Tập 3 - Phần 3

29/07/201112:00 SA(Xem: 12539)
Tập 3 - Phần 3


Tổ Đình Minh Đăng Quang
ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG
Thiện Phúc

Tập 3 - Phần 3

241. CÒN SANH TỬ LÀ TỐT HAY XẤU?

Không có cái gì tốt, mà cũng không có cái gì xấu cả. Còn luân hồi sanh tử là chưa tốt rồi. Chỉ có chẳng sanh chẳng diệt mới là phải; tuy nhiên, còn luân hồi sanh tử mà được tiếp tục làm kiếp con người để tiếp tục tiến tu cũng không phải là điều dễ. Nếu nghiệp hãy còn mà phải luân hồi sanh tử thì cũng đừng nên than trách. Hãy làm sao cho khi ta đến thế gian nầy bằng tiếng khóc, mà khi ra đi bằng nụ cười, ấy là tốt. Sinh, trụ, dị, diệt chỉ là những tiến trình của luật vô thường. Dù ta muốn hay không muốn, những tiến trình ấy vẫn đều đặn diển tiến, không ai cưỡng lại được, không ai làm sao khác hơn được nếu chưa thoát ra được cái vòng nầy. Vậy thì hễ còn luân hồi là còn sanh tử. Sanh ra chưa chắc đã là điều tốt, và chết đi cũng chưa chắc là điều xấu. Tất cả đều do duyên mà thành. 

 Chư pháp tùng duyên khởi

 Chư pháp tùng duyên diệt. 

Hễ thuận duyên thì còn, mà nghịch duyên thì mất, chứ có gì lạ đâu. Hiểu như vậy để thấy rằng sanh với tử là những chuyện bình thường, không xấu, không tốt. Vì những ai còn cho rằng sanh là tốt, tử là xấu thì quả tình trong thâm tâm họ hãy còn quá mâu thuẩn. Có sanh mà không có diệt thì làm gì có lẽ ấy. Nghĩ như vậy, quả tình chúng ta chưa hiểu cặn kẻ về luật nhân quả vô thường trong nhà Phật. Chính từ cái ý nghĩ sanh là tốt, tử là xấu nầy mà khiến cho không biết bao nhiêu người đã tìm mọi cách chống lại với những già, bệnh, chết... để rồi gây ra không biết bao nhiêu là phiền não

Phật tử chân chánh ta nên thấu triệt cái mục đích tu của chúng ta là đi vào cõi vô sanh vô diệt. Thấy như vậy ta mới đánh bật được trong ta cái ý nghĩ sanh tốt, tử xấu. Thấy như vậy ta mới tu được đạo vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh. Thấy như vậy ta mới không làm chướng ngại hay bất lợi cho kẻ khác. Thấy như vậy ta mới có cơ hội thực hành những hạnh nguyện của Bồ Tát. Thấy như vậy, chẳng những ta đang tu cho ta mà còn cho những người quanh ta nữa.
 
 

242. NGƯỜI PHẬT TỬ CHỈ CẦN SỐNG CHO NHỮNG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI 
 
 

Tại sao trong Kinh A Hàm, Đức Từ Phụ dạy chúng ta chỉ sống cho hiện tại? 

Chúng ta cũng nên tìm hiểu một chút về cái câu chuyện chỉ nên sống cho hiện tại nầy. Vào thuở Đức Thế Tôn đang an trụ tại tịnh xá Kỳ Viên trong thành Xá Vệ thì có một vị trời đến đảnh lễ Thế Tôn mà bạch rằng: 

"Những vị tỳ khưu sống trong rừng sâu núi thẳm, vắng lặng, tự tạitrang nghiêm, ngày chỉ ăn một buổi. Làm sao mà các vị nầy lúc nào cũng tươi tỉnh như thế?" 

Phật bèn giải thích

"Các vị ấy sở dĩ lúc nào cũng tươi tỉnh và nụ cười luôn chợt nở trên môi vì họ không phiền muộn về những chuyện đã xãy ra, cũng không ưu tư khát vọng chuyện chưa đến. Đối với các Ngài, hiện tại là quá đủ. Nuối tiếc dỉ vãng, ưu tư cho tương lai chỉ đưa ta đến vô vàn phiền muộn mà thôi. Chúng chính là lưỡi hái cắt đứt đi những ngọn cỏ non. Quá khứ đã qua, còn vị lai thì chưa tới. Chúng ta không có khả năng níu kéo thời gian đâu; chúng ta cũng không thể nào đi ngược hoặc đi trước thời gian được. Ngay cả Đức Phật mà cũng không làm được chuyện đó, huống hồ gì chúng ta. Thời gian ví như cái ống chỉ mà chúng ta là người vừa kéo chỉ vừa đi tới; muốn đi lui cũng không được.

Người Phật tử thuần thành biết sắp xếp thời gian của mình trong hiện tại, biết kéo và xử dụng ống chỉ thời gian một cách hợp lý. Không đòi thời gian qua chậm hay qua mau. Những gì không ở trong tầm tay ta, ta không màng lo âu, không màng nuối tiếc. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là chúng ta không được suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai. Chúng ta có thể suy nghĩ, miễn là sự suy nghĩ của ta không luống qua vô ích. Thí dụ ta có thể ôn lại quá khứ, tìm những chỗ sai lầm để tự hối và tự sửa chữa, ấy là tu. Ta cũng có thể bàn thảo hoạch định những kế hoạch hoặc chương trình cho tương lai, miễn là đừng quá dong ruổi là được." Sau khi giải thích xong Phật bèn nói một bài kệ mà bây giờ chúng ta vẫn còn tìm thấy trong kinh A Hàm

 Không phiền muộn hay than khóc

 vì những lỗi lầm trong quá khứ

 Không tò mò tìm hiểu tương lai. 

 Hãy sống trong hiện tại

 Thân tâm thường an lạc

 Kẻ thắc mắc tương lai, hoặc 

 hay than khóc quá khứ.

 Thân tâm thường tán loạn

 Là thái độ thiển trí

 là cắt ngang cỏ non. 

 Là tận diệt mầm sống. 

 Hãy chú tâm hôm nay, 

 Tất cả đều vô thường

 Chân lý của lẽ sống

 là từ bi hỉ xả

 Nghiệp báo đời trước đến, 

 hãy an vui mà trả. 

 Đừng kỳ kèo thắc mắc. 

 đừng bớt một thêm hai. 

 Đừng tìm hiểu tại sao.

 Là người biết nhân quả

 Lẽ sốnghiện thực

 Hôm qua là mộng qua rồi.

 Ngày mai là ảo mộng của vị lai.

 Nào ai biết sẽ ra sao.

 Người biết sống cho mình, 

 không luống qua vô ích

 Chỉ sống trong hiện tại

 Thân tâm thường an lạc

 trí tuệ luôn thảnh thơi

 Ấy là chơn lý của lẽ sống

Phật tử chân chánh đừng bao giờ để cho thời gian luống qua vô ích, đừng bao giờ mãi mê với những cám dỗ tai hại của đời sốnggiam hãm ta. Việc đã qua đừng nhắc, hoặc có nhắc là để ôn cố tri tân để mà học hỏi những lỗi lầm của ta trong quá khứ, để tránh tái phạm. Việc chưa đến đừng bàn vì như vậy thời gian sẽ luống qua mà chúng ta không được gì cả. Hãy thật sự tích cực những việc phải làm trong giây phút hiện tại để thoát ra khỏi cái bánh xe luân hồi từ vô lượng kiếp đã làm ta triền miên đau khổ. Khi nhận được một quyển kinh hay, đừng để cho nó đi vào trong quá khứquên lãng, cũng đừng lần lựa để mai mốt rồi hẳn đọc. Ai biết được mai mốt sẽ ra sao? Mạng người sẽ đoạn trong một hơi thở đứt. Vậy thì bây giờ có cơ hội, có người ban cho pháp, ta hãy đọc đi.

Thấy người đi chùa nghe pháp là có lợi lạc, xin hãy làm đi chứ đừng hẹn lòng để lúc sắp xếp xong việc nhà rồi hẳn đi nghe pháp, hoặc rồi hẳn tu. Chừng nào ta mới xong được cái công việc từ vô thỉ ấy. Chúng ta phải luôn nhớ rằng, có ta hay không có ta, đời vẫn vậy. Không có mợ thì chợ vẫn đông, mà có mợ thì chợ cũng không vui thêm tí nào. Như vậy nếu hễ thấy Tam Bảo là nơi nhắc nhở ta tu tâm dưỡng tánh, ăn hiền ở lành, tránh được những thói hư tật xấu, xin đừng hẹn mà hãy về nương càng sớm càng tốt. Chúng ta không có đủ thời giờ cũng như sẽ không bao giờ có cơ hội đâu, xin đừng lần lựa đợi chờ. Thời gian nó cứ trôi đi trôi mãi, không thiên vị ai mà cũng không đợi ai.

Đã biết thân nầy là giả tạm, ta chỉ mượn nó để đáo bỉ ngạn, để qua đến bến bờ giải thoát. Vậy thì chỉ cầu mong sinh kế cho đủ sống thôi, chứ đừng dong ruổi suốt ngày mơ tưởng đến công danh sự nghiệp tiền của, mà quên mất đi sự nghiệp tâm linh của mình. Nếu ta cứ mãi mê theo vật chất thì sẽ có một ngày chúng ta sẽ giựt mình tỉnh giấcchúng ta đã làm quá ít việc thiện, quá nhiều việc ác; quá ít việc lợi người, mà quá nhiều việc hại người... Chừng đó có nuối tiếc thì đâu còn thì giờ để trả những nợ nần năm cũ. Đã thế, nợ mới lại nặng hoằng trên đôi vai già nua bệnh hoạn của ta, chứ ta đâu có được cái diễm phúc mà các ông già bà cả thường nói là chúng ta đến với đôi bàn tay trắng thì ra đi cũng trắng tay. 

Tóm lại, người Phật tử chân chánh luôn nhớ lời Phật dạy: "Tự mình là chủ nhân ông của mình, sanh ra vì nghiệp; hưởng hay trả chỉ có mình, chứ không ai dùm ai được. Xin hãy nhớ tất cả rồi ta sẽ bỏ lại, chỉ duy có nghiệp báo sẽ theo ta, sẽ bắt ta xoay mãi trong bánh xe luân hồi. Nhớ như vậy để mỉm cười mà trả đi những nợ nần năm cũ, không vay thêm nợ mới. Nếu ta làm được như vậy, thì đâu còn nghiệp lực nữa mà bắt ta phải luân hồi." 
 
 

243. TẠI SAO NGƯỜI PHẬT TỬ NÊN THIỂU DỤC? 
 
 

Ham muốn chẳng những là nguồn gốc của khổ đau ở đời kiếp nầy, mà nó còn là những nhân không lành cho nghiệp báo dẫn dắt ta tiếp tục đi mãi trên con đường sanh tử luân hồi. Bởi thế càng ham muốn nhiều thì càng khổ nhiều. Thí dụ như một người với ước vọng được sống lâu trăm tuổi thì chính người ấy sẽ tìm mọi cách để duy trì thân tứ đại nầy; một chút gì trục trặc cũng gây ra hết sức ưu phiền cho họ. Từ sự ham muốn, con người sẽ nảy sanh ra vô số hành động cố ý, có khi thiện, mà lắm khi thì bất thiện. Những hành động nầy thể hiện qua thân, khẩu, ý... Con người sanh ra do lòng ham muốn, rồi phải chịu già, bịnh, chết, hoặc bất cứ sự đau khổ nào khác cũng đều do lòng ham muốn. Do bởi lòng ham muốn không cùng, không tận mà phàm phu đã tạo ra không biết bao nhiêu là gian tham, tội ác.

Ham muốn nhỏ có thể đưa ta đến chỗ trộm cắp, còn ham muốn lớn hơn có thể xúi ta gây nên chiến tranh, tàn hại chúng sanh... Nếu ta cứ buông lungchạy theo ham muốn thì chẳng những ta nắm chắc cái chết khổ, mà đôi vai ta lại phải trỉu nặng với những nghiệp, dù ác dù thiện, cho một kiếp khác trong tương lai. Có những ham muốn chỉ với ý định, chứ chưa được thể hiện qua hành động, thì chưa đủ để tạo nghiệp. Thí dụ như chỉ mới có ý định sát sanh, chứ chưa bao giờ sát sanh hại vật; hoặc giả ngộ sát chứ không cố ý thì nghiệp báo nếu có cũng nhẹ hơn là sự cố ý tạo tác. Nói gì thì nói, theo nhà Phật, dù chỉ mới có ý định, cũng đã mang ác nghiệp ở nơi ý rồi; dù ngộ sát đi nữa thì ta cũng đã làm di hại đi một chúng sanh.

Cho nên Đức Phật đã dạy "Một người theo Phật tu hành muốn được đến cõi vô sanh bất tử thì phải hành trì làm sao cho thân tâm dứt lìa ham muốn; nếu còn ham muốn thì cũng chỉ rất ít, chỉ vừa đủ để nuôi thân tứ đại để nương vào nó mà tiếp tục tu thôi." Cũng chính Đức Từ Phụ đã từng nhắc nhở hàng đệ tử rằng: "Con người càng ít ham muốn chừng nào thì sự tự chủ càng cao, do đó mà được an nhiên tự tại hơn." Chính vì lòng ham muốncon người đã sanh ra không biết bao nhiêu là phiền toái như sân hậnsi mê, mà sân hậnsi mê chính là cội nguồn đưa ta vào vô minh. Một khi đã lạc vào rừng vô minh thì cứ mãi luân hồi sanh tử khó ra. 

Tóm lại, nếu ai cũng quyết tâm thực hành hạnh "thiểu dục tri túc" thì những bất công trong xã hội sẽ giảm thiểu, trật tự sẽ được ổn định hơn, nạn cướp bóc sẽ bớt đi hoặc không còn nữa. Do đó con người tự nhiên sẽ khỏe mạnh và sống lâu hơn. Xin hãy hành trì những lời Phật dạy, hãy bớt ham muốn, mà trái lại nên rộng lòng bố thí thì chẳng những cá nhân, gia đình, mà xã hội cũng đều thanh tịnhan lạc
 
 

244. NGƯỜI CON PHẬT
 
 

Đạo Phật đã bị hiểu lầm là đạo của bi quan yếm thế, vì thế mà những người con Phật cũng bị hiểu lầm là những kẻ chán đời, muốn mượn câu kinh tiếng kệ để mà thoát ly mùi trần tục. Tại sao có hiện trạng nầy? Phải nói đạo Phật là đạo của từ bi, vị thanhân ái nên đã có lắm người lạm dụng danh nghĩa "Phật" để cầu danh, cầu lợi cho cá nhân. Thậm chí có kẻ còn dám tự xưng là Vô Thượng Sư, một danh xưng mà chính Đức Thế Tôn chưa dám nhận lúc Ngài còn tại thế. Chính những kẻ nầy đã làm lệch lạc đi những giáo lý tuyệt vời của nhà Phật. Họ đã bi quan hóa thế gian và cũng chính họ đã ru ngủ những người nhẹ dạ rằng thì là nếu theo họ và vâng phục họ thì tức thời ngộ đạo. Thật là không tưởng; thật là không khác chi những tôn giáo thờ thần thánh hay thượng đế. Thật ra chính những kẻ không tưởng ấy chưa bao giờ thật sự hiểu biết gì về đạo Phật. Nói gì thì nói, đạo Phật vẫn còn đây, đạo Phật vẫn vậy với những chân lý chẳng những cho đạo mà còn cho một đời sống tuyệt vời nữa.

Đạo Phật chẳng những là một chân lý tuyệt vời cho những ai muốn cầu giải thoát, mà đạo Phật còn thực sự đáp ứng được những nhu cầu tâm linh cho một cuộc sống hạnh phúcan lạc. Tại sao? Vì đạo Phật chủ trương xây dựng một con người toàn thiện, toàn mỹ; một gia đình luân lý đạo đức, một xã hội bình đẳng và nhơn ái. Ngoài ra, đạo Phật còn đáp ứng được nhu cầu đưa con người ra khỏi những cái bức bách hiện tại của một xã hội vật chất điên đảo hôm nay. Phật không chỉ nói về Niết Bàngiải thoát, mà Ngài còn dạy rất tỉ mỉ làm sao để có một đời sống an lạc ở kiếp nầy. Chính Đức Phật cũng không muốn nói nhiều về những cái quá bao la về vũ trụ quan. Ngài dạy rằng chúng sanh trong xã hội điên đảo nầy cũng giống như một người bị trúng tên tẩm thuốc độc vậy, nên để cho thầy thuốc nhổ tên ra và tìm cách băng bó, chữa trị hơn là cứ khư khư đi tìm hiểu coi ai đã bắn mũi tên, gốc gác y ở đâu..? Ngài dạy hãy chữa cho lành vết thương đi rồi hẳn tìm biết thêm, mà lắm khi ta cũng không cần tìm biết làm gì cho thêm mệt. 

Giáo lý của Đức Phật bao gồm từ vũ trụ quan đến nhân sinh quan; tuy nhiên, chính Ngài đã từng nói với chúng đệ tửmục đích của đạo Phật không phải nhằm để thỏa mãn tính tò mò, mà là làm thế nào để cho chúng sanh chuyển mê thành ngộ, chuyển khổ thành an lạc, chuyển bủn xỉn thành bố thí... Như vậy những ai cố tìm đến với đạo Phật vì tính tò mò thì cuối cùng họ sẽ chẳng được gì ngoài một tủ sách đầy, mà không chừng họ phải gánh thêm nhiều chướng nghiệp hơn vì những nghi kỵ luôn chất chứa trong đầu.

Như vậy chúng ta phải làm sao mới được gọi là những người con Phật thuần thành? Chúng ta phải đến với đạo Phật như thế nào? Có một số người cho rằng một con người gọi là an vui hạnh phúc phải có sức khỏe, tiền tài, danh vọngquyền uy trong xã hội. Theo đạo Phật, cái quan niệm như vậy thì quả là nông cạn, vì hội đủ những điều kiện vật chất trên mà cuộc sống tâm linh không có thì có ích lợi gì cho ai; quyền uy, danh vọng mà tàn bạo thì chỉ là những kẻ nguy hiểm đáng sợ trong xã hội mà thôi. Như thế tiền tài danh vọng không phải là cứu cánh của những người con Phật. Cứu cánh gần của những người con Phật là làm sao có được một cuộc sống tâm linh lành mạnh, không mê đắm dục lạc, không thù oán, và thân khẩu ý đều trong sạch. Cứu cánh xa của đạo Phậtgiải thoát rốt ráo, là vô sanh vô diệt

Qua những lời dạy trên của Đức Từ Phụ ta thấy một người muốn thật sự được làm con Phật phải là một người có đời sống vật chất bình thường, vẫn mưu sinh nhưng không bao giờ làm phương hại đến ai. Chẳng những vậy, cuộc sống tâm linh của người con Phật luôn trong sạchthanh khiết, từ lời nói, việc làm cho đến những ý nghĩ thầm kín bên trong. Người con Phật quyết không nghĩ đến điều ác dù nhỏ, chứ đừng nói đến chuyện làm ác. Người con Phật xem những thú vật là những chúng sanh lạc loài, là những người em nhỏ, thì làm gì có chuyện ăn thịt những người em nhỏ lạc loài nầy. Người con Phật quan niệm không có "Cái Ta" thì làm gì có "Cái Của Ta." Người con Phật luôn rộng lòng bố thí, thì làm gì có chuyện đi trộm cướp tài sản gì của ai.

Người con Phật thật sự là một người tinh khiết từ lời nói, việc làm đến ý nghĩ. Như vậy nghĩ đến tà dâm còn không có huống hồ là làm chuyện tà dâm. Người con Phật, nếu là chồng, thì luôn biết quán xuyến gia đình, thương yêu và bảo bọc vợ con, cha mẹ; còn nếu là vợ thì luôn biết làm tròn phận sự chứ không đứng núi nầy trông núi nọ, không đua đòi se sua để làm khổ gia đình; nếu là con, thì luôn vâng giữ lời dạy của cha mẹ, thấy cha mẹ làm điều quấy bèn tế nhị khuyên can, chứ không hổn hào. Nếu làm cha mẹ thì luôn hết mực thương yêu con cái, lo lắng cho con cái chẳng những về vật chất, mà còn về tinh thần nữa. Nếu làm ông bà phải thương yêuthông hiểu con cháu, chứ không khư khư bắt chúng phải nghĩ và làm theo ý mình. 

Người con Phật lúc nào cũng phát triển tánh vị tha, lúc nào cũng sẳn sàng giúp đôõ kẻ khác. Thấy người túng thiếu, nếu có tiền thì giúp tiền, có của thì giúp của. Thấy người không thông hiểu lẽ đạo, nếu ta biết, ta bèn giải lý ngọn nguồn và hướng dẫn cho người cũng được sống trong lẽ đạo như ta. Thấy ai sợ hãi lo âu, bèn đem lòng khuyên lơn an ủi. Người con Phật cũng cương quyết không vùi đầu vào những lạc thú, mà người con Phật luôn giữ cho tâm hồn tỉnh lặng, vì chỉ có sự tỉnh lặng mới tạo được cho ta sự sáng suốt và từ đó ta không bị vướng mắc vào những tham, sân, si. Một khi không vướng mắc vào tham, sân, si thì phiền nãođau khổ cũng tự nhiên tan biến, thế là chúng ta được an nhiên tự tại

Người con Phật cũng phải giống Phật ở chỗ hy sinhkiên trì. Một khi đã tự nguyện bước chân vào đạo để cầu an lạc và giải thoát thì không có một thứ gì có thể làm thối chuyển được ta cả. Người con Phật luôn nhớ rằng "Tâm tạo tác." Tâm có khả năng chi phối thể xác vì thế mà một khi tâm chất chứa những điều bất thiện đã là một đại họa, chứ đừng nói chi là làm những điều hung ác. Người con Phật luôn tự kiểm soát nội tâm của mình, luôn an trú trong chánh niệm. Người con Phật luôn tỉnh thức, không bao giờ mang những thành kiến trong tâm trí, cũng không bao giờ khư khư cố chấp. Khi phán đoán việc gì, tâm của người con Phật luôn tỉnh lặng, vì chính Đức Thế Tôn đã từng dạy: "Không một kẻ thù nào nguy hiểm cho bằng thành kiến, cố chấp, dục vọng, oán thù, và ganh tị ở chính trong ta." 

Người con Phật luôn can đảm nhận trách nhiệm về những sai trái mà mình đã làm, luôn biết rõ những yếu điểm của mình, luôn bình thản trước thành công cũng như thất bại, nghĩa là thắng không kiêu, bại không nản. Người con Phật luôn tự cải thiện chính mình để thích ứng với mọi hoàn cảnh trong hiện tại. Luôn biết rằng chúng ta đang sống trong một xã hội luôn biến đổi, nên phải sáng suốt nhận ra những thực trạng thay đổi; không câu nệ hoặc cố chấp vào truyền thống cố hữu để không bị bước tiến của xã hội đè bẹp và nghiền nát. Người con Phật quyết không cực đoan bảo thủ vì làm như vậy là gây xáo trộn chẳng những cho chính gia đình mình, mà còn cho xã hội nữa. Người con Phật luôn nhớ rằng xã hội là do sự tập hợp của bá tánh bá gia, chứ không phải một mình ta mà làm nên được, nên luôn tôn trọng ý kiến cũng như sự khác biệt giữa ta và người.

Không hàm hồ cho ta là đúng, cho người là sai rồi bắt mọi người phải theo ý ta. Người con Phật luôn nhớ rằng nói thì dễ, làm được mới là khó, vì thế cho nên luôn đặt thực hành làm đầu. Luôn hành trì mà ít đi lý thuyết để chế ngự lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Người con Phật cũng luôn ý thức rằng hễ thấy mình chưa giỏi thì mình còn cầu học, chứ đã giỏi rồi thì đâu còn muốn học ở ai nữa. Chính vì thế mà người con Phật luôn luôn khiêm nhường. Khiêm nhường để chi? Khiêm nhường để thứ nhứt diệt đi cái chấp ngã và tự mãn trong ta, và thứ nhì để đo được chính xác cái mình đã biết và cái mình chưa biết. Khiêm nhường còn giúp ta thấy được những chỗ khiếm khuyết cần được bổ túc của ta. Hãy nhìn Đấng Cha Lành, Ngài đã từ bỏ cung vàng, điện ngọc để sống một cuộc sống hết sức khiêm nhường và từ tốn.

Ngay cả khi Ngài đã đắc đạo, Ngài cũng chưa bao giờ xưng mình là giáo chủ, thật là một tấm gương khiêm nhường vĩ đại. Người con Phật sẽ không bao giờ để phí thì giờ cho những dĩ vãng đã ra khỏi tầm tay, cũng như nhưng tương lai hãy còn mù mờ; mà trái lại, người con Phật luôn biết rõ một điều là chúng ta đang có hiện tại. Biết như vậy để chẳng những sống thực với hiện tại, để trân quý những gì mình đang có, mà còn sống một cách tỉnh thức nữa. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, cho đến những niệm khởi lên trong ta, ta đều biết, biết mà không chạy theo. Biết như vậy để trân quý những thời gian mà ta đang có; thời giantrôi qua mau lắm, nếu không biết trân quý nó ngay bây giờ mà đợi cho nó thành dĩ vãng rồi thì cho dù có tiền muôn, bạc ức cũng không sao mua được. 

Người con Phật đi đâu cũng mang chữ "Nhẫn" theo chứ không chỉ mang tới chùa, hoặc chỉ với những người thân trong gia đình mà thôi. Không nhẫn thì dễ sanh ra sân hận, mà sân hận là đầu mối của mọi xáo trộn trong cuộc sống. Vì thế chính Đức Phật đã dạy rằng hãy can đảm lên để chiến đấu với những kẻ nội thù sân hận trong ta trước khi làm bất cứ điều gì, và Ngài đã chỉ rõ vũ khí duy nhất cho cuộc chiến đấu nầy chỉ có trì giớithiền định mà thôi. Vì trì giớithiền định mới tạo cho ta sự sáng suốt để đối phó với mọi tình huống. 

