Vọng Tưởng Là Gì Do Đâu Mà Có ?

16/12/20222:40 SA(Xem: 5394)
Vọng Tưởng Là Gì Do Đâu Mà Có ?

VỌNG TƯỞNG LÀ GÌ DO ĐÂU MÀ CÓ ?
Truyền Bình

vong tuong la giNgười học Phật không xa lạ gì với danh từ vọng tưởng, nhưng mọi người có thực sự hiểu hết ý nghĩa sâu xa của từ ngữ này hay không ? Tôi cảm thấy nghi ngờ, nên hôm nay viết bài này để cùng nhau xem xét cho thật kỹ vọng tưởng thật sự là gì.

Vọng tưởng không phải chỉ là những tưởng tượng không có thật, không khách quan, vu vơ, phù phiếm, mà tất cả nhận thức của bộ não đều là vọng tưởng, kể cả những cố thể vật chấtchúng ta thấy chung quanh mình như : thân thể tứ đại của mình, nhà cửa, xe cộ, vật dụng, đồ dùng, lương thực, thực phẩm, đất trời, núi sông, biển đảo.

Tại sao vật chất cũng là vọng tưởng ? Vì như kinh điển Phật pháp đã nói, các pháp khôngtự tính. Trong kinh Duyên Khởi Tính Không 緣起性空 có nói :

一切法由於無自性,因此得以隨緣幻現;幻現的一切法,雖然歷歷在目,但卻如夢幻泡影、如露亦如電 (Nhất thiết pháp do ư vô tự tính, do thử đắc dĩ tùy duyên huyễn hiện; huyễn hiện đích nhất thiết pháp, tuy nhiên lịch lịch tại mục, đãn khước như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện.) Nghĩa là : Tất cả các pháp do không có tự tính, do đó các pháp tùy duyênhiện ra một cách huyễn ảo; tất cả các pháp huyễn ảo, tuy sờ sờ trước mắt nhưng giống như giấc mơ huyễn ảo, như bọt nước. như giọt sương hay như điện chớp.

Không có tự tính là thế nào ? nghĩa là vật dù nhỏ như hạt photon hay hạt electron hoặc to lớn như Trái đất, Mặt trăng đều không có thuộc tính (properties) gì hết, không có đặc điểm hay tính chất gì cả. Mọi đặc điểm, tính chất của vật đều do chủ thể quan sát gán ghép cho vật, nghĩa là tưởng tượng về vật. Sự tưởng tượng này dựa trên điều kiện (tùy duyên), đó là mối quan hệ tương tác giữa lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và bộ não) và lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Cả lục cănlục trần đều cấu tạo bằng những hạt ảo mà ngày nay khoa học gọi là hạt cơ bản (elementary particles) như quark, electron, photon…Theo mô hình chuẩn vật lý hạt hiện đại thì có 17 loại hạt ảo như vậy, được đúc kết trong bảng sau :

Quarks là nhóm hạt nặng tạo ra hạt nhân của nguyên tử như hạt proton và hạt neutron. Đây là những hạt rất vững bền. Tuổi thọ của hạt proton tự do là 1035 (10 lũy thừa 35) năm nghĩa là vô cùng lâu dài. Tuổi thọ của hạt neutron tự do chỉ từ 10-15 phút, sau đó nhanh chóng phân rã thành hạt proton.

Leptons là nhóm hạt nhẹ trong đó phổ biến nhất là hạt electron quay chung quanh nguyên tử, tạo ra lớp vỏ nguyên tử. Electron di chuyển trên những quỹ đạo ổn định. Khi tăng hay giảm năng lượng bằng cách nung nóng hay để nguội, electron sẽ nhảy lên quỹ đạo tầng trên hay nhảy xuống tầng dưới gọi là bước nhảy lượng tử (quantum leap). Khi electron nhảy xuống tầng dưới, nó giải phóng một số năng lượng dưới dạng ánh sáng có màu sắc rất đặc trưng. Điều đặc biệt là nó biến mất ở tầng trên và đột ngột xuất hiện ở tầng dưới, hoặc ngược lại, mà không có sự dịch chuyển giữa hai quỹ đạo, nghĩa là không thể thấy nó đi từ quỹ đạo này qua quỹ đạo kia.

Forces là nhóm hạt truyền lực tạo ra kết nối. Gluon là hạt tạo ra lực tương tác mạnh, photon là hạt tạo ra lực tương tác điện từ. Hạt W và hạt Z là hạt tạo ra lực tương tác yếu. Photon và các hạt W và Z có thể coi là thành phần của một lực thống nhất gọi là tương tác điện-yếu (electroweak interaction).

17 loại hạt cơ bản trong Mô hình chuẩn của Vật lý hạt (Standard Model of Particle Physics)    

17 loại hạt cơ bản trong Mô hình chuẩn của Vật lý hạtTheo nhà vật lý nổi tiếng Niels Bohr, những hạt cơ bản này đều là hạt ảo khi bị tách riêng, nghĩa là chúng không thể độc lập tồn tại“Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật). Và theo nhà vật lý nổi tiếng khác là Werner Heisenberg, người đã phát minh ra nguyên lý bất định“Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật).

Ý kiến của hai nhà khoa học nêu trên đã nói một cách rõ ràng rằng cái gọi duyên 緣 trong Phật pháp, tức điều kiện để cho vật huyễn hiện 幻現 chính là những nguyên tử tiềm thể (potentialities ) này. Nguyên tử không phải là vật mà chỉ là tiềm thể. Các tiềm thể này chỉ hiển hiện thành vật khi tương tác với lục căn, nghĩa là dưới 6 giác quan của con người, thì các hạt cơ bản và nguyên tử vốn chỉ là sóng tiềm năng phi vật chất, liền hiện hình thành vật chất. Điều này được xác nhận trong thí nghiệm hai khe hở rất nổi tiếng từ một thế kỷ nay.

Double Slit Experiment – Thí Ngiệm Hai Khe Hở – Phụ đề Việt ngữ

Trong thí nghiệm này, hạt electron nếu không bị quan sát thì nó sẽ hành xử như là sóng, còn khi bị quan sát thì nó mới biến thành hạt vật chất. Điều này đã làm sững sốt các nhà khoa học khi họ phát hiện ra tính chất kỳ bí này của lượng tử.

Tất cả các pháp đều không có tự tính (nhất thiết pháp vô tự tính 一切法無自性) các đặc tính của vật là do người khảo sát gán ghép cho vật chứ nó không có sẵn, đây là một chủ đề tranh cãi rất lớn giữa hai nhà khoa học hàng đầu thế giới là Niels Bohr và Albert Einstein. Bohr nghiêng về lập trường pháp không có sẵn tự tính, còn Einstein theo đuổi lập trường vật phải có sẵn tự tính, tự tính đó là khách quan. Lúc hai ông còn sống, không ai biết làm cách nào để xác định xem ai đúng ai sai. Đến năm 1964, một người Ái Nhĩ Lan tên là John Bell nghĩ ra một phương trình toán học gọi là bất đẳng thức Bell, kết hợp với thực nghiệm có thể giải quyết được vấn đề, tuy nhiên lúc đó chưa có đủ máy móc tinh xảo để tiến hành. Năm 1967, một nhà vật lý trẻ người Mỹ tên là John Clauser, vốn ủng hộ lập trường của Einstein, đã tiến hành chế tạo một bộ máy có khả năng tạo ra những cặp hạt liên kết (entangled) tạo điều kiện cho thực nghiệm. Đến năm 1982, tại Paris, một nhà vật lý khác là Alain Aspect sử dụng chiếc máy của Clauser tiến hành một cuộc thí nghiệm quan trọng, và áp dụng bất đẳng thức Bell, đi vào tâm điểm của cuộc tranh luận để giải quyết một lần cho dứt khoát xem lập luận nào đúng. Kết quả khiến cho John Clauser thất vọng, vì ông không lật đổ được cơ học lượng tử, lập trường của Niels Bohr đúng với kết quả thực nghiệm, còn Einstein thì sai. Xim xem video mô tả cuộc tranh luận này :

Tranh Luận Giữa Bohr Và Einstein Về Cơ Học Lượng Tử

Từ cuộc thí nghiệm này, người ta rút ra được hai kết luận hết sức quan trọng về mặt vật lý cũng như về mặt triết học :

Một là vật không có thật (phi hiện thực, non realism) vật chất chỉ là huyễn ảo, là vọng tưởng của con người, các đặc tính của vật đều là do con người gán ghép cho vật.

Hai là vật không có vị trí nhất định (bất định xứ, non locality), điều này có nghĩa là không gian là do con người tưởng tượng, các vị trí trong không gian cũng chỉ là tưởng tượng nhưng con người cảm thấy rất thật, bởi vậy kinh điển mới nói đó là vọng tưởng. Hiện tượng liên kết lượng tử (quantum entanglement) là minh chứng cho thấy rõ khoảng cách không gian là không có thật. Ví dụ khoảng cách giữa Sài Gòn và Hà Nội chúng ta cảm thấy rất là chân thật, rất xác định là 1146 km, muốn đi từ Sài Gòn ra Hà Nội, chúng ta phải lên phi cơ, bay khoảng 1 giờ 45 phút mới đến nơi. Nhưng thật ra khoảng cách 1146 km chỉ là vọng tưởng, không có thật. Các nhà khoa học đã nghĩ tới phương thức viễn tải lượng tử, mô phỏng theo hiện tượng liên kết lượng tử, xin xem video minh họa sau đây :

Viễn Tải Và Máy Tính Lượng Tử – Quantum Teleportation And Computer

Một buồng hạt ở New York và một buồng hạt ở Paris, hai nơi cách xa nhau 5834km. Một người bước vào buồng hạt New York, trong tích tắc, bước ra khỏi buồng hạt Paris, không mất thời gian di chuyển qua khoảng cách 5834km, bởi vì khoảng cách đó chỉ là vọng tưởng, không có thật. Phương thức này gọi là viễn tải lượng tử (quantum teleportation).

Năm 2012, Maria Chekhova của Đại học Moscow có thể làm cho một photon xuất hiện ở 100.000 vị trí khác nhau trong không gian, nghĩa là tạo ra 100.000 liên kết lượng tử. Một hạt photon biến thành 100.000 hạt. Đây cũng không phải là con số giới hạn, không có giới hạn nào cả. Một có thể biến thành vô số lượng. Từ đây khoa học có thể rút ra kết luận quan trọng thứ ba : số lượng không có thật (phi số lượng, non quantity). Thuyết Big Bang chính là một minh chứng của phi số lượng, vũ trụ ban sơ chỉ là một hạt vô cùng nhỏ, nhỏ hơn hạt electron rất nhiều lần, cái hạt vô cùng bé nhỏ đó đã tạo ra vũ trụ to lớn ngày nay.

Tóm lại, chính vì các pháp chỉvọng tưởng, vật không có thật, nên không gian, thời gian và số lượng đều chỉ là khái niệm, là vọng tưởng, không có thực chất. Chúng ta hãy nghe lại Thầy Duy Lực đã nói về vấn đề này như sau :

1401 Việc trần sa kiếp cũng như việc hiện nay

Tóm tắt quá trình phát sinh vọng tưởng bằng một thí dụ cụ thể. Đây là một tô mì :

tộ mìTô mì chỉ là vọng tưởng, nhưng đối với các giác quan của con người thì tô mì rất thật.

Bản chất của tô mì chỉ là những hạt ảo như quark, electron, photon…Chúng tạo ra cấu trúc nguyên tử và phân tử, đó là những tiềm thể không phải là vật chất, chúng không có thuộc tính, không có tính chất gì cả. Nhưng chúng đóng vai tròlục trần (6 thứ đối tượng, objects) tương tác với lục căn (6 giác quan) phát sinh ra lục thức (thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm giác tiếp xúcý thức phân biệt). Lục thức chỉ là thói quen cảm nhận hình thành từ lâu đời gọi là thế lưu bố tưởng, chính cái thói quen tưởng tượng này tạo ra cảm giác. Đó là một loại phản ứngđiều kiện mà nhà khoa học Nga Ivan Petrovich Pavlov đã thực hiện với con chó vào thập niên 1890. Trước mỗi lần cho chó ăn, ông ta đánh một tiếng kẻng, thói quen này hình thành một phản ứng sinh lý ở con chó. Mỗi khi nghe tiếng kẻng dù không cho ăn, dạ dày nó cũng tiết ra dịch vị, đó là một phản ứng theo thói quen.

Tương tự như vậy, mắt nhìn thấy tô mì lúc đói bụng thì cảm thấy muốn ăn. Mũi khi ngửi thấy mùi thức ăn thì cảm thấy thơm phức hấp dẫn; lưỡi khi tiếp xúc với sợi mì thì cảm thấy dai dai dòn dòn, tiếp xúc với nước mì thì cảm thấy vị mặn, tiếp xúc với ớt thì cảm thấy cay. Tất cả cảm giác đó chỉ là vọng tưởng, bởi vì tô mì chỉ là những hạt ảo, không có thực chất, cũng không có bất cứ một tính chất gì cả, như đã được khoa học lý giải rõ ràng ở phần trên. Thế mà con người vẫn cảm thấy ăn ngon, no bụng, mùi vị hấp dẫn, và vẫn được cơ thể tiêu hóa, được cung cấp năng lượng, tăng trưởng. Tất cả đều là tưởng tượng nên kinh điển gọi là vọng tưởng. Toàn bộ con người cũng như thế giới chung quanh, đều được kinh điển mô tả bằng cụm từ : ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm thứ tích hợp gồm : sắc (vật chất), thọ (cảm nhận), tưởng (tưởng tượng), hành (chuyển động) và thức (nhận biết, phân biệt) đều là không.

Sở dĩ ngũ uẩn giai không là vì vật chất chỉ là cấu trúc ảo, hình thành từ những hạt ảo, chúng tạo ra cấu trúc nguyên tử và phân tử chỉ là tiềm thể, mà khoa học ngày nay giải thích bằng hai khái niệm : Trường (Field) và Vũ trụ Toàn ảnh (Holographic Universe) như trong video sau đây :

Universe 3 – Trường và Nguyên Lý Toàn Ảnh – Phụ đề Việt ngữ

Trường là tình trạng bản nguyên của vũ trụ, không phải là vật chất, nó chỉ là dạng sóng phi vật chất, dạng tiềm thể của vật chất. Chỉ khi tiếp xúc với lục căn, chính lục căn lựa chọn những sóng với tần số thích hợp để tạo ra vật thể (lục trần) và lục căn tương tác với lục trần để phát sinh ra thọ, tưởng, hành, thức .

Vũ trụ Toàn ảnh là một ảnh ảo trong không gian 3 chiều. Các vật thể trong vũ trụ chỉ là thông tin từ một toàn ảnh trên mặt phẳng 2 chiều, phóng hiện thành 3 chiều. Khi phóng hiện thành 3 chiều, do tăng kích thước của ảnh nên có một độ nhòe, độ nhòe đó biểu hiện ra thành tiếng ồn toàn ảnh mà nhóm GEO600 đã phát hiện ra vào năm 2012.

Kết luận

Toàn bộ cuộc sống của con người trên thế gian, cũng như của chúng sinh trong Tam giới đều chỉ là vọng tưởng. Vọng tưởng chủ yếu do các pháp khôngtự tính, con người chỉ tưởng tượng, gán ghép các đặc tính này nọ cho sự vật. Đây là loại tưởng tượng có điều kiện đã hình thành từ một thói quen lâu đờiPhật pháp gọi là thế lưu bố tưởng, khoa học cũng đã khảo sát hiện tượng này qua thí nghiệm của Pavlov tiến hành đối với con chó. Các bậc giác ngộ kiến tánh chính là tự mình chứng thực điều đó. Khi đã tự mình chứng thực, phá được hết tất cả tập khí (thói quen) vọng tưởng thì có thể có 6 thần thông. Một số nhà đặc dị công năng có thể chưa giác ngộ, nhưng do luyện tập, phá được một phần những tập khí lâu đời, cũng có thể có thần thông, làm được những việc siêu nhiên như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý từng biểu diễn.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/12/2021(Xem: 4092)
02/02/2024(Xem: 925)
06/08/2017(Xem: 10446)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.