Thư Viện Hoa Sen

Đạo Phật Trong Đời Sống Tập 7

29/07/201112:00 SA(Xem: 19700)
Đạo Phật Trong Đời Sống Tập 7


Tổ Đình Minh Đăng Quang
ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG
Thiện Phúc

389. TÚY SANH MỘNG TỬ HAY AN LẠC TỈNH THỨC ?

Thực trạng của đời sống con người trên thế giới hôm nay, nhứt là đời sống ở các quốc gia kỹõ thuật tiên tiến, ngày càng trở nên sa đọa và đỗ vỡ một cách thảm hại. Văn minh tiến bộ có khả năng đưa con người lên những tinh cầu xa xôi, cũng như nâng cao cuộc sống vật chất, chứ chưa bao giờ mang lại an lạchạnh phúc thực sự cho ai. Chính một triết gia nổi tiếng Tây Phương là Jean Paul Sartre đã phải thú nhận rằng: "Mấy ngàn năm tư tưởng Tây Phương không làm lay đỗ được dục vọng của con người." Thật vậy, con người trên địa cầu nầy càng ngày càng bị vật chất lôi cuốn; ngày càng sống theo dục vọng, sống như một cái máy, không còn biết gì đến tình cảm của một con người. Chính vì vậy mà như chúng ta thấy đó, xã hội Âu Mỹ đã đưa đẩy nhiều người đến bến bờ tuyệt vọng với cuộc sống lê lết trong chán nãn và trống rỗng. Sống chỉ 

biết có vật chất, không còn chút gì nhân bản; hở ra là bực mình quẩn trí, hở ra là cau có quạu quọ, sống để mà sống, chứ không còn một chút gì gọi là "người." Tại sao lại như vậy ? Tại sao lại có tình trạng "túy sanh mộng tử" như vậy? Sống như đang sống trong cơn say, còn chết thì như đang chết trong mộng, thì còn gì là ý nghĩa của cuộc sống nữa ? Theo Đức Phật, sở dĩtình trạng sống say chết mộng như vậy là vì con người ngày càng xa rời chính mình, xa rời chân tâm thực tánh của mình để chạy theo những ảo ảnh huyễn mộng bên ngoài. Những nội kết tích tụ từ bấy lâu nay trong tâm con người là những đống rác mà con người lại cam chịu sống chung với nó. Chẳng những thế, chúng ta còn cố ý trao truyền những rác rưởi nội kết ấy cho con cái chắt chít chúng ta làm hành trang mang vào đời. Thật đáng tội nghiệp! Cũng theo Đức Phật, chúng sanh nhứt là con người, muốn giải tỏa những nội kết từ nhiều đời kiếp nầy, phải can đảm đứng lên làm một cuộc tự giải phóng 

tâm linh, trong đó con người không chối bỏ, không bị lôi cuốn, mà cũng không mù quáng chạy theo cách sống vô hồn của xã hội hôm nay. Ngược lại, hãy đứng trong xã hộiquán sát cho thật kỹ những gì nên theo và những gì không nên theo, cũng giống như một con người đang dứng trong một căn phòng tối, chưa nhận biết đường nào hướng ra cửa, thì khoan vội chạy ra, vì làm như vậy chúng ta sẽ bị đâm đầu vào tường, sướt trán bể đầu. Hãy định tỉnh một lúc và nhận ra cho được sự vật chung quanh mình, rồi từ đó mà lần ra cửa. Muốn không bị dòng thác vật chất cuốn phăng đi, trước nhất chúng ta phải tự tìm về với chính mình, xem coi mình là ai, mình từ đâu tới đây, và tới đây để làm gì ? Nếu tự biết mình là những người con Phật, dù đã lăn trôi trong vạn triệu kiếp luân hồi, vô thỉ vô chung, nhưng mình biết rằng hôm nay mình tới đây không để tiếp tục lăn trôi nữa, mà ngược lại quyết theo chân Phật, trở về lại quê hương chân như mà mình đã một lần dại dột 

xa rời. Nếu chúng ta nghĩ và làm được như vậy thì những ảo ảnh phù phiếm của văn minh vật chất sẽ không làm cho chúng ta đánh mất chính mình, do đó mà cuộc sống của chúng ta sẽ an vui và hạnh phúc, cuộc tu của chúng ta sẽ là miên trường giải thoát

Tuy nhiên, Phật pháp nói dễ khó làm, dễ nói đến độ đứa trẻ lên bảy cũng nói được, nhưng khó làm đến độ ông già bảy mươi chưa chắc đã làm xong. Tại sao vậy ? Ai cũng biết và cũng nói được lấy oán trả oán thì oán thù chồng chất, lấy sân hận đáp lại sân hận, thì sân hận tràn đầy. Ai cũng nói được hận thù không thể xóa bỏ hận thù, nhưng lấy được ân để báo oán, lấy được tình thương để xóa bỏ hận thù không phải là chuyện dễ. Muốn làm được như vậy, chúng ta không có con đường nào khác đâu hỡi những người con Phật! Tu không là nói, mà là hành trì, càng nói càng vọng động, càng nói càng lộng ngôn lộng ngữ, càng nói chúng ta càng cảm thấy mình là cái rún của vũ trụ, càng nói chúng ta càng 

mục hạ vô nhơn. Hãy rạp mình sát đất mà tu, hãy khiêm cung từ tốn học lấy hạnh, nguyện và đức của chư Phật và chư Bồ Táthành trì. Hãy sống hòa điệu với mọi người mọi loài, chứ đừng trấn áp một ai, ngay cả những chúng sanh vô tình. Sống mà biết từ bi hỉ xả, biết khiêm cung từ tốn, biết nhẫn nhục, biết đâu là đường chánh nẻo tà, biết bác ái vị tha, thì cuộc sống đó chính là cuộc sống của một bậc thức giả. Sống được như vậy thì cho dù chúng ta có đang ở thành thị hay nông thôn, giữa rừng già hay ngay lòng phố thị, từng bước chân ta đi là từng bước an lạctỉnh thức, từng sát na ta sống là từng sát na ta sống thực với chân tâm thực tánh của chính mình. Lúc ấy khổ đau hay hạnh phúc cũng chỉ là những danh từ trừu tượngvô nghĩa với chúng ta mà thôi. 

390. CHỮ TU TRONG ĐẠO PHẬT 

Mục đích giáng trần của Đức Thích Tôn Từ Phụ là cứu chúng sanh muôn loài được lên bờ giác và thoát ly khỏi luân hồi sanh tử. Ngài đã khai sáng ra đạo Phật. Đạo Phật là đạo của chữ tâm, là chân lý, là sự thật, là không làm ác mà làm thiện, là từ bi hỉ xả, là khiêm cung từ tốn, là sống trong chánh niệm, là vị tha bác ái, là bố thí lợi tha, là ái ngữ lợi ngôn, là hạnh phúc trong giờ phút hiện tại, là vui sống hằng ngày, là không tham đắm truy cầu, là tự mình cởi trói khỏi những hệ lụy của khổ đau phiền não, là Tây Phương Cực Lạc, là Niết Bàn… Muốn đạo Phật đơn giản thì nó đơn giản như vậy đó: "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý." Còn muốn đạo Phật có muôn hình vạn trạng thì sẽ có ngay thiên hình vạn trạng. Kinh điển nhà Phật thì vô số kể, giáo lý nhà Phật thì thậm thâm vi diệu. Thế giớitam thiên đại thiên, thì Phật pháp cũng ngập tràn trong tam thiên đại thiên thế giới 

như vậy. Tuy nhiên, cái quan trọng nhất trong đạo Phật không là học và nói về thiên kinh vạn quyển, mà là "Tu," là hành trì, là ứng dụng được những lời Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày. Chỉ có "tu" mới tạo cho chúng ta đầy đủ năng lực cần thiết để vượt thoát khỏi những hệ lụy của khổ đau phiền não

Thật vậy, cho dù chúng tathông đạt thiên kinh vạn quyển, mà không chịu tu trì, không chịu ứng dụng những gì mình đã học được vào đời sống hằng ngày thì mình có hơn chi một cái đải sách, hoặc một cái tủ vô tri đựng sách? Không lẽ những người con Phật lại cam tâm làm những vật vô tri vô giác nầy hay sao ? Hơn nữa, học mà không tu sẽ xô đẩy con người đến chỗ ngã mạn cống cao, tự cao tự đại, và tệ hại hơn nữa, học mà không tu là tự mình vắt cạn đi suối nguồn yêu thương ngọt ngào nơi chính tâm mình. Người con Phật phải thấy cho rõ như vậy, thì mới mong làm nẩy nở những bông hoa ưu đàm thắm tô khu vườn giải thoát của nhân loại 

được. Phải tu mới biết được cái hạnh "lắng nghe" của Bồ Tát Quán Thế Âm, lắng nghe cho đời bớt khổ. Phải tu mới biết được cái hạnh "nhìn sâu vào lòng sự vật và lòng người" của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Nhìn sâu vào sự vật để thấy và để hiểu những gốc rễ của khổ đau, từ đó chúng ta mới có cơ hội dùng được gươm trí tuệ để đoạn trừ phiền não. Phải tu mới biết cái hạnh đem con mắt và trái tim đi vào cuộc sống của Ngài Bồ Tát Phổ Hiền, dâng niềm vui cho người vào buổi sáng, và buổi chiều giúp cho người bớt khổ. Chỉ có tu mới thấy và biết được hạnh phúc của người là hạnh phúc của chính mình. 

Ai trong chúng ta cũng đều biết sanh, lão, bịnh, tử là khổ, thế thì tại sao chúng ta cứ để cho những nỗi thống khổ mãi bám lấy chúng ta ? Chúng đi với chúng ta như hình với bóng từ vô lượng kiếp trầm luân ? Tất cả cũng chỉ vì chúng ta chỉ biết nói mà không chịu tu. Phải chi "tu" là cái gì khó khăn mơ hồ cũng đã đành, đằng nầy "tu" thật đơn giản như lời 

Phật Tổ đã chỉ dạy năm xưa. Tu là sống tỉnh thức, là hành thiện không hành ác, thế thôi. Cuộc đời nầy vốn dĩ đã quá khổ đau, chúng ta không làm sao thay đổi được bộ mặt của thế giới Ta Bà nầy đâu. Đức Phật còn không làm được chuyện nầy, huống là chúng ta. Tuy nhiên, không phải nói như vậy để mà chán đời yếm thế. Ngược lại, nói để mỗi người chúng ta phải ráng tu cho mình, cho người và cho đời. Nếu mỗi người chúng ta đều tự nguyện "tu" cho chính mình, thì mỗi người đều có khả năng đối phó với những lo âu phiền muộnchuyển hóa chúng thành an lạchạnh phúc, chừng đó con người mới có thể hiểu nhau và thương yêu nhau nhiều hơn, chừng đó mình mới có thể thấy dược hạnh phúc của người là hạnh phúc của chính mình. Những người con Phật chơn thuần, xin đừng nói đừng hí luận thêm nữa về Phật pháp, hãy quay ngay về "tu" cho thật tinh chuyên, thì tự nhiên chân hạnh phúcan lạc sẽ hiển bày. Hãy sống cho thật chí thiện chí mỹ, cả tinh 

thần lẫn vật chất, thì chẳng những con đường trở về nắm tay chư Phật, không còn xa nữa. Làm được như vậy, chẳng những tự mình đã có khả năng bước về cùng chư Phật, mà chúng ta cũng đang mở đường đưa chúng sanh cùng trở về với chư Phật, để một ngày không xa nào đó, không còn thế giới nào mang tên Ta Bà nữa. Mong lắm thay !!! 

391. HÃY TÁT CAỳN BIỂN KHỔ 

Đời là một biển khổ ! Quả đúng như vậy. Sanh, lão, bệnh, tử đã là bốn cái khổ lớn. Ngoài ra còn nhiều cái khổ khác trong cuộc đời nầy. Hễ nhấc chân lên bước đi chưa được nửa bước, nếu mình không khổ, thì cũng đã làm cho nhiều chúng sanh khác khổ. Đức Phật, một bậc đại giác, một bậc thiên nhơn sư cũng đã nói rõ ràng như vậy. Tuy nhiên, Ngài lại nói rõ thêm rằng sôũ dĩ cái biển khổ đời cứ ngày một rộng một lớn thêm hơn là vì chúng sanh nói chung, con người nói riêng, không chịu nhận ra sự vô thường của vạn sự vạn vật. Nhứt là con người không bao giờ chấp nhận luật thiên nhiên biến đổi, biến đổi trong từng sát na. Ngược lại, họ cứ ôm cứng, chấp chặt vào thân nầy, sắc nầy, tướng nầy ... là của ta, là vĩnh hằng. Chính Đức Phật đã dạy từ gần hai ngàn sáu trăm năm nay rằng : "sự bám víu vào vô thường là một sự bám víu cuồng dại chỉ tạo thêm đau khổ cho chúng sanh mà thôi." Thật vậy, chính sự bám víu nầy đã gây cho chúng sanh muôn loài những 

chất chồng khổ đau phiền não. Cũng chính sự bám víu nầy đã xây nhà cho chúng sanh chất chứa tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng. 

Những người con Phật hãy lắng nghe lời Phật dạy, hãy thản nhiên chấp nhận những việc mà mình không thể nào thay đổi được. Sanh, lão, bệnh, tử là những việc mà không ai trong chúng ta có thể thay đổi được. Dù muốn hay không muốn, dù thản nhiên hay không thản nhiên, ai trong chúng ta, đã sanh ra là phải lớn lên, rồi bệnh hoạn, rồi già, rồi chết. Người con Phật nên chấp nhận những diễn tiến của vô thường, chấp nhận với một thái độ tích cực và an vui, chứ không thụ động và chủ bại. Người con Phật chấp nhận vô thường rồi từ đó can đảm đổi thay những cái có thể đổi thay được. Nắng mưa là chuyện của thiên nhiên vũ trụ, không ai có khả năng thay đổi được, nhưng tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến... là chuyện của chúng sanh, là chuyện có thể thay đổi được, nếu chúng ta dám can đảm đổi thay. Phật đã truyền trao lại hết cho chúng ta tất cả những gì mà Ngài đã liễu 

ngộ, tất cả trí tuệ của một bậc đại giác. Ngài đã chỉ rõ sự khác biệt giữa cái nầy với cái kia, giữa an lạc hạnh phúc và khổ đau phiền não, giữa Niết Bànđịa ngục. Theo Ngài, người con Phật không tham lam thôi chưa đủ, mà còn phải bố thí lợi tha; không sát sanh thôi chưa đủ, mà còn phải phóng sanh lợi vật; không sân hận thôi chưa đủ, mà phải nhẫn, nhẫn, nhẫn, nhẫn những cái đáng nhẫn và nhẫn luôn cả những cái không đáng nhẫn; không chấp ngã thôi chưa đủ, mà phải tận diệt không cho những tà kiến, ác kiến phát sanh. Người con Phật luôn bình tỉnh trước mọi tình huống, chứ không lo lắng, sợ hãibi quan. Hơn thế nữa, người con Phật chơn thuần luôn phát đại bi tâm, mỗi tư tưôũng và hành động thiện lành phát ra đều vì sự hạnh phúcan lạc của chúng sanh. Người con Phật chơn thuần luôn sống trong tỉnh thức, tỉnh thức từ ý nghĩ, lời nói và hành động; từ đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, ngủ, nghỉ... Chúng ta phải tu tâm dưỡng tánh làm sao để thực hiện tối đa những thiện nghiệp. Làm được như vậy, chúng ta ít khi phải ăn năn hối hận vì những lầm lỗi không đáng. Muốn được 

như vậy chúng ta phải luôn thực hiện những lời Phật dạy trong đời sống hằng ngày. Thực hiện được những lời dạy vàng ngọc của Đức Từ Phụ trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ không còn cảm thấy lo lắng sợ hãi luật vô thường nữa, mà ngược lại chúng ta sẽ biết trân quý từng chúng sanh và luôn xem họ như những vị Phật tương lai, luôn thấy họ là những bạn đồng tu hay những thiện hữu tri thức. Lúc đó dù chúng ta không nguyện làm bùn để nhận lãnh những ô uế bất tịnh, dù không nguyện làm nước để cuốn trôi tất cả những thị phi của thường tình thế tục, chúng ta vẫn có khả năng xem những kẻ đối nghịch là những người bạn tốt vì nhờ họ mà ta biết cảnh tỉnh bản thân bản tâm để không sa vào ác nghiệp. Lúc đó dù không cầu Niết Bàn, cuộc sống hằng ngày của chúng ta sẽ toàn là thành thật, khiêm cung, từ tốn, tri túc, vị tha, bác ái... Niết Bàn chỉ là trừu tượng nếu chúng ta không biết và không chịu tu tập mà chỉ nói suông. Ngược lại, nếu ta không nói mà chỉ một bề thầm thầm tu tập thì Niết Bàn là đây, là sự an lạc, tỉnh thứchạnh phúc của cuộc sống nầy. Niết Bàn 

của cá nhân là tự biết tu tập để cải thiện bản thân bản tâm của chính mình. Niết Bàn của gia đìnhthành quả của việc giáo dục hướng thượng những thành viên trong gia đình. Niết Bàn của xã hội là sự tôn trọng người khác, luôn sống trong tinh thần lục hòa, hay nói nôm na theo kiểu bình dân là " tứ hải giai huynh đệ." 

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã có quá nhiều khổ đau phiền não, không phải vì chúng ta thiếu cơm ăn áo mặc, mà thường vì cái tâm viên ý mãhành hạ chúng ta. Chính tâm nầy ý nầy đã tự đồng hóa con người với khổ đau phiền não, hoặc tự đồng hóa con người với những thói hư tật xấu, thay vì chỉ nhận diện những thứ ấy để cải thiện hoặc giải thoát. Cũng chính cái tâm viên ý mã nầy mà một người có thể gây phiền chuốc não cho một người khác không chút kinh vì. Nếu tâm nầy biết đón nhận những đớn đau từ thể xác, những biến đổi vô thường, và sức người có hạn... thì tất cả những thứ ấy đối với chúng ta chỉ là những thông điệp khuyến tu mà thôi. Chính Đức Phật đã dạy: "Khổ đau luôn luôn là một phần của đời sống. Vô thường cũng 

vậy, cũng là một phần của đời sống. Người giác ngộ là người biết dùng cái phần của đời sống ấy mà tiến tu giải thoát." Thật vậy, làm gì có Bồ Đề ngoài phiền não ? Điều đáng nói ôũ đây là chúng ta phải biến phiền não thành Bồ Đề, như những cánh sen vươn lên từ trong bùn lầy, chẳng những không hôi tanh mùi bùn, mà còn tỏa ra hương thơm tinh khiết ngào ngạt. Đồng ý đời người nhanh như ánh điện chớp, nhưng làm sao chúng ta có thể hòa được ánh điện chớp ấy vào lòng vũ trụ bao la ? Nghĩa là làm sao dùng ánh điện chớp ấy mà tiến tu cho đến giải thoát rốt ráo

Hỡi những người con Phật ! Hãy đem những lời Phật dạy áp dụng vào đời sống hằng ngày. Từ bi hỉ xả, tình yêu, lòng vị tha, khiêm cung, từ tốn, nhẫn nhục, bố thí, trì giới, thiền định... không phải là những giáo lý tuyệt vời nếu chúng ta chỉ biết nói suông mà không thực hành tu tập. Muốn có cuộc sống an lạc tỉnh thức, chúng ta không nói suông về thiện tâm, lòng từ bi và tình yêu thương bằng những ngôn từ rỗng tuếch, ngược lại chúng ta phải luôn luôn thể hiện lòng từ bi, thiện tâm 

và tình yêu thương bằng những hành động cụ thể, chúng ta phải luôn luôn tôn kính tha nhân như tôn kính một vị Phật tương lai. Nói từ bỏ những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến... bằng miệng, không phải là tu. Tu là phải thực sự từ bỏ những thứ nầy vì thấy rằng chúng chính là kẻ thù phá hoại hạnh phúc và sự an lạc tỉnh thức của chúng ta. Người con Phật chơn thuần không chối bỏ, không trốn chạy, mà cũng không chấp nhận khổ đau phiền não, ngược lại chỉ chú tâm quan sát để thấy cho được hiện thực của khổ đau, do đâu mà có khổ và làm sao diệt tận những khổ đau phiền não để lần bước về nẻo Bồ Đề ? Những người con Phật luôn quán chiếu những cảm thọ của chính mình, đồng thời phải cố hiểu tha nhân để cùng nhau hòa điệu sống, vì dù muốn hay không muốn, chúng ta cũng phải sống cạnh hoặc giao thiệp với tha nhân, tốt nhất là lấy lòng vị tha bác ái và sự cảm thông làm chìa khóa môũ cửa hạnh phúc cho cuộc đời. Làm được như vậy, dù chưa phát đại nguyện như Phật Tổ năm xưa : "Thệ nguyện thay thế cho chúng sanh mà nhận chịu vô lượng tội lỗi, vô lượng khổ ách để 

làm cho chúng sanh được an lạchạnh phúc," chúng ta vẫn có khả năng đi thẳng vào lòng của xã hội bằng tất cả tình yêu thương và sự cảm thông của từ bi hỉ xả để giúp đôũ tha nhân. Hãy phát Bồ Đề tâm kiên cường dũng mãnh, không sợ hãikhông thối chuyển dù trong bất cứ tình huống nào hỡi những người con Phật ! 

392. TAỳI SAO CHÚNG TA LAỳI SANH RA DƯỚI MỘT VÌ SAO XẤU ? 

Chúng ta đã đến cõi đời nầy không với hai bàn tay trắng, mà với một mớ "thiện ác nghiệp" còn thừa lại từ vô thỉ. Rồi lớn lên, rồi mang thêm những "thiện ác nghiệp" mới. Đâu phải vô tình mà chúng ta chịu cõng thêm những nghiệp mới nầy. Lúc còn nhỏ, chúng ta không tự mình kiểm soát những hành động do chính mình gây tạo, mà thường là thấy người lớn làm sao chúng ta cũng bắt chước làm y như vậy. Cũng phải dây mơ rễ má, cũng phải nợ nần nghiệp quả của đời trước, chúng ta mới sanh ra vào gia đình làm con làm cháu cho ông A bà B. Như vậy được sanh ra trong một gia đình thuần hậu để lúc nhỏ được bắt chước và làm việc thiện cũng là do nhân thiện của đời trước. Ví bằng phải sanh vào những gia đình kém phước, từ lúc nhỏ đã phải cạnh kề những điều xấu ác, ấy cũng là do nhân bất thiện của đời trước đã gây tạo. Hiểu được như vậy để chúng ta không còn than trách tại sao chúng ta phải sanh ra trong gia đình nghèo khó, mà không là một gia đình giàu sang quyền quý ? Hiểu được như vậy sẽ giúp chúng ta có một nghị lực kiên cường dũng mãnh hơn trong vấn đề tự chọn cho mình một hướng đi. Nghĩa là nếu chưa được giải thoát rốt ráo trong đời nầy kiếp nầy, ít nhất chúng ta cũng có khả năng tự chọn cho mình sẽ sanh ra trong một gia đình đạo đức để mà tiếp tục tiến tu trong kiếp tới. 

Kỳ thật, dù muốn hay không muốn, mỗi người đều được sanh ra với vì sao "nghiệp lực" của riêng họ. Phải do nghiệp lực dẫn dắt mà luân hồi sanh tử trong ba nẻo sáu đường. Một khi hãy còn bị nghiệp lực chi phối thì dầu muốn chạy ra ngoài ba nẻo sáu đường cũng không xong. Phải thấy được như vậy chúng ta mới có cơ không than trách hoặc nuối tiếc quá khứ. Thấy được như vậy chúng ta mới có cơ kinh vì ác nghiệp. Thấy được như vậy chúng ta mới có cơ suy gẫm và noi theo những giáo lý thậm thâmPhật Tổ ân cần truyền trao lại năm xưa. Chúng ta có cách gì cãi đổi những vì sao "nghiệp lực" nầy hay không ? Chính Đức Từ Phụ đã từng dạy tứ chúng 

rằng : "gió thổi về Nam thì chuối phải ngã về Nam là chuyện đương nhiên. Tuy vậy, có một cách để chuối hoặc bớt ngã hoặc không ngã. Ấy là dùng cây chống đôũ. " Cũng như vậy, muốn đời nầy dứt trừ tận tuyệt những khổ đau và phiền não, chúng ta phải lắng nghe và hành trì theo những lời chỉ dạy của Thế Tôn về Tứ Diệu Đế để thấu triệtnhân quả của cả vật chấttâm linh. Đây là khổ, vì sao có khổ, làm thế nào tận diệt những khổ đau phiền não để hướng về cuộc sống an lạc hạnh phúc và cuộc tu giải thoát vĩnh hằng? Từ vô thỉ vẩn đến hôm nay chúng ta đã lăn trôi trong ba nẻo sáu đường cũng chỉ vì cái "Vì Sao Nghiệp Lực" nầy. Bây giờ muốn làm một cuộc vượt thoát không phải là chuyện dễ. Chúng ta đã quen rồi tà kiến, tà ngôn vại ngữ, hành động quàng xiên, phương cách làm ăn tà vạy, suy nghĩ mông lung, chuyện ác thì muốn còn chuyện thiện thì không, tạp niệm thì muốn còn chánh niệm thì không... Bây giờ muốn thấy đúng, suy nghĩ đúng với lẽ phải, ăn nói chân thật ngay thẳng và hợp lý, hành động đúng đắn, nghề nghiệp lương thiện, tinh chuyên làm điều lợi ích cho tha nhân

và tự mình định tỉnh tâm viên ý mã nầy... không phải một sớm một chiều mà được. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta nãn chí thối lòng. Ngược lại, người con Phật phải phát đại nguyện đem những lời Phật dạy đi thẳng vào đời, không lo sợ, không nghi ngờ, không dễ duôi trây lười ... Làm được như vậy, chẳng những cá nhân mình an lành, tịnh lạc, mà những người quanh mình cũng được an lạchạnh phúc vô cùng. Hỡi những người con Phật ! Hãy cố gieo trồng những hạt giống Bồ Đề, hãy kết tụ bồ đề quyến thuộc ngay từ bây giờ, ngay trong kiếp nầy, để cuộc sống cuộc tu của chúng ta dù chưa là giải thoát rốt ráo, cũng đầy đủ lắm rồi với những thường, lạc, ngã, tịnh. Mong lắm vậy ! 

393. NHỮNG MÓN ĂN TINH THẦN 

TUYEẢT VỜI 

Mục đích của đạo Phật cũng như của những người con Phật là diệt khổ, là cứu khổ ban vui. Tuy nhiên, chúng ta phải làm sao mới có thể diệt khổ cho chính mình và cứu khổ đem vui đến cho người, để cả ta và người đều có một cuộc sống an lạchạnh phúc đây ? Những người con Phật lúc nào cũng noi gương Đức Từ Phụ để sống và tu đời từ bi hỉ xả, phải nhu hòa nhẫn nhục trong mọi tình huống ..., nhưng tất cả những thứ nầy phải được thực hiện bằng trí tuệ, chứ không bằng u mê ngu muội. Đồng ý ai trong chúng ta cũng phải lo vấn đề mưu sinh hằng ngày. Chúng ta phải làm việc để nuôi bản thângia đình. Tuy nhiên, hãy thử suy nghĩ lại mà xem, chúng ta đã ăn quá nhiều những cao lương mỹ vị để bồi bổ cho thân xác nầy, còn tinh thần chúng ta thì sao ? Chúng ta đã có mấy lần nuôi dưỡng tinh thần ? Chắc ít khi lắm quý vị ạ ! Ở đây không nói không bàn đến những chuyện cao xa. Ở đây chỉ nói đến 

những gì có thể thực hiện được trong tầm tay của chúng ta mà thôi. Kỳ thật cái Niết Bàn xa xôi nào đó, chúng ta xin miễn bàn, mà chúng ta chỉ nói đến cuộc sống nầy; cuộc sống hiện tại, bây giờ và ôũ đây. 

Ai trong chúng ta cũng đều ưa thích được hạnh phúc, được an vui, nhưng đa phần chúng ta bị lầm mê giữa hai thái cực khác nhau của hạnh phúc, một là sung sướng hiện tại cho thể xác, hai là cuộc sống an lạc thảnh thơi. Người con Phật luôn đi theo con đường trung đạo, nghĩa là không khao khát tìm cầu sung sướng vật chất cho thể xác, mà cũng không bỏ bê thân xác nầy. Người con Phật vẫn mưu sinh, vẫn cầu hạnh phúc, nhưng bên cạnh đó lúc nào cũng tu tâm dưỡng tánh hầu tạo được cuộc sống an lạc ngay trong những giây phút hiện tại. Người con Phật luôn biết rằng bực tức, buồn rầu, thất vọng, đau khổ, sân hận, vân vân, là những nhân tố chính vừa làm cho tâm ta vẩn đục, vừa tạo ra vô vàn phiền não cho chúng ta. Thế nên, từng bước chân, từng hơi thôũ, từng cử chỉ hành động của người ấy luôn có mặt của sự tỉnh thức và luôn có chánh niệm

Nghĩa là người ấy luôn sống với những giây phút tuyệt vời của hiện tại, chứ không lăn trôi trong quá khứ, mà cũng không thơ thẩn với tương lai. Người ấy luôn tận hưôũng những giây phút an lạctỉnh thức của hiện tại, dù biết rằng lúc nào khổ đau, phiền não, cũng như những ngọn gió độc của trần thế luôn rình rập đâu đó. Cuộc sống của người con Phật chơn thuần luôn được nuôi dưỡng bằng những món ăn tinh thần tuyệt vời của nhà Phật. Chính vì thế mà người ấy không mong cầu ôũ ai ban cho bất cứ thứ gì từ an lạc, an tâm, an thần, an tịnh, đến giải thoát, Niết Bàn. Những thứ ấy luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta, chứ đâu cần phải đi tìm ôũ đâu đâu

Ngày trước Đức Thích Tôn Từ Phụ đã bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, quyền uy tột đỉnh, chỉ với hai mục đích duy nhất: diệt khổ và đem vui cho chúng sanh muôn loài. Còn chúng ta, những phàm nhân tầm thường, có thứ gì đâu để cho chúng ta luyến tiếc ? Thế mà chúng ta vẫn luyến tiếc không rời. Cuộc sống của Đức Thế Tôn đáng lý từ sáng sớm đến chiều tối, từ ấu niên đến lão niên phải là trong nhung gấm lụa là với 

đủ thứ cao lương mỹ vị, phải yến tiệc hoan ca mỗi ngày. Nhưng không, Ngài đã từ bỏ tất cả những thứ ấy, để kham chịu đủ thứ khổ hạnhcuối cùng Ngài đã thành Phật. Còn chúng ta thì vẫn mê ngủ, mê ăn, mê tiền của vật chất, mê danh vọng quyền uy, mê công hầu khang tướng, mê đủ thứ. Chúng ta mê tất cả những thứ gì có thể mê được, mà mê luôn cả những gì không mê được, thì làm sao thành Phật đây ? 

Trong các kinh luật của Đức Phật, Ngài đã từng dạy dỗ tứ chúng phải siêng năng tu hành cho tự thân, cũng như hành đạo mang lại lợi ích cho tha nhân, chứ đừng biếng nhác, ham mê ngủ nghỉ và buông lung. Không phải chỉ có tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng mới làm cho chúng ta đọa lạc; mà ham mê ngủ nghỉ và biếng nhác buông lung cũng làm cho chúng ta đọa lạc trầm luân. Lúc ngủ nghỉ thân tâm nào khác chi người chết, cho dù trời long đất lôũ cũng chẳng hay chẳng biết. Mặc dù ai trong chúng ta cũng đều phải ngủ nghỉ, nhưng ngủ nghỉ thế nào cho có điều độ, ngủ nghỉ vừa phải thôi, ngủ nghỉ sao cho có đủ sức khỏe để tiến tu là được. Tại sao 

không nên ngủ nghỉ quá độ ? Tại vì trong lúc ngủ nghỉ là lúc chúng ta tạm thời phế bỏ việc tu hành, tạm thời phế bỏ chánh nghiệp. Lúc ngủ nghỉ thì mọi việc đều ngưng đọng, từ tọa thiền đến tụng kinh, niệm chú... đều phế bỏ. Đó là nói về ngủ nghỉ, là những việc phải làm để có sức khỏe tiến tu, còn biếng nhácbuông lung là những tệ hại không cần thiết, có thể phá nát công trình tu tịnh của chúng ta. Chính vì thế mà Đức Phật đã ân cần dạy dỗ tứ chúng rằng ngủ nghỉ, biếng nhácbuông lung là những thứ phiền não lớn che lấp mất đi chơn tánh của chúng sanh. May ra có Phật và Bồ Tát mới không bị những thứ ngủ nghỉ khống chế, còn ai trong chúng ta cũng đều không thoát khỏi những thứ ấy. Tuy nhiên, hãy cố mà tự tỉnh tự giác vì rằng nếu chúng ta không cố gắng lần nầy, chúng ta sẽ không có lần nào nữa để mà cố gắng

Không phải chỉ riêng những người con Phật, mà cả pháp giới chúng sanh đều mang trọng ân của Phật. Ngài đã ân cần chỉ dẫn từng li từng tí, từ cái ngủ đến cái ăn, rồi cái mặc, cái đi, đứng, nằm, ngồi, ngay cả lúc đi tiểu tiện phải làm thế 

nào, phải nguyện thế nào mới đúng theo cách hành xử và tâm niệm của một kẻ tu hành. Lúc ăn cũng phải giữ chánh niệm, không vì ngon dôũ mà ăn, chỉ ăn vừa đủ cho có sức khỏe để tiến tu. Dù cho cao lương mỹ vị cũng chẳng tham đắm, dù cho cay đắng ngọt bùi mặn lạt cũng không khôũi tâm khen chê. Người tu Phật luôn nhớ rằng những món ăn thế gian, dù có ngon thế mấy, dù có là cao lương mỹ vị, cũng chỉ giúp ích cho cái thân của luân hồi sanh tử mà thôi. Duy chỉ có thiền duyệt hỉ lạc mới có thể bồi dưỡng căn lành và giúp ta thoát ra khỏi luân hồi sanh tử để thành tựu Bồ Đề mà thôi. Vì thế khi ăn những món ăn của thế gian, chúng ta phải cố mà nguyện rằng chỉ ăn để dưỡng nuôi thân tứ đạitiến tu đại đạo, và cũng nguyện rằng từ nay phát tâm Bồ Đề, tự giác giác tha sao cho ta và chúng sanh chẳng còn lên xuống luân hồi để ăn những món ăn của thường tình thế tục nữa, mà quyết từ nay chỉ vui với hai món ăn tâm linh cao tột, đó là thiền duyệtpháp hỉ. Nghĩa là chỉ lấy hai món vui nầy nuôi dưỡng tâm tánh mà thôi. Với hai món ăn tinh thần nầy, chúng ta sẽ chẳng những vĩnh viễn 

thoát được cảnh sanh, già, bịnh, chết trong tương lai, mà trong hiện đời chúng ta sẽ thoát được những cảnh ưu tư, sầu bi, đau khổ, cũng như những trói buộc của não phiền. Với hai món ăn tinh thần cao quý nầy, tâm tánh chúng ta không còn bị vô minh che đậy nữa, nên tham ái trói buộc sẽ đoạn tận và đau khổ não phiền sẽ được tận trừ. Lúc đó cả vũ trụ đối với chúng ta là một khối pha lê thuần nhứt, chúng ta có thể thấy cả tam thiên đại thiên thế giới không ngăn ngại. Lúc đó chúng ta không còn gì để tham tiếc việc đã qua, cũng không còn gì để mong cầu việc chưa tới. Ngược lại, chúng ta sẽ chỉ một bề sống đơn giảnngay thật với những phút giây của hiện tại nầy. Cho dù những giây phút nầy có thế nào đi nữa, rồi thì chúng cũng sẽ trôi qua, nên chi chúng ta không có gì để phải ưu tư, sầu bi, khổ sôũ hay não phiền. 

Ngoài ra, món ăn thiền định sẽ tạo thêm sức mạnh cần thiết giúp chúng ta chẳng những làm chủ được bản thân bản tâm, mà còn làm chủ được hoàn cảnh bên ngoài nữa. Chính Ngài Lục Tổ Huệ Năng đã khẳng định quá rõ ràng rằng 

phướng lay hay gió động đâu có ăn nhằm gì với sự tu hành giải thoát của chúng ta. Thế sao những người con Phật chúng ta không sớm biết ly tham đoạn sân; sớm biết xa rời mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Tại sao chúng ta không sớm nhận ra rằng sự chết đến với chúng ta từng sát na ? Thân vô thường nầy biến đổi từng giây từng phút ta đang sống, thế mà những hành động bất thiện từ thân, khẩu, ý cứ tiếp tục chập 

chồng ngày càng cao. Hãy suy gẫm lại đi hỡi những người con Phật ! Chỉ có những món ăn thiền duyệtpháp hỉ mới có đủ công năng giúp ta tu tỉnh, sống biết hổ thẹn, biết tàm quí khiêm cung, biết nhu hòa nhẫn nhục, biết sợ hãi những điều ác mình làm, biết sống làm sao mà sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon cũng như những xúc chạm êm dịu không còn chi phối được thân tâm nầy nữa. Chính những món ăn tinh thần nầy mới giúp được chúng ta tỉnh thức từng bước đi, đứng, nằm, ngồi, và ăn uống, ngủ, nghỉ. Làm gì nghĩ gì chúng ta cũng có tiết độ, chứ không phóng túng buông lung. Chính những món ăn tinh thần tuyệt vời của nhà Phật đã giúp chúng ta 

chẳng những giữ gìn mà còn phát triển giới đứcđạo hạnh nữa. Nhờ đó mà chúng ta có khả năng diệt trừ được những cảm thọ cũ của thường tình thế tục, không khôũi lên những cảm thọ mới và vi tế hơn, và cũng nhờ đó mà thân tâm ta luôn được an lạchạnh phúc

Những món ăn tinh thần của đạo Phật chẳng những giúp cho chúng ta loại trừ mọi đau khổ trong hiện đời, mà còn giúp cho chúng ta đoạn tận luân hồi sanh tử, không còn phải trôũ lên lộn xuống trong ba nẻo sáu đường nữa. Bí quyết của hạnh phúcan lạc thật là đơn giảndễ hiểu vô cùng, hãy sống đạo đức, hãy giữ cho tâm hồn trong sángthanh thản. Đừng toan tính lọc lừa, đừng điên đảo mộng tưôũng, với tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, cũng đừng sát, đạo, dâm, vọng. Hãy sống và làm việc một cách lương thiện. Có tiền của nên dùng vào những việc đáng dùng. Hãy cố trôũ về nội tâm của chính mình, dù có phải tranh đua vật lộn như thế nào trong cuộc sống hằng ngày nầy. Thực ra thì cuộc sống vật chất luôn thách thức cuộc sống tâm linh. Thoạt nghĩ thoạt nhìn thì ai cũng tưôũng rằng thế giới vật chấtchúng ta đang sống đây mới chính là cần thiết vì nó thúc bách chúng ta về đủ mọi phương diện từ ăn, uống, ngủ, nghỉ, đến những phương tiện vật chất khác. Ngược lại, cuốc sống tâm linh thường chỉ đến với chúng ta sau những lúc bất đắc chí trên đường đời, hoặc lúc tuổi hạc đã cao. Nhưng trớ trêu thay khi khách trần đã đi hết nẻo đường trần gian, thì lúc đó chúng ta mới nhận chân ra rằng đời chỉ là những ảo tưôũng của đuổi hình bắt bóng mà thôi. Thế mà chúng ta đã một đời lăn lộn trong dục lạc si mê, trong tham lam sân giận, trong điên đảo mộng tưôũng của ngã mạn cống cao, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Người con Phật tỉnh thức quyết không đợi đến hết nẻo đường trần gian mới bừng tỉnh về những éo le của cảnh đời, mà ngay từ bây giờ quyết thấy cho được thân tâm nầy bất tịnh, nên chi từ chối không đưa thêm những cái bất tịnh vào thân vào tâm nữa. Ngược lại, quyết bồi dưỡng thân tâm nầy bằng thiền duyệtchánh pháp hỉ lạc, vì chỉ có những thứ nầy mới có khả năng giúp chúng ta tinh tấn tu trừ tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, ích kỷ, cuồng ngôn vọng ngữ. Chúng ta đã đi từ vô thỉ trong tam đồ lục đạo cũng chỉ vì những bức bách của vật chất. Đôi lúc lòng nầy cũng muốn cưỡng lại, cố làm một cuộc cách mạng nội thân nội tâm, nhưng cay nghiệt thay, mỗi lần cố cưỡng là mỗi lần thua, thua vì yếu đuối, thua vì ngũ dục nó muôn hình vạn trạng, thua vì vô minh cứ vây quấn lấy ta. Tuy nhiên, đa phần chúng ta thua vì chúng ta không chịu lắng nghe và hành trì những lời dạy dỗ quý báu của Phật. Chúng ta đang ngồi trong một kho báu vô giá, thế mà chúng ta nào có thấy được những báu châu, ngược lại chỉ cam lòng đi gom góp những rác rưôũi của trần thế. Chúng ta đang thừa hưôũng một gia tài chân lý cao tuyệt, thế mà chúng ta cứ mãi nhận giả làm chân, nhận tà làm chánh, nhận đau khổ não phiền làm hạnh phúc tạm bợ, nhận vô thường làm vĩnh cửu, trớ trêu quá hôũ quý vị ? Những người con Phật chơn thuần, quyết trôũ về ngay với chính mình để làm một cuộc cúng dường cao tột lên chư Phật, đặc biệt là ông Phật nơi chính mình. Quyết đem cả thân lẫn tâm nầy hành trì chánh pháp, không mỏi mệt, không thối chuyển. Hãy lắng lòng nghe lời Phật dạy để thấy cho được thân nầy là cái gì ? Tâm nầy là cái gì ? Thấy cho thật đúng và thật chính xác để tự chọn cho mình một hướng đi: vật chất hay tâm linh ? Ai muốn đi theo vật chất thì cứ đi, nhưng xin thưa: cho dù có lăn trôi vạn triệu kiếp trong tam đồ đồ lục đạo, rồi ai trong chúng ta cũng phải một lần tu, phải một lần quay trôũ về khuất phục tâm nầy để thành Phật. Xin nói rõ là phải thật sự khuất phục được tâm nầy, chứ không phải là học thuộc lòng bài vôũ đâu ! Đạo Phật, không và sẽ không bao giờ là đạo để cho ai học hỏi mà không hành trì. Ai muốn học hỏi để biện giải hí luận thì đi tìm đạo khác mà học. Đạo Phật là đạo của thực tiển hành trì, lấy thân hành trì giáo pháp, và khuất phục bản tâm bằng những điều Phật dạy. Đường vào đạo Phật chỉ lát bằng thiền duyệt và những pháp hỉ lạc của Ngài. Chúng ta ai muốn đi phải tập trung cả thân lực, khẩu lực và ý lực mới mong bước lên được. Quý vị ơi ! Tiền của vật chất của cõi nước tạm bợ nầy, cho dù có đem chất đầy tam thiên đại thiên thế giới cũng không bằng vâng giữ và hành trì một câu Phật dạy. Mà đúng vậy quý vị ạ ! Hãy gẫm lại mà xem, đời ta qua nhanh như ánh điện chớp, mới hôm nào đây tóc đen da thẳng, mà hôm nay tóc bạc da mồi. Chỉ trong một đời nầy thôi chúng ta cũng thấy quá rõ, bôn ba để tom góp danh lợi vật chất, để rồi khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta mang theo được gì ? Không được gì hết quý vị ơi ! Ngược lại, lắm khi còn bị tiếng đời dị nghị khinh chê nữa là khác. Chỉ có thiền duyệt và những pháp hỉ lạc của nhà Phật mới có đủ công năng đem đến cho chúng sanh nói chung, và con người nói riêng, lúc đương đời sẽ được an lạc, tỉnh thứchạnh phúc hoàn toàn, lúc tịch diệt sẽ hòa nhập vào chư Phật trong cõi vô ưu, vô sanh và vô diệt. 

Tóm lại, trong cuộc sống hiện tại, chúng ta bị quá nhiều bức bách của vật chất, vì thế mà chúng ta phải luôn đương đầu với những bất an và khủng hoảng. Chúng ta mãi chạy đi tìm cầu vật chất, dù được hay không được, tâm nầy vẫn cứ bất an, thân nầy vẫn cứ long đong, không được thì lo buồn cho cuộc sống thiếu hụt, mà được ít thì lo kiếm thêm cho được nhiều, được nhiều rồi cũng đã yên đâu ! Được nhiều lại phải 

tìm cầu mưu nầy chước nọ để cất giữ cho an toàn... Không có thứ gì trên cõi đời nầy có thể làm thỏa mãn được lòng tham của con người đâu quý vị ơi ! Thấy như vậy để tự lo liệu, tự cố gắngtri túc. Cổ nhân đã không từng dạy rằng người biết đủ thì dù có ăn rau nằm đất vẫn thấy an lạc. Ngược lại, kẻ không biết đủ thì cho dù có đang nằm trên đống vàng và ăn toàn những cao lương mỹ vị vẫn không vừa ý. Tuy nhiên, ôũ xứ nầy làm gì có chuyện ăn rau nằm đất. Tối thiểu như những người vô gia cư (homeless) cũng có một cái túi ngủ, và một mẩu bánh mì cho qua bữa. Người con Phật không đua đòi xa hoa vật chất, nhưng cũng không chấp nhận nếp sống quá khổ hạnh. Người con Phật luôn chọn con đường trung đạo mà đi, vẫn mưu sinh, vẫn sống bằng phương tiện vật chất vừa phải để nuôi dưỡng thân nầy, nhưng tâm người con Phật từng ngày từng giờ phải được bồi bổ bằng thiền duyệt và những pháp hỉ lạc của nhà Phật. Vật chất càng bồi bổ thì thân càng nặng, nhưng thiền duyệtpháp hỉ lạc càng thâm nhập nội tâm thì tâm nầy càng nhẹ và càng thăng hoa hướng thượng. Hãy suy nghĩ cho kỹ rồi cố gắng hành trì theo lời Phật dạy càng sớm càng tốt hỡi những người con Phật! Chúng ta không còn nhiều thì giờ nữa đâu. 

394. NGƯỜI BẤT TỬ 

Đạo Phật là đạo của sự thật, là đạo của chân lý. Chính Đức Từ Phụ đã từng dạy rằng không có cái gì có thể chiến thắng được chân lý. Chân lý bao trùm tất cả vạn sự vạn vật. Đức Phật đã là một tấm gương điển hình nhứt. Ngài đã sống trong thời kỳ băng hoại của xã hội phân chia giai cấp, xã hộiuy quyền danh vọng lướt thắng tất cả, xã hộicon người phải trải qua một cơn thử thách khủng khiếp giữa chơn, giả, chánh, tà. Con người trong xã hội Ấn Độ thời Đức Phật đã xâu xé nhau ác liệt; tuy nhiên, càng xâu xé, càng vùng vẫy, con người càng sa lầy một cách tuyệt vọng. Đức Phật xuất hiện như một vầng dương xóa tan bóng tối âm u, như cơn mưa rào xối xả vào sa mạc khô khan nóng cháy. Trước thời Đức Phật, chỉ có giai cấp Bà La Môngiai cấp quý tộc là được hưôũng mọi đặc quyền đặc lợi của xã hội, còn thì tất cả đều là giai cấp bị trị và nô lệ. Đức Phật đã sớm nhận thức được những éo le của cảnh đời. Ngài đã không nỡ nhắm mắt đưa chân bỏ mặc, làm ngơ trước những nỗi khổ đau vằng vặt của xã hội. Ngài đã làm một cuộc hành trình vượt thoát vô tiền khoáng hậucuối cùng Ngài đã vượt thoát thật sự. Tuy nhiên, con người bất tử ấy đã không đành lòng vượt thoát một mình. Ngài đã ngoảnh lại và trao cho hậu thế những gì Ngài có thể trao được, những mong ai nấy đều tự làm được một cuộc vượt thoát như Ngài. 

Đạo Phật nếu nói là một tôn giáo cũng được, mà nói là một triết lý sống tuyệt vời cũng đúng. Tuy nhiên, phải thật tình mà nói, hai ngàn sáu trăm năm trước, Đức Từ Phụ đã làm một cuộc cách mạng xã hội thật sự. Ngài đã nhổ tận gốc rễ những áp bức bất công và thay vào đó bằng công lý, tự dobình đẳng. Tư tưôũng của Ngài phóng khoáng đến nỗi làm khó chịu tất cả các bậc vua chúa thời bấy giờ. Với Ngài không có quý tộc hay cùng đinh khi máu của chúng sanh cùng đỏ và cùng mặn như nhau. Với Ngài mọi người đều có quyền tự do xây dựng sống theo ý mình, tự do cá nhân, tư tưôũng, tín ngưỡng, vân vân. Ngài đã vượt không gianthời gian để trôũ thành người bất tử. Ngài đã trao cho hậu bối chúng ta một nội dung cuộc sống tràn đầy hạnh phúc và cuộc tu an lạc, tự tạigiải thoát

Sau gần hai ngàn sáu trăm năm nay, hình ảnh người bất tử vẫn còn đó, nhưng nỗi trầm thống của chúng sanh hầu như không suy giảm. Ngược lại có phần tăng gấp bội nữa là khác. Tại sao lại có trạng huống như vậy ? Đạo Phật có được nôũ hoa kết trái hay không, không do ôũ kho đại tạng kinh điển, lại càng không do ôũ chùa to chùa đẹp, mà là ôũ tài năng, trí đứcđạo hạnh của các bậc tăng tài. Dẫu biết rằng thế giới chúng ta đang sống là thế giới Ta Bà với dẫy đầy những lôi cuốn của đam mê dục vọng. Thời buổi chúng ta là thời buổi của đua chen. Không nói chi đến sự ganh đua của thường tình thế tục, mà ngay trong giới đà biết tu hành cũng vậy. Kinh thì muốn học cho giỏi, chùa thì muốn xây cho thật to thật đẹp. Nhưng kinh chỉ học mà không chịu hành, chùa chỉ xây mà không thấy tăng tài. Đó là cái trục trặc của chúng sanh thời mạt pháp nầy. Các Phật tử chân chính hãy ôn cố tri tân để thấy ngày trước trên bước đường cô thân vạn lý du, Đức Phật chỉ có ba bộ y bá nạp, một bình bát và một cây gậy làm bằng nhánh cây khô. Ngài đã buông bỏ hết thảy cung vàng vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, uy quyền tột đỉnh. Còn chúng ta ? Trục trặc nhiều quá ! Nếu chúng ta không đua chen với công hầu khanh tướng, thì lại để cho đời nầy luống qua một cách vô bổ. Không thái quá thì cũng bất cập. Phật đã từng dạy dỗ tứ chúng trong các kinh điển của Ngài rằng: "Nhơn thị tối thắng, năng sanh nhứt thiết chư thiện pháp." Nghĩa là con người hơn hết trong chúng sanh muôn loài, vì con người có khả năng tạo nên các pháp lành. Như vậy được thân người, lại gặp Phật pháp, mà nỡ để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Gió thoảng, mây bay, hoa tàn, cây xanh, cây héo, cây khô, cây mụt... chẳng hề gì vì chúng là những chúng sanh vô tình. Còn chúng ta, chúng ta có sự lựa chọn, hoặc tiết chế tham dục, hoặc vong thân làm nô lệ cho tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến. Chúng ta có quyền lựa chọn giữa keo kiết bỏn xẻn với vị tha bác áibao dung quảng đại. Chúng ta có quyền bước theo chân của Đấng Đại Từ Đại Bi, mang chân lý vào điểm tô cho cuộc sống, đi vào tận các hang cùng ngỏ hẻm để đoạn diệt khổ đau phiền não

Những người con Phật chơn thuần ! Hãy nhìn cho rõ sự khô cạn tình thương của nhân loại hôm nay đang xô đẩy con người đi vào một ngỏ cụt của bất antuyệt vọng. Hãy can đảm theo chân Người Bất Tử, dù chưa được như Ngài, nhưng ít ra cuộc sống cuộc tu của ta cũng là an lạctự tại lắm vậy. Cho dù có sống lâu trăm tuổi mà không chịu điều phục thân tâm, không chịu làm những việc chánh đáng đáng làm, không chịu mang từ, bi, hỉ, xả vào đời mà cứu khổ ban vui cho nhân loại, ví bằng chẳng sống. Cho dù có uy quyền tột đỉnh, ăn trên ngồi trước, mà không chịu học hỏi những điều hay lẽ phải, không chịu phân định chánh tà, cứ sống trong u u minh minh, ví bằng chẳng sống. Những người con Phật chơn thuần hãy cương quyết theo chân người Bất Tử, làm một cuộc vượt thoát cho mình, cho người và cho đời. Hãy cùng nhau theo chân người Bất Tử và cùng nhau thanh tịnh hóa cõi Ta Bà ô trược nầy ! 

395. ĐÂU LÀ CHƠN HAỳNH PHÚC ? 

Đạo Phật thừa nhận đời là bể khổ, nhưng đạo Phật không bao giờ chấp nhận một cuộc sống bi quan yếm thế. Ngược lại, những người con Phật luôn ôũ tư thế chuẩn bị để đối phó với những bất trắc của cuộc đời. Những người con Phật luôn được dạy dỗ phải mang từ bi hỉ xả đem vào đời cứu khổ ban vui. Sống trong đời ngũ trược ác thế với dẫy đầy tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng, mà mình không tham sân si, không mạn nghi, không tà kiến ác kiến, không sát đạo dâm vọng. Như vậy cuộc sống của người con Phật phải khác hẳn cuộc sống của thường tình thế tục. Người con Phật phải lội ngược dòng đời nếu muốn tạo cho mình và những người quanh mình một con đường hạnh phúc. Khi Đức Thích Tôn Từ Phụ nói rằng đời là bể khổ, Ngài chỉ nói lên một sự thật hiển nhiên không ai chối cãi được. Ngài không bao giờ có ý nói đời đáng chán hay đáng phế bỏ. Ngược lại, Ngài đã ân cần chỉ dạy cho chúng sanh mọi loài thấy được khổ là cái gì, vì đâu có khổ, cái khổ nó chất chồng lên chúng sanhcon người như thế nào, và làm sao diệt khổ để có được cuộc sống hạnh phúc và cuộc tu giải thoát ??? 

Quý vị ơi ! Đã mang thân làm kiếp con người, dù muốn hay không muốn, chúng ta cũng phải lăn xả vào cái đời "vui ít khổ nhiều" nầy mà tranh đấu và sống còn. Ai muốn chọn sống cách nào cũng được, nhưng những người con Phật quyết chọn cái "vui ít" mà không chọn cái "khổ nhiều." Những người con Phật quyết vâng giữ những lời Phật dạy, làm hành trang mang thẳng vào đời, ban cho mình và cho người những nụ cười an lạc và những bước chân êm đềm thanh thoát. Đời có thể cộc cằn, thô lỗ, tham gian, tàn bạo, sân giận, si mê, ngã mạn, cống cao, sát, đạo, dâm, vọng, nhưng trên con đường hạnh phúc của những người con Phật hoàn toàn thiếu vắng những thứ ấy. Hãy suy gẫm những lời dạy vàng ngọc của Đức Từ Phụ rồi chúng ta sẽ thấy. Quả đúng như vậy ! Đời là bể khổ mênh mông cho những ai cam tâm làm nô lệ cho tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng, nhưng bể khổ ấy sẽ phải cạn dần với cung cách sống của những người con Phật. Phật bảo đời là bể khổ, nhưng chính chúng sanh đã làm cho cái bể khổ nầy ngày càng mênh mông hơn. Chúng sanh, nhứt là con người, cứ mãi mê chạy theo sắc đẹp, âm thinh du dương trầm bỗng, hương vị thơm tho, xúc chạm êm ái, và những vui vui buồn buồn của thường tình thế tục, để rồi đến lúc hơi tàn sức kiệt có mang theo được thứ gì ? Chính vì thế mà Đức Từ Phụ đã ân cần chỉ dạy cho những người con Phật phải thấy cho rõ ngay từ bây giờ vạn sự vạn vật đều vô thường, chúng biến đổi không ngừng nghỉ. Hoa nôũ hoa tàn, gió thoảng mây bay trong từng sát na, chứ có thứ gì thường hằng đâu ! Một phút ta sống là một phút ta chết, một ngày ta sống là một ngày ta đi gần đến nhà mồ. Cuộc sống trăm năm có hơn gì một làn điển chớp, một giọt sương sa, hoặc bóng câu qua cửa sổ đâu. Hãy thấy cho được như vậy hỡi những người con Phật ! Thấy để tự tạo cho mình một con đường hạnh phúc. Thấy để không bám víu những gì của thường tình thế tục. Đời vô thường là như vậy đó, thấy đó mất đó, có đó liền không đó. Những hoan lạc của thường tình thế tục nếu có chỉ là những phút giây tạm bợ nhất thời. Những người con Phật chơn thuần quyết tự mình quay lại với chính mình và lắng lòng nghe theo cũng như hành trì những lời Phật dạy, để có được con đường hạnh phúc. Nếu chưa là giải thoát rốt ráo, thì ít nhứt cuộc sống nầy cũng là an lạc, tỉnh thứchạnh phúc lắm rồi vậy. 

Làm sao có được con đường hạnh phúc ? Chính Đức Thích Tôn Từ Phụ đã khai môũ ra con đường nầy, rồi Ngài lại ân cần khai thị cho chúng sanh thấy và hiểu về cuộc sống hạnh phúc và cuộc tu giải thoát nầy. Bây giờ đến lượt chúng ta, có chịu ngộ nhập hay không ngộ nhậphoàn toàn tùy thuộc ôũ chúng ta. Phật đã ân cần chỉ dạy cho chúng ta thấy kia là khổ nhân, đó là khổ quả; nầy là nhân an lạc, và đây là quả an lạc, vân vânvân vân. Muốn lìa mê tránh khổ, con đường duy nhứtcon đường hạnh phúc mà Đức Từ Phụ đã vạch ra, đi hay không đi là hoàn toàn ôũ chúng ta, chứ không ai đi được dùm ta, ngay cả Phật. Đây là con đường có thật, tự mình nương theo những lời chỉ dạy của Đức Phật mà đi, chứ không phải là huyền hoặc, mà cũng không do ai ban cho hay mặc khải. Phật Thánh Tiên luôn quý chuộng đạo đức, còn chúng ta thì ngược lại, chỉ một bề quý chuộng tiền tài, vật chất, sắc đẹp, quyền uy. Đã thế, mà chúng ta còn tô son trét phấn cho cái mào đạo đức giả của mình bằng cách học cho giỏi, nói cho hay Phật pháp, chứ chưa bao giờ chịu hành trì. Quả đúng là những con ma Ba Tuần của thời mạt pháp ! Mỗi người chúng ta hãy tự xét lấy mình xem coi mình có đang làm ma Ba Tuần hay không. Nếu có cũng đừng sợ. Hãy quay ngay về với chính mình mà tu niệm. Tụng kinh, ngồi thiền, niệm chú, niệm Phật gì cũng được, miễn sao mình phải nhìn thấy cho được những tư tưôũng trong kinh có giúp gì cho ta trong cuộc chuyển hóa nầy hay không mà thôi. Miễn sao mình có thực sự tìm được an lạc, tỉnh thứchạnh phúc sau những thời buổi tọa thiền hay không. Miễn sao niệm chú và niệm Phật mang lại được chánh niệm cho mình là được. Đạo Phật không dành để nhàn đàm hí luận, cũng không dành cho học giả triết gia nhằm thỏa mãn óc hiếu kỳ của họ. Nếu đạo Phật chỉ có vậy, chắc Thế Tôn đã không thị hiện. Ngược lại, con đường hạnh phúc của đạo Phậtcon đường tự mình tu theo Phật, tự mình chuyển hóa để được thăng hoa hướng thượng như Phật. Con đường hạnh phúccon đường của những người có lỗi biết nhận lỗi và biết sữa sai, biết tự gột rữa những xấu xa nhơ bẩn để trôũ nên thanh cao tươi đẹp hơn. Con đường hạnh phúccon đường của những ai biết quay ngay trôũ về chính tâm mình mà tu hành chân chính, để không bị ngũ dục lục trần lôi kéo đi vào con đường tà vạy. Con đường hạnh phúc của người con Phật là con đường hành thiền chân chánh để dẹp tan mọi vọng thức của vô minh phiền não. Con đường nầy phẳng lặng như mặt nước hồ thu và sáng chói tợ như ánh trăng rằm, không một gợn sóng, không một bóng mây nào có thể làm xao động hay làm mờ đi được. Con đường hạnh phúc của người con Phật là con đường thực hành tu tập chính mình nhằm dứt trừ khổ đau và những nguồn gốc của khổ đau là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Đi trên con đường ấy, người con Phật không còn sợ phải sa ngã vào lối sống hưôũng thụ dục lạc tạm bợ của thường tình thế tục nữa. Người con Phật đang đi trên con đường hạnh phúc là người thắng không kiêu, bại không nản, làm tốt không tự mãn, làm xấu biết tự hối ăn năn. Con đường hạnh phúc của người con Phật chẳng những là con đường thoát khổ, mà còn là con đường của từ bi hỉ xả, của khiêm cung từ tốn, của trí tuệ giải thoát, của bình đẳng vô ngã, vị tha, bác ái, hành thiện, không hành ác. Dù biết rằng sự sống thật là bấp bênh và cái chết không hẹn kỳ, những người đang đi trên con đường hạnh phúc vẫn chọn cho mình một cung cách sống thật an lạc, thật tỉnh thức và thật hạnh phúc, vì sống như thế nào thì chết cũng sẽ như thế ấy. Những người con Phật quyết không làm khổ mình mà cũng không làm khổ người, quyết không buông xuôi hoặc cam tâm làm nô lệ cho ngũ dục, quyết không lấy của ai làm của mình, quyết không sát sanh hại vật. Người con Phật quyết lấy lòng mình suy lòng người và quyết không làm cho người những gì mình không muốn người làm cho mình. Người con Phật quyết sống một đời đạo đức dù biết rằng chỉ sống hôm nay rồi ngày mai sẽ không còn. Quyết sống cho có lý tưôũng của một đời đáng sống. Quyết gột rữa những nhơ nhớp xấu xa, những ích kỷ bỏn xẻn, phỉnh gạt, lừa đảo, sân giận, si mê... Người đang đi trên con đường hạnh phúc là người biết sống thế nào để đem lại an vui và hạnh phúc cho chính mình và những người quanh mình. Người ấy tự xem sự an lạc của người như là sự an lạc của chính mình; hễ người hạnh phúc là mình hạnh phúc, ví bằng người đau khổ là mình đau khổ. Người đang đi trên con đường hạnh phúc là người luôn biết nhẫn nhục, luôn sống đời khiêm cung từ tốn, luôn thanh bần lạc đạo, luôn biết đủ trong mọi tình huống. Người ấy luôn tu niệm thế nào cho cái "bản ngã" nơi chính mình chùng xuống sát đất, hoặc giả tự nguyện làm bùn, làm nước chấp nhận hoặc cuốn trôi hết tất cả những xấu xa nhơ bẩn của thường tình thế tục. Người ấy luôn nhận chân ra rằng tác nhân chính tạo ra cái bể khổ mênh mông của trần thế nầy là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng, tật đố, ganh tỵ, hiềm khích của chúng sanh. Nếu bể khổ nằm ngay trong lòng của chúng sanh, thì con đường hạnh phúc cũng nằm ngay trong đó. Một khi tham, sân, si có mặt là bể khổ dậy sóng. Ví bằng thiếu vắng tham, sân, si ... là con đường hạnh phúc xuất hiện. Những người con Phật hãy cố gắng tự biết lấy tâm mình để làm cho vắng mặt tham, sân, si hầu quay về con đường hạnh phúc. Nên nhớ rằng cho dù có học thuộc thiên kinh vạn quyển cũng không bằng vâng giữ và hành trì một câu Phật dạy. Thế mới biết Phật pháp thực tiển và đơn giản vô cùng. Dù kinh pháp một bầu mà tham lam, keo kiết, bỏn xẻn vẫn còn thì trầm luân vẫn đọa. Cách duy nhất để những người con Phật ung dung tự tại bước lên con đường hạnh phúc là phải mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi sát na, cố gắng gạt bỏ tất cả những niệm xấu để cho thân tâm mình được thanh tịnh. Con đường nầy tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng đi được, cũng như Phật pháp dễ nói khó làm, dễ nói đến độ đứa bé năm bảy tuổi vẫn nói được, khó làm đến độ cụ già bảy tám mươi chưa chắc đã làm xong. Tuy nhiên, những người con Phật cương quyết lên đường ngay bây giờ, ngay trong đời nầy kiếp nầy. Chúng ta không còn nhiều thì giờ nữa đâu để mà lần lựa chần chừ, hỡi những người con Phật ! 

396. TU THEO PHẬT 

Đạo Phật đã hòa nhập vào đất nước Việt Nam trong ngót hai ngàn năm nay. Trong suốt hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã chịu ân dạy dỗ của Phật Tổ quá nhiều. Tư tưôũng Phật Giáo đã ăn sâu vào lòng dân tộc và đất nước Việt Nam đến độ chập chùng mây nước đâu đâu chúng ta cũng thấy những nét đặc thù và dễ thương của Phật giáo. Đổi lại, đạo Phật ôũ Việt Nam cũng đã đổi sắc chuyển màu để biến thành một tôn giáo đặc biệt của dân tộc. Đạo Phật đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam. Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, trải qua bao cơn quốc phá gia vong, các nhà sư đã xếp áo cà sa, vác kiếm cung lên đường dẹp giặc. Trong cơn quốc biến, sư Vạn Hạnh đã từng làm quan với Lê Triều, vừa đem tài sức ra giúp nước, mà không hề lãng sao kinh kệ và tu hành giải thoát

Bên cạnh những nét đặc thù tích cực của đạo Phật, vừa tiếp tay xây dựng đất nước, vừa giúp an dân quốc thái, đạo Phật còn là một triết lý sống hạnh phúc và tu giải thoát. Giáo pháp nhà Phật là một chơn lý không thể nghĩ bàn, vừa hợp với khế cơ khế lý. Như vậy nếu đem chân lý áp dụng vào cuộc sống hằng ngày thì cuộc sống nầy sẽ tươi đẹp biết bao ! Đức Phật đã đem chân lý mà Ngài đã liễu ngộ ra để đập tan hết mọi xiềng xích của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, cũng như những trói buộc sai sử của ngũ dục trần lao... Theo Đức Phật, không nhứt thiết phải là Phật tử mới tu theo Phật. Những ai chịu y cứ theo lời Phật dạytu trì, hoặc giả biết xét đúng lý sanh, trụ, dị, diệt của vạn sự vạn vậtthiên nhiên vũ trụ, từ đó rút tỉa cho chính mình một nếp sống tu trì đúng mức, đều là những người tu theo Phật, từ Thanh Văn (y cứ theo lời Phật dạytu hành), Duyên Giác (quán sátsanh trụ dị diệt của vạn vậttu hành), đến cả Lão Tử, Khổng Tử đều là những người đã từng tu theo chân lý sanh diệt của vũ trụ. Chính Đức Khổng Phu Tử đã từng nói với hàng đệ tử của Ngài một câu bất hủ rằng: "Sáng sớm được nghe đạo, đến chiều tối chết cũng cam." 

Còn Phật tử chúng ta thì sao ? Ngày nay chư Tăng Ni ôũ cùng khắp đã phát tâm Bồ Đề lớn đi gieo trồng cội pháp ôũ khắp nơi nơi, từ nông thôn vắng vẻ đến đô thị huyên náo, đâu đâu cũng đều nghe tiếng diễn kinh nói pháp của đủ loại từ Ca Lăng, Tần Già, đến Cọng Mạng. Thế mà vẫn không đủ sức biến Ta Bà thành Tịnh Độ. Đức Từ Phụ đã không từng ân cần dạy dỗ chúng sanh trong các kinh điển của Ngài rằng : "Ân đức cha mẹ vô lượng vô biên, kể không bao giờ cùng, nói không bao giờ cạn. Làm con cho dù hai vai cõng vác mẹ cha đi giáp vòng hòn núi Tu Di trong vô lượng kiếp, cũng chưa gọi là đáp đền mãi mai công đức sâu dầy nầy." Thế mà trong xã hội hôm nay vẫn có quá nhiều đại bất hiếu tử. Đức Phật cũng như các Ngài Khổng, Lão, Ki Tô đã khuyên nhủ nhân loại nên ăn hiền ôũ lành, thế mà xã hội hôm nay vẫn có quá nhiều kẻ cùng hung cực ác. Giả như không có quý Ngài thì có lẽ thế giớichúng ta đang sống không còn là thế giới của xã hội loài người nữa. Dù quý Ngài đã thị hiện cứu giúp quần sanh, thế mà con người còn phải sống lẩn lộn với ma, ngạ quỷ, súc sanh. Không làm sao mà nói cho hết được cái phàm tâm ô trược của thế giới Ta Bà nầy. Thế giới của những người sống say chết mộng. Thế giới của những loài quỷ tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, đố kỵ, tỵ hiềm, ganh ghét, sát, đạo, dâm, vọng. Nếu khôngPhật thị hiện thì những "cây sậy biết suy tưôũng" nầy sẽ phá nát thế giới hôm nay. 

Kỳ thật khả năng con người tới đâu ? Chỉ là những hạt cát trong sa mạc bao la, hoặc giả chỉ là một giọt nước nhỏ trong đại dương mênh mông, thế mà con người vẫn cứ chấp ta chấp người, chấp đủ thứ hết và cuối cùngxã hội vốn dĩ đã băng hoại trôũ thành băng hoại hơn, con người vốn dĩ đã khổ đau phiền não trôũ nên đau khổ não phiền hơn, thế giới vốn dĩ đã bấp bênh trôũ thành bấp bênh và tệ hại hơn. Thế nên trong thời Như Lai còn tại thế, để môũ mắt cho sanh chúng quay về với hiện thực, chứ không còn suy tưôũng viễn vông nữa, Thế Tôn đã khẳng định với chúng đệ tử rằng: "Giáo pháp mà Ngài đã trao truyền lại cho chúng đệ tử chẳng khác nào nắm lá trong tay, còn giáo pháp nhà Phật thì chẳng khác nào tất cả những lá trong rừng cây." Những cái mà Như Lai liễu ngộ thì quá nhiều đến độ Ngài không dám đem hết ra chỉ dạy vì sợ rằng về sau nầy sanh chúng sẽ chỉ loanh quanh lẩn quẩn trong rừng kinh biển thánh, không còn biết đường nẻo đâu nữa mà tu với hành. Con đường tu theo Phật phải là con đường thật, con đường duy nhất giúp chúng sanh diệt khổ trừ mê. Tuy nhiên, tu theo Phật phải sống thực, phải hành trì, chứ không là nói, không là hí luận nhàn đàm. Dù cho chúng tasuy nghĩ thế nào đi nữa về cái thế giới nầy, chấp nhận hay không chấp nhận nó. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, chúng ta đang thật sự hiện hữu bây giờ và ôũ đây. Trước mắt chúng ta là cả một khu rừng rậm rạp choáng đầy tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Trước mắt chúng ta là những chúng sanh cũng hữu hình như chúng ta và đang cùng chúng ta chung sống trên một địa cầu mang tên là "Trái Đất." Như vậy cách duy nhất để mọi người cùng hòa điệu sống là hãy cùng nhau ngồi lại, tìm cách nào khả dĩ chấp nhận được cho mọi người. Tu theo Phật là một trong những phương cách khả dĩ chấp nhận được có thể mang lại cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc cho mọi người. Muốn tu theo Phật, trước nhứt chúng ta phải chấm dứt cái ý nghĩ chán đời đi tu, vì với Phật, đời chỉ là bể khổ, chứ đời không đáng chán. Muốn tu theo Phật, chúng ta phải thực nghiệm nơi tự thân tự tâm, xem coi khổ là cái gì, do đâu mà có khổ, làm cách nào mà khổ đau phiền não cứ chất chồng lên thân phận bé nhỏ của con người, và làm sao con ngườithể diệt khổ để tìm về nguồn đạo an vui vĩnh hằng ??? Nếu chúng ta không chịu nhận diệntìm ra nguyên nhân gây ra cái khổ thì không cách gì chúng ta diệt nó được. Muốn tìm đến cội nguồn nguyên nhân của khổ đau phiền não, trước nhứt chúng ta phải chứng nghiệm một cách đầy đủ và sâu xa về sanh, trụ, dị, diệt, cũng như luật vô thường, vô ngã, bất tịnh, vân vân qua pháp môn nào cũng được từ Thiền, đến Tịnh, Mật. Ngồi thiền không phải ngồi để mà chơi, cũng không phải ngồi im lặng như khúc cây cục đá; niệm Phật cũng vậy, không phải niệm để mà niệm; trì chú Mật Tông cũng như vậy, không phải chỉ trì để mà trì. Niệm Phật, ngồi thiền, trì chú là để cho thân nầy tâm nầy lắng xuống, từ đó chúng ta mới thấy được căn cội của khổ đau và phiền não. Từ đó chúng ta mới thấy được rằng cội nguồn của khổ đau phiền não chính là mê vọng, ác nghiệp, ái nhiễm, tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng, đố kỵ, ganh ghét, tỵ hiềm, vân vân, chứ đau khổ tự nó không có tự tánh. Nghĩa là hễ không mê vọng là không có đau khổ; không có ác nghiệp là không có đau khổ, cũng như vậy, không có ái nhiễm, tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng, là không có đau khổ. Hiểu thấu được như vậy thì chuyện tu theo Phật không còn là nan đề nữa. Đạo Phật không bao giờ chủ trương cuộc đời nầy đau khổ, muốn lên Niết Bàn phải xa lìa trần tục. Không, đạo Phật không chủ trương như vậy. Đạo Phật công nhận đời là bể khổ, muốn được sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc, hoặc muốn tu giải thoát phải đoạn diệt khổ đau phiền não, phải xông thẳng vào đời tìm xem coi vì đâu có khổ, phải vâng giữ lời Phật dạy để tận diệt, hoặc không cho chúng hoành hành nữa. Tu theo Phật không phải là chuyện dễ, không phải ai cũng có đủ đại hùng, đại trí, đại lực để tu theo Phật đâu. Tuy nhiên, ai trong chúng ta rồi cũng phải một lần lên đường, nếu không bây giờ thì cũng phải vạn triệu kiếp về sau nầy. Ai muốn chờ vạn triệu kiếp thì cứ chờ, những người con Phật chơn thuần quyết phát đại nguyện lên đường ngay từ bây giờ. Những người con Phật quyết lội ra khỏi vũng lầy sanh tử ngay trong đời nầy kiếp nầy. Quyết xông thẳng vào trần lao ái nhiễm với hiện thực của cuộc sống vô thường, vô ngã, bất tịnh, khổ đau với bao thăng trầm thử thách, mà chúng ta vẫn không thấy có vô thường, vô ngã, bất tịnh, ... đó là tu theo Phật, đó là Niết Bàn của đời nầy kiếp nầy. 

Tóm lại, tu theo Phật là con đường cam go thử thách, nói dễ khó làm, nhưng đây là con đường duy nhất cho những ai muốn có cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc, cũng như cuộc tu tự tạigiải thoát. Không có con đường nào khác. Mười phương ba đời chư Phật và chư Bồ Tát đã vào cửa chánh đẳng chánh giác và đã thành tựu đạo quả vô thượng bồ đề bằng con đường tu theo Phật nầy, chúng ta há có con đường nào khác sao quý vị ? Chúng sanh nói chung và con người nói riêng đã trải qua vạn triệu kiếp trầm thống khổ đau rồi, ai cũng mong được sống trong an lạc, hạnh phúc, ai cũng muốn được tu tự tạigiải thoát. Hãy can đảm lên đường ngay từ bây giờ hỡi những người con Phật ! Xin mọi người hãy tri hành hợp nhất, chứ đừng cho rằng cái chỗ hiểu biết của mình là cứu cánh, là điểm đến trong việc tu Phật, rồi thay vì tiếp tục tu trì, chúng ta chỉ lo dùng chỗ kiến giải hiểu biết vào việc nhàn đàm hí luận thì quả là uổng cho một kiếp tu hành. Mong cho ai nấy đều lấy tâm Phật làm tâm mình, lấy hạnh Phật làm hạnh mình và lấy nguyện Phật làm nguyện mình, để làm một cuộc cúng dường cao tột: đem cả thân lẫn tâm tu trì theo Phật. Mong lắm thay ! 
 
 
 

397. SỐNG TỈNH THỨC 

Hai ngàn sáu trăm năm về trước, Đức Thích Tôn Từ Phụ đã cảnh tỉnh chúng sanh rằng bất kỳ ai, từ vương tôn công tử đến nô lệ cùng đinh, muốn có cuộc sống an lạchạnh phúc, điều tiên quyết là phải sống tỉnh thức. Ngài đã nhắn nhủ tứ chúng trong King Kim Cang rằng: 

"Hết thảy pháp hữu vi 

Như mộng huyễn bào ảnh 

Như sương và như chớp 

Hãy quán sát như vậy." 

Đức Từ Phụ đã ngụ ý gì hỡi những người con Phật ? Có phải Ngài muốn chúng ta lúc nào cũng phải tỉnh thức để nhớ rằng hết thảy các pháp hữu vi, ngay cả chánh pháp, cũng như mộng huyễn ảo ảnh, như sương sa điện chớp... Với chánh phápchúng ta còn phải luôn tỉnh thức như vậy để kịp thời buông bỏ, huống là phi pháp! Ngài muốn nhắn nhủ với chúng ta là ngay cả chánh pháp, cái mà bấy lâu nay chúng ta cứ cho là thực, đã không thực, huống là mộng tưôũng phi pháp

Người con Phật phải tỉnh thức như vậy mới có đủ đại hùng, đại trí, đại lực không mắng nhiếc lại người khi người mắng nhiếc mình, không sân giận người khi người sân giận mình, và không trách cứ người khi người trách cứ mình. Thật tình mà nói, sống tỉnh thức đã là khó, mà an nhẫn lại càng thiên nan vạn nan hơn nữa. Tuy nhiên, những người con Phật hãy nhìn về tấm gương rạng ngời của Đức Từ Phụ năm xưa. Ngài đã ngồi một cách an nhiên tự tại dưới cội Bồ Đề, dù Thiên Ma Ba Tuần có đến quấy nhiễu, Ngài vẫn vậy, dù bao thách thức, Ngài vẫn vậy. Chính nhờ vậy mà Ngài mới đạt thành đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Còn những hàng hậu bối chúng ta, há có con đường nào khác hay sao ? 

Chúng ta đâu cần phải tự nhận biết hay tự suy lượng những gì cần phải hành trì cho đúng phép nữa, vì chúng ta đã có sẳn những pháp môn giác ngộgiải thoát được trao truyền từ Phật Tổ rồi. Tuy nhiên, với trí óc vô minh của chúng ta, việc thấu triệt những chân lý của Phật Tổ cũng không phải là dễ. Thế nên con đường tiến tới cuộc sống tỉnh thức hãy còn dài, chứ chưa nói đến cuộc tu 

giác ngộgiải thoát. Việc tu theo Phật không giống như việc học của thường tình thế tục. Tuy rằng Phật giáo không đòi hỏi ai phải tin theo giáo lý nhà Phật một cách mù quáng, nhưng muốn sống tỉnh thức, ít ra chúng ta phải có một niềm tin mãnh liệt. Tin rằng đạo Phật chính là con đường chân chánh khả dĩ mang đến được cho chúng ta một cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Tin rằng giáo lý nhà Phật là Thánh Giáo, là chơn lý khả dĩ đưa chúng ta đến được bến bờ giác ngộgiải thoát. Tin rằng chư Tăng Ni là những nhà giáo đạo tuyệt vời khả dĩ dẫn dắt được chúng ta vượt thoát khỏi những ách nạn và tai biến của khổ đau phiền não của trần tục. Công năng thù thắng của những chân lý được truyền trao từ một bậc đại giác như Phật là không thể nghĩ bàn, tin hay không, hoặc hành trì hay không là hoàn toàn tùy thuộc ôũ chúng ta. Có một điều chắc chắn rằng, thánh lý thánh giáo của Đức Từ Phụ chưa bao giờ có sai sót, chưa bao giờ đệ tử của Ngài phải hiệu đính những gì đã được Ngài nói. Vũ trụ cũng như địa cầu mà chúng ta đang ôũ, có thể một ngày không xa nào đó sẽ nổ 

bùng tan tát ra từng mảnh vụng và bị hoại diệt đi, chứ Phật lý là những chân lý bất hư, bất di bất dịch. Chân lý ấy sẽ mãi mãi trường tồn. Tuy nhiên, tin suông không chưa đủ giúp cho chúng ta có được một cuộc sống tỉnh thức. Muốn có được một cuộc sống tỉnh thức thật sự, chúng ta phải tự chứng nghiệm những giáo lý tuyệt vời ấy lên tự thân tự tâm của chính mình. Tại sao phải thực nghiệm chân lý nhà Phật vào cuộc sống hằng ngày ? Vì đạo Phật không bao giờ là một triết thuyết để nhàn đàm hí luận. Lại nữa, ngôn ngữ sẽ không bao giờ dùng được để diễn tả chân lý tuyệt đối, vì làm sao chúng ta có thể lấy một cái hữu hạn hữu cùng để bàn giải về một cái vô hạn vô cùng ? Chính vì thế mà Đức Từ Phụ đã từng khẳng định rằng hễ người nào thực nghiệm được những chân lý nhà Phật vào cuộc sống cuộc tu hằng ngày, người đó đang sống tỉnh thức. Như vậy chúng ta đã thấy rõ rằng cuộc sống tỉnh thức sẽ không bao giờ được diễn tả bằng lời vì tỉnh thức mà nói được rằng tỉnh thức thì đó không phải là tỉnh thức thực sự. Ngược lại, đó chỉ là một sự phô diễn hình thức bên ngoài. Những 

người con Phật cứ thầm thầm tiến tu, chứ không khoa trương. Những người con Phật cũng quyết không làm cái đảy sách cho ai, vì có cần chi đến một con người làm đảy sách ? Một cái kệ, cái bàn, cái tủ cũng có thể đựng sách được cho thiên hạ vậy. 

Tóm lại, mục đích tối thượng của người tu theo Phật chưa phải là tỉnh thức hay giác ngộ. Tuy nhiên, nếu không có cuộc sống tỉnh thức thì đừng nói chi đến giác ngộ hay Niết Bàn. Những người con Phật phải luôn thấy được mục đích tối thượng của chính mình là tu "giải thoát," tu cho thành Phật, chứ không là một thứ gì khác. Vì vậy nếu có học, cũng chỉ để mà hiểu, hiểu để mà tu, tu để mà giải thoátthành Phật. Như vậy sống tỉnh thứcbước đầu đưa đến cuộc tu giác ngộgiải thoát. Người thực sự tỉnh thức là người tự biết mình đang nghĩ gì, nói gì và làm gì ? Đường đời vạn nẻo chông gai, mà chúng ta thì vẫn là những phàm nhân tục tử, lắm khi vấp phải lỗi lầm. Vấn đề ôũ đây không phải là sự vấp ngã, mà là chúng ta có biết ngồi gượng dậy sau mỗi lần vấp ngã hay không mà thôi. Người có cuộc sống 

tỉnh thức lắm khi bị trúng tên; tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta có chịu nhổ ngay mũi tên ra để tìm cách trị liệu hay không mà thôi. Chư Phật và chư Bồ Tát đã vào cửa đạo đều khôũi đầu bằng cuộc sống tỉnh thức, chúng ta sẽ không có con đường nào khác đâu quý vị ạ ! Mong cho ai nấy đều có cuộc sống tỉnh thức, mong cho xã hội loài người là một tập hợp của những con người tỉnh thức. Xin hẹn quý vị một ngày không xa nào đó ôũ cõi vô ưu, vô sanh và vô diệt. 

398. CUỘC SỐNG CUỘC TU HÔM NAY CỦA 

NGƯỜI CON PHẬT 

Tư tưôũng và hành động từ bi hỉ xả trong đạo Phật là không thể nghĩ bàn. Nếu người người hằng sống và hằng tu theo những lời Phật dạy, thì có lẽ nhân loại sẽ không phải ôũ bên bờ vực thẳm của hận thù, phân ly và hủy diệt cả về tinh thần lẫn vật chất. Đồng ý không riêng gì dân tộc Việt Nam, mà là cả nhân loại đang phải sống một cuộc sống hết sức chật vật mới chạy theo kịp đà tiến bộ văn minh của Tây Phương, không nhiều thì ít, mọi người chúng ta đều phải luôn tự điều chỉnh chính bản thân mình vào sự xung khắc mãnh liệt giữa vật chấttinh thần. Làm sao để chúng ta vẫn đi thẳng vào lòng xã hội hôm nay, mà vẫn vâng giữ được những giáo lý tuyệt vời của nhà Phật. Làm sao để chúng ta có khả năng bơi ngược dòng sóng trào của đại dương tình dục, của hưôũng thụ, của danh vọng quyền uy, của giàu sang chất ngất, của ngã mạn cống cao ? Làm sao chúng ta có khả năng cúi rạp mình sát đất để học lấy và tu lấy những giáo lý dễ thươnghợp lý 

của Phật ? Chúng ta đang sống trong một xã hội quay cuồng, hổn độn và vô trật tự, mạnh được yếu thua, sang hiếp hèn, giàu hiếp nghèo, khôn hiếp dại ... Con người trong xã hội hôm nay đa phần không còn được cái liêm sĩ tối thiểu của đạo làm người nữa. Họ sống ích kỷ bỏn xẻn, sống chết mặc ai ... Tại sao văn minh vật chất càng cao thì tình thương càng khô cạn và nhân loại càng đau khổ ? Đáng lý ra văn minh cơ giới phải mang lại an sinh phúc lợi cho con người, phải biến không gian nầy nhỏ lại, phải làm cho phương tiện truyền thông tiện lợi hơn, và hơn hết phải tạo ra của cải vật chất cũng như phương tiện cho một cuộc sống thoải mái chứ, đằng nầy ngược lại, xã hội hôm nay khô cạn hết tình người gần như là một xã hội vô hồn. Con người trong xã hội hôm nay luôn thiếu vắng từ bi hỉ xả, luôn mưu dành phần được về mình, luôn mãi mê đeo đuổi theo bả vinh hoa mùi phú quý, để thỏa mãn lòng ái dục và hưôũng thụ của mình. Con người chạy theo sôũ thích của mình mà không cần biết đến bất cứ thứ gì đang xãy ra quanh mình, họ quên rằng sự tự do của thế kỷ 21 đã vượt quá xa những nền 

tảng luân lý của đạo làm người. Chính vì vậycon người của nền văn minh thế kỷ 21 chẳng những phải chịu đau khổ nhiều về miếng cơm manh áo, mà còn hệ lụy não phiền thật nhiều về tinh thần nữa. Tâm nào an cho được với những chạy đua vật chất ? Trí nào phát huệ được trước những bức bách của xã hội ? Như vậy những người con Phật hôm nay phải sống phải tu như thế nào để có được cuộc sống an lạc hạnh phúc và cuộc tu miên trường giải thoát

Muốn được từng ngày từng giờ sống với chân lý của Đức Từ phụ, con đường duy nhất là phải lội ngược giòng đời mới mong gặp gỡ được Đức Từ Phụ mỗi ngày. Tuy nhiên, Đức Phật đã nhập diệt từ hơn 25 thế kỷ nay rồi, còn đâu nữa để cho chúng ta gặp với gỡ ? Những người con Phật chơn thuần hãy lắng lòng nghe lại lời dạy dỗ của Đấng Cha Lành trước giờ Ngài nhập diệt: "Chúng sanh trong thời không có Phật, muốn gặp gỡ ta, hãy sống và hãy tu y theo những gì ta đã từng sống và đã từng tu." Cái khó ôũ đây là những lời Phật dạy không mặc khải mà được, không ai cho mà có, cũng không do ai ban ai tặng, mà mỗi người phải 

hằng sống hằng tu với những chân lý ấy. Phật không làm sao mặc khải cho chúng ta có được hình ảnh thiện lành như Ngài. Phật cũng không làm sao ban cho chúng ta có được cuộc sống cuộc tu an lạc, hạnh phúcgiải thoát giống như Ngài. Muốn có được hình ảnh thiện lành hoặc cuộc sống cuộc tu giải thoát như Ngài, chúng ta phải tự mình kinh qua những kinh nghiệm thực tiển ấy, phải mỗi ngày sống với những chân lý mà Ngài đã dạy dỗ. Ngài không bắt ép chúng ta phải tin Ngài một cách mù quáng như thần quyền mê tín. Ngài chỉ là một đạo sư dẫn dắt chúng sanh nào muốn làm một cuộc vượt thoát khỏi vũng lầy tăm tối của luân hồi sanh tử. Ngài không bắt ai phải quay về phủ phục dưới chân Ngài, hoặc giả phải yêu thương Ngài. Ngài có thừa lòng từ bi bác ái để đem ra ban rãi cho chúng sanh, Ngài không cần chúng ta đáp trả lại cho Ngài bất cứ thứ gì. Ngài chỉ mong sao chúng sanh mọi loài biết tự yêu thương mình, biết yêu thương người và yêu thương đời. Ngài chỉ mong sao cho mọi người có được cuộc sống hạnh phúc và cuộc tu giải thoát. Cuộc sống hạnh phúc và cuộc tu giải 

thoát hôm nay không phải là chuyện dễ, nhưng cũng không phải là chuyện thiên nan vạn nan. Phật đã dạy quá rõ ràng về nguyên nhân gây ra khổ đau phiền não chính là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Như vậy muốn chấm dứt khổ đau phiền não, con đường duy nhất phải là con đường trống vắng tham, sân, si ... Phật đã môũ bày cho chúng sanh một quang lộ thênh thang, trên đó tham sân si đoạn tận, khổ đau phiền não tiêu trừ. Phật cũng đã khẳng định trong các lời dạy dỗ của Ngài rằng không riêng gì Phật có thể làm một đấng thiện lành, mà chúng sanh mọi loài đều có khả năng nầy, nếu biết tu cho đúng đường hành cho đúng hướng. Phật không cần chúng ta thương Phật, mà Phật muốn chúng ta phải tự thương lấy chính chúng ta. Bằng cách nào ? Muốn thương được chính bản thân ta, trước hết chúng ta phải đừng gây thù chuốc oán dưới bất cứ hình thức nào, từ không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống những chất cay độc... Muốn sống hòa hợp với gia đìnhxã hội, hãy lấy lục hòa của Đức Phật làm kim chỉ nam 

cho cuộc cư xử với người, luôn tương thân tương ái và kính trọng mọi người. Hãy xem mọi người đối diện mình như một vị Phật tương lai, hãy tặng cho họ một sen búp, một nụ cười của sự cảm thông. Đức Từ Phụ đã dạy rất rõ ràng trong các kinh điển của Ngài rằng Ngài không có khả năng tạo ra vũ trụ vạn vật, Ngài không biến đổi được vạn sự vạn vật, chúng chỉ do duyên mà hợp mà tan. Ngài không mặc khải những giáo lý của Ngài cho ai, và Ngài cũng không có quyền gì bắt ai phải tuân giữ những giáo lý ấy, dù chúng có tuyệt vời như thế nào. Thấm nhuần và tuân giữ giáo lý là tự nơi chúng ta, mỗi người chúng ta hãy thắp đuốc lên mà đi. Mọi người chúng ta hãy nhìn hình ảnh quang minh của Đức Phật, hình ảnh của toàn thiện toàn mỹ, để tự mình chuyển hóa con người của chúng ta. Phật không bao giờ muốn chúng ta chỉ thay đổi bằng ngôn từ, hoặc bên ngoài giả tạo, Ngài muốn chúng ta phải soi rọi tận đáy lòng và thay đổi chuyển hóa từ bên trong. Ngài đã từng dạy dỗ tứ chúng rằng Ngài không phải là thánh linh, Ngài không làm tăng thêm được sức mạnh cho ai được, Ngài cũng 

không làm giảm được lòng tham dục ham muốn của ai. Thế nên có lạy Ngài vạn triệu lạy mà không chịu thay đổi chuyển hóa từ bên trong, cũng bằng thừa. Những người con Phật hôm nay muốn có một cuộc sống hạnh phúc và cuộc tu giải thoát, hãy cố buông bỏ những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Hãy cố đừng để cho thân tâm chúng ta tràn ngập bôũi những mưu cầu danh vọng, vật chất phù hoa của thường tình thế tục. Hãy thanh bần lạc đạo, dù nghèo mà không hèn, dù nghèo mà vẫn vui với đạo nghĩa, nghèo mà vẫn có một tâm hồn cao thượng, công chính, liêm minh và trong sạch

Nếu ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta không phát ra bôũi tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến và sát, đạo, dâm, vọng thì chúng ta sẽ không sống trong tâm trạng buồn vui theo hoàn cảnh được mất, vinh nhục, hơn thua, có không, tan hợp, thịnh suy của thường tình thế tục. Hãy sống hãy tu như Đức Từ Phụ đã sống đã tu năm nào. Đức Từ Phụ đã can đảm từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp, con ngoan, quyền uy tột đỉnh để làm khất sĩ cô thân vạn lý du. Chúng ta há có con 

đường nào khác ? Tuy nhiên, cuộc sống cuộc tu của chúng ta hôm nay, nhứt là những đứa con Phật tại gia, phải chịu nhiều thử thách và nghiệt ngã hơn. Ngày xưa vật chất không thôi thúc chúng ta như bây giờ, ngày xưa miếng cơm manh áo không khó khăn như bây giờ vì thiên nhiên chưa bị tàn phá bôũi những đầu óc quỷ quyệt của con người. Ngày xưa lòng người còn đơn sơ mộc mạc, chứ không tà vạy ác tâm như bây giờ... Nói gì thì nói, cho dù cuộc sống và cuộc tu hôm nay của người con Phật có khó khăn thế mấy, nếu chúng ta chịu y nương theo giáo lý của Thế Tôn, chịu vị tha bác áitừ bi hỉ xả, chịu sống với tha nhân như anh em một nhà trong tinh thần lục hòa, chịu hành thiện không hành ác, chịu thanh lọc thân khẩu ý cũng như hành trì những pháp môn tuyệt kỷ của nhà Phật thì ánh sáng giải thoát bên kia đường hầm tăm tối của luân hồi sanh tử vẫn lóe lên cho những người con Phật chơn thuần. 

Thương Phật mến đạo không gì bằng tự thương lấy chính mình, những người quanh mình, cũng như nhân quần xã hội và tự mình 

hành trì những pháp môn tuyệt kỷ mà Phật đã ân cần truyền trao. Những người con Phật chơn thuần nên luôn nhớ rằng ngoài ta ra, không ai có thể giải phóng chúng ta ra khỏi kiếp làm nô lệ cho tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng được đâu. Xin nhắc lại không một thánh thần nào có thể làm được chuyện nầy. Ngay cả Phật, nếu chúng ta tin tưôũng giáo lý tuyệt vời của Ngài, mà không chịu hành trì thì vẫn lăn trôi trong tam đồ lục đạo mà thôi. Phật Ngài chỉ là một đạo sư dẫn dắt chúng ta, đi hay không đi còn tùy ôũ duyên nghiệp của mỗi người chúng ta. Phật không bắt buộc ai phải tuyên xưng Ngài hay tung hô những giáo lý thậm thâm của Ngài, Ngài chỉ khuyên chúng ta hãy nghe cho kỹ xem coi cái nào hợp, cái nào không hợp với ta. Cái nào hợp và lợi ích cho ta và cho người thì ta hãy y nương theo đó mà hành trì. Hành trì ôũ đây không là tuyên xưng, cũng không là nói bằng lời, mà là hằng sống hằng tu với những lời Phật dạy. Nếu ai trong chúng ta cũng làm được như vậy thì cuộc sống ta phải là hạnh phúc vì cuộc sống ấy được đơm hoa kết trái bằng những mầm an lạc 

hạnh phúc. Nếu ai trong chúng ta đều làm được như vậy thì cuộc tu của ta phải là miên trường giải thoát vì cuộc tu ấy không bị trói buộc bôũi khổ đau phiền não. Đối với Phật, nhân vịluân lý con ngườirõ ràng như ban ngày; nó đơn giản, dễ hiểu và khoa học như vậy đó, chứ không thần thánh hoang đường, không gút mắc và vô lý khó hiểu. Những người con Phật, và ngay cả những người không phải là con Phật, nên luôn nhớ rằng ngoài ta ra, không ai có thể ban bố cho chúng ta một đời sống đạo đứcluân lý, ngay cả Phật cũng không làm được chuyện nầy. Đức Phật chỉ dạy cho chúng ta cái gì nên làm và cái gì nên tránh, làm hay tránh là còn tùy ôũ chúng ta. Đức Phật không mời gọi chúng ta đi theo Ngài một cách mù quáng, Ngài chỉ vạch cho chúng ta thấy được nỗi trầm thống khổ đau của con người do chính con người tạo nên, do bôũi ái dụctham vọng vật chất nhằm thỏa mãn sự thụ hưôũng của thể xác, trong khi tâm linh thì khô cằn thiếu thốn. Ngài chỉ vạch cho chúng ta sự bất tịnh và giả tạm của thân nầy. Cho dù chúng tabồi bổ cho nó thế mấy, nó cũng bất tịnh và giả tạm. Với 

Ngài chỉ có phẩm hạnh của tâm tánh mới có khả năng làm cho con người thăng hoa thánh thiện hay trầm luân khổ hãi. Ngài chỉ vạch rõ ràng cho chúng ta về cuộc sống hạnh phúc và cuộc tu giải thoát. Chính vì cam tâm làm nô lệ cho tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng mà con người bất cần ngay cả chính mình, hoặc giả không còn biết gì đến từ, bi, hỉ, xả. Ngược lại chỉ một bề buông thả, để mặc cho dục lạc thế gian khống chế và gây phiền chuốc não cho mình và cho người. Đức Từ Phụ không quảng cáo đạo Phật là nguồn sống nguồn tu duy nhứt của con người; tuy nhiên, Ngài khẳng định dù cho bạo ngược như Angulamali, nếu chịu hồi tâm tỉnh ngộ, chịu quay trôũ về sống tu trong ánh sáng của đạo Phật, thì chẳng những chính mình được an lành, gia đình mình được hạnh phúc, mà nhân quần xã hội cũng được yên vui nữa. Con người chịu quay trôũ về với ánh Từ Quang của Phật Tổ sẽ luôn nhận rõ được chơn giả của cuộc đời, từ đó con người ấy sẽ có nhân cách và đạo đức làm cho người khác được an vui và thoải mái theo. 

Tóm lại, tất cả mọi thứ tàn tệ trên thế gian nầy xãy đến là do bôũi sự thôi thúc của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Như vậy muốn cho cuộc sống được an lạc hạnh phúc và cuộc tu được miên trường giải thoát, chúng ta phải tự mình cỡi trói, tự mình vượt thoát cho được những thứ tà vạy ấy. Những người con Phật chơn thuần, đừng run đừng sợ khi thấy mình hãy còn quá nhiều tà vạy. Cái quan trọng ôũ đây là chúng ta có chịu thật sự quay về sống trong ánh đạo vàng của Phật Tổ hay không mà thôi. Đức Từ Phụ đã từng khẳng định: "nếu không có xã hội loạn động và khổ đau phiền não của chúng sanh, sẽ không có đạo Phật." Đạo Phật xuất phát từ con người và vì con người mà có. Như vậy cuộc sống cuộc tu của người con Phật cũng đi thẳng vào đời sống, tự soi rọi tận đáy lòng mình để thấy nẻo chánh đường tà, thấy đâu là thiện đâu là ác, từ đó tự cứu mình ra khỏi vũng lầy của luân hồi sanh tử. Người Phật tử quyết không sợ tà quyền của thần linh mê tín. Ngược lại, người Phật tử đi thẳng vào chơn toàn thiện toàn mỹ bằng từ bi hỉ xả, bằng khiêm cung 

từ tốn, bằng bố thí lợi tha và bằng tất cả lòng vị tha bác ái của nhà Phật. Làm được như vậy, cuộc sống của người con Phật chẳng những hạnh phúc, mà còn hài hòa và nhịp nhàng với bước tiến của nhân quần xã hội. Làm được như vậy, cuộc tu của người con Phật chẳng những an lạc tỉnh thức, mà còn miên trường giải thoát. Hãy cố gắng thêm lên hỡi những người con Phật ! Ai trong chúng ta cũng đều có thể làm được những điều nầy mà. Hãy bình tâm suy xét lại mọi tư tưôũng, lời nói cũng như hành động của mình mỗi ngày, xem coi mình có bị trói cột bôũi tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng hay không ? Nếu ai đó sân si, hoặc ác tâm vu oan giá họa, hoặc mạ lị chúng ta, mà chúng ta còn sanh tâm oán hận hoặc ghét bỏ, là chúng ta vẫn còn đang bị trói buộc. Nếu ai đó đối xử tệ bạc với ta, mà ta đối xử tệ bạc lại, là ta vẫn còn bị trói buộc. Nếu chúng ta vẫn còn ngày ngày dong ruổi đó đây để phê bìnhchỉ trích người khác, là ta vẫn còn bị trói buộc. Nếu chỉ thấy lỗi người, mà không thấy lỗi mình, ấy là ta vẫn còn bị trói buộc. Nếu dưới mắt ta ai cũng dôũ cũng tệ, chỉ có 

ta là tài là giỏi; ai cũng hèn cũng kém, chỉ có ta là sang là quý, thì hãy coi chừng vì ta vẫn còn đang bị trói buộc. Người Phật tử chơn thuần hãy cúi rạp mình sát đất để sống để tu. Nếu cần hãy làm bùn làm nước, để nhận lãnh hết tất cả những uế trược của người, hoặc cuốn trôi tẩy rửa tất cả những thị phi của thường tình thế tục. Hãy để cho mọi thứ đến và đi một cách bình thường với một cái tâm cũng thật bình thường. Làm được như vậy, cuộc sống nầy không hạnh phúc lắm sao ? Cuộc tu nầy không an lạc, tỉnh thứcgiải thoát chứ là gì ? 
 
 

399. SỐNG ĐAỳO 

Đạo mà nói thì không còn là đạo nữa vì đạo là cái gì vượt hẳn lên tất cả, không thể viết, cũng không thể nói được. Đạo là sự thật. Đạo là chân lý của muôn đời muôn thuôũ. Ai sống và thực nghiệm chân lý trong cuộc sống hằng ngày, lên chính bản thân mình, thì chân lý ấy mới có giá trị, và người ấy mới được gọi là sống đạo. Người Phật tử tại gia muốn liễu đạo phải áp dụng được giáo lý của đạo vào cuộc sống hằng ngày một cách khéo léo. Cũng như vậy, người xuất gia muốn liễu đạo, phải biết áp dụng giáo lý của đạo vào cuộc tu hằng ngày của mình. Đức Phật không là một tấm gương rạng ngời cho hàng hậu bối chúng ta noi theo hay sao ? Ngài đã khéo léo chỉ dạy mọi người đương thời làm sao áp dụng được giáo lý vào cuộc sống hằng ngày, trên mọi phương diện từ những sinh hoạt thường nhật, đến kinh tế, văn hóaxã hội

Giáo lý nhà Phật có dễ dàng cho chúng ta áp dụng vào cuộc sống hằng ngày hay không ? Theo đạo Phật, đời là biển khổ, nhưng người con Phật không chán đời, mà chỉ kinh vì cái biển khổ mênh mông mù mịt ấy. Người con Phật chỉ phấn đấu để diệt tan cái biển khổ ấy mà thôi. Chính vì thế mà trong các kinh điển Phật giáo, Đức Từ Phụ đã chỉ rõ cho mọi người thấy được khổ là cái gì, vì đâu có khổ, khổ chất chồng lên chúng sanh muôn loài như thế nào, và làm sao diệt khổ để an nhiên tự tại tiến vào nẻo đạo thênh thang rộng rãi ? Theo Đức Từ Phụ, muốn sống và tu cho khế hợp với những điều kiện tâm lývật chất của xã hội đương thời, người con Phật phải biết côũi môũ và khai phóng, chứ không cứng nhắt lạnh lùng. Như vậy người con Phật biết sống đạo là người biết "nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục." Làm được như vậy, đạo Phật mới mong thâm nhập sâu rộng vào lòng xã hội của mọi dân tộc được. Người con Phật hôm nay cũng như vậy. Đạo Phật ôũ Việt Nam chắc là phải khác với đạo Phật ôũ Mỹ nầy về hình thức, tuy rằng nội dung Phật chất vẫn vậy. Người biết sống đạo là người không để cho những thành kiến hay thói quen khống chế bản thân bản tâm của chính mình. Dù những thói quen ấy có là tuyệt vời trong thế hệ cha anh, nhưng khi được trao truyền lại cho chúng chúng ta, chưa chắc gì những thói quen hay phong tục tập quán ấy còn thích hợp

Tâm người biết sống đạo không để cho sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp xâm chiếm và ngự trị. Người biết sống đạo không bao giờ để cho phát sanh những tham dục, sân hận, si mê, lười biếng, ngã mạn, cống cao, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng...Nếu nhôũ chúng phát sanh, người biết sống đạo sẽ tìm cách diệt tận, chứ không để cho chúng tăng trưôũng và phát triển. Người biết sống đạo từng ngày, từng giờ, từng sát na, chỉ một bề tinh chuyên luyện tập cho có được một cái tâm biết tu tập. Người ấy luôn biết điều phục và hộ trì cả thân lẫn tâm sao cho lục trần không lay chuyển hay thẩm thấu được. Tâm của người biết sống đạo luôn 

được đặt đúng chỗ, luôn hướng thượng chứ không bị ô nhiễm. Nên chi cho dù chưa được giải thoát rốt ráo khi rũ bỏ thân tứ đại nầy, người ấy cũng không bị đọa vào các xứ địa ô trược của những loài địa ngục, ngạ quỷ hoặc súc sanh

Đức Từ Phụ đã từng khẳng định rằng: "Chính tâm nầy thanh tịnh và không bị nhiễm bôũi các cấu uế từ bên ngoài vào, nhưng cũng chính tâm nầy uế trược và bị nhiễm đủ các thứ cấu uế từ bên ngoài vào." Đức Phật muốn nói gì hỡi những người con Phật ? Ngài đã thấy rồi càng về thời mạt pháp, số người chịu lắng nghe, học hỏitu trì theo nếp sống đạo ngày càng ít, mà thiên ma Ba Tuần thì ngày càng nhiều. Người con Phật chơn thuần phải ráng vâng giữ lời Phật dạy, hãy can đảm đối diện với thực tại để tìm phương cứu khổ ban vui hơn là gây thêm phiền lụy khổ đau cho người. Hãy cố mà thấy cho được thực chất của đau khổ để đừng tiếp tục lấy khổ làm vui nữa. Hãy sống và tu như cuộc sống cuộc tu của Đức Từ Phụ năm xưa. Ngài đã sống và đã tu vì 

hạnh phúcan lạc cho người và cho đời. Mặc dù thế gian tôn xưng Ngài vào địa vị có một không hai, không ai sánh kịp, không có một Như Lai thứ hai, vì Như lai là cao tuyệt. Tuy nhiên, người con Phật chơn thuần có quyền hướng về Ngài như một hình ảnh tuyệt đẹp, như điểm đến cuối cùng đã chọn. Chúng ta có quyền nhìn Thế Tôn như ngọn hải đăng cho cuộc hành trình vô hạn vô định và nhiều trục trặc của kiếp chúng sanh

Người con Phật chơn thuần luôn nhớ điểm then chốt nầy để đừng bao giờ đến chùa cầu bất cứ thứ gì. Vị giáo chủ của chúng ta năm xưa cũng từng là một con người bình thường như mọi người, có điều là Ngài đã vượt thắng sau một cuộc chiến đấu kỳ diệu phi thường, bằng nỗ lực của chính mình. Cuộc vượt thắng của Ngài đơn giảndễ nói vô cùng, nhưng từ sau thời kỳ của Ngài, đã không có mấy ai làm được như Ngài. Ai cũng biết là Phật đã dạy trong Kinh Pháp Cú rằng: "Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm ta ô nhiễm. Chỉ có ta tránh được điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta. 

Trong sạch hay ô nhiễm, là tự nơi ta. Không ai có thể làm cho người khác ô nhiễm, mà cũng không ai có thể làm cho người khác trôũ nên trong sạch hơn bao giờ." Thế mà thân nầy tâm nầy cứ dong ruỗi làm điều tà vạy, rồi đến chùa lạy lục Thế Tôn cầu cứu. Quả thật là chuyện hoang đường ! Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng những đứa con tại gia của Phật mà chịu sống đạo không phải là chuyện dễ, vì con người ấy phải ngày ngày lập nghiệp mưu sinh, giao tiếp với gia đìnhxã hội, và những chuyện khác của thường tình thế tục, chẳng hạn như văn hóa, chánh trị, kinh tế và quân sự. Con người ấy hãy còn nhiều bủa vây của chướng duyên nghịch cảnh chung quanh. Người tại gia mà muốn sống đạo phải chẳng những tự cải hóa lấy mình, mà còn tìm cách cải hóa gia đìnhxã hội nữa. Thật là thiên nan vạn nan chẳng khác gì chuyện mò kim đáy biển. Sống ôũ ngoài đời mà không chịu sinh hoạt xuôi dòng, sẽ bị dòng đời nghiền nát. Ngược lại, nếu để bị cuốn trôi theo dòng đời, thì có thể lắm khi bán rẻ lương tâm cho nhu 

cầu vật dục. Thế nên Đức Từ Phụ đã ân cần chỉ dạy tứ chúng rằng: "Đạo Phật là trung đạo. Người biết sống đạo là người biết lần theo con đường trung đạo mà đi." Cứ sống và cứ sinh hoạt bình thường, nhưng thay vì xuôi dòng theo dục vọngbản năng, thì chúng ta phải luôn tỉnh thức, luôn nghĩ đến hạnh phúc của mình, nhưng cũng không quên hạnh phúc của người. Con người ấy vẫn làm ăn bình thường, nhưng thay vì tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, thì người ấy quảng đại, bao dung, sáng suốt, khiêm cung, từ tốn, suy nghĩ đúng đắn, không nghĩ ác cho ai, cũng không nghĩ tà vạy cho ai. Thay vì sống đời sát, đạo, dâm, vọng, thì người ấy phóng sanh, bố thí, đoan trang, chân thật. Người biết sống đạo là người luôn hướng nhìn về Đức Phật để tập cho được một đời sống càng trống vắng phiền não nhiều chừng nào, càng tốt chừng ấy; càng sống tỉnh thức nhiều chừng nào càng tốt chừng ấy; và càng bỏ ác làm lành nhiều chừng nào càng tốt chừng ấy. Vì nhận biết rằng tất cả những gì chúng ta đang thọ lãnh, đều là quả nghiệp của 

những việc mà chúng ta đã từng làm trong quá khứ, nếu không ôũ đời nầy thì cũng ôũ đời trước, nên người biết sống đạo luôn dọn cho mình một hướng đi hướng thượng. Vì nhận biết rằng quả khổ đời nầy là do nhân bất thiện mà chính mình đã tạo ra trong quá khứ, nên người biết sống đạo luôn ý thức mọi sự mọi việc mình làm. Vì nhận biết rằng do bôũi vô minhchúng ta hết làm thân nầy đến thân khác trong ba nẻo sáu đường, nên người biết sống đạo luôn giác ngộ rằng chính sự duyên hợp giữa sáu trần và sáu căn nầy đã xô đẩy chúng ta vào tam đồ lục đạo, để hết làm người tới làm trâu, bò, heo, ngưa, hoặc trùng, dế. Thế nên người biết sống đạo luôn thu thúc lục căn, không cho chúng bị lục trần khống chế. Vì nhận biết rằng mọi người du hành vào thế giới Ta Bà nầy với một mớ nghiệp lực sẳn có, từ nghiệp thiện đến nghiệp ác, chúng sẽ lần lượt bộc phát, ngoài một đời biết sống đạo ra, không một sức lực nào khác có thể lay chuyển được. Chỉ có sống đạo và sửa đổi hành động mới có thể hóa cải được đời sống mà thôi. 

Tóm lại, cuộc sống của con ngườithiên hình vạn trạng và nó cũng được cấu tạo bôũi vô số những nghiệp nhân, nghiệp quả. Có người ra đời để tạo nhân, nhưng có lắm người ra đời để lãnh quả. Người biết sống đạo luôn tỉnh thức như vậy để nếu phải trả quả, người ấy sẽ vui lòng trả mà không một chút phiền hà. Thấy như vậy để không tiếp tục gây nhân bất thiện. Thấy như vậy để sớm từ bỏ đường tà mà quay về với nẻo chánh. Thấy như vậy để nhứt cử nhứt động vì cũng được chủ động bôũi lòng đại từ, đại bi, chứ không bằng bất cứ thứ gì khác được. Người biết sống đạo luôn tỉnh thức rằng những nỗi khổ đau phiền não trong cõi đời nầy đều do tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng mà ra cả. Con đường duy nhứt để tận diệt những uế trược nầy phải là con đường sống đạo, phải ngồi lại với chính mình một cách tỉnh thứckiên nhẫn để thấy nên từ bỏ cái gì và nên giữ lại cái gì cho cuộc sống nầy ? Xin những người con Phật đừng để cho những cái bóng mờ của ảo tưôũng về tham lam, sân hậnsi mê lôi kéo 

chúng ta tiếp tục đi vào con đường túy sanh mộng tử nữa. Hãy quay về sống với đạo ngay từ bây giờ để được hít thôũ bầu trời giác ngộgiải thoát ngay trong đời nầy kiếp nầy. Mong được như vậy lắm hỡi những người con Phật ! 

400. HÃY GIỮ LẤY TÂM PHẬT MÀ TU 

Đức Từ Phụ đã từng khẳng định trong các kinh điển của Ngài là tâm của chư Phật như thế nào thì tâm của chúng sanh cũng như thế ấy. Tâm ấy thanh tịnh, như như, và vô tận như hư không. Tâm rộng rãi bao la, không bờ không bến và đại từ đại bi ôũ chư Phật như thế nào, thì tâm của chúng sanh cũng như thế ấy. Thế nhưng chư Phật và chư Bồ Tát đã chế ngự tâm mình để không cho một mãi lông trần tục bám được vào. Còn chúng tachúng sanh thì sao ? Tâm nầy vẫn có, nhưng ngặt vì những áng mâysi mê, vướng mắcphân biệtchúng sanh cứ bám víu lấy những vui, buồn, thương, ghét, thất tình, lục dục, hận thù... của trần tục, để rồi hết lên lại xuống, hết xuống lại lên trong ba nẻo sáu đường. Chúng ta giống như những chú trâu hoang, không cương không vàm, cứ để mặc cho năm căn phóng túng, thì chuyện sa hầm rớt hố phải là chuyện đương nhiên mà thôi. Chư Phật và chư 

Bồ Tát lúc nào cũng làm chủ nhơn ông của năm căn. Còn chúng ta ? Chẳng những chúng ta cam tâm làm nô lệ cho năm căn, mà chúng ta còn vỗ tay tán thưôũng cho sự phóng túng ấy nữa là khác. Chư Phật chư Bồ Tát thì luôn khiêm cung từ tốn. Còn chúng ta ? Chúng ta thì ngược lại. Đa phần chúng ta luôn cho rằng mình đúng người sai, mình hay người dôũ, mình cao thượng người hèn hạ, mình tu giỏi người sơ cơ, mình hiền người dữ. Hãy tự soi lại tấm gương lòng mà xem coi ai đúng ai sai, ai hay ai dôũ, ai cao thượng ai hèn hạ, ai tu giỏi ai sơ cơ, ai hiền ai dữ ? Hãy thành thật với chính mình đi rồi sẽ thấy mình hãy còn nghinh ngang loạn động, mình hãy còn ngày ngày đắm chìm trong thị phi hơn thiệt. Hãy nhìn cho kỹ từ đầu đến chơn thì chúng ta sẽ thấy đâu đâu trên thân nầy, trong tâm nầy hãy còn quá nhiều những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Niệm niệm khôũi lên chỉ toàn là tà niệm với những tham đắm truy cầu trong tài, danh, lợi, sắc. Niệm niệm khôũi lên chỉ toàn là sân hận, si mê

tỵ hiềm, ganh ghét... 

Vạn pháp vô thường, vũ trụ vô thường, thân tứ đại nầy đâu có thể chạy được ra ngoài cái định luật vô thường ấy. Thế thì tại sao chúng ta lại để cho tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng biến cái tâm Phật quý báu sẳn có của chúng ta thành tâm Dạ Xoa ? Đã biết rằng tất cả những giả tạm nầy rồi sẽ về với cát bụi, có còn chăng là một chút tâm nầy, thế thì tại sao chúng ta lại để cho cát bụi biến chúng ta thành những con quỷ A Tu La hung dữ bạo tàn ? Chúng ta có biết được sau cái kiếp con người nầy, chúng ta sẽ thành cái gì không ? Có thể làm người, mà cũng có thể là súc sanh, ngạ quỷ hoặc địa ngục cũng không chừng. Thế thì tại sao chúng ta không chịu sống cho trọn vẹn một con người ôũ kiếp nầy ? Những người con Phật chơn thuần, một khi hiểu được những triết lý sống tu thậm thâm của nhà Phật, không cần phải hình thức vẻ vời chi cho uổng công, không cần phải chạy đông chạy tây chi cho mệt sức, chỉ cần quay lại với chính mình, giữ lấy cái tâm Phật mà mình sẳn 

có mà sống mà tu rồi sẽ thấy. Cứ để cho những áng mây mờ tham, sân, si trôi đến trôi đi một cách tự nhiên. Làm được chuyện nầy không phải là dễ; tuy nhiên, chư Phật và chư Tổ đã làm được. Chúng tađệ tử của quý Ngài, chúng ta phải cố gắng làm được như quý Ngài chứ. Hễ những thứ tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng ập tới thì chúng ta phải cương quyết tự nhủ : "Ta là con Phật chứ không phải là con của Dạ Xoa, nên tâm ta phải là tâm Phật, chứ không thể nào là tâm Dạ Xoa được đâu." Tuy nhiên, sự tự nhủ nầy phải được biến thành hành động cụ thể, chứ không phải chỉ suông bằng lời, vì đường vào đạo Phật chỉ bằng hành động cụ thể, bằng thực nghiệm tự thân, chứ không bằng đa văn hí luận. Thế mới thấy lời của Thiền sư Phật Ấn đời Đường là thấm thía : "Đạo Phật dễ đến độ đứa trẻ năm bảy tuổi nói cũng được, nhưng khó đến độ cụ già tám mươi làm cũng chưa nỗi." Hiểu là một chuyện, còn thực hành có được hay không lại là chuyện khác. Như vậy khi nói tu mà chỉ nói suông, cũng bằng thừa, 

chi bằng chẳng nói cho uổng lời uổng sức. Hễ nói tu thì ít nhứt chúng ta phải biết "sửa." Sửa cho cái dôũ thành cái hay, cái hèn hạ thành thanh cao tốt đẹp, tham lam bỏn xẻn thành vị tha bác ái. Nói là "sửa" chứ kỳ thật là giữ lấy cái tâm Phật sẳn có của mình và buông bỏ những rác rưôũi của dọc đường gió bụi. Nếu ai trong chúng ta cũng quyết chí dụng công tu trì thì người dôũ sẽ thành người hay, người hay sẽ hay hơn, những chúng sanh địa ngục sẽ lần được lên ngạ quỷ, rồi súc sanh, rồi a tu la, rồi nhơn, rồi thiên, rồi Bồ Tát, rồi Phật. Nếu ai trong chúng ta cũng quyết chí dụng công tu trì thì một ngày không xa nào đó thế giới Ta Bà nầy sẽ biến thành một ao sen khổng lồ của Tây Phương Cực Lạc. Mong cho ai nấy hãy sớm phát lồ, lấy tâm Phật làm tâm mình và cùng nhau dắt dìu về quê hương Phật ! 

401. ÁNH ĐAỳO VÀNG 

Từ ngày Đức Thích Tôn Từ Phụ thị hiện đến nay, chúng sanh trong cõi Ta Bà mới có sự lựa chọn cho cuộc sống của chính mình, chẳng những ôũ đời nầy, mà còn cho hậu kiếp nữa. Chính từ ngày ấy, chúng sanh nhứt là con người có thể sống từ bi hỉ xả thay vì tham lam bỏn xẻn keo kiết; có thể sống khiêm cung từ tốn thay vì ngã mạn cống cao, tự kiêu tự phụ. Ánh nhựt nguyệt chỉ có thể làm cho chúng ta thấy được bên ngoài của sự vật, chứ chưa rọi thấu được vào nội thể của con người. Ngược lại, ánh sáng đạo Phật, tuy không chóa lòa như ánh nhựt quang, hoặc mờ ảo như ánh trăng khuya, nhưng ánh đạo vàng Phật pháp có khả năng xuyên thẳng tường bích, thấu rọi nội tâm của chúng sanh mọi loài, và kỳ diệu hơn chính ánh sáng ấy có thể đưa con người đến một cuộc sống an lạc và cuộc tu giải thoát

Đạo Phật nếu gọi là tôn giáo cũng được, triết lý sống cũng được, mà muốn gọi là tín 

ngưỡng cũng được, dù không ổn, vì đạo Phật không phải là một hệ thống tín ngưỡng siêu hình. Tuy nhiên, giáo lý nhà Phật lúc nào cũng thích ứng được với mọi hoàn cảnh, bất cứ lúc nào và bất kỳ ôũ đâu. Ánh Đạo Vàng của Đức Từ Phụ đã rọi thẳng vào lòng chúng sanh nói chung, và con người nói riêng, nhứt là dân tộc Việt Nam. Chính ánh sáng ấy đã và đang mang lại tràn đầy nhựa sống và sinh lực cho dân tộc ta vượt qua những cơn giông tố bão bùng. Lịch sử Đinh, Lê, Lý, Trần đã chứng minh một cách hùng hồn. Lý Công Uẩn đã đem ánh đạo vàng vào công cuộc quốc trị, nhằm xua tan những hắc ám bạo trị của hôn quân vô lại. Trong suốt triều đại nhà Trần, nếu khôngánh đạo vàng của Phật Tổ, không có cách chi một dân tộc nhỏ bé như dân tộc ta có thể ba lần đập tan những cuộc xâm lăng tàn bạo của đế quốc Mông Cổ thời bấy giờ. Đạo Phật cũng như ánh đạo vàng của Phật Tổ quả là một con đường sáng linh động, là nguồn sống của mọi sự sống, là nhựa của cây cỏ vô tình, là máu huyết thực sự của những chúng sanh hữu tình. Máu 

huyết của chúng ta ngưng chảy, chúng ta có thể mạng một ôũ kiếp nầy, nhưng không có ánh đạo vàng của Phật Tổ, chúng ta sẽ mãi mãi lăn trôi, chứ không có con đường nào khác để mà lựa với chọn. Tuy nhiên, Ánh Đạo Vàng của Phật Tổ chỉ có công năng thù thắng với những chúng sanh biết hồi đầu. Chính Đức Từ Phụ đã từng khẳng định : "Ta chỉ là người giác ngộ đi trước. Ta sẳn sàng chỉ bày và đưa đường dẫn lối cho chúng sanh mọi loài, đường lối tu hành để được giác ngộgiải thoát như ta. Nếu ai chịu nghe và chịu tu thì cuộc sống hiện đời sẽ an lạc, tỉnh thức, hạnh phúc; và cuộc tu sẽ là miên trường giải thoát. Ai không nghe và không tu, ta chỉ thương xót chứ không làm gì khác được. Ta không chịu khổ được cho ai, không giảm trừ tai ương, khổ đau và phiền não được cho ai, lại càng không cứu rỗi được ai, ngay cả La Hầu La là con trai độc nhứt của ta, ta cũng không làm được. Hãy tự thắp đuốc lên mà đi cho ra khỏi khu rừng vô minh tăm tối." Ngài đã khai thị cho chúng sanh thấy được tam đồ lục đạo là khổ đau phiền não, cảnh giới 

chúng ta đang ôũ chẳng khác chi căn nhà lửa đang cháy dôũ. Tuy nhiên, muốn ra khỏi căn nhà lửa, muốn thoát khỏi tam đồ lục đạo, chính chúng ta phải tự mình y nương theo ánh đạo vàng của Ngài mà thoát ra. 

Hãy tự thành thật với lòng ta xem coi ta đang từ bi hỉ xả, hay ta đang tham lam bỏn xẻn, đang khiêm cung từ tốn hay ngã mạn cống cao, đang nhu hòa nhẫn nhục hay đang sân hận si mê ??? Người ngoài nhìn vào không thấy, nhưng chúng ta đang thấy và đang biết chúng ta đang nghĩ gì và muốn làm gì mà ? Chúng ta biết chúng ta giác ngộ hay không giác ngộ, đang làm đúng theo lẽ thật hay đang chạy theo tà vạy. Hãy lắng lòng nghe lời dạy của Phật Tổ để không còn phải lãng phí phần còn lại của cuộc đời mình một cách vô ích nữa: "Thân người khó được, phải trải qua vô lượng kiếp lăn trôi mới được thân nầy. Phật pháp khó gặp, trong tam đồ lục đạo chỉ có kiếp con người mới có cơ mai gặp được Phật pháp. Như vậy đã được thân người, lại gặp được Phật pháp, mà nỡ để cho kiếp nầy luống 

qua vô ích thì quả là uổng quá." Được thân người trong kiếp hiện tại, theo Đức Từ Phụ, là do bôũi nhân lành tích tụ trong nhiều đời kiếp, thế mà đời nầy không chịu đi về hướng Ánh Đạo Vàng của Phật Tổ, thì biết đến đời nào có lại được cơ hội hãn hữu nầy nữa đây ? Dẫu biết phàm phu chúng ta muốn làm Thánh làm Phật như Thái Tử Tất Đạt Đa năm xưa quả là khó khăn vô cùng. Ai trong chúng ta cũng đều biết thân nầy bất tịnh, tâm nầy vô thường, thọ dụng bất cứ thứ gì cũng đều đưa đến quả khổ, và vạn pháp vô ngã vô tướng, nhưng đoạn trừ tham ái, lợi danh, quyền uy, chức tước quả là thiên nan vạn nan. Nhưng hãy nhìn kỹ lại chính mình xem coi mình là gì so với Thái Tử Tất Đạt Đa ? Chúng tagiàu sang, uy quyền, chức tước như Ngài không, thế mà chúng ta vẫn cứ níu kéo, vẫn đói khát lợi danh và dục vọng... Chúng ta vẫn biết sắc đẹp, quyền uy, công hầu khanh tướng chỉ là tạm bợ như bóng câu qua cửa sổ. Dù có tô son trét phấn, sắc đẹp rồi cũng phai tàn; dù có củng cố uy quyền thế nào, quyền uy rồi cũng 

mất. Hãy nhìn lại tâm nầy mà coi, khi ưa thì muốn cho bằng được, hễ không được thì sân hận oán trách. Chúng ta ai cũng chỉ muốn thuận duyên, chứ không thích nghịch cảnh, nhưng trớ trêu thay, thuận duyên khó kiếm, mà nghịch cảnh có thừa. Oán tắng hội khổ, thế mà vẫn cứ gặp mãi những kẻ không ưa. Sanh ly tử biệt khổ, thế mà tâm nầy vẫn cứ mãi tan tác vì sanh ly tử biệt, vân vânvân vân. Sôũ dĩ xã hội chúng ta đang sống hôm nay có lắm nghịch cảnh khổ đau phiền não, cũng do bôũi tâm nầy luôn để cho những điều bất thiện khống chế. Ai trong chúng ta lại không biết và không nhớ lời Phật dạy

"Chư ác mạc tác 

Chúng thiện phụng hành 

Tự tịnh kỳ ý 

Thị chư Phật giáo." 

Đó ! Ánh Đạo Vàng của Phật Tổ chỉ có vậy ! Thế mà chúng ta không thắp sáng lên được, quả thật Phật pháp nói dễ khó làm. Nhưng hãy bình tâm suy nghĩ lại đi hỡi những người con Phật ! Dù cao sang quyền quý đến bậc nào rồi 

cũng già cũng chết. Khi già khi chết thì chúng ta mang theo được gì ngoài đôi vai trỉu nặng những chướng nghiệp ? Thế mà tại sao đương đời chúng ta lại xây đắp thân nầy bằng sinh mạng của người ? Tại sao chúng ta lại xây dựng giàu sang, uy quyền hạnh phúc của mình trên sự khổ đau phiền não của kẻ khác ? Hãy nhìn về Phật Tổ mà xem hỡi những người con Phật ! Con người ấy, cũng một thời từng là một chúng sanh lăn trôi trong biển đời sanh tử, thế mà trong một sát na nào đó của 2622 năm về trước, Ngài đã bừng dậy và đại giác đại ngộ. Ngài đã xả bỏ tất cả những lợi danh phù phiếm. Ngài đã tháo bỏ tất cả mọi xích xiềng của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến như là tháo bỏ đôi dép rách. Lúc đó con người ấy chả còn thứ gì ngoài từ, bi, hỉ, xả, bố thí, lợi tha ... Thế mà ánh hào quang rực rỡ của Ngài đã rực sáng và sáng mãi. 

Những người con Phật hậu bối chúng ta hãy suy gẫm cho thật kỹ đi rồi tự chọn cho mình một hướng đi hướng thượng. Phật pháp nói dễ khó làm, cũng như nói dứt trừ tham, sân, si, 

mạn, nghi, tà kiến... thì dễ; mà thật sự dứt trừ được chúng là việc khó vô cùng. Hãy thấy như vậy để tu tâm dưỡng tánh, làm lành lánh dữ, tự tịnh kỳ ý ngay từ bây giờ, ngay lúc thân tâm hãy còn khang kiện linh mẫn, chứ không đợi đến lúc tay run, mắt mờ, răng long, gối mỏi, vì lúc đó chúng ta đã trôũ thành những người bạn chí thân với tham sân si rồi đâu còn cách nào xa lánh chúng được nữa ? Lại nữa, uốn tre uốn thuôũ còn măng, chứ đợi đến lúc tre già mới chịu uốn thì đã quá trễ tràng rồi, lắm khi không uốn được, mà còn bị gẫy là chuyện thường. Lúc còn linh mẫn không chịu tập nhẫn nhục, đợi đến lúc những tập khí sân si đã chất chồng thì làm sao mà nhẫn nhục đây ? Bây giờ không chịu bố thí, đợi đến lúc cả thân lẫn tâm nầy đều đã trôũ thành những con ma tham lam bỏn xẻn, muốn hồi đầu cũng đã quá muộn. Ngay bây giờ không chịu điều tiết việc ăn, uống, ngủ, nghỉ, đến chừng thành heo thành chó rồi, muốn điều tiết cũng không được nữa rồi. 

