12 Vọng Mỹ Nhân

07/02/201112:00 SA(Xem: 13325)
12 Vọng Mỹ Nhân


TỪ NGUỒN DIỆU PHÁP

Thích Nữ Trí Hải
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2003


12. VỌNG MỸ NHÂN

Vào một ngày đẹp trời thanh thản, vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) xứ Kosala dạo chơi trong vườn ngự uyển. Khi nhìn ngắm những gốc đại thụ ở chỗ xa vắng tịch mịch, với những tàn lá tỏa rộng che bóng mát, thật khả ái, đẹp mắt, nhà vua bỗng nhớ đến Đức Thế Tôn và nghĩ: “Những gốc cây khả ái, đẹp mắt, lặng lẽ, vắng người, thoáng gió, xa lánh mọi tụ hội đông đảo thích hợp cho sự trầm tư mặc tưởng này, chính là nơi Thế Tôn thường ngự tòa, chính là nơi chúng ta đảnh lễ Thế Tôn”. Nghĩ như vậy rồi vua quay sang bảo người hầu cận tên Kàràyana rằng:
 
– Này Kàràyana, ta nhớ đức Thế Tôn. Mi có biết hiện nay Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác trụ tại chỗ nào không?
 
– Tâu đại vương, lành thay đại vương nghĩ đến Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác ấy. Ngài cùng với đại chúng thường du hành khắp nơi, rày đây mai đó không có trú xứ nào nhất định. Thật là một cuộc đời mây bay hạc lánh khó tìm dấu vết! Nhưng may thay, lúc này Ngài đang dừng chân ở một thị trấn của dân chúng Sakka, tên gọi thị trấn Medalumpa.
 
– Cách đây bao xa?
 
 – Tâu đại vương, cách không xa, có thể đến đấy và trở về nội trong ngày. 
 
 – Vậy Kàràyana này, hãy thắng cỗ xe. Chúng ta sẽ đi yết kiến Thế Tôn, bậc A la hán Chánh đẳng giác.
 
– Thưa vâng, tâu đại vương.
 
Vua cùng các quan hầu cận đi đến thị trấn nơi Thế Tôn đang trú. Vua đi bộ vào Tinh xá. Lúc bấy giờ một số đông Tỷ kheo đang kinh hành ngoài sân, vua hỏi:
 
– Thưa chư Tôn giả, Thế Tôn hiện ở đâu. Chúng tôi muốn yết kiến Ngài. 
 
Các vị Tỷ kheo chỉ vào một gian tịnh thất bảo:
 
– Thưa đại vương, gian nhà cửa đóng kín kia là nơi Thế Tôn đang nghỉ. Hãy im lặng đến gần, bước vào hành lang thật nhẹ, sau khi đằng hắng, hãy gõ cửa. Thế Tôn sẽ mở cửa cho đại vương.
 
Đến nơi, vua cởi vành khăn đội đầu (một cử chỉ cung kính, như ngày nay ta cởi nón mũ) và trao thanh kiếm hộ thân cho quan hầu cận. Quan hầu cận hiểu ý vua muốn vào một mình, vội dừng lại ngang chỗ vua bỏ kiếm. Vua đến đằng hắng và gõ cửa tịnh thất của Thế Tôn. Thế Tôn mở cửa. Sau khi bước vào căn nhà, vua cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, lấy miệng hôn chân Thế Tôn, lấy tay xoa chân Thế Tôn và tự xưng tên:
 
– Bạch Thế Tôn, con là vua Pasenadi nước Kosala.
 
Thế Tôn hỏi:
 
– Do thấy những gì mà đại vương lại hạ mình tột bựcbiểu lộ tình thân ái đối với thân này như vậy?
 
Vua kể những lý do sau:
 
– Bạch Thế Tôn! Trong khi con thấy nhiều vị Sa môn Bà la môn, các giáo phái khác hành trì phạm hạnhgiới hạn chỉ trong một thời gian rồi lại trở về thế tục thụ hưởng năm món dục lạc, thì các vị Tỷ kheo đệ tử của Thế Tôn thực hành phạm hạnh viên mãn đến trọn đời. Do đó con nghĩ: Thế Tôn là bậc chánh đẳng giác, pháp được Thế Tôn khéo giảng, chư tăng đệ tử của Thế Tôn khéo hành trì! 
 
Lại nữa, bạch Thế Tôn ở đời và ở các tập thể xã hội, trí thức, tôn giáo, triết học khác con thường thấy vua chúa cãi lộn với vua chúa; Bà la môn cãi lộn với Bà la môn, gia chủ cãi lộn với gia chủ, cha mẹ cãi lộn với con cái, anh chị em cãi lộn với nhau... Còn trong pháp luật Thế Tôn con thấy các vị Tỷ kheo sống với nhau thuận hòa, thân hữu không cãi lộn, hòa hợp như nước với sữa, nhìn nhau bằng cặp mắt ái kính. Bạch Thế Tôn, con không thấy một chỗ nào có một phạm hạnh viên mãn thanh tịnh như vậy. Do đó con kính ngưỡng Thế Tôn.
 
Lại nữa, bạch Thế Tôn. Khi đi du hành con thường gặp các vị Sa môn, Bà la môn, các giáo phái khác gầy gò khốn khổ, bạc nhược không đẹp mắt chút nào. Con đến hỏi và các vị ấy trả lời rằng: “Tâu đại vương, chúng tôi bị bệnh gia truyền”. Còn ở trong pháp và luật của Thế Tôn, thì con thấy các vị tỷ kheo hoan hỉ, phấn khởi, các căn thoải mái, tịch tịnh, bình tĩnh, khinh an. Do vậy con kính ngưỡng Thế Tôn và nghĩ “Pháp được thế tôn khéo giảng, đệ tử chúng tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì”.
 
Lại nữa, bạch Thế Tôn, con là vua cả nước, có quyền sinh sát trong tay, vậy mà khi con ngồi xử kiện đôi khi có người dám ngắt lời con, dù con đã ra lệnh không được ngắt lời. Còn ở đây, con thấy trong khi Thế Tôn thuyết pháp cho đồ chúng hàng trăm ngàn người, thì không một ai gây tiếng động. Một lần, con thấy khi Thế Tôn đang thuyết pháp, có một vị đệ tử ho lên và liền bị một vị đồng phạm hạnh khẽ đập vào đầu gối, bảo nhỏ: “Tôn giả hãy im lặng, chớ làm ồn. Bậc đạo sư của chúng ta đang thuyết pháp”. Bạch Thế Tôn, do vậy con kính ngưỡng Thế Tôn và nghĩ: “Thật là vi diệu! Chúng Thích tử này khéo được huấn luyện không cần đến gậy kiếm”.


 
Lại nữa, bạch Thế Tôn, con thấy nhiều học giả các giáo pháp thật uyên bác, muốn chất vấn Thế Tôn, bàn sẵn những câu để khích bác, nhưng khi đến trước Thế Tôn, tất cả những học giả ấy đều câm lặng, và sau khi được pháp thoại của Thế Tôn làm cho hoan hỉ, phấn khởi, đều xin quy y Thế Tôn, trở thành đệ tử của Thế Tôn. Do vậy con kính ngưỡng Ngài. 
 
Lại nữa, bạch Thế Tôn, con có hai quan giữ ngựa ăn cơm của con, đi xe của con, nhờ con mà sống, chính con đem lại danh vọng cho chúng. Vậy mà chúng không hạ mình với con như với Thế Tôn. Có một lần, trên đường hành quân, con và hai quan giữ ngựa vào nghỉ đêm trong một căn nhà hẹp giữa rừng. Sau khi cùng nhau đàm luận về chánh pháp đến quá nửa khuya, cả hai quan giữ ngựa của con nằm xuống ngủ, để đầu hướng về phía mà chúng được nghe là Thế Tôn đang ngự, và trở chân về hướng con nằm. Bạch Thế Tôn, khi ấy con nghĩ thật sự những vị này chắc phải ý thức một sự thù thắng trong giáo lý của Thế Tôn, nên mới có thái độ tôn trọng cùng tột đến coi nhẹ mạng sống như thế. Do vậy, con kính ngưỡng Thế Tôn.
 
Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuộc đấng Sát đế lỵ, Thế Tôn người nước Kosala, con cũng thuộc nước Kosala. Thế Tôn 80 tuổi, con cũng 80 tuổi. Do vậy, con sẵn sàng hạ mình tột bực đối với Thế Tônbiểu lộ tình thân ái


Kể xong những lý do trên, vua Pasenadi đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi kiếu từ. Sau khi vua ra về Thế Tôn kể lại cho các tỷ kheo và dạy: “Này các Tỷ kheo, đấy là các pháp trang nghiêm, các ngươi nên học tập. Các pháp trang nghiêm này là căn bản của phạm hạnh”.

Lời bàn:
 
Đọc xong kinh Pháp trang nghiêm, kẻ hậu bối này không khỏi cảm khái vài ý nghĩ
 
1. Vua Ba Tư Nặc trước cảnh đẹp thiên nhiên, phi tần mỹ nữ không nhớ, rượu ngon thịt béo không nghĩ, mà chỉ nhớ tưởng đến Phật thiết tha như nhớ cha nhớ mẹ và tức tốc tìm đến nơi để đảnh lễ Ngài. Thật là một ông vua hiền, xứng đáng được sinh đồng thời với Phật, gặp Phật. Và đức Phật của chúng ta cũng thật may mắn hơn đức Khổng Phu Tử nhiều. Vì trong lúc đó bậc Thánh Trung Hoa sinh đồng thời với Phật, đã phải than phiền về ông vua bê bối mê nàng Nam Tử rằng: “Nhà vua trọng sắc hơn trọng đức”. Nhưng đối với vua Ba Tư Nặc ngày xưa cũng như với Phật tử chúng ta ngày nay, thì Đức Thế Tôn là NGƯỜI ĐẸP CỦA MUÔN ĐỜI VÀ VẠN LOẠI, cho nên mới có câu: “Vọng mỹ nhân hề, thiên nhất phương”.
 
2. Trong 7 lý do vua kể vì sao vua kính mộ Phật là:
 – Chư đệ tử xuất gia theo Phật sống phạm hạnh trọn đời (trên nguyên tắc không kể đến những trường hợp cổi áo cà salý do kỹ thuật).
 – Đệ tử Phật không cãi lộn.
 – Đệ tử Phật lóng tai chí thành nghe pháp
 – Nhan sắc đệ tử Phật tươi tốt vui hòa giải thoát (không có bị bệnh gia
truyền).
 – Những người muốn khích bác Phật, khi đến trước Ngài đều được cảm hóa, thành đệ tử Ngài.
 – Hai quan giữ ngựa ăn lộc vua mà kính Phật hơn vua.
 – Phật đồng giai cấp huyết thống với vua.
 Trong 7 điều, ta thấy hết 5 diều liên hệ đến tư cách của Phật tử, qua tư cách đó vua cảm mộ và quy y Phật, đủ thấy tư cách người theo Phật quan trọng thế nào. “Nhân năng hoằng đạo” là vậy.
 
3. Về điểm thứ 6. Vua thấy hai bề tôi phạm tội khi quân, dám nằm quay chân về phía mình, mà chưa vội nổi sân đòi chém đầu, lại lần dò tìm hiểu lý do tại sao những kẻ ấy có thái độ cung kính một người khác hơn mình như vậy, trong khi chính mình lại là người dem lại cho chúng bổng lộc, danh vọng, cầm trong tay sinh mạng của chúng. Thái độ ấy quả là tư cách sáng suốt của một ông vua có trí.
 
4. Về điểm cuối cùng, vua ngưỡng mộ Phật vì Phật cùng một giai cấp, một ca-lip với mình. Đúng là kiểu suy tư của hạng thượng lưu xã hội, đối với hạng này, Phật tánh thật có nam bắc. Họ sẽ không chịu quy y một chàng bán củi như Lục Tổ Huệ Năng khả ái kính của chúng ta đâu. Có lẽ vì vậy đức Phật phải hạ sanh vào dòng dõi vua chúa để độ cho hạng vương giả. Tất cả đều là phương tiện thiện xảo của Bồ tát để độ sanh: khi cần sanh vào hàng cao sang, các ngài cũng không từ khước, mục đích chính yếuthuyết pháp độ sanh, không câu nệ hình thức. Khi cần ngồi xe bò thuyết pháp, cứ ngồi xe bò. Khi cần lên xe Mercedès thuyất pháp thì đi Mercedès. Ngày nay, nhiều người câu nệ phẩm bình sao vị kia đi tu mà còn ngồi xe sang hoặc ngồi xe tồi... đều là những lời phẩm bình chấp tướng nông nổi. 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2015(Xem: 19063)
28/09/2013(Xem: 55283)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :