Thư Viện Hoa Sen

11 Thấy Biết Chân Chánh

07/02/201112:00 SA(Xem: 13944)
11 Thấy Biết Chân Chánh


TỪ NGUỒN DIỆU PHÁP

Thích Nữ Trí Hải
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2003


11. THẤY BIẾT CHÂN CHÁNH

Trong 8 chánh đạo, đứng đầu là Chánh tri kiến. Ta hãy tìm hiểu xem một người phải biết những gì, thấy những gì mới được gọi là người có chánh tri kiến. Không gì tốt hơn nghe lại lời dạy của Tôn giả Xá Lợi Phất về vấn đề này, theo kinh Chánh tri kiến (Trung bộ kinh II).
Có nhiều pháp môn thành tựu Chánh tri kiến. Những pháp môn ấy gồm có
 
1. Biết được bất thiệncăn bản bất thiện, biết được thiện và căn bản thiện. 
 
2. Biết được thức ăn, tập khởi thức ăn, đoạn diệt của thức ăncon đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn.
 
3. Biết khổ, tập khởi của khổ, đoạn diệt của khổ và con đường đưa đến đoạn diệt khổ.
 
4. Biết già chết, tập khởi, đoạn diệt của già chết và con đường đưa đến đoạn diệt già chết.
 
5. Biết sanh, tập khởi, đoạn diệt của sanh và con đường đưa đến đoạn diệt sanh.
 
6. Biết hữu, tập khởi, đoạn diệt của hữu và con đường đưa đến đoạn diệt hữu.
 
7. Biết thủ, tập khởi, đoạn diệt của thủ và con đường đưa đến đoạn diệt thủ.
 
8. Biết ái, tập khởi, đoạn diệt của ái và con đường đưa đến đoạn diệt ái.
 
9. Biết thọ, tập khởi, đoạn diệt của thọ và con đường đưa đến đoạn diệt thọ.
 
10. Biết xúc, tập khởi, đoạn diệt của xúc và con đường đưa đến đoạn diệt xúc.
 
11. Biết sáu nhập, tập khởi, đoạn diệt của sáu nhậpcon đường đưa đến đoạn diệt sáu nhập.
 
12. Biết danh sắc, tập khởi, đoạn diệt của danh sắccon đường đưa đến đoạn diệt danh sắc.
 
13. Biết thức, tập khởi, đoạn diệt của thức và con đường đưa đến đoạn diệt thức.
 
14. Biết hành, tập khởi, đoạn diệt của hành và con đường đưa đến đoạn diệt hành.
 
15. Biết vô minh, tập khởi, đoạn diệt của vô minhcon đường đưa đến đoạn diệt vô minh.
 
16. Biết lậu hoặc, tập khởi, đoạn diệt của lậu hoặccon đường đưa đến đoạn diệt lậu hoặc.
 
Mười sáu pháp môn trên đây là mười sáu cửa dẫn vào chánh tri kiến, vào được một cửa thì có thể mở được tất cả các cửa khác, cũng như chỉ cần mở một gút là tất cả các gút khác sẽ được tháo tung ra.
 
Ta hãy tuần tự học hỏi từng pháp môn theo lời giảng dạy của tôn giả Xá Lợi Phất, để thành tựu chánh tri kiến
 
1. Biết bất thiệncăn bản bất thiện, biết thiện và căn bản thiện. Bất thiện có 10 thứ đó là ba việc ác của thân (giết hại, trộm cắp, dâm dục), bốn việc ác của miệng (nói dối, nói hai lười, nói lời ác, nói lời phù phiếm), và ba việc ác của ý (tham, sân, tà kiến). Căn bản bất thiện là tham, sân, và si. Thiện là từ bỏ 10 điều ác nói trên và căn bản thiện là không tham, không sân, không si. 
 
2. Biết thức ăn. Thân này có ra và được nuôi sống là nhờ thức ăn. Biết được thức ăn làm tiếp tục thân này qua nhiều đời kiếp thì có thể chấm dứt sinh tử bằng cách đình chỉ cung cấp thức ăn cho một đời sống kế tiếp, như hết nhiên liệu thì ngọn lửa sẽ tắt... Thức ăn đó gồm bốn thứ: đoàn thực thô và tế (đoàn là vo thành nắm tròn để bỏ vào miệng), tức thực phẩm vật chất; xúc thực (sự tiếp xúc giữa năm giác quan với ngoại vật); tư niệm thực (ý tưởng, tư duy thiền định); và thức thực (dòng ý thức tuôn chảy không ngừng ngay cả khi ngủ.

Chính thức này tạo đời sống sau khi chết, thuật ngữ gọi là kiết sanh thức). Như vậy sự sống chúng ta vô cùng phức tạp, không phải chỉ được nuôi dưỡng bằng thức ăn vật chất (đoàn thực) mà thôi. Được ăn uống đầy đủ mà bị nhốt trong phòng tối lâu ngày ta cũng chết, đó là vì thiếu xúc thực: ta cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, với người và cảnh vật. Con người là một con vật xã hội, cho nên xúc thực cũng là thức ăn quan trọng với phần đông.

Có những người phảỉ chết hoặc điên cuồng vì thiếu thức ăn này. Khi ta mê mải xem kịch hay chiếu bóng, hay nghe nhạc, ta có thể quên ăn: đó là vì ta đã ăn bằng xúc thực. Loại thức ăn thứ ba là tư niệm thực, là sự suy tư tưởng tượng, ăn bằng cách nghiền ngẫm một ý nghĩ trong tâm trí. Loại này cũng rất quan trọng, ta có thể suy nghĩ một vấn đề đến quên ăn quên ngủ. Loại thức ăn cuối cùngthức thực, là cái duy trìtiếp nối mạng sống. Chính thức này tạo nên một thân xác mới, do đó nó được gọi là kiết sanh thức: thức nối liền hai đời sống. Một vị nhập định diệt thọ tưởng chỉ khác với thây chết ở chỗ thần thức vị này chưa ra khỏi thân xác để trở thành kiết sanh thức.
 


Những thức ăn duy trì sự sống phức tạp như vậy, nên muốn chấm dứt sinh tử không phải chuyện dễ. Ta vẫn có thể nhịn ăn mà chết, nhưng dòng tâm thức vẫn tiếp diễn thì vẫn còn phải tái sinh, vì nguyên liệu cho ngọn lửa sống vẫn đang còn. Vậy muốn đoạn diệt sinh tử thì phải đoạn cả bốn thức ăn nói trên. Những vị tọa thiền đã thuần thục chỉ đoạn được ba thức ăn: đoàn thực, xúc thực và tư niệm thực, còn thức thực chưa đoạn. Tập khởi hay nguyên nhân của thức này là tham ái, nên muốn đoạn nó phải diệt tham ái. Con dường đưa đến đoạn diệt tham áithánh đạo tám ngành.
 
3. Biết khổ tập, diệt, đạo. Khổ là sanh già bệnh chết, sầu bi ưu khổ não... tóm lại năm thủ uẩn là khổ. Nguyên nhân của khổ là ái đi liền với hỉ và tham. Hỉ là khoái thích, tham là muốn vơ về cho mình. Khi tiếp xúc với một đối tượng mà ta không khoái thích thì không có yêu khởi lên: ta được giải thoát. Vì vậy cái nguy hiểm là sự khoái thích đưa đến yêu, để từ đấy phải chuốc lấy sầu bi khổ ưu não, như lời Phật dạy: “sầu bi khổ ưu não do ái sanh, hiện hữu từ nơi ái”.
 
Nhưng khi tiếp xúc sự vật, chỉ có những sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc giác êm dịu... mới phát sinh khoái cảm, từ đó phát sinh ái. Nếu chỉ tiếp xúc toàn những sắc xấu, mùi hôi, vị dở thì không can hệ gì. Chính cái tâm sở thọ làm cho ta biết xấu đẹp ngon dở. Cái khó của sự tu tập là làm sao dừng lại ở giai đoạn thọ, đừng “bước đi bước nữa” để tiến đến ái. Khi xúc và cảm nhận những cảnh xấu đẹp vui buồn, không nên sinh tâm yêu ghét. Ví chính do ái mà có thủ (nắm giữ), do thủ mà có hữu (sự có mặt).

