Thư Viện Hoa Sen

16. Tín Nữ Cúng Dường

05/07/201112:00 SA(Xem: 14503)
16. Tín Nữ Cúng Dường


CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

THE STORY OF BUDDHA
Nguyên Tác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: H. T. THÍCH TRÍ CHƠN

16 TÍN NỮ CÚNG DƯỜNG

Tại ngôi làng nhỏ sát cạnh khu rừng có một anh chăn bò. Sinh sống với cô vợ tên Tu Già Đa (Sujata)(20). Nàng rất sung sướng vừa mới sinh được cháu trai đầu lòng. Cô dùng sữa thơm ngon nhất vắt từ những con bò của anh chồng để chuẩn bị nấu một bữa ăn thịnh soạn. Cô mang thức ăn vào rừng dâng cúng cho những vị thần mà cô tin rằng họ đang sống ở đó. Nàng thường hay cầu xin những thần linh này và nay muốn cám ơn các Ngài đã giúp cho cô sinh được một đứa con khỏe mạnh. 

Khi vào trong rừng, cô thấy sa môn Tất Đạt Đa đang ngồi ở đó. Thân hình của đạo sĩ trông ốm gầy và yếu đuối, nhưng nét mặt của ông vẫn trong sángxinh đẹp. Nàng Tu Già Đa nhìn sa môn với sự ngạc nhiên. Cô thầm bảo: “Xưa nay ta chưa bao giờ thấy nhân vật nào phước tướng như thế. Có thể Ngài chính là vua của các thần cây cối ở đây!” Và nàng mang thức ăn đặc biệt ấy đến dâng cúng cho người. 

Sa môn Tất Đạt Đa từ từ mở mắt và trông thấy bát đồ ăn để trước mặt. Người mỉm cười yên lặng nhìn Tu Già Đa, rồi đưa bát sữa lên miệng và bắt đầu uống. Nàng kinh ngạc thấy sau khi dùng sữa, sức khỏe nơi cơ thể của sa môn ngày càng tăng lên. Uống sữa xong, ông đặt bát xuống, cám ơn Tu Già Đa và nói: “Con tưởng nghĩ ta là thần linh, nhưng ta chỉ là đạo sĩ đang đi tìm chân lý. Nhờ dùng sữa con dâng cúng, ta cảm thấy khỏe lại. Nay ta tin chắc rằng ta sẽ tìm ra đạo giải thoát. Con sẽ được nhiều phước báu do hành động lành con đã làm hôm nay. Cám ơn con”. 
 
Năm người bạn cùng tu với sa môn Tất Đạt Đa trong rừng thấy ông nhận lấy thức ăn đặc biệt của cô Tu Già Đa. Họ rất bực mình và tự bảo nhau: “Sa môn Tất Đạt Ta đã từ bỏ công cuộc tầm đạo. Ông ta không còn theo đuổi cuộc sống thánh thiện nữa. Hãy nhìn kia, ông tắm rửa và dùng thức ăn ngon trở lại. Làm sao chúng ta có thể chung sống với con người như vậy được? Hãy lại đây. Chúng ta nên rời khu rừng này và đến thành Ba La Nại (Benares)(21). Chúng ta có thể tiếp tục con đường tu khổ hạnh tại vườn Lộc Uyển (22) gần đó”. 

Rồi họ bỏ đi nghĩ rằng sa môn Tất Đạt Đa không còn ham thích trong sự tầm cầu chân lý nữa. Nhưng Tất Đạt Đa lấy lại sức khỏe nhờ ăn uống, và chuẩn bị ngồi thiền để mong chứng ngộ đạo giải thoát mà người đang đi tìm trong nhiều năm qua. Ngài đứng dậy, vượt qua sông và hướng đi về nơi mà sau này được biết là cây Bồ Đề (Giác Ngộ). 

Tạo bài viết
15/11/2012(Xem: 19534)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: