Thư Viện Hoa Sen

Lời Nói Đầu

09/04/201112:00 SA(Xem: 10921)
Lời Nói Đầu

PHẬT LÝ CĂN BẢN
Thích Huyền Vi Biên Soạn
Viện Cao Đẳng Phật Học Linh Sơn Tái Bản PL 2528 - 1984

LỜI NÓI ĐẦU

Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka). Thích Ca Thế Tôn (Sakyalokajyestha) sau khi chứng thành đạo quả, Ngài đi chu du khắp xứ Ấn Độ thuyết pháp độ sanh 45 năm trường, hơn 300 hội. Giáo lý của Ngài có chia ra 84, 000 pháp môn, vô lượng diệu nghĩa. Yếu điểm trong giáo lý của đức Phật là để thuyết giảng cho các tầng lớp chúng sanh: nhận rõ thể tướng của vũ trụnhân sinh, hiểu thấu đâu là bến mê, đâu là bờ giác, thế nào là chơn, thế nào là vọng. Giáo lý của đức Phật mặc dù có chia ra nhiều pháp môn như thế, nhưng điểm cốt yếu, chúng ta phải hiểu biết tường tận về căn bản, Phật Lý Căn Bản là nền tảng duy nhất để mọi người đạt đạo giải thoát (moksa). Nó là con đường giúp ta tiến đến Niết Bàn (Nirvana). Cũng như thế, muốn xây dựng toà lầu đài vững chắc, điều kiện trước tiên, chúng ta phải lo xây đắp nền móng cho thật kiên cố.

Chúng sanh trong thế giới đầy tham dục, luyến ái nầy, hằng ngày gây tạo tội lỗi rất dễ dàng và đọa lạc cũng không khó. Mọi nỗi phiền não trong thế giới Ta Bà (Saba lokadhatu) nầy hoặc do đời trước con người đã tạo, hoặc do đời nầy đã và đang gây ra, thì con đường trầm luân sau khi chết thật đáng lo đáng sợ! Chúng sanh bị chìm đắm trong bể khổ sanh tử đã lâu đời lâu kiếp, vì không thấu rõ giáo lý căn bản vả không chịu thật hành PhậtCăn Bản. Người sinh vào nhân luân thì rất ít, nhưng kẻ bị đọa vào ác thú thì quá nhiều, nhân quả xoay vần, khổ não khó mà tránh khỏi. Chúng ta không cố tâm tìm hiểu giáo lýáp dụng giáo lý để vượt qua bể kổ sanh tử trong đời nầy thì muôn kiếp nghìn đời về sau khó mà tìm đường giải thoát. Trước kia chúng ta bị bức màn vô minh (avidya) che lấp chân tánh (Buđhata) nên phải trôi lăn trong biển sanh tử, hôm nay được hiểu giáo lý của Phật, biết được đâu là khổ, đâu là vui, ngoài thế giới đau khổ triền miên nầy còn có nhiều thế giới khác thanh tịnh trang nghiêm, quang minh quảng đại.

Tâm muốn bốn ngàn pháp môn, ba tạng kinh điển của Phật truyền lại, mặc dù giải thích rộng rãi sâu xa, nhưng không ngoài Phật lý căn bản trong tập sách nầy, Giáolý căn bản chỉ cho ta thấy lời Phật thuyết pháp không sai, dẫn chứng cho ta thấy bánh xe luân hồi (samsara) không bao giời ngừng quay trong dục giới (kamavacara) nầy. Nhờ giáo ly căn bản chúng ta biết chắc rằng họa hay phước do mình tự tạo. Phật Ly Căn Bản nói cho chúng ta biết mỗi người đều có thể thành Phật, vì ai cũng đều có Phật tánh. Các vấn đề giải thích trong tập sách nầy chúng tôi không chú trọng phần lý thuyết suông, mà điểm cốt yếu là hy vọng mỗi người phải hiểu rõ rồi thật hành, có thật hành mới thấy chân giá trị của nó.

Sách nầy là một tập tài liệu căn bản, giúp cho các Giảng sư, Giáo sư cũng như sinh viên trong phân khoa Phật học và các Viện Cao Đẳng Phật Giáo, nhất là Giảng sư đoàn, khi đi giảng đạo các nơi. Tài liệu viết tập sách nầy, các điểm chính yếu, chúng tôi dựa theo trong tạng Phạn ngữ, về thể thức trình bày, chúng tôi theo các bài thuyết pháp của chư vị Đại PhápTrung Quốc, đã giảng giải qua nhiều Pháp hội đạo tràng.

Trong khi soạn viết và ấn hành tập sách nầy, với Phật sự đa đoan, nhất là việcv Hoằng PhápGiáo Dục, chúng tôi biết thế nào cũng không tránh khỏi mọi điều sơ sót từ hình thức lẫn nội dung. Vậy có chỗ nào sai lầm mong các vị cao minh vui lòng chỉ giáo, để kỳ sau tái bản được hoàn bị hơn.

Mùa an cư năm Quí Sửu, P.L 2517
Ấn Quang, ngày 14 tháng 06 năm 1973
THÍCH HUYỀN VI
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: