Thư Viện Hoa Sen

Tám Vạn Pháp Môn Thệ Nguyện Học Bài 5. Bình Đẳng Và Bất Công | Ngọc Huyền (Song ngữ Vietnamese-English)

08/07/20254:17 SA(Xem: 128)
Tám Vạn Pháp Môn Thệ Nguyện Học Bài 5. Bình Đẳng Và Bất Công | Ngọc Huyền (Song ngữ Vietnamese-English)

 

TÁM VẠN PHÁP MÔN THỆ NGUYỆN HỌC
Bài 5. BÌNH ĐẲNG VÀ BẤT CÔNG
Ngọc Huyền


 

inequalityBẤT CÔNG KHẮP NƠI

Hằng ngày, ở bất cứ đâu, ai  ai cũng thấy những cảnh mâu thuẫn, bất công diễn ra như cơm bữa.

Sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo ngày càng sâu sắc mãnh liệt khắp nơi kể cả ở  Mỹ, nơi từng được xem là ngọn hải đăng dân chủ cho toàn thế giới. Nơi đây, có những tỷ phú hàng đầu trên hành tinh nắm giữ tài sản đú loại  lên đến vài trăm tỷ đô la, thao túng nhiều lãnh vực trong và ngoài nước. Nhưng cũng ngay đây, nơi những ngã tư, trên những góc phố, góc công viên, lang thang di chuyển liên tục là những người không nhà cửa, đàn ông, đàn bà, già trẻ, đủ mọi sắc tộc. Họ sống mà nào biết ngày mai ra sao.  Có người kham nhẫn chấp nhận. Có người gà gật trong cơn phê thuốc. Có người quẫn trí thành bệnh tâm thần.

Hằng năm những đại hội phim ảnh, âm nhạc quốc tế ở Los Angeles như Oscar, Golden Globe, Grammy,  hay  ở New York như Emmys và Tony luôn diễn ra trong xa hoa, huy hoàng, rực rỡ, cực kỳ sang trọng, dập dìu tài tử giai nhân trên thảm đỏ, váy áo gắn kim cương, ngọc trai, ngọc quý đú loại, chén đĩa  cốc tách dát vàng, thức ăn, đồ uống thượng thượng vị. Nhưng nào mấy ai có bao giờ hiểu rằng ở cái hậu trường đằng sau  đó là mồ hôi nước mắt cúa biết bao công nhân, đa số họ là những người nhập cư không giấy tờ, đã cặm cụi, chăm chỉ làm việc ngày đêm với đồng lương thật khiêm tốn để có được những đêm hội “hoành tráng” như vậy. Mới đây nhất là đám cưới  thế kỷ tốn $50 triệu đô của tỷ phú Amazon, Jeff Besos lấy Lauren Sanchez, ở Venice, Ý. Trong khi mức lương lao động chân tay tối thiểu ở 20 tiểu bang Mỹ hiện nay chỉ là 7 đô la 25 xu một giờ. Ở những nước khác còn thấp hơn rất nhiều.

Xa hơn, nhìn qua các nước Phi châu. Sao mà muôn đời đói nghèo, bệnh tật, thời tiết vô cùng khắc nghiệt đến vậy. Nước dùng hằng ngày chẳng có đủ thì làm sao có đủ nước cho nông nghiệp. Trong khi ở Mỹ mỗi ngày người ta phí phạm vô lượng thức ăn đồ uống không thương tiếc; nhiều tấn thực phẩm vất vào thùng rác không ngần ngại. Đúng như cách ngôn Việt Nam “ Người ăn không hết, kẻ lần không ra.” Còn người Phi châu thì thô kệch xấu xí. Có nhiều  người nhìn vào chỉ thấy một màu đen, đen hơn cả chính  màu đen, ngoại trừ hàm răng trắng ởn và con mắt trắng dã. Trái lại, người Mỹ phần lớn da trắng bóc, cao to, mặt mày sáng sủa, tràn đầy phong độ. Trẻ em trai gái xinh đẹp trong sáng như thiên thần.

ĐÂU RỒI? BÌNH ĐẲNG ƠI !

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một bài thuyết giảng đã nói “ Có một sự bình đẳng giữa con người. Dù giàu hay nghèo, khi sinh ra và khi chết đi, người ta chỉ đến và đi một mình không đem theo gì cà.” Điều này đúng trong mọi không gianthời gian. Khi sinh ra, con người ở đâu cũng chỉ  là những em bé yếu đuối trần trụi và khi từ giã cõi đời, ai cũng phải  bỏ lại tất cả mà xuôi tay.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, đức Phật phân tích rất cụ thể những đặc tính của thân người. Chúng ta có thể nương vào  đây để hiểu thêm về bình đẳng và bất công.

Phật dạy rằng thân này là cái túi ô uế, không bền chắc tựa như bọt biển, cộng lau, như thân cây chuối cứ bóc lần từng lớp bọc thì cuối cùng không còn gì cả. Thân này chỉ tạm gá vào bốn đại là đất, nước, gió, lửa nên dễ hư rã như cây bên bờ sông sạt lở, không biết còn mất lúc nào. Thân này niệm niệm không dừng, thay đổi chớp nhoáng như thác nước đổ dốc, như ngọn lửa bùng lên rồi tắt rụi. Thân này còn là thức ăn của các loài thú dữ, chim chóc nơi hoang dã, là mồi ngon của các loài vi trùng vi khuẩn. Thân này cũng là ổ vi trùng vi khuẩn dễ phát tán khắp nơi làm ô nhiễm môi trường. Thân này cũng là thành trì vững chắc bao bọc ngũ uẩn (sắc, thọ tưởng, hành, thức). Thân này cũng tham đắm và dựa vào ngũ dục để phát triển và thoả mãn tự ngã (tài, danh, sắc, thực, thùy: tiền bạc, danh lợi, vật chất, tài sản và sắc đẹp, ngủ nghỉ và ăn uống). Thân này cũng là nơi chứa chấp các thành kiến, tà kiến, đoạn kiến, biên kiến đưa đến suy nghĩ sai lầm gây ra xung đột mâu thuẫn, chia rẽ phân biệt  và các cuộc chiến tranh tàn khốc cho loài người.

Cách đây 2649  năm, khi đức Phật dùng từ “thân này”, ngài muốn nói đến thân tứ đại của tất cả mọi con người trên trái đất này, không phân biệt nòi giống, chủng tộc, màu da, giới tính, giai cấp xã hội, kể cả các thứ bậc trong từng  triều đại và họ tộc ở một đất nước. Và điều này vẫn tuyệt đối đúng cho đến bây giờ.

Như thế, một tổng thống lạm dụng quyền lực ngất trời của mình và một người ăn mày không chỗ ở  khi thân thể không tắm cũng dơ bẩn hôi hám  gớm ghiếc như nhau; khi chết nếu không cho vào phòng lạnh hay chưa kịp chôn thì cũng bốc mùi hôi thối, trương phình lên, rỉ nước, lan truyền đủ mọi vi trùng gây bệnh cho mọi người. Ông tỷ phú nắm giữ trong tay vài trăm tỷ Mỹ kim và người vô gia cư ngật ngầy trong cơn phê thuốc cũng chỉ còn trong hơi thở và chết trong hơi thở như nhau mà thôi. Còn thở là còn sống. Hết thở là hết sống. Ông nhà giàu đó hay tổng thống đó  không thể dùng tiền  và quyền để suốt đời được ngồi ngất ngưởng trên đầu thiên hạ, hay để được miễn nhiễm trẻ mãi không già, không bệnh và không chết. Giông tố, lốc xoáy nổi lên, động đất, sóng thần xảy ra, nếu không có sự chung tay cứu giúp của bao người thì vua chúa, quý tộc hay thứ dân hèn mọn đều có thể mất mạng hay cũng chỉ là những nạn nhân tả tơi rơi rụng, khốn đốn không khác nhau.

Từ khi đức Phật chưa ra đời cho đến hôm nay, tất cả mọi người ở muôn nơi, sang hèn, giàu nghèo, xinh đẹp hay xấu xí, học thức hay không biết chữ,  khi sống trên hành tinh này đều bị bốn nỗi thống khổ: sinh, lão, bệnh, tử chi phối như nhau. Ngoài ra tất cả còn bị tác động bởi cái tâm quay cuồng vì tham, sân, si đưa  thêm bốn cái khổ khác đến nữa. Đó là cầu bất đắc khổ ( khổ vì mong cầu mà không toại ý), ái biệt ly khổ ( khổ vì phải chia ly với người mình thương mến yêu quý), oán tắng hội khổ ( khổ vì luôn phải hội tụ với người mình thù, ghét, oán hận, bất đồng ý kiến). Khi ba nỗi khổ này thường xuyên xảy ra cùng với sinh, lão, bệnh, tử thì tất cả mọi người đều đắm chìm trong khổ khổ ( nhiều nỗi khổ chất chồng lên nhau) suốt đời y hệt không khác.

Một kẻ tội phạm có thể dùng tiền và quyền lực để thoát tội không bị toà án thế gian kết án. Nhưng “lưới trời lồng lộng”,  anh ta không thể thoát khỏi luật nhân quả trong vũ trụ. Khi tắt hơi thở, không ai đem theo được gì với mình ngoại trừ công và tội hay là  phước báonghiệp báo.

Vạn pháp đều từ tâm sinh khởi. Những hạt giống gieo trồng ở mảnh đất tâm thế nào thì ngày mùa sẽ gặt hái như thế đó. Hạnh phúc hay khổ đau, phước lành hay bất hạnh, thành công hay thất bại, an vui hay phiền não chỉ là bề nổi  của tảng băng ngầm  lý duyên sinhpháp duyên khởi hợp cùng các chân lý khác như Khổ, Vô Thường,  Không và Huyễn. Đó là những nguyên lý điều hành vũ trụ nhân sinh.

Chư Tố cũng luôn căn dặn “ Phản quang tự kỷ. Bổn phận sự. Bất tùng tha đắc.” Hãy quay vào trong mà xem xét lấy mình. Hãy thu thúc lục căn. Không nhìn ra bên ngoài. Hãy thận trọng khi tiếp xúc với lục trần.

Như vậy thế giới này phải chăng chỉ là những bất công? Và mỗi chúng ta đều bị “cuốn theo chiều gió”, những luồng gió nghiệp trong những trận cuồng phong?  Nhưng có  phải tất cả đều bất lực không thể làm chủ được cuộc đời của mình?

Ngọc Huyền

Thiền Thất Không Lời

July 2025

VOWING ONESELF TO LEARN 84K DHARMA

 Article 5:  EQUALITY and  INEQUITY



UNFAIRNESS EVERYWHERE

Everyone sees  the contradictions and unfairness everywhere every day.

The disparities between the rich and the poor have become sharp and strong in every country including the America where democracy  was once valued as the lighthouse for the entire world. Here, the top rank billionaires hold their wealth up to several hundred billion dollars and control various sectors, domestically and internationally. Yet, right here, at the intersections, street or park corners are the homeless continue wandering from place to place. They are men and women of different ages and ethnicities. They now  live but not knowing how they could  be tomorrow. Some of them have tolerated their living conditions. Some dozes  in the drug-induced haze. And other get mentally sick because of dead-end situations.

Every year, the international film and music festivals in Los Angeles like the Oscars, Golden Globes, Grammys, or in New York like the Emmys and Tonys are held in luxury, splendor, and magnificence, extremely lavish. The celebrities, in  the gowns and outfits embellished with diamonds, pearls and variety of precious gems, parade on the red carpets. The scores of exquisite foods and beverages are served in gold-carved dinnerwares.  But how many of those celebs could ever understand that behind the scene are tears and sweat of countless workers, most of them are undocumented immigrants. They all toil day and night for the very humble wages to make out such grandiose festivities. Most recently, the marriage ceremony of the Amazon billionaire,  Jeff Besos to Lauren Sanchez, the wedding of the century, cost $50 million in Venice, Italy whereas the minimum pay for manual labor is now only $7.25  in 20 states over the America. In other countries, that modest amount is pretty much lower.

Take a further look into the African countries. How come they forever suffer from poverty, hunger, diseases and extremely harsh weather? When they do not have enough water for daily use, how could they afford it for agriculture? Contrarily, every day, the Americans waste immeasurable amount of foods and drinks  unregretfully, and  tons of them are trashed unhesitatingly.  A Vietnamese saying fits that discrepancy, “Those with  excessive foods but  others desperately in need.” The appearance of most Africans are ugly and heavy. Many of them sound only black which is  darker than the black color itself except for their white teeth and chalky eyes. In contrast, most of the Americans have fair complexion, robust statures with radiant faces and courteous and  confident manners. And the American kids, boys or girls, are  as cute and brilliant as angels.

EQUALITY, WHERE ARE YOU? 

In one among the Dharma lectures, the Dalai Lama said “ Among humans, there is one equality. Either rich or poor, when born and dead, folks all come and go alone without bringing with them anything.” It is the truth transcending time and space. Wherever coming into existent,  they are just  naked  and fragile babies. And they all have to leave everything behind  when passing away.

In the Mahaparinibbana Sutta, the Buddha specifically analyzes the characteristics of the human bodies. We can rely on this to get further understanding of the equality and injustice.

The Buddha teaches that our physical bodies are merely the bags of taints. They are as fragile as reeds, sea foams, or any banana tree trunk with all the layers vulnerable to be peeled off till nothing left. They are ephemerally attached to the four elements: soil, water, wind and fire, then, easily ruined like the trees on the mudflow riverbanks. No one could know when they disappear. They endlessly produce thought after thought that quickly change like the waterfall at the steepest height pouring down the flow or the flame suddenly flashing before putting out. They are also the baits for wild animals and wild birds, food for the various types of bacterium and viruses that also use them as their breeding dens for self-spreading everywhere and pollute the environment. Simultaneously, they are the strong and solid fortresses surrounding the five aggregates ( forms, feeling and sensing, mental responses, mind operation, consciousness). They also indulge themselves in cravings and base on the five  desires to develop and respond to  their egos’ needs (wealth, materials, fame, eating and resting or money, power and reputation, physical beauty and material possessions, resting and sleeping, eating and drinking). They are the repositories of the stored prejudices, wrong opinions, hollow standviews and one-sided viewpoints that result in wrong thinking and lead to conflicts, contradictions, discrepancies and devastating wars for humans.

2649 years ago, when the Buddha used the term “ this physical body”, he indicated the four-element bodies of every person on this earth regardless of races, ethnicities, skin colors, genders, social classes including the hierarchies in every dynasty and clans in a country.  Up to the current time, those are  still absolutely true.

Thus, a president, who has abused his super power, and a homeless beggar, if not taking  shower, the former’s body is as filthy dirty and foul-smelling as the latter’s. Upon dead, if not kept in a mortuary or buried in time, their bodies would emerge a rotten stench, blow up, leak fluid and spread various bacteria causing diseases for everyone. A billionaire who possesses some hundred  billion US dollars and a homeless addict who is in the muddy daze prompted by drug share the fairness of breathing style. With breath, they keep living. Stopping it, they both die. That president or that extreme wealthy man are not able to use their money or power to arrogantly stay over the people for their whole life or to get immune from aging, sickness and death. When tornado, hurricane, tsunami happen, without the collective assistance from a big array of people, kings, queens, aristocrats or proletarians can lose their  lives or at least, they all  are tattered and miserable victims.

When the Buddha has not come into existent on this planet up to now, people all over the world, rich or poor, ugly or beautiful, illiterate or intellectual, of high or low social classes, have equally been influenced by the four types of sufferings, rebirth, aging, illness and death. Moreover, they are all deeply under the impact of their whirling mind driven by cravings, resentment and illusion that bring forth the other four additional inflictions. They are the distress of unachieved wishes or desires, the distress of separating from one’s beloved, the distress of frequently meeting those one hates, resents or disagrees with. When these three heartaches usually occur alongside the sufferings of rebirth, aging, illness and death, everyone sinks into the bottom of   the  miseries heaped over the miseries  for the whole of their life.

A criminal can make use of his money and power to get free from the courts’ accusations and verdicts. Yet, “ the heavenly net is astronomical”, he is unable to escape from the universe’s causal effects. When the in-and-out breathing stops, no one could bring along them anything except the affects of his good or evil deeds;  in another word, spiritual merits or negative karmas.

All phenomena deprive from human mind. In the harvest time, we reap what we have sowed in the land of mind. Happiness or wretchedness, blessings or misfortunes, successes or failures, calmness or worries, all are the visible surfaces of the submerged icebergs that are  the Theory of Cause-Alligned Conditions and the Principles of Preconditioned-Responsive Phenomena interrelating with the other conventional truths: Sufferings, Impermanence, Emptiness and Illusions. Those are the principles that have been governing the universe and humankind.

 

The Patriarchs always remind us “Not the external circumstances, but self-reflection is the very responsibility of mind practitioners.” Not outward but turn back to yourself. Be watchful of your six senses.  Keep alert  when interacting the  senses’ objects.

Thus, our world is merely full of injustice, isn’t it?  We are all “gone with the wind”, the whirling karmas in the hurricanes, aren’t we? But is it true that none of us is able to be the owner of our life?

English version by Ngọc Huyền

 

 

 

 

Tạo bài viết
15/05/2012(Xem: 40528)
12/03/2013(Xem: 23324)
24/03/2013(Xem: 22538)
06/04/2015(Xem: 16052)
14/09/2015(Xem: 34567)
free website cloud based tv menu online azimenu
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.