29. Những Ngày Cuối Cùng

05/07/201112:00 SA(Xem: 13512)
29. Những Ngày Cuối Cùng


CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

THE STORY OF BUDDHA
Nguyên Tác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: H. T. THÍCH TRÍ CHƠN

29 NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG

Lúc đức Phật tám mươi tuổi, Ngài tự nghĩ: “Ta đã làm tất cả để có thể cứu độ mọi người. Ta đã giáo hóa cho họ biết sống yêu thương nhau và không sợ hãi trước bất cứ việc gì xảy ra trong cuộc đời. Nay đến lúc Ta sẽ dạy cho họ làm sao từ giã cõi đời này không chút âu lo phiền muộn”.

Rồi đức Phật gọi Đại Đức A Nan thân tín đến và bảo: “Này A Nan, nay chúng ta nên trở về thành Ca Tỳ La Vệ lần cuối cùng. Ta muốn nhập diệt tại kinh thành nơi Ta đã sinh ra và lớn lên”.

Đại Đức A Nan rất buồn rầu và than khóc: “Kính bạch đức Thế Tôn, xin Ngài đừng rời bỏ chúng con! Từ nhiều năm qua, Ngài là vị đạo sư đã hướng dẫn cho chúng con. Nếu vắng bóng Ngài chúng con không biết làm sao đây”. Rồi Đại Đức A Nan khóc lóc thảm thiết.

Đức Phật khuyên bảo: “Này A Nan, con đừng khóc. Ta đã luôn luôn dạy rằng sự chết là việc tự nhiên trong cuộc đời. Không có gì mà con phải sợ. Con nên hiểu rõ điều ấy. Và khi ta không còn nữa con hãy lấy giáo pháp của Ta làm thầy hướng dẫn cho con. Nếu tâm con thâm nhập được những lời dạy của Ta thì con không cần thiết có Ta nữa. Lại đây, chúng ta hãy lên đường”.

Đức Phật và các đệ tử của Ngài đi về hướng bắc. Khi đến một nơi không xa thành Ca Tỳ La Vệ, tất cả đi ngang qua ngôi làng Câu Thi Na (Kusinara) (28). Tại đây đức Phật bảo các đệ tử ngừng lại để nghỉ ngơi. Rồi Ngài quay lại nói với Đại Đức A Nan: “Đây là nơi Ta sẽ nhập diệt”.

Mặc dù hôm ấy là ngày cuối cùng trong cuộc đời của đức Phật, Ngài vẫn còn cứu độ cho những kẻ khác. Một ông lão ở trong làng đến xin được gặp đức Phật và Ngài đã nhận lời. Đức Thế Tôn lắng nghe những nỗi khổ đau của người đệ tử già và dùng lời nói từ hòa khuyên giải ông ta. Tâm ông lão cảm thấy an lạchạnh phúc trở lại.

Rồi đức Phật đi vào trong vườn và nằm nghỉ giữa hai thân cây. Những đệ tử của đức Phật tập họp quỳ xung quanh Ngài. Một số vị đang khóc lóc, nhưng các người khác họ giữ tâm hoàn toàn thanh tịnh và yên lặng nhìn Ngài.

Đức Phật khuyến giáo chúng đệ tử lần cuối cùng: “Hãy ghi nhớ những lời Ta đã dạy các con. Lòng tham và dục vọngnguyên nhân của mọi khổ đau. Cuộc đời luôn luôn biến đổi vô thường, vậy các con chớ nên tham đắm vào bất cứ vật gì ở thế gian. Mà cần nỗ lực tu hành, cải đổi thân tâm để tìm thấy hạnh phúc chân thật và trường cửu”.

Rồi đức Thế Tôn quay mình qua hướng mặt và đặt cánh tay phải xuống dưới đầu của Ngài. Đức Phật nhắm mắt lại và nhập Niết Bàn một cách an lành. Hôm ấy nhằm vào ngày Rằm tháng Tư âm lịch.

Sau một thời gian các đệ tử mang kim thân của Ngài đặt trên một đống cũi lớn. Theo tục lệ, họ chuẩn bị hỏa thiêu Ngài nhưng họ không thể châm lửa cháy được. Phải chờ vị đại đệ tử của đức Phật đến. Lúc đức Thế Tôn nhập diệt, vị này đang ở xa nên ông ta vội vàng trở về Câu Thi Na ngay khi hay tin đức Phật đã viên tịch. Khi về tới nơi, vị đệ tử lớn này đảnh lễ đức Thế Tôn lần cuối cùng thì dàn cũi tự nhiên bốc cháy. Kim thân đức Phật được hỏa thiêu một thời gian lâu cho tới khi cháy hết không còn gì ngoại trừ các xá lợi xương tro.

Các vị vua sống tại miền bắc Ấn Độ vào thời ấy, tất cả đều muốn giữ tro và xương của đức Phật. Họ tự nghĩ: “Ta sẽ xây dựng một ngôi bảo tháp tại vương quốc của ta để thờ đấng giáo chủ vĩ đại này và tôn trí đặt xá lợi của Ngài trong đó. Điều này sẽ mang lại cho ta và xứ sở của ta niềm hãnh diện lớn lao”.

Vì nhà vua nào cũng muốn có xá lợi của đức Phật cho nên họ bắt đầu tranh chấp cãi cọ nhau. Một ông nói: “Những xá lợi này của tôi”. Ông kia bảo: “Không chúng thuộc của tôi”. Cuối cùng một vị đạo đức phát biểu: “Đức Phật đã dùng hết cuộc đời của Ngài để chỉ dạy cho chúng ta biết thương yêu nhau. Giờ đây, sau khi Ngài viên tịch, quý vị là những người điên rồ đang chuẩn bị giao chiến vì những xá lợi (xương tro) của Ngài. Đánh nhauchúng ta đã phản lại những lời dạy từ bi của đức Thế Tôn. Vậy chúng ta nên chia đồng đều các xá lợi của Ngài. Và mỗi quỳ vị có thể xây dựng một bảo tháp để thờ xá lợi tại vương quốc của mình”.

Các vị vua nhận thấy những lời khuyên này thực sáng suốt cho nên họ đã chấm dứt cuộc tranh chấp. Họ chia đều cho nhau những xá lợi (xương tro) của đức Từ Phụlên đường trở về nước. Sau đó, các nhà vua đã cho xây những bảo tháp thờ xá lợi để ghi nhớ đức Phật là đấng đã chỉ dạy cũng như sống theo cái Đạo hoà bình và trí tuệ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/11/2012(Xem: 18989)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.