Trong người con Phật, chỉ có chữ ân, chứ không bao giờ có chỗ đứng cho chữ oán. Ngay cả kẻ mà ta mới vừa bố thí cũng là một ân nhân đã cho ta có được cái cơ hội tạo phước; hoặc ngay cả kẻ ác tri thức cứ ngày đêm theo phá ta trong lúc ta tu hành, ta cũng coi như là ân nhân đã tạo ra những chướng duyên cho ta tu tập chữ "Nhẫn." Như vậy người con Phật làm gì có kẻ thù!Chẳng những vậy, người con Phật không bao giờ biết ganh tị hay hiềm khích ; ngược lại, trong lòng người con Phật chỉ có từ ái vô hạn mà thôi. Người con Phật luôn chủ trương lấy ân báo oán. 

Người con Phật lúc nào cũng chấp nhận sự phê phán từ mọi phía. Phê phán có lắm khi cay đắng, nhưng có công năng giúp ta sửa chữa được những thói hư tật xấu của mình. Tuy nhiên, nếu có phê bình ai, người con Phật sẽ phê bình một cách khéo léo, chứ không làm chạm đến tự ái của người. Nếu không có cách nào tế nhị thì cách tốt nhất là nên im lặng, chứ không nên làm người mất mặt

Người con Phật cũng luôn nhớ rằng những lỗi lầm mà ta thấy được nơi người khác, có khi cũng chính là những lỗi lầm mà mình hay mắc phải. Vì thế người con Phật luôn biết phản quang tự kỷ, nghĩa là luôn biết xem lỗi người để tự chữa lỗi mình. 

Người con Phật không bao giờ nói một đàng, làm một nẻo. Hễ nói sao thì làm vậy. Nói bố thí, là làm bố thí, chứ không phải miệng nói bố thí mà tâm vẫn còn bủn xỉn, nhỏ nhen, ích kỷ. Hơn nữa, người con Phật luôn thấy lỗi của mình, chứ không bao giờ đi bươi móc lỗi của người. Hãy lo mà tu cái thân của mình trước đã rồi sau hẳn nghĩ đến chuyện độ tha; chứ chân mình còn lấm mê mê, mà lại đi quơ đuốc mà vê chân người quả không được là hạ sách, chứ đừng nói đến trung hay thượng sách. 

Tóm lại, người con Phật thật sự biết vâng giữ và hành trì những điều Phật dạy thì chẳng những tự mình giữ được cho thân, khẩu, ý trong sạch, không vướng phải những phiền não của Ta Bà, mà còn giúp cho mọi người cùng hòa điệu sống. Vô hình chung, chúng ta đang biến gia đìnhchúng ta đang sống thành một thiên đường nho nhỏ, chẳng những vậy, xã hộithế giới Ta Bà nầy rồi cũng sẽ từ từ trở thành nghiêm trang tịnh độ.
 
 

245. ĐẮC HAY KHÔNG ĐẮC?
 
 

Có một người bạn đạo hỏi tôi rằng: "Anh đã tu bấy lâu nay mà đã đắc chưa?" Tôi tình thật không hiểu bạn hỏi như vậy là ý gì vì bấy lâu nay tôi đâu có để ý gì đến đắc hay không đắc. Mà thật tình trong đạo Phật làm gì có chuyện chứng đắc, chỉ là tu tỉnh để nhìn cho ra bản lai chân diện mục của mình mà thôi. Tôi bèn hỏi lại: "ý bạn muốn hỏi tôi đắc về cái gì?" thì người bạn nói ngay là đắc quả ấy. Tôi mỉm cườigiải thích rằng chuyện đắc hay không đắc tôi không dám nghĩ tới; có điều bây giờ tôi cảm thấy bản thân an lạc, gia đình hạnh phúc và người người quanh tôi đều vui vẻ. Từ ngày tôi đến với đạo Phật, cái ước nguyện lớn lao nhứt của tôi là mong làm sao cho trước hết chính bản thân mình được thoát khỏi móng vuốt của những đau khổ triền miênước nguyện đó tôi đã gần như thành tựu. Tôi chưa dám nói hoàn toàn thành tựucổ nhân vẫn nói: "Bảy mươi chưa chắc mình lành." vả lại tôi vẫn còn phàm phu lắm; tâm từ lúc rộng lúc hẹp thì nói gì đến đắc hay chưa đắc.

Từ ngày tôi đến gần với Phật pháp tôi còn được thêm một nguồn an lạc khác nữa là đối với tôi bây giờ giàu nghèo, sướng khổ, mạnh yếu, đẹp xấu, ngay cả đến chuyện sống chết cũng chỉ là những chuyện hiển nhiênbình thường của một chúng sanh. Trong cuộc sống phức tạp hiện tại của xã hội văn minh vật chất, trí óc con người cũng theo đà đó mà quỷ quyệt hơn. Văn minh càng cao thì nhu cầu vật chất càng nhiều, con người càng say đắm hưởng thụ hơn, nhưng ngược lại phần tâm linh thì ngày càng bị quên lãng, có khi đánh mất hẳn hoàn toàn. Mỗi ngày ta ăn ba bửa cơm để bồi bổ cho cái thân tứ đại nầy; thử hỏi ta đã có được bửa nào cho tâm linh ta chưa? Xin thưa, cho tâm linh thì khi có khi không. Con người cứ mãi quay cuồng trong đời sống vật chất mà quên mất đi thân xác mình sắp đến hồi tàn rụi.

Đối với tôi, đắc hay không đắc không phải là đáp số, cái quan trọng là tôi đã tìm được cho tôi, cho gia đình và bạn hữu của tôi những giây phút thảnh thơian lạc trong một xã hội quá ư là manh động nầy. Cái hạnh phúc lớn nhất của tôi là ngày ngày đi làm, cuối tuần ngoài việc gia đình, hễ rảnh giờ nào là đến chùa làm công quả hoặc nghe pháp, hoặc cầu học đạo với những thiện hữu tri thức. Cuộc sống tôi bây giờ thật giản dị, chứ không thao thức tìm kiếm vật chất danh vọng ảo huyền nữa. Tôi đã vâng giữ những lời dạy dỗ của Đấng Từ phụ, đã tự sớm thức tỉnh vươn lên khỏi bãi lầy để tìm cho mình một con đường giải thoát ở đời nầy kiếp nầy, chứ không ở một hứa hẹn tương lai nào cả. Không ai có thể giải thoát thay cho mình, hoặc cứu rỗi mình được cả, mà chỉ có mình mới có đủ khả năng giải thoát cho chính mình.

Tôi xin được chia xẻ cùng quí bạn một bài kệ trong kinh Đại Bát Nhã mà lúc nào tôi cũng nằm lòng vì chính nhờ bài kệ nầy mà tôi mới có được những giây phút an lạc của cuộc sống ngày hôm nay:
 
 

 Chúng sanh như huyễn,

 Thuyết giảng pháp như huyễn,

 Chúng hội như huyễn.

 Chúng sanh như hoá,

 Thuyết giảng pháp như hoá,

 Chúng hội như hoá.

 Chúng sanh như mộng,

 Thuyết giảng pháp như mộng,

 Chúng hội như mộng.

Chính nhờ ở ba chữ huyễn, hoá và mộng mà tôi chợt tỉnh ngộ. Trên đời nầy có cái gì mà không bị chi phối bởi huyễn, hoá và mộng đâu các bạn? Tôi nhớ lại cái ngày tôi rời bỏ quê hương ra đi, xa lìa tất cả những người thân, những mong có phút giây gặp lại mẹ cha, nhưng hởi ôi cái những mong của tôi là gì nếu không phải là huyễn mộng. Vì giờ nầy cha mẹ tôi còn đâu nữa cho tôi gặp, không huyễn mộng chứ là gì? Tám năm về trước tôi và một người bạn vì hiểu lầm mà giận nhau, nay hiểu ra, chúng tôi cùng nhìn nhau cười và cùng phát ra câu: "tất cả đều như huyễn như mộng." Thế là vui vẻ cả làng. Cái mà tôi muốn chia xẻ với quý bạn ở đây là chính nhờ áp dụng Phật pháp vào đời sống hàng ngày mà bây giờ cuộc sống của tôi tương đối thanh tịnhan lạc hơn xưa nhiều. 

Tôi mãi nhớ lời ân cần dạy dỗ của thầy Bổn Sư: "Hễ khi nào con thấy những chuyện mà con cho là bất bình, là chướng tai gai mắt xãy ra trước mặt con, con hãy định tâm mà nhớ đến ba chữ huyễn, hoá và mộng thì tự nhiên không có cái gì làm cho con vướng mắc được. Thí dụ như con gặp một người hung dữ, ăn nói hỗn láo vô lễ, có thể làm chạm tự ái của con thì con hãy tự nhủ rằng hung dữ hổn láo, vô lễ và ngay cả tự ái của ta chỉ là huyễn mộng. Nghĩ được như vậy, bản thân con sẽ tránh được nhiều chuyện gây gổ tranh tụng vô bổ. Con cứ ngày ngày ứng dụng lời nầy của Phật vào trong cuộc sống của con, thì trong mọi hành động, mọi trường hợp, mọi sự việc... Con, gia đình con và bạn hữu của con sẽ được vô cùng lợi lạc."

Sau bao nhiêu năm trời hằng ứng dụng lời dạy của ân sư, bây giờ tôi thấy rõ tất cả sự việc trong cuộc sống hằng ngày đều như huyễn như mộng. Nói như vậy không có nghĩa là tôi bi quan yếm thế. Thú thật, từ ngày đến được với Phật pháp, tôi yêu đời hơn bao giờ hết. Tôi hoạt động tích cực hơn bao giờ hết, tích cực chẳng những cho gia đình tôi, mà còn cho mọi người nữa. Tuy nhiên, cái tích cực mà tôi muốn nói ở đây là tích cực cho cuộc sống tâm linh, chứ không phải tích cực đua đòi vật chất theo thói của phàm phu. Những thứ vật chất ấy nó tạm bợ và dễ tìm thôi, chứ bồi dưỡng tâm linh không phải ai cũng làm được.

Chúng ta thử nhìn lại đoạn đường đã đi qua thì ta sẽ thấy rằng từ khi mới mở mắt chào đời cho đến giờ có được bao lần ta lo cho việc bồi dưỡng tâm linh và bao nhiêu lần ta dong ruổi đi tìm những thứ vật chất tạm bợ. Phải thực tình mà nói, cán cân nghiêng hẳn về phía vật chất. Nhưng quý vị ơi! hãy thực tâmnghĩ lại coi sau bao nhiêu năm trời dong ruổi, ta sẽ còn cái gì, ngoài cái thân xác rã rời bệ rạc. Nếu ta không thức tỉnh bây giờ thì ta còn đợi đến chừng nào? Khi nhìn lại những đoạn đời đã qua, từ vui, buồn, thương, ghét, hạnh phúc, đau khổ... Quý vị đã được gì? Và quý vị đã giữ được cái gì? Ngay cả những người mà ta cho là thân thương nhất cũng đã lần lượt đi vào dĩ vãng và trở thành huyễn mộng trong ta. Mới hôm qua đây vẫn còn đó, mà bây giờ đã tan biến, không là huyễn mộng, chứ là gì? 

Thưa quý bạn, không có bút mực nào có thể diễn tả cho hết được sự huyễn mộng của cuộc đời nầy đâu. Tôi xin chia xẻ bấy nhiêu đó chắc quý bạn cũng có thể từ đó mà nhìn thấy được về sự huyễn mộng của thế gian nầy rồi. Hãy về nương nơi Tam Bảo để không bị sự huyễn mộng nó dẫn dắt ta mãi trong sanh tử luân hồi; hãy về nương với Phật để không còn nhận giả làm chơn; hãy về nương với Pháp để có đuốc sáng mà đi trên đường đời, chứ không phải mò mẫm trong bóng tối nữa; hãy về nương với Tăng để chẳng những có hướng đi đúng trong cuộc đời, mà còn có thể rút ngắn bớt con đường đi về đất Phật của ta.

Hôõi những ai còn mong cầu sự chứng đắc hãy sớm thức tỉnhnhận ra rằng ngay chính danh xưng chứng đắc cũng chỉ là huyễn mộng. Rừng có bao nhiêu lá; sa mạc có bao nhiêu cát là chúng sanh có bao nhiêu kiếp đấy bạn ạ! Mấy ai có thể đếm xuể lá rừng và cát của sa mạc để biết được sự chứng đắc của mình? Vậy thì xin hãy tu, chứ đừng mong cầu chứng đắc. Cứ nghĩ rằng một ngày ta chịu khó tu trì là một ngày ta rút ngắn dòng sanh diệt của luân hồi sanh tử. Một ngày ta tinh tấn tu trì là một ngày ta đi gần đến giải thoát, chỉ đơn giản như vậy thôi. 
 
 

246. PHẬT TỬ HỌC ĐƯ"C GÌ Ở NGÀI PHỔ HIỀN BỒ TÁT?
 
 

Phổ Hiềndanh hiệu của một vị Bồ Tátđức độ khắp tất cả pháp giới. Ngài tượng trưng cho chơn lý, tam muội, và hạnh nguyện rộng lớn. Một trong những hạnh nguyện lớn nhất của Ngài là vẫn tiếp tục lăn trôi vào cuộc đời để hóa độ chúng sanh. Mặc dù bể khổ mênh mông, chúng sanh vô lượng, Ngài không nề hà mệt nhọc mà vẫn ngày ngày cứu vớt không ngừng nghỉ. Hễ nhắc tới đức độ, sự khéo léo điều phục, cũng như những điều thiện là chúng ta nhắc đến Ngài Phổ Hiền Bồ Tát. Chính vì thế mà Phật tử thường hay nghe hoặc tụng đọc mười hạnh nguyện của Ngài. Mười hạnh nguyện ấy là: 

 Một là lễ kỉnh chư Phật

 Hai là khen ngợi Như Lai

 Ba là quảng tu cúng dường

 Bốn là sám hối nghiệp chướng

 Năm là tùy hỉ công đức

 Sáu là thỉnh Phật giảng pháp

 Bảy là thỉnh Phật trụ thế

 Tám là thường tùy học Phật

 Chín là hằng thuận chúng sanh

 Mười là hồi hướng khắp chúng. 

Mỗi hạnh nguyện của Ngài là một bài pháp lớn cho chúng ta nương theo đó mà tu, mà hành trì ngày đêm theo đức độ của Ngài. Mỗi khi hình dung đến Ngài là ta thấy ngay sự thuận thảo và thiện lành. Ngài luôn là cánh tay trái của Đức Từ Phụ trong việc hoằng pháp lợi sanh. Hễ ở đâu có ai còn nặng chướng nghiệp là Ngài có mặt để cứu độ. Thường thì Ngài đến một cách thầm thầm, nhưng chính nhờ lòng từ bi vô lượng của Ngài đã làm vơi đi bể khổ của chúng sanh. Ngài chẳng những tượng trưng cho chân lýtam muội, mà còn cho từ bi mẩn chúng nữa. Chính vì đại hạnh hóa độ chúng sanh đưa họ từ bờ mê sang bến giác mà Ngài đã tiếp tục lăn trôi vào trong trần tục. Cho dù bể khổ mênh mông, chúng sanh vô lượng, Ngài vẫn không lui bước. 

Phật tử, chúng ta thờ Ngài Phổ Hiền là thờ Đại Hạnh vô biên của chư Bồ Tát. Kính lễ Ngài là học và hành trì theo những hạnh nguyện của Ngài. Phàm phu chúng ta thường thì mê nhiều hơn giác; vì thế chúng ta phải cố mà tập tành theo hạnh nguyện của Ngài, luôn lấy chơn lý làm kim chỉ nam cho cuộc sống, tránh xa mọi ảo vọng, quyết chí tham thiền nhập định để có được cái trí huệ như Ngài mà đi đến chỗ giác ngộ. Hãy tập được như Ngài mà dẹp bỏ đi những tị hiềm nhỏ nhen, ích kỷ bỏn xẻn. Hãy sống hòa mình trong những hạnh nguyện của Bồ Tát. Có được như vậy, chẳng những ta đã tự cảnh tỉnh ta, mà ta còn cảnh tỉnh cả gia đình, bạn bè và xã hội nữa. Có làm được như Ngài, thì chẳng mấy chốc sẽ không còn thế giới Ta Bà nữa, mà đi đến đâu cũng toàn là hương sen ngào ngạt.
 
 
 
 

247. HẠNH PHÚC VĨNH HẰNG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
 
 

Đức Phật đã từng dạy rằng những ai muốn được hạnh phúc vĩnh hằng là phải tự mình làm cho trống vắng những phiền nãođau khổ. Như vậy đã trả lời cho câu hỏi làm thế nào có được hạnh phúc và bằng cách nào giữ cho hạnh phúc được lâu dàiTuy nhiên, nói như vậy mà không đi sâu vào chi tiết thì e rằng quá mông lung và khó mà thực hiện được. Đạo Phật là đạo của thực tế chứ không mơ hồ khó thực hiện. Với đạo Phật, xin đừng nói mà hãy làm. Muốn cho tâm tỉnh lặng, không chỉ nói mà tâm tỉnh lặng được, mà phải dùng thiền quán. Phải khép bớt những cánh cửa giận hờn thương ghét của lục căn

Theo Đức Từ Phụ, ngồi thiền chẳng những làm cho tâm ta tỉnh lặng, mà còn là tập thương lại với chính mình. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã chứa chấp không biết cơ man nào những thương yêu, hờn ghét, hỉ, nộ, ái, ố . . . Tại sao? Một phần vì cuộc sống quá động bên ngoài, mà một phần cũng tại nơi chính mình. Tự mình chạy theo những huyễn ảo, tự mình nhận giả làm chơn. Bởi thế Đức Thế Tôn mới chỉ cho chúng ta cách tu làm sao cho tự mình lắng đọng lấy mình; rồi từ đó ta mới thấy đâu là tinh khiết, đâu là cặn cáu, cũng như ta sẽ nhận rõ đâu là giả và đâu là chơn.

Chúng ta có người tới chùa vì ông bà cha mẹ đã từng tới chùa, cũng co người tới chùa vì quá khổ đau, mà cũng có người vì thích mà tới . . . Thế nào cũng được. Đến được chùa để nghe kinh kệ cũng làm cho tâm hồn ta dịu lại, nhưng đây chỉ là tạm chứ không dài lâu. Mà hễ tạm thì tâm hồn của chúng ta sẽ có lúc dịu lúc không. Đa phần chúng ta không biết phải làm sao cho đau khổ vắng mặt lâu dài. Chỉ khi nào khổ đau vắng mặt thì hạnh phúc mới có cơ hiển lộ mà thôi. Một khi có hạnh phúc · đời nầy, thì theo luật nhân quả của nhà Phật, đời sau nếu còn cũng sẽ có hạnh phúc.

Theo Đức Phật, những ai chỉ muốn có hạnh phúc tạm bợ thì không phải là người có trí huệ. Người có trí huệ sẽ tìm cách làm cho sự đau khổ trống vắng vĩnh hằng. Muốn được như vậy thì trước tiên ta phải biết cái gì là đau khổ, cũng như muốn không sợ ma thì phải biết ma là cái gì. Sau khi đã nhận chân được, thế nào là đau khổ thì đâu có ai còn muốn chứa chấp chúng nữa. Người con Phật, một khi đã nhận chân được đau khổ, sẽ thành thật mà nói với chính mình rằng: "Thôi mấy em đã ở với anh với chị lâu rồi, cơm gạo cũng đã tốn kém nhiều rồi bây giờ là lúc anh chị mời mấy em ra khỏi nhà." Điều nầy có dễ làm không? Sở dĩ đa phần chúng ta không làm được điều nầy là vì chúng ta không dứt khoát

Lúc khổ thì buồn thì đau, mà lúc không khổ thì chúng ta lại đi tìm nó. Chẳng hạn như lắm khi buồn mà ta còn nghe nhạc buồn thì làm sao mà vui cho được. Ấy là với những kẻ theo chủ nghĩa "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ." Buồn rồi thấy cái gì cũng buồn, hoặc làm cho buồn thêm. Là người Phật tử, chúng ta quyết không theo cái chủ nghĩa ấy. Với ta, cảnh là cảnh, ta là ta. Nếu không khéo chúng ta sẽ chẳng những không làm vắng mặt sự đau khổ, mà còn bị lôi kéo vào con đường sa đọa nữa là khác.

Nếu người buồn, cảnh không vui thì cái gì sẽ xãy ra? Vũ trường, quán nhậu, xi nê, shopping, nhưng sau những thứ ấy sẽ là cái gì? Có thể những khổ đau cũ chưa dập tắt thì khổ đau mới đã kéo đến vây quấn lấy ta. Cứ thế mà hết năm nầy qua năm khác, để rồi cuối cùng thân nầy đã sắp tàn rụi mà khổ đau thì ngày càng chồng chấtThế cho nên trong việc tu tập, ta nên nhận dạng những đau khổ cho kỹ để mà từ từ chuyển chúng thành những trung tính hoặc an lạc.

Thế nào là hạnh phúc? 

Hạnh phúc có phải là sự trống vắng của đau khổ, hay hạnh phúc tự nó tạo ra đau khổ? Hạnh phúc là sự trống vắng của đau khổ; tuy nhiên, chúng ta ít khi chịu yên thân với sự trống vắng khổ đau, mà thường tự mình đã đặt ra điều kiện cho hạnh phúc, rồi lắm khi tự gây sầu chuốc khổ vì những điều kiện đó. Cũng có lắm khi chúng ta tự trói buộc mình với trăm ngàn lý do để trì hoản hạnh phúcThí dụ như có mười đồng chưa được gọi là hạnh phúc mà phải có một trăm cơ; đi xe cũ không hạnh phúc bằng mua một cái xe mới; phải mua được cái nhà đẹp mới là hạnh phúc... Thật tình mà nói, nếu chúng ta cứ mãi chủ quan như vậy, e rằng chả bao giờ chúng ta có được hạnh phúc đâu. 

Như vậy đừng đặt điều kiện, đừng chờ, đừng đợi, đừng tự mình giới hạn hạnh phúc của mình, đừng tự làm mây che phủ bầu trời cao thăm thẳm. Hãy mở rộng tầm nhìn của mình bằng cái nhìn khách quan; hãy sống chẳng những cho mình mà còn cho người nửa. Hãy luôn nhớ rằng hạnh phúc nhiều khi không có cái gì cao xa cả, chúng là những thứ hết sức đơn giản trong cuộc sống hằng ngày của ta. Ta đang còn hơi thở, ta không hạnh phúc lắm sao? Đôi chân ta vẫn còn có khả năng chạm đất, không là hạnh phúc lắm sao? Thấy một cái xe đẹp ta không đủ tiền mua, dục vọng cứ xúi ta mua; tuy nhiên, lý trí ta không nghe theo dục vọng, không mua, không mang nợ, như vậy không là hạnh phúc lắm sao? 

Những thứ rất đơn giản như vậy thôi là hạnh phúc một trời, chứ đừng mãi dong ruổi đi tìm. Cái trục trặc chính của phàm phu là cứ mãi đi tìm. Tìm cái gì? Có khi chưa được cái nầy thì đã mất cái kia. Hạnh phúcan lạc ở nơi chính mỗi chúng ta. Nó rất gần gủiđơn giản, như làn gió nhẹ hay cơn nắng ấm ban mai theo cùng bước chân thảnh thơi của ta trong mỗi phút giây hiện tại tỉnh lặng. Ai biết sống với hạnh phúc ấy thì, cho dù nằm trên đất vẫn có được an lạc; bằng không thì, cho dù đầy đủ cung vàng điện ngọc, mỹ nữ tuyệt vời... trên các cảnh giới của chư thiên cũng không làm sao có được hạnh phúcan lạc

Làm sao để duy trì hạnh phúc lâu dài?

Thế giới Ta Bà nầy có cái gì gọi là vĩnh hằng đâu? Thế mà tại sao chúng ta cứ mãi khư khư đòi cho được cái hạnh phúc vĩnh hằng ở cõi nước tạm bợ nầy? Chúng ta càng ao ước nắm chặt lấy niềm vui thì chúng càng qua mau. Một khi niềm vui qua rồi thì sao? Khi đã mất niềm vui thì có mấy kẻ phàm phu không đau khổ? Hiểu được như vậy, người con Phật hãy coi những hạnh phúc của trần gian như gió thoảng mây bay, như nước chảy qua cầu, hoặc giả như sương mai trên đầu cỏ. Chúng ta luôn thấy rằng bên cạnh những đau khổ, những mất mát, những sự việc làm ta ray rức... Chúng ta vẫn còn có những niềm vui, vui lắm, vui đáo để. 

Sự đời cũng giống như mặt đất, có khi đồng bằng, có khi núi non và biển cả. Hãy nhận chân như vậy để chỉ làm những nhân chứng của vui, buồn, sướng, khổ chứ không bị chúng xâm chiếm và ngự trị trong ta. Hãy nhận chân được như vậy để thấy rằng các hiện tượng của cuộc đời luôn biến đổi nên ta không luyến tiếc. Thấy như vậy để vui, buồn, thương khổ đến rồi đi chứ ta không chạy theo. Một khi thông hiểu được lẽ nầy thì hạnh phúcNiết Bàn sẽ đến với ta ở đời nầy kiếp nầy chứ đâu phải đợi ở một kiếp xa xôi nào.
 
 
 
 

 248. ÁP DỤNG PHẬT PHÁP VÀO ĐỜI SỐNG CỦA MÌNH
 
 

Người Phật tử đã mang danh là con Phật thì từ đầu đến chơn đều phải giống như Phật; từ lý thuyết đến thực hành cũng phải giống như Phật. Nghĩa là phải áp dụng Phật pháp vào cuộc sống hằng ngày của chính mình. Phải sống gương mẫu như cuộc sống của Đức Từ Phụ; phải hy sinh tự lợi cho lợi tha; phải sống không chỉ cho mình mà phải cho người nữa.

Làm sao mới gọi là có Phật pháp trong cuộc sống? Trước hết, phải luôn luôn biết nhận lỗisửa lỗi; sửa những sai lạc thành đúng đắn, những xấu thành thiện mỹ, tà vạy thành ngay thẳng, tối tăm thành sáng suốt, si mê thành giác ngộ, phàm phu thành thánh hiền, chúng sanh thành Phậtsanh tử thành Niết Bàn giải thoát. Như vậy người con Phật, làm sao để biết là mình có áp dụng Phật pháp vào cuộc sống hàng ngày hay không? Cứ để ý coi mình có biết nhận lỗi và biết sửa lỗi hay không? Nếu câu trả lời có, tức là ta đang áp dụng Phật pháp vào đời sống đấy. Theo Đức Phật, làm lỗi không đáng ngại, mà đáng ngại là làm lỗi mà không chịu nhận lỗi. Cũng theo Ngài thì ở trên đời nầy có hai hạng người cao quý: một là những người chưa bao giờ phạm lỗi; hai là những người phạm lỗi, biết nhận lỗi và biết sửa.

Những ai có thể áp dụng Phật pháp vào cuộc sống? Như trên đã nói, người biết áp dụng Phật pháp vào cuộc sống là người có lỗi, biết nhận và biết sửa. Như vậy bất luận già trẻ bé lớn xuất gia hay tại gia gì cũng có thể làm được điều nầy. Lý thuyết nầy không khó; tuy nhiên, làm được mới là khó. Chúng ta đã rất nhiều lần nói một đàng mà làm một nẻo. Bây giờ hãy tâm nguyện, lòng nguyện áp dụng cho bằng được Phật pháp vào đời sống. Bởi vì nói mà không làm cũng như buồm không có gió thì đến chừng nào thuyền mới rời được bến mê để sang bờ giác được?

Ngoài sửa sai ra ta cần có gì khác nửa thì mới gọi là có đạo Phật trong đời sống? Chung qui cũng chỉ là sửa sai, tuy nhiên, hình thức thì có bàn rộng ra một chút. Chẳng hạn như sửa ích kỷ thành vị tha; chấp ngã thành không chấp; ngã mạn cống cao thành khiêm tốn; ngu si thành trí huệ; mưu sâu kế độc thành từ bi hỉ xả . . . Biết hổ thẹn mỗi khi thân khẩu ý làm quấy, nói quấy hoặc nghĩ quấy. Hổ thẹn để mà lập tức sửa sai, chớ không hổ thẹn để mà chửa thẹn. Thấy ai lâm cảnh nghèo đói, ốm đau hoặc bịnh hoạn; bằng mọi cách ta phải giúp đôõ họ, chứ không làm ngơ. Áp dụng Phật pháp vào cuộc sống là như vậy đó, chứ không chỉ ở đầu môi chót lưỡi mà thôi.

Áp dụng Phật pháp vào cuộc sống là thật sự sống đạo; bỏ ác làm lành. Tâm trí lúc nào cũng thanh tịnh, gạt bỏ những tư tưởng phàm phu như tham giận, si mê, vui, buồn, thương, ghét . . . Không chỉ hành trì kinh trong một giờ một khắc, mà phải hành trì hết ngày này qua ngày khác, hết năm nầy qua năm khác. Nếu chúng ta làm được như vậy thì thân khẩu ý của chúng ta sẽ hằng thanh tịnh.

Ngoài ra, người biết sống đạo là người luôn tự biết nhắc mình trước khi làm bất cứ việc gì. Trước khi muốn lấy vật gì của ai thì ta phải tự biết rằng Phật không làm như vậy; là con Phật ta phải giống Phật chứ! Muốn bẻ cây trái của ai cũng vậy, Phật đâu có làm vậy; muốn ăn ta phải hoặc mua, hoặc trồng, hoặc xin, chứ không bẻ trộm. Trước khi muốn giết một con thú để ăn thịt, cũng nên dừng lại một phút để suy nghĩ coi ta là ai? Nếu ta trả lời ta là con Phật thì ít nhất ta cũng giống Phật ở chỗ từ bi mẩn chúng; thương tất cả chúng sanh mọi loài, từ người đến vật. Loài vật cũng biết đau đớn rên la, tham sống sợ chết như ta. Nếu ta nghĩ được như vậy thì lòng muốn ăn thịt chúng sanh của ta sẽ lập tức tiêu tan. Ta không nỡ nào giết người anh em nhỏ bé của chúng ta để mà ăn thịt đâu.

Trước khi mở miệng ra nói lời không thật, hoặc rủa sả, cộc cằn, nói lưỡi hai chiều . . . xin hãy tự hỏi xem coi Phật đã có khi nào nói láo chưa? Nếu câu trả lời là chưa, ta là con Phật, cũng quyết sẽ giống như Phật.

Khi đã thực sự áp dụng Phật pháp trong đời sống, thì tự nhiên vô số hành vitư tưởng xấu ác từ thân khẩu ý sẽ không bao giờ phát sanh. Nếu ta làm được như vậy từ khi thức dậy đến lúc đi ngủ lại, từ cái đi, đứng, nằm, ngồi... thì chẳng những lợi lạc cho ta mà cho người nữa. Làm được như vậy là ta đã không chạy theo cảnh mà tâm ta không bị rối loạn; nghĩa là tam nghiệp đồng thanh tịnh, Phật không đang trụ xứ chứ là gì?

Tóm lại, người Phật tử muốn xem coi mình có áp dụng Phật pháp vào cuộc sống nên hằng quan sát những điều sau:

1. Coi mình có nhận và sửa lỗi không?

2. Coi mình đã dứt ác hành thiện chưa? 

3. Thương xót, và tế độ chúng sanh muôn loài.

4. Hoà hợp với mọi người.

5. Không tranh cải, kiện tụng ai.

6. Không làm trái ý ai.

7. Giử gìn giới luật.

8. Hiểu biết nên chia xẻ cho mọi người.

9. Rộng lòng bố thí cho kẻ nghèo.

10. Tri kiến không tà vạy.

11. Suy nghĩ chánh đáng.

12. Nói lời thanh cao, không lưỡng thiệt, vọng ngữác ngữ

13. Hành động chơn chánh. Mưu sinh mà không hại đến ai.

14. Phải sốt sắng siêng năng làm việc lợi ích cho chúng sanh.

15. Nhất nhất đều trong chánh niệm.

16. Trong lòng không còn mãy may loạn động

17. Biết dùng chánh để diệt tà.

18. Biết dùng chánh để ngộ tà.

19. Xả bỏ lòng tham, rộng lòng bố thí.

20. Luôn xem người đối diện là một vị Phật trong tương lai.

Một khi đã áp dụng được đạo Phật trong đời sống thì chánh tự nhiên hoặc ngộ, hoặc diệt tà. Do đó mà tâm ta không còn điên đảo, tà kiến nửa; ý không còn tà vạy nửa. Lúc ấy chúng ta là gì nếu không là giác ngộ? Hễ chúng sanh giác ngộ từ ngày này qua ngày khác không gián đoạn thì chúng sanh ấy là gì nếu không là Phật?

"Giác tức chúng sanh thị Phật,

 Mê tức Phật thị chúng sanh."

Chừng đó tự nhiên, dù không muốn, vẫn là bổn lai chân diện mục; không cầu thành Phật, vẫn thành Phật, không mong Niết Bàn, Niết Bàn vẫn hiện tiềnNiết Bàn và Tâm chính là một. Tâm thanh tịnhNiết Bàn, tâm loạn động là ma.
 
 
 
 

249. CỘI GỐC CỦA KẺ TU THEO PHẬT
 
 

Trong kinh Ưu Bà Tắc Giới, Đức Phật đã dạy là nhơn duyên của tất cả sự an vui là tâm từ. Rời bỏ từ bi thời chẳng còn có pháp lành nào cả. Chính ở lời dạy nầy mà bao nhiêu đại thí chủ đã rộng rãi bố thí cho chúng sanh mà không hối tiếc. Cũng chính vì lời dạy dỗ nầy mà đã có biết bao nhiêu Bồ Tát đã học theo bổn hạnh của các Đức Phật, đem lòng từ cứu độ chúng sanhCứu độ một cách bình đẳng; cứu độ mà chẳng mong quả báo, chẳng cầu danh vọng; chẳng cứu độ để cầu phước, mà cũng chẳng cứu độ để cầu giải thoát. Vì nếu ta vì một cái gì đó mà rải tâm từ là ta hãy còn vướng mắc.

Như vậy cội gốc của người tu theo Phật phải là cái tâm từ bủa rộng vô điều kiện; lúc nào cũng bủa rộng, chứ không lúc rộng lúc hẹp. Bủa rộng lòng từ để bố thí mà chẳng vì mong trả ơn, chẳng vì cầu được bất cứ thứ gì, chẳng vì mong được hưởng sanh về cõi trời, chẳng vì muốn hơn người, chẳng vì chẳng dùng mới mở rộng lòng từ bố thí, chẳng vì theo tục lệ ông bà phải bố thí nên bố thí . . . Mà lòng từ ấy mở rộng vĩnh viển và bất cứ ở đâu vì lòng thương người mẩn chúng, vì muốn kẻ khác cũng được an vui, vi muốn họ cũng bắt chước ta mà sanh lòng từ bố thí, vì muốn mọi người cùng nhau diệt tan phiền não để đi vào cõi Niết Bàn.

Đừng đổ thừa vì bất cứ lý do gì đã làm cho mình không mở rộng được lòng từKhông có lý do nào gọi là chính đáng cả. Tại sao? Tại vì lòng từ nó không xuất phát được từ vật chất, mà nó xuất phát tự đáy lòng mình. Nếu người không phát được lòng từ thì cho dù có làm vua và làm chúa, vàng bạc đầy kho, cũng không cho ai được một cắc; còn những kẻ dù nghèo mà biết được cội gốc của người tu theo Phật, cũng mở rộng lòng từ. Đâu phải cho người vàng nén mới gọi là bố thí, một chén nước mát cho kẻ lôõ đường; một que củi sưởi ấm người trong đêm đông giá lạnh, một hạt cơm thừa cho đàn kiến lang thang, một sợi chỉ băng bó vết thương cho người gặp nạn, ra dấu tay chỉ lối cho tuyến đường có tai nạn khi cảnh sát chưa tới kịp . . . Cũng là những tấm lòng từ bất cứ người con Phật nào cũng nên làm. Hoặc giả cho rằng mình không có bất cứ thứ gì cả, thì mình vẫn có cái thân nầy. Mình vẫn có thể mang thân nầy trợ giúp người hoặc đến chùa làm công quả . . .

Đời ngũ trược ác thế nầy có lắm kẻ mê muội chỉ biết giử chặt lòng bủn xỉn, chẳng bao giờ chịu bố thíVàng bạc đầy rương vẫn ôm chặt khư khư, tiền cất dấu cho mối mọt ăn rồi sanh ác tâm mà chưởi rủa trời đất . . . Những kẻ nầy đến chết được gì? Họ chẳng được gì mà còn, tùy theo lòng tham nặng nhẹ, lãnh lấy quả báo đau khổ. Có khi đến khi hơi thở gần tuyệt đoạn mới ăn năn thì đâu còn kịp nữa!

Phật đã dạy trong kinh Nhơn Quả rằng cho dù có bần cùng, không có của bố thí, vẫn tập tành hạnh bố thí được bằng cách hễ thấy ai bố thí thì sanh tâm tùy hỷ mà vui theo. Được như vậy, phước báo tùy hỷ cũng ngang hàng với phước báo của kẻ tu bố thí không khác. Việc tu nó dễ như vậy, mà nhiều khi không tốn kém cũng được, tại sao chúng ta lại không tu? Người có tâm từ, thấy người đến xin, nếu mình có, sẽ không bao giờ đan tâm nói không. Chẳng những vậy, nếu mình không có, có khi còn phát tâm đi tìm kiếm dùm nữa.

Ngoài ra, người có tâm từ chẳng những luôn kính mến người tu hành với giới đứcđạo hạnh mà còn thấy những ai đau khổ bởi không có công đức cũng phát tâm thương xót. Thấy mọi người, không kể thân sơ, vui là mình vui; thấy họ khổ là mình cũng xốn xan rơi lệ. Hơn nữa, người có tâm từ luôn phát tâm nhớ ơn những người được bố thí vì chính họ đã làm nhơn công đức cho ta. Chính vì có họ mà ta mới lìa được bỏn xẻn tham lam.

Ngược lại, nếu thấy ai đến xin mà mặt nhăn mày nhíu thời chẳng khác nào ta đang dụng công để mở cửa địa ngụcđi vào vậy. Những kẻ như vậy thà đi vào địa ngục chứ không chịu bố thí cho ai. Cho dù họ có đồ dư đồ thừa, mà có người đang đói run trước mặt, họ vẩn chẳng thí, chứ đừng nói chi là những đồ tốt hoặc thực vật ngon. Ta thấy rõ sự khác biệt giữa ác tâm bủn xỉntâm từ bố thí. Một người bủn xỉn, dù giàu cách mấy vẫn nơm nớp lo sợ có người đến xin thì thật là hao tài tốn của. Trong khi người dù nghèo, nhưng tâm từ bủa rộng thì chỉ lo không biết làm cách nào để có thêm vật chấtbố thí cho những người nghèo khổ hơn mình. Cả hai đều lo, nhưng cái lo của anh nhà giàu bủn xỉn là tấm giấy xe để đi về địa ngục; còn cái lo của anh nhà nghèo rộng lòng từ là tấm vé máy bay đi về cõi trời mà hưởng phước báu vô tận, hoặc về cõi Niết Bàn tịnh tịch.

Điều cần thiếtPhật tử cần phải tâm niệm không nên nghĩ đến, hoặc làm trong lúc bố thí:

- Trước nghĩ muốn cho nhiều, nhưng khi cho lại cho ít.

- Lựa vật xấu đem cho người, vật tốt để lại cho mình.

- Sau khi cho xong, sanh tâm hối tiếc.

- Thí rồi lại tìm lỗi của kẻ thọ.

- Khi bố thí tâm chẳng bình đẳng.

- Có ý lợi dụng kẻ được bố thí.

Bố thí rồi tự lấy làm hảnh diện và vui sướng, tự khen ngợi mình.

- Chỉ nói suông chớ chẳng cho ai.

- Cho rồi, ác khẩu mắng chửi.

- Cho rồi, mong cầu được đền đáp.

- Cho rồi, sanh lòng nghi.

- Vật phi nghĩa, chẳng nên cho người.
 
 

Tóm lại, tâm từ mở rộng hay không mở rộng; làm phước bố thí hay không bố thí . . . Sau khi bỏ nhục thân nầy ai cũng trắng tay, duy chỉ có một điều khác nhau là những phước báu cũng như thiện ác nghiệp sẽ theo ta đi vào cõi trầm luân sanh tử hoặc giải thoát tịnh tịchNgoài ra, người mà sống với cái tâm từ bủa rộng, chẳng những sẽ luôn rộng bố thí, mà tâm không oán hận ai, chỉ làm những điều thiện và không còn bị những phiền não quấy rầy nữa. Xem như vậy, nếu thấy ta hãy còn tham lam bỏn xẻn, xin hãy hồi đầu mà rộng lòng bố thí ngay từ bây giờ kẻo không còn kịp nửa. 
 
 
 
 

250. ĐẠO PHẬT TRỊ PHIỀN NÃO
 
 

Đạo Phật không quan niệm rằng con ngườitội lỗi, cũng không hẳn hoàn toàn đồng ý với Đức Khổng Tử ở chỗ "Nhân chi sơ, tánh bổn thiện," mà đạo Phật quan niệm trong mỗi con người luôn có Phật tánhtuy nhiên, vì bị vô minh che mờ nên chẳng những con người không hiển lộ được cái Phật tánh của mình, mà còn chạy theo những ác tánh của thế giới Ta Bà nầy nữa. Thêm vào đó, xã hộichúng ta đang sống luôn bị chi phối bởi lo âuphiền muộn từ những bức bách của nhu cầu vật chất, nghĩa là ở đâu có những bức bách của nhu cầu vật chất là ở đó có lo âu sầu muộn. Hai thứ nầy chúng liên kết chặt chẻ với nhau để gây cho con người chúng ta một chuổi dài phiền não.

Chúng ta, hoặc vì bất lực hoặc vì sợ sệt không dám, hoặc không muốn trực diện với những suy nghĩ tình cảm sâu kín trong nội tâm của mình. Đã vậylắm khi ta còn chủ quan đánh giá sai lầm những đối tượng bên ngoài (ngoại trần). Nếu chúng ta chịu thẳng thắn đối diện với nội tâm và đừng đánh giá sai lầm những đối tượng bên ngoài thì phiền não sẽ không dễ dàng thống trị chúng ta.

 Tại sao chúng ta không dám đối diện với chính ta? Sở dĩ ta không dám đối diện với chính ta là vì cái bản ngã của ta quá lớn. Nhiều khi ta biết là ta làm lỗi mà vẫn cố tình đổ thừa cho người khác. Nhiều khi biết mình dốt mà vẫn cố tình làm ra vẻ ta đây là thông minh, là tài giỏi lắm. Nhiều khi trong lòng căm giận mà ngoài mặt vẫn vui cười. Nhiều khi trong lòng ghét cay ghét đắng mà ngoài mặt vẫn nói yêu thương. Ôi làm sao mà nói cho hết được cái bản ngã của phàm phu. Chính cái bản ngã nầy nó xúi dục ta đừng trực diện với lương tâm của mình. Nhưng than ôi! không chịu trực diện với lương tâm mãi có được không? Không bao giờ được đâu vì càng trốn chạy sự thể càng hiển lộ trong tâm ta. Ta có thể nói dối tất cả mọi người trên thế gian nầy, ngoại trừ lương tâm của chính ta.

Không trực diện với lương tâm chẳng những không phải là cách, mà đôi khi còn rất nguy hiểm vì ngày ngày nó cứ văng vẳng bên tai ta những tiếng mà ta không muốn nghe: "Tôi biết anh chị làm vậy là bậy lắm; tôi biết anh chị cũng biết như tôi rằng làm như vậy là bậy, nhưng vì tự ái, vì cống cao ngã mạn nên anh chị vẫn cứ làm. Thôi bây nhiêu bậy đó đủ rồi, xin hãy sớm hồi đầu đi, đừng để cho sự thể quá muộn màng." Tiếng nói của lương tâm cứ mãi văng vẳng bên tai. Truyền hình hoặc máy thu thanh thì ta còn tắt quách nó đi, hoặc quăng bỏ nó đi, chứ cái lương tâm ta, muốn quăng cũng không xong. Rồi vì không muốn nghe ta mới tìm cách đè nén, hoặc tìm quên bằng những chén rượu, ván bài... để rồi tình trạng sẽ trở nên phiền não hơn. 

Muốn không lâm vào thực trạng bi đát nầy, con đường duy nhất là phải về nương nơi Tam Bảo để dùng giới-định mà tu luyện cho tinh thần. Trước hết chính mình phải trực diện với mình để thấy mình hãy còn nhiều sai trái, chứ không hoàn hảo như mình tưởng đâu. Rồi sau đó hãy mỉm cườitha thứ cho ta. Trực diện với chính mình để thấy thương mình, vì bởi vô minh chi phối mà gây ra những tà kiến lầm lỗi. Cuối cùng là nương theo những lời Phật dạyvượt qua bể khổ trầm luân. Theo thuyết nhà Phật thì những khổ đau phiền muộn chỉ là kết quả của những bất thiệnchúng ta đã tạo ra từ trước đến giờ. Chính Đức Phật đã từng dạy: "Hãy sợ nhân, chứ đừng sợ quả." Vậy nếu ta là con Phật thật sự, chúng ta sẽ không bao giờ sợ phiền não, mà chúng ta phải trực diện với chính ta để tìm cho được cái nhân đã sanh ra khổ đau phiền não.

Nếu chúng ta cứ mãi trốn tránh những việc ta đã làm thì không đời nào chúng ta diệt được cái khổ cả. Tương tự, nếu chúng ta có mượn nợ của ai thì hãy vui vẻ mà trả đi thì lấy gì mà có lo âu sợ sệt. Hãy nhìn Đức Từ Phụ như một tấm gương cho cuộc sống hàng ngày của ta. Ngài đã dám trực diện với nội tâm và đi tìm những nguyên nhân gây ra đau khổ vì thế mà Ngài đã giác ngộgiải thoát. Hãy sống một cách thật bình thường, đừng để ham muốn và khát vọng áp đảo, đừng lừa đảo ai, đừng hãm hại ai, đừng quá vị kỷ, đừng nóng nảy hay hung dữ... thì quả phiền não đâu có nhân để phát triển. Chỉ cần sống được như vậy, cuộc sống của chúng ta quả là cuộc sống hạnh phúc trong vô phiền vô não vậy.
 
 
 
 

251. TẠI SAO GỌI ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO CỦA VÔ NGÃ?
 
 

Trên thế giới ngày nay chúng ta thấy có quá nhiều tôn giáo, nhưng chưa có tôn giáo nào dám đặt lại vấn đề về cái "Ta" như đạo Phật. Đức Phật đã dám hiên ngang đứng lên đạp đổ mọi chướng ngại đã từ vô thỉ cứ làm cho con người cứ mãi vướng mắc. Một trong những chướng ngại chính là cái chấp ngã. Theo Đức Phật, chính cái chấp ngã nầy đã đưa con người đi vào khu rừng Vô Minh không có lối ra. Chính nó đã tạo ra không biết bao nhiêu là lo âu, sợ hãi trong cuộc sống hằng ngày của ta. Cũng vì chấp thân nầy sang, thân nầy đẹp mà ta mới ham muốn và khát vọng. Để rồi tìm cầu cho cái "ta" và cái "của ta." Khi được chúng thì tham lam ích kỷ ngự trị, đến khi không được thì sân hận hung ác nổi dậy, hoặc giả bất đắc chí rồi rơi vào con đường sa đọa.

Cả được và không đều đưa đẩy chúng ta đến con đường tạo ác nghiệp, thọ lãnh những hậu quả phiền não khổ đau. Có rất nhiều người vì bất đắc chí đã mượn chén rượu, ván bài để tìm quên, nhưng họ nào có biết đâu rằng họ đang rước thêm phiền lụy vào thân. Họ nào có biết đâu rằng sau chén rượu, ván bài có thể là nợ nần hoặc lao lý cũng không chừng. Theo Đức Từ Phụ, chính vì vô minh mà ta có những nhận thức sai lầm, từ đó ta mới chấp có ta, từ đó ta mới cho rằng mọi mục tiêutối hậu của cuộc sống nầy là dành hết cho ta, thế rồi đời nầy tích lũy qua kiếp khác, cái chấp ta ngày càng chồng chất mãi, cho đến một lúc nào đó nó đè nặng lên ta tưởng chừng như không bao giờ thoát ra được. 

Chính vì lòng từ bi mẩn chúng mà Đức Từ Phụ đã nói pháp Vô Ngã. Pháp của Ngài nói như một tiếng chuông cảnh tỉnh quần sanh. Theo Ngài, thì ai ai cũng đã từng thấy và biết đau khổ. Đau khổ không do ta gây ra, cũng không do ai gây ra, mà là vì vô minh nên chúng sanh chấp có ta, rồi từ đó vì cái ta mà phát sanh ra đủ thứ từ tham lam, sân hận, si mê; và cũng từ đó mà tạo ra nghiệp, đó là căn nguyên của mọi đau khổ vậy. Muốn chấm dứt đau khổ thì phải bỏ tham, sân, si; mà muốn bỏ tham, sân, si là phải đoạn lìa cái chấp trước

Thế nào là vô ngã? 

Khi Đức Từ Phụ giảng về cái vô ngã, Ngài đã khẳng định vô ngã không có nghĩa là không có cái ta, mà vô ngã có nghĩa là cái ta không có thực thể. Nó biến đổi không ngừng nghỉ. Cái ta của hôm qua khác với cái ta của hôm nay; cái ta của năm ngoái khác với năm nay; của mười năm về trước nó khác bây giờ; của hồi năm tuổi nó khác lúc mười tuổi hoặc hai mươi, ba mươi, bốn mươi tuổi... Chỗ nầy Phật tử nên hiểu cho tường tận, vì nếu không chúng ta sẽ đi hết nghi vấn nầy đến nghi vấn khác. Chính cái thuyết vô ngã của nhà Phật nầy mà có rất nhiều người đã dám công kích luôn lời dạy của Đức Từ Phụ.

Họ đã dùng văn tự của phàm phu để mà bắt bẻ Phật pháp, hoặc giả họ dùng chữ giả ngã, chân ngã để giải thích cho cái chấp của họ. Họ cho rằng Phật dạy Phật tánh bất sanh bất diệt, mà cũng chính Đức Phật lại dạy Phật tánh trường tồn bất biến. Xin thưa trong thuyết Vô Ngã của Đức Phật, không có cái gì dính dáng đến Phật tánh cả, cái ta mà chúng sanh đã cố chấp ấy là một hiện tượng tâm lývật lý, chứ không là một cái gì cả. Nó không dính gì đến Phật tánh, nhưng nó có khả năng làm lu mờ thêm Phật tánh. Thí dụ như vì chấp có nó mà ta cứ mãi tham, sân, si và cứ thế mà đau khổ thì còn trí huệ đâu nữa để thấy được Phật tánh? 

Là con Phật, nên nhớ cho rõ điều nầy, nhắc lại lần nữa về cái ta mà Phật đã nói chỉ là hiện tượng tâm lývật lý, chứ nó không dính dáng gì đến Phật tánh; tuy nhiên, nó có khả năng cõng thêm nghiệp và làm lu mờ thêm cái Phật tánh sẳn có của ta. Theo được và hành trì được thuyết vô ngã của Phật là từ chối cõng thêm nghiệp, là quyết tâm tìm về cái Phật tánh bất di bất dịch của mình. Hay nói rõ ra là đi về cõi giác ngộ tịnh tịch của Niết Bàn
 
 
 
 

252. SỰ CẦN THIẾT CUẢ VIỆC TU HỌCTHÁI ĐỘ LÚC TU HỌC
 
 

Có phải bạn chọn một tôn giáo là để mỗi khi có ai hỏi rằng bạn theo tôn giáo nào thì bạn có câu mà trả lời không? Hoặc bạn theo một tôn giáo nào đó là bởi vì ông bà cha mẹ bạn đã từng tin theo tôn giáo ấy chăng? Hoặc giả bạn đang theo tôn giáo của người phối ngẫu? Nếu câu trả lời của bạn là phải thì bạn đã có đạo rồi đấy, cũng tốt, nhưng chưa chắc gì bạn đã thực sự có tín ngưỡng. Vấn đề sẽ trở nên sáng sủa và tốt đẹp hơn nếu bạn tự chọn cho mình một tôn giáo hợp lý, một tôn giáo chẳng những mình tin theo, mà mình còn đêm ngày hành trì nữa. Nếu chỉ tin mà không hiểu chẳng khác gì người mù, biết điểm đến nhưng không làm sao mà đến cho được; nếu hiểu mà không tin thì dù cho có biết đường cũng đâu có tin để mà chịu đi đến. Nếu có tin, có hiểu nhưng không chịu đi thì cũng không làm sao mà tới được; giống như có niềm tinhiểu biết về đạo nhưng không chịu hành trì vậy. 

Đức Phật đã dạy rằng đạo Phật rất đơn giản, chỉ cần thực hành cho rốt ráo những điều mình biết tức là mình

đang thực sự đi trên con đường giải thoát. Ngài không khai sáng một triết lý hoặc một học thuyết mà nơi đó chỉ có nói suông. Mục đích của Ngài là đưa vào chúng sanh một nhân sinh quan nhằm giúp những ai tin và nghe theo, để họ tạo dựng một cuộc sống thanh tịnhan lạc vĩnh hằng. Vĩnh hằng ở đây không có nghĩa là thân tứ đại vĩnh hằng, mà vĩnh hằng ở đây là mãi mãi đi vào cõi tịnh tịch, mãi mãi không còn phiền nãođau khổ nữa. Còn thanh tịnhan lạc ở đây không phải đợi đến một kiếp nào xa xôi, hoặc một chốn trừu tượng nào, mà là an lạcthanh tịnh ngay trong đời nầy. Gia đình hạnh phúcan lạc; sinh hoạt hằng ngày không gây phiền chuốc não cho ai là thanh tịnh

Đức Phật đã dạy rất rõ trong thuyết nhân quả của Ngài rằng con ngườichủ tể trong mọi hành động và mọi tạo tác. Mình làm mình chịu, không ai có thể chia xẻ cái đau khổ của mình được, dù cho người ấy là vợ con, cha mẹ, anh em ruột thịt, hay ngay cả Đức Phật. Mặc dù luật nhơn quả và các giáo lý khác của nhà Phật rất rõ ràng như vậy, nhưng có một số người còn hiểu rất nông cạn về đạo Phật. Họ cho rằng đi chùa, lễ Phật, cúng dường chư tăng... là đủ để chuộc tất cả những lỗi lầm, nghiệp chướng từ vô thỉ. Họ không cần tìm hiểu thêm nữa chi cho mệt.

Xin thưa, không mệt đâu, mà trái lại càng tìm hiểu thì Phật pháp càng thâm nhập, càng hành trì thì con người ta càng an lạcthanh tịnh đấy bạn ạ!Chúng ta cũng đồng ý rằng chỉ với niềm tin con người ta cũng tìm được sự an ổn trong tâm hồn. Thí dụ như với niềm tin Phật, mà ta đi chùa, ăn chay... thì ta cũng tìm thấy sự an ổn. Tuy nhiên, mục đích của người tu theo đạo Phật còn có một cái gì đó có ý nghĩa hơn sự an ổn chỉ trong tâm hồn ta mà thôi. Nếu chỉ muốn tìm sự an ổn trong tâm hồn mà tin thì vô hình chung chúng ta đã đồng hóa ông Phật với Thần Thánh hay Thượng Đế, như vậy quả là sai trái với giáo lý của Ngài quá.

 Có phải người con Phật nào cũng mang trong lòng cái tâm nguyện tự độ, độ thagiác hạnh viên mãn hay không? Theo tôi nghĩ là phải, vì nếu như ta không nguyện như vậy là ta còn đang lừng khừng chứ chưa tin theo Phật đâu. Cũng theo Đức Từ Phụ, muốn đi đến cảnh giải thoát, chúng ta không thể nào chỉ tin và hiểu giáo lý suông, mà chúng ta còn cần phải hành trì, và hành trì cho đúng đường đúng hướng. Phải hành trì một cách tích cực chứ không được tiêu cực. Không được nay tu mai nghỉ. Phật đã nói rất rõ ràng rằng có bản đồ, có ý muốn đi, chưa đủ; mà cần phải đi nữa thì mới mong đến nơi đến chốn được. Từ những lời dạy của Đức Từ Phụ, ta thấy rõ ràng, việc tu học của Phật tử là việc tất yếu không thể nào thiếu được. Việc tu học nầy vừa giúp cho mình có cơ hội tiến tu mà còn nhằm giúp cho những ai có cái nhìn thô thiển về Phật giáo có được cái nhìn chính đáng và đầy đủ hơn. Họ sẽ thấy rằng Phật giáo vô cùng vi diệu, chứ không nông cạn ở lễ bái, hoặc thờ hình tượng; lại càng không mê tín dị đoan, hoặc yếm thế huyền hoặc như họ đã tưởng. 

Như vậy bổn phận của một Phật tử chân chánh là phải giúp mấy thầy mở mang, duy trì và phát triển những lớp tu học. Từ những lớp thiền quán căn bản, Thọ Bát Quan Trai Giới, cho đến những lớp giảng đại kinh... Nhứt là chúng ta phải đặc biệt chú ý đến tuổi trẻ học sinh và sinh viên. Các em là những con thuyền chưa được trang bị bánh láy, nếu không khéo, các em có thể bị lôi cuốn vào xã hội vật chất, để rồi chúng cũng bị quay cuồng quần quật trong đó như chúng ta vậy, khổ lắm. Nếu chúng ta không dự được những lớp tu tại chùa hoặc tại các tịnh xá, thì chúng ta cũng có thể tu tại gia. Chẳng những một mình tu, mà còn rủ thân bằng, quyến thuộc, hoặc bạn bè cùng tu. 

Đồng ýchúng ta đang sống trong một xã hội văn minh vật chất, hầu như đa số thì giờ của chúng ta đều bị cuốn hút vào việc sinh kế. Cái chuyện mà chúng ta ngồi yên tỉnh để đọc một quyển kinh và thấm nhuần hết nghĩa lý của nó quả là khó khăn vô cùng. Tuy nhiên, nói thì nói vậy, chứ làm gì một tuần chúng ta không có được vài ba tiếng đồng hồ đến chùa để nghe giảng kinh; hoặc giả làm gì mà một tuần lễ chúng ta không có được vài ba tiếng đồng hồ ngồi thiền để thực sự sống với chính mình. Những người có trọng trách "tác Như Lai sứ và hành Như Lai sự" đã và đang cố gắng hết sức của họ để tạo cơ hội cho chúng tamột đời sống tâm linh thoải mái.

Các thầy đã vì chúng sanh đang lăn trôi, lặn ngụp trong bể phiền não và khổ đau, nên đã phát Bồ Đề Tâm, mà mở ra những buổi giảng pháptu thiền. Nếu chúng ta không bỏ ra được một ít thì giờbồi dưỡng cho tâm linh của chúng ta thì quả là đáng tiếc vô cùng. Thật tình mà nói, dù muốn hay không muốn, đầu óc chúng ta đã quá quay cuồng điên đảo trong một xã hội đang quay với một tốc độ hầu như không còn có thể tính được bằng đầu óc của con người. Mỗi tuần đầu óc của chúng ta thật sự cần đôi ba giờ nghỉ ngơi. 

Khi tham dự những lớp tu học, điều cần nhớ là tất cả những pháp môn chỉ là những phương tiện tu tập để thể nghiệm tâm linh, chứ không phải là cứu cánh. Cứu cánh của chúng ta ở đây có hai phần rõ rệt; phần thứ nhất là cứu cánh hiện tại, nghĩa là làm sao cho mình và những người quanh mình được thanh tịnhan lạc; thứ đến là cứu cánh hơi xa một chút, ấy là sau khi bỏ đã bỏ thân tứ đại nầy thì ta sẽ vĩnh viễn bỏ nó, vĩnh viễn không còn luân hồi sanh tử, và vĩnh viễn đi vào cõi tịnh tịch. Như vậy khi đến chùa nghe pháp thì đừng chấp gì cả. Mấy thầy cũng chỉ làm theo lời Phật dạy mà thôi. Khó khăn của mấy thầy khi tổ chức những lớp tu họcthành phần tham dự viên có nhiều từng lớp khác nhau, nên sự hiểu biết cũng khác nhau.

Những người bình dân thì tin và tu do sự thâm nhập từ đời cha ông, niềm tin của họ đã nhập vào máu, nên họ không cần tìm hiểu, không cần lý luận dông dài. Trong khi đó, từng lớp sinh viên học sinh lại thích mổ xẻ vấn đề một cách cặn kẻ; họ thích lý luận. Thậm chí họ cho việc lễ bái tụng kinh... là chuyện mơ hồ, tiêu cực hoặc mê tín dị đoan, không còn hợp với thời đại nữa. Tất cả đều có lý riêng của họ; không ai đúng, mà cũng chả có ai sai cả. Có điều mà người con Phật nên luôn nhớ là hễ bước chân vào đạo Phật là phải chấp nhận xả bỏ, không câu chấp, thì những vấn đề nầy cũng chỉ là một trong những thử thách cái tánh câu chấp của ta mà thôi. 

Đến lúc các thầy giảng kinh, mỗi thầy có một trình độ khác nhau; tuy nhiên, nói gì thì nói, cho dù trình độ của quý thầy có thấp so với các bậc cao tăng, nhưng cái thấp đó phàm phu chúng ta có mò cả đời cũng chưa chắc gì bắt kịp. Cái quê, cái dốt của quý thầy, nếu có, cũng chỉ là cái quê cái dốt dễ thươngđáng kính trọng. Thật tình mà nói, từ ngày tôi bắt đầu đi nghe các thầy giảng pháp đến giờ, tôi chưa bao giờ nghe thấy có thầy nào giảng với lời văn cầu kỳ khó hiểu cả. Chẳng những vậy, mà mấy thầy luôn lồng vào buổi giảng những thí dụ cụ thể trong cuộc sống làm cho chúng ta rất dễ nắm vững và theo dõi vấn đề. Về kinh văn thì mấy thầy không bao giờ cho đại chúng đọc suông, mà trước khi đọc mấy thầy luôn ân cần giải thích từng lời, từng câu, từng đoạn. Cái thậm thâm vi diệu của đạo Phật là ở chỗ đó. 

Là người Phật tử nên luôn nhớ lời ân cần dạy dỗ của Đức Tôn Sư: "Thân người khó được, Phật pháp khó gặp, thời gian qua mau, mạng người chóng hết. Được thân người, gặp Phật pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người." Xin hãy noi theo dấu chân của Ngài; xin hãy học hỏihành trì những giáo lý cao thâm ấy để chẳng những mình được lợi lạc, mà người cũng được lợi lạc. Hãy tinh tấnchuyên cần để thành tựu đạo quả giải thoát và thắp sáng ngọn hải đăng chánh pháp mà Đức Từ Phụ đã dựng lên tự năm nào.
 
 
 
 

 253. LÒNG THAM CỦA CHÚNG SANH
 
 

Con người ta ở đời hễ một niệm dấy lên là một niệm tham đi kèm. Mình ham muốn đủ thứ. Hễ thấy cái gì thì ham cho có được cái đó. Lòng tham của con người nó không có đáy; nó vô cùng vô tận. Nếu ta thỏa mãn nó, thì nó sẽ tiếp tục muốn thứ khác nữa, chứ nó đâu có chịu dừng lại. Nghèo thì muốn có chút đỉnh tiền để sinh sống; có chút đỉnh rồi thì lại muốn hơn cái chút đỉnh ấy, hoặc giả muốn có thêm nữa. Đến khi giàu thì muốn giàu hơn. Đói khát thì chỉ mong cho có được cái ăn cái uống bình thường; khi có ăn uống rồi thì muốn phải ăn cho ngon, cho khoái khẩu.

Chưa có nhà thì mong cho có được một nơi che nắng che mưa, chỉ muốn có một căn nhà bình thường thôi; đến khi có nhà rồi thì lại muốn có cái đẹp và rộng rãi hơn cơ. Lúc chưa có xe thì mơ ước cho có được một cái xe làm chân để đi đây đi đó, nhưng khi có rồi thì một thời gian sau lại muốn cái xe mới và đẹp hơn cơ. Thật là lòng tham của con ngườivô cùng vô tận, không bao giờ biết mãn túc. Lọt lòng mẹ là đã bắt đầu tham rồi, từ cái uống cho tới cái bú... Đến khi niên thiếu thì tham theo niên thiếu; già thì tham theo già. Đến lúc gần chết cũng chưa chắc gì đã hết tham. 

Phật tử ơi!Cái lòng tham có thể đưa con người đến những tinh cầu xa xôi, nhưng nó sẽ chẳng bao giờ mang lại cho ta niềm thanh tịnhan lạc. Tham cầu danh thì chết vì danh, tham cầu lợi thì chết vì lợi. Lửa tham nó đốt tất cả mọi người chứ nó nào có vị tình một ai. Tham ăn, tham uống những mỹ vị cao lương chỉ là trưởng dưỡng cho dục vọng, mà càng cao dục vọng thì càng dày vô minh. Càng bỏ vào tứ đại nhiều cao lương mỹ vị chừng nào thì ta càng trưởng dưỡng cái dâm dục trong ta nhiều chừng ấy. Thấy như vậy, con đường duy nhất dẫn ta đến Đại Lộ Giải Thoát của Đức Từ Phụ là ta hãy thiểu dục tri túc, tiết thực, quả dục. Ăn mà còn khen ngon dở là còn chấp. Khi ăn uống xin nhớ đừng quá coi trọng khẩu vị, mà luôn nhớ tất cả rồi sẽ trả về cho tứ đại. Chỉ ăn để mượn thân tứ đại mà tu cho được giải thoát

Phật tử, xuất gia hay tại gia, phải buông bỏ cho được cái tham. Đừng chú trọng đến chuyện ăn ngon mặc đẹp, nhà cao cửa rộng. Hơn nữa, tài sản, danh vọng, sắc đẹp, sự ăn uống và sự ngủ nghỉ còn là năm thứ tác động mãnh liệt vào tâm tham dục của hầu hết chúng sanh. Chúng đốt cháy các công đứcthiện nghiệp khi mà chúng ta vướng vào một trong năm thứ tham dục nầy. Cái tối thiết yếu của chúng taPhật pháp, là quả vị Vô Thượng, chứ không phải là những thứ ấy. Xin đừng mê chấp để rồi cứ mãi nhận giả làm chơn mà luôn quanh quẩn trong luân hồi sanh tử. Luôn nhớ cả thực và sắc dục đều là hai tên ma vương theo hầu vô minh. Hễ mình vướng nó thì thân nầy cũng sẽ đời đời kiếp kiếp theo hầu vô minh mà thôi.
 
 
 
 

254. THIỆN TRI THỨCÁC TRI THỨC
 
 

Ai cũng biết rằng đạo là con đường dẫn dắt chúng ta đi đến chơn thiện mỹ; tuy nhiên, trên suốt đoạn đường tu hành của chúng ta sẽ không xuôi chèo mát mái như lý tưởng đâu, mà ta sẽ gặp hoặc nhiều hoặc ít những thuận duyên hay chướng duyên. Trong nhà Phật, chúng ta gọi những con người giúp ta bằng những thuận duyên là những thiện tri thức, và những người đẩy ta vào những chướng duyên là những ác tri thức

Thế nào là thiện tri thức? 

Thiện tri thức là những người giúp ta với những thuận duyên trên bước đường tu trì để đi đến chân thiện mỹ, hoặc giả giải thoát rốt ráo của ta. Trong Kinh Phật Bổn Hạnh, Đức Phật đã dạy: "Nếu ai gần gủi với kẻ thiện tri thức thường tự tùy thuận thấm nhuần đạo đức của họ mà cũng được tiếng tăm tốt đẹp." Thật vậy, ta hãy thử ngửi một miếng giấy bao hương, thì ta sẽ thấy rằng, tuy bị bỏ đã lâu mà mùi hương vẫn còn thơm. Cũng thế, khi ta đi vào vườn lan thơm ngát, trở ra một lúc lâu, nhưng hương lan vẫn còn thoang thoảng đâu đây. 

Có mấy loại thiện tri thức? 

Theo lời Phật dạy thì có bốn loại thiện tri thức: loại thứ nhất, bề ngoài hình như không tốt, mà bên trong thì có ý tốt. Loại thứ hai luôn thẳng thắn can gián ngay trước mặt, mà sau lưng thì luôn nói lời tốt lành của bạn. Loại thứ ba luôn tìm cách giúp đở bạn từ vật chất đến tinh thần; luôn tìm cách giải cứu mỗi khi bạn bị hoạn nạn. Loại cuối cùng luôn phát tâm nâng đở kẻ nghèo kém lên cho bằng họ.

Ngoài ra thiện tri thức luôn luôn có những đức tính của kẻ chính nhơn quân tử và luôn làm những việc khó làm, luôn cho những cái khó cho, luôn nhẫn những cái khó nhẫn; gặp cơn nguy khốn, chẳng bỏ người, bạn bè gặp lúc nghèo hèn chẳng khinh bỏ nhau, luôn tìm cách người thân cũng như giúp đở kẻ sơ, thấy lỗi lầm của người thì hết lòngtế nhịcan gián; thấy việc tốt của người thì hết lòng vui mừng, không bao giờ vì một lời đâm thọc mà bỏ bạn bè, thấy bạn bè làm điều tội lỗi bèn đem nhau đến chỗ riêng tư mà can gián, không bao giờ đem chuyện của bạn mà nói lại cho người khác nếu không có sự đồng ý của bạn, luôn lễ kính bạn, có điều hay lẽ phải bèn chia xẻ, có cái gì quý báu cũng chia xẻ, luôn lấy chánh tâm mà kính nhau, không bao giờ ôm lòng oán hận bạn, luôn tế nhị, khuyên lơn, can gián những điều cống cao ngã mạn của bạn, không bao giờ đồng lõa với sự buông lung hoặc che đậy những tội lỗi của bạn.

Đó là những đức tính của những thiện hữu tri thức. Chính những đức tánh ấy mà các thiện hữu tri thức đã cùng nhau giúp đở cho trí huệ phát sanh, khiến cho cả nội tâm lẫn ngoại thân đều được trong sạch. Chính những đức tánh ấy mà các thiện hữu tri thức đã cùng giúp nhau dìu dắt trên đường đời lẫn đạo. Cũng chính những đức tánh ấy mà các thiện hữu tri thức cùng giúp nhau xây dựng muôn phước lành. Thiện hữu tri thức nhờ những đức tánh nầy mà chẳng những giúp cho chúng ta tránh được hoạn nạn đời nầy và sau khi bỏ nhục thân không bị đọa vào tam đồ ác đạo, mà thiện tri thức còn tích cực giúp đở chúng ta chóng đạt được quả vị Phật nữa.

Còn thế nào là ác tri thức?

Cũng trong kinh Phật Bổn Hạnh, Đức Thế Tôn đã dạy: "Ai vào nhà buôn cá xin lấy một nắm cỏ mà họ thường ủ trên xác những con cá chết, cầm trên tay một lúc rồi quăng đi. Sau khi đã quăng nắm cỏ rồi thì thử ngửi tay ta xem có mùi chi không? Sẽ có mùi bất tịnh hôi tanh." Con người cũng vậy, ai mà giao kết hoặc gần gủi với bọn ác tri thức, lâu ngày sẽ nhiễm thói ác của họ. Làm bạn với đứa trộm, nhiều khi không trộm, mình vẫn bị đóng gông. Làm bạn với đứa tham, một hai bửa chưa nhiễm thói tham, nhưng có ai chắc được lâu ngày chầy tháng mình sẽ không tham như nó.

Làm bạn với phường ngã mạn cống cao, ăn nói càng dở, mục hạ vô nhơn, không chóng thì chầy, mình cũng sẽ trở thành cống cao ngã mạn, mình cũng sẽ ăn nói càng dở, hoặc giả xem người như rơm rác. Làm bạn với kẻ lười, không sớm thì muộn, mình cũng sẽ nhiễm thói trây lười. Giao du với đứa vọng ngữ, không mai thì mốt rồi mình cũng sẽ đâm đầu nầy,thọc đầu nọ; trước mặt khen hay, sau lưng chê dở; hoặc bày tỏ việc riêng của người mà dấu nhẹm việc của mình... Phật dạy ác tri thức có bốn loại: Loại thứ nhứt bên trong ôm tâm oán hận, mà bên ngoài vẫn làm ra vẻ bạn hữu. Loại thứ hai trước mặt nói tốt, mà sau lưng nói xấu. Loại thứ ba thấy bạn lâm nạn, trước mặt thì làm ra vẻ sầu khổ, mà sau lưng thì sanh tâm vui mừng. Loại cuối cùng là bên ngoài giả bộ như thân tình, mà bên trong thì mưu toan ám hại người. Ngoài ra, các ác tri thức luôn có những tánh xấu mà phàm phu chúng ta rất khó khuyên can được họ. 

Xúi một người làm ác thì dễ, chứ khuyên can họ làm lành tránh dữ quả là nan sự, nhứt là đối với những ác tri thức. Đối với ác tri thức, chúng ta càng khuyên họ thì họ càng càng làm tới, càng khuyến thiện, họ càng làm ác; càng khuyên đừng gây sự, họ càng gây sự. Mỗi khi thiệt thòi chút đỉnh thì sân hận của họ đã đùng đùng nổi lên. Họ ít khi nào thật sự giúp đở ai về chuyện gì lắm. Mỗi khi ta có chuyện cần nhờ họ, thì họ cũng sẽ tìm cách thối thoát. Thấy bạn bè hoạn nạn thì họ lại tránh đi chỗ khác cho yên thân. Khi bạn giàu sang thì họ lại bợ đở, phụ họa, mà gặp lúc bạn nghèo hèn thì họ bỏ lơ. Trong các buổi họp mặt, họ thường cho mình là tài, là giỏi, rồi tìm cách hạ uy tín của những bạn bè trang lứa để đưa mình lên.

Lúc nào họ cũng cho mình là tài là giỏi không ai bằng, chứ kỳ thật có khi họ chả biết gì cả. Thấy ai làm được điều gì hay ho thì họ chống báng kịch liệt. Họ chính là những con voi dữ hay những ác thú luôn làm hại kẻ khác. Với ác thú, nhiều khi ta còn trị được, chứ với ác tri thức thì khó lắm. Tại vì ác thú nếu có làm hại thì chỉ hại có thân nầy thôi, chứ một khi ác tri thức mà hại, thì chúng sẽ hại ta cả thân lẫn tâm. Chúng chẳng những sẽ lôi kéo ta trở thành những con ma Ba Tuần trong đời nầy, mà còn sẽ bắt ta vĩnh viễn theo chầu vô minh như chúng vậy. Vì thế trong kinh Niết Bàn, Đức Phật có dạy rằng với những ác tri thức mà ta tự lượng sức mình không cảm hóa được họ, thì tốt nhứt là nên tìm cáchxa lìa họ vì chẳng những họ sẽ tìm cách phá nát tịnh thân, mà họ còn phá nát tịnh tâm của ta nữa. Một khi đã bị họ giết chết tịnh thântịnh tâm rồi thì ta cũng sẽ vĩnh viễn theo họ mà đọa vào tam đồ ác đạo.

Đời ngũ trược ác thế, khó mà phân biệt được ai là thiện, ai là ác tri thức lắm. Chỉ có một cách duy nhất là ta có thể thoát ra được nanh vuốt của kẻ ác là hãy · trong rừng Chiên Đàn, chứ đừng dong ruổi trong rừng vô minh. Đừng nhẹ dạ nghe lời bọn ác tri thức mà uổng đi một kiếp người khó kiếm nầy. Chúng sẽ mãi òn ỉ bên tai ta rằng thì là đừng chấp nữa, cứ ăn thịt uống rượu đi, ta bảo đảm chúng mình vẫn giải thoát như thường; cứ nay đào mai lý có sao đâu, tội gì mà giữ giới. Với bọn ác tri thức, chúng đâu có ưa chi rừng Chiên Đàn, nhưng vẫn làm bộ làm tịch là ưa là thích. Phật tử ơi!Hãy cố gắng mà sống và tu trì theo những lời Phật dạy thì cho dù bọn ác tri thức có muốn làm hại ta cũng khó mà làm được. 
 
 
 
 

255. CÓ SỐ MẠNG HAY KHÔNG?
 
 

Số mạng có nghĩa là cái gì đã định sẳn; muốn cũng không được, mà không muốn cũng không được. Người tin theo số mạng luôn bi quan yếm thế hoặc ba phải. Thí dụ như có điều gì khó khăn trở ngại thì quay ra chán nản mà rằng: "Âu cũng là số mạng." Cái bi quan yếm thế của những ai tin theo số mạng là luôn chờ đợi sự an bài của vận mệnh, mà chẳng cần tinh tấn, chẳng cần tiến bộ chi cả. Thậm chí vì tin theo số mệnh mà có người sống rất ư là phóng túng. Họ mặc kệ chuyện đời, họ sống vội vã cho họ; nhiều khi gây ra những điều tàn bạo và tội lỗi nữa là khác. 

Thật tình mà nói, chỉ có phàm phu mới tin theo số mạng. Những người con Phật thuần thành luôn nhớ lời Phật dạy: "Gió hướng Nam, thì cây ngả về Nam là chuyện không thể nghĩ bàn; tuy nhiên, có một cách làm cho cây không ngả, ấy là chống đở. Dùng cây, dùng nạng mà chống thì cây sẽ không ngả, hoặc bớt ngả đi." Người con Phật luôn nhớ lời nầy mà thường hay làm những điều lành và tránh những điều dữ, điều ác. Người con Phật quyết không bao giờ tin hoặc phó thác mình cho số mệnh

Cổ nhân có câu: "Quân tử tạo mệnh," có nghĩa là người có đạo đức, chính nhân có thể cải đổi được vận mệnh của mình. Họ luôn luôn làm chủ nhân ông của chính họ. Người con Phật cũng vậy, do bởi học được cái đạo đức, cái chính nhân của Đức Từ Phụ, mà họ luôn luôn làm chủ thân tâm họ. Thân tịnh, tâm lành thì đương nhiên gặt quả lành. Họ luôn biết làm lành tránh dữ thì cho dù họ có những ác nghiệp ở đời trước đi nữa, thì những ác nghiệp ấy cũng từ từ bị giải trừ đi. Như vậy hóa ra họ đang cải đổi vận mệnh mà người bình dân thường dùng, hay nói theo Phật là họ đang làm cho nhẹ nghiệp. Do vậy, người con Phật luôn biết rằng cái năng lực cải tạo vận mệnh hay làm nhẹ nghiệp nằm ở trong tay mình, làm hay không làm, cải hay không cải cũng là tự nơi mình. 
 
 

06-05-2008 11:23:46





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/11/2012(Xem: 19409)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.