52. Phật Giáo Có Phải Là Một Tôn Giáo Hòa Bình Chủ Nghĩa

23/11/201012:00 SA(Xem: 37333)
52. Phật Giáo Có Phải Là Một Tôn Giáo Hòa Bình Chủ Nghĩa

52. PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO HÒA BÌNH CHỦ NGHĨA

Theo bản chất của Phật giáo mà nói, dựa vào lịch sử Phật giáo mà nói thì Phật giáotôn giáo yêu chuộng hòa bình nhất.

Phật giáo chủ trương thuyết từ bi. Từ là đem lại cái vui cho mọi người, mọi chúng sinh. Bi là cứu khổ cho mọi người, mọi chúng sinh. Trong thực tiễn của thuyết từ bi thì không thấy có người nào đáng giận đáng ghét, mà chỉ có người đáng thương, đáng yêu. Vì vậy, Phật tử xem chiến tranh là chuyện tàn nhẫn hết sức. Phật tử thà hy sinh, cống hiến sinh mạng của mình để cảm hóa kẻ cường bạo, giành lấy hòa bình, còn hơn là chấp nhận chiến tranh. Trong lịch sử, Phật giáo đã từng bị bức hại bởi tôn giáo khác hay là bạo quyền chính trị, nhưng Phật tử hoặc là ung dung chết vì đạo, chứ không dùng bạo lực chống đối lại. Trong thời Phật Thích Ca, vua Lưu Ly vương nước Xá Vệ đem quân tiêu diệt giòng họ Thích Ca. Người trị vì xứ Ca Tỳ La Vệ lúc bấy giờ là em của Phật Thích Ca, tên là Ma A Nam, vốn là một Phật tử thuần thành. Về mặt quân sự mà nói, lực lượng võ trang của Ca Tỳ La Vệ có thể chống lại thậm chí đẩy lùi quân đội của Lưu Ly vương. Nhưng họ không muốn đổ máu, họ mở cửa thành đầu hàng. Nhưng Lưu Ly Vương vì sự đầu hàng ấy mà tha chết cho dòng họ Thích Ca. Trong tình hình đó, Ma A Nam yêu cầu Lưu Ly Vương cho phép ông trẫm mình dưới nước. Trong thời gian trẫm mình, thi thể chưa nổi lên thì những người thuộc dòng họ Thích Ca có thể bỏ trốn, quân của Lưu Ly Vương không được bắt giết họ. Chỉ sau khi thi thể ông nổi lên, mới bắt giết họ, Lưu Ly Vương đồng ý. Nhưng sau khi Ma A Nam nhảy xuống nước thì người ta chờ mãi mãi rất lâu không thấy thi thể nổi lên. Còn những người dòng họ Thích Ca thì trốn sạch hết. Về sau, Lưu Ly Vương cho người nhảy xuống nước mò tìm thấy Ma A Nam đã cột tóc mình vào rễ cây dưới nước, khiến cho thi thể không nổi lên được. Như vậy, để tránh chiến tranh đổ máu, dòng họ Thích Ca đã đầu hàng và để cứu dòng họ Thích Ca khỏi bị diệt vong, Ma A Nam đã chịu hy sinh mạng sống của mình. Việc này, khiến cho Lưu Ly Vương cảm động, ra lệnh đình chỉ việc tàn sát dòng họ Thích Ca (Tăng Nhất A Hàm, cuốn 26, Đẳng Kiến phẩm).

Câu chuyện kể trên có thể minh họa Phật giáo thật sự là tôn giáo hòa bình.

Tuy nhiên, trong kinh Phật, cũng từng có sự tích thần Kim Cương nổi giận, hủy diệt bọn quỷ quái tà ma. Nhưng sự tích này chỉ có giá trị biểu trưng sức mạnh tinh thần của công phu tu hành, không phải là chuyện thực tế.

Thế nhưng, hành động của các vị Bồ Tát có thể linh hoạt, dựa vào căn tính khác nhau của chúng sinhyêu cầu khác nhau của hoàn cảnh thời thế. Ví dụ trong kinh Hoa Nghiêm Ngài Thiện Tài Đồng Tử trong 53 lần tham vấn, cũng gặp vị Bồ Tát tham gia chiến tranh, thực hành những hình phạt khốc liệt v.v… Trong 33 hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm, có hóa thân làm đại tướng quân. Trong giới bổn Du già Bồ Tát có nói : nếu có trường hợp gặp bọn gian áctham tiền của mà giết hại nhiều người hay giết các bậc đã chứng quả Thánh Đại hay Tiểu thừa, và để tránh cho bọn này khỏi đọa địa ngục vô gián vì tội giết người như vậy, vị Bồ Tát có thể ra tay giết bọn này trước, thà để một mình mình đọa địa ngục còn hơn. Phật giáo chấp nhận những trường hợp giết người như vậy, xuất phát từ tình thương người, chứ không xuất phát từ lòng giận, lòng tham.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/12/2021(Xem: 4092)
02/02/2024(Xem: 925)
06/08/2017(Xem: 10446)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.