Thư Viện Hoa Sen

8. Mật Tôn

12/12/201012:00 SA(Xem: 21179)
8. Mật Tôn
MẬT TÔN

I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

 Tôn này nương theo chơn ngôn mầu nhiệm làm tôn chỉ, cho nên gọi là Mật tôn, cũng gọi là Chơn ngôn tôn; lấy đức Đại Nhật Như lai (Tỳ-lô-giá-na) làm giáo chủ bí mật, ngài Kim Cang Bồ-tát thân chịu cái chức vị quán đãnh, kế thừa pháp mầu nhiệm, của đức Đại Nhật Nhu Lai, rồi truyền lại cho ngài Long Mãnh Bồ-tát (tức ngài Long Thọ), ngài Long Mãnh truyền cho ngài Long Trí Bồ-tát, ngài Long Trí truyền cho ngài Thiện Vô Úy tam tạng và ngài Kim Cang trí tam tạng. Đến niên hiệu khai nguyên đời Đường, ngài Thiện Vô Úy và ngài Kim Cang trí trước sau qua Trung Hoa, rộng truyền bí pháp. Học trò của ngài Thiện vô úy là ngài Nhất Hạnh thiều sư, sớ thích kinh Đại Nhật, từ đó giáo nghĩa chơn ngôn mới rõ rệt. Còn ngài Kim Cang trí thời truyền cho ngài Bất Không tam tạng, ngài Bất Không truyền lại cho ngài Huệ Quả hòa thượng, ngài Huệ Quả truyền cho nhà sư người Nhật la ngài Không Hải (tức Hoằng Pháp đại sư) làm vị tổ Mật tôn bên nước Nhật. Giáo Lạt-ma ở Tây tạng cũng thuộc về Mật tôn, do nước Ấn Độ trực tiếp truyền vào. Nay phổ thông gọi Mật tôn truyền qua Nhật là Đông mật, truyền qua Tân Tạng là Tạng mật.

II.- HIỂN GIÁO VÀO MẬT GIÁO

 1.- Hiển giáo : Tôn này nói các kinh điển của Phật Thích-ca Mâu-ni (Ứng thân Phật) nói ra là hiển giáo.

 2.- Mật giáo : Đức Tỳ-lô-giá-na (Pháp thân Phật) trực tiếp nói ra pháp lớn mầu nhiệmmật giáo.

 Phật có ba thân: Pháp thân, Báo thânỨng thânPháp thân là thể, Báo thân là tướng, Ứng thân là dụng. Tôn khác gọi rằng Pháp thân không có hình tướng, không thuyết pháp; tôn này lại chủ trương ứng thân của Phật đối với bậc phàm phu theo chứng bịnh mà cho thuốc, theo căn cơ mà chỉ dạy, phần nhiều là thuyết minh muôn pháp đều duy thức, để dung thông tâm và cảnh, như kinh Giải thâm mật, và luận Du gia, Duy thức v.v...

 3.- Chung giáo : Là giáo lý chung cực của Đại thừa, nói rõ tánh chơn như tùy duyên mà sanh ra muôn phép, sự lý dung thông, hết thảy chúng sinh đều sẽ thành Phật, như kinh Lăng-già, kinh Thắng man và Luận Khởi tín, Luận Bửu tánh v.v...

 4.- Đốn giáo : Là giáo lý dạy bảo lối tu chứng đốn ngộ, một niệm chẳng sanh tức gọi là Phật, không cần lập ra tầng bậc trong khi đoạn hoặc chứng lý, như trong kinh Duy ma cật đã nói.

 5.- Viên giáo : Là giáo lý viên dung đầy đủ, chỉ rõ pháp môn sự sự vô ngại, một là hết thảy, hết thảy là một, như trong kinh Hoa Nghiêm đã nói.

III.- BỐN PHÁP GIỚI

 Bốn pháp giới :

 1.- Sự pháp giới : Sự là nói về các sự tượng sai biệt, sắc, tâm các pháp đều có khác nhau, giới hạn rõ ràng, như nước, gió và nước nóng, không thể xen lộn được; ấy là sự pháp giới.