Những người con Phật chơn thuần ! Hãy đến quỳ trước đài Vô Thượng Giác mà bẫm với Thế Tôn rằng: "Kính Ngài con đã thấy rồi Ánh Đạo Vàng của Ngài quả là bất khả tư nghì. Chính nhờ ánh đạo vàng ấy mà con cảm nhận được toàn diện sự biến chuyển từ một con người thành một ông Phật nơi Ngài. Quả Ngài là hiện thân của lòng đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, đại trí, đại dũng. Kính lạy Ngài ! Con quyết từ nay nương theo ánh đạo vàng của Ngài mà sống mà tu cho đến khi Ta Bà nầy không còn sổ bộ của con nữa. Con quyết từ nay làm lành lánh dữ, luôn giữ cho tâm ý nầy thanh sạch, luôn nhẫn, nhẫn, nhẫn, nhẫn những cái đáng nhẫn và nhẫn ngay cả những cái không đáng nhẫn, luôn nghĩ thiện, nói thiện, làm thiện, luôn buông bỏbuông bỏ ngã chấp, tướng chấp và pháp chấp, luôn thấy cái xấu của mình, chứ không thấy cái xấu của người, và luôn nhớ biết tội lỗi để mà sám hối ăn năn, quyết không làm tổn hại một ai, dù đó chỉ là những chúng sanh vô tình vô tri vô giác, không nói hoặc làm những điều khổ não hoặc tổn hại 

người khác. Kính lạy Ngài, con vẫn biết phàm phu chúng con, mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe, mũi vẫn ngữi, lưỡi vẫn nếm và thân vẫn xúc chạm, mà không bị nhiễm trược, quả là khó khăn vô cùng. Nhưng Chính Ngài đã dạy, hễ một ngày ta sống là một ngày ta đi gần đến nhà mồ. Như vậy chúng con đâu còn con đường nào khác hơn là phải tập không nhiễm trược ngay từ bây giờ. Thấy, nghe, ngữi, nếm, xúc chạm, mà không nhiễm trược, quả là thiên nan vạn nan, nhưng dưới Ánh Đạo Vàng của Ngài, chúng con xin từng bước thanh lọc. Ngay từ bây giờ chỉ thấy những cái đáng thấy, chỉ nghe những cái đáng nghe, chỉ ngữi, nếm và xúc chạm những cái đáng ngữi, đáng nếm và đáng xúc chạm mà thôi. Chúng con sẽ khó mà đoạn trừ được những cơn sân giận, nhưng chúng con xin nguyện sẽ sống tu trong tỉnh thức để mỗi khi sân giận nổi lên, liền biết ngay để mà dứt trừ. Vẫn biết phàm phu khó bỏ, hễ được khen thì vui sướng, còn bị chê thì buồn thì giận, nhưng khen, chê, xấu, tốt... tự chúng không biến được chúng ta thành phàm hay 

thành thánh, chỉ có chính ta mới làm được chuyện nầy mà thôi. Kính lạy Đức Thế Tôn, chính Ngài đã dạy phải tập bố thí để vượt thoát khỏi bờ mé của tham lam bỏn xẻn; phải trì giới để không vướng những hành động ác độc sai quấy; phải nhẫn nhục để không đốt cháy những công đức đã vun bồi từ bấy lâu nay; phải chuyên cần thiền định để có được cái trí tuệ mà vượt thoát cảnh giới si mê ngu dốt. Ngài đã dạy kỹ thế, nhưng Bạch Ngài ! Chúng con bố thí lúc có lúc không; hễ vui thì trì giới, còn buồn thì xả giới. Lắm khi tốt trời mới tới được chùa thọ Bát Quan Trai Giới, thế mà cứ mong cho được cái giờ xả giới để chạy ra chợ làm một tô phôũ có thịt chúng sanh. Con thiệt là tội nghiệp quá Ngài Ôi ! Nếu có ai làm mình nổi xung thiên lên thì cũng đã đành, nhưng lắm khi trời quang mây tạnh, thế mà sấm chớp trong con vẫn ầm ầm nổi lên, thật phàm phu khó bỏ quá, bẩm Tôn Sư ! Còn về thiền định thì ô hô ! Mới ngồi được dăm ba cử thiền là con chạy ngược chạy xuôi, chạy lên chạy xuống, chạy đông chạy tây để nhàn đàm 

hí luận, tự xưng thiền thầy thiền sư, như vậy thì làm sao mà vượt thoát cho khỏi được bờ mé của si mê ngu muội đây hôũ Tôn Sư

Kính lạy Đức Từ Phụ ! Nhiều khi con cảm thấy vô cùng hổ thẹn trước ánh đạo vàng rực sáng của Ngài. Ánh sáng đó, con người đó đã thành Phật, chuyện như mới hôm nào, thế mà chúng con không chịu thấy, không chịu biết, chỉ một bề cam tâm làm những con két học nói tiếng người. Ngài đã dạy rõ ràng đời là biển khổ, rồi Ngài còn chỉ dạy cho cặn kẻ vì đâu mà có khổ, làm sao diệt khổ để có được cuộc sống an vui và cuộc tu giải thoát. Thế mà con chỉ biết nói mà chưa bao giờ biết làm. Thậm chí còn lộng ngôn lộng ngữ cho rằng đời khổ, nhưng ai khổ, chứ con đang sung sướng hôm nay, và sẽ còn sung sướng ngày mai và dài dài, chứ có ngờ đâu khổ đau phiền não đang rình rập chờ đón con trên mọi nẻo đường con đi, nếu không hoạn nầy thì cũng nạn kia. Ngài đã dạy phải bình đẳng với chúng sanh mọi loài, và chính Ngài đã là một tấm gương rạng ngời. Ngài đã đối xử thật bình 

đẳng, thật khiêm cung từ tốn với mọi người, mọi loài. Còn con, con vẫn tự coi con là trung tâm vũ trụ, dưới mắt con không ai bằng mình. Thậm chí lắm lúc, con còn dám khinh tăng chê đạo nữa là khác. Quả là tội lỗi tày trời, chưa chắc gì địa ngục dám chứa con. Ngài dạy phải bố thí với tâm vô cầu và vô phân biệt, từ tài thí, pháp thí đến vô úy thí. Con thì ngược lại, chẳng những con không chịu bố thí, mà lắm khi con còn ác tâm chưôũi rũa những người đã giúp cho con có được cơ hội gieo ruộng phước điền nữa là khác. Đến chùa cúng dường, đợi phải gặp sư mới cúng, ví bằng không gặp được sư là con bỏ về, hoặc chỉ cúng chút đỉnh lấy lệ mà thôi. Con thật là quá quắc lắm rồi, bẩm Tôn Sư ! Lòng tham lam bỏn xẻn của con đã biến con thành một bãi sa mạc khô cằn, không còn lấy một giọt nước nhỏ cho ai. Ngài dạy tự lợi, lợi tha và Ngài đã tự lợi, lợi tha với tất cả bi, trí, dũng của Ngài. Ngài đã cứu khổ chúng sanh mọi loài, không sợ khó nhọc, không sợ tốn kém thì giờ, cũng như không phân biệt chủng loại và không thối chuyển

Nghĩ gì, nói gì, làm gì Ngài cũng vì chúng sanh mà làm. Còn con, ngay trong gia đình nhỏ, chưa chắc con đã làm được như Ngài, huống là độ tha mẫn chúng. Thế mà đi đâu đến đâu, con cũng một bề hô hào tự lợi lợi tha, cứu khổ ban vui. Ngài dạy dù thuận duyên hay nghịch cảnh, phải trì chí tu hành và quyết không thối mất Bồ Đề Tâm. Thế nhưng con chỉ hí hửng vui tươi với thuận cảnh, còn khi gặp nghịch duyên nghịch cảnh thì u sầu, rũ rượi. Ngài đã dạy rõ ràng "nhẫn" không phải vì sợ sệt hèn nhát, mà nhẫn vì người tu tập luôn trôũ về với cái thật tánh của con người là luôn yên lặng và an nhiên trước mọi sự, mọi việc, không hề bị lay động bôũi mọi hoàn cảnh bên ngoài. Nhẫn phải nhẫn cả về thân, khẩu, ý. Ngài đã ân cần chỉ dạy : "Nhẫn, nhẫn, nhẫn, trái chủ oan gia tùng thử tận." Thế mà cố gắng lắm con chỉ mới bước được vào rìa của thân khẩu nhẫn, còn ý nầy không làm sao nhẫn nỗi. Ngài dạy dù xấu hổ đớn đau thế mấy, vẫn phải nhẫn, còn con vì sợ mất thể diện hoặc vì tự ái, nên nhứt nhứt việc gì con cũng ồn ồn ào ào. Ngài 

dạy các điều ác chưa sanh, phải siêng năng làm cho chúng đừng sanh; còn những điều ác đã sanh, phải siêng năng làm cho chúng đoạn diệt. Con vẫn nghe, vẫn biết và vẫn hiểu những gì Ngài đã dạy, thế nhưng khó làm quá, bẩm Tôn Sư ! Tham, sân, si đã là bạn bè từ muôn vạn kiếp nên khó bỏ quá. Thế nên con đã quá nhiều lần cố tình làm ngược lại những lời dạy dỗ của Ngài. Những điều ác chưa sanh, con cố bươi cố móc sao cho chúng xuất đầu lộ diện, con mới chịu; khi chúng đã sanh rồi thì con lại cố tình nuôi dưỡng cho chúng tăng trưôũng lớn thêm. Ai lỡ đụng con một cái, dù đã có lời xin lỗi, con vẫn lớn tiếng dạy đời : "người đâu mà vô ý vô tứ đến thế." Thế là có cãi vã và ẩu đả. Còn những điều thiện chưa sanh, Ngài đã dạy phải làm cho chúng phát sanh, con vẫn biết và vẫn nhớ. Những điều thiện đã sanh, phải làm cho chúng phát triển và tăng trưôũng. Thế mà lắm khi vì cái "ngã" hoặc cái "của mình" to quá, nên con cứ ngoảnh mặt giết chết đi những điều thiện ngay từ trong trứng nước; còn những điều thiện nào 

đã lỡ làm rồi, thì con cũng chỉ vì danh vì lợi mà làm. Bố thí cúng dường thì ít khi lắm, bẩm Ngài ! Chỉ khi nào lỡ kẹt chỗ đông người, nên phải làm cho biết mặt và chỉ làm một cách dè sẻn và tiếc nuối. Kính lạy Đức Thế Tôn ! Con thật là quá quắc ! Thế mà ngày ngày con chưa bao giờ bỏ xót bốn câu: 

"Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ 

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn 

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học 

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành." 

Độ mình chưa xong, lấy gì độ ai ? Phiền não nơi tự tâm nầy chưa đoạn, lấy gì đoạn tận vô lượng phiền não của chúng sanh ? Tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng hãy còn tràn đầy, phương chi đạt thành Phật đạo Vô Thượng ? Thế mới biết và thấm với Ánh Đạo Vàng của Phật Tổ, thế mới biết chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng lấy mình. Tự chiến thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhứt. 

Kính laỵ Đức Thế Tôn! 

Không biết đây là lần thứ mấy triệu con kính bẩm Ngài về sự yếu đuốitội lỗi của con, con cũng không biết đây là lần thứ mấy triệu con đã nguyện và đã hứa với Ngài và với con, rằng quyết từ đây theo chân Ngài. Thế mà con vẫn cứ sống buông lung phóng túng, không biết gì đến tàm quí khiêm cung, không biết kinh vì tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến. Nhưng bẩm Ngài ! Con không còn nhiều thời giờ nữa đâu. Một ngày con sống là một ngày con chết, cuộc sống con hiện nay nào khác chi cá cạn nước, nhà mồ đã quá cạnh kề. Có lẽ lần hứa nầy nếu con không chịu tuân giữ, con sẽ không còn có lần nào khác nữa đâu để mà tuân giữ. Từ nay con xin nguyện tích cực lăn xả vào đời như Ngài đã lăn xả năm xưa, quyết yêu người yêu đời, quyết sống thật đẹp và thật sạch như cuộc sống của Ngài năm xưa, quyết rũ bỏ mọi danh vị quyền uy như năm xưa Ngài đã rũ bỏ, quyết sống trong từ bi hỉ xả và khiêm cung từ tốn, quyết nhẫn nhẫn nhẫn thì oan gia nào mà không dứt ? Nếu không được như 

Ngài, con cũng xin nguyện làm được một mô hình nhỏ của Ngài, để đem ánh đạo vàng vào đời sống hằng ngày với hoạt động an vui, sung sướng, hạnh phúctỉnh thức. Dù ai chọc mắt, móc tai, thọt mũi, banh miệng, con cũng sẽ đem lấy nụ cười Di Lặc mà ban rãi cho mọi người. Con nguyện sẽ hỷ xả tất cả từ oán thù, sân giận, đến tài, sắc, danh, thực, thùy, và ngay cả sanh mạng nầy, để lòng con và lòng người được nhẹ nhàng thanh thoát, để tâm con và tâm người được như như giải thoát. Con xin nguyện !!! 

402. ƯNG VÔ SỞ TRUỳ HAY 

NGÃ MAỳN CỐNG CAO

Lúc Đức Thế Tôn còn tại thế, Ngài đã đoán biết là về sau nầy, nhứt là về thời xa Phật, sẽ có vô số ma Ba Tuần len lỏi vào tứ chúng để diễu đạo khinh tăng, hầu phá nát sự an lạc của mọi người. Chúng sẽ đem những lời Phật và thầy tổ ra làm đề tài hí luận biện giải và diễu cợt cho qua bữa. Thật những lời dạy dỗ của Thế Tôn quả là không sai. Ngay cả chính nơi bản thân của những người tự cho là đã tu hành lâu năm cũng còn vướng phải cái vòng hí luận biện giải, huống là những người mới biết dăm ba chút về đạo ? 

Chính Đức Phật đã từng nhắc nhôũ tứ chúng rằng Ngài chỉ là một con người bình thường như mọi người, chỉ khác một điều là Ngài đã giác ngộgiải thoát khỏi mọi hệ lụy của khổ đau phiền não. Ngài không là thần thánh. Ngài không và sẽ không bao giờ cứu vớt được ai nếu người ấy không y nương theo những gì Ngài chỉ dạy mà tu hành. Có một hôm, sau biến cố 

Ma Đăng Già, Ngài kêu tôn giả A Nan lại mà chỉ dạy rằng: "A Nan ! Ông thấy chưa ? Đa văn quảng học, mà không tinh chuyên thực nghiệm những gì mình biết vào công cuộc tu hành của mình, chỉ làm khổ mình mà thôi." 

Đức Phật đã dạy quá rõ ràng rồi còn gì ! Chỉ có mình mới là nơi nương tựa duy nhất cho mình mà thôi. Đừng dựa vào bất cứ ai vì ngay cả Đức Phật mà còn không giải thoát dùm La Hầu La, huống là chúng sanh ? Người tu Phật chơn thuần hãy tự cầm đuốc lên mà đi. Đức Phật chỉ là người đã tìm ra đuốc sáng để soi đường dẫn lối cho quần sanh, chứ Ngài không đi dùm ai được. Giáo lý nhà Phật cũng như thế, ai muốn sống hạnh phúc an lạctu hành giải thoát, phải chính mình thực nghiệm tự thân, phải thanh lọc thân khẩu ý, chứ không nói suông mà được. Thế mà trong thời xa Phật nầy có quá nhiều người cố tình xem thường những lời chỉ dạy của Ngài. Đi đâu đến đâu họ cũng vỗ ngực xưng tên là tự thuôũ giờ họ chỉ thực hành rốt ráo một câu không sai chạy. Ấy là câu mà Lục Tổ Huệ Năng đã đại 

ngộ trong kinh Kim Cang

"Ưng vô s• trụ nhi sanh kỳ tâm." 

Không biết người đời nay có hiểu được chân thiệt nghĩa của câu nói nầy hay không ? Tuy nhiên, câu hỏi đã tự trả lời cho chính nó. Nếu ai đó dám vỗ ngực xưng tên rằng mấy chục năm nay mình chỉ ưng vô sôũ trụ nhi sanh kỳ tâm thì giờ nầy mình đâu như thế nầy ? Nếu không được như Lục Tổ Huệ Năng, thì ít nhứt cũng là rốt ráo lắm rồi vậy. Ưng vô sôũ trụ nhi sanh kỳ tâm có nghĩa là không vin vào chỗ nào hết để sanh tâm. Không vin vào sắc, không vin vào thinh, không vin vào hương, không vin vào vị, xúc, pháp mà sanh tâm. Người tu được như vậy không là rốt ráo, không là Phật chứ là gì ? 

Quả tình tội nghiệp cho chúng sanhngã mạn cống caovọng ngôn vọng ngữ. Thịt chúng sanh còn ăn mà dám nói không vin vào vị để sanh tâm. Giới không giữ mà dám nói không vin vào pháp để sanh tâm. Tham dục bỏn xẻn còn đầy mà dám nói không vin vào sắc, thinh, hương để sanh tâm. Niệm niệm 

dấy lên từng sát na, từ chớp nhoáng nầy đến chớp nhoáng khác. Một cử động nhỏ của thân thể cũng đã chất chứa vô số niệm đến niệm đi. Tâm viên ý mã chưa một lần được kềm cột mà dám lộng ngôn tự nhận "ưng vô sôũ trụ nhi sanh kỳ tâm." Thế mới biết được vì sao ngày nay vạn triệu người tu, chưa có lấy được một người thành Phật. Thế mới thấy những lời dạy dỗ năm xưa của Phật Tổ là không thể nghĩ bàn. Chúng sanhngã mạn cống cao, lúc nào cũng cho rằng ta đây là tài là giỏi, nên khinh thường những cái dễ, chỉ một bề đi tìm những lý thuyết cao siêu khó nghĩ khó làm. 

Ngày trước khi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đọc được mấy câu kệ của Thần Tú, dù Ngài bảo thẳng với Thần Tú rằng đây chỉ mới đến được bên ngoài cửa giải thoát, nhưng chính Ngũ Tổ đã ra lịnh cho chép truyền lại bài kệ cho tăng chúng y cứ theo đó mà tu hành. Ngũ Tổ đã thấy rõ sự khác biệt giữa Thần TúHuệ Năng, nhưng Ngài chỉ âm thầm truyền y bát lại cho Huệ Năng rồi khuyên Huệ Năng nên bỏ đi, còn Thần Tú Ngài đã giao lại cho cả một 

giáo đoàn, không phải Ngài sợ Thần Tú phá đạo vì một bậc đại sư như Thần Tú, làm gì có chuyện phá đạo. Tuy nhiên, Ngũ Tổ đã thấy quá rõ tâm của đa loại chúng sanh, Ngài đã gián tiếp bảo gì ? Chỉ cần y nương theo được Thần Tú cũng là một đại hạnh cho nhân loại lắm rồi vậy. Tuy nhiên, con người của thời buổi hôm nay, vì ngã mạn cống cao mà tự vỗ ngực xưng tên là ta tu theo Huệ Năng, ta chỉ "ưng vô sôũ trụ nhi sanh kỳ tâm." Kỳ thật, những kẻ ngã mạn ấy tu đến ba a tăng kỳ kiếp nữa, cũng chưa chắc gì đã nắm được chéo áo của Thần Tú, nói gì đến Huệ Năng ? Với Huệ Năng thì không gương không đài, chứ với những kẻ ngã mạn cống cao, gương thì trần ai phủ lấp từ vô thỉ, thế mà cứ vỗ ngực cho rằng chẳng có chỗ nào để dính bụi. Với Lục Tổ Huệ Năng, Ngài nói một cách an nhiên tự tại vì nơi Ngài gạo đã trắng, nước đã trong. Nơi Ngài là kinh nghiệm tự thân. Với Ngài, pháp chấp còn không có, huống là tướng chấp hoặc ngã chấp. Với Ngài, mọi vật hiện hữu nhưng không thật vì chúng chỉ là sự tổng hợp của những thứ vô 

thường. Còn với ta, ngã còn chấp, nói chi đến tướng và pháp. Huệ Năng biết rõ tấm gương là hư vô, trần ai cũng là hư vô, nên Ngài dám mạnh dạn nói rằng hư vô không có cách chi bám vào hư vô. Còn với ta, gương bụi lẫn lộn thì lấy tư cáchchúng ta có thể nói được như Huệ Năng

Thật tình mà nói, "thiền" lợi lạc cho bậc thượng căn thượng trí bao nhiêu, thì nó cũng tai hại bấy nhiêu cho những kẻ ngã mạn cống cao. Thiền đã đưa rất ít người đến giải thoát, nhưng chính nó đã làm cho vô số người cuồng. Tại sao vậy? Xin khẳng định, không phải tại thiền, mà tại vì bản chất cống cao ngã mạn cố hữu của chúng sanh. Thầy tổ tu hành rốt ráo, nhưng các Ngài không nói một lời. Phàm phu thì ngược lại, vừa biết chút ít về thiền thì đâm ra cống cao ngã mạn, rồi từ đó chỉ một bề nhàn đàm hí luận, chứ không chịu tu hành, thậm chí còn dong ruổi đó đây ăn thịt uống rượu, hoặc phá thầy hại đạo nữa là khác. Đã không tu đến nước đó thì thôi, đàng nầy còn ngụy biện cho sự ăn thịt uống rượu của 

mình. Nào là ta phải vào địa ngục để cứu độ chúng sanh, hoặc sôũ dĩ ta uống rượu là để cứu độ những người đang uống rượu. Nếu ta không uống rượu thì làm sao gần gủi họ được để mà cứu độ ? Đây chỉ là lối ngụy biện của những con ma Ba Tuần đang len lỏi vào phá hoại đạo pháp

Ngoài ra, những con ma Ba Tuần vừa kể còn bày trò đánh lận con đen. Thí dụ như chúng học thuộc lòng, rồi rảo bước đó đây lập đi lập lại những lời kim ngôn ngọc ngữ của Phật trong Kinh Hoa Nghiêm: "Tâm, Phật, và chúng sanh không phải là ba cái khác nhau." Hoặc giả "Luân Hồi và Niết Bàn không sai khác." Hoặc giả "Si mê và giác ngộ không có biên cương." Vâng Kinh Hoa Nghiêm là không thể nghĩ bàn. Phật, Thầy tổ và những bậc giác ngộ có thể nói được như vậy vì với Phật, tâm, Phật và chúng sanh đâu còn gì để nói. Với quý Ngài, đâu còn sự phân biệt nữa để mà si mê hay giác ngộ, luân hồi hay Niết Bàn ? Còn chúng sanh, một trăm niệm đã có đến chín mươi chín niệm là tham, sân, si, mạn, nghi, tà 

kiến, nên lấy gì để nói si mê không khác giác ngộ, hoặc luân hồi không khác Niết Bàn

Những người con Phật chơn thuần xin hãy thầm thầm tiến tu, hãy cố gắng kiểm soát cho được mình. Phải cố hiểu cho được chân thiệt nghĩa những gì mình đang nói, đang làm, dù ôũ chùa, ôũ nhà, ôũ chợ hay ôũ sôũ. Hãy cố giữ cho thân tâm mình thanh sạch. Phật không phải ôũ một nơi nào xa xôi diệu vợi. Phật cũng không phải là một danh từ trừu tượng không nắm bắt được. Khi tâm ta thanh tịnh thì ta không còn tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến nữa, lúc ấy những con đường ta đi qua sẽ toàn là Phật, những nơi ta đến cũng chỉ toàn là Phật. Xin hãy về nương ngay nơi ông Phật đó, để tiếp tục đi đến giải thoát rốt ráo. Hãy về nương nơi chánh pháp, để luôn luôn có được tình thương và sự hiểu biết chân thật, để ta luôn có đủ can đảm khiên cung từ tốn mà công nhận rằng ta hãy còn phàm phu, nên chi tu theo Thần Tú còn không kham, chứ đừng nói đến Huệ Năng. Hãy can đảm mà nhìn nhận rằng cái tâm phàm phu nầy khó lòng mà không vin vào sắc, 

thinh, hương, vị, xúc, pháp lắm. Thôi thì hãy lắng lòng nghe Thần Tú mà vin ít ít thôi, hoặc bớt vin lại để có một ngày không xa nào đó, ta sẽ ngững đầu lên mà cất bước theo Ngài Huệ Năng. Hãy can đảm lên mà nhận rằng lửa vẫn bừng bừng bốc cháy trong ta từ lửa tham dục, lửa hận thù, lửa ảo vọng... không cách chi đột nhiêndập tắt được, mà phải dập tắt một cách từ từ. Nên luôn nhớ như vậy, đạo Phật không có cống cao ngã mạn, ai còn cống cao ngã mạn, người ấy không phải là Phật tử mà cũng chưa tu theo Phật. Mong cho ai nấy đều một lòng về nương nơi Tam Bảo với tất lòng khiêm cung nhún nhường để cùng nhau tu và cùng nhau thành Phật

403. DUYÊN KHỞI 

Hằng ngày chúng ta than trời trách đất tại sao hết việc nầy đến việc nọ cứ dồn dập xãy đến cho chúng ta ? Tại sao chúng ta ăn hiền ôũ lành mà chúng ta cứ phải lãnh lấy những hậu quả không tốt ??? Có khi nào chúng ta chịu ngồi lại với chính ta để quán xét xem coi chúng ta đã làm những gì hằng ngày và những gì ta đã làm có góp phần vào những hậu quả mà ta phải lãnh chịu ngày hôm nay hay không? Có khi nào chúng ta chịu suy đi gẫm lại coi ta có bị thị dục cám dỗ chúng ta vào mê lộ của lợi danh quyền tước, của cải vật chất ? Có khi nào chúng ta chịu suy đi nghĩ lại xem coi trong tình nghĩa vợ chồng ta có gì sai sót không, hoặc trong tình cha nghĩa mẹ, con cái, anh chị em, bằng hữu, chúng ta đã hành xử ra sao ? Có khi nào chúng ta chịu xem coi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của ta đã ngày ngày thấy gì, nghe gì, ngữi gì, tiếp xúc gì và nghĩ gì ? Nếu chúng ta chịu khó quán sát những điều nầy tức là chúng ta đang tu theo đạo Phật, đang tu 

theo pháp quán nhân duyên của nhà Phật. 

Theo Phật, cuộc sống của chúng ta là một tiến trình sinh tồn được nuôi dưỡngsăn sóc bôũi mười hai nhân duyên. Chính mười hai nhân duyên nầy đã dẫn dắt chúng ta lăn trôi từ kiếp nầy qua kiếp khác, liên tục không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, trong Tương Ưng Bộ Kinh, Đức Thế Tôn đã xác định mười phương ba đời chư Phật đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ giáo lý duyên khôũi nầy. Phật đã dạy rất rõ ràng rằng hễ ai thấy duyên khôũi là thấy pháp, mà hễ thấy pháp là thấy Phật, thấy Phật nghĩa là gì nếu khônggiác ngộ Vô Thượng ? Lý "Duyên Khôũi" của nhà Phật rất đơn giản, dễ hiểu, nhưng lại vô cùng khoa học, chứ không mang một chút nào tính thần quyền mê tín. Do "vô minh" có "hành," do "hành" có "thức," do "thức" có "danh sắc," do "danh sắc" có lục nhập," do "lục nhập" có "xúc," do "xúc" có "thọ," do "thọ" có "ái," do "ái" có "thủ," do "thủ" có "hữu," do "hữu" có "sinh," do "sinh" có "lão," do "lão" có "tử." Cứ thế mà ta lăn trôi trong luân hồi sanh tử

Đức Như Lai đã thực nghiệm tự thân, đã trải qua nhiều kiếp sống. Ngài đã đoạn tận tham ái, nên Ngài không muốn thủ, hữu, sinh, lão, tử nữa. Như vậy toàn bộ khổ đau phiền não đoạn tận. Theo Phật, mọi việc trên đời nầy không có cái gì ngẫu nhiên mà đến, ngẫu nhiên mà xãy ra. Triết lý nầy rất đơn giảnthực tế. Hễ không có sanh thì không có lão, bịnh, tử. Do có sanh nên lão, bịnh, tử mới có nơi trú để khôũi lên. Do cái nầy có mặt, cái kia mới có mặt. Hễ cái nầy không có mặt, thì cái kia cũng không có mặt. Cái nầy sanh thì cái kia cũng sanh; hễ cái nầy diệt thì cái kia cũng diệt. Chỉ cần diệt được một trong mười hai mắc xích là ta đã phá tan sào huyệt của lũ giặc vô minh, sân hận, si mê, ngã mạn, cống cao, nghi hoặctà kiến. Đức Phật đã nhấn mạnh rằng chúng sanh vì không chịu ngồi lại quán sát giáo pháp duyên khôũi mà cứ mãi lấy huyễn làm chơn, lấy mê làm ngộ, lấy giả tạm làm vĩnh hằng, rồi cứ thế mà không thể nào vượt thoát ra được tam đồ ác đạo. Chúng ta cứ mãi mơ tưôũng thân nầy là tráng kiện đẹp đẽ, chứ ít 

khi chịu quán sát xem coi nó già đi chết đi từng sát na. Đâu có phải là chuyện huyền hoặc khó hiểu, mà nó cụ thể và trờ trờ ngay trước mắt mọi người. Hãy nhìn những lão ông lão bà, già yếu, suy nhược, răng long, tóc bạc, mắt mờ, tai điếc, chân tay run rẫy, gối mỏi chân chùn. Hãy thử hỏi xem các cụ đã có từng tráng kiện, mạnh khoẻ và đẹp đẽ hay không ? Nếu các cụ trả lời có thì ta nên nhận chân rằng sanh, lão, bịnh, tử là tất nhiên, là không tránh khỏi. Nói thì nói vậy, chứ cần chi phải hỏi. Ai trong chúng ta dám phủ nhận chuyện sanh, lão, bịnh, tử nầy ? Đức Thế Tôn đã dạy rõ ràng rằng sanh. lão, bịnh, tử là bốn cái khổ lớn của chúng sanh mọi loài. Ngài nói trong các kinh điển rằng khổ không do ai làm ra, mà duyên sanh duyên khôũi là nguyên nhân gây ra những ảo tưôũng khổ đau. Tại sao Thế Tôn lại nói khổ đau là ảo tưôũng ? Vì chúng không có thật. Ngặt vì chúng sanh quan niệm sai lầm về nhân sinh quan và vũ trụ quan nên cứ cho rằng ngẫu nhiên, hoặc tự nhiên sanh. Thậm chí có kẻ còn cho rằng vạn vật vũ trụ nầy là do 

một đấng thiêng liêng nào đó tạo nên, do đó bất cứ việc gì xãy ra cũng đều do đấng ấy cứu xét thưôũng phạt. 

Theo Đức Phật, trong vũ trụ nầy không có cái gì có thể tự nhiên hoặc ngẫu nhiên mà có, hoặc do đấng thần linh hay thiêng liêng nào sanh ra. Ngược lại, từ vật lớn đến vật nhỏ, từ hữu hình đến vô hình đều do duyên hợp mà có, duyên tan mà mất. Hiểu và biết rõ chư pháp tùng duyên sanh, thì con đường tiến tu của ta sẽ dễ dàng và thênh thang hơn. Hiểu như vậy ta sẽ không còn lấy làm lạ tại sao một người ăn hiền ôũ lành trong kiếp hiện tại mà vẫn bị hết tai ương nầy đến hoạn nạn kia. Những tai ương đến với họ trong kiếp nầy là những cái quả mà họ phải gặt cho những cái nhân bất thiện của đời quá khứ. Như vậy bây giờ người ấy ăn ôũ hiền lành, tức là người ấy đang tạo nhân lành cho kiếp lai sanh. Hiểu như vậy chúng ta sẽ thấy rõ ràng rằng trong đời quá khứ, do cái tâm phóng túng buông lung, bỏ mặc cho sáu căn nhiễm trược, duyên theo trần cảnh tạo nghiệp tham, sân, si, mạn, 

nghi, tà kiến, ác kiến, nên hiện đời phải lãnh thọ quả khổ. Bây giờ muốn tránh cảnh thọ lãnh, lãnh thọ trong đời tương lai, thì hiện đời phải ráng thanh tịnh lục căn, chẳng những không cam tâm buông lung cho chúng tạo nghiệp nữa, mà còn quyết sống tu đời hướng thượnggiải thoát

Tu là đang trên lộ trình đi ngược về hướng sanh tử, là đang cố gắng tận diệt những nhân đưa đến sanh tử. Hễ thấy tham ái khôũi, bèn biết và bèn diệt, ấy là tu. Tu là thấy rõ bản chất của chư phápvô thườngbản chất của con người là không có tự ngã. Có tự ngã làm sao được khi năm trước tóc đen, năm sau tóc lại bạc trắng. Tự ngã sao được khi hồi còn trẻ thì tráng kiện mạnh khoẻ, đến lúc già lại ươn yếu bịnh hoạn. Tự ngã gì lúc ghét lúc thương, lúc vui lúc buồn, lúc sướng lúc khổ, lúc nhớ lúc quên. Tự ngã phải là cái gì thường hằng bất biến và không thay đổi chứ; giả như vui thì vui mãi, sướng thì sướng mãi, trẻ thì trẻ mãi... Tóm lại, muốn hay không muốn trùng trùng điệp điệp mộng mị đều do nơi chúng ta

Thế Tôn đã dạy trong tất cả vạn vật, không một vật nào riêng biệt mà tồn tại được. Chúng phải nương tựa vào nhau mới thành được vật nầy hay vật khác, mà cái người cho phép chúng nương tựa vào nhau để thành hình, không ai khác hơn là ta. Nếu ta không cho phép chúng nương tựa vào nhau nữa, tất chúng phải rã tan. Hãy can đảmtinh tiến hơn hỡi những người con Phật, đừng cho phép mười hai mắc xích ấy dính mắc vào nhau nữa. Phật đã thoát ra khỏi cảnh ngộ chúng sanh bằng ngã nầy, vậy thì chúng ta, những người con Phật sẽ giải thoát bằng lối nào ? Xin hãy mạnh dạn dẹp bỏ đi chuyện đẹp, chuyện xấu, chuyện già, chuyện trẻ, giàu, nghèo ... Xin đừng tiếp tục tạo thêm điều kiện cho duyên khôũi nữa, để sớm trôũ về với Quê Hương Vạn Đại mà ta đã một lần lạc bước xa lìa

404. HÃY DỪNG LAỳI HỠI NHỮNG 

NGƯỜI CON PHẬT ! 

Giáo lý của Đức Thích Tôn Từ Phụ, dẫu đã trên 25 thế kỷ, dẫu chỉ nói về đời, đạo và cuộc tu hành giải thoát, cho đến bây giờ vẫn không bị lạc lỏng giữa tuyệt đỉnh của nền văn minh vật chất hôm nay. Cho dù khoa học kỹ thuật có cao tuyệt thế mấy, những tìm tòi của nó chỉ là những bước dò dẫm bên ngoài của những lời Phật dạy mà thôi. Dân tộc Việt Nam chúng ta đã thấm nhuần Phật pháp từ hơn hai mươi thế kỷ nay, thế thì tại sao những thế hệ Việt Nam chỉ mới đến xứ sôũ nầy chưa đầy một phần tư thế kỷ, đã cảm thấy bị lạc loài hoặc mất hút trong cái xứ sôũ non trẻ nầy ? Tại sao lại như vậy hỡ quý vị ? 

Có phải những phương tiện văn minh vật chất, những tủ lạnh, truyền thanh, truyền hình, phi cơ siêu âm, vệ tinh nhân tạo, hoặc những phi thuyền tối tân đang xô đẩy chúng ta chạy vào những cõi vô hồn vô cảm, để rồi tự chúng ta cảm thấy lạc loài mất hút trong cái 

xứ sôũ nầy chăng ? Hay vì lòng tham đã xô đẩy chúng ta vào trạng huống hôm nay ? Có người cho rằng nhờ "lòng tham" mà con người đạt đến những tiến bộ hôm nay. Họ cho rằng nếu không có "lòng tham" thì giờ nầy xã hội loài người vẫn giữ nguyên trạng thái "ăn lông ôũ lổ." Hoặc có người nghĩ rằng sống là phải chạy, càng chạy mau chừng nào, cuộc sống càng vững vàng chừng đó. Nhưng than ôi ! Phải chi "lòng tham" của con người có đáy thì cũng cam. Phải chi con người chạy mà biết lúc nào nên chạy chậm lại để có đủ trớn tiếp tục bước đi, rồi đứng lại, hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi thì cũng được. Đàng nầy lòng tham của con người không đáy, nó vô cùng vô tận. Đàng nầy con người hễ chạy là cắm đầu cắm cổ chạy miết, chạy không ngừng nghỉ, không biết đâu là điểm đến, chạy mãi và chạy mãi, đến một hôm lăn đùng ra chết mới chịu thôi. Thôi vì không còn thể chạy được nữa, chứ không phải thôi vì không còn muốn chạy nữa. 

Con người chúng ta vì mãi mê chạy theo những thúc bách của vật chất mà quên mất đi rằng thân nầy nhỏ bé mong manh quá, kiếp nầy chóng qua đi như làn điển chớp. Cuộc sống ta nào có được trăm năm, thế mà ta lại đi toan tính chuyện ngàn năm, thậm chí có người còn tính chuyện trường sanh vĩnh cửu, làm sao được đây hôũ quý vị ? 

Hãy dừng lại ôũ một góc nào đó của cuộc đời để suy gẫm về chính mình, để xem coi sự thật mình là ai ? Đến đây làm gì ? Sẽ ôũ lại đây bao lâu ? Sẽ đi lúc nào ? Và lúc đi sẽ đi về đâu ? Có lẽ không ai trong chúng ta có thể tìm ra được câu trả lời thỏa đáng cho những vấn đề trên, nhưng ít nhứt chúng ta cũng biết tập dừng lại để suy gẫm, từ đó có thể tìm ra một hướng đi hướng thượng cho cuộc sống hiện tạicuộc đời nối tiếp. Đức Thích Tôn Từ Phụ đã từng dạy tứ chúng rằng lòng tham và sự dong ruổi của chúng sanh, nếu đem chất lại với nhau thì tam thiên đại thiên thế giới vẫn không đủ chỗ chứa. Cũng chính vì thế mà trong Kinh Bảo Vũ, Đức Thế Tôn đã căn dặn các vị Bồ Tát 

rằng : "các pháp do nhân duyên hòa hợp mà sanh mà diệt, các ông nên biết rõ như vậy để đi thẳng vào thế gian chẳng những không sợ hãi, mà còn tinh tiến tu hành." Chỉ có biết rõ như vậy mấy ông mới có cơ tháo gôõ được những cái tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ giả... và từ đó mới mong tránh được những tạo tác, dù lành hay dù ác; hoặc giả tránh được những cảm thọ, dù sướng hay dù khổ; tránh được những tham dục, sân hậnsi mê. Thật vậy, nếu những người con Phật chịu lắng lòng nghe theo lời Phật dạy thì không có gì để cho chúng ta tham, cũng không có gì để cho chúng ta sân si hoặc sợ hãi cả. Chính vì vô minhchúng ta đã biến những cái đáng lý không có gì buồn phiền thành ra buồn phiền, những cái đáng lý không có gì đáng sân hận thành ra sân hận, những cái không khổ thì lại cho là khổ, ngược lại những cái khổ thì lại lấy làm vui, vân vân và 

vân vân. Lại nữa cũng chính vì vô minhchúng ta lấy vô thường tạm bợ làm vĩnh hằng trường cửu, lấy bất tịnh làm thanh tịnh, lấy tà 

làm chánh. Cũng chính vì vô minh mà dù có tu cả trăm kiếp, chưa chắc chúng ta đã dứt trừ được lòng tham dục, hoặc chưa chắc gì chúng ta chế ngự được phàm tâm thế tánh của mình. Có khi đã tu vạn kiếp, mà chỉ vì một phút mê mờ, thả tâm ý dong ruổi về những phương trời vô định, để rồi thanh tịnh không theo chỉ một bề tưôũng nhớ đến lục dục. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý môũ toang cho những thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và tư tưôũng tự do khống chế và hành hạ chúng ta

Những người con Phật chơn thuần hãy lắng lòng suy gẫm lại những lời dạy đơn giảndễ hiểu của Phật Tổ: "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý" Đừng làm các điều ác, hãy làm các điều lành và giữ cho tâm ý thanh sạch. Những người con Phật quyết luôn thấy như vậy để nhứt tâm không để cho tâm nầy buông lung phóng túng nữa. Đừng đợi đến lúc Tử Thần đến gọi mới chịu "dừng," thì e rằng không còn kịp nữa. Những người 

con Phật chơn thuần hãy cương quyết "dừng" ngay từ bây giờ. Trong một buổi giảng pháp • 

đạo tràng Huệ Quang, Santa Ana, thầy Thích Minh Đức đã giảng cho đại chúng một bài pháp thật ngắn, thật gọn, thật đơn giản, nhưng bao hàm cả một triết lý sống động: "Nếu trên đường đời, bạn chỉ biết chạy và chạy cho thật nhanh, chứ không biết chậm lại, rồi đi, rồi đứng, rồi ngồi nghỉ, bạn sẽ là những người khổ sôũ nhứt trần gian." 

Xin các bạn hãy đi chậm lại, để thấy rằng từng bước thiền du của cõi Ta Bà nầy không thua chi những bước chân an lạc nơi cõi nước Tịnh độ. Hãy đứng lại ngắm nhìn bạn và những người quanh bạn để thấy rằng cõi nước bạn đang ôũ, cũng êm đềm không thua chi cõi Tây Phương Cực Lạc. Hãy ngồi xuống lắng nghe chính bạn và những người quanh bạn, để thấy rằng những tiếng nói ấy nó thanh tao hòa điệu không thua chi những tiếng ríu rít của những loài Ca Lăng, Tần Già, Cọng Mạng của cõi nước A Di Đà

Những người con Phật, không tiêu cực chán đời hoặc yếm thế, nhưng cương quyết không chạy theo những thúc bách của vật chất

không lấy cái hữu hạn của thân nầy mà thỏa mãn những cái vô hạn vô đáy của lòng tham. Những người con Phật vẫn mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc cho cuộc sống, nhưng chỉ làm 5 ngày một tuần, nếu được, còn lại 2 ngày cuối tuần chừa lại lo cho tâm nầy và những người quanh mình. Trong hai ngày đó chúng ta quyết làm những việc đáng làm, ngay từ bây giờ. Nếu không có gì thực sự thúc bách, chúng ta nên làm như vậy lắm quý vị ạ ! Coi vậy mà chúng ta không còn nhiều thì giờ nữa đâu. Hãy cố gắng thật nhiều hỡi những người con Phật. 

405. "SỐNG THIỀN" VÀ "NÓI THIỀN" 

Tự cổ chí kim đã có quá nhiều định nghĩa cho "thiền." Thiết tưôũng ôũ đây chúng ta không cần thêm chi một định nghĩa nữa cho mệt tâm mệt óc. Ngược lại, chúng ta sẽ chỉ nói đến những cái thực tiển của thiền được áp dụng vào cuộc sống cuộc tu mà thôi. Trên tinh thần đó, thiền là cuộc sống trọn vẹn với những giây phút tuyệt vời của hiện tại. Trong thiền không có quá khứ, mà cũng chẳng có tương lai, vì quá khứ đã qua rồi và tương lai thì chưa tới. Thiền đúng nghĩa của nó không dành để thực hiện trong các thiền đường hay đạo tràng. Vì nếu ngồi thiền mà được thành Phật thì từ khi Phật thành đạo đến nay đã có không biết bao nhiều người thành Phật mà kể. Quả đúng như một bài học mà Ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng đã dạy cho Mã Tổ năm xưa: "ngồi thiền mà muốn thành Phật cũng giống như lấy gạch mà muốn mài cho thành gương vậy." Tu học, dù 

cho tu thiền hay tu bất cứ thứ gì, đều lấy sự tự nhiên hướng thượng làm đầu. Ngồi thiền để mong thành Phật thì nào có khác chi những vọng chấp vọng cầu của thường tình thế tục ? Mỗi ngày đều ngồi mấy tiếng mà không chịu sống đời hướng thượng, không chịu buông bỏ những hơn thua danh lợi quyền thế, không chịu cãi sửa những thói hư tật xấu nơi bản thân bản tâm, tự mình cô lập với thói ngã mạn cống cao..., ngồi thiền như vậy, ngay cả bản thân mình cũng chả có lợi ích, chứ đừng nói đến lợi lạc gì cho ai ? "Sống thiền" đúng nghĩa của nó thì ngược lại, thiền có mặt ôũ mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Mỗi cái nhấc chân cất tay của chúng ta đều phải có mặt của thiền quán, thì cuộc sống cuộc tu ấy mới được gọi là trọn vẹn. Từng niệm khôũi lên cần phải có mặt của thiền quán thì niệm ấy mới được gọi là chánh niệm

Với thiền, mọi sự mọi việc sẽ tuần tự trôi qua một cách vô phân biệt, chứ không còn bị phàm tâm chi phối nữa. Trong Kinh Kim Cang, Đức Thích Tôn Từ Phụ đã ân cần dạy dỗ tứ 

chúng rằng: "Không và sẽ không bao giờ nhìn thân tướng Như Lai mà thấy được Như Lai." Ngài đã chỉ rõ ràng rằng giáo pháp Như Lai chỉ là những chiếc bè, đưa chúng sanh lên bờ giác ngạn, đừng chấp, đừng phân biệt mà thêm vướng mắc. Thiền không còn bị những mốc thời gian vô nghĩa quấy phá nữa. Năm, tháng, phút, giây và ngay cả sát na, không có nghĩa lý gì cả. Người biết sống thiền là người biết sống trọn vẹn với những giây phút hiện tại, là người biết bỏ mặc cho ngày là ngày và đêm là đêm. Con người ấy ấy luôn sống trong tỉnh thức. Người ấy thấy và biết tất cả những gì đang diễn tiến; tuy nhiên, chỉ thấy và biết như một nhân chứng, chứ không buồn ôm giữ, không buồn chạy theo, mà cũng không buồn xô đuổi. Người ấy sống thật với chính mình, chứ không xô đuổi cái nầy để nắm bắt cái kia. Những nguồn tư tưôũng nếu có, cứ để mặc cho chúng tự nhiên dấy lên rồi tự nhiên chìm xuống. Chúng ta có thể thực tập điều nầy trong thiền đường hay đạo tràng; tuy nhiên, còn nhiều thứ mà chúng ta không thể nào tìm thấy 

một cách chân thật nếu chúng ta chỉ ngồi bất động để nhận biết dòng suy tưôũng. Ngược lại, chúng ta phải đi xa hơn thiền đường hay đạo tràng, chúng ta phải đi thẳng vào dòng đời mới mong tìm thấy được chân thiệt nghĩa của "thiền." Người biết sống thiền là người luôn sống với từ bi, bác ái, khiêm cung từ tốn thay vì tham lam, bỏn xẻnđộc ác. Người biết sống "thiền" là người không la to nói lớn trong khi có thể ăn nói bình thường, không nói lời giận dữ hung hăng trong khi có thể nói năng mềm mỏng, không tìm cách gây gỗ với ai trong khi có thể giải quyết sự việc một cách ổn thỏa. Người biết sống thiền chỉ suy nghĩ khi cần phải suy nghĩ, chỉ nói khi cần phải nói, và chỉ làm khi cần phải làm. Tuy nhiên, dù nói hay dù không, nhứt nhứt đều trong chánh niệm. Nói năng trong chánh pháp, mà im lặng cũng trong chánh pháp, ấy là cách thiền cao tuyệt nhứt. Người ấy vẫn lặng lẽ tiến bước giữa lòng xã hội ồn ào loạn động, mà tâm vẫn an lạctự tại. Ngồi yên lặng theo dõi hơi thôũ và tư tưôũng trong thiền đường hay đạo tràng xem 

ra còn dễ, chứ xông xáo bên ngoài xã hội, mà tâm ý lúc nào cũng hướng thẳng vào nội tại, 

hoặc sống trong hối hả quay cuồng mà không quay cuồng hối hả; sống trong ồn ào huyên náo mà không ồn ào huyên náo; sống trong tranh đua hơn thiệt mà không hơn thiệt tranh đua, quả là thiên nan vạn nan

Những người con Phật chơn thuần đừng lầm lẫn giữa "sống thiền" và "nói thiền." Người "nói thiền" là người có hiểu biết, lắm khi uyên bác về thiền, nhưng sự hiểu biết ấy chỉ được đem ra để nhàn đàm hí luận, chứ ít khi được thực nghiệm vào tự thân. Người "nói thiền" hoặc còn được gọi là những con ma trơi trong nhà thiền, luôn bị cuộc sống hằng ngày lôi kéo vào những sinh hoạt loạn động, luôn hướng ngoại cầu hình, chứ chả bao giờ biết quay trôũ về với chính mình, luôn bị quá khứ ám ảnh và tương lai lôi kéo. Người "nói thiền," vì chỉ nói chứ chả hành nên cái "ngã" vẫn là chướng ngại. Chính vì thế mà người "nói thiền" luôn bị ràng buộc bôũi những vui, buồn, thương, ghét, giận hờn, ganh tỵ, bươi 

móc chuyện người, khoe khoang chuyện mình, hoặc những nỗi sợ hãi bất an của thường tình thế tục. Ngược lại, người biết "sống thiền" lắm khi biểu nói về thiền, người ấy chả nói được gì. Mà kỳ thật, thiền mà nói được thì không còn là thiền nữa. Người ấy chỉ biết là mình đang trải qua một tiến trình thanh lọc thân khẩu ý một cách tích cực và cao tuyệt. Tiến trình ấy chỉ có thực nghiệm tự thân mới cảm biết được, chứ không và không bao giờ giải thích được bằng lời. Cũng chính nhờ tiến trình ấy mà Thái Tử Tất Đạt Đa đã thành Phật. Như vậy những người con Phật hậu bối chúng ta há có con đường nào khác hay sao ? Những người "nói thiền" kỳ thật là những con người đang mê sảng trong ngôn tự của chính họ, đang tự thôi miên chính họ vào một trạng thái u mê. Đó là những con người túy sanh mộng tử (sống say chết mộng), đang lạc loài trong xã hội của 

chính họ. Ngược lại, những người biết "sống thiền" là người biết điều phục thân, khẩu, ý sao cho thanh sạch, người biết thúc liểm thân tâm không cho thị dục đè bẹp, người biết tự 

mình vượt thoát khỏi những trạng thái vui, buồn, thương, ghét, giận hờn, mai mỉa, vân vân, để có được cuộc sống tỉnh thức, an nhiêntự tại hơn. Người ấy luôn biết rằng tất cả mọi sự mọi việc trên đời nầy, ngay cả chánh pháp, chỉ là những sản phẩm phụ không quan trọng, chỉ là những phương tiện giúp đưa con người vượt thoát ra khỏi mấu chốt cuối cùng của sức hút "luân hồi sanh tử," không hơn không kém. Người biết "sống thiền" luôn nhớ rằng ngày nào mà tâm nầy còn bợn nhơ và thân nầy còn bị trói buộc bôũi thị dục của thế gian, ngày ấy chúng ta vẫn chưa thấy được bản chất thật sự của tất cả vạn pháp, ngày ấy chúng ta vẫn còn bị sức lôi cuốn của "luân hồi sanh tử," ngày ấy chúng ta chưa có giải thoát. Đừng nói dông dài chi vô ích. Người biết "sống thiền" là người luôn biết và luôn nhớ rằng không một sức mạnh ngoại lai nào có thể gây ra vui, buồn, thương, ghét, giận hờn, thiện ác, hoặc khổ đau phiền não cho ta, mà chỉ có tâm nầy thức nầy đã đưa dẫn chúng ta đến những trạng thái đó mà thôi. Người biết "sống 

thiền" không hành thiền để mai sau giải thoát, mà là giải thoát ngay trong đời nầy kiếp nầy, lại càng không lui ẩn vào rừng sâu núi thẳm để trốn đời tránh hoạn. Ngược lại, người ấy đi thẳng vào lòng xã hội, nơi có đủ chướng duyên nghịch cảnh, nơi mà họ có nhiều cơ hội để tu tỉnh tâm nầy hơn. Như vậy người biết "sống thiền" là người biết sống một cách thiện lành và trọn vẹn cho mình, cho người và cho đời. Đã nói là "sống thiền" thì cái thiền đó phải được trau dồi từ ngày nầy qua ngày khác. Nếu nay thiền mai nghỉ thì không được gọi là "sống thiền," chứ đừng nói chi là chỉ nói suông mà chưa từng hành bao giờ. Người biết "sống thiền" là người luôn biết giữ chánh niệm, dù bất cứ trong tình huống nào. Người ấy không bị cảnh trí bên ngoài chi phối. Ngay cả chính tư tưôũng bên trong họ, cũng không lôi kéo được họ. Người biết "sống thiền" luôn tự tin chính mình. Mình là mình, là hải đảo duy nhứt cho mình quay về nương tựa. Tỉnh thức hay không tỉnh thức, tươi mát hay không tươi mát, an nhiên hay không an nhiên, tất cả đều 

do tự mình, chứ không ai có đủ khả năng tạo được những trạng thái nầy cho mình cả. Dù • nơi sơn lâm cùng cốc hay chốn phồn hoa đô hội, chư pháp vẫn vậy. Chư pháp của năm 2000 không sai khác chư pháp ngày Đức Từ Phụ thị hiện. Bụi cây, khóm trúc, con đê, bờ ruộng, mây trắng, trăng trong của ngày Phật thành đạo, không sai khác bụi cây, khóm trúc, con đê, bờ ruộng, mây trắng, trăng trong của thời văn minh hỏa tiển nầy. Chỉ khác một điều là ôũ Phật, tất cả đều tỉnh lặng, vì Ngài thực tập thiền duyệt không ngừng nghỉ, ngay cả lúc mà Ngài đã sắp đạt thành đạo quả. Ngài kiên quyết không dừng lại ôũ bất cứ quả vị nào, nếu quả vị ấy không phải là quả vị Phật. Còn chúng ta thì sao ? Chúng ta đã không mai mắn, sanh ra trong thời không có Phật, thế mà còn ngã mạn cống cao, coi người như cỏ rác, nẻo đạo không bước, chỉ dẫm lên đường tà, thế mà chúng ta nào biết kinh vì. Chỉ ngày ngày dong ruổi đó đây, hết tạo loạn chỗ nầy, đến gây động chỗ khác, thật là đúng như lời Phật dạy, vô tình hay cố ý, chúng ta tự biến mình thành 

những con ma trơi nhà thiền, dong ruổi đó đây giết đạo, phá pháp, hại tăng. Ở đây không dám quơ đủa cả nắm; tuy nhiên, thật tình mà nói, đa số những kẻ chỉ biết "nói thiền" là những người chỉ một bề dong ruổi đó đây, chỉ biết ngày ngày phô trương dáng vẻ bề ngoài, chỉ biết nhà cao cửa rộng, chỉ biết quyền uy chức tước, vân vân. Những kẻ đó, có thể có ngồi hằng giờ, khoanh chân xếp bằng, cũng bằng đủ tư thế từ kiết già đến bán già, nhưng chưa bao giờ họ thiền, vì thiền không chỉ là ngồi như khúc cây cục đá. Thiền là an trú trong chánh niệm, từ đi, đứng, nằm, ngồi, đến lau nhà, quét sân, trồng rau, viết sách, dịch kinh... Đúng như lời chỉ dạy của Đức Thế Tôn là không bao giờ có giác ngộ ngoài sự sống, không có bồ đề ngoài phiền não, không có niết bàn ngoài ta bà...Hãy nhìn cách đi, cách đứng của Đức Từ Phụ năm xưa mà bắt chước. Ngài vẫn đi, đứng, nằm, ngồi như bao nhiêu người khác, chỉ khác có điều là đang đi thì Ngài biết là Ngài đang đi, đang làm gì thì Ngài biết là Ngài đang làm cái đó. Đây cũng là mấu chốt 

quan trọng cho những ai muốn cầu đạo vô thượng, muốn chỉ "sống thiền," chứ không "nói thiền." 

Đừng ai nói mặc dù bên ngoài tôi la lối ồn ào, nhưng bên trong tôi tỉnh lặng như như. Làm gì có chuyện nghịch lý nầy h• quý vị ? Người con Phật chơn thuần sẽ không bao giờ bám víu vào kiểu lý luận tà vạy nầy. Nếu biết mình chưa được như như tại tại, cứ mạnh dạn nhận biết như vậy, vì làm được như vậy, mình mới có cơ hội sửa chữa tự thân tự tâm, để trôũ thành người tốt hơn. Đừng lần lựa nữa hỡi những người con Phật ! Chính Đức Từ Phụ đã từng khẳng định trong các kinh điển của Ngài : "Phật tánh ôũ Phật thế nào, thì Phật tánh ôũ chúng sanh cũng như thế ấy, không sai khác." Tất cả chúng ta đều có khả năng thành Phật nếu chúng ta chịu "sống thiền," ví bằng ngược lại, nghĩa là chỉ biết "nói thiền," thì cho dù có làu thông tam tạng kinh điển, chúng ta vẫn là những con ma trơi trong nhà thiền, không hơn không kém. Tại sao chúng ta dám mạnh dạn nói rằng những kẻ "nói thiền" là những con 

ma trơi nhà thiền ? Vì cho dù họ có nói giỏi thế mấy về tánh vô thường vô ngã của vạn sự vạn vật, họ cũng cố tình không muốn thấy thực tánh của vô thường vô ngã. Nếu có chăng, họ chỉ thấy qua những sách vôũ mà họ đã dày công nghiên cứu. Người biết "sống thiền" thì ngược lại, người ấy thấy rõ tiến trình của vô thường đang xãy ra trong từng sát na, ngay cả những sát na mà họ đang sống trong hiện tại. Người ấy luôn biết rằng chúng ta không có con đường nào khác để lựa chọn, chúng ta phải sống với vô ngã, vì không có vô ngã, sẽ không có sự hiện diện của bất cứ sự vật gì trên đời nầy. Kỳ thật, mọi sự mọi vật trên đời nầy đều tương duyên với nhauthành hìnhhoại diệt. Không có ánh sáng sẽ không có sự sống, cũng như vậy, không có nước cũng sẽ không có sự sống. Cái nầy có, thì cái kia có; cái nầy không thì cái kia cũng không. Người biết "sống thiền" luôn thấy được như vậy, nên chi họ rất trân trọng mọi sự mọi việc trên cõi đời nầy, họ luôn cảm biết và cảm thấy rằng tất cả mọi sự mọi việc trên đời nầy 

đã đều góp phần tạo nên chính cuộc sống của họ. Theo nhà Phật, người thấy được và sống được như vậy là những người đang sống tỉnh thứcgiác ngộ, là những người đã nắm được chìa khóa giải thoát, đang đập tan được sự u mê của phàm tục để nhập thánh. Những người ấy đang làm một cuộc trôũ về tìm lại chân như thực tánh của chính mình. Người biết "sống thiền" luôn biết rằng cuộc sống của người giác ngộgiải thoát phải được kết thành bôũi những phút giây hiện tại tuyệt vời. Vì hiện tại tuyệt vời sẽ trôũ thành quá khứ tuyệt vời, không có gì để cho chúng ta phải thao thức và tiếc rẽ. Cũng như vậy, hiện tại tuyệt vời rồi sẽ tự diễn tiến để trôũ thành tương lai tuyệt vời cho chính cuộc sống nầy. Thật vậy, nếu chúng ta không có những giây phút tuyệt vời của hiện tại, khó mà chúng ta tìm được một tương lai tuyệt vời lắm, vì tương lai được làm bằng những chất liệu của hiện tại. Người biết "sống thiền," dù chưa vượt thoát được ra ngoài vòng luân hồi sanh tử đi nữa, vẫn cỡi trên nó mà đi một cách an nhiêntự tại. Bản chất của người "nói 

thiền" đa phần là đắm mình chẳng những trong các cuộc nhàn đàm hí luận, mà còn bơi lội trong dục lạc của trần thế. Họ có đầy đủ những tham đắm truy cầu cái gì họ ưa thíchsẳn sàng ghét bỏ những gì họ chán chê. Ngược lại, người biết "sống thiền," vẫn biết thưôũng thức những ưu đãi của thiên nhiên, vẫn biết thưôũng thức những ánh trăng trong, những con đê, bờ ruộng, những bữa cơm ngon, tiếng nói tiếng cười đùa đầy nhựa sống, nhưng người ấy không bị ràng buộc bôũi bất cứ thứ gì. 

Tóm lại, người "nói thiền" có thể tham, sân, si, ngã mạn cống cao, nghi hoặc, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng còn đầy; chứ 

người biết "sống thiền" thì luôn phóng xả lợi sanh, luôn khiêm cung từ tốn, luôn từ bi bác ái. Người "nói thiền" có thể làm tổn hại đến người khác, chứ người biết "sống thiền" luôn vì hạnh phúc an vui của người mà sống mà tu. Người "nói thiền" còn có thể sát sanh hại vật 

để nhét vào cái nghĩa địa lưu động của của chính mình. Ngược lại, người biết "sống thiền" luôn vun trồng sao cho vườn hoa Vô Ưu được 

đâm hoa kết trái giác ngộgiải thoát cho mình, cho người và cho đời. Con người ấy cũng sống một cuộc sống bình thường như bao con người khác; tuy nhiên, bên trong cái vỏ bình thường của người biết "sống thiền" ấy là cả một vũ trụ bao lacon người ấy đã hòa nhập vào chân lý của vũ trụ từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày mà người ấy kinh qua. Con người ấy nếu chưa giải thoát hoàn toàn thì ít nhứt cũng đã xử dụng được phần nào cái tuệ giác mà mình đã một lần dại dột lãng quên, hoặc giả đã đẩy lùi được những hệ lụy của khổ đau phiền não ngay trong những giây phút hiện tại nầy. Hãy suy nghĩ lại đi hỡi những người con Phật ! 
 
 
 
 
 
 

406. ĐÚNG NGHĨA GIẢI THOÁT 

Đức Thích Tôn Từ Phụ đã từng khẳng định trong các kinh điển của Ngài: "Nước biển chỉ thuần một vị mặn, thì giáo pháp của Phật cũng chỉ thuần một vị giải thoát." Đức Thế Tôn ngụ ý gì khi khi Ngài nói như vậy ? Có phải Ngài muốn nói đến giải thoát về cái Niết Bàn xa xăm nào đó chăng ? Vâng, Ngài muốn cho ai nấy đều cũng được như Ngài, khi bỏ nhục thân nầy, sẽ được về cõi tịnh tịch của vô ưu, vô sanh và vô diệt. Tuy nhiên, thế gian nầy có mấy ai làm được chuyện nầy ? Như vậy không lẽ những lời dạy dỗ của Ngài chỉ để dành cho "không có mấy ai" đó sao ? Trong thế giới Ta Bà ngũ trược ác thế nầy, hạng bậc có khả năng tu thành Phật, Bồ Tát, hay Thanh Văn Duyên Giác chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn thì hằng hà sa số những kẻ tầm thường. Thế nên chính Đức Từ Phụ đã từng khẳng quyết rằng: "nếu đạo nầy chỉ dành cho tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni, thì ta đã không thị hiện làm gì. Đạo nầy phải là đạo của chúng sanh vạn loài." Khi 

nói như vậy, Ngài muốn ngụ ý gì ? Ngài muốn nói rõ cho mọi loài, mọi người biết rằng : "Mỗi người đều có Phật tánh. Phật tánh ôũ Phật thế nào, thì Phật tánh ôũ chúng sanh cũng thế ấy, nó không lớn hơn, không nhỏ hơn hay không cao không thấp hơn. Phật tánh ấy nó trong sáng như bầu trời không vướng lấy một cụm mây, nó rộng lớn và bao trùm cả tam thiên đại thiên thế giới, nó trong sạchkỳ diệu vô cùng. Phật tánh ấy chính là sự hiểu biết chân thật không vướng mắc, không thiên lệch, hoặc giả là niềm an vui tự tại của sự trống vắng mọi hệ lụy của khổ đau và phiền não." Như vậy đúng nghĩa của chữ "Giải Thoát" mà Phật nói ôũ đây là gì ? Vâng, cái mục tiêu tối hậu của giải thoát phải là Niết Bàn tịnh tịch, nơi trống vắng mọi hệ lụy của khổ đau và phiền não, nơi chỉ có vô ưu, vô sanh và vô diệt. Tuy nhiên, mục tiêu giải thoát hiện tại của những người con Phật là thoát ra khỏi mọi hệ lụy của khổ đau và phiền não của thế giới Ta Bà nầy, là sống trong trần lao mà không bị trần lao lôi cuốn, sống trên vật chất mà không bị vật chất bức 

bách. Chính vì thế mà ngoài những kinh điển tối thượng thừa, Phật đã dạy rất nhiều về cách ăn ôũ và cư xử thế nào cho đúng với lẽ phảiđạo làm người. Không phải lúc nào Phật cũng giảng về Vô Ngã, Tánh Không hoặc Bát Nhã, mà đa phần Ngài dạy cho chúng sanh thấy đâu là khổ, do đâu mà có khổ, khổ chồng chất lên chúng sanhcon người thế nào, làm sao diệt khổ để có được cuộc sống an nhiên tự tại ??? Kỳ thật, ngay sau khi giác ngộ hoàn toàn, Đức Phật đã giảng cho năm anh em Kiều Trần Như về thuyết Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo). Như vậy quan tâm hàng đầu của Phật là làm sao giáo hóa được đa số chúng sanh để họ cũng có được cái thấy cái biết của Ngài, để ít nhứt cuộc sống của họ, nếu là tại gia thì an lạc tỉnh thứchạnh phúc, nếu là xuất gia thì sẽ được miên trường giải thoát như Ngài. Quả là một hạnh nguyện cao tuyệt ! 

Như vậy giáo lý nhà Phật, nếu nói thậm thâm thì rất ư là thậm thâm, nếu nói thực tiển thì cũng rất ư là thực tiển. Tương tự như vậy, "Giải Thoát" trong đạo Phật có thể là Niết Bàn 

tịnh tịch, mà cũng có thể đơn giản như sự côũi bỏ những ràng buộc của thường tình thế tục; sự ràng buộc của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng; côũi bỏ mọi hệ lụy của khổ đau phiền não. Theo lời Phật dạy, hễ chúng ta côũi bỏ được toàn bộ những rác rưôũi nầy là chúng ta có được sự toàn giác; tuy nhiên, chúng ta từ vô thỉ đã lăn trôi tạo nghiệp và làm bạn với tham, sân, si ... bây giờ biểu côũi bỏ tất cả cùng một lúc, e rằng khó quá. Vậy thì hãy cố mà côũi bỏ được cái nào hay cái đó, được cái nào tốt cái đó. Đây là cách giải thoát thực tiển và dễ làm nhứt cho những đứa con tại gia

Muốn côũi bỏ tham, sân, si và thoát khỏi mọi hệ lụy của khổ đau phiền não, những người tại gia phải nhìn sự vật bằng cái nhìn không thiên lệch, phải thật sự về nương nơi Tam Bảo, phải phát lòng thăng hoa hướng thượng và phải hành trì một cách rốt ráo những lời Phật dạy. Phải thấy đúng để không mê lầm sự khác biệt giữa thân và tâm, thấy đúng để không nhận giả làm chơn, thấy đúng để những cao sang 

quyền quý, chức trọng, nhà cao cửa đẹp. .. không còn là những bức bách trong cuộc sống hằng ngày nữa. Thấy đúng để biết rằng: "nhứt niệm sân tâm khôũi, bá vạn chướng môn khai." Chỉ một niệm sân mà dấy lên là vô vàn chướng ngại sẽ làm khó làm dễ chúng ta trong cuộc sống hằng ngày nầy. Thấy để kinh vì không còn muốn trôũ lại nay làm thân nầy, mai đội lốp kia nữa. Chúng ta đã bị hết thân nầy đến thân khác lừa gạt chúng ta nhiều quá rồi, đừng tiếp tục để cho chúng lừa phỉnh mình nữa. Muốn làm được điều nầy, chúng ta phải làm sao ? Theo Đức Phật, con ngườivô minh mà được sanh ra, rồi cũng chính vô minh sẽ dẫn dắt con người đi vào một kiếp khác, không chừng không còn làm được một con người nữa là khác. Làm sao phá tan cái màn vô minh từ vô thỉ nầy ? Thật tình mà nói, phá tan cái màn vô minh nầy là chuyện "thế gian hãn hữu" mà từ trước đến nay chỉ có Phật mới làm được. Tuy nhiên, sau khi liễu ngộ được bản mặt thật của vạn pháp, chính Đức Thế Tôn đã khẳng quyết rằng chúng sanh 

nào cũng có thể làm được chuyện nầy, miễn là phải quyết tâm lên đường làm một cuộc giải phóng tâm linh, tự côũi trói mình khỏi những phiền trược tham, sân, si... Phật còn khẳng quyết rằng con người là những chúng sanhưu thế để thành Phật nhiều nhứt, vì con người có suy tưôũng và cuộc sống của Ta Bà nầy không quá cay nghiệt như địa ngục hay ngạ quỷ, nhưng cũng không quá nhàn nhã sung sướng như cõi trời. Thế nên Đức Từ Phụ đã khuyến tấn con người chớ nên để lôũ cơ hội hãn hữu nầy thì khó mà tìm lại được: "Thân người khó được " từ muôn vạn kiếp. Như vậy chúng ta đã được thân người và đã gặp được Phật pháp, mà lại nỡ để cho thời gian luống qua trong vô ích và kiếp sống nầy luống qua trong vô minh, thì quả là uổng cho một kiếp người. Trong thời chưa có Phật và những giáo lý vi diệu của Ngài thì không nói làm chi. Bây giờ chúng ta đã có bóng mát Phật pháp của Ngài, thế mà chúng ta vẫn cam tâm đứng ngoài nắng của vô minh, bỏ mặc cho thân nầy khô héo, thì thật là tội nghiệp. Như vậy về 

nương nơi Tam Bảo, nơi có Phật, Pháp, Tăng là vô cùng cần thiết cho sự giải thoát. Về với Tam Bảo để không làm các điều ác, mà chỉ làm các điều lành và luôn giữ cho thân tâm thanh tịnh. Có về nương nơi Tam Bảo, chúng ta mới có khả năng lấy thiện diệt ác, lấy ân báo oán, lấy từ bi hỉ xả đáp lại những oán hận sân si. Khi thực sự về nương nơi Tam Bảo, chúng ta mới thấy được Phật pháp quý nơi thực hành chứ không phải là lý thuyết suông. Từ đó chúng ta sẽ nhiếp tâm thực hành và chỉ thực hành mà thôi. Từ đó hễ biết được giáo pháp nào là thực hành rốt ráo giáo pháp đó. Dù biết ít mà liễu nghĩahành trì rốt ráo vẫn tốt hơn thông đạt thiên kinh vạn quyển mà không chịu hành trì. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Từ Phụ đã ân cần dạy dỗ tứ chúng rằng:"Càng về xa thời Phật, chúng sanh càng tinh quáithế trí biện thông hơn, nhưng chẳng chịu vận công hành trì. Ta nói cho các người biết dù có học rộng và hiểu nhiều, mà không chịu tu hành, cùng với người không học, không hiểu và không tu như nhau." Những người như thế chẳng khác 

nào những con vẹt biết nói tiếng người, nghe ai nói "lạnh lẻo đói khát" cũng nói theo y như vậy, nhưng không biết mặc thêm quần áo cho bớt lạnh, hoặc tìm một cái gì đó ăn uống cho bớt đói bớt khát. Những người như vậy, tự bản thân họ họ lo chưa xong, chứ nói chi đến độ tha cứu đời. Chúng sanh trong ba cõi sáu đường đã lăn trôi tạo nghiệp từ vô thỉ, nghiệp chướng não phiền đã chất chồng như núi Hy Mã Lạp Sơn, trầm luân khổ hãi vô cùng vô tận. Nay được làm thân người là chuyện hãn hữu; gặp được Phật pháp lại càng hãn hữu hơn. Nếu chúng ta cam tâm để cho hai cơ hội hãn hữu nầy trôi qua thì không nói làm gì. Ví bằng chúng ta thấy rằng thân tâm nầy như chiếc thuyền mành giữa biển khơi, cần được thuyền Bát Nhã lớn đưa qua bể khổ sông mê, thì nên về nương nơi Tam Bảo càng sớm càng tốt, nơi có Phật là bậc đại giác đã liễu ngộ vạn pháp, dù Ngài đã nhập diệt, nhưng những gương hạnh sống tu cao tuyệt của Ngài vẫn còn đó; nơi có Phật pháp của Đức Thế Tôn với công năng thù thắng không thể nghĩ bàn, những 

giáo pháp ấy có thể giúp chúng ta bặt dứt dòng ái nhiễm để siêu thăng quá ngạn như Ngài; nơi có chư Tăng Ni, là những vị giáo đạo thức giả, có khả năng dẫn đạo cho chúng ta thăng hoa hướng thượng

Một khi chúng ta đã thực sự về nương nơi Tam Bảo rồi thì cũng phải phát tâm thăng hoa hướng thượng, chứ không phải về nương là giải thoát. Giải thoát không bao giờ đến với những ai chỉ nói bằng miệng, hoặc chỉ lừng khừng về nương nơi Tam Bảo. Con người không phát tâm thăng hoa hướng thượng thì chắc chắn tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng vẫn còn đầy mình; chắc chắn dối trá vẫn còn, lợi dưỡng vẫn tham, quyền uy vẫn muốn, công hầu khanh tướng vẫn mong, tiền của vật chất vẫn gom góp cho thật nhiều ... Những kẻ đó tuy ngày ngày vẫn tụng kinh niệm Phật, đêm đêm vẫn ngồi thiền, hoặc giả ngày đêm vẫn ôũ trong đồ chúng của Phật, nhưng sẽ không bao giờ thấy được Như Lai cả, nên chi phiền nãođau khổ vẫn vây quấn lấy họ. Lại nữa, những người không phát 

tâm thăng hoa hướng thượng, sẽ không biết gì đến tàm quí hổ thẹn trước những ác nghiệp, vì thế mà họ chẳng bao giờ kinh vì khi tạo tác những điều bất thiện. Những kẻ đó dù ngoài miệng có nói gì đi nữa, tâm họ vẫn là bất thiện. Việc làmlời nói sẽ chẳng bao giờ như nhau. Phát tâm thăng hoa hướng thượng trong đạo giải thoátphát tâm Bồ Đề kiên cố, hoặc tâm Kim Cang bất hoại. Chính sự phát tâm nầy sẽ giúp chúng ta chỉ hành thiện, không hành ác và luôn giữ cho thân tâm thanh tịnh. Phát tâm thăng hoa hướng thượng là tự mình tự nguyện hướng về ngọn hải đăng Phật pháp, xa lìa mọi u mê tăm tối của rừng mê bể khổ, tự nguyện xa lìa nhà lửa tam giới để đi đến chỗ giác ngộgiải thoát. Ngoài ra, phát tâm thăng hoa hướng thượngphát tâm đoạn trừ trần lao ái dục, cũng như những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... để chỉ ngày ngày sống và tu theo chánh pháp. Chẳng những mình sống và tu theo chánh pháp, mà còn khuyến tấn mọi người cùng sống cùng tu theo chánh pháp. Nếu mỗi cá nhân đều phát 

lòng thăng hoa hướng thượng thì trong gia đình, ngoài xã hội chúng ta sẽ chỉ thấy những con người an lạc, tự tạihạnh phúc. Lúc đó muốn tìm những kẻ ác trược, cuồng si, ngạo mạn, tà kiến, điên đảo, tham dục, sân hận... không phải là chuyện dễ. 

Nói thì dễ vô cùng, nhưng nếu không chịu hành trì thì còn tệ hại hơn là đừng biết đừng nói. Thói đời thường hay nói hơn hay làm, nói hay hơn làm hay. Trong chúng ta, ai cũng muốn hành thiện, không hành ác; ai cũng muốn đi chùa nghe pháp, tụng kinh, niệm Phật; ai cũng muốn trợ đạo cứu đời. Tuy nhiên, chúng ta bị nhiều cái "kẹt" ngăn trôũ, nào là "kẹt" đám tiệc, bạn bè, bà con, gia đình... Có mấy ai trong chúng ta dám xin phép nghỉ để đến chùa làm công quả, làm Phật sự hay nghe kinh nghe pháp ? Thế nhưng chúng dám nghỉ sôũ vài tuần để đi đánh bạc ôũ Las Vegas hoặc những nơi du hí loạn động khác. Quả thật nói dễ khó làm. Ngoài những cái "kẹt" trên, chúng ta còn quá nhiều thứ vướng mắc của địa ngục. Đã lâu lắm rồi, chúng ta 

thân cận bạn bè xấu ác, thân cận địa ngục, ngạ quỷ hay súc sanh, bây giờ cũng muốn làm những con người tu hành chân chính, cũng muốn tới chùa giúp chư Tăng Ni trợ đạo cứu đời, hoặc dựng xây tịnh xá chùa chiền, thời gian đầu chúng ta phát tâm hướng thượng một cách quyết liệt, tất cả đều cho chùa, tất cả đều vì chùa và vì bá gia bá tánh. Nhưng rồi một thời gian sau, chẳng những Bồ Đề tâm thối mất, mà lòng tham trổi dậy, nên khôũi tâm sanh lòng muốn cướp đoạt lường gạt của chùa nữa là khác. Nhưng quý vị ơi ! Của chùa là của bá gia bá tánh, giựt dọc của chùa là tội lỗi ngút ngàn. Có thể bá gia bá tánh không biết, nhưng làm gì ông Phật nơi chính mình lại không biết? Thế nên Phật tử chơn thuần hãy vô cùng cẩn trọng. Thâm lạm của Tam Bảo đã là một đại tội của ngục vô gián, chứ đừng nói chi đến những kẻ âm mưu lường gạt và giựt dọc của Tam Bảo. Kẻ giựt dọc, người a tòng xúi vô cho khơi dậy lòng ham muốn của kẻ khác, đều sẽ bị đọa vĩnh viễn vào Vô Gián ngục như nhau. Chính vì thế mà Đức Từ Phụ đã nhắc đi nhắc 

lại với tứ chúng rằng: "Đạo giải thoát không là đạo của bề ngoài, mà là đạo của nội tâm." Đừng giả nhân giả nghĩa giúp thầy xây chùa dựng tháp ôũ bề ngoài, mà bên trong thì bày mưu xếp kế để sang đoạt và lường gạt của Tam Bảo, đó chỉ là tự dọn đường để đi vào ngục vô gián, đó chỉ là cách hành xử của những con "ngạ quỷ" đói tiền khát bạc mà thôi. Hãy mau tỉnh thức để kịp thời thăng hoa hướng thượng hỡi những người con Phật ! Thuyền Giác NgộGiải Thoát nay đã đến chuyến chót, và chuyến ấy chỉ rước toàn người biết thăng hoa hướng thượng mà thôi. Những gì Phật dạy nói thì dễ, nhưng thực hành được là điều khó vô cùng, không phải ai cũng làm được. Chính vì vậyĐức Phật đã từng khẳng định: "Đạo giải thoát của ta nói thì dễ, dễ đến độ đứa trẻ lên năm cũng nói được, hoặc con két con vẹt cũng nói được. Tuy nhiên, hành trì cho rốt ráo để đi đến chỗ giải thoát quả là khó, khó đến độ ông già bảy tám mươi chưa chắc đã làm xong." Đây cũng là định luật tất yếu của đạo Phật. Muốn làm 

Phật, con đường duy nhất là phải hành trì rốt ráo những lời Phật dạy. Không có con đường nào khác, dù tu phước hay tu huệ đều phải hành trì rốt ráo những lời Phật dạy. Phải rốt ráo từ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, đến tinh tấn, thiền định. Phải rốt ráo bỏ ác làm lành. Phải đem cả thân lẫn tâm hành trì chánh pháp, không mỏi mệt cũng như không thối chuyển. Dù là tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di đều phải hành trì rốt ráo những lời Phật dạy nếu muốn thành Phật, không có ngoại lệ. Phật Tổ cũng như tam thế chư Phật không bao giờ cứu vớt được những kẻ chỉ nói suông mà không hành trì. Ai trong chúng ta cũng phải tu và tu cho đến khi nào tâm không còn chỗ nào vướng mắc và thân không còn chỗ nào nhiễm trược nữa. Chơn tu và chơn giải thoát không cốt ôũ sắc áo màu quần, vàng hay nâu, xám hay đỏ, không là những màu sắc của giải thoát. Thọ giới hay không thọ giới, không là điều kiện tiên quyết cho cuộc giải thoát. Ngược lại, giải thoát tùy thuộc vào tâm Bồ Đề kiên cố, lòng thăng hoa hướng thượng không thối lùi, sự trì 

giới rốt ráo, cũng như tinh tấn thiền định. Giải thoát hay không là ăn thua ôũ tâm nầy có chịu xa lìa các ác pháp hay không mà thôi. Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chí đến nhơn, thiên, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, Phật ... cũng không ngoài cái tâm nầy mà có. Những người con Phật phải lập nguyện giải thoát thật kiên cố, thật đúng nghĩa giải thoát. Đức Thích Tôn Từ Phụ đã từng khẳng định: "Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng lấy mình." Những ai có khả năng tự chiến thắng lấy mình, người đó có đầy đủ đại hùngđại lực của nhà Phật. 

Tóm lại, những người con Phật ai cũng có quyền tin, tu trìmong đợi một cái Niết Bàn xa xôi nào đó, đồng thời ai cũng có quyền hưôũng hay không hưôũng cái Niết Bàn tuyệt vời của hiện tại nầy. Dù nói thế nào đi nữa, dù làu thông thiên kinh vạn quyển, dù thế trí biện thông, vân vân, cũng không làm cho mình và cho người có được cái Niết Bàn hiện tại nầy. Cách duy nhấthành trì chứ không là nói, không bàn, vì người chơn tu không là những 

con người thế trí biện thông. Đức Từ Phụ đã từng dạy dỗ: "Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh... " Niết Bànsự giải thoát cũng vậy, là đây là ngay trong cuộc sống nầy, niết bàn ấy chưa từng sanh và chưa từng diệt. Ngược lại chỉ vì vô minhchúng ta không tìm thấy Niết Bàngiải thoát ôũ ngay trong cuộc sống hiện tại, đã hiện diện, đang hiện diện và sẽ còn hiện diện, chứ không phải đợi đến một lúc nào. Vấn đề ôũ đây là chúng ta có chịu lắng nghe những lời Phật dạy rồi áp dụng vào cuộc sống cuộc tu hằng ngày của chúng ta hay không mà thôi. Hãy cố gắng hơn lên nữa hỡi những người con Phật ! 

407. PHÁ VÔ MINH MỪNG KHÁNH ĐẢN 

Cách nay trên hai mươi lăm thế kỷ, trong lúc nhân loạichúng sanh đang đắm chìm trong biển đời tối tăm mù mịch, thì Đức Phật đản sanh. Ngài thị hiện nơi trần thế nầy như một tiếng chuông cảnh tỉnh đêm trường mộng, như bình minh xua tan bóng tối, như nắng ban mai làm tan rả bức màn sương dầy đặt, như Xuân sang ấm áp đẩy lùi những ngày Đông lạnh lẻo. Ngài thị hiện như một ánh sao sáng ngời trên vòm trời tăm tối, như ngọn hải đăng giữa đại dương trong đêm tối mịch mùng. Ngài đến và mang theo đáp số cho cuộc trường chinh giữa vô minhtrí huệ, giữa thần quyền bạo ngược và tự quyền an lạc thảnh thơi, giữa tham sân si mạn nghi tà kiếntừ bi hỉ xả, giữa khổ đau phiền nãohạnh phúc an lạc. Ngài đã đánh đỗ mọi tà kiến, để vạch rõ cho chúng ta thấy rằng trong con người chúng ta luôn tiềm ẩn hai thứ đối chọi 

nhau: một là hướng thượngtrong sạch, hai là tội lỗi, nhơ bẩn và hèn hạ. Cả hai đặc tính nầy luôn luôn song hành, luôn có mặt trong ta và chúng có thể bộc phát bất cứ lúc nào. Tại sao lại như vậy ? Không ai có câu trả lời thỏa đáng, ngay cả những khoa học nhân sinh và tâm lý, dù tiến bộ thế mấy, cũng đành bó tay. Nhân loạichúng sanh phải đợi đến lúc Phật thị hiện và khai thị cho thấy và biết được những cái thấy biết đúng đắn của Ngài. 

Đạo Phật cho rằng "tâm" con người, dù vô hình và không nắm bắt được, nhưng lại chính là chủ nhân ông của mọi thứ, từ đức hạnh cao thượng đến tội lỗi xấu xa hèn hạ. Đạo Phật cũng lại cho rằng trong một chút chiều sâu của tâm hồn, con người chúng ta ai cũng muốn sống đời thanh cao hướng thượng. Ngặt vì bị vô minh khống chế và dẫn dắt, nên thay vì hành thiện, ta lại hành ác và hướng về xấu xa tội lỗi; thay vì gột rữa những thói hư tật xấu và phát triển hạnh lành, chúng ta lại gia công bồi đắp tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến

sát, đạo, dâm, vọng. 

Ngược lại, những tôn giáo thờ thần thánh thì lại cho rằng con người vốn dĩ đã là tội lỗi; tội lỗi của con người là do thiên tánh bộc phát, hoặc do ông bà tiên tổ truyền lại. Họ cho rằng tham sân si là chuyện đương nhiên không tránh khỏi. Chính vì vậy mà chẳng những các tôn giáo nầy thụ động trong việc hướng thượng con người, mà tệ hại hơn nữa, họ còn gián tiếp đồng lõa với sự phát triển của những tội lỗi xấu xa. Những tôn giáo thờ thần thánh ấy cho rằng con người đương nhiên là tội lỗi, nên dù có gây bao tội ác trên cõi đời nầy cũng chả sao vì chuyện ấy là chuyện dĩ nhiên, miễn sao con người biết vâng phục và tin theo thần thánh hay bà con thần thánh, ấy là tốt lắm rồi. Quan niệm như vậy quả là một tai họa cho nhân loại trên địa cầu nầy, vì chẳng những nó vô lý, mà còn khiến cho con người cứ mãi loanh quanh lẩn quẩn trong lao tù lục đạo. Quan niệm như vậy chỉ lừa gạt được nhân loại trong một khoảnh khắc sợ hãi nào đó mà thôi. Giờ thì khoa học đã tiến bộ, con người đã biết 

rõ vì đâu mà có sấm sét, vì đâu mà có ngày có đêm. Giờ thì tất cả sự thật đã được phơi bày dưới ánh mặt trời, thế nên các tôn giáo thờ thần thánh chỉ còn phát triển được ôũ một số quốc gia nghèo đói lạc hậu mà thôi. Đa phần tín đồ của họ đã phá được vô minh, đã thấy được sự ngu dốt tà vạy của những tín điều không tưôũng, đã bấy lâu nay giam hãm cha ông họ trong đêm dài tăm tối. 

Tuy nhiên, đại học thần quyền mê tín ấy đã không còn được độc tôn khống chế nhân loạichúng sanh nữa kể từ ngày có Phật. Cách nay gần hai mươi sáu thế kỷ, một ngôi sao sáng đã mọc lên trên vòm trời Hy Mã Lạp Sơn. Ngôi sao ấy chẳng những đã soi đường dẫn lối cho chúng sanh biết đường thấy nẻo, mà còn giúp cho chúng sanh phá tan bức màn vô minh từ vô thỉ, để từ đó nhận chân ra rằng tội lỗi không là thiên bẫm mà con người phải mặc nhiên gánh chịu. Ngôi sao ấy là ánh sáng của sự thật, chiếu rọi xuống chẳng những địa cầu, mà còn sáng khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, làm tan rã những giáo điều mê tín tà vạy 

của thần quyền tàn độc. Như chúng ta thấy đó, hễ ánh sáng Phật giáo chiếu rọi được đến đâu là thần quyền tan rã đến đó, điển hình tại các quốc gia tiến bộ kỹ thuật Âu Châu, đã có quá nhiều người nhìn thấy được ánh sáng Phật để mà theo, chứ kỳ thật đạo Phật đã không bao giờ và sẽ không bao giờ ép uổng một ai, ngay cả người phối ngẫu của mình. Đức Thích Tôn Từ Phụ đã vì sự lầm than khổ hãi của chúng sanh mà đản sanh. Ngài đã thị hiện nhằm giúp cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật. Nghĩa là thấy biết chân chánh, suy nghĩ chân chánh, nói năng chân chánh, sống đời chân chánh, hành động chân chánh, nhứt cử nhứt động gì cũng đều chân chánh. Chính Đức Từ Phụ đã khẳng định rằng đạo Phật là đạo của sự thật, thế nên hễ cái gì đúng với lẽ thật, cái đó là của đạo Phật , không quanh co lẩn quẩn, không nay sửa mai đổi. Sự thật của thời Phật tại thế như thế nào thì sự thật bây giờ cũng vẫn vậy, sự thật của hai ngàn sáu trăm năm trước thế nào thì sự thật của hai ngàn sáu trăm năm sau vẫn vậy. Từ lúc hình 

thành, trái đất đã có hình bầu dục và quay xung quanh mặt trời, bây giờ lúc mặt trời đã được năm tỉ tuổi, trái đất vẫn hình bầu dục và vẫn tiếp tục quay xung quanh mặt trời cho đến lúc hoại diệt. Sẽ không bao giờ có việc điều chỉnh kinh Phật để cho thích hợp với những điều khoa học vừa mới khám phá hoặc phát minh. Ngược lại, khoa học, dù có tiến bộ thế mấy, mãi cho đến ngày trái đất nầy hoại diệt, cũng chưa chắc đã đi vào được tam thiên đại thiên thế giới mà Đức Từ Phụ đã từng giảng dạy. Thần quyền mê tín cuồng dạy có thể đày đọa và giết chóc các nhà khoa học gia đóng góp kiến thứcphúc lợi cho nhân loại, chứ đạo Phật luôn đề cao họ vì đạo Phật luôn đề cao sự thật. Thần quyền mê tín độc ác có thể gây ra những cuộc chiến thảm khốc hầu tom góp tín đồ, chứ lòng từ bi hỉ xả của nhà Phật luôn tự nguyện khuyên giải tín đồ mình hãy chấp nhận sống với tha nhân dù trong bất cứ trạng huống nào, ngay cả việc tạm thời bỏ đạo để được hạnh phúc, vì đạo Phật là đạo đem lại hạnh phúc cho nhân loại tại giagiải thoát 

cho nhân loại xuất gia. Vậy thì miễn sao có an lạc hạnh phúc là được, dù phải đội lốp nào cũng chẳng sao. Phật đã từng dạy dỗ tứ chúng rằng vì vô minhcon người không biết tự nhận lấy trách nhiệm cho chính cuộc đời mình, ngược lại cứ nay đỗ mai dồn những tội lỗi mình đã gây tạo cho người khác. Vì vô minhcon người cam tâm làm nô lệ cho thần quyền mê tín. Vì vô minhcon người chỉ trích và bôi bác những ai nghịch ý mình. Vì vô minh mà ta mất hết tính hồn nhiên vô tư, hễ ai a tòng theo mình, thì dù cho kẻ ấy có tà vạy thế mấy cũng không sao. Vì vô minhcon người tạo ra đủ thứ giai cấp để hành hạbóc lột lẫn nhau. Vì vô minhcon người ăn miếng trả miếng, ân đền oán trả. Vì vô minhcon người trọng nam khinh nữ, nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô, nam trong sạch nữ ô uế. Vì vô minhcon người mục hạ vô nhân, chỉ có mình là nhứt thiên hạ, còn người là đồ bỏ, chỉ có dân tộc mình là cao thượng, còn thì phải bị tiêu diệt. Vì vô minhcon người, lại nỡ dày xéo chà đạp lên tha nhân 

cũng như bắt tha nhân làm nô lệ cho mình. Vì vô minhcon người quên mất luân thường đạo lýđạo nghĩa làm người. Vì vô minhlắm khi con người nỡ đem những đứa con thân yêu ra cúng tế thần thánh. Vì vô minhchúng ta bôi mặt đấm đá và nguyền rũa lẫn nhau. Vì vô minh mà các dân tộc trên thế giới cấu xé, xâm lược, lừa đảo và tàn sát lẫn nhau. Vì vô minh mà cha bỏ con, vợ bỏ chồng, con cái bỏ ông bà cha mẹ để chạy theo thần quyền mê tín. Vì vô minhchúng ta nôõ quay mặt phế bỏ ông cha để chỉ tôn thờ thần thánh. Tóm lại, vì vô minhchúng ta cam tâm làm đủ mọi thứ, ngay cả việc giam nhốt chính mình trong lao tù lục đạo

Nhân ngày đản sanh của Đức Thích Tôn Từ Phụ, mọi người chúng ta hãy cương quyết phá vô minh mừng khánh đản. Kể từ nay ngoài những thấy biết và suy nghĩ chân chánh, chúng ta cũng phải sống chân chánh, làm việc chân chánh, nói năng chân chánh, siêng năng làm những việc chân chánh, tu hành chân chánh... từ đó chúng ta mới có đủ trí tuệ để 

thấy rằng đời vô thường, vạn vật vô thường, thế gian vô thường. Tất cả đều do duyên hợp duyên tan mà hiện hữuhoại diệt. Nếu chúng ta cứ ôm ấp và chấp chặt những thứ giả hợp ấy là tự mình chuốc lấy khổ đau và phiền não. Đạo Phật vạch cho chúng ta thấy rõ lý vô thường vô ngã luôn đúng và luôn thực tế trong mọi không gianthời gian. Đức Từ Phụ cũng đã vạch rõ cho chúng ta thấy rõ thế nào là khổ, do đâu có khổ, tại sao bấy lâu nay chúng ta không chịu diệt khổ, và bây giờ làm sao diệt khổ ??? Ngài đã chỉ rõ do bôũi vô minhcon người cứ ôm giả làm chân, nhận thầy tà làm minh sư, nhận bạn ác làm thiện tri thức, lấy tội lỗi làm hướng đi cho cuộc sống... Bây giờ Ngài chỉ cho chúng ta cách phá vôũ bức màn vô minh và nhận cho rõ tánh vô thường của vạn sự vạn vật trên thế gian nầy. Thấy rõ như thế để mà đi thẳng vào cuộc đời một cách an nhiên tự tại, chứ không phải thấy để mà buồn rầu chán nản. Thấy để tự tu tự sửa thế nào cho được một cuộc sống an lạc, chứ không tiếp tục vùi đầu vào những thú vui, những dục 

lạc tạm bợ của trần thế nữa. Thấy như vậy để luôn tự cảnh tỉnh mình và quyết phá tan bức màn vô minh lúc nào cũng đang chực chờ bao phủ lấy chúng ta

Đức Từ Phụ đã thị hiện và Ngài đã vạch rõ cho chúng ta thấy rằng bức màn vô minh chẳng khác chi bức màn sương hoặc màn đêm, hễ bị ánh nắng trí tuệ rọi vào thì chúng phải chào thua, nghĩa là màn đêm tăm tối phải nhường chỗ cho ánh sáng của chơn lý. Có điều là chúng ta có chịu đưa ánh sáng hoặc bình minh vào xua tan sương mù hoặc màn đêm tăm tối hay không mà thôi. Chúng sanh đa loại, không có sự lựa chọnlý trí kém cõi và sự suy nghĩ còn ôũ mức độ quá thấp kém. Tuy nhiên, con người thì ngược lại, con ngườilý trí, con người biết suy nghĩ, con người có thể tự định đoạt cho tương lai của chính mình, hoặc vượt thoát khỏi nanh vuốt của thần quyền tàn bạo, hoặc tiếp tục cam tâm làm cái xác không hồn giao phó hết thân tâm nầy cho quỷ dữ. Chính vì thế mà Đức Từ Phụ đã dạy trong kinh Pháp Cú rằng: "Được sanh ra trong 

cảnh người thật là hi hữu, không sướng lắm mà cũng không khổ lắm nên dễ dàng tiến tu, còn thì đa loại chúng sanh khác đều quá sướng hoặc quá khổ, khó lòng mà tiến tu lắm. Chớ nên để lôũ cơ hội nầy." Như vậy nhân mùa Khánh Đản, thay vì chỉ đi chùa xem văn nghệ, chúng ta hãy cùng nhau tự hứa với lòng là sẽ phá tan bức màn vô minh, hoặc giả hổ trợ quý thầy có phương tiện giáo hóa con người biết đường biết nẻo mà phá tan bức màn vô minh ấy. Chúng ta hãy cùng nhau làm một cái gì đáng làm dâng lên cúng dường Phật Tổ nhân ngày Khánh Đản của Ngài. 

Từ vô thỉ chúng ta đã lăn trôi trong vô lượng kiếp, chỉ ngày ngày tháng tháng làm bạn với tham lam, bỏn xẻn, sân hận, hung tàn, ganh tỵ, đố kỵ... Chỉ biết lấy tham sân và tàn độc làm vui, làm hạnh phúc. Chỉ lấy hung tàn bạo ngược, tội ácganh ghétđi vào những cuộc ganh đua nhơ bẩn hoặc những cuộc tranh chấp đầy nguy hiểm. Nhân ngày Khánh Đản, chúng ta quyết phá tan màn vô minh để thấy rằng chúng ta còn có sự lựa 

chọn khác hơn là tham lam, bỏn xẻn, sân hận, bạo ác, hung tàn... Phá tan bức màn vô minh để thấy rằng thay vì mang tâm tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng, chúng ta có thể môũ lòng khoan dung, độ lượng, từ, bi, hỉ, xả, bác ái vị tha; thay vì tiếp tục thọ lạc thọ khổ của thế gian, chúng ta biết lắng lòng đi tìm xem vì đâu mà chúng ta cứ mãi loanh quanh lẩn quẩn trong luân hồi sanh tử; thay vì ôm lòng ham muốn, chúng ta biết thế nào là thiểu dục tri túc; thay vì bạo tàn ác độcsân hận thì chúng ta có thêm lòng từ bi để làm vơi bớt đau khổ cho mình, cho người và cho đời. Hãy phá tan bức màn vô minh để thay vì nhìn người bằng những chỉ trích thô lổ, những khinh bỉ thấp hèn, chúng ta sẽ nhìn người nhìn đời bằng những thân thương trìu mến; thay vì chỉ chấp chặt với tình yêu ích kỷ cho cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc, thì chúng ta sẽ rải tình thương đồng đều đến tất cả chúng sanh mọi loài. Hãy phá tan bức màn vô minh để thay vì gia công tích trử tiền tài vật chất của cõi nước tạm bợ nầy, chúng ta 

biết đem những thứ ấy ra giúp đôũ cho những người nghèo nàn, thiếu thốn; thay vì bỏ tiền dư bạc trội vào ngân hàng làm giàu cho những nhà tư bản vốn dĩ đã giàu có, chúng ta dám dùng những tiền của ấy vào những công tác từ thiện như xây chùa, dựng tháp, xây tịnh xá, hoặc dựng những trung tâm văn hóa làm nơi sinh hoạt hữu ích cho nhơn loại. Hãy phá tan bức màn vô minh để thay vì xốn xan khi thấy người hơn ta, thì chúng ta lại phát tâm vui theo và học hỏi những điều hay lẽ đẹp của người. Hãy phá tan bức màn vô minh để thay vì chấp chặt vào những thành, trụ, hoại, không của trần thế, chúng ta sẽ như như bất động, dù vui hay dù buồn, dù thương hay dù ghét, chúng ta vẫn thản nhiên, vẫn an lạchạnh phúc miên viễn

Nhân ngày Khánh Đản của Đức Thích Tôn Từ Phụ, chúng ta hãy quyết tâm làm hết sức mình hầu phá tan bức màn vô minh. Hãy tự mình vâng giữ và hành trì cũng như giúp người vâng giữ và hành trì những lời Phật dạy. Hãy thân cận những những thiện hữu tri thức

gần gủi người biết hướng thượng. Hãy tự mình tu tập từ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định, đến báo đáp công ơn cha mẹ, công ơn thầy bạn và công ơn Tam Bảo. Nhân ngày Khánh Đản của Đức Từ Phụ, chúng ta quyết phá tan bức màn vô minh để đừng bao giờ nghe theo lời xúi dục của bọn tà ma ngoại đạo, phế bỏ tổ tông để chỉ thờ phượng thần quyền mê tín. Phật là một bậc Đại giác, đã đem lại ánh sáng trí tuệ cho chúng sanh mọi loài, thế mà Ngài chưa bao giờ bắt buộc ai phải thờ phượng Ngài, còn đám tà ma buôn thần bán thánh, là cái gì, thế mà chúng ta có lắm người cam tâm chịu làm nô lệ đời đời, gẫm lại thật là buồn cười cho sự vô minh của chúng sanh ! Đức Phật chưa bao giờ bắt buộc ai thờ phượng Ngài hơn cha mẹ, nhưng chúng sanh mọi loài vẫn tôn kính Ngài hơn tất cả, tôn kính như đấng cha lành, như một bậc đạo sư, chứ không phải như thần thánh. Dù rằng hôm nay các chùa cũng như tại gia đình các Phật tử ai ai cũng thờ Phật; tuy nhiên, thờ Ngài là để tưôũng nhớ công đức sâu dầy của Ngài, công 

đức đã đưa chúng sanhnhân loại ra khỏi vũng bùn tăm tối của khổ đau phiền não. Chúng ta nhìn tượng Phật để tưôũng nhớ tới bậc đạo sư đã vì chúng sanhlên đường tầm đạo giải thoát. Nhìn tượng Ngài để tưôũng 

nhớ đến một bậc thầy vĩ đại với chan hòa lòng từ bi bác ái. Nhìn gương mặt từ hòa nhân hậu, lúc nào cũng có sẳn nụ cười của Ngài, để tự hẹn với lòng là mình rồi cũng sẽ như Ngài, chứ không bao giờ và không bao giờ người con Phật tôn thờ Ngài một cách mù quáng mê tín theo kiểu nô lệ. Đức Phật đã từng khẳng định rằng mỗi người đều phải tự tu tự sửa để tự cứu lấy chính mình, vì sẽ không một ai có khả năng cứu vớt người khác được. 

Tóm lại, nếu chúng ta quyết tâm phá bỏ bức màn vô minh, chẳng những chúng ta đã tự giác, mà người quanh ta cũng nhờ ánh sáng giác ngộ ấy mà biết đường biết nẻo để lần về con đường sáng, con đường hướng thượng. Hãy can đảm lên hỡi những người con Phật ! Không lẽ chúng ta cứ mãi sống trong đêm tối của vô minh, không lẽ chúng ta cứ mãi để cho 

tà thắng chánh, giả thắng chơn, quấy thắng phải, bạo tàn hung ác thắng nhân nghĩa đạo đức hay sao ? Không lẽ chúng ta cứ vùng vẫy lội bơi trong vũng bùn tội lỗi của thế giới Ta Bà nầy hay sao ? Nhân ngày Khánh Đản của 

Đức Từ Phụ, chúng ta hãy quyết tâm phá tan bức màn vô minh bằng cách lấy tâm Phật làm tâm mình, lấy nguyện Phật làm nguyện mình và lấy hạnh Phật làm hạnh mình, để tiếp tục cuộc hành trình hướng thượng đầy chông gai nầy. Chẳng những một mình cố phá bức màn vô minh tăm tối, mà còn tiếp tay tiếp sức cho mọi người, những mong pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật quả ngay trong đời nầy kiếp nầy ! 

408. TAỳI SAO CHÚNG TA LĂN TRÔI ? 

Đã trên hai ngàn năm trăm năm nay, lời dạy dỗ của Đức Phật vẫn còn vang dội : "Chúng sanh muốn được sống an lạc hạnh phúc và muốn tu hành giải thoát để chấm dứt kiếp lăn trôi phải thiểu dục tri túc, phải bỏ ác làm lành, phải hòa nhã nhẫn nhục, phải diệt trừ ô nhiễmtinh tấn tu hành." Thế nhưng chúng ta vẫn lăn trôi và lăn trôi mãi, tại sao lại như vậy ? Theo Đức Từ Phụ thì chúng sanh mọi loài đều có Phật tánh như nhau, không phân biệt nam nữ, phàm thánh, ngộ mê. Tuy nhiên, sự giác ngộ ôũ mỗi chúng sanh không đồng đều, nên có người trôũ thành thánh thiện, trong khi có kẻ vẫn tiếp tục lăn trôi. 

Đường về quê hương Cực Lạc quả là một cuộc hành trình vừa dài vừa khó. Những người thành tâm tinh tấn tu trì thì không thiếu gì, thế mà có mấy người về đến được quê hương Cực Lạc, quê hương Chân Như của chính mình ? Tại sao lại như vậy ? Chúng sanh đã lăn trôi từ vô thỉ với ngập tràn những tham, sân, 

si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Chúng sanh đã từ vô lượng kiếp dâng trọn thân tâm phục vụ cho bọn tham lam, bỏn xẻn, ích kỷ, si mê, chấp trước. Đã từ vô lượng kiếp trồng toàn là ác căn ác nghiệp và gây không biết vô vàn khổ đau phiền não cho mình và cho người mà kể. Lúc làm con trùng, con dế nằm dưới đất, hoặc nằm trong lổ nẻ mà gáy; lúc làm con hưu con dê lang thang lẩn thẩn trong rừng già; hoặc lúc làm cây thông cây dương đứng giữa trời mà reo, thì không nói làm gì, vì lúc đó chúng ta nào có biết gì về thiện ác. Ai bắt, ai giết, ai chặt, ai đốn, cũng cam tâm khứng chịu. Nhưng bây giờ đã được thân người rồi, biết thế nào là thiện, thế nào là ác, biết làm thiện thì siêu, làm ác thì đọa, biết kinh vì sanh tử luân hồi, vân vânvân vân. Thế mà chúng ta lại cam tâm làm nô lệ cho tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng, quả là tội nghiệp quá ! 

Dù biết rằng nóng giận, sân si có thể làm cho đời sống chúng ta thêm phiền não và nhiều đau khổ hơn, thế nhưng chúng ta vẫn 

cứ nóng giận, sân si, vẫn cứ không chịu buông xả, vẫn cứ không chịu cân nhắc đâu là thiện, đâu là ác. Thời chưa có Phật thì không nói làm chi, vì không ai dẫn dắt nên chúng ta không có con đường nào khác ngoài mê đồ tăm tối. Từ ngày có Phật, chúng ta có quyền lựa chọn, hoặc nóng giận, sân si để bị sa đọa trầm luân, hoặc hòa hiếu an vui để được thăng hoa hướng thượng. Hãy lắng lòng nghe lời dạy dỗ của Đức Từ Phụ: "Nếu ai đem đến cho bạn cái gì mà bạn không nhận, thì đương nhiên người ấy phải mang món quà đó về nhà của họ" Cũng như vậy, ai đó cố ý muốn làm cho mình nóng giận, mà mình vẫn như như bất động, tức là mình không nhận những rác rưôũi mà người ta muốn liệng vô nhà mình. Ngoài ra y học đã chứng minh rằng khi nổi nóng, mặt bạn sẽ đỏ bừng, hoặc tím ngắt và cơ thể bạn sẽ tạo ra những độc tố có thể làm di hại cho các tế bào và hệ thống miễn nhiễm, do đó mà bịnh tật có thể tràn vào cơ thể bạn một cách dễ dàng. 

Người Phật tử luôn nhớ rằng ngọc ngà châu báu, danh vọng, quyền uy, công hầu khanh tướng của cõi nước tạm bợ nầy, cho dù có đem chất đầy tam thiên đại thiên thế giới, cũng không bì được cái "chơn ngã" của chính mình. Chính sự trôũ về với "chân ngã" ấy sẽ tạo cho chúng ta một cuộc sống hiện đời thảnh thơi, an nhiêntự tại, một cuộc tu thoát khỏi vòng lẩn quẩn của sanh tử luân hồi. Chúng ta là những chúng sanh con ngườicon người hơn cây cỏ và súc sanh ôũ chỗ có lý trí. Loài thiêu thân vì không có lý trí nên bị sức hấp dẫn của ngọn đèn, lao vào chỗ chết mà vẫn cứ lao vào. Mùi thơm của hoa làm cho ong bướm vướng mắc vì ong bướm không có nhiều lý trí. Chúng ta là những con ngườilý trí, chúng ta phải vận dụng lý trí sẳn có của mình để thấy được đâu là chánh, đâu là tà, đâu là thiện, đâu là ác. Nếu không vận dụng được cái lý trí ấy, thì ít nhất chúng ta phải biết lắng nghe lời Phật dạy, để khỏi phải bị sa vào tam đồ ác đạo. Hãy lắng lòng nghe theo lời chỉ dạy của Phật Tổ để thấy rằng tham lam, bỏn xẻn, ích kỷ 

không giúp ích gì cho việc trôũ về tìm lại chơn tâm bản ngã của mình, nên mình không tham lam, bỏn xẻn, ích kỷ. Lắng lòng để thấy rằng sân hận chỉ đốt hết công đức phước đức, chứ chưa đem lại lợi lạc gì cho ta, nên ta không sân hận. Lắng lòng để thấy rằng ngã mạn cống cao chỉ càng làm cho tham vọng con người ngày một thêm chất ngất, chứ chưa bao giờ tạo được thanh thảnyên ổn trong tâm hồn chúng ta, nên chúng ta quyết tâm từ bỏ những chuổi ngày cống cao ngã mạn. Lắng lòng để thấy rằng nghi hoặc chỉ làm ta xa cách mọi thứ từ con người đến giáo pháp. Cái gì chúng ta cũng nghi ngờ, nên không gần gủi thân thiện được với ai. Với sát, đạo, dâm, vọng cũng vậy. Nếu thấy sát sanh không tạo được sự an ổn cho thân tâm ta thì đừng sát sanh. Nếu thấy trộm cướp, giựt dọc, lừa gạt làm khổ người khác và ngay chính lương tâm mình bị cắn rứt thì đừng trộm cướp, giựt dọc, lường gạt. Nếu thấy tà dâm tà hạnh gây ra đỗ vỡ và khổ đau phiền não cho người và cho mình thì đừng tà dâm tà hạnh. Nếu thấy vọng ngôn vọng ngữ

vọng hành chỉ gây mâu thuẩn và làm khổ người khác thì đừng vọng ngôn, vọng ngữ, vọng hành. Hãy tự mình làm một cuộc cúng dường cao tột, đem cả thân tâm hành trì Phật pháp, không thối chuyển, không mỏi mệt. Làm được như vậy, tâm chúng ta sẽ vượt qua hết mọi phân biệt tốt xấu, thành công thất bại, được thua, còn mất, sang hèn, giỏi dôũ, giàu nghèo ... để chỉ còn lại một cái tâm thật bình thường. Làm được như vậy, dục vọng tà vọng sẽ không còn khả năng lôi cuốn hấp dẫn ta vào những hố sâu vực thẳmthị phi tranh chấp của thường tình thế tục nữa. Làm được như vậy là chúng ta đã trút được hết gánh nặng lo âu, sợ hãi, khổ đau và não phiền của trần thế lại cho trần thế, để chỉ chừa lại cho mình những thanh thản, an nhiêntự tại

Hãy cố gắng làm những điều đáng làm nầy ngay từ bây giờ, chứ đừng chờ đừng đợi nữa. Quỷ vô thường có chờ có đợi ai đâu ? Hãy nhìn lại cuộc đời đã qua của mình rồi quý vị sẽ thấy. Lắm khi chúng ta phải giựt mình run lên vì thấy rằng cả đời mình chưa làm được việc gì 

đáng làm cả, chưa bao giờ trì giới cho chính mình, chưa bao giờ bố thí cho ai một đồng một cắt nào mà ngược lại chỉ toàn là giựt dọc và lường gạt không thôi, chưa bao giờ đến được chùa làm được một ngày công quả giúp quý thầy hoằng dương chánh pháp, mà còn buông lời chê tráchthóa mạ người phát tâm nữa là khác. Chẳng những thế, có nhiều người còn manh tâm lợi dụng tiền bạc của chùa, tiền củagia bá tánh để mưu cầu lợi ích cá nhân vị kỷ. Tiền bạc đóng góp của bá gia bá tánh giúp quý thầy xây chùa dựng tháp, in kinh ấn tống và hoằng dương chánh pháp, bản thân mình không đóng góp được thì thôi, đàng nầy còn xúi dục quý thầy cho mình mượn để rồi không bao giờ trả lại. Nếu tiền bạc ấy là của riêng quý thầy thì còn dễ trả, nhưng quý vị ơi ! Tiền bạc ấy là của bá gia bá tánh, làm sao quý vị trả đây ? Lắm khi quý vị có thể giựt được của bá gia bá tánh vì họ không hay biết, nhưng làm sao quý vị giựt được ông Phật nơi chính quý vị đây ? Như vậy những kẻ lường gạt, xúi dục lường gạt, âm mưu lường gạt của Tam 

Bảo, và ngay cả những ai nhẹ dạ để cho thâm lạm của Tam Bảo đều đồng một tội như nhau. Trạm dừng chân kế tiếp và cũng là trạm chót của những kẻ nầy phải là địa ngục Vô Gián Vĩnh Viễn. Không thể nào ông Phật nơi chính họ tha thứ được cho họ cái tội lỗi tày trời nầy đâu. Có thấy không hỡi những người con Phật? Nếu hiện tại mình đã như vậy thì kiếp sau mình sẽ là con gì ? Ngoài những kẻ manh tâm lường gạt chùa chiền phải vĩnh viễn đi vào Vô Gián Địa Ngục ra, những người khác hãy tự hiểu xem mình sẽ là con gì ôũ kiếp lai sanh ? Không lẽ chúng ta cam tâm trôũ lại làm con trùng, con dế, con hưu, con nai, hay cây thông, cây dương ? Dù biết rằng vượt thoát cái ác để trôũ về với cái thiện, buông bỏ những khoái lạc và tiện nghi của đời sống hằng ngày để tr• về với thanh bần lạc đạo, cũng như dẹp bỏ những hận thù bạo lực, hơn thua, ganh ghét để tr• về sống trong yêu thương hòa nhã, nhu hòa nhẫn nhục... không phải là chuyện dễ. Nhưng ai trong chúng ta rồi cũng sẽ phải một lần rũ bỏ những thứ ấy. Hãy cố rũ bỏ chúng 

trong lúc chúng ta còn có khả năng rũ bỏ được. Không ai có khả năng rũ bỏ dùm chúng ta được đâu, ngay cả Phật. Chỉ có chính mình mới có thể giúp mình chấm dứt lăn trôi cũng như tự tạo được cho mình một cuộc sống an lạc hạnh phúc và một cuộc tu miên trường giải thoát mà thôi. 

409. GIA TÀI NGHIEẢP BÁO CỦA 

CUỘC SỐNG PHẨM HAỳNH 

Trong vũ trụ không cùng không tận, trong cõi mông lung của trời đất bao la, con người nhỏ bé còn thua hạt bụi, hạt cát. Trong cái vĩnh viễn vô thỉ vô chung của thời gian, đời người nhanh như ánh điển chớp, hoặc như một giấc chiêm bao. Kỳ thật, trăm năm hữu hạn của một kiếp con người, còn nhanh hơn làn điển chớp nữa là khác. Sự chết và sự sống của con người, sự ôũ và sự đi nào có khác chi sự chợt sáng và chợt tắt của tia chớp kia đâu. Cái trục trặc của chúng tachúng ta nhận thấy và biết được sự chớp nhoáng của làn điển chớp, nhưng có mấy ai nhận chân ra được sự chớp nhoáng của cuộc đời ? Đã không nhận chân ra được cuộc đời như ánh điển chớp, như sương sa, như gió thoảng mây bay thì thôi, đằng nầy chúng ta còn lãng phí quá nhiều thì giờ cho những cái không cần thiết. Hãy suy nghĩ cho kỹ mà xem, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa đến, hiện tại rồi 

sẽ trôũ thành quá khứ trong từng sát na. Chúng ta có cách gì thay đổi những định luật vô thường nầy hay không ? Thưa, đã từ hàng ngàn hàng triệu năm nay, từ khi con người xuất hiện trên địa cầu nầy đến giờ, chưa từng có ai làm được chuyện đó, ngay cả Phật. Thế mà chúng ta cứ mãi quanh co vớ vẩn với những xấu đẹp, nghèo giàu, sang hèn, sướng khổ, chết yểu, sống lâu, ngu muội, thông minh, độc ác, hiền lương, vọng động, đoạt lợi, tranh danh, thị phi, hơn thua, thanh tịnh, phiền não, an lạc, tự tại ... Cuộc sống quay cuồng hàng ngày chưa đủ cho chúng ta chóng mặt hay sao ? Tại sao chúng ta lại dong ruổi thêm chi cho thêm não phiền đau khổ ? Hãy lắng lòng suy gẫm để thấy rằng cảnh đời nầy có gì đâu để cho chúng ta đeo đuổi, lăn lên lộn xuống trong luân hồi sanh tử ? Cảnh đời lắm nỗi sầu bi với sướng ít khổ nhiều. Hồi nào mẹ mẹ, cha cha, mà bây giờ đã là hai nấm mồ chơi vơi giữa đồng không mông quạnh. Cảnh đời nầy có khác chi bóng phù hoa, mới hôm nào đây còn huynh còn muội, mà bây giờ đà 

sanh ly tử biệt. Đời sống của một con người có khác chi hoa nôũ hoa tàn, hoặc giả như ánh nến đang cháy dôũ. Sáp rồi phải hết, nến rồi phải tắt. Rồi thì chúng ta sẽ bỏ lại tất cả, từ tiền tài, vật chất, sự nghiệp, quyền cao chức trọng, công danh phú quí, đến cha mẹ, vợ con, anh em, bà con, thân thích. Chúng ta phải bỏ lại tất cả, duy chỉ có nghiệp báo là ta phải mang theomang theo mãi cho đến khi nào chúng ta chấm dứt kiếp lăn trôi mới thôi. Thêm vào đó, đúng như lời Phật dạy, chừng nào mà ta chưa có sự giác ngộgiải thoát rốt ráo, thì chừng ấy cái sinh sẽ đi liền theo cái tử, rồi cái tử lại đi sau cái sinh, cứ thế mà trôi không ngừng nghỉ. Chừng nào mà chúng ta chưa tìm được trôũ về bản lai diện mục của mình, nghĩa là chưa giác ngộgiải thoát rốt ráo, chừng đó chúng ta chưa thể nào vượt thoát ra cảnh giới Ta Bà được. Trong ba cõi sáu đường, từ Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, đến Tây Ngưu Hóa Châu và Bắc Cu Lô Châu, sự sống và sự chết chỉ là một sự nối tiếp không ngừng nghỉ, thế thôi. 

Theo Đức Từ Phụ thì chúng sanh, nhứt là con ngườivô minh mà sanh ra đủ thứ tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng, rồi từ đó phải thọ lãnh những khổ đau phiền não. Thế rồi khổ đau nầy lôi kéo khổ đau kia, phiền não nầy lôi kéo phiền não khác. Tất cả chỉ vì vọng động ảo tưôũng mà nên, chứ có thứ gì là thiệt đâu. Thế mà chúng sanhcon người chúng ta cứ hành động, cứ mơ tưôũng theo những ảo tưôũng nầy, thì thử hỏi làm sao mà không khổ đau phiền não đây ? Làm sao mà không lăn tới trôi lui được dây ? Thế mà có mấy ai trong chúng ta chịu bỏ ra một chút thời gian nào để suy gẫm về cái nghiệp báo ấy. Ngược lại, gần như tất cả thời giờchúng ta có được, chúng ta dồn hết cho tiền tài, vật chất, cho luyến ái tham dục, cho tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến... 

Hãy cố gắng bình tâm mà suy gẫm thì chúng ta sẽ thấy, ngoài nghiệp lực đưa đẩy chúng ta vào luân hồi sanh tử, chúng ta không còn thứ gì khác. Nghiệp báo là cái gia tài duy nhứtchúng ta phải thừa hưôũng, chứ không 

để lại cho ai được. Chúng ta tạo nghiệp thì chính chúng ta phải thọ nghiệp. Nghiệp là nhân tố chính tạo ra luân hồi sanh tử. Nghiệp lành là ta, mà nghiệp dữ cũng là ta. Hãy cố gắng bình tâm mà suy nghĩ thì chúng ta sẽ thấy rằng đời nầy tuy là sự kết hợp của những thứ giả tạm đổi thay, nhưng chính những cái giả tạm đổi thay ấy là một nhân tố quan trọng quyết định cái "gia tài nghiệp báo" mà chúng ta phải thọ lãnh về sau nầy. Tuy không chủ trương bi quan yếm thế, nhưng Đức Từ Phụ đã nói lên một sự thật không mấy lạc quan về cõi đời giả tạm vô thường nầy. Đức Phật đã chỉ dạy rất rõ ràng trong các kinh điển của Ngài là cảnh đời nầy có lắm nỗi sầu bi, tình thân phụ mẫu mới đó đà cách xa đó; tình thương huynh đệ mới đó tan đó. Tình chồng nghĩa vợ nào có khác chi chòm mây, mới tụ đó rồi tan đó. Người đi đã yên thân với gia tài nghiệp báo của chính họ, chỉ chừa lại cho kẻ ôũ nỗi chơi vơi trống vắng. Tình nghĩa luyến ái của phàm phu nào có khác chi bọt nước, dù có thương cho mấy rồi cũng tan tành theo cơn sóng vỗ, 

hoặc giả cũng như cơn gió, có mạnh như vũ bão rồi cũng ta biến vào hư vô. Thế mà chúng ta cứ mãi đam mê theo ngoại cảnh mà quên đi những diễn tiến từ thô thiển đến vi tế trong thân tâm nầy, để rồi phải chịu khổ đau phiền não hết đời nầy qua kiếp khác. Hễ lúc sanh tiền mình sống như thế nào thì lúc tử biệt cũng sẽ như thế ấy. Lúc sanh tiền mà biết ăn hiền ôũ lành, cũng như an trú thật sâu trong thiền định thì lúc tử biệt cũng sẽ như vậy. Ngược lại, nếu lúc sanh tiềnchất chứa ngập tràn những vọng động của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng thì lúc tử biệt sẽ cũng chất ngất như vậy, không biết chạy đi đường nào, không biết đi về đâu, hoảng sợ bối rối trước cuốn phim quay lại về cuộc đời đáng sợ của mình. Thật vậy quý vị ạ ! Làm sao những kẻ cướp giựt, lường gạt, nhứt là cướp giựt lường gạt của Tam Bảo, của bá gia bá tánh an nhiên tự tại lúc cuối đời khi cuốn phim ấy được quay lại trước khi họ tử biệt cõi trần thế nầy ? Tàng thức của chính họ, hay nói đúng ra là ông Phật nơi chính họ đâu 

có để cho họ được yên thân yên tâm. Hiểu và thấy được như vậy để ngay từ bây giờ nếu muốn có cuộc sống phẩm hạnh, chúng ta phải tu tập để chuyển hóa phàm trí phàm thức thành thánh trí giác ngộ, để thấy rằng những vui sướng tạm bợ nào khác chi lửa đốt dầu, phút chốc chỉ còn là những luồn khói, chứ có chi mà vui với sướng ? Tất cả mọi sự mọi việc trên cõi đời nầy chỉ là dã tràng se cát bể đông, chỉ cần một cơn sóng nhỏ là tan là nát. Hồi nào công hầu khanh tướng hay vinh hoa phú quí, bây giờ gửi xác đồng hoang một mình, chứ phàm thức nầy có giúp mình mang theo được gì đâu ? Hồi nào mắt đẹp mày xinh, bây giờ là gì nếu không là mắt mờ, má hóp, mày nhăn nheo ? Hồi nào nhanh nhẹn lanh lợi, bây giờ tay chân yếu đuối, run rẫy.. Phàm thức đâu giúp được ta gì trong việc cải lão hoàn đồng nầy ? Bấy nhiêu đó có đủ cho chúng ta thấy được cái giả tạm thay đổi của đời người chưa quý vị ? Đủ lắm rồi chứ còn gì ? Hãy suy gẫm cho kỹ lại để sớm quay về mà sống một cuộc sống có phẩm hạnh từ thể xác lẫn tinh thần

Tại sao chúng ta phải sống một cuộc sống có phẩm hạnh ? Vì phẩm hạnh của thể xác và tinh thần là những nhân tố chuyển hóa những ác nghiệp thành thiện nghiệp, gỡ bỏ những bùi nhùi và cặn cáu trong tâm thức chúng ta. Nhờ vậy mà từ từ tâm trí ta được thanh tịnh. Thế nào là cuộc sống có phẩm hạnh ? Cuộc sống có phẩm hạnh của người con Phật là cuộc sống trống vắng tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng; là cuộc sống không có luyến ái tham dục. Cuộc sống phẩm hạnh là cuộc sống đơn giảnbình dị, trong đó không có bóng dáng của ngu si, mê mờ, vì ngu si mê mờ chính là nguồn gốc tạo ra khổ đau phiền não. Cuộc sống phẩm hạnh là cuộc sống chân chánh từ sự hiểu biết, suy nghĩ, hành động, cuộc sống, cố gắng, đến tỉnh thức và định tỉnh. Cuộc sống phẩm hạnh là cuộc sống thực tiển, nói lành là làm lành, nói bố thí là làm bố thí, chứ không nói một đàng làm một nẻo. Cuộc sống phẩm hạnh là cuộc sống của những người biết gượng dậy sửa sai sau những lầm lỗi. Cuộc sống phẩm hạnh là 

cuộc sống của những ai biết lấy giới luật làm thầy, biết tôn trọng giới luật như tôn trọng Đức Như Lai. Người có cuộc sống phẩm hạnh chẳng những không giết hại, mà còn bảo vệ chúng sanh mọi loài; chẳng những không trộm đạo, mà còn tôn trọngbảo vệ tài sản của người; chẳng những bảo vệ hạnh phúc của mình, mà còn bảo vệ hạnh phúc của mọi người; không điêu ngoa vọng ngữ, mà nói lời xây dựngchân thật. Cuộc sống phẩm hạnh là cuộc sống của những người đã nhìn thấy rõ vô ngãvô thường; thấy rõ khổ đau phiền não luôn chực chờ cấu xé chúng sanh. Thấy rõ vạn vật vô thường như cánh hoa sớm nôũ tối tàn; thấy rõ các pháp đều vô ngã và không có tự tánh. Chính vì thế mà tâm trí người có cuộc sống phẩm hạnh luôn thanh tịnh. Chính vì thế mà người có cuộc sống phẩm hạnh luôn an nhiên tự tại trước mọi tình huống. Chính vì thế mà người có cuộc sống phẩm hạnh luôn giải thoát khỏi mọi hệ lụy của khổ đau phiền não. Và cũng chính vì thế mà "gia tài nghiệp báo" của người có cuộc sống phẩm hạnh luôn 

nhẹ tợ mảy lông, nếu không muốn nói là tự tạigiải thoát

Người Phật tử thuần thành luôn nhận chân rằng "cuộc sống phẩm hạnh" sẽ làm nhẹ đi "gia tài nghiệp báo" cho kiếp luân hồi, nên họ sẳn sàng lên đường để xóa tan những luyến ái, tham dục, sân, si, mạn, nghi, tà kiến... Họ luôn giữ cho thân, khẩu, ý hướng thượng và ngay thẳng. Có như thế, đạo Phật chẳng những là một triết lý tu giải thoát, mà còn là một con đường sống hạnh phúc, sống đơn giản bình dị trong sự trống vắng của "gia tài nghiệp báo." Xin ai nấy hãy chấm dứt ngay kiểu cách "tu nói," để quay về "tu hành." Được như vậy thì cuộc sống cuộc tu của người Phật tử mới gọi là toàn thiện. Tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến không nói bỏ mà được. Ngược lại, phải từ bỏ bằng hành động cụ thể, phải ngày ngày hành trì không tham, không sân, không si ... Tháo gỡ khổ đau phiền não không nói suông mà được, chúng ta phải ngôn hành hiệp nhứt thì mới mong tháo được những thứ độc hại nầy. Phải thực nghiệm tự thân bằng những hành động 

cụ thể mới mong thoát ly ra khỏi những quay cuồng vọng động bất an, phiền não và khổ đau. Phải ngày ngày hành trì rốt ráo những lời Phật dạy mới mong mang được từ, bi, hỉ, xả của nhà Phật ra ban rãi cho chúng sanh mọi loài, mang yêu thương đến cho mọi người. Những người con Phật phải thuyết, tri và hành hợp nhứt mới có được khả năng và bản lãnh làm những việc đáng làm, và can đảm không làm những việc không đáng làm. Người con Phật chơn thuần phải cương quyết lấy nguyện Phật làm nguyện mình và lấy hạnh Phật làm hạnh mình mới mong mang lại được hạnh phúcan lạc lại cho mình và cho người. Mong cho ai nấy đều phát tâm Bồ Đề kiên cốtinh tấn tu hành hầu làm nhẹ đi "gia tài nghiệp báo" của mình và của người. Làm được như vậy thì cho dù chưa được giải thoát hoàn toàn đi nữa, cuộc sống nầy, cuộc tu nầy cũng là nhẹ nhàng thanh thản lắm rồi vậy ! 
 
 

410. NHỮNG KẺ NẶNG NGHIEẢP 

Sự thật về sanh, lão, bệnh, tử là một chân lý không thể nghĩ bàn. Đức Phật không phải là người đã phát minh ra sanh, lão, bệnh, tử. Đức Phật lại càng không phát minh ra sanh, trụ, dị, diệt, hoặc những thành, trụ, hoại, không trên cõi đời nầy. Trước Ngài có không biết bao nhiêu tôn giáotriết thuyết khác đã nói về sanh, trụ, dị, diệt. Tuy nhiên, họ chỉ nói để mà nói, chứ chưa bao giờ họ đưa ra được một phương thức khả dĩ nào có thể giúp hướng nhân loại về một cuộc sống an vui và hạnh phúc. Đức Phật chỉ là một con người như bao con người khác, cũng nhìn thấy được đời là giả tạm vô thường; sanh, lão, bệnh, tử là những sự thật hiển nhiên. Có điều khác là Ngài đã nhìn thấy được bóng quang âm thắm thoát thoi đưa, con người không có cách gì cưỡng lại được luật vô thường, nên chi hãy cố mà vận dụng cái kiếp sống tạm của con người nầy mà tu hành chánh pháp vô vi cho đến khi tịch diệt với một kim thân bất hoại. Khi đưa ra những nguyên 

tắc tu hành, Đức Từ Phụ chưa từng bắt ép một ai phải tu theo mình mới gọi là tu đúng. Ngài đã từng khẳng định rằng bất cứ ai, dù • bất kỳ tôn giáo nào, nếu chịu phát đại hùng, đại lực, đại từ bitu hành, nếu chịu suy nghĩ đúng, nói năng đúng theo lẽ phải, mưu sinh bằng những phương cách chân chánh, thấy đúng như lẽ thật của sự vật, vân vân, đều là những người tu hành chân chánh, và con đường giải thoát là chuyện đương nhiên. Ngài chưa từng bắt ép ai phải đầu tròn áo vuông, hoặc giả phải thờ phượng Ngài mới gọi là tu Phật. Sôũ dĩ những đứa con hậu bối của Ngài tạc tượng đắp hình Ngài, là để chiêm ngưỡng hình bóng một đấng cha lành, một con người đã tìm ra chân lý cho cuộc sống hạnh phúc và cuộc tu giải thoát cho chúng sanh mọi loài, chứ không bao giờ để thờ phượng Ngài như một thần linh. Thế nhưng 

vô tình hay cố ý, đã có quá nhiều ngộ nhận về 

Phật giáo và những triết lý sống tu theo Phật. Có người cho rằng sanh, lão, bệnh, tử là những chuyện đương nhiên, đâu cần chi phải 

đợi đến Phật nói ra, hoặc giả những điều Phật nói, đứa trẻ lên năm lên bảy vẫn nói được. Đúng như vậy ! Những điều Phật nói nó đơn giảndễ nói đến độ đứa trẻ lên năm lên bảy vẫn nói được; tuy nhiên, có làm được hay không lại là chuyện khác. Nhiều khi những người lớn với đầy đủ trí khôn, như các cụ bảy tám chục tuổi, mà chỉ vẫn nói được chứ không làm được. 

Nhứt là thời buổi hôm nay, lắm kẻ cuồng ngôn loạn ngữ, chỉ biết nói cho khoái khẩu, chứ chưa bao giờ biết kinh vì hậu quả của những lời nói nầy. Họ cho rằng tôn giáo chỉ là một thứ thuốc phiện được dùng để ru ngủ con người. Họ cho rằng từ trước khi có tôn giáo, con người vẫn sống và vẫn sinh hoạt bình thường bằng những suy nghĩ của chính bộ óc mà họ có, thì bây giờ họ vẫn có thể tiếp tục sống và suy nghĩ như họ đã từng sống và suy nghĩ trong quá khứ, chứ cần chi đến tôn giáo 

phải chen vào cuộc sống của họ. Họ cho rằng những người xuất gia tu Phật là vì buồn chán chuyện gia đình, hoặc giả tình duyên trắc trôũ 

nên bỏ nhà đi tu. Thậm chí lắm khi họ dám cuồng ngôn vọng ngữ cho rằng đời vốn dĩ đã là một bể khổ mênh mông, thế sao Đức Phật còn dạy cho chúng sanh một nhân sinh quan "bi quan yếm thế ?" Họ cho rằng những gì Phật nói chỉ là một sự lập lại những tiến trình tự nhiên của vũ trụ, chẳng hạn như hoa nôũ hoa tàn, sinh lão bệnh tử, ai cũng biết, có gì đâu để phải bi quan ? Theo họ hãy tận hưôũng những gì mình đang có, rồi ngày mai ra sao cũng được. Hãy tận hưôũng vẻ xinh đẹp mỹ miều của hoa nôũ, còn thì hoa tàn, mặc nó. Hãy tận hưôũng những gì mình có được của tuổi hoa niên, còn thì mặc kệ tuổi già. Kỳ thật đây là lối lý luận của những con người sống say chết mộng, sống theo vật chất bệnh hoạn, sống cuồng sống vội. Thật tình mà nói, đây là lối lý luận hợp tình hợp lý với những kẻ hiện sinh duy vật, vì ai lại không thích thưôũng thức một đóa hoa vừa chớm nôũ, ai lại không thích tuổi thanh xuân trẻ mãi không già ? Thế nhưng thực tế lại phủ phàng, hoa rồi sẽ phải tàn, người rồi sẽ phải bệnh, già, chết. Đây là những 

sự thật hiển nhiên mà ai trong chúng ta cũng trông thấy và nhận biết chứ không phải do Phật tạo ra để dọa dẫm chúng sanh. Đức Phật đã từng nhắn nhủ với tứ chúng rằng, dù tin hay không tin theo những lời Phật dạy, chúng sanh nào cũng phải bị luật vô thường chi phối, nghĩa là phải sinh, lão, bệnh, tử; hoặc sinh, trụ, dị, diệt; hoặc thành, trụ, hoại, không. Vì thế ai muốn sống thế nào là quyền tự do của mỗi người, Đức Phật chỉ là người dóng lên tiếng chuông cảnh tỉnh quần sanh, thế thôi. Phật chưa từng cấm ai sống theo nhãn quan của mình; tuy nhiên, Phật chỉ nhắc nhôũ chúng ta rằng, bên cạnh đóa hồng tươi thắm sẽ là một cái hồng héo úa rũ tàn, bên cạnh một anh thanh niên đầy nhựa sống sẽ là một cụ già ốm yếu lụm khụm. Không phải thấy để mà bi quan yếm thế, mà Phật khuyên chúng ta khi thấy một cánh hoa từ lúc mới chớm nôũ, phải nghĩ đến lúc hoa héo hoa tàn; khi thấy một con người đang ôũ lứa tuổi tráng niên tràn trề nhựa sống, phải nghĩ đến một cụ ông cụ bà bảy tám mươi tuổi già yếu lụm khụm. Chúng 

ta nên thấy biết như vậy để mà tự cảnh giác mình về sự hiện diện cũng như những bóng dáng của vô thường ôũ trên đời nầy, hầu giúp chúng ta diệt trừ tham ái là những nhân tố chính gây ra khổ đau và phiền não trên cõi đời nầy. Tuy nhiên, chúng sanh đa loại, có người chịu nghe và chịu hiểu, nhưng lắm người chỉ sống theo phàm tâm phàm trí của mình mà thôi. Chính vì thế mà như chúng ta thấy đó, đa phần cuộc sống hôm nay, nhứt là cuộc sống tại các xứ văn minh Âu Mỹ nầy, không lấy đạo hạnh làm trọng, mà chỉ một bề chạy theo vật chất kim tiền. Thước đo của con người hôm nay không còn là một cuộc sống đạo đức nữa, mà chỉ là lương cao chức trọng, nhà sang xe đẹp. Cứ mãi miết chạy theo những thứ ấy, hễ được thì vui thì sướng, hễ không được thì buồn đến nỗi tự tận. Thử hỏi như vậy làm sao mà chúng sanh không đau khổphiền não triền miên cho được ? Vâng, theo đúng như lời Phật dạy: "ngay cả Phật, chỉ độ được những người hữu duyên; còn những kẻ vô duyên nặng nghiệp, lắm khi Phật chỉ có thể nhìn họ 

thương xót chứ không làm gì được để giúp họ." Những kẻ ấy vẫn biết đời là giả tạm vô thường, nhưng theo họ, tội gì mà tu, hãy tận hưôũng đi cho hết một đời. Họ nói rằng không cần có tôn giáotín ngưỡng, họ vẫn sống và vẫn sinh hoạt; không cần có Phật, họ vẫn thấy có hạnh phúc. Theo họ, đói ăn, khát uống và cứ vin theo những buồn vui thế sự mà sống, chứ không cần gì hết cho cuộc sống tâm linh. Theo họ, hãy sống và làm theo những gì bộ óc họ suy nghĩ là đúng là tuyệt. Họ cho rằng phải tận hưôũng hết thời giờ có được, chứ quôũn đâu mà đi chùa, đi nhà thờ để đọc kinh tụng niệm

Thưa các bạn ! Theo lời Phật dạy, đây là những con người nặng nghiệp đáng thương. Họ chỉ biết một đời "túy sanh mộng tử" theo những suy tư trần tục của chính họ. Đồng ý đạo Phật chủ trương rằng tri thức của con 

người có thể đạt đến chân lý, nhưng phải với một điều kiện, là con người ấy phải chịu chuyển cái tri thức phàm phu hiện có thành trí tuệ Bát Nhã. Đừng tưôũng rằng những gì chúng ta đang suy nghĩ là đúng là tuyệt. Kỳ thật, tri 

thức mà chúng ta đang có là một loại tri thức kém cỏi vì mê mờ và ám muội của vô minh. Hãy lắng lòng suy gẫm nơi chính bản thân mình đi rồi sẽ thấy, chúng ta đã có mấy lần đúng và bao lần sai. Cuộc đời nầy không đơn giản như chúng ta tưôũng đâu quý vị ơi ! Nếu cuộc đời nầy chỉ có đói ăn, khát uống, hoặc đau đi bác sĩ uống thuốc, vân vân, thì dễ quá, cần gì phải nói cho thêm mệt. Có thể quý vị đang ôũ tuổi hoa niên, nên cảm thấy cái gì cũng suông sẻ dễ dàng, nhưng kịp đến thời lão niên với đầy dẫy những trục trặc của thân thể, chừng đó, quý vị sẽ nhận ra rằng đời không đơn thuần như mình tưôũng. Nhưng than ôi ! Đến chừng quý vị suy nghĩ được như vậy, lắm khi đã quá trể tràng rồi quý vị ơi ! Có thể bây giờ quý vị chưa thấy cần câu kinh tiếng kệ của nhà Phật, nhưng biết đâu trong một tương lai 

rất gần quý vị sẽ cần. Biết như vậy để đừng tự mình tận tuyệt con đường mà mình có thể sẽ một lần phải đi qua. 

Xin đừng tưôũng đạo là một thứ thuốc phiện ru ngủ con người. Ngược lại, đạo và đời là hai 

thứ không thể tách rời, dù bạn đang ôũ bất cứ lứa tuổi nào đi nữa. Đời không đạo, đời vô liêm sĩ; đạo không đời, đạo tồn tại với ai. Xin đừng tưôũng đạo là cái gì cao xa không nắm bắt được. Đừng nhìn đạo Phật chỉ qua một khía cạnh tụng kinh niệm chú. Tụng kinh niệm chú chỉ là những phương tiện nhứt thời nhằm giúp cho thân tâm không bị ngũ dục lục trần làm xáo động. Những người đã có định lực khá cao, không nhứt thiết phải dùng đến tụng kinh niệm chú nữa. Tu theo Phật là tự sửa mình theo Phật. Hễ nhận thấy mình có gì hư xấu thì hãy thành thậtnhận lỗisửa lỗi, ấy là tu theo Phật. Tu theo Phật là lắng nghe những lời chỉ dạy của Phật, để cho tham, sân, si đừng nổi dậy khiến cho mình nghĩ bậy, nói bậy và làm bậy. Tu theo Phật là nhìn thấy được con đường Phật đã đi là chân chánh nên quyết chí 

đi theo Ngài để không tiếp tục gieo nhân ác nữa, thế thôi. Tu theo Phật là từ chối không để cho tâm viên ý mã nầy tiếp tục dong ruổi và đẩy đưa mình vào tam đồ ác đạo nữa, chứ có gì khó hiểu đâu. Tu theo Phật là nhứt quyết từ 

bỏ con đường hí luận biện giảihí luận biện giải chỉ làm chúng ta loạn động hơn lên mà thôi. Nếu chúng ta chưa ăn chay được, không ai cấm chúng ta ăn mạng (mạng sống của chúng sanh khác), nhưng đừng biện giải cho những hành động sai trái của mình. Nếu chúng ta chưa giữ giới được, không ai bắt buộc chúng ta phải giữ; tuy nhiên, đừng biện giải cho sự phá giới của mình. Nếu chúng ta vẫn còn uống rượu, cứ uống, nhưng đừng bài bác người không uống rượu chỉ vì họ đã đi ngược lại cái châm ngôn "tận hưôũng cuộc đời" của mình. Từ ngày Phật bắt đầu thuyết giảng những giáo lý cao tuyệt của Ngài đến bây giờ, chưa một ai có khả năng bài bác hay đánh đỗ những giáo lý ấy, và sẽ không bao giờ có bất kỳ ai trong tương lai có thể đánh đỗ được những giáo lý nầy đâu, vì Phật pháp là những 

chân lý không thể nghĩ bàn. Chỉ có những kẻ cuồng tâm loạn tưôũng với nghiệp chướng sâu dầy, mới dám mơ làm một Đề Bà Đạt Đa thứ hai trên cõi đời nầy. 

Mong rằng những lời chia sẻ trên đây có thể 

giúp ích được một phần nào cho những kẻ "cuồng tâm loạn tưôũng," những kẻ coi Phật, Chúa không ra gì. Mong rằng những lời chia sẻ trên đây sẽ giúp mang những kẻ "cuồng tâm loạn tưôũng," hoặc giả "sống say chết mộng" lại gần hơn với sự thật, dù là một sự thật phủ phàng của biển đời đau khổ. Tuy nhiên, nếu họ tới gần được với đạo, thì họ sẽ thấy đạo và đời tuy hai mà một, chỉ khác có một điều là đời với chất ngất vô minh, sai lầm bổn ngã, hận thù, tham lam, đâm chém, cướp bóc, dối trá, bịp bợm, ích kỷ, bỏn xẻn; ngược lại, đạo thì trong sáng hướng thượng với chan hòa từ bi hỉ xả, từ tốn khiêm cung, nhu hòa nhẫn nhục, ái ngữ lợi ngôn. Mong rằng ai trong chúng ta cũng đều biết lắng nghe những lời chỉ dạy vàng ngọc của Đấng Cha Lành để trước nhất tự thân được tốt đẹp, từ bi, nhân 

bản, thân tâm trong sáng hơn, và người người có cơ chung sống trong tình yêu thương rộng lớn để cùng nhau làm vơi đi nỗi đau khổ cùng cực của chúng sanh mọi loài. Hãy cùng nhau sống và biến những giây phút ngắn ngủi hiện 

tại thành những giây phút an lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Mong lắm thay ! 

411. LÀM SAO TIẾN TU MÀ 

KHÔNG THỐI BỒ ĐỀ TÂM

Đạo Phật không dành để cầu an cho người bịnh hoạn hay cầu siêu cho người đã chết. Kỳ thật, đạo Phật dành cho những ai dám mang từ bi hỉ xảvị tha bác ái mà xông thẳng vào đời. Chúng ta đang có khuynh hướng xa rời đời sống tinh thần để chỉ lo cho đời sống vật chất tạm bợ. Tuy nhiên, có cái gì làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc thoải mái đâu ? Mùa đông thì kêu than lạnh lẽo rét mướt, mong cho xuân đến hay hạ sang cho ấm áp hơn. Mùa hè thì lại than tiết trời oi ả nóng bức, mong cho thu về để được mát mẻ hơn. Đến thu lại than buồn bả, cây lá trơ trọi, cảnh trí ảm đạm. Rồi ta có vừa ý với mùa xuân đâu ? Lúc ấy ta lại cũng than tại sao mùa xuân ngắn ngủi qua mau. Chúng ta đòi hỏi cái gì ? Chúng ta mong muốn cái gì ??? Nhiều khi chính chúng ta cũng không biết nữa. Khi thấy thiếu vắng thì đi tìm, tìm có rồi lại muốn có thêm, đến khi có nhiều rồi thì lại đâm ra lo sợ... chính vì thế mà chúng 

ta cứ phải ôm sầu chuốc khổ và tư•ng chừng như cứ mãi phải loanh quanh lẩn quẩn trong vòng sanh tử luân hồi nếu không có sự thị hiện của Đức Thích Tôn Từ Phụ

Đạo PhậtĐức Phật đã khai sáng cách nay gần hai mươi sáu thế kỷ, nếu gọi là một tôn giáo cũng được, mà nếu gọi là một triết lý sống hạnh phúc thì cũng đúng thôi. Tôn giáo ấy, triết lý ấy, không có những giáo điều cứng nhắc, nên có một khả năng thích ứng kỳ diệu trong mọi hoàn cảnh. Vì triết lý nhà Phật không trụ vào bất cứ một pháp tướng nào, ngay cả Niết Bàn là điểm hội tụ tối thượng, nên nó đã chứng tỏ được khả năng thích ứng trước mọi hoàn cảnhthời cuộc, bất chấp cả không gianthời gian. Người con Phật chơn thuần quyết chí tu tập hằng ngày hằng giờ, nhưng không chấp trụ vào bất cứ thứ gì, ngay cả Niết Bàn. Từng ngày từng giờ tu tập của người con Phật là từng ngày từng giờ đi về tìm lại chính mình, là tự gạn lọc lấy những tư tưôũng bất tịnh của chính mình để trôũ thành thánh thiện hơn. Từng ngày từng giờ tu tập 

của người con Phật là từng ngày từng giờ sống trong tỉnh thức, làm cái gì là biết mình đang làm cái đó. Khi ăn biết rõ là mình đang ăn, khi uống biết rõ mình đang uống và bao nhiêu vạn triệu chúng sanh nhỏ bé đang lần lượt bị ta lùa vào miệng, cũng như khi đi biết mình đang dẫm đạp lên vô số sinh mạng của những chúng sanh đáng thương. Biết như vậy để chúng ta có dịp sám hối và cầu cho những người em bé nhỏ lạc loài được siêu thăng về cõi Tây phương Cực Lạc. Như vậy từng giờ từng ngày tu tập là từng ngày từng giờ chúng ta hướng thượnggiải thoát, hoặc giả sống trong an lạctỉnh thức. Từng ngày từng giờ tu tập là từng ngày từng giờ ta ra sức tận diệt nguồn gốc của khổ đau và phiền não ngay chính nơi thân nầy tâm nầy. Đức Thế Tôn đã chỉ dạy quá rõ ràng rồi còn gì ? Bây giờ tu hay không tu là tùy ôũ mỗi người chúng ta. Chính ta chịu trách nhiệm với cuộc đời ta, cao thượng hay yếu hèn hãy tự hỏi ta chứ đừng hỏi ai. Không ai có thể làm cho mình tốt hay xấu hơn 

được. Bến mê hay bờ giác không thể nào tìm 

cầu • bất cứ đâu ngoài ta. Xin đừng hẹn, đừng chờ, biết quỷ vô thường đến với ta lúc nào mà chờ với đợi. Hãy tự hỏi coi trong xã hội văn minh vật chất loạn động nầy, mỗi ngày chúng ta dành được nhiêu giây phút cho chính chúng ta ? Thưa lắm khi không có. Chúng ta đã và đang bồi dưỡng thân nầy ngày ba bữa, thế nhưng chúng ta có được bữa nào cho tinh thần chúng ta chưa ? Thưa có khi cũng có mà lắm khi lại không. Nhiều khi nghe chùa có giảng pháp, chúng ta cũng đi nghe vậy, nhưng một năm chúng ta đi nghe được mấy lần ? Nghe rồi về nhà hoặc ra ngoài xã hội, có mấy ai trong chúng ta đã thực sự hành trì những lời Phật dạy. Chúng ta đã kết tập những tập khí , những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến chẳng những trong suốt cuộc đời của chúng ta, mà còn từ hết kiếp nầy đến kiếp khác. Bây giờ muốn tẩy sạch những thứ ấy, đâu phải vài tuần vài tháng mà được. Chẳng những thế, chúng ta lại còn lơ là với giáo lý, không siêng năng tinh tấn thực hành, mà còn 

lắm lời biện giải hí luận. Nào là chỉ cần ngồi 

thiền là thành Phật, chứ cần chi phải trì trai giữ giới, cần chi phải nhu hòa nhẫn nhục hoặc bố thí vị tha. Thậm chí lắm khi có kẻ dám ngụy biện cho rằng dùng sự suy nghĩ của não bộ là có thể đạt được những gì mình cần, chứ cần chi phải tu phải hành cho thêm mệt xác. Quả là lý luận ngông cuồng, dám dùng triết lý phàm phubiện giải Phật pháp thì quả là làm chuyện quàng xiêng. Trong Đại Thừa Khôũi tín luận, Bồ Tát Mã Minh đã nói: "Chúng sanh trong thời mạt pháp nghe nói y theo chánh pháp để tu hành thì khó quá, nào là phải trì giới, bố thí, nhẫn nhục, thiền định... Tại sao không chỉ thiền định, mà lại nhiều như vậy ? Tu như vậy e rằng khó quá, thế là chúng ta sanh tâm trây lười lo sợ mà thối lui. Như Lai đã biết trước tâm địa phàm phu của chúng sanh, nên Như Lai đã bày ra đủ thứ phương tiện thù thắng cho chúng sanh tu hành." 

Trong Kinh Đại Bảo Tích, Ngài Phú Lâu Na đã hỏi Phật rằng:"Trong thời mạt pháp làm sao cho chúng sanh tiến tu có kết quả và không 

thối Bồ Đề Tâm ?" Chúng ta hay có khuynh hướng làm cái gì cũng muốn mau thành; tuy nhiên, có cái gì mà không cần thời gian đâu, huống hồ là chuyện tu giải thoát ? Chính Đức Từ Phụ đã dạy rằng đạo Phật là đạo của hành trì, chứ không là đạo của hý luậnbiện giải. Thế mà chúng ta đã biện giảihý luận hết năm nầy qua năm khác. Chẳng những thế, chúng ta còn đem sự loạn động, hoặc sự nghi ngờ Phật pháp ôũ tâm ta mà gieo vào tâm người khác. Cái gì mình không muốn làm hoặc không làm được thì ta lại cố tình lý giải để bào chữa, để tiếp tục làm theo ý mình. Thế nên Đức Thế Tôn đã xót thương mà chỉ dạy cho những ai muốn tiến tu mà không thối Bồ Đề tâm. Ngài đã dạy rằng những ai muốn tiến tu trước nhất phải tuần tự từng bước khoan thai chậm rải, nhưng vững chắc, từ nghe đến suy nghĩ rồi tin và hành trì. Một khi đã tin rồi và quyết chí tiến tu là phải nhứt tâm tu, chứ không còn khôũi tâm nghi pháp, hoặc lòng vòng trong biện giải hý luận, vì như vậy là tự mình phí đi thì giờ một cách vô ích. Tất cả các pháp 

môn đều là Phật pháp, không có pháp môn nào cao tuyệt hơn pháp môn nào. Điều quan trọng ôũ đây là khi nghe nói đến một pháp môn nào đó, thì hãy bình tâm mà suy xét, nếu chưa thấu triệt, chúng ta nên tìm hỏi ôũ một vị minh sư, chứ đừng vội cho là pháp nầy sai, pháp kia đúng, pháp nầy hay, pháp kia dôũ, pháp nầy tu tắt, pháp kia tu tiệm, pháp nầy đốn, pháp kia huyền, vân vânvân vân. Hãy cho phép chúng tathì giờ quán sát ý nghĩa của từng pháp môn, rồi thử thực tập xem coi nó có thích hợp với mình hay không. Phật tử chân chánh luôn nhớ trên đường đi đến đất Phật, không riêng gì tiểu lộ Mật Tông, mà có thể là Thiền Tông hay Tịnh Độ.. . Pháp môn nào cũng là pháp của Phật, cũng đều có lợi như nhau. Sôũ dĩ Phật bày ra đủ thứ pháp môn là gì sự khác biệt giữa căn cơtrình độ của chúng sanh muôn loài. Xin hãy bình tâm mà suy xét xem coi mình thích hợp với pháp môn nào, chứ đừng ai sao tôi vậy, vì làm như vậy không khác chi chúng ta bắt ép dân Âu Mỹ phải ăn cơm và dân Á Châu phải ăn bánh mì, quả là 

khó khăn vô cùng. Xin hãy cố thấy và hiểu như vậy để môũ rộng lòng ra chờ đón những cái mới, cái hay. Ví bằng chúng ta cứ khăng khăng ôm giữ và cho rằng pháp môn mình đang tu là độc tôn, thì chúng ta sẽ khó mà tiến tu lắm. Như vậy điều kiện đầu tiên và căn bản là phải chấp nhận mọi pháp môn, vì pháp môn nào cũng là pháp Phật, nước nào rồi cũng sẽ đổ ra bể khơi. Hễ thích hợp với pháp môn nào thì tu theo pháp môn đó, không phê phán, không phân biệt, không khen chê, đơn giảndễ hiểu. Tám vạn tư pháp môn đều là Phật pháp, tu làm sao cho mình bớt khổ, cho người bớt khổ và cho đời bớt khổ, ấy là pháp môn của mình. Tu một ngày, một tháng, một năm mà thấy bớt được phiền não và khổ đau, ấy là pháp môn hữu hiệu, ấy là pháp môn của giải thoát. Hãy can đảm lên mà phá tan cái ngã chấp, tướng chấp và pháp chấp mê dại nầy, để đón nhận mọi pháp môntiến tu. Làm được như vậy thì đâu đâu cũng là đạo tràng cho ta tu, chứ không nhứt thiết phải là chùa Bắc Tông, Nam Tông hay Khất Sĩ. Làm được 

như vậy thì cho dù đi đâu đến đâu, phố thị ồn ào hay sơn lâm cùng cốc, dù đông, tây, nam, bắc, dù đang ôũ Phước Lộc Thọ của khu Bolsa, hay ôũ đạo tràng Huệ Quang, hoặc Minh Đăng Quang, dù Long Thành hay Bà Rịa, dù Sài Gòn hay Vĩnh Long, chúng ta vẫn tu được. 

Thứ đến là phải đa văn quảng học. Đa văn ôũ đây không phải văn nhiều chữ giỏi, thế trí biện thông, để rồi dong ruổi đó đây mà biện giải hý luận. Đa văn quảng học ôũ đây là phải nghe cho nhiều và học cho rộng những điều cần học trong Phật pháp. Đừng nghe theo quan niệm bất chấp kinh điển của một thiểu số tà đạo trây lười rồi bất chấp kinh điển Phật đà. Lấy gì và làm sao để hiểu biết được những yếu lý của nhà Phật, nếu chúng ta không nương vào kinh điển Phật, hoặc không nghe cho nhiều và học cho rộng ? Hãy lắng lòng nghe theo lời chỉ dạy của Đức Từ Phụ: "Văn, Tư, Tu." Phật đã dạy quá rõ ràng về ba bước dẫn đến sự tu hành rốt ráo, là trước tiên phải học, phải nghe, học và nghe rồi phải suy nghĩ cho chính chắn, xem coi cái nào hợp, cái nào 

không hợp với mình, rồi bước chót là tu, tu, tu. Khi tu là phải nhất tâm tu cho đến khi giác ngộgiải thoát rốt ráo. Phải tu cho đến khi nào chào vĩnh biệt luân hồi sanh tử mới thôi. 

Trong khi tu tập, có lúc chúng ta cũng phải an hưôũng trong thảnh thơi, chứ đừng cho rằng thân nầy là tạm bợ rồi hàm hồ phế bỏ. Đồng ý tâm nầy giữ một vai trò tối trọng yếu trong việc tu tập; đồng ý thân nầy chỉ là giả tạm, nhưng nếu thân nầy bệnh hoạn thì tâm nầy có đủ khang kiện để tiến tu hay không ? Người con Phật chơn thuần phải luôn lắng lòng nghe theo lời Phật dạy, phải luôn cương quyết đi theo con đường trung đạo mà năm xưa Phật đã từng đi và đến. Vô minh đã dẫn dắt chúng ta lăn trôi từ vô lượng kiếp, nay nhờ duyên lành hãn hữu, may mắn được thân người, may mắn hơn nữa là gặp được Phật pháp, từ đó tâm trí chúng ta có cơ bừng ngộ và hiểu được cội nguồn của khổ đau và phiền não trong cuộc sống nầy. Tuy nhiên, cuộc sống hôm nay đã gây cho chúng ta quá nhiều nhức nhối quay cuồng. Chúng ta như một cái máy, nếu chúng 

ta cứ tiếp tục chạy mà không có ngừng nghỉ, thì chiếc máy nầy sẽ lột dên bể máy. Lúc nghỉ ngơi, chúng ta nên quay lại với chính mình, xem nghe coi chúng ta đang làm gì, hoặc đang chạy theo cái gì ? Xem coi những gì ta đang làm, đang theo ấy có hợp với lẽ phải, chánh phápchân lý hay không ? Xem coi trong suốt thời gian qua chúng ta đã bớt tham, sân, si chưa ? Xin hãy bớt sân hận và tập tu từ quán, tập hàng phục kỳ tâm, tập làm chủ cho được mọi tác ý, móng động của tâm ý mình. Xin hãy luôn sống tu trong tỉnh thức bằng quán chiếu, bằng chánh niệm. Những người con Phật có còn nhớ không những lời khuyên nhủ của Đức Từ Phụ ? "Hễ một niệm sân hận trỗi lên thì muôn ngàn chướng nghiệp đều môũ ra." Hãy lắng lòng từ quán để bỏ dần sân hận và thay vào đó chẳng những bằng từ, bi, hỉ, xả, mà còn bằng ái ngữ ái ngôn, khiêm cung từ tốn, nhu hòa nhẫn nhục nữa. Người biết tu là người luôn tỉnh thức, không bao giờ xao lãng để cho tâm ý buông lung theo ngũ dục của trần cảnh. Người biết tiến tu là người luôn biết 

nhìn vào nội tâm, dù thuận hay dù nghịch, dù mưa hay dù nắng, luôn tự tại an trụ trong vô tâm, vô chấp, vô cầu, vô úy. Người biết tu là người biết mình đang sân giận, sân giận cái gì và tại sao lại sân giận ? Biết để mà phản quang tự kỷ, chứ không dong ruổi chạy theo. Ngược lại, biết để dứt lòng sân giận bằng tu tập từ quán. Người biết tiến tu không phải đợi đến lúc sân giận mới phát lòng tu tập từ quán, mà phải thầm thầm tu tập, thầm thầm tiến tu từ quán từng giờ, từng ngày, để từng ngày từng giờ tháo gỡ những sân giận của mình. Hãy tập nhìn vào những nguyên nhân, những mầm móng đã đưa đến khổ đau phiền nãotháo gỡ. Tu theo Phật là tự mình dẫm đạp lên chướng duyên nghịch cảnhtháo gỡ những khổ đau phiền não của chính mình, để có được an lạc ngay trong hiện tại, chứ không đợi không chờ • một kiếp nào xa xôi. Người tu theo Phật luôn nhớ rằng nếu chúng ta không tháo gỡ những sân giận, chúng sẽ chẳng bao giờ tự động tháo luiđiều kiện đâu, vì thế gian nầy đã từ vô thỉ luôn bị bủa vây bôũi vọng 

thức vọng tình của thường tình thế tục. Người tu Phật phải luôn nhớ rằng chánh pháp không dành riêng cho việc tu tập, mà chánh pháp chính là sự sống hằng ngày của ta. Chính nhờ chánh phápchúng ta có thể tu sửa bằng cách thay cái tâm sân hận bằng cái tâm nhu hòa nhẫn nhục, thay cái tâm tà bằng cái tâm chánh, thay cái tâm tham lam bỏn xẻn ích kỷ bằng cái tâm quảng đạibố thí lợi tha. Nói cách khác, nhờ có chánh phápchúng ta có cơ tu tập và biến tâm tà ma nầy thành tâm từ và tâm chánh, vì tâm từ và tâm chánh là tâm của Phật và của hướng thượng. Hãy môũ rộng lòng từ đến mọi loài, chứ không chỉ riêng với loài người. Nên nhớ bất cứ loài nào sanh ra là để sống cuộc sống của nó, chứ không phải để cho ai giải trí hoặc ăn thịt. Xin hãy thấy được như vậy mà phát khôũi lòng từ và đem đại bi tâm rãi khắp đến chúng sanh mọi loài. 

Thứ đến là vì dứt tham mà ta phải tu tập bất tịnh quán. Chúng ta đã nói quá nhiều về mục đích tối thượng của chúng ta là đi tìm cái thanh tịnh, hoặc giả thanh tịnh hóa cõi Ta Bà

nhưng thật tình mà nói chúng ta ít khi chịu lắng lòng nhìn thấy những cái bất tịnh ôũ ngay chính thân tâm nầy. Xin nhắc lại lần nữa, đạo Phậtcon đường sống cao thượng và hạnh phúc, nên trong đạo Phật sẽ không có chỗ đứng cho hý luận biện giải. Đức Phật đã nhìn thấy càng về xa thời Phật, sẽ có rất nhiều những kẻ tham đắm truy cầu và luôn tìm cách che đậy cho sự trây lười tu tập của mình bằng cách dong ruổi đó đây biện giải hý luận. Chính vì thế mà Đức Thế Tôn đã bày ra cách quán bất tịnh, những mong giúp làm giảm bớt phần nào lòng tham dục của chúng sanh. Phật đã chỉ rõ trong các kinh điển của Ngài là bên trong cái vỏ hào nhoáng là cả một khối bất tịnh, bên cạnh cái hoa nôũ tươi đẹp mỹ miều là cái hoa tàn úa héo khô, bên cạnh cậu thanh niên khang kiện và tràn đầy nhựa sống là cụ già yếu đuối lụm khụm. Những người tu theo Phật phải luôn quán chiếu như vậy mới mong tìm thấy được bồ đề trong phiền não, thanh tịnh trong ta bàTây phương cực lạc trên trần gian khổ hãi nầy. Hãy lắng lòng nghe lời 

chỉ dạy của Thế Tôn, hãy tập quán bất tịnh, để dứt trừ tham dục và góp phần thanh tịnh hóa cõi Ta Bà nầy. Trong Kinh Quán Thế Âm, phẩm Phổ Môn, Phật đã dạy ta thanh tịnh bằng thương xót chúng sanh. Ngược lại, trong Kinh Đại Bảo Tích, Phật dạy ta tập quán bất tịnh để tự mình nhận biếtlánh xa tham dụcluyến ái. Hãy thấy rằng thân nầy bất tịnh, dù ta cố công tẩy rữa thế mấy đi nữa thì vài tiếng đồng hồ sau đã hôi đã thúi một cách khó ngữi rồi. Thấy như vậy để không phải bỏ bê thân nầy, mà cũng không chìu chuộng nó một cách thái quá. Tuy nhiên, thấy để mà thầm thầm tiến tu. Quán bất tịnh để tập nhìn vào sự thật, tập chấp nhận sự thật, lấy sự thay đổi về bất tịnh ôũ chính ngay thân thể mình làm người bạn chí thân nhắc nhôũ mình trên bước đường tu tập. Da nhăn, mắt mờ, tay yếu, chân rung, gối mỏi, bịnh hoạn, xú uế... là những thứ vô thườngbất tịnh trong ngay chính thân thể ta, mà người không biết tu sẽ tìm cách làm cho da thẳng, làm cho thân nầy đẹp đẽ giả tạo; tuy nhiên, người biết tu thì xem 

đó như là những thông điệp khuyến ta tu mau kẻo trể. Bất tịnh ôũ đây không riêng gì bất tịnh ôũ thân thể, mà còn bất tịnh ngay cả nội tâm. Ta phải quán để thấy một niệm tham sân nổi lên là một niệm bất tịnh, một niệm si mê nổi lên là một niệm bất tịnh. Tương tự, niệm nghi hoặc, ngã mạn, cống cao, tà kiến... đều là những niệm bất tịnh. Hãy thấy cho rõ để biết rằng một trăm niệm đến với ta, đã có gần chín mươi chín niệm là bất tịnh rồi. Thấy để mà quyết chí tu tập, chứ không thấy để mà tự trách mình tội lỗi yếu hèn

Cuối cùng, muốn tiến tu mà không thối Bồ Đề tâm, những người con Phật phải luôn quán nhân duyên trong mọi tình huống của tiến trình tu tập. Phật đã dạy trong các kinh điển của Ngài: "Vì vô minhchúng sanh lăn trôi trong tam đồ lục đạo, nay muốn chấm dứt lăn trôi, việc tiên quyết phải tu tập quán nhân duyên, phải thấy cho rõ do vô minh nên phiền não nổi lên làm cho thân khẩu ý tạo tác, dù lành hay dù dữ, đó là hành; do những hành vi tạo tác nên thần thức phải dong ruổi đi 

lãnh thọ quả nghiệp; do thức nên có danh sắc (tinh thầnthể chất của con người); do danh sắc nên có lục nhập (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý); do lục nhập nên có xúc (sáu căn tiếp xúc với sáu trần); do xúc nên có thọ (vui, buồn, sướng, khổ); do thọ nên có ái (ưa thích mà được thì hoan hỷ, không được thì sân hận); do ái nên có thủ (nắm bắt tìm cầu hay bảo thủ); do thủ nên có hữu (sôũ hữu); do hữu nên có sanh, lão, bệnh, tử. Cứ thế mà xoay vần hết đời nầy qua kiếp nọ, không ngừng nghỉ." Từ vô thỉ, cái vòng lẩn quẩn nầy đã hành hạ chúng sanh không ngừng nghỉ. Vì thế mà Đức Phật đã dạy cách quán nhân duyên để đoạn trừ vô minh, để không còn nữa những ngày của tà kiến, biên kiến, ác kiến. Trong cuộc sống và cuộc hành xử ôũ đời, chúng ta thường chỉ biết sợ quả mà ít khi chịu khó tìm xem coi nhân nào, duyên nào đã tạo ra quả nầy. Bây giờ bước vào cuộc tu, chúng ta phải tập nhìn cho rõ đâu là nhân, đâu là duyên đã sanh ra quả ấy, để không tiếp tục lăn trôi tạo nghiệp nữa. Thí dụ như không muốn say sưa mà đêm 

ngày cứ rượu chè be bét thì làm gì có lẽ ấy. Trong đạo Phật hễ trồng cam thì có cam, chứ không cớ gì trồng cam mà gặt ớt bao giờ. Ngoài ra, duyên cũng là một yếu tố tối quan trọng. Lắm khi chúng ta trồng ớt mà chẳng bao giờ gặt ớt, vì không đủ nắng, gió, nước... Cũng như vậy, có người gieo nhân ác, mà không lãnh quả dữ, vì do sớm biết tu tập thiện nghiệp. Như vậy, chúng ta cũng có thể kiểm soát cái quả bằng cách kiểm soát cái duyên. Thí dụ như đem lúa mà gieo trên đá, thì lấy gì có gạo ăn ? Muốn có gạo, trước nhất ta phải gieo lúa trên một mãnh ruộng phì nhiêu, phải gieo đúng mùa, phải thường xuyên dẫn thủy nhập điền... thì mạ non mới tăng trưôũng được. Tu cũng vậy, nói tu Đa La Giáo mà dùng toàn là bùa chú của thần giáo thì thành cái gì, nếu không phải là ma ? Tuy nhiên, muốn làm được điều nầy trước nhất chúng ta phải đập tan những mắc xích vô minh đã đeo dính chúng ta từ vô thỉ. Những người con Phật chơn thuần phải luôn nhớ rằng hễ ta gieo nhân tịnh vào tâm thì chẳng những tâm ta được tịnh, mà tâm 

người cũng được tịnh lây. Muốn chấm dứt cái quả "loạn động" thì đừng gieo nhân "loạn động." Nên nhớ hễ ta không gieo thì ta không gặt, không có sự khôũi hành thì không có sự đến nơi. Không gieo nhân, không tạo duyên thì dứt khoát không có nghiệp quả. Ví bằng ta gieo nhân ngông cuồng loạn động thì cái quả phải là ngông cuồng loạn động mà thôi. 

Tóm lại, một khi đã phát tâm tu, muốn đạt đạo và không thối Bồ Đề tâm, chúng ta phải vâng giữ những gì Phật Tổ đã dạy :"Mười phương ba đời chư Phật đều đã giải thoát rốt ráo bằng những phép tu tập nầy, chúng sanh chúng ta không thể đi con đường nào khác được, không có tu tắt và cũng không có ngoại lệ. Năm xưa Phật Tổ đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan để ra đi tìm chân lý cứu độ chúng sanh. Ngài đã phát tâm kiên cố, không lay chuyển, không mỏi mệt. Cuối cùng Ngài đã thấu hiểu được bộ mặt thật của vạn pháp. những đứa con Phật hậu bối chúng ta, muốn tiến tu mà không thối Bồ Đề tâm, hãy nhìn thẳng vào tấm gương rạng ngời của Phật 

Tổ năm xưa mà tiến tới. Bồ Đề tâm kiên cố hay thối thoát là hoàn toàn tùy thuộc ôũ chúng ta, chứ không ai có thể làm ta chán nản hay thối thoát được. Đau khổ não phiền hay an lạc hạnh phúc là hoàn toàn tùy thuộc nơi mình, không ai làm ta đau khổ hay hạnh phúc, ngay cả Phật. Con đường duy nhứt trước mặtcon đường của sự phát nguyện với đại hùng, đại lực, đại từ bi mà chặt đứt hoàn toàn những mắc xích vô minh, đập tan những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng để tiến thẳng vào nhà Như Lai. Con đường độc đạo trước mặt mà ai cũng phải một lần bước qua là con đường trôũ về với chính mình, Thiền, Mật, Tịnh, bằng cách nào cũng được. Cách nào của Phật cũng đều có công năng đưa chúng sanh đến một đời sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc, cũng như một cuộc tu giác ngộgiải thoát miên viễn. Hãy cố gắng thật nhiều hơn nữa hỡi những người con Phật! Cho dù trên đường ta đi có gian nan trắc trôũ thế mấy, cũng không làm chùng chân mỏi gối những đứa con Phật chơn thuần. Cho dù có 

vấp ngả, hãy cố vươn lên mà đi tới. Thất bại lần nầy là kinh nghiệm cho lần thành công sắp tới. Hãy lấy tâm Phật làm tâm mình, lấy hạnh Phật làm hạnh mình và lấy nguyện Phật làm nguyện mình trong cuộc hành trình trôũ về tìm lại tự tánh cao tuyệt nầy. Xin chân thành dâng tặng những đạo hữu phát tâm tu trì theo Phật một bông hoa ba cánh (Phật, Pháp, Tăng) tuyệt đẹptuyệt vời trên đường đi về đất Phật. 

412. MUỐN THÀNH PHẬT PHẢI LÀM SAO? 

Đạo Phật ngoài những giáo lý hướng dẫn con người đến một cuộc sống hạnh phúc, an lạchướng thượng, còn là kim chỉ nam giải thoát cho những ai muốn thành Phật. Trước khi đi sâu vào vấn đề, chúng ta hãy tìm hiểu thêm về Phật. Mỗi khi nhắc đến Đức Phậtchúng ta liên tưôũng đến một bậc đại giác đại ngộ và đại giải thoát. Ngài đã hoàn toàn dập tắt tất cả phiền não uế nhiễm của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng, từ thô thiển đến vi tế. Ngài đã chấm dứt một cách trọn vẹn những tiền khiên hậu quá. Với Ngài, mọi sự mọi việc đều trọn lành, từ thân, khẩu, đến ý. Ngài không hề nghĩ chứ đừng nói chi đến tạo tác những điều tội lỗi phi chơn. Ngài là hiện thân của lòng bác ái vị tha, từ bi hỉ xả, cứu khổ ban vui đến với chúng sanh mọi loài. Tình yêu thương của Ngài đến với tất cả mọi loài không phân biệt thân sơ

bạn thù. Với tấm lòng như vậy, nên cuộc sống của Ngài thật vô cùng thanh tịnhan lạc. Cũng vì thế mà trí tuệ của Ngài đã đạt đến cùng tột. Ngài là bậc hoàn toàn giác ngộ. Ngài quán thông hết thảy mọi tiến trình từ bên trong tự thân cũng như bên ngoài vũ trụ, từ thô thiển đến vi tế. Ngài thấu triệt mọi khổ đau, phiền nãobất an cũng như những nguyên nhân của chúng. Mặc dù Ngài đã sanh ra là một chúng sanh như mọi chúng sanh khác, nhưng chúng sanh nầy đã biết tu từ hơn ba a tăng kỳ kiếp về trước. Ở kiếp nầy Ngài đã nổ lực không gián đoạn và với tâm nguyện chí thành, Ngài đã thành tựu quả vị Phật. 

Mặc dù Ngài đã tự chứng tự đắc với pháp giải thoát cao tuyệt của chính mình, Ngài đã vượt thoát khỏi ba nẻo sáu đường như cá đã hóa long, thế nhưng lúc nào Ngài cũng một lòng khiêm cung từ tốn. Lúc nào Ngài cũng nghĩ tới hạnh phúc và sự an nguy của bá gia bá tánh bằng cách thành lập các đoàn du tăng khất sĩ đi hoằng pháp khắp các nẻo đường Ấn Độ. Dù đã thành Phật, Ngài vẫn không một 

phút lãng xao bòn phước, ngay cả việc xỏ kim cho một tỳ kheo ni may vá, Ngài cũng làm, đủ cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của luật nhơn quả là như thế nào. Với Ngài, ngai vàng cung điện, quyền uy tột đỉnh, Ngài còn buông bỏ. Ngài đã vượt ra khỏi sức hút của tám ngọn gió độc từ thành công, thất bại, tốt xấu, sướng khổ đến vinh nhục, thăng trầm, vui buồn, phải quấy. Cuộc sống cuộc tu hằng ngày của Phật thật vô cùng đơn giản. Tâm hồn Ngài luôn đơn giản, nhẹ nhàng, tri túc. Ngài buông bỏ tất cả mọi thứ không luyến tiếc. Dù đã tu hơn ba a tăng kỳ với biết bao nhiêu là công đức phước đức, thế mà Ngài luôn luôn quý trọng sự sống của chúng sanh mọi loài, từ hữu tình đến vô tình, vô tri vô giác

Những người con Phật hậu bối, muốn thành tựu như Phật, đâu có con đường nào khác hơn là con đường mà năm xưa Ngài đã đi và đã đến. Chúng ta không có được khả năng và trí tuệ như Ngài nên không tự quán thông tự thân và vũ trụ được. Thế nên chúng ta phải nương theo những giáo pháp mà Ngài đã 

truyền dạy. Muốn thành Phật, trước nhứt chúng ta phải phát đại hùng, đại lực, đại từ bi tu trì theo Phật. Phật đã tự giác ngộ và tự tìm ra chân lý vì Ngài là một bậc thượng trí đại giác. Còn chúng ta, những con người hạ căn hạ trí, muốn thành Phật, ngoài việc phát đại hùng đại lực đại từ bi ra, chúng ta còn phải tìm về nương nơi Tam Bảo, nơi có ba ngôi cao quý (Phật, Pháp, Tăng). Chúng ta phải luôn tôn quý minh sư và thiện hữu tri thức, vì họ là những bậc cao minh thức giả cho ta học hỏi. Niệm niệm phát ra của chúng ta phải là những niệm đoạn diệt ngã chấp, ngã si, ngã kiến, ngã áingã mạn. Một khi đã đến được với Phật phápquyết tâm tu trì cho đến khi tứ đại hoại diệt, chứ không một giây một phút nào buông lung dong ruổi. Phải luôn tâm niệm rằng thà một ngày biết sống biết tu với đạo còn hơn là sống trăm năm mà chẳng biết gì đến đạo lý. Luôn biết kinh vì nhân quả, vì gây tội tạo nghiệp là đầu dây mối nhợ cho luân hồi sanh tử. Luôn tự giải phóng mình ra khỏi vòng kiềm tỏa của tám ngọn gió độc. Phải thấy 

rằng thành công hay thất bại, tốt hay xấu, sướng hay khổ, vinh hay nhục, thăng hay trầm, vui hay buồn, phải hay quấy đều không ăn thua gì đến công cuộc giải thoát của chúng ta, nên quyết chí buông bỏ chúng như buông bỏ đôi dép rách. Phải lắng lòng nghe theo lời chỉ dạy của Đức Từ Phụ là luôn bảo trọng tứ ân, từ ân Phật và thầy tổ đến ân phụ mẫu, ân đất nước và ân chúng sanh. Muốn làm Phật mà thiếu một trong bốn trọng ân nầy, sẽ không bao giờ thành tựu đâu, vì tất cả và mình đều liên hệ nhau một cách mật thiết. Cái nhà ta ôũ, miếng cơm ta ăn, manh áo ta mặc, trí tuệ ta đang có, đất nước mà ta đang sống, những giáo lý thậm thâm mà ta đang hít thôũ đây là từ đâu mà có ? Muốn làm Phật, trước nhứt phải làm được một con người cho đúng nghĩa "nhơn đạo," nghĩa là con người với tròn đầy ngũ giới, không sát sanh, không, trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống những chất cai độc làm ám muội trí tuệ. Hơn nữa, trước khi làm Phật, phải làm cho được những bậc trời thanh thoát với trọn lành thập 

thiện. Muốn làm Phật mà còn vọng ngữ vọng ngôn, còn nói lưỡi hai chiều, nói lời thêu dệt, thì làm sao mà thành đây ? Muốn làm Phật là phải luôn biết rằng mình, người và chúng sanh mọi loài đều có thức tánh, đều tham sanh úy tử như nhau, thế nên không bao giờ vì mạng sống của mình mà cắt lìa mạng sống của người khác. Muốn làm Phật thì cũng phải vị tha bác ái như Phật Tổ năm xưa, phải đoạn tận những nội kết tự ái, tự mãn, tự cao tự đại. Muốn làm Phật phải luôn tự đặt mình vào hoàn cảnhvị trí của người để mà cảm thôngtha thứ cho nhau, phải luôn thấy lỗi mình, chứ không thấy lỗi người, vì còn bươi móc lỗi người là còn nuôi dưỡng thói tiểu nhơn của thường tình thế tục, chưa xứng đáng làm một con người, nói chi làm Phật. Muốn làm Phật chẳng những không mong cầu việc cho dễ thành, mà còn vui vẻsẳn sàng đứng ra nhận lãnh tất cả những khó khăn, bất trắc, gian nan, nhọc nhằn cho bá gia bá tánh, mà không một lời kêu ca ta thán, vì chúng sanh vui là Phật vui, chúng sanh bịnh là Phật bịnh 

cơ mà, lý đâu ta lánh nặng tìm nhẹ. Muốn làm Phật phải tập tánh ban vui cứu khổ như mười phương ba đời chư Phật đã làm. Phải luôn phát triển tâm từ, phải cho ra và cho ra một cách vô điều kiện. Muốn làm Phật phải từng giờ từng ngày lập công bồi đức. Phật đã thành mà còn bòn phước xỏ kim, huống là chúng ta ? Chúng ta phải bố thí, từ tài thí, pháp thí đến vô úy thí, bố thíđiều kiện và không có hậu ý. Thi ân y như lời Phật dạy, là thi ân không cầu đền dáp, vì thi ân mà còn cầu đền đáp là thi ân có mưu đồ. Muốn làm Phật phải phát Bồ Đề tâm thật rộng và thật lớn, tâm ấy phải bao trùm cả tam thiên đại thiên thế giới. Tâm ấy phải đúng như lời Phật dạy trong Mười Điều Bảo Vương Tam Muội

1) Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không 

bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng 

dễ sanh. 

2) Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì 

không hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy. 

3) Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sôũ học 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

không thấu đáo. 

4) Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường. 

5) Việc làm thì đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng hay khinh thường kiêu ngạo

6) Giao tiếp thì đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đi đạo nghĩa

7) Với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng

8) Thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có ý mưu đồ. 

9) Thấy lợi thì đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động. 

10) Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạchnhân ngã chưa xả. 

Chính tâm Bồ Đề kiên cố nầy sẽ đánh thức và làm khơi dậy tri thức giác ngộ nơi mỗi người chúng ta. Cũng chính tâm Bồ Đề nầy sẽ giúp ta cứu khổ, ban vui, sống tỉnh thứcthực hành Bồ Tát đạo trong cuộc sống cuộc tu 

hằng ngày. Muốn làm Phật chúng ta phải chấm dứt ngay từ bây giờ cuộc sống thờ ơ lãnh đạm với tâm linh của chính mình. Hãy sống đúng nghĩa của một người con Phật. Hãy chấm dứt ngay những lo toan, tham đắm, truy cầu, hận thù, ganh ghét, băn khoăn, xao xuyến... vì chúng chỉ là những tập khí của nhiều kiếp lăn trôi, chứ không phải là bản mặt thực của Phật tánh. Hãy chấm dứt ngay căn bệnh tà kiến trầm kha mê dại từ muôn thuôũ. Hãy ngưng ngay cái kiểu hướng ngoại cầu hình của thần quyền mê tín. Hãy tự tìm về tự tâm bằng những chất đề hồ của chánh pháp. Tìm về đi rồi sẽ thấy Phật và ta không sai khác, nơi Phật có sự bình yên tịnh tịch thì nơi chúng sanh sự bình yên tịnh tịch ấy vẫn vậy, có điều là bấy lâu nay ta bị sự sai sử của vô minh, xô đẩy ta vào thế giới của loạn động, thế giới của cuồng ngôn loạn ngữ. Đừng tưôũng rằng thế giới bình yên tịnh tịch của là thế giới ngưng đọng, không có sự sống. Không, thế giới ấy nó tràn trề sự sống, sống trong chánh pháp, sống trong chánh niệm, khi làm gì mình biết mình 

đang làm cái đó. Khi lầm lỗi ta biết ngay ta đang lầm lỗi, và sẳn sàng chấp nhận để sửa sai. Đó mới chính là cuộc sống của những người đang sống, sống có ý thức một cách hài hòa trong cộng đồng nhân loại. Muốn làm Phật thì ngay từ bây giờ chúng ta phải chấm dứt ngay lối sống gửi thác về, sống hời hợt theo phản xạ của thói quen, sống mà không cảm nhận được sự tuyệt vời của từng phút ta sống. Hãy sống ngay trong những giây phút hiện tại nầy. Hãy chối bỏ sự luyến lưu với quá khứquá khứ đã không còn, đừng hoài mặc hối tiếc bất cứ thứ gì trong dĩ vãng, vì chúng đã đi qua không bao giờ trôũ lại nữa đâu. Hãy bước những bước chân thật êm đềmvững chắc trong hiện tại, đừng mơ hồ dong ruổi cho tương lai, vì tương lai là cái gì vô định vô hạn mà không ai có thể đoán được, biết được. Hãy nuôi dưỡng cuộc sống thật của chính mình bằng cách sống tỉnh thức trong chánh pháp. Những điều nầy chỉ có thể thực hiện được bằng tu tập thiền quán, bằng hàng phục kỳ tâm, không cho nó mặc tình buông lung dong 

ruổi về quá khứ, tương lai, hay suy nghĩ vớ vẩn về những chuyện không đâu trong hiện tại. Hãy cương quyết xóa sạch những vết hằn quá khứ cũng như những đám mây mù tương lai vì chúng đã thay phiên hành hạ chúng ta từ vô lượng kiếp lăn trôi. Hãy cương quyết từ chối không còn nữa những ngày mời gọi tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Hãy cố gắng định tâm, dù chỉ là tương đối trong cuộc sống với quá nhiều loạn động hôm nay. Thật tình mà nói, muốn định tỉnh tâm tánh hôm nay khó lắm chứ không phải là chuyện dễ, nhứt là với những đứa con Phật tại gia, vẫn phải đi thẳng vào trần cảnh, ngày ngày mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý phải trực diện với trần cảnh, trực diện làm sao để không bị cuốn hút và sai sử của trần cảnh đảo điên mới là thiên nan vạn nan. Nhưng người con Phật, muốn tu theo Phật và muốn làm Phật, phải luôn nhớ rằng mọi sự mọi việc trên đời nầy đều tự đến, tự đi, sanh sanh diệt diệt, hễ cái nầy sanh thì cái kia sanh, cái nầy diệt thì cái kia cũng diệt, không ai có khả năng tạo vật hay 

sai sử, tất cả đều do nhân duyên mà thành, mà diệt, đủ nhân đủ duyên thì thành, hết nhân hết duyên thì diệt. Tự tánh của vạn sự vạn vật là không. Người tạo nên mọi sự mọi việc trên cõi đời nầy, từ an vui hạnh phúc đến khổ đau phiền não, không ai khác hơn chính là mỗi người chúng ta cộng với hành trang nghiệp lực, tác động trên luật nhân quảduyên nghiệp. Đây chính là mấu chốt cho công cuộc chấm dứt gây nhân tạo duyên cho quả nghiệp tương lai. 

Hơn nữa, muốn làm Phật thì ngay trong những giây phút nầy chúng ta phải kỉnh Phật trọng Tăng và phải y nương theo những lời truyền dạy của Phật mà tiến tu. Mười phương ba đời chư Phật và chư Tổ đã giải thoát bằng cửa ngỏ cao tuyệt nầy, chúng ta há có con đường nào khác ? Tuy nhiên, trong thời xa Phật, lắm kẻ cuồng ngôn loạn ngữ, dong ruổi đó đây với ba mớ kiến thức của phàm trí vô minh, đã không giữ giới, không kính Phật trọng Tăng thì thôi, họ còn biện giải hý luận theo kiểu những con ma trơi hầu che đậy bản 

tánh ác độc, tham lam, nịnh hót, thượng đội hạ đạp, ghen ghét, bợ đôũ, gom góp tài vật phi nghĩa, làm hạnh xấu không biết hổ thẹn, có tiền lại muốn có nhiều chứ không bao giờ chịu bố thí cho ai một đồng một cắc nào, tham lam, bỏn xẻn, khinh mạn đạo pháp, ác nhân thất đức, không biết lẽ phải, gian lận lường gạt, bẻ bảy làm mười... Tệ hai hơn nữa là những kẻ bề ngoài giả nhân giả nghĩa, tới chùa hô hào phát động xây chùa dựng tháp, xúi dục chư Tăng Ni quyên tiền góp của của bá gia bá tánh, để rồi lường gạt giựt dọc của nhà chùa, những kẻ đó chỉ là những con ngạ quỷ đói tiền đói của, đang chờ tàu đi về địa ngục vô gián. Hạng người lường gạt và giựt dọc chùa chiền nầy, chưa đủ tư cách làm súc sanh (ham ăn hóc uống), chứ đừng nói chi đến làm người, làm trời, hay làm Phật. Người con Phật chơn thuần phải luôn cẩn trọng. Muốn thành Phật, việc cấp thiết trước mặt là phải thành khẩn kỉnh Phật trọng Tăng. Kính Phật không phải coi Ngài như thần thánh, mà trọng vì những đức tánh và hạnh nguyện bao la vô bờ vô bến 

của Ngài, trọng vì những giáo lý không thể nghĩ bàn của Ngài. Trọng Ngài, trọng đức tánh, hạnh nguyệngiáo pháp của Ngài suông chưa đủ, chúng ta phải bắt chước Ngài ôũ chỗ nỗ lực một cách liên tụckhông thối chuyểntiến tu. Chúng ta phải sống, phải tu không khác chi cuộc sống cuộc tu của Ngài năm xưa. Không bao giờ bới lên chuyên xấu của người, mà chỉ đem ra nói những điều thiện lành của người. Luôn thương yêutha thứ cho kẻ ác vì vô minh mà tạo tội. Ngày ngày chẳng những tán dươngtu trì theo Phật, mà còn hằng đem giáo pháp của Ngài đến với mọi người. Dĩ nhiên muốn thành Phật thì trước tiên phải giữ cho thật rốt ráo năm giới căn bản của một con người. Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, không dùng những chất cay độc như rượu hay xì ke ma túy. Kỳ thật, theo lời Phật dạy, chỉ riêng những ai biết giữ gìn ngũ giới, thì phước lành của người ấy đã có từ nhiều đời nhiều kiếp rồi. Vì không tham nên người ấy luôn rộng lòng bố thí, từ của cải tiền 

bạc đến pháp thívô úy thí, bố thí không phân biệt tăng ni, xuất gia, tại gia, kẻ phá giới hay người giữ giới, bố thí một cách bình đẳng chứ không phải thân thì cho nhiều, mà sơ thì cho ít, bạn thì cho, mà thù thì không cho. Chính Đức Từ Phụ đã từng khuyên nhủ chúng đệ tử rằng con người có hai lần phải buông bỏ tài sản của cải, một là lần bố thí và hai là lúc lâm chung. Như vậy người tu theo Phật nên buông bỏ vào lúc nào ? Chắc khỏi cần nói, ai trong chúng ta cũng đều biết là phải buông bỏ vào lúc nào rồi. Người muốn tu làm Phật thì không thể nào lơ là trong việc hiếu kính mẹ cha. Chính Đức Phật đã dạy rằng cha mẹ tại tiền như Phật tại thế. Từ những kiếp xa xưa, chính Phật đã có lần cắt thịt nuôi cha mẹ trong lúc đói khát, chúng ta nếu không làm được như vậy thì cũng không nên bất hiếu bất nhân. Người muốn làm Phật phải luôn nhớ rằng được sinh làm người đã là khó, gặp Phật pháp lại càng khó hơn. Nay được sanh làm người, gặp được Phật pháp, mà không chịu tu trì, cứ để cho mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý khống 

chế thì quả là uổng cho một kiếp người. Chúng ta đã buông lung phóng dật từ vô lượng kiếp, bây giờ muốn tu làm Phật, phải chấm dứt buông luông, phải xa lìa phóng dật. Phải biết rằng tất cả những khổ đau, hệ lụy và não phiền trên cõi đời nầy đều do nghiệp cũ nghiệp mới chồng chất lên nhau và "tâm" chính là đầu dây mối nhợ của tất cả mọi thứ. Tất cả đều do tâm tạo, hễ tâm chịu ngừng chỉ thì mọi tội chướng sẽ lập tức tiêu trừ. Thêm vào đó, một khi quyết làm Phật, người con Phật chơn thuần chẳng những đình chỉ tạo nghiệp, mà còn vui vẻ chấp nhận trả nghiệp. Người ấy sẽ nhận trả quả với một thái độ an nhiêntự tại, vì nếu không trả bây giờ thì đợi đến chừng nào mới có cơ trả đây ? Người muốn tu làm Phật không bao giờ khẩu Phật tâm xà, không ngoài mặt từ bi mà trong lòng đầy sân hận. Người ấy luôn tìm cách được gần gủi những bậc thiện hữu tri thức, nên tính tình và phong cách của họ đều cao thượng. Với người muốn làm Phật, thì thà thân tan thịt nát, chứ quyết không dễ duôi phá giới, dù chỉ 

ngũ giới căn bản, cũng quyết giữ cho bằng được, vì giới là con đường độc đạo mà mười phương ba đời chư Bồ Tát và chư Tổ đã dùng để đi vào nhà Như Lai. Phá giới tức là tự mình hủy diệt đường về tìm lại tự tánh của chính mình. 

Chúng ta đã biết rồi thế nào là Phật và muốn thành Phật phải làm sao. Bây giờ sự quyết định là ôũ nơi mỗi người chúng ta, chứ không ai khác có thể làm được dùm mình, ngay cả Phật. Tụng kinh, niệm Phật, quy y Tam Bảo, làm lành, lánh dữ, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định... làm cách nào cũng được. Tuy nhiên, hễ tụng kinh là phải sống phải tu với kinh thì mới có cơ hội cải thiện tự thân tự tâm được. Ví dù đời nầy chưa đặng, thì đời sau cũng sẽ được sanh trôũ lại làm những con người biết hướng thượng, cũng sẽ gặp Phật pháptiến tu. Hỡi những người con Phật ! Còn luyến tiếc gì mà chưa chịu tầm đạo giải thoát ? Sanh tử vô thường, kiếp sống 

phù du tạm bợ nhanh hơn ánh điển chớp, 

mong manh như đèn trước gió, hoặc giả như 

giọt sương mai trên đầu cỏ, sớm có chiều không, chẳng còn bao lâu nữa thân nầy sẽ tan rữa rã rời. Hãy hồi đầu hỡi chúng sanh mọi loài, Phật tử cũng như không Phật tử, ngoài chơn lý vĩnh cửu nầy ra còn chơn lý nào có thể mang lại cho chúng ta một cuộc sống tỉnh thức, an lạchạnh phúc cũng như một cuộc tu miên trường giải thoát ? Hãy can đảm bước lên thuyền Bát Nhã để sang bên kia bờ vô ưu vô não, nơi có sẳn ánh từ quang Phật Tổ, nơi không còn sanh diệt, mà chỉ là một khoảng chân không vô tận của với ánh sáng trí tuệ tung tỏa khắp nơi nơi. 
 
 
 

413. QUAY LAỳI VỚI CHÍNH MÌNH 

Chủ đích của người tu theo Phật là hiện đời có được cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc, cũng như giải thoát khỏi mọi hệ lụy của khổ đau phiền não. Muốn làm được như vậy, người con Phật phải từng giờ, từng ngày cố công tu trì để vượt thoát khỏi bức màn vô minh đã bao trùm lên tâm thức nầy từ vô thỉ. Vì vô minh mà tâm nầy thức nầy bị ngoại cảnh khống chế. Vì bị vô minh che mờ mà chúng ta không thể nhập được với cái bản lai diện mục vô cùng, vô tận, vô biên, và vô ngại mà mình đã một lần dại dột xa lìa. Vì vô minhchúng ta ngày càng xa lìa ông Phật thanh tịnh vốn có của mình. Chính vì thế mà Đức Từ Phụ đã từng dạy dỗ chúng đệ tử là đừng chạy đông, chạy tây, đừng tìm cầu vớ vẩn, mà hãy quay lại với chính mình để tu, để sống. Tâm nầy đã dong ruổi xa lìa, thì con đường độc đạo để trôũ về với ông Phật đó phải chính là "tâm" nầy. Vì vô minh nên ta loạn động, vì vô minh nên ta xa lìa bản tâm thanh tịnh. Bây giờ tu tập là 

tự chuyển hóa mọi tâm ý nhơ bẩn, là chuyển dần những ác nghiệp. Chừng nào thân tâm thanh sạch, chừng nào ác nghiệp xóa trắng, chừng đó chúng ta bắt đầu thấy được ông Phật vô cùng cao quý của chính mình. Quay lại với chính mình là như vậy đó, nó thực tếđơn giản vô cùng. Tuy nhiên, chỉ có tự mình mới làm được điều nầy mà thôi. Nói cách khác, nếu ta không tự mình tu trì, thì ai sẽ tu cho ta đây ? Không ai có thể làm được chuyện nầy, ngay cả Phật. 

Tự mình quay lại với chính mình như thế nào ? Trong Kinh Kim Cang, Phật có dạy: "Người mê chỉ loanh quanh lẩn quẩn trong hý luận biện giải; kẻ ngộ ngược lại, tự hướng vào tâm mình mà thầm thầm tiến tu để thấy được ông Phật nơi chính mình." Giác ngộgiải thoát chính là lúc con người vượt qua được bức màn vô minh tăm tối của ngoại cảnh để tự trôũ về với cái bản thể trong sáng của chính mình. Lúc ấy đâu cần chi phân biệt ta tốt hay người tốt, mà là thể nhập với vô cùng, vô tận, vô biênvô ngại của Phật tâm. Lúc ấy cuộc 

sống ta là cuộc sống của tự mình biết, dù cay đắng ngọt bùi, ta vẫn vậy. Lúc ấy tâm trí ta được thắp sáng bôũi vô lượng quang sáng ngờithanh tịnh của giáo pháp Phật Đà. Lúc ấy nguồn vui duy nhứt của chúng ta chỉ còn là chánh phápthiền duyệt. Lúc ấy chí nguyện thẳng tiến vào nhà Như Lai của ta như sóng trào gió cuộn, không một trôũ lực nào có thể cản ngăn được bước tiến tu ta. Lúc ấy chúng ta sẽ luôn sống trong tỉnh thứcchánh niệm, luôn biết tâm ý mình đang móng khôũi cái gì, luôn theo dõi tâm ta theo từng hơi thôũ và nhịp đập của con tim, chứ không xao lãng cho nó tự tung tự tác, muốn đi đâu thì đi, muốn nghĩ gì thì nghĩ, hoặc muốn làm gì thì làm. Lúc ấy ta nghe rõ mồn một từng tiếng lá rơi, từng tiếng nỉ non của côn trùng. Và cũng chính vì thế mà khi biết quay lại với chính mình, ta sẽ thấy rõ đâu là bờ mé của tham đắm truy cầu, đâu là mời gọi của trần cấu, và đâu là vực thẳm của vọng tình vọng thức. Lúc đó, ngoài sự tỉnh thức trong chánh niệm, ta còn có sự quân bình của niềm an vui tự tạihạnh phúc 

vĩnh hằng. Lúc ấy ta luôn tỉnh lặng để lắng nghe lời Phật dạy : " Ngày hôm nay trôi qua đi, cuộc sống ta giảm đi một ngày, cũng giống cá thiếu nước, có gì đâu để mà vui trong cõi tạm bợ nầy. Hãy cố mà tinh chuyên tu hành, như đang cứu lửa hừng cháy trên đầu. Phải luôn nghĩ đến quỷ vô thường có thể đến lấy mạng ta đi lúc nào không hay. Phải nên cẩn thận tu hành, chớ có buông lung tâm ý cho luống qua một kiếp người." Thấy như vậy để tinh tấn tu hànhdửng dưng với những trò hề nhân thế. Thấy được như vậy ta mới có cơ hoàn toàn sống với con người thực của chính mình, chứ không còn đeo những chiếc mặt nạ giả tạm nữa. Lúc ấy ta là gì nếu không không là một con người giải thoát khỏi mọi hệ lụy của khổ đau phiền não

Mà thật vậy, lúc ta thực sự quay về với chính mình, thì từ cái hoa tàn, lá rụng, hoàng hôn ... không còn là những dị diệt tầm thường nữa, mà là những thông điệp khuyến tu tuyệt vời nhứt trong cuộc hành trình trôũ về quê hương Phật. Lúc đó dù mạng có giảm dần như 

cá cạn nước, chúng ta không còn gì nữa để mà khiếp sợ, vì nước chưa hết thì cá đã hóa long rồi. Lúc đó cái chết đối với chúng ta không còn là một hình ảnh khiếp đảm nữa. Ngược lại, chữ "chết" chỉ còn là một động từ nhắc nhôũ chúng ta không được một giây một phút nào xao lãng thân phận một chúng sanh đang cầu đạo vô thượng giải thoát. Lúc đó cái chết không còn là một ám ảnh khủng khiếp nữa, mà chỉ là một mấu chốt bình thường của cuộc sống chúng sanh. Mỗi lần nghĩ đến cái chết, tức là cái ngày mà ta phải rũ bỏ thân tứ đại nầy, ta luôn thầm nhủ rằng ngày ấy ta phải được ra đi một cách thanh thảntự tại, chứ không tức tưôũi nghẹn ngào, bằng cách là ngay từ bây giờ từng giờ từng ngày, chúng ta phải tự biết mình đang tỉnh thức trong chánh niệm, luôn nghĩ nhớ và hành trì chánh pháp giải thoát. Làm được như vậy, có niệm nào chợt đến mà ta không hay biết ? Làm được như vậy, một niệm tham đắm dù nhỏ, nổi lên, ta liền biết mà chận đứng không cho nó phát sanh. 

Một khi đã quay lại được với chính mình thì từng giờ từng ngày ta sống ta tu là từng ngày từng giờ của an lạctự tại. Ta sẽ cảm nhận 

rằng Ta Bà nầy đâu có gì đáng chán, hoặc đáng sợ. Ngược lại, từng giây từng phút ta hiện hữu là từng giây từng phút của thanh tịnh tuyệt vời. Lúc ấy, sanh, già, bịnh, chết của luật vô thường sẽ không còn là niềm ưu tư không cùng tận nữa, mà chúng sẽ là những chất liệu khuyến tu tuyệt diệu. Lúc ấy ta sống trọn vẹn với từng giây từng phút trong hiện tại, sống một cách tỉnh thức, an lạchạnh phúc. Lúc đó dù mưa vô thường vẫn rơi, gió vô thường vẫn thổi, nhưng sẽ không có một chút trần cấu nào của ngũ dục ngũ trần có thể bám víu được ta. Khi đã quay lại được với chính ta thì ta sẽ hoàn toàn ý thức một cách rõ ràng về những chuyện mình nghĩ, thấy biết và hành động. Lúc đó bất cứ chuyện gì xãy ra quanh ta, ta đều biết, nhưng không phê phán, cũng không vướng mắc. Như vậy thì cho dù ta không mong cầu, trí huệ vẫn phát. Lúc ấy, dù cái gì đã xãy ra trong quá khứ, hoặc cái gì sẽ 

xãy ra trong tương lai, hoặc giả những gì đang xãy ra trong hiện tại, không còn là những bức bách của cuộc sống ta nữa. Ngược lại, chúng chỉ là những làn gió nhẹ thoảng qua cho mát da mát thịt của một con người tự tạian lạc mà thôi. Lúc ấy cho dù ta đang sống như một Huệ Năng với niềm cô đơn bất tận, hoặc làm một kẻ lữ hành đơn lẽ nhứt, ta vẫn an nhiêntự tại, chẳng những ta không trụ vào bất cứ gì, mà còn tự tay đập nát những thành lũy cuối cùng của sanh, lão, bịnh, tử, để đi thẳng một đường vào nhà Như Lai

Tóm lại, muốn quay về với chính mình để tìm một cuộc sống tỉnh thứchạnh phúc, cũng như một cuộc tu giải thoát, trước hết chúng ta phải tự thành thật với chính ta, phải biết chúng ta đang ôũ đâu trên đoạn đường giải thoát. Đại lộ giải thoát thênh thang rộng rãi, ai cũng đi được, nếu muốn. Nếu tự nhận thấy rằng ta chưa từng bước vào con lộ ấy, xin hãy bước vào. Nếu thấy ta mới bước vào, xin hãy bắt đầu cuộc hành trình, chứ đừng trì hoản nữa, chúng ta sẽ không còn nhiều thì giờ nữa 

đâu. Chỉ có tự mình mới biết mình đang ôũ đâu mà thôi. Chỉ có tự mình mới biết mình đang giữ giới hay phá giới. Ngoài ta ra, không còn một thứ gì để nói cả. Xin đừng dong ruổi, đừng tiếp tục biện giải hí luận nữa. Xin hãy bình tâm lắng đọng và đối diện với chính mình. Muôn pháp là ôũ nơi mình, sanh diệt gì cũng ôũ nơi mình, hễ mê là chúng sanh lăn trôi, còn ngộ là bậc đại giác, là giải thoát, là Phật. 

414. TU GIẢI THOÁT 

Phật giáo, ngoài những giáo lý thực tiển và thích hợp với một cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc, mà còn là một triết lý giải thoát rốt ráo tuyệt vời so với bất kỳ triết lý và tôn giáo nào hiện đang có mặt trên hoàn vũ. Đức Thích Tôn Từ Phụ đã nói quá rõ ràng về những giáo pháp của Ngài, đó là những phương tiện thù thắngcông năng đưa chúng sanh vượt qua đại dương của luân hồi sanh tử. Đạo Phật không quá chú trọng về thiêng liêng thần quyền mê tín, mà cũng không chú trọng về vật chất xa hoa. Ngược lại, đạo Phậttrung đạo. Với đạo Phật, con người mới thật là quan trọng. Nhân thị tối thắng, năng sanh nhứt thiết chư thiện pháp. Đúng như lời Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm. Con người là tất cả. Con người chủ động tất cả mọi tạo tác từ thiện lành đến ác độc

Có một số người cho rằng, đời là biển khổ mênh mông, nên chi tu theo Phật là phải tu 

giải thoát chứ không một thứ gì khác có thể chen vào được. Với họ tu là phải thiền như vầy nè mới là tu, chứ trì chú, tụng kinh, niệm Phật đều là đồ bỏ, đều là sơ cơ, không thể nào đi đến đại định được. Vì suy nghĩ như vậy nên họ quay ra đả kích những người thầm thầm phước huệ song tu. Những con người túy sanh mộng tử nầy chỉ một bề khoa trương và hí luận biện giải về những điều mà họ đã đọc được trong sách vôũ. Theo họ, Phật đã dạy nước biển chỉ thuần một vị mặn, và giáo lý của Phật cũng chỉ thuần một vị giải thoát. Thật tình mà nói, nhiều khi chính họ cũng chả biết thế nào là giải thoát, thế mà đi đâu đến đâu họ cũng ôm chặt vào hai chữ giải thoát. Với họ, giải thoát phải là một cái Niết Bàn siêu hình huyền hoặc nào đó. Từ đó hễ thấy ai tu phước là họ đả kích chê bai. Họ luôn cho rằng phải tu như Ngài Huệ Năng ấy mới mong thành Phật. Nghĩa là bất ưng sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nhi sanh kỳ tâm. Nghĩa là "Ưng vô sôũ trụ nhi sanh kỳ tâm." Họ quên rằng một khi phát nguyện tu hành thì ai ai cũng phải phát 

nguyện như vậy. Tuy nhiên, từ sau Lục Tổ Huệ Năng đến nay, có mấy ai có được cái phong thái của Ngài Huệ Năng ? Không có mấy ai. Vậy thì tại sao chúng ta không chịu làm một cái gì đó để có được cái phong thái Huệ Năng, mà cứ quanh quẩn hí luận biện giảichấp chặt vào cái "ưng vô sôũ trụ nhi sanh kỳ tâm" nầy ? Pháp môn Phật là vô biên vô lượng. Trong tám vạn tư pháp tu, tu theo pháp nào cũng được, duy chỉ có một điều là phải thực nghiệm tự thân mà tu, chứ không hề có việc tu tắt trong đạo Phật. Vậy thì đừng ai chỉ trích hay chê bai ai trong pháp môn tu tập. Tu làm sao cho mình bớt khổ, cho người bớt khổ, cho đời bớt khổ, ấy là pháp môn thích hợp cho mình. Tu làm sao mà phá tan được cái ngã chấp, tướng chấp và pháp chấp, ấy là pháp môn hữu hiệu. Tu làm sao mà tự thân tự tâm vượt thoát khỏi mọi hệ lụy của khổ đau phiền não, ấy là tu giải thoát. Đừng chê ai tu phước, cũng đừng bắt ai phải tu như mình mới là tu huệ. Coi chừng lắm khi tu như mình, có thể là không tu hoặc tu ma cũng không chừng. Trong 

đạo Phật, không có tu tắt, nghĩa là không từ trên trời rơi xuống để đi thẳng vào thiền định và phát trí huệ được. Nếu không tinh tấn bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thì đừng bao giờ nói đến thiền định và trí huệ. Tại sao lại như vậy ? Dễ hiểu thôi. Muốn đi từ điểm nầy đến điểm khác phải có phương tiện, hoặc đi bộ, hoặc đi xe, đi thuyền, đi máy bay, vân vân. Tu hành cũng vậy, thiền định và trí huệ là điển sáng, muốn có điển sáng phải có máy phát điển. Nghĩa là muốn thiền định được và phát trí huệ, thì việc trước tiên là phải thúc liểm thân tâm bằng tinh tấn, bố thí, trì giới, nhẫn nhục. Trì giới chính là con thuyền Bát Nhã, trong khi bố thí là chất keo làm cho thuyền không rỉ nước, nhẫn nhục chính là chiếc bánh lái, và tinh tấnnăng lượng. Như vậy không trì giới thì lấy thuyền đâu để đáo bỉ ngạn ? Cho dù có trì giới mà không môũ lòng bố thí cúng dường, thì cũng như con thuyền không được trét keo, làm sao dám hạ thủy đây ? Có trì giới, có bố thí, mà không chịu nhẫn nhụctinh tấn, thì cũng như con thuyền đã được hạ thủy, nhưng 

lại không có bánh lái và nhiên liệu, làm sao thuyền chạy đây ? Như vậy, người tu Phật mà thiếu một trong những hạnh từ tinh tấn, đến bố thí trì giớinhẫn nhục, thì không thể nào thiền định và phát trí huệ được. Nếu có thiền, thì cũng chỉ là giôũn chơi cho qua ngày tháng vậy thôi, chứ không giúp ích gì được cho công cuộc tu tập đâu. Những hạng người nầy, nếu có thiền, thì cũng chỉ là lái thuyền đi vòng vòng trong biển luân hồi sanh tử, chứ không đi được tới đâu hết. Ấy là nói về thí dụ, còn thực tế thì giải thoát là cái gì ? Giải thoát không phải là tìm về một cái Niết Bàn xa xôi nào đó, cũng không phải là đợi đến chết, mà là giải thoát ngay trong những giây phút hiện tại. Con người muôn thuôũ vẫn là con người của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng, thoát khỏi những thứ nầy là giải thoát, chứ đợi phải về đâu mới gọi là giải thoát đây ? Sẽ không bao giờ có một thứ Niết Bàn khác hơn Niết Bàn của hiện tại tỉnh thức, an lạchạnh phúc nầy đâu. Thế nên làm việc gì mà không gây khổ đau phiền não cho mình, 

cho người và cho đời, ấy là giải thoát, là niết bàn. Cứ như thế mà chúng ta giải thoát một cách tương tục cho đến khi bỏ thân tứ đại, thì lúc ấy chúng ta đang là gì nếu không là đang ôũ điểm giải thoát cuối cùng ? Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Từ Phụ đã khẳng định: "Tu hành là phá trừ tà kiến và ác kiến." Như vậy Ngài đã nói quá rõ rồi còn gì nữa để cho chúng ta biện với luận ? Nếu chỉ cần ngồi như như bất động mà được thành Phật thì khúc cây, cục đá đã thành Phật từ khuya rồi. Hỡi những con người túy sanh mộng tử, hãy quay ngay trôũ về với chánh pháptu hành, hãy đi đúng hành đúng y như lời Phật dạy, từ bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, đến thiền định,trí huệ, thì giải thoát sẽ là đây, niết bàn sẽ là đây, trong những phút giây hiện tại nầy. Điểm quan trọng trong Phật giáo là không nói mà được giải thoát. Ngược lại, muốn được quả giải thoát phải gieo nhân giải thoát. Muốn không khổ đau phiền não thì đừng gieo nhân đau khổ não phiền. Muốn không bị tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến khống chế thì đừng chạy theo ôm chân 

chúng. Muốn được như vậy, không phải học suông mà được, cũng không ai cho, và cũng không ai làm dùm ta được. Muốn được như vậy, tốt hơn hết là chúng ta nên thầm thầm đi theo con đường Bát Thánh Đạo mà năm xưa Đức Từ Phụ đã một lần đi và đến. Có chánh kiến, chúng ta sẽ phân biệt được đâu là thiện ác, chánh tà, tốt xấu, phải quấy, để mà theo và không theo, ấy là giải thoát. Thấy điều có lợi cho mình và cho người thì làm, ngược lại không làm điều gì tổn hại cho mình và cho người, ấy là tránh được khổ đau, ấy là giải thoát. Làm việc gì cũng khiến cho mình và cho người được vui, ấy là giải thoát. Thấy người đói khát, ta giúp đôũ cho cái ăn cái uống, ấy chẳng những là giúp người qua cơn hoạn nạn, mà còn giúp ta có cơ hội gieo ruộng phước điền. Thấy người lo âu sầu muộn, ta tìm cách khuyên lơn an ủi cho họ bớt đi phiền muộn, ấy là giải thoát. Đối với tự thân, luôn hành trì hướng thượng, không bị tham lam, hoặc hưôũng thụ dục lạc sai khiến, không bị sân hận si mê dẫn dắt để ta tiếp tục lăn trôi, ấy là giải 

thoát. Đối với mọi người ta đem tâm Đại Bi thương xót và giúp đôũ mà không bị vướng mắc, ấy là giải thoát. Biết mình còn phàm phu, còn những thói hư tật xấu và cố gắng cãi hóa, ấy là ta đang đi trên con đường giải thoát. Biết nhân nào duyên nào tạo ra đau khổ mà tránh không gây tạo, ấy là giải thoát. Biết lấy bố thí để đối trị tham lambỏn xẻn, là giải thoát. Biết lấy vô thường để đối trị lòng ham sắc ham tài, là giải thoát. Biết niệm sanh niệm diệt, niệm tới niệm đi, không sao đếm nỗi nên không theo, là giải thoát. Không để cho những màu sắc rực rỡ, thời trang và âm thanh lôi kéo thị hiếu, nên không theo và không phải còng lưng ra trả nợ, ấy là giải thoát. Không bị tài sản, vật chất, quyền uy, địa vị lôi kéo ta vào cuộc đấu trường, ấy là giải thoát. Không giết hại các sinh vật để không gây thù chuốc oán, là giải thoát. Không trộm cướp tài sản của người, làm người buồn khổ, làm ta bất an, là giải thoát. Không tà dâm để đi đến phá hoại gia cang của người, là giải thoát. Không vọng ngữ, nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời đâm 

thọc, nói lời ác độc chưôũi rủa để hại người và làm cho người sầu khổ, là giải thoát. Không vị kỷvị tha, là giải thoát. Không ngã mạn cống cao mà khiêm cung từ tốn, là giải thoát. Không sân hận đùng đùng, mà nhu hòa nhẫn nhục, là giải thoát

Tóm lại, giải thoát trong đạo Phật là đây, là những pháp môn thực tiển nhứt. Đừng đi tìm bất cứ sự giải thoát nào khác hơn những giải thoát trên chi cho phí thêm thì giờ vô ích. Không và sẽ không bao giờ có một thứ giải thoát nào có thể được gọi là rốt ráo hơn những cái đơn giản nầy trong cuộc sống cuộc tu của ta đâu. Người con Phật phải thấy cho rõ mục đích và chân nghĩa của sự giải thoát để tận lực chuyển hóa những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến thành bố thí, khoan dung, nhu hòa, nhẫn nhục, khiêm cung từ tốn, tín tâmchánh kiến, vân vân. Người con Phật phải thấy cho rõ không còn sự giải thoát nào rốt ráo hơn là sự chuyển hóa từ ngụy giả ra chân thật, từ độc ác ra hiền từ, từ chấp trước ra buông xả, từ ngu si mê muội ra trí huệ sáng ngời. Hãy 

dẹp bỏ đi cái quan niệm siêu hình hoặc huyền hoặc về giải thoát. Giải thoátthực tế, là rõ ràng, là đơn giản. Thí dụ nói rằng đời là khổ đau phiền não, bây giờ ta tu cho bớt hoặc hết phiền não khổ đau, ấy là giải thoát, chứ còn sự giải thoát nào khác hơn sự giải thoát nầy ? Tự thuôũ giờ ta bị tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến trói buộc, bây giờ ta tu để tự mình côũi trói, ấy là giải thoát, chứ có gì cao siêu huyền hoặc đâu ? Tự thuôũ giờ chúng ta bị tập khí nhiều đời chúng vây hãm và xúi dục ta lăn trôi tạo nghiệp, bây giờ tu là dẹp đi những tập khí ấy, thế là giải thoát. Đừng tiếp tục hí luận biện giải, hoặc đi tìm một định nghĩa siêu hình, huyền hoặc và khó hiểu cho hai chữ "giải thoát" nữa, đừng chấp ai tu phước tu huệ nữa. Hãy quay lại tự thân mà kiểm chứng xem coi mình đã có thực hiện được những giải thoát đơn giảnPhật Tổ đã chỉ dạy hay chưa ? Ngài đã thực hành, đã đi và đã đến chỗ "giải thoát" rốt ráo bằng con đường nầy, chúng ta há có con đường nào khác để tu hay sao ? Thưa không. Ngày qua tháng lại, hết xuân đến 

hạ, hết hạ đến thu rồi đông, thời gian như bóng câu qua cửa sổ, nó đi và đi mãi, không chờ đợi ai. Còn chúng ta, mới hôm nào đây tuổi thanh xuân mơn môũn, mà nay đầu đã bạc, răng long, da nhăn gối mỏi, mắt mờ, tai điếc, thế mà chúng vẫn không sớm kinh vì, vẫn tiếp tục lăn trôi tạo nghiệp, quả là đáng tội nghiệp vô cùng ! Có biết đâu rằng một ngày ta sống là một ngày ta đang đi gần đến nhà mồ. Hãy tỉnh ngộ lên hỡi những người con Phật ! Cái chết nó đến với ta từng phút, từng giây, hoặc từng sát na ta sống. Hãy cố mà buông bỏ tất cả tham luyến, ái dục, danh, tài, lợi, sắc, cũng như mọi hệ lụy của khổ đau phiền não để làm một cuộc cúng dường cao tột nhứt lên mười phương ba đời chư Phật: Trôũ về đất Phật ngay trong những phút giây hiện tại nầy. 

415. HÃY CÙNG NHAU THẮP SÁNG 

ĐUỐC TỪ BI CỦA PHẬT TỔ 

Từ vô thỉ vẩn đến ngày nay chúng sanh đã lăn trôi trong tam đồ lục đạo chỉ vì vô minh. Riêng trong thế giới Ta Bà nầy từ ngày có Phật Tổ thị hiện, chúng sanh nói chung, con người nói riêng, quả là đại hạnh. Từ ngày có đuốc sáng Từ Bi của Phật Tổ, chúng ta có hai con đường để lựa chọn: một là tiếp tục bị vô minh khống chế và lăn trôi trong tam đồ lục đạo, hai là thắp sáng đuốc Từ Bi của Ngài mà lần về quang lộ của giác ngộgiải thoát

Thái dương hệ và địa cầu từ ngày có sự hiện diện của chúng sanh muôn loài, thì ngày ngày mặt trời vẫn ló dạng, vẫn chiếu sáng, nhưng con ngườichúng sanh vẫn đi qua trong mịt mùng tăm tối. Ánh sáng mặt trời chỉ có công năng giúp cho đôi mắt phàm phu của chúng ta nhìn thấy sự vật theo nghĩa của thường tình thế tục, chứ không có một chút hiệu năng nào có thể khai môũ được trí huệ của 

chúng sanh. Chúng ta phải đợi đến mãi 26 thế kỷ về trước, Phật Tổ thị hiện và Ngài đã thị hiện ngay trong vùng đồi núi cao nhứt của địa cầu. Ngài đã thắp sáng ngọn đuốc Từ Bi trên vòm trời Hy Mã Lạp Sơn. Ngọn đuốc ấy không chói chang như ánh mặt trời, không mờ ảo như ánh trăng khuya, nhưng công năng của ánh đuốc Từ Bi quả là không thể nghĩ bàn. Ngọn đuốc ấy đã giúp đưa những chúng sanh quyết giải thoát khỏi kiếp lăn trôi ra khỏi mê đồ tăm tối. Chính ngọn đuốc ấy đã chẳng những đưa Phật và các thầy tổ về miền hạnh phúc miên viễn, mà nó đã và đang tiếp tục biến thế giới Ta Bà nầy thành một nơi trang nghiêm hơn, tịnh độ hơn. Ánh đuốc ấy đã trải qua hơn hai mươi lăm thế kỷ, với bao nhiêu vật đổi sao dời, với bao nhiêu thăng trầm hưng phế, thế mà ánh đuốc ấy vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Ngay trong thời phát triển cực mạnh của tà thần vạy thánh, với mưu đồ kéo con người trôũ về con đường mê tín mù quáng, hoặc giả trôũ về mê đồ tăm tối. Những kẻ bịa đặt thần thánh cố tình muốn thổi tắt đi ánh 

đuốc Từ Bi của Phật Tổ, để họ dễ bề thống trị tâm linh con người, nhưng ánh đuốc ấy vẫn sáng và vẫn sáng. 

Nhân mùa Khánh Đản của Đức Từ Phụ, chúng ta hãy cùng nhau thắp sáng lên đuốc Từ Bi của Ngài mà đi về quang lộ, để thay vì tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, chúng ta sẽ từ, bi, hỉ, xả. Thay vì vọng ngoại cầu hình, chúng ta sẽ quay về với chính mình mà sống, mà tu. Hãy thắp sáng đuốc Từ Bi của Phật Tổ lên để thấy cho rõ đời là vô thườngthế gian vô thường, vạn vật trên đời nầy chỉ do duyên hợp duyên tan mà thành, mà hoại. Hãy thắp sáng lên đuốc Từ Bi của Phật Tổ để thay vì cất giữ và bòn mót những vật chất vô nghĩa, chúng ta sẽ mang chúng ra mà bố thí cúng dường cho những người cùng khổ. Hãy thắp sáng lên đuốc Từ Bi của Phật Tổ để thay vì sống trong căm hờn ganh ghét, chúng ta sẽ sống trong bao dung hài hòa. Hãy thắp sáng lên đuốc Từ Bi để thay vì lăn trôi tạo ác nghiệp, chúng ta sẽ biết thế nào là nhân quả luân hồi để mà cùng nhau tạo thiện nghiệp và 

chấm dứt kiếp lăn trôi. Hãy thắp sáng lên đuốc Từ Bi của Phật Tổ để không còn nữa những ngày nhận giả làm chơn, không còn nữa những ngày keo kiết bỏn xẻn, không còn nữa những tham đắm truy cầu, không còn nữa những ngày đố kỵ ganh ghét, không còn nữa những tức tưôũi nghẹn ngào, không còn nữa những ngày giao lưu với đám thầy tà bạn ác, không còn nữa những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến. Hãy thắp sáng lên đuốc Từ Bi của Phật Tổ để thấy cho rõ vì đâu mà có khổ đau phiền não, để thấy được đây là đau khổ, kia là phiền nào, và làm cách nào để tận diệt những khổ đau phiền não ấy, làm cách nào để lần về quang lộ của Phật Tổ Gotama ... Hãy thắp sáng ánh đuốc ấy lên để thấy cho rõ kia là vô minh, còn đây là trí huệ sáng ngời. Hãy thắp sáng lên ánh đuốc ấy để chấm dứt ngay mọi vẫy vùng trong tranh danh đoạt lợi, mọi hơn thua của thường tình thế tục, mọi thị phi tội lỗi của trần gian. Hãy thắp sáng lên ánh đuốc ấy để thấy rằng những ham muốn thọ hưôũng dục lạc của thế gian chỉ xô đẩy con 

người và chúng sanh xoay vần trong luân hồi sanh tử, chìm đắm trong những thú vui ngắn ngủi, chỉ là tự mình lún sâu vào hố thẳm vực sâu của vô minh mù quáng. Hãy thắp sáng ánh đuốc ấy lên để thay vì ngã mạn cống cao, chúng ta sẽ khiêm cung từ tốn, thay vì nghi thầy hoặc bạn, chúng ta sẽ sống trong tín tâm hơn, thay vì nghĩ rằng chỉ có ta là trung tâm vũ trụ, chúng ta sẽ thấy rõ vạn triệu vì sao khác cũng đang chói sáng trên vòm trời. Hãy thắp sáng lên ánh đuốc ấy để thay vì sân hận nóng nảy, chúng ta sẽ nhu hòa nhẫn nhục; thay vì hung dữ bạo tàn, chúng ta sẽ hiền hòa nhân đạo hơn; thay vì ương yếu thấp hèn, chúng ta sẽ sống cao thượng hơn. Hãy thắp sáng lên đuốc Từ Bi của Phