20 Từ Bi

02/09/201012:00 SA(Xem: 27689)
20 Từ Bi

PHẬT LỊCH 2513
Phật Học Tùng Thư Mục C cuốn thứ 15
LUẬN ĐẠI TRƯỢNG PHU
TÁC GIẢ: ĐỀ BÀ LA BỒ TÁT
DỊCH GIẢ: TỲ KHEO TRÍ QUANG
CHỨNG MINH: HÒA THƯỢNG THÍCH TỊNH KHIẾT.

XX. TỪ BI

Không biết thân tâm mình bị đau khổ áp buộc thì không biết nỗi khổ của thân tâm người.

Không từ bi thì không điều ác gì không làm. Thấy người nguy khổ mà lòng không động, đó là kẻ cực ác; kẻ ấy dù người có ân nặng với họ, họ cũng không nghĩ.

Người sắp chết thì vui mấy cũng khổ, cũng như thế, kẻ cực ác thì được đại bi vẫn cho là khổ.

Giàu mà ăn chứ không cho, thì ai cũng ghét. Thông minh mà không từ bi thì cũng vậy, người trí ai cũng chê.

Kẻ thấy người đau khổ mà khó sinh lòng thương, thì kẻ ấy không phải là đồ chứa công đức nữa: kẻ ấy như đồ đã bể rồi, không đựng nước được. Người có từ bi thì thấy người đau khổ, tuy không cứu được cũng than buồn vô hạn.

Người từ bi thấy chúng sanh bị tham, giận, si, mê sàm bịnh, bị sinh, già, đau, chết làm khổ, thì than bực sao chúng sinh sa vào chi chỗ khổ não vĩ đại ấy. Thấy chúng sinh thân thể khổ, tâm trí khổ, bị kiết nghiệp phá hoại, thì thương xót vô hạn. – Chúng sinh khổ não dường ấy, Bồ tát nào mà chẳng từ bi.

Trầm mình vào bể khổ vĩ đại, chúng sinh bị ba dòng nước khổ khổ, hành khổ, hoại khổ trôi đẩy chìm đắm. Một trong ba thứ khổ ấy Bồ tát mục kích được là từ bi vô hạn rồi, huống chi thấy cả ba thứ.

Chúng sinh ngu si bị trăm nghìn khổ não làm khổ, mục kích một thứ trong trăm nghìn thứ ấy Bồ tát không cấm được từ bi rồi, huống chi tất cả. Thấy một nỗi khổ mà chưa từ bi thì phải từ bi, từ bi rồi thì phải từ bi thêm, huống chi mục kích tất cả nỗi khổ.

Nghe nỗi khổ vô cùng của người, đá còn mềm lòng, huống chi có lòng mà không thương. Nghe tiếng kêu gào của nỗi khổ người thì cây khô còn chảy nhựa, huống chi có nhựa sống mà không từ bi.

Vũ trụ chỉ một màu khổ não. Lòng thương rất dễ thực hành từ bi. Thực hành từ bi thì trái quả Trí-giác vô thượng đã nằm ngay trong bàn tay.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/04/2011(Xem: 79847)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.