 2.- Lý pháp giới : Là lý tánh bình đẳng, tức là chỗ nương dựa cho tất cả sự tượng, gọi là pháp tánh, cũng gọi là chơn như, là cái lý thông khắp tất cả, như nước và gió cùng nước nóng, tướng trạng tuy khác mà thể tánh là một; ấy là lý pháp giới.

 3.- Lý sự vô ngại pháp giới : Là nói lý do nơi sự mà rõ, sự nương vào lý mà thành, lý và sự dung thông, như nước tức là sóng, sóng tức là nước, ấy là lý sự vô ngại pháp giới.

 4.- Sự sự vô ngại pháp giới : Là nói các sự tướng sai biệt, đều từ trong lý tánh bình đẳnghiển hiện ra. Sự lý đã là không ngại, thời sự sự cũng không ngại, hết thảy sự tướng sai biệt, xứng tánh dung thông, một tức là nhiều, nhiều tức là một, lớn nhỏ dung nhau, lớp lớp không cùng tột như làn sóng này làn sóng kia, một làn sóng cùng nhiều làn sóng khác, thảy đều dung thông, không chướng ngại nhau; ấy là lý nghĩa mầu nhiệm về sự sự vô ngại pháp giới của tôn này.

IV.- BỐN MÓN DUYÊN KHỞI

 Duyên khởi có bốn món là: nghiệp cảm duyên khởi, lại-da duyên khởi, chơn như duyên khởi, và pháp giới duyên khởi.

 1.- Nghiệp cảm duyên khởi là lối chủ trương về giáo lý của Tiểu thừa, ý nghĩa nói, chúng sinh do sự mê lầm tạo ra các nghiệp, do nghiệp mà cảm chịu cái quả khổ sống chết, rồi do nơi quả khổ sống chết đời bây giờ, lại sanh ra sự mê lầm và tạo ra các nghiệp, như vậy xoay vần không thôi, cho nên tâm, thân và thế giới của chúng sinh đều do nghiệp lựcsanh khởi ra vậy.

 2.- Lại-da duyên khởi là cái nghĩa thuộc về Đại thừa tướng thỉ giáo. Pháp duyên khởi này nói người ta ai cũng có một tâm thức rất vi tế, gọi là A-lại-da (dịch nghĩa là tạng), nó hay chứa đựng không lường chủng tử của muôn pháp, tâm, thân và thế giới đều do không lường chủng tử ấy gặp duyên là sanh khởi ra.

 3.- Chơn như duyên khởi là nghĩa thuộc về Đại thừa chung giáo, nói rõ chơn như tùy duyên mà sanh ra muôn pháp, theo duyên nhiễm thì thành ra lục phàm, theo duyên tịnh thì thành ra tứ thánh, cho nên mười pháp giới đều do chơn như tùy duyênsanh khởi ra.

 4.- Pháp giới duyên khởi là cái nghĩa thuộc về viên giáo của tôn này, chủ trương pháp giới là một duyên khởi rất lớn, cái năng lực chủ động của các pháp duyên khởi đã không phải thuộc về nghiệp lực của chúng sinh, cũng không phải tâm thức sai biệt sanh diệt của A-lại-da, mà cũng không phải là cái lý tánh bình đẳng bất sanh bất diệt của chơn như, mà chính là muôn pháp cái này cái kia dung thông nhau, cùng nhau làm duyên khởi, lớp lớp không cùng tột, cho nên cũng gọi là vô tận duyên khởi.

V.- SÁU TƯỚNG VIÊN DUNG

 Cái nghĩa sáu tướng viên dung, sở xuất từ kinh Hoa Nghiêm, ngài Thế Thân làm bộ ‘Thập địa luận’ để giải rộng nghĩa lý ấy, ngài Chí Tướng cũng phát huy ý nghĩa mầu nhiệm, ngài Hiền Thủ cũng chép thuật nghĩa lý ấy. Nay ý theo chương giáo nghĩa (gọi chỏ đủ là chương Hoa Nghiêm nhất thừa giáo nghĩa phần tế, cũng gọi chương ngũ giáo), sơ lược chỉ bày chỗ thiết yếu:

 1.- Tổng tướng nghĩa là nói một mà gồm có nhiều đức tánh, ví như nói cái nhà, là gồm cả rường, cột, ngói, đá các duyên mà thành, cho nên chỉ cái nhà là tổng tướng.

 2.- Biệt tướngnói nhiều đặc tánh chứ không phải một, ví như trong cái nhà có đủ rường, cột, ngói, đá v.v... cùng với tổng tướng của cái nhà vẫn khác. Nhưng biệt tướng nương vào tổng tướng của cái nhà mà làm cho cái tổng tướng ấy được trọn đủ, nếu khôngbiệt tướng thời cái nghĩa của tổng tướng cũng không thành. Vì sao? Là bởi có biệt mớI có tổng, trái lại nếu không biệt thời cũng không tổng vậy.

 3.- Đồng tướng là nói tuy nhiều nghĩa, nhưng vẫn không trái nhau, mà đồng thành một nghĩa tổng. Ví như rường, cột, ngói, đá, các duyên ấy hòa đồng với nhau mà làm thành cái nhà, không trái ngược nhau; nên đều gọi là các duyên thuộc về nghĩa tổng. Đồng làm cái nhà chứ không làm vật gì khác, cho nên gọi là đồng tướng. Nghĩa tổng tướng nói ở trước là chỉ toàn thể cái nhà mà nói; đồng tướng thời nói cả các duyên về rường, cột, ngói, đá, thể chất tuy khác nhau, nhưng đồng chung làm thành một cái nhà, nhơn gọi là đồng tướng.

 4.- Dị tướngnói nhiều nghĩa đối nhau đều khác, ví như rường, cột, ngói, đá các duyên ấy, cái này trông cái kia, hình dạng và loài giống khác nhau, cho nên gọi là dị tướngBiệt tướng trước kia là chỉ rường, cột, các duyên khác với tổng tướng của một cái nhà; dị tướng nói đây là chỉ về các duyên, duyên này với duyên kia, các tướng trạng đều khác.

 5.- Thành tướng là nói do các nghĩa kể trên mới thành pháp duyên khởi, ví như từng bộ phận của các duyên rường, cột, ngói, đá - nương dựa nhau mà thành toàn thể, trong các bộ phận ấy, mỗi mỗi đều đủ các đặc tánh, mà vẫn hòa đồng thành việc, nhơn thế cái nhà mới thành, nên gọi là thành tướng.

 6.- Hoại tướng là nói các nghĩa đều an trú nơi pháp mình mà không dời động; ví như rường, cột, ngói, đá, tự rường, cột, ngói, đá, mỗi mỗi đều tự an trú nơi pháp mình, vẫn không làm nhà hay làm thành việc khác, ấy gọi là hoại tướng.

 Sáu tướng chia ba đôi : Như trên đã lược thuật sáu tướng, nếu dùng con sư tử bằng vàng làm ví dụ, thời con sư tửtổng tướng, năm căn sai biệt của nó là biệt tướng, năm căn đều đồng một pháp duyên khởiđồng tướng, năm căn như tai, mắt vẫn khác nhau là dị tướng, các căn hội hiệp mà thành con sư tửthành tướng, các căn đều an trú nơi phận vị mình là hoại tướng. Tổng, biệt hai tướng là một cặp năng thành và sở thành, những pháp sở thành là tổng, pháp năng thành là biệt. 

Đồng, dị, hai tướng là chính nơi pháp năng thành mà nói, nghĩa là các duyên năng thành hòa hiệp làm nên cái nhà gọi là đồng, tuy vậy, trong các duyên hình loại khác nhau gọi là dị. 

