nói (spoken language) có nghĩa Sanskrit không phải là tử ngữ chỉ dùng để đọc. Nhưng Sanskrit không có chữ viết của riêng nó. Ngày xưa người ta viết Sanskrit bằng văn tự Kharosthī, Brāhmī hay Siddham, ngày nay chúng ta viết Sanskrit bằng văn tự Devanāgarī hay IAST. Sanskrit hiện nay đúng hơn là ngôn ngữ học (learned language) chứ không còn là ngôn ngữ mẹ đẻ nữa. Mặc dù Sanskrit vẫn được liệt kê là một trong 22 ngôn ngữ thiểu số của Ấn Độ, nhưng trong một thống kê gần đây cho biết trong một tỷ người Ấn chỉ có vài chục ngàn người cho biết tiếng mẹ đẻ của họ là Sanskrit. Số học giả người Ấn Độ học Sanskrit thì cũng thường để đọc, ngay những học giả thật thông thạo Sanskrit cũng ít nói với nhau bằng tiếng Sanskrit. Mặc dù chữ Sanskrit và Hindi hiện đại đều dùng mẫu tự Devanāgarī và có chung nhiều từ gốc, nhưng thực tếtuyệt đại đa số người Ấn Độ không biết Sanskrit.

Vì vậy sách này sẽ tập trung dạy Sanskrit để đọc hơn là dạy như là một sinh ngữ. Sách dạy cả chữ Devanāgarī lẫn Roman Sanskrit IAST, tuy nhiên theo kinh nghiệm thực tế thì người học hiện nay ưa chuộng chữ Roman Sanskrit hơn vì loại chữ này dễ nhớ dễ học. Các nghiên cứu hiện đại cũng thường chỉ viết loại chữ này (viết và in dễ dàng bằng kiểu chữ unicode trên bất cứ máy PC nào). Chúng ta nên biết người thông thạo Devanāgari cũng cần chuyển các mẫu tự “tiền-devanāgarī” ra mẫu tự Devanāgarī thì mới đọc được, thí dụ như bia đá của vua A Dục (Asoka 268-233 B.C.) viết bằng mẫu tự Brahmī (thành hình vào đầu thế kỷ thứ 3 trước Dương lịch) hay các thần chú Mật tông thường viết bằng mẫu tự Siddhaṃ (thành hình vào thế kỷ thứ 5 Dương lịch). Tương lai khi mẫu tự IAST phổ biến hơn cùng với sự phổ thông của điện thoại và máy điện toán cá nhân thì IAST sẽ thống nhất các mẫu tự viết Phạn ngữ thành một khối, và các loại chữ viết theo các mẫu tự Brahmī, Siddhaṃ, Lantsa hay Devanāgarī chỉ còn là các kiểu chữ (style) khác nhau mà thôi. Giống như ngày nay đa số người học Pāli chỉ học chữ roman-Pāli. Chỉ còn một số người Tích Lan, Thái Lan, Kampuchia và Miến Điện tiếp tục học Pāli bằng mẫu tự riêng của họ.  

MẪU TỰ DEVANAGARI देवनागरी

1. Chữ Sanskrit gồm tới  46 mẫu tự (aksharas), gồm 13 nguyên âm (svara/ vowels) 33 phụ âm (vyañjana/ consonants) và 2 dấu hiệu khác. Vì có tới 13 nguyên âm cho nên bộ chữ cái Latin thông thường không đủ để biểu trưng, cho nên chúng ta sẽ thấy IAST phải dùng thêm các dấu chấm hay gạch ngang chế ra thêm mẫu tự khác (giống như chữ quốc ngữ cần có ơ, ô, ê, ư thêm vào o, e, u). Phụ âm cũng có tới 33 mẫu tự, nên trong ISAT phải dùng thêm nhiều chữ kép để viết, thí dụ bên cạnh k, g sẽ còn kh, gh… (như trong chữ Việt ngoài d ta còn đ.)

2. Khi viết bằng Latin thì ta luôn luôn viết đầy đủ các nguyên âm và phụ âm như tiếng Anh hay tiếng Việt, tuy nhiên khi viết bằng Devanāgarī thì cần chú ý 46 mẫu tự Devanāgarī sẽ biến đổi (chúng ta sẽ học chi tiết trong các bài học tiếp theo) như các thí dụ sau:

2.1- Các phụ âm Devanāgarī đều có nguyên âm a đi kèm, thí dụ không có /t/ mà chỉ có ta. Khi muốn viết ta chúng ta chỉ viết là đủ. Khi muốn viết riêng âm “t” ta phải viết cả chữ ta và viết dưới chữ một dấu gạch (virāgam) cho biết là đã loại nguyên âm /a/ theo sau. Thí dụ:

ka क, na न, ya य nếu dùng với virāgam bây giờ thành क् /k/, न् /n/, य् /y/.

2.2 - Chỉ viết nguyên âm Devanāgarī khi chúng đứng riêng lẻ hoặc bắt đầu chữ. Khi nguyên âm đứng sau phụ âm thì không viết nguyên chữ mà viết bằng các ký hiệu thay cho chúng. Nhưng trong chữ IAST vẫn viết đủ các nguyên âm a, e, u … như thường lệ. Thí dụ:

ā viết là आ – Vì ā đứng một mình, thì viết cả nguyên mẫu tự आ

āka viết là आ  - Vì nguyên âm ā đứng đầu āka nên viết (आ + क )

kā  viết là का – Viết ā bằng ký hiệu ा vì đứng sau phụ âm k

2.3- Hai hay nhiều phụ âm đi liền nhau thì cũng sẽ viết bằng dấu hiệu riêng, nhưng trong chữ Latin- Sanskrit thì không đổi. Thí dụ:

/k/ क् ष, nhưng sẽ không viết kṣ là (क् ष) mà phải viết kṣक्ष

Vì vậy trong chữ Devanāgarī chúng ta sẽ thấy có đến 1296 “ký hiệu” như क्ष chứ không phải chỉ có 46 chữ. Tuy có 1296 “ký hiệu” cho các chùm phụ âm như thế, nhưng chúng đều do 36 phụ âm căn bản phối hợp mà tạo thành theo một phương pháp chung.

3. Sanskrit cũng đơn giản hơn Anh ngữ là mỗi tự mẫu chỉ có một cách phát âm (varṇa), khác Anh ngữ tỷ như cùng một chữ a mà có nhiều cách đọc như chữ a trong các chữ như atom, nation, matter … đọc khác nhau.

4. Giống tiếng Việt, khi phát âm Sanskrit cũng phát đầy đủ từng âm tiết và ít khi nhấn mạnh vào một âm. Khi đọc Sanskrit thì đọc đủ không bỏ âm tiết nào. Trái lại từ vựng Anh ngữ thường có âm tiết phải nhấn mạnh (stress) nên thường có hiện tượng nuốt giọng (một số âm tiết không phát âm).

5. Chữ Sanskrit Devanāgarī viết như nhau, không có chữ hoa, chữ nghiêng v.v. Tuy nhiên hiện nay chữ IAST đã bị “Anh hóa” nên người ta viết hoa, viết nghiêng, thêm s ở số nhiều như chữ Anh.

6. Chữ Sanskrit viết như chữ quốc ngữ Việt nam ngày nay (từ trái qua phải, hết dòng trên xuống dòng dưới.) Chữ Devanāgarī xưa thì mỗi câu viết liền với nhau nhìn như một sợi dây xích. Sách in chữ Sanskrit ngày nay thì nếu cần có thể viết rời từng chữ như prajñāpāramitā viết là prajñā pāramitā, lại còn dùng cả các dấu thông thường như dấu hỏi ? dấu phẩy, dấu thán ! như chữ latinh.

7. Trong sách triết học tây phương, đặc biệt là sách viết về triết học Phật giáoẤn Độ, nhiều từ Sanskrit được chuyển qua thành chữ Roman-Sanskrit nhưng vì muốn đơn giản hóa chữ IAST hoặc dùng mẫu tự Harvard-Kyoto nên không còn mang các dấu riêng như ā, ī, ū, ṝ

VĂN PHẠM NGỮ PHÁP:

8. Văn phạm ngữ pháp Sanskrit rất phức tạp nhưng rõ ràngchi tiết đã được nhà ngữ học Pāṇini (thế kỷ thứ tư trước tây dương lịch) giải thích đầy đủ từ xưa. Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa Việt ngữ (và Hoa ngữ) với Sanskrit là Sanskrit là ngôn ngữ inflected language còn Việt ngữ là ngôn ngữ non-iflected language. Ở bước đầu, chúng ta chỉ cần biết “ngôn ngữ biến thái” (inflected language) là loại từ sẽ biến đổi (đọc và viết) tùy theo chức vụ của nó trong câu, còn “ngôn ngữ không biến thái” (non-inflected language) là loại từ không thay đổi. Thí dụ:

8.1 Về danh từ: Danh từ Sanskrit có đủ giống, tính, thì, cách… Trong tiếng Việt thì ông Nguyễn hay con voi thì luôn luôn viết là Nguyễn hay voi. Nhưng ở Sanskrit thì Rāma (tên người) hay gaja (voi) biến đổi theo nhiệm vụ Rāma hay gaja ở trong câu. Thí dụ trong câu “Rāma ăn bánh” và “voi ăn mía” thì phải viết RāmaRāmavoigaja (vì cả hai đều ở chủ cách). Nhưng trong câu “Rāma nuôi voi” thì phải viết voigajam (trực bổ cách) và trong câu “Rāma đi bằng voi” thì phải viết voi gajena (dụng cụ cách) v.v.

8.2 Về động từ: Động từ trong Sanskrit hay Việt ngữ đều có đủ ngôi, số, thì… Nhưng Sanskrit có sẵn ngôi số trong động từ. Thí dụ động từ “đi” có chữ Sanskrit tương đương là “gaccha.” Trong khi tiếng Việt phải viết “tôi đi, anh đi, đi…” thì Sanskrit chỉ cần viết gacchāmi, gacchasi, gacchati … Thì chúng ta phải hiểu gacchāmi là “tôi đi”, gacchasi là “anh đi”,  gacchati là “ đi.”

            9. Cho nên chúng ta cần bỏ thói quen học ngữ vựng (vocabulary) mà không chú trọng đến văn phạm của nó (như thí dụ 8.1 và 8.2 ở trên). Vì ở Sanskrit vị trí của từ trong câu không quan trọng bằng nhiệm vụ của nó và mang nghĩa khác nhau tùy theo giống tính của nó. Thí dụ sau đây cho thấy nghĩa của từ tùy theo ý nghĩa văn pháp mà có nghĩa khác nhau:

9.1 Thí dụ: Từ padma nghĩa là hoa sen nếu là danh từ trung tính (noun, neuter), nhưng sẽ có nghĩa là con voi hay chùa nếu là danh từ giống đực (noun, masculine).

9.2 Thí dụ: Cùng là từ pāpa, nếu là tính từ (adjective) thì nghĩa là xấu (bad), là danh từ trung tính (noun, neuter) thì nghĩa là tội lỗi (sin) và nếu là danh từ giống đực (noun, masculine) thì có nghĩa là người có tội (siner).

10. Tóm lại, ngữ pháp Sanskrit rất phức tạp so với tiếng Việt. Sanskrit và tiếng Việt không giống nhau về khái niệm và cấu trúc về ngữ pháp. Người Việt Nam mới học Sanskrit còn thấy một khó khăn khác là có nhiều từ không có trong văn phạm tiếng Việt. Cho nên ngoài các từ thông dụng như động từ, danh từ, thì, số, cách v.v. nhiều từ ngữ pháp trong sách này là do tôi tự chế tự dùng. Hy vọng khi có nhiều sách và tài liệu về Sanskrit bằng Việt ngữ, chúng ta sẽ có những từ hay hơn và chuẩn xác hơn. Cũng vì thế, trong sách này tôi thường phụ chú bằng Anh ngữ.  Lý do vì Anh ngữ là một ngôn ngữ cùng gốc Ấn Âu với Sanskrit, hơn nữa là sách dạy Sanskrit bằng Anh ngữ đã có từ lâu và liên tục được xuất bản. Hiện nay Anh ngữ là ngôn ngữ quan trọng nhất trong lãnh vực giảng dạy Sanskrit ở Ấn Độ và trên toàn thế giới.

            11. Đây là sách tự học, nên các bài học sẽ dạy từ dễ đến khó, thường được lập lại và học tiếp qua bài sau. Thí dụ như khi học về sandhi (luật phối âm) ta sẽ học dần dần qua nhiều bài, chứ không tập trung vào một bài như ở một số sách giáo khoa khác.

BÀI 1

NGUYÊN ÂM (SVARA)

BẢNG 1.1

Nguyên Âm Devanāgarī và IAST

 अ

 a

 

   आ

   ā

 इ

 i

   ई

   ī

 उ

 u

   ऊ

    ū

 ऋ

 ṛ

   ॠ

   ṝ

 ऌ

 ḷ

   ॡ

   ḹ

 ए

 e

   ऐ

  ai

 ओ

 o

   औ

  au

 

            1. Chữ Sanskrit có 13 nguyên âm. Có nhiều định nghĩa nhưng đây là cách định nghĩa dể hiểu nhất: Nguyên âm là chữ cái có thể tự phát âm được như a, o, e… Trong khi phụ âm là âm phụ phải cần kèm theo nguyên âm mới phát ra âm, thí dụ trong Việt ngữ “t, s, m, n” là phụ âm ta phải cần có nguyên âm đi kèm để đọc được chúng như ta đọc “tờ, sờ, mờ, nờ.” Cũng giống như Việt ngữ, một nguyên âm Sanskrit là một âm tiết (akṣara/ syllable) còn phụ âm phải cần đi với nguyên âm để tạo thành một âm tiết.

2. Chú ý trong bảng trên ta thấy có 14 nguyên âm, nhưng nguyên âm hiếm gặp, nên có thể nói Sanskrit chỉ có 13 nguyên âm. Trong khi Devanāgarī dùng để viết Pāli chỉ có 8 nguyên âm a, i, u, e, o, ā, ī, ū.

3. Các nguyên âm chia thành 2 nhóm theo hai cột như trong bảng trên. Cột đầu là nhóm nguyên âm ngắn (hrasva) a, i, u, ṛ, ḷ, e, o song song với cột thứ hai là nhóm nguyên âm dài (dīrgha) ā, ī, ū, ṝ, ai, au.

4. Âm ngắn kéo dài một khắc (mātrā), âm dài đọc như âm ngắn nhưng kéo dài gấp hai lần chứ không phải là nhấn mạnh. Các nguyên âm Sanskrit đọc gần giống tiếng Việt quốc ngữ, âm dài đọc dài hơn nên có cảm giác như có dấu huyền: a /a/ > ā /à/, i /i/ > ī /ì/, u /u/ > ū /ù/

            5. Cũng trong BẢNG 1.1 ta lại chia làm hai nhóm: nhóm nguyên âm đơn (śuddha): a, ā, i, ī, u, ū, ṛ, ḷ và nhóm nguyên âm phức (sayukta) là 4 nguyên âm cuối cùng: e, o, ai, au.

            6. Nhiều sách có viết thêm hai chữ (anusvāra) và (visarga). Đây là dấu hiệu viết sau nguyên âm, thí dụ: a > aṃ अं và aḥ अः một nhiệm vụ là chỉ cách đọc: (dấu chấm viết trên nguyên âm) thì nguyên âm đó phải đọc có âm mũi, (hai chấm sau nguyên âm) thì nguyên âm đó đọc như có tiếng vang nho nhỏ. Thí dụ aḥ अः đọc như “a-ha” hoặc i इः đọc như “i-hi”.      

7. Các nguyên âm trong BẢNG 1.1 có cách đọc như sau theo tiếng Việt và tiếng Anh.

            a đọc như a trong ta / America, again, organ

            ā (a dài) như à trong tà / father, car.

i đọc như i trong ti / fit, hit, chin

ī (i dài) như ì trong tì / (ee trong beet, week) 

u đọc như u trong tu / bush (oo trong poot

ū (u dài) như  ù trong tù / rule (oo trong pool, cool)

đọc như r “rờ” trong ri / river, rim

(ṛ dài) như r (rờ) trong rật / reed

đọc như l “lờ” trong lon / jewelry

e đọc như e trong te / gate, they

ai (e dài) đọc như “ai” trong tai / aisle (hay i trong ice).

o đọc như o trong to / pole, bone

au (o dài) đọc như ao trong tao / (ou hay ow trong aloud, how)

VĂN PHẠM:

ĐỘNG TỪ (tiñanta): Căn > Từ gốc > Động từ

            8. Chữ Sanskrit có nhiều từ nhưng chỉ có độ chừng 2200 căn (dhātu). Các chữ còn lại là do sự kết hợp từ 2200 căn (root) này với nhau hoặc với một số tiếp đầu ngữ (prefix) và tiếp vĩ ngữ (suffix) mà thành. Khi học Sanskrit cần nhớ kỹ căn, vì chúng ta có thể học nhanh hơn và đoán ra các từ chưa học nhờ vào số lượng căn không nhiều lắm.

9.  Căn dhātu lại chia thành gốc (añga). Từ gốc (stem) được gắn thêm vào các vĩ ngữ (tiñ) để “chia động từ”. Ta gọi añga là “từ gốc” vì đây là từ dùng để sắp chữ trong từ điển. Thí dụ: động từ “đi”:

Căn:                 gam

Từ gốc:            gaccha

Động từ:          gacchati (nó đi)

10. Trong tự điển Sanskrit, về động từ người ta thường chỉ sắp chữ theo từ căn (gam) và theo sau là động từ đã chia theo thì hiện tại, ngôi thứ ba, số ít và chủ cách (gacchati). Thí dụ tự điển thường chỉ liệt kê: bhū, bhavati. Người học phải suy từ gốc “bhava” từ chữ “bhavati.” Dĩ nhiên tự điển thường không liệt kê các động từ đã chia theo các thì, số, cách khác. Thì cũng giống như tự điển Anh ngữ chỉ có từ be (to be) mà không liệt kê am, was, were, have been, will be …

bhū, bhavati: to be (là) > tìm ra từ gốc là bhava

gam, gacchati: to go (đi) > tìm ra từ gốc là gaccha

prac, pṛcchati: to ask (hỏi) > tìm ra từ gốc là pṛccha

smṛ, smarati: to remember (nhớ) > tìm ra từ gốc là smara

sthā, tiṣṭhati: to stand (đứng) > tìm ra từ gốc là tiṣha

vad, vadati: to speak (nói) > tìm ra từ gốc là vada

vas, vasati: to live (sống) > tìm ra từ gốc là vasa

 

11. Động từ Sanskrit có ngôi, số, cách, thểthì rất phức tạp. Trong bài học đầu tiên này chúng ta chỉ mới học về 3 ngôi (ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba) và 3 số (số ít, số nhiều, số đôi).

Chú ý ngoài số ítsố nhiều trong Sanskrit lại có số đôi rất độc đáo (dịch là “hai ta, hai anh, hai chúng nó” / we two, you two, they two). Thí dụ chia (conjugation) động từ gam, gacchati theo thì hiện tạichủ cách (prathamā)

1 - Số đơn (eka-vacana/ singular):

gacchāmi (tôi đi) = gaccha + a + mi

gacchasi (anh đi) = gaccha + si

gacchati (nó đi) = gaccha + ti

Chú ý: gaccha + a + mi = gacchāmi

2 - Số nhiều (bahu-vacana/ plural):

gacchāma (chúng tôi đi ) = gaccha + mas

gacchatha (các anh đi) = gaccha + tha

gacchanti (chúng nó đi) = gaccha – a + anti

Chú ý: mas sẽ biến thành maḥ là theo sandhi (luật phối âm) học sau.

3 - Số đôi (dvi-vacana/ dual):

gacchāva (hai tôi đi) = gaccha + a + vas

gacchatha (hai anh đi) = gaccha + thas

gacchata(hai đứa nó) = gaccha + tas

Chú ý: vas thas biến thành vaḥtha là theo luật sandhi.

11. Khác Việt ngữ và Anh ngữ, trong Sanskrit thì khi chia động từ thì chủ từ (đại danh từ) đã ám chỉ trong đó. Thí dụ gacchāmi, gacchasi, gacchati là đã có nghĩa tôi đi (gacchāmi) , anh đi (gacchasi) đi (gacchati)… (trường hợp nhấn mạnh phân biệt (vadāmi = tôi nói) và câu (aham vadāmi = Tôi nói”) sẽ học sau)

12. Tiếp tục như cách chia động từ trên chúng ta chia động từ Bhū: (to be, là) theo thì hiện tại, 3 số và 3 ngôi như sau:

Căn: Bhū, Từ Gốc: bhava (to be): là, sống, hiện hữu, hiện diện, có.

Singular – Dual - Plural:

bhavāmi (tôi là) - bhavāva (hai tôi là) - bhavāma (chúng tôi là)

bhavasi (anh là) - bhavatha (hai anh là) - bhavatha (các anh là)

bhavati (nó là) - bhavata- (hai chúng nó là) - bhavanti (chúng là)

13. TỪ MỚI: Một số trợ từ:

kutra: đâu, chỗ nào (where) đặt đầu câu.

ka: ai (who)

kada: khi nào (when)

vā: hay (or)

ca: và (and). Nhớ rằng ca đặt cuối câu hay cuối mệnh đề.

14. BÀI HỌC: Một số câu đơn giản:

- kutra gacchanti:  Chúng nó đi đâu?

- kutra gacchata: Các anh đi đâu?

- gacchāva: Hai chúng tôi đi.

- bhavāva bhavati ca: Hai tôi hiện hữu nó cũng hiện hữu.

- bhavasi vā bhavāmi: Anh sống hay tôi sống.

- gacchasi ca bhavāmi ca: Anh đi tôi sống.

- tiṣhasi gacchama ca: Anh đứng tôi đi

- gacchāmi gacchata gacchāmaḥ ca: Tôi đi các anh đi và chúng ta đi.

- pṛcchāmi vadanti ca: Tôi hỏi chúng nó nói.

15. TÓM TẮT MỘT SỐ TỪ NGỮ HỌC:

Brahmī: Chữ cổ (“chữ của Phạm Thiên”)

Devanāgarī: Chữ hiện đại (deva- thiên thần + nāgarī - đô thị)

saskṛta: Sanskrit viết theo IAST

IAST: International Alphabet of Sanskrit transliteration

sadhi: luật phối thanh, phối âm

aksharas: mẫu tự (alphabet)

svara: nguyên âm

vyañjana: phụ âm

akṣara: âm tiết (syllable)

varṇa: một âm

hrasva: (nguyên âm) ngắn (/ short vowel)

dīrgha: (nguyên âm) dài (/ long vowel)

śuddha: (nguyên âm) đơn (/ simple vowel)

sayukta: (nguyên âm) phức (/ complex vowel)

mātrā: một khắc, đơn vị thời gian (/ one count)

* Cần thuộc lòng các chữ Latin Sanskrit trong phần này, vì các chữ đã học rồi sau này sẽ có thể không viết đủ các dấu, thí dụ sẽ viết là Devanagari thay vì Devanāgarī.

 


BÀI 2

NGUYÊN ÂM A VÀ 4 NHÓM VIẾT GIỐNG NHAU

(cách viết cũ của mẫu tự a)

BÀI HỌC:

1. Nguyên âm a अ là chữ cái đầu tiên của mẫu tự Sanskrit nên có rất nhiều huyền thoại tôn thờ về chữ này của một ngôn ngữ mà người ta đã xưng tụng gọi là “Ngôn Ngữ của Phạn Thiên” Thực tế chữ a vẫn hết sức quan trọng, ngoài việc chính nó là tự mẫu đầu tiên trong 48 tự mẫu (aksharas) a còn là chính âm trong nhiều nhị trùng âm và chuẩn âm đi liền với tất cả các phụ âm. Có thể nói là chỉ có các chữ ba, ka, ma, ta … mà không có phụ âm b, k, m, t … vì khi ráp chữ thí dụ chữ kak thì phải viết là “kaka” và dùng một gạch nhỏ (gọi là virāma) viết dưới chữ “ka” thứ hai, để báo hiệu chữ này đã được bỏ loại âm /a/  (ka क, kaka कक, kak = कक् )

2. Trong bài trước giới thiệu về ngôn ngữ Sanskrit có tới 13 nguyên âm. Khi học cả 13 nguyên âm này bằng chữ Devanāgarī từ bài đầu tiên khiến nhiều người học rất sợ. Thực tế là trừ nguyên âm ít dùng “ dài” số nguyên âm chỉ còn là 12 và để dễ nhớ tôi chia làm 4 nhóm theo hình tự, nên người đọc chỉ còn cần nhớ 6 nguyên âm viết bằng Devanāgarī. Như thế ngoài nguyên âm ta chỉ còn 4 dạng chữ cần nhớ như sau:

/a/ dùng viết cho 4 nguyên âm a , ā , o  và au  औ

  /i/ dùng viết cho 2 nguyên âm i  इ và ī 

  /u/ dùng viết cho 2 nguyên âm môi u उ và ū

  /e/ dùng viết cho 2 nguyên âm vòm e ai

3. Chúng ta có bảng TẬP VIẾT dạy viết chữ Devanāgarī theo chỉ dẫn cách viết thuận bút. Các con số nhỏ trong hình chỉ các nét viết chữ Devanāgarī theo đúng nguyên tắc “thuận bút”. Tuy nhiên chỉ có một thông lệ cần nhớ là nét ngang trên đầu sẽ viết cuối cùng.

4. Trong các bản văn cổ các chữ viết liền nhau, về sau mới có phân ra dấu | (chấm câu) và || (chấm xuống hàng). Giống như chữ Hán xưa viết liền nhau không có chấm câu, nhưng nhờ các “hư tự” dã, phủ, hỉ…để báo hiệu như dấu chấm câu. Sanskrit không có các hư tự đó nhưng các danh từ động từ tĩnh từ thì đều chia (conjugation) theo ngôi, số, thì, cách, thể của động từ (có nghĩa là viết khác nhau) cho nên nếu hiểu văn phạm thì việc chấm câu còn dễ hơn chấm câu trong căn Hán cổ.

DANH TỪ (subanta)

            5. Danh từ cũng được cấu tạo như động từ. Nghĩa là từ căn (dhātu/ root) ta có từ gốc (prātipadika/ stem), thêm vào từ gốc các tiếp vĩ ngữ (sup/ endings) ta có danh từ (subanta/ noun). Trong tự điển thường người ta liệt theo từ gốc, đôi khi ta thấy trong các bảng liệt kê các danh từ thường gắn thêm đuôi - thì đó là chủ cách ((prathama / nominative case) của danh từ giống đực (masculine) hoặc –mchủ cách của danh từ trung tính (neuter).

            6. Tùy theo nhiệm vụ trong câu (trong ngữ pháp Sanskrit thì nhiệm vụ của từ là quan trọng chứ không ở vị trí của nó như trong tiếng Việt) danh từ sẽ có các tiếp vĩ ngữ khác nhau (nên Sanskrit gọi là ngôn ngữ inflectedted language). Trong khi tiếng Việt hay tiếng Hoa gọi là non-infeclted language / không đổi, thí dụ hay voi bất cứ ở nhiệm vụ nào trong câu thì vẫn viết là hay voi, nhưng trong Sanskrit thì cùng là một người tên Rāma, nếu ở chủ cách (chủ từ câu) thì viết là Rāmaḥ, ở trực cách (túc từ trực tiếp động từ) thì viết là Rāmam, ở gián cách thì phải là Rāmasya, rồi muốn gọi “Rama ơi” thì phải viết là Rāme (hô cách) v.v. Hãy thí dụ:

- Rāmaḥ (đi).

- (Thày giáo nhìn) Rāmam.

- Rāme !

7. Vì các danh tự, động tự, tĩnh tự đều được chia rõ ràng theo ngôi, số, thì, cách … nên văn phạm sanskrit rất phức tạp. Nhưng cũng vì vậy mà thứ tự các chữ trong câu Sanskrit có thể viết một cách khá tự do. Thí dụ trong Việt ngữ khi viết 1- “Hùng đánh Dũng” thì không thể viết là 2- “Dũng đánh Hùng” hay 3- “Hùng Dũng đánh” vì ba chữ Hùng, đánh, Dũng đều giống nhau trong cả ba câu. Trái lại Sanskrit cho phép viết cả ba cách như vậy mà không sợ nhầm lẫn vì các động từ cũng như danh từ trong câu sẽ phải chia (conjugation) theo thời thì cách v.v. Thí dụ có động từ nhìn (pasiati) vị học giả (bhuda) và người đàn ông (nara) có thể viết 3 cách mà đều cùng một nghĩa “người đàn ông nhìn vị học giả”

1. bhudam naraḥ pasiati (vị học giả + người đàn ông + nhìn)

2. naraḥ bhudam pasiati (người đàn ông + vị học giả + nhìn)

3. bhudam pasiati naraḥ (vị học giả + nhìn + người đàn ông)

Cả ba câu Sanskrit trên chỉ có một nghĩa duy nhất là “người đàn ông nhìn vị học giả” mà không thể lẫn lộn được vì “người đàn ông”chủ cách S. (nara) và “vị học giả”trực bổ cách O. (Bhudam), và “nhìn” động từ V. (pasiati : số ít, ngôi thứ ba, thời hiện tại) – Đó là cách lợi hại quan trọng của ngôn ngữ inflected language, trong khi ngôn ngữ non-inflected language như tiếng Việt chỉ có thể viết theo thứ tự SVO “tôi ăn cơm” là có nghĩa, còn “cơm ăn tôi” hay “tôi cơm ăn” v.v. thì chẳng có nghĩa nào hết, trái lại trong Sanskrit có thể viết theo bất cứ thứ tự nào SVO, SOV, OSV, OVS… đều có nghĩa là “tôi ăn cơm”.

8. Trong thí dụ sau đây, ta chỉ học hai cách (cases) đầu tiên trong 8 cách là: 1. Chủ cách (nominative case) và Trực bổ cách (accusative case)

8.1 Chủ cách (prathama / nominative) chỉ từ đứng làm chủ từ trong câu: Rama cười; tôi khóc; chim hót; ngựa chạy .

8.2 Trực bổ cách (dvitīyā/ accusarive) chỉ từ đứng làm bổ túc trực tiếp cho động từ: Tôi đánh Rama, con ngựa nhìn tôi, Rama bắn chim.

            9. Bảng chia cho danh từ nara (người đàn ông) giống đực và tận cùng bằng – a sau đây cũng có thể dùng cho các danh từ giống đực và tận cùng bằng – a khác như Rāma (tên riêng), putra (con trai), budha (học giả), pāntha (du khách), dutā (sứ giả) v.v. Bây giờ ta chỉ học tạm 2 cách đầu:

 

Thí dụ: nara, nara (đàn ông)            Số ít     nhiều   đôi

1. Chủ Cách prathamā (subject):        naraḥ  narāḥ  narau

2. Trực Cách dvitiya (object):             nara narānarau

Luật sandhy thì naram phải viết là raraṃ (m > ṃ)

Chú ý hai thí dụ sau:

- rāmaḥ gacchati:                   Rama đi (rāma viết theo chủ cách là rāmaḥ)

- rāmaḥ nṛpaḥ bhavati:          Rama là vua (Rama (rāmaḥ) và vua (nṛpaḥ) chỉ là một người nên CẢ HAI đều viết theo chủ cách.)                                                                                            

            10. Bảng kê sau đây các danh từ giống đực tận cùng bằng a thường khi thêm đuôi - chỉ chủ cách như naraḥ, nṛpaḥ thay vì nara, nṛpa.

aja / ajaḥ: con dê

aśva / aśvaḥ: con ngựa

budha / budhaḥ: vị học giả, ông thầy.

gaja / gajaḥ: con voi

nṛpa / nṛpaḥ: vua

putra / putraḥ: con trai

harina / harina: con hươu

ma / rāmaḥ: tên riêng

vānara /  vānaraḥ: con khỉ

11. ÔN TẬP: Tóm lược cách chia Động Từ trong bài trước

                        Số ít:    Số nhiều:         Số đôi

Ngôi thứ nhất: + mi     + mas              + vas

Ngôi thứ hai:   + si      + tha                + thas

Ngôi thứ ba:    + ti       + anti               + tas

Chú ý: -as sẽ biến thành -aḥ là theo luật sandhi.

12. TÓM TẮT MỘT SỐ TỪ NGỮ PHÁP:

virāma: vạch bỏ nguyên âm ở phụ âm.

tinanta/ verb (động từ)

dhātu/ root (từ căn)

anga/ steam (từ gốc).

tin/ ending (vĩ ngữ)

purusa/ person (ngôi)

eka-vacana/ singular (số ít):

bahu-vacana/ plural (số nhiều):

dvi-vacana/ dual (số kép)

13.1 TIẾP ĐẦU NGỮ (Prefix) Chỉ Phản Nghĩa a-

a- là tiếp đầu ngữ (prefix) quan trọng. Nghĩa đầu tiên của nó là phản nghĩa lại tiếng đi liền theo (un-, in-). Trong kinh Phật dùng rất nhiều mà Hán ngữ thường dịch là phi -, bất-, vô –:

nirodha (diệt, cessation) > anirodha (bất diệt, not destroyed)

sat (là, tồn tại, hữu) > asat (không là, không tồn tại, vô).

Một biến thể của a-an- (và  na có nghĩa là “không/ not”)

ātman (ngã, cái ta) > anātman (vô ngã, phi ngã)

utpāda (sinh, birth) > anutpāda (bất sinh, vô sinh).

13. 2 LIÊN TỰ vā: hoặc (or). Chú ý vā không đứng đầu câu:

gacchati vā gacchasi “Nó đi hoặc anh đi”

āgacchati vā gacchasi “ Nó đến hay anh đi”


BÀI 3

DẤU HIỆU THAY THẾ NGUYÊN ÂM

1. Chúng ta đã biết nguyên âm Devanāgarī chỉ viết đầy đủ khi đứng một nình hay đứng đầu chữ. Thí dụ: a अ và āpa (आ + प) = आप

2. Nhưng khi nguyên âm đi liền sau phụ âm thì người ta chỉ viết một dấu hiệu đơn giản thay thế.  Các dấu này thường viết ở trên phụ âm े hay bên dưới phụ âm ु , có trường hợp thêm vào phụ âm ा . Thí dụ:

  thay vì viết (प + आ) thì chỉ viết पा

thay vì viết (प + उ) thì chỉ viết पु

3. Các ký hiệu thay thế nguyên âm như sau: (trừ a sẵn trong phụ âm)

ā: आ > ा , i: इ > ि , ī: ई > ी , u: उ > ु , ū: ऊ > ू  ,  ṛ: ऋ > ृ , e: ए  > े , ai: ऐ  > ै , o: ओ > ो, au: औ > ौ

BẢNG 3.1

Viết प (pa) Với 13 Nguyên Âm

 

Nguyên

Âm

 +

viết là

 

Nguyên

Âm

 +

Viết là

pa

पा

 इ

pi

पि

पी

pu

पु

पू

pṛ

पृ

pṝ 

पॄ

pḷ

पॢ

pḹ 

पॣ

pe

पे

pai 

पै

po

पो

pau  

पौ

 

Chú ý: 1- /a/ có sẵn trong phụ âm प (pa). 2 - Chỉ riêng có /i/ lại viết trước phụ âm (“pi” viết thành “ip”), thí dụ: pi = पि . 3- Riêng chữ r र khi đi với u उ và ū ऊ viết hơi khác thường: ru रु và रू.

VĂN PHẠM:

4. DANH TỪ (subana) và CÁCH  (vibhakti)

Danh từ giống như động từ bắt đầu từ căn (dhātu/ root). Từ căn (dhāt) ta có từ gốc (prātipadika). Từ gốc (stem) sẽ được gắn thêm các tiếp vĩ từ (sup / endings/ sufix) tùy theo nhiệm vụ (cách) của danh từ trong câu. Có danh từ ta có thể nghĩ chúng chỉ có số ít mà không có số đôi hay số nhiều. Thí dụ nara (người đàn ông) thì có số ít, số nhiều hay có đủ 8 cách (Case) thì rất bình thường, nhưng thật khó cho ta nghĩ rằng vāri (nước) mà cũng có số đôi, số nhiều hay đủ 8 cách. Ta đã học 2 cách đầu, nay học đủ 8 cách:

BẢNG 3.2

Bảng chia 8 Cách (vibhakti)

Dùng cho các danh từ tận cùng bằng a (giống đực, thì hiện tại): Số ít (eka) - Số đối (edi) – Số nhiều (mdvi):           

nara (đàn ông)            Số ít - Số đôi - Số nhiều

1. Chủ Cách prathamā: naraḥ - narau - narā

2. Trực Cách dvitiy: naram - narau - narān

3. Dụng Cách tṛtīyā: nareṇa – narābhyām - narai

4. Gián Cách caturthī: narāya – narābhyām - narebhya   

5. Nguyên Cách pañcamī: narāt – narābhyām - narebhya

6. Sở Hữu Cách ṣaṣthi: narasya - narayoḥ - narāṇām        

7. Vị trí Cách saptamī: nare - narayoḥ - nareṣu

8. Hô Cách sambodhana: nara – narau -  narā

                                                           

5. Ý NGHĨA CỦA 8 CÁCH (8 CASES)

1. Chủ Cách cc (prathamā/ nominative): Danh từ dùng làm chủ từ (subject). “Người đàn ông” ở chủ cách viết là nara (nara + )

- naragacchati: Người đàn ông đi - (“người đàn ông” là chủ cách)

- rāmaḥ nara bhavati: Rama người đàn ông - (cả hai chỉ là một người)

- gajaḥ vanasya nṛpaḥ na bhavati: Voi không là vua của rừng - (chú ý thứ tự “voi + rừng + vua + na + là”).

2. Trực Cách tc (dvitī / accusative): Danh từ làm túc từ (object) cho động từ. “Người đàn ông” ở trực cách viết là naram (nara + m)

- pṛcchati naram: Nó hỏi người đàn ông (“người đàn ông” là trực cách)

- nṛpaḥ naram namati: Vua chào người đàn ông.

- gajaḥ naram vahali: Con voi chở người đàn ông.

3. Dụng Cụ Cách dcc (tṛtī /instrumental):  Danh từ bây giờ chỉ dụng cụ: với – (saha /with). “Người đàn ông” ở dcc viết là narameṇa.

- narameṇa saha rāmaḥ gacchati:với người đàn ông, Rama đi”.

- narameṇa saha gajaḥ gacchati: Con voi đi với người đàn ông.

- vānaraḥ narameṇa dhāvati: Con khỉ chơi với người đàn ông.

4. Gián Cách gc (caturthī /dative): Danh từ làm từ chỉ định, là túc từ gián tiếp của động từ với nghĩa để (for), cho (to). “Người đàn ông” bây giờ ở gián cách nên viết là narāya (nara + aya)

- rāmaḥ narāya phalam yacchati: Rama cho người đàn ông trái cây.

- vānara narāya phalam yacchati: Con khỉ cho người đàn ông trái cây.

- vānara phalāya grāmam gacchati: Con khỉ vì trái cây đi vào làng.

- rāmaḥ putrāya pustakam paṭhati: Rama đọc sách cho con trai.

5. Nguyên Ủy Cách nuc (pañcamī / ablative): Danh từ làm túc từ cho giới từ chỉ lý do, xuất xứ (from). “Người đàn ông” giờ viết là narāt. ( + at)

- phalaḥ narāt patati: Trái cây từ người đàn ông rơi.

- naraḥ asanāt uttisthati: Người đàn ông từ chỗ ngồi đứng dậy.

- grāmāt āgacchati:từ làng đến.

- phalaḥ vānarāt patati: Trái cây từ con khỉ rơi.

- gajat āgacchati: Nó từ con voi đến.

6. Sở Hữu Cách shc (aṣthi /genitive): Biến cách do từ chỉ sở hữu của (of):  “Người đàn ông” ở sở hữu cách nên viết là narasya (nara + sya)

- narasya aśvaḥ “của người đàn ông, ngựa”: Con ngựa của người đàn ông

- narasya putraḥ: Con trai của người đàn ông.

- narasya putraḥ gramam gacchati: Con trai người đàn ông đi vào làng.

- narasya aśvaḥ gajam paśyati: Con ngựa của người đàn ông nhìn con voi.

7. Vị Trí Cách vtc (saptamī / locative): Biến cách do từ chỉ nơi chốn, hoàn cảnh, trạng thái. “Người đàn ông” ở vị trí cách viết là nare.

- nare vasati: “Với người đàn ông nó sống”

- aśvaḥ nare vasati: Con ngựa sống với người đàn ông.

- aśvaḥ gaje vasati: Con ngựa sống với con voi.

- grāme vasati: Nó sống ở làng. (ở làng + nó sống)

- grāme naraḥ vasati: Người đàn ông sống ở trong làng.

- gaje tiṣṭhati: Nó đứng trên con voi. (trên con voi + nó đứng )

8. Hô Cách hc (sambodhana / vocative): Biến cách do từ dùng để gọi, bây giờ có chấm than (!) đi kèm.

- nara! : Người đàn ông!

- gaja! : Con voi!

 

 

BẢNG 3.2

DANH TỪ TRUNG TÍNH (Neuter Nouns) THÌ HIỆN TẠI

(dùng cho các danh từ tận cùng bằng –a)

Thí dụ: vana (rừng):   số ít – số đôi – số nhiều                                 

1. Chủ Cách:               vanam - vane - vanāni

2. Trực Cách:              vanam - vane - vanāni

3. Dụng Cách:             vaneṇa - vanābhyām - vanaih

4. Gián Cách:              vanāya - vanābhyām - vanebhyah

5. Nguyên Cách:         nanāt – vanābhyām - vanebhyah

6. Sở Hữu Cách:         vanasya - vanayoḥ - vananm

7. Vị trí Cách:             vane - vanayoḥ - vaneṣu

8. Hô Cách:                 vana - vane - vanāni                                     


BÀI 4

PHỤ ÂM (vyañjana)

 

            1. Trong Sanskrit có tới 33 phụ âm vyañjana nên mẫu tự latin không đủ, ta phải dùng chữ ghép gồm hai mẫu tự để chỉ hết các phụ âm này. Cho nên ngoài k, g chúng ta còn có kh, gh … Trong bảng sau sắp các phụ âm theo cách phát âm ghoṣa (voiced/ kêu), aghoṣa (unvoiced/ không kêu), mahāprāṇa (asprirated/ bật), alpaprāṇa (unaspirated/ không bật)

BẢNG 4.1

DANH SÁCH 33 PHỤ ÂM

Consonants 

(ka) (kha)  (ga) (gha)  (nga)

(cha) (chha) (ja) (jha)  (nja)

(ta) (tha) ड (da)  (dha)  (na)

(ta) (tha)  (da)  (dha)  (na)

(pa)  (pha)  (ba)  (bha)  (ma)

(ya)  (ra)  (la)  (va)  (sha)  (sha)  (sh)  (ha)

 

            2. Nên nhớ phụ âm (consonants) là chữ cần đi kèm với một nguyên âm (vowel) để phát âm (như phụ âm tiếng Việt t đọc là /tờ/, s đọc là /sờ/ …). Cho nên tất cả các phụ âm của Sanskrit đều tự động có sẵn nguyên âm a đi kèm: pa, ta, ca, sa ... như thấy trong Bảng 4.1 trên.

3. Khi viết ta thì chỉ viết là đủ. Khi muốn viết riêng âm “t” ta phải viết cả chữ ta và viết dưới một dấu virāgam cho biết là đã loại nguyên âm /a/ ra. Thí dụ: क ka > क् /k/, न na > न् /n/, य ya > य् /y/.

4. Thí dụ sau ta thấy rất dễ phiên Devanāgarī ra roman sanskrit hay ngược lại: कनय = kanaya, कन = kana, नय > naya. Nhưng chú ý: नय् = nay, và  क्नय् = knay

5. Nhưng khi hai hay nhiều phụ âm đi liền nhau, chúng sẽ biến đổi thành một loại dấu hiệu khác (nhưng latin-sanskrit vẫn giữ nguyên). Thí dụ /k/ क् ष, nhưng khi viết kṣ thì không viết hai chữ nhập lại như chữ latinh क् + ष mà phải viết thành một dấu mới là क्ष giống như thay vì viết là (ज् + ञ) mà phải viết là ज्ञ

k (क्) + (ष) = kṣक्ष

j (ज्) + ñ (ञ ) =   = ज्ञ

Trở lại so sánh thí dụ sau ta thấy không khó hiểu lắm:

कनय  kanaya, क्नय  knaya, क्न्य  knya

Trong phần sau ta sẽ có bản liệt kê tất cả các chữ viết tắt cho hai hay nhiều phụ âm đi liền nhau. Số “dấu hiệu mới” như क्ष hay ज्ञ lên đến 1296. Tuy nhiên chúng đều được cấu tạo theo một nguyên tắc chung. Cho nên chỉ cần học kỹ 33 phụ âm chính là ta có thể đọc và viết tất cả 1296 “chữ” này.

CÁCH ĐỌC CÁC PHỤ ÂM:

            6. Để đọc ta có bảng sau của 25 âm tắc, xếp theo vị trí phát âm từ trong ra ngoài (từ cổ họng tiến ra môi):

BẢNG 4.2

25 Phụ Âm Tắc (sparśa)

                                                (1)        (2)        (3)        (4)        (5)

Âm hầu (kanthya):                  ka        kha      ga        gha      ṅa

Âm cúa mềm (talavya):           ca        cha      ja         jha       ña

Âm cúa cứng (murdhanya):   ṭa         ṭha       ḍa        ḍha      ṇa 

Âm răng (dantya):                  ta         tha       da        dha      na

Âm môi (osthya):                     pa        pha      ba        bha      ma

            7. CÁCH ĐỌC:

            Nói chung cách đọc các phụ âm Sanskrit giống cách đọc các phụ âm có cùng mẫu tự trong Anh ngữ nên tôi lấy thí dụ đọc bằng Anh ngữ cho dễ đọc:

Âm hầu hay âm cổ (kanthya):

क ka                như: skate, kick

kha              như: bunkhouse  

ga                 như: go, give

gha               như: loghouse

ṅa                như: linguage 

Âm cúa mềm hay vòm mềm (talavya):

ca                 như c Anh ngữ: cello, cell

cha              như: charm, church

ja                 như: just, joy

jha               như: hedgehog.

ña                như: enjoyable

Âm cúa cứng hay vòm cứng (murdhanya):

ṭa                  như: stable, stop,

ṭha                như: table, light-heart

ḍa                như: dynamic, door

ḍha               như: redhead, redhot  

ṇa                như: gentle,

Âm răng (dantya):

त ta                  như: stick, tub

tha                như: time, lightheart

द da                 như: die, dove

dha               như: redhead

 

na                 như: general

Âm môi (osthya):

प pa                 như: pin, pipe

pha              như: shepherd, uphill

ba                 như: beautiful, bone

bha              như: clubhouese

ma                như: mother

CÁC PHỤ ÂM CÒN LẠI:

          “bán nguyên âm” (antaḥstha)

य ya                 âm vòm, như y: yes

र ra                  âm lưỡi, như r: red, run

ल  la                 âm răng, như l: law

व va                 âm môi, như v: victor

Bốn phụ âm cuối là ‘âm bật’ (aspirate) chỉ có là ‘âm vang’:

श  śa                như sh: shine

ष ṣa                 như c: efficient

स sa                 như s: sweet

ह ha                 như h: hero


 

BÀI 5

CÂU ĐƠN GIẢN

            Qua 4 bài đầu chúng ta có một vốn nhỏ để có thể bắt đầu tập đọc và tập viết các câu đơn giản. Trong các bài học và bài tập ở các bài đầu chúng ta tạm thời chưa áp dụng chặt chẽ luật phối âm (sandhi), tuy nhiên nên nhớ luật sandhi chính là linh hồn của Sanskrit.

            Bài này chúng ta học đọc và học viết các câu đơn giản, nhưng cũng nhằm ba mục đích: 1- Ôn lại các từ đã học. 2 – Ôn lại văn phạm đã học. 3- Học phân tích văn phạm của các câu.  

1. ĐỘNG TỪ (Verb V)

            Động từ trong câu thường là từ đứng cuối câu, như tiếng Nhật.

- panthah gacchatii:              Những du khách đi. (SV)

- aśvaḥ gajaḥ va gacchanti:  Ngựa voi và đi. (SV) (ngựa và voi đi)

 - aśvaḥ gajam smarati:         Ngựa voi nhớ. (SOV)  (ngựa nhớ voi)

2. DANH TỪ (Noun N)

Trong một câu, danh từ có thể làm chủ từ (Subject S):

- rāmaḥ gacchanti: (Rama đi). Rama ở câu này là chủ cách (prathama) nên viết là rāmaḥ. (SV)

            Danh từ có thể làm túc từ (Object O):

- nṛpaḥ rāmam namati:(Vua chào Rama). Rama ở câu này là trực cách (dvitiya) nên phải viết là rāmam. (SOV)

Tóm lại Danh từ có thể làm 8 nhiệm vụ trong một câu nên ta có 8 cách (vibhakti) như đã học. Nhờ mỗi từ trong câu đều có tiếp vĩ ngữ chỉ rõ nhiệm vụ của nó là gì: danh từ làm chủ từ (chủ cách), danh từ đứng làm túc từ trực tiếp cho động từ (trực cách), danh từ đứng làm túc từ gián tiếp cho động từ (gián cách) … nên vị trí thứ tự của chúng không quan trọng như trong tiếng Việt.

 

3. MẪU CƠ BẢN:  SOV

Chủ từ là danh từ (chủ cách), túc từ là danh từ ở các dạng khác trong 8-cách. Như đã nói ở bài trước nhờ các danh từ động từ và túc từ đều chia theo thì, số, cách, ngôi … một cách thống nhất nên trong Sanskrit câu không cần viết theo thứ tự (S O V) mà không thể nhầm lẫn. Thí dụ câu “ngựa nhớ voi” có thể viết:

- aśvaḥ gajam smarati (SOV): “ngựa + voi + nhớ”

- gajam aśvaḥ smarati (OSV): “voi + ngựa + nhớ”

Mặc dù có thể viết theo các thứ tự khác như VOS, VSO, OVS, SVO đều có nghĩa như nhau (ngựa nhớ voi) nhưng người ta thường quen đặt V (động từ) ở cuối câu.

Chú ý vị trí của túc từ O trong các cách khác:

- phalaḥ gajāt palate: Quả (rơi) từ con voi rơi.

- rāmasya putraḥ aśvam gacchati: Con Rama (đi) đến con ngựa đi.

- kutra gacchasi iti rāmaḥ pṛcchati: Rama (hỏi) “anh đi đâu?” hỏi.

- grāt putrah āgacchati: Đứa bé (đến) từ làng đến.

- rāmaḥ grāt gacchati: Rama (đi) từ làng đi (nguyên ủy cách)

- budhaḥ āsanāt uttiṣṭhati: Ông thày (đứng lên) từ chỗ ngồi đứng lên (nguyên ủy cách)

3.1 CHỦ CÁCH + DỤNG CÁCH + ĐỘNG TỪ

- Con ngựa + với con voi + đứng (Ngựa đứng với voi)

- Ông ta + với con voi + đi (Ông ta đi với voi)

- Rama + với con khỉ + đi (Rama đi với khỉ)

- Ông thầy + với Rama + nói (Ông thầy nói với Rama)

3.2 CHỦ TỪ + TÚC TỪ (gián tiếp) + TÚC TỪ (trực tiếp) + ĐỘNG TỪ

Trường hợp này có hai hay ba túc từ, nhưng các túc từ nhờ phân biệt chia theo các cách khác nhau mà ta cũng có thể không viết theo thứ tự này mà vẫn cùng nghĩa. Túc từ gián tiếp ở đây cũng là gián bổ cách (ablative case)

- balaḥ phalāya gramam gacchati: đứa bé + vì trái cây + vào làng + đi: (Đứa bé đi vào làng vì trái cây)

- budhaḥ  sevakāya phalam yacchati: ông thầy + người hầu + trái cây + cho: (Ông thày cho trái cây người hầu)

- budhaḥ gajān rāmam vadati: ông thầy + với Rama + về con voi + nói: (Ông thầy nói với Rama về con voi)

3.3 CHỦ CÁCH + DỤNG CÁCH + ĐỘNG TỪ

Chú Thích: Khi dịch cho người mới học dễ đối chiếu với nguyên văn Sanskrit có khi tôi phải dịch kiểu “từ ra từ”. Thí dụ vānaraḥ phalāya varam gacchati (con khỉ + trái cây + rừng + đi) nghĩa là “Con khỉ đi vào rừng vì trái cây.” Tương tự như thế, khi dạy cho sinh viên Mỹ tôi đã dịch kutra gacchati là “Where he goes” (kutra: where, gacchati: he/she/it goes) mặc dù đúng ra phải dịch là “Where does he go?” hay “Where he is going?”



[1] Bartholome (1801), Foster (1804) Carey (1806), Wilkens (1808), Hamilton (1814), Yates (1820), Wilson (1844), Ballantyne (1862), Muller (1866), Kielhorn (1870), Whiney (1879), Perry (1886), MacDonell (1911) Antoine (1954), Tyberg (1964), Gonda (1966) Hart (1972) Coulson (1976), Goldman (1980)

Tạo bài viết
08/03/2015(Xem: 14413)
23/11/2010(Xem: 77809)
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả, Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước. Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!