Do ta thích có mặt trên đời, ta mới sinh ra ở đời, cũng như có thích xem cải lương mới có mặt ở rạp cải lương. Không ai mời ta đến giữa cuộc đời này nếu chính chúng ta không muốn; chính ta đã đăng ký, xếp hàng để được hiện hữu, sinh ra trên cõi đời này. Ta có trách nhiệm hoàn toàn về sự hiện hữu ấy. Không thể đổ thừa trách móc ai. Vì sao có hữu? Ấy là vì có thủ (nắm giữ) và sở dĩ có nắm giữ là vì có ái phát sinh từ thọ những thứ làm ta khoái thích.

Thọ là cảm giác (vui, khổ, trung tính) khởi lên thuộc sáu loại do có sáu giác quan. Nguyên nhân của thọ là xúc: sự tiếp xúc của 5 giác quan với 5 đối tượng như mắt thấy sắc, tai nghe tiếng v.v.. Muốn đoạn diệt thọ cần đoạn diệt xúc. Nguyên nhân của xúc là lục nhập, 6 lối vào: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; 6 chỗ qua đó sự vật bên ngoài có thể đi vào tâm thức ta. Vì có mắt tai nên có sự thấy nghe v.v... 
 
Nguyên nhân của lục nhậpdanh sắc. Do có danh sắc mà có lục nhập. Danh là phần tâm lý gồm xúc, tác ý, thọ tưởng, tư. Sắc là thân xác vật lý làm bằng bốn đại: địa, thủy, hỏa, phong.
 
Quá trình để một sự vật đi vào tâm thức ta gồm có 5 giai đoạn chính:
 
a. Xúc: như mắt tiếp xúc với hình sắc khi sắc ở trong tầm mắt thì sự tiếp xúc mới có thể xảy ra.
 
b. Tác ý: có sự chú ý. Nếu mắt thấy vật mà không có tác ý thì không có giai đoạn kế tiếp là .
 
c. Thọ: tiếp nhận, có chú ý nhìn mới có sự nhận ra đó là vật gì.
 
d. Tưởng: bắt đầu có ý niệm về vật ấy: đẹp hay xấu, đáng ưa hay đáng chán v.v... Ngang đây nếu không dừng lại mà “bước đi bước nữa” thì tức là bắt đầu vào tròng của nghiệp, đó là giai đoạn chót:
 
e. Tư. tơ tưởng về đối tượng mình ưa thích. Chính từ đây mà ái sanh, đầu mối của sầu, bi, khổ, ưu, não. Nó cũng là mầm mống tạo nghiệp.
 
Nguyên nhân của danh sắc là thức (cái biết) có 6 loại: cái biết của mắt, của tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nói khác đi, vì có thấy nghe mà có mắt tai v.v.. để sử dụng cho việc thấy nghe.
 
Nguyên nhân của thức là hành gồm có 3: thân hành, khẩu hành, tâm hành (hay ý hành) là những hoạt động cố ý của thân, khẩu, ý gọi là ba nghiệp. Cần nhấn mạnhyếu tố cố ý vì chỉ những hành động cố ý mới phát sinh ra nghiệp. 
 
Nguyên nhân của hành là vô minh, nghĩa là không biết về khổ, khổ tập, khổ diệtcon đường đưa đến khổ diệt.
 
Yếu tố sinh ra vô minh, tăng trưởng vô minhba lậu hoặc (sơ hở mê lầm): dục lậu (ham các đối tượng giác quan), hữu lậu (ham hiện hữu) và vô minh lậu là sự u mê căn bản phát sinh ra dục lậu, hữu lậu. Cũng từ vô minh sinh ra lậu hoặc, rồi lậu hoặc lại tăng trưởng vô minh; hai cái sinh lẫn nhau như từ một giống sinh cây quả, quả lại sinh ra hạt giống.
 
Thánh đạo tám ngành là con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc, của vô minh, của hành, của thức, của danh sắc... và của bất cứ gút nào trong 12 gút thắt của vòng luân hồi sinh tử. Mở được một gút là phá tan được xiềng xích vô minh trùng trùng vô tận.

Tạo bài viết
31/10/2010(Xem: 30420)
20/12/2019(Xem: 12183)
18/02/2020(Xem: 8830)
27/06/2021(Xem: 15279)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: