Thư Viện Hoa Sen

48. Phật Tử Có Thể Ly Hôn Chăng

23/11/201012:00 SA(Xem: 42987)
48. Phật Tử Có Thể Ly Hôn Chăng

48. PHẬT TỬ CÓ THỂ LY HÔN CHĂNG 

Vấn đề ly hôn cũng không dễ gì tìm ra căn cứ rõ ràng trong Kinh Phật. Bất quá, Phật giáo chủ trương sự tốt đẹp của hôn nhântrách nhiệm của hôn nhân. Sau khi kết hôn, vợ chồng phải thương yêu nhau, tôn trọng nhau, mỗi người phải giữ bổn phận của mình, làm tròn trách nhiệm của mình. Phật giáo nghiêm cấm tà dâm. Gia đình tan vỡ, phần lớn là do cả vợ lẫn chồng đều có tư thông với một đối tượng khác. Nếu cả hai biết giữ gìn nghiêm túc, không tà dâm thì gia đình khó bị tan vợ. Đối với những cuộc hôn nhân bị tan vỡ, Phật giáo chủ trương khuyến khích tái hội. Vì vậy mà tuy Luật cấm Tỳ kheo không được làm môi giới hôn nhân, nhưng lại cho phép Tỳ kheo giải hóa những cặp vợ chồng ly hôn" [Tứ phần luật, quyển III]. Bởi vì, sự ly hôn đối với nam cũng như nữ đều có ảnh hưởng tâm lý không tốt; nhất là đối với việc giáo dục con cái, cha mẹ phải có trách nhiệm về mặt đạo đức; Đứng riêng về quan điểm ấy mà xét, có thể nói Phật giáo phản đối ly hôn.

Thế nhưng, Kinh Phật không có nói ly hôn là phạm tội. Và nếu, có chuyện tình cảm xung khắc không thể điều hòa, hoặc có lý do nghiêm trọng như bị ngược đãi, muốn nhẫn nhục chịu đựng cũng không thể được thì vẫn phải ly hôn, nhưng nếu chỉ vì lý do thỏa mãn tình cảm mà ly hôn thì đó là điều không đạo đức, Phật giáo không thể chấp nhận, cho nên cũng là tội ác, vì cha mẹ ly dị, người đau khổ thiệt thòi nhất là con cái.

Theo tục xưa Trung Quốc, người đàn ông góa vợ có thể lấy vợ khác, gọi là tục huyền, đó là hành vi hợp với đạo đức. Còn người đàn bà góa chồng thì phải thủ tiết cả đời mới được ngợi khen. Quan niệm "thủ tiết" đó thực ra xuất phát từ tập quán "trọng nam khinh nữ". Ở Ấn Độ thì không như vậy ? Theo Ấn Độ thì người chồng đi vắng 6 năm liền không có tin tức, người vợ ở nhà có quyền đi lấy chồng khác. Theo Kinh Phật khi người đàn ông muốn xuất gia, trước hết phải để vợ, cho vợ được tư do. Người đàn bà "mất" chồng phải được quyền tác giá. Đó là điều Phật giáo cho phép và hợp với đạo đức.
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 11713)
26/01/2011(Xem: 40239)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: