39. Phương Pháp Tu Trì Của Phật Giáo Như Thế Nào ?

22/11/201012:00 SA(Xem: 40928)
39. Phương Pháp Tu Trì Của Phật Giáo Như Thế Nào ?

39. PHƯƠNG PHÁP TU TRÌ CỦA PHẬT GIÁO NHƯ THẾ NÀO ? 

Đây quả là một vấn đề rất quan trọng. Nếu chỉ biết tin Phật Pháp mà không biết sinh hoạt trong thực tiễn theo đúng Phật Pháp, thì chỉ vun xới được thiện căn để tương lai thành Phật và sẽ rất khó tìm được lợi ích thực tế trong cuộc sống hiện tại.

Nói sự tu trì của Phật giáo, tức là nói thực tiễn sinh hoạt của Phật giáo, mà nội dung chủ yếu nhất gồm có bốn mục : 1. Tín, 2. Giới, 3. Định, 4. Tuệ.

Nếu chưa có tín tâm (lòng tin) thì tức là căn bản chưa vào được cửa Phật. Vì vậy, tín tâmyêu cầu cơ bản của việc học Phật. Và quy y Tam Bảo chính là đầu tiên xây dựng tín tâm. Nội dung của giới rất rộng, yêu cầu nói chung là giữ cho được 5 giới và thực hành mười điều thiện. Nếu giữ được 8 giới hay là thụ Bồ Tát giới là chuyện tốt nhất. Giới đối với Phật tửcông năng giống như công sự phòng vệ đối với chiến sĩ ở ngoài chiến trường. Một Phật tử mà không thực hành tốt 5 giới và 10 thiện thì sẽ không có khí chất của người Phật tử nữa. Nếu không giữ 5 giới mà tu thiền, thì dễ rơi vào lưới của thiền ma, gặp phải ma cảnh.

Thiền định là thu tâm, nhiếp tâm để cho sức mạnh của tâm không bị ngoại cảnh làm xáo động. Công phu thiền định đều được các tôn giáo khác coi trọng. Các ngoại đạoẤn Độ đều có tu định. Lão giáoTrung Quốc điều hòa hơi thở, đạo Gia Tô cầu nguyện đều là các loại tâm chuyên chú vào một cảnh. Chỉ khi nào khiến tâm chuyên chú được vào một cảnh thì mới thể nghiệm được giá trị vĩ đại, cao cả của tôn giáo, mới đạt được cả thân và tâm đều nhẹ nhàng, an lạc. Đó là một cảnh giới an lạc mà cái vui của 5 món dục tầm thường không thể đem so sánh được (1). Một khi đã thể nghiệm được định tâm một cảnh rồi, thì niềm tin tôn giáo của người tu thiền càng tăng gấp bội, không thể nào làm cho anh ta mất niềm tin ấy được… Thế nhưng, công phu thiền định không phải là sở hữu riêng của Phật giáo. Sở hữu độc đáo của Phật giáotrí tuệ chỉ đạo thiền định và giúp cởi bỏ được sự say đắm đối với thiền định. Bởi vì, thiền định tuy là công phu nội chứng không bị ngoại cảnh xáo động, thế nhưng một khi đã vào thiền định, đã làm theo cái vui của thiền thì dễ say đắm cái vui đó mà không thấy muốn rời khỏi thiền định nữa. Cũng như một người, sau khi mệnh chung, được tái sinh lên các cõi Trời thiền. Trong Phật giáo, các cõi Trời thiền chia làm 8 cấp, cao cấp khác nhau, gọi là bốn thiền, tám định. Nhưng bốn thiền, tám định đều chỉ là những cảnh trời Sắc giớiVô sắc giới và nằm trong phạm vi Ba giới. Thọ mạngcõi Trời tuy dài, nhưng chưa ra khỏi sinh tử. Vì vậy, Phật giáo xem thiền định chỉ là một phương pháp tu hành, chứ không phải là mục đích của tu hành. Vì vậy, Thiền tông Trung Hoa, tuy lấy thiền làm tôn chỉ, nhưng lại chú trọng khai ngộ hơn là thiền định. Ngộ là khai mở trí tuệ. Chỉ có khai mở trí tuệ, thấu rõ được thực tướng các pháp thì mới giải thoát được sinh tử và ra khỏi ba giới.

Sự thực, về vấn đề tu trì, tốt nhất là nên gần gũi các bậc thiện tri thức lớn; sẽ giúp tìm ra con đường đi đúng đắn cho mình. Bài này không thể nói tường tận được, chỉ có thể giới thiệu vấn đề một cách sơ lược mà thôi. Nếu độc giả có hướng thì đối với vấn đề này, đề nghị xem bài của tôi : "Tu trì đạo giải thoát như thế nào?", đăng trong sách "Học Phật tri ân".

____________________

5 món dục là tài, sắc, danh, ăn, ngủ (Người dịch chú)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/12/2021(Xem: 4093)
02/02/2024(Xem: 925)
06/08/2017(Xem: 10446)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.