Thành, hoại, hai loại tướng là chính nơi pháp duyên khởi mà nói : cái dụng của pháp duyên khởi hay thành tựu các pháp duyên khởi là thành, tự tánh không lay động là hoại. Sáu tướng ấy, tổng, biệt là chỉ về dụng mà nói ; đồng, dị là chỉ về tướng mà nói ; thành, hoại là chỉ về dụng mà nói ; ấy gọi là ba đôi tức là ba lối đối đãi.

 Viên dung và hàng bố : Trong sáu tướng ba đôi, tổng tướng, đồng tướngthành tướng là do thể mà lập tôn, tức là thuộc về môn viên dung; biệt tướng, dị tướnghoại tướngdo nơi sự sai biệt mà lập tôn, tức là thuộc về môn hàng bố (hàng liệt phơi bày). Nhưng bình đẳngsai biệt, tướng tức tương nhập[1], viên dung không ngại, lìa tổng tướng thời không biệt tướng, lìa đồng tướng thời không dị tướng, lìa thành tướng thời không hoại tướngTổng tướng tức biệt tướng, biệt tướng tức tổng tướng, đồng tướng tức dị tướng, dị tướng tức đồng tường, thành tướng tức hoại tướng, hoại tướng tức thành tướng. Cho nên viên dung không lìa hàng bố, hàng bồ không lìa viên dung, viên dung tức hàng bố, hàng bố tức viên dung; như vậy, sáu tướng không ngại, gọi là sáu tướng viên dung. Hết thảy các pháp đều đủ sáu tướng ấy, không một pháp nào là không viên dung tự tại, tức nhập không ngại. Ấy là nghĩa huyền diệu của Hoa Nghiêm nhất thừa viên giáo.

VI.- MƯỜI HUYỀN MÔN

 Mười huyền môntiếng gọi vắn tắt của mấy chữ “mười pháp môn huyền diệu duyên khởi không ngại”, gốc là ở nơi bộ Hoa Nghiêm nhất thừa thập huyền môn của ngài Chí Tướng. Chương giáo nghĩa của ngài Hiền Thủ vẫn theo đó. Đến khi ngài làm bộ Thám huyền ký, mới thay đổi hai môn. Hay y theo bộ Thám huyền ký và kinh Hoa nghiêm sớ sao, lược thuật ý nghĩa như sau này: 

 1.- Môn ‘đồng thời khẳm đủ các pháp tương ưng’ : Là nói trong khi nêu lên một pháp đồng thời khẳm đủ các pháp, một pháp đã đủ, thời pháp nào, pháp nào cũng vậy, đồng thời xen dung nhau, cùng nhau đặng tương ứng, đầy đủ, trọn khắp. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng : “Hết thảy pháp môn như biển lớn vô tận, đồng chung về trong đạo tràng của một pháp” Nay lấy ví dụ đặng dễ rồi: như một giọt nước biển là đủ cá khí vị của trăm sông.

 2.- Môn ‘rộng và hẹp tự tại không ngại’. Là nói lớn không chi ngoài, gọi là rộng, nhỏ không vật gì lọt vào trong, gọi là hẹp ; nhưng lớn không phải nhất định là lớn, để trên đầu mảy lông mà không hẹp, nhỏ không phải nhất định là nhỏ, bao trùm cả thái hư có dư, tức có chỗ gọi rằng : ‘sự nhờ lý mà được dung thông, tự tai không ngăn ngại’. Như trong kinh Hoa Nghiêm nói : “Hay dùng thế giới nhỏ làm ra thế giới lớn, thế giới lớn làm thành thế giới nhỏ v.v...” Ví như cái đài gương lớn chừng một thước, soi thấy được các cảnh tướng trạng ngàn dặm.

 3.- Môn ‘một và nhiều dung nhau không đồng’ : Là nói một cõi Phật cùng với hết thảy cõi Phật trong mười phương, dung nạp lẫn nhau, mà vẫn không hoại cái tướng một, nhiều. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Dùng một cõi Phật làm đầy đủ cả mười phương, đem mười phương vào trong một cõi Phật mà cũng không dư”. Ấy cũng như ngàn ngọn đèn trong một cái nhà, sáng ngọn này ngọn kia lẫn hiệp nhau.

 4.- Môn ‘các pháp tương tức tự tại’ : Là nói hết thảy các pháp, cùng dung cùng tức, không ngăn ngại nhau; như một pháp khi bỏ mình đồng với pháp khác, thời toàn thể đều về nơi pháp kia; nếu một pháp nhiếp thâu các pháp đồng về mình, thời hết thảy các pháp kia, tức toàn thể lại về nơi một pháp thâu nhiếp ấy. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Một tức nhiều, nhiều tức một” ; cũng ví như chất vàng với sắc vàng, hai pháp ấy không rời nhau.

 5.- Môn ‘ẩn mật tỏ rõ đều thành’ : Là nói hết thảy các pháp thâu nhiếp lẫn nhau, dung thông không ngại, như một pháp nhiếp nhiều pháp, thời một pháp rõ bày mà các pháp đều ẩn, nếu nhiều pháp nhiếp vào một pháp, thời nhiều pháp rõ bày mà một pháp phải ẩn, trong hiển có ẩn, trong ẩn có hiển, gọi là đều thành. Sự ẩn, hiển ấy, thể không sau trước, chẳng ngăn ngại nhau, như đúc vàng làm sư tử, khi thấy vàng thời tướng sư tử ẩn, thấy tướng sư tử thời vàng ẩn, ẩn hiển đồng thời quyết không.

 6.- Môn ‘vi tế dung nhau an lập’ : Là nói một pháp hay bao trùm nhiều pháp, gọi là dung nhau; một với nhiều không lẫn lộn, gọi là an lập; nhưng chỗ bao trùm rất vi tế, như bình pha lê đựng nhiều hột cải, mỗi mỗi đều rõ ràng bày hiện, không ngăn ngại. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Trong một mảy trần, hết thảy cõi nưới rộng rãi an trụ”.

 7.- Môn ‘cảnh giới tướng võng nhơn đà la’ : Tiếng Phạn là indra (nhơn đà-la), tức là cõi đời vua Đế Thích; cung điện cõi trời ấy, có cái màn lưới bằng bửu châu, trong một hột bửu châu chói hiện đủ muôn lượng, các hột châu khác cũng vậy, chói hiện lẫn nhau, xen nhau sáng suốt, lớp lớp không cùng tột. Nay pháp môn này cũng vậy, trong mỗi mỗi pháp, lẫn nhau, lớp lớp không cùng tột. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Các đức Phật biết hết thảy thế giới đều như thế giới màn lưới nhơn đà-la”..

 8.- Môn ‘mướn sự rõ pháp sanh trí hiểu biết’ : Là nói khi mướn một sự gì để nêu bày, tức rõ pháp môn vô tận, khiến người sanh lòng tin hiểu sâu xa, như dựng tay, đánh quyền, chạm mắt đều là đạo.

 9.- Môn ‘mười đời cách pháp dị thành’ : Là nói ba đời đều có ba gọi là biệt, một niệm là tổng, cho nên gọi là mười đời. Ba đời riêng chia không xen lộn nhau, cho nên gọi là cách pháp; ba đời đều tồn tại, xen nhau thành lập, cho nên gọi là dị thành. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Các bậc Bồ-tát có mười lối nói ba đời: Quá khứ nói quá khứ, quá khứ nói hiện tại, quá khứ nói vị lai; hiện tại nói quá khứ, hiện tại nói bình đẳng, hiện tại nói vị lai; vị lai nói quá khứ, vị lai nói hiện tại, vị lai nói vô tận” 

Lại nói : “Không lường không ngằn kiếp, thấu rõ tức một niệm”, chính là nghĩa ấy, như trong một giấc chime bao rõ ràng thấy việc trăm năm.

 10.- Môn ‘chủ ban viên mình cụ đức’ : Là nói đức Như Lai nói ra pháp môn Viên giáo, lý không tự khởi, phải có quyến thuộc tùy sanh, cho nên mười phương các đức Phật, các vị Bồ-tát, xen nhau làm chủ, bạn, lớp lớp tham giao, đồng thời đốn xướng[2] pháp môn viên giáo, như cái mặt trăng sáng trên không, các ngôi sao đoanh vây, trăm song xa gần thấy đều chói hiện; ấy gọi là chủ, bạn viên minh. Những pháp môn nói trong các hội cân xứng lý tánh, lời bàn rốt ráo, đủ các công đức, cho nên gọi là cụ đức. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Pháp giới Tu-đa-la dùng Phật sát vi trần số Tu-đa-la làm quyến thuộc”, chính là nghĩa ấy.

VII.- MƯỜI TÔN

 Ngài Hiền Thủ làm chương giáo nghĩa chia Đại thừaTiểu thừa ra làm 10 tôn 

 1.- Ngã, pháp cu hữu tôn là tôn nói người ta và các pháp trong vũ trụ đều thật có, như giáo pháp về nhơn, thiên và các bộ phái về Tiểu thừa như là độc tử, pháp thượng, hiền trụ, chính lượng, mật lầm, căn bổn v.v...

 2.- Pháp hữu ngã vô tôn là tôn nói về thể tánh của các pháp thật có, mà ngã chấp thời không, như phái nhất thiết hữu, tuyết sơn, đa văn, hóa địa về Tiểu thừa.

 3.- Pháp vô khứ lai tôn là tôn nói cái chấp nhơn ngã vẫn không, mà các pháp cũng chỉ hiện tại là có thể tánh, quá khứvị lai thời không, như phái đại chúng, kê giẫn chế đa sơn, tây sơn trụ, bắc sơn trụ, pháp tạng, ẩm quang, căn bổn, hóa đọa.

 4.- Hiện thông giả thiệt tôn là tôn nói chẳng những quá khứ vị lai không có thể tánh, chính các pháp hiện tại cũng có giải có thiệt, như lối chấp cuối cùng của phái thuyết giả, kinh bộ về Tiểu thừa.

 5.- Tục vọng chơn thiệt tôn là tôn nói tục đế là giả, chơn đế là thiệt, như phái thuyết xuất thế của Tiểu thừa.

 6.- Chư pháp đẳng danh tôn là tôn nói hết thảy các pháp hữu lậuvô lậu chỉ có giả danh (danh từ suông), chớ không có thiệt thể, như phái nhất thiết của Tiểu thừa.

 7.- Nhất thiết giai không tôn là Đại thừa thỉ giáo, mà chính là chỉ về ‘không thỉ giáo’. Tôn này nói về hữu vi là không, vô vi cũng là không, rốt ráo đều không - hết thảy các pháp đều không.

 8.- Chơn đức bất không tôn là Đại thừa chung giáo, nghĩa là nói chơn như đủ có cái thiệt đức không thay đổi, cho nên gọi là chơn đức; chơn như có tự thể, cho nên gọi là bất không, lại bản tánh vốn đủ hằng sa công đức; cho nên nói là bất không.

 9.- Tướng tưởng cu tuyệt tôn tức Đại thừa đốn giáo. Tôn này nói về tâm năng duyên (tưởng) cùng cảnh sở duyên (tướng) đều dứt (tuyệt) cho nên giáo là giáo pháp tuyệt ngôn, lý là chơn lý tuyệt ngôn.

 10.- Viên minh cụ đức tôn là Đại thừa viên giáoViên minh ý nghĩa là đầy đủ sáng suốt; cụ đức là nói pháp tánh đầy đủ các đức mầu nhiệm, muôn tượng bản giăng. Tôn này gọi rằng hết thảy các pháp, xứng tánh viên dung, khẳm đủ các đức, rộng khắp bao dung, sự sự vô ngại, chủ, bạn không cung tột. Cho nên trong bộ Hoa Nghiêm huyền đàm của ngài Thanh Lương gọi là viên dung cụ đức tôn.

 Xét theo trong Hoa Nghiêm huyền đàm đã nói, thời sáu tôn trước cùng với chương ngũ giáo đồng nhau, chỉ tôn thứ bảy là tam tánh không, hữu tôn nghĩa là nói biến kế sở chấp là không, y tha, viên thành là có, cho nên gọi là tam tánh không, hữu; ấy là cái danh từ chính nơi Đại thừa ‘tướng thỉ giáo’ mà lập ra. Thứ tám là chơn không tuyệt tướng tôn, tức là tôn tướng tưởng cu tuyệt trong chương giáo nghĩa; thứ chin là không hữu vô ngại tôn, cũng tức là tôn chơn đức bất không trong chương giáo nghĩa. Chẳng qua về thứ lớp thì tôn thứ tàm và thứ chin có thay đổi, là nhơn vì ngài chung, đốn, viên - mà ngài Thanh Lương thời y theo thứ lớp về bốn pháp giới, cho rằng chơn không tuyệt tướng là thuộc về lý pháp giới, không hữu vô ngại là thuộc về lý sự vô ngại pháp giới.

VIII.- BA PHÉP QUÁN VỀ PHÁP GIỚI

 Ba phép quán về pháp giới là: chơn không quán, lý, sự vô ngại quán, châu biến hàm dung quán.

 1.- Chơn không quán : Phép quán này y theo lý pháp giới mà lập ra, nghĩa là nói chẳng phải hư vọng, niệm lự, gọi là chơn, chẳng phải sắc tướng ngăn ngại gọi là không; cho nên dứt vọng tình rõ bày chơn tánh, khiến thấy sắc không phải thiệt sắc, toàn thể là chơn không, không, không phải là không hẳn (đoạn không), toàn thể là chơn tánh. Như vậy, thời hay dẹp sạch tình trần, mà sắc, không không ngại, bặt dứt trí giải, mà tâm, cảnh đều dung, cho nên gọi là chơn không quán.

 2.- Lý sự vô ngại quán : Pháp quán này y theo ‘lý sự vô ngại pháp giới’ mà lập, nghĩa là nói thể tánh thanh tịnh sáng suốt gọi là lý; hình tướng phân hạng gọi là sự; cho nên quán lý rộng lớn đều quy về nơi một mảy trần, tức nơi đó mà rõ thấu cái sắc của mảy trần, thông khắp cả pháp giới: ấy là dung các tướng hư giả của muôn tượng toàn là một tánh sáng suốt của Nhất chơn, lý sự thấu suốt, viên dung không ngại, cho nên gọi là lý sự vô ngại quán.

 3.- Châu biến hàm dung quán : Phép quán này y theo sự sự vô ngại pháp giới mà lập ra, nghĩa là nói không chỗ nào là không có, gọi là châu biến; không pháp nào là không thâu nhiếp, gọi là hàm dung; cho nên quán cái lý, toàn nơi sự, tùy một sự gì mà mỗi mỗi đều thấy; quán mọi sự tức nơi lý, theo lý mà mỗi mỗi đều dung; thế thời, một, nhiều, không ngại, lớn, nhỏ trùm nhau, dung nhiếp lẫn nhau, lớp lớp không cùng tột, ẩn, hiển tự tại, thần dụng khó lường, cho nên gọi là châu biến hàm dung quán.
 

[1] Tương tức, Ỷ nghĩa là nói cái nay tức cái kia như nói: nước tức sóng măn cụt tức gián châu, là muốn chỉ cái tướng không hai. Tương nhập là nói sự ăn nhập với nhau, là nghĩa dung thông, như nói mặt gương này mặt gương kia chiếu vào nhau.

[2] Xướng lên pháp môn tu hành viên mãn đốn – viên mãn đốn ngộ.
 

Tạo bài viết
08/03/2015(Xem: 14344)
23/11/2010(Xem: 77757)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.