Giáo Lý

29/09/201012:00 SA(Xem: 30814)
Giáo Lý

GIÁO LÝ

Giáo lý của người Phật tử căn cứ vào sự tự dohiểu biết. Vì lẽ giáo lý phát xuất từ nhu cầu của xã hội, để tự gìn giữ, nó cần thiết phải phù hợp với hoàn cảnh và thời gian, cho nên giáo lý phải tương đối. Thật ra, không thể có giáo lý hay đạo đức nào được chấp nhận nếu nó bắt nguồn từ sự ép buộc hay can thiệp của bất cứ yếu tố bên ngoài nào vào cá nhân đó. Cá nhân phải được hoàn toàn tự do khỏi tất cả ràng buộc để giáo lý được thực sự hữu hiệu.

Tâm từ (Metta) là căn bản của tất cả giáo lýđạo đức trong Phật Giáo. Do lòng từ bi, phát xuất các giới luật luân lýđạo đức, các cơ quan xã hội, pháp lý, an sinh. Bình đẳng, tình huynh đệ, khoan dung, thông cảm, kính trọng đời sống, kính trọng quan điểm của người khác, kính trọng tôn giáo khác, tất cả những thứ đó bắt nguồn từ tâm Từ. Dựa theo nguyên tắc cao thượng vĩ đại, Phật Giáo luôn luôn là một tôn giáo hoà bình. Chiều dài lịch sử của Phật Giáo không dấu vết của chiến tranh, ngược đãi hay tranh chấpdị giáo. Về phương diện trên, Phật Giáoduy nhất trong lịch sử các tôn giáo. Gương cao thượng của Đức Phật trong vấn đề này được Swami Vivekananda đề cập trong một thời thuyết giảng về karmayoga (nghiệp trong Du Già ): “Toàn thể nhân loại đã xuất hiện một người như thế, một triết lý như thế, một cảm tình sâu đậm như thế. Nhà triết học vĩ đại thuyết giảng triết lý cao thâm nhất, thương cảm sâu xa đến cả loài vật thấp hèn nhất, và không bao giờ đòi hỏi một chút gì cho mình cả. Ngài là lý tưởng của Du Già Karma, hành động hoàn toàn không động cơ nào thúc đẩy, và lịch sử nhân loại chứng minh Ngài là người chưa từng có, không thể so sánh, một sự kết hợp vĩ đại của con tim và khối óc chưa bao giờ từng có.”

Về phương diện xã hộiluân lý, nhà Triết học Đức, giáo sư Max Muller nói: “Giáo lý căn bản của người Phật tử tự nó là một hệ thống hoàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến.”

Về điểm trên, tất cả các lời chứng nhận từ bốn phương chống đối cũng như thiện cảm đều đồng ý; dù họ đã là các triết gia, các nhà thuyết giáo, các nhà siêu hình học tinh tế, các nhà lý luận, vì nơi đâu chúng ta có thể tìm được một hoá thân của tình thương, tình thương không phân biệt giai cấp, tín điều, màu da, tình thương vượt qua biên giới của nhân loại bao gồm tất cả chúng sinh, một tình thương biểu hiện chân lý của lòng thương yêu thân ái bao la (Metta) và không tổn hại ?

Albert Schweitzer nói :”Trên quả địa cầu này, Đức Phật đem ý nghĩa chân lý giá trị trường cửutiến bộ đạo đức không chỉ riêng cho Ấn độ mà cho tất cả nhân loại. Đức Phật là một bậc đạo đức kỳ tài vĩ đại nhất chưa từng thấy có trên hoàn vũ.

Xa hơn nữa, giáo sư Rhys Davids (9) nhận định :”việc nghiên cứu Phật Giáo phải được coi là phần cần thiết của bất cứ một lớp nào về đạo đức và không nên chỉ bàn đến qua loa trong một hay hai trang mà phải có được sự thừa nhận thích đáng chiều sâu lịch sử của sự tiến hoá đạo đức.”
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2016(Xem: 19537)
22/08/2013(Xem: 16031)
12/02/2016(Xem: 9465)
19/05/2022(Xem: 5822)
17/08/2012(Xem: 43886)
15/05/2016(Xem: 24440)
18/01/2018(Xem: 25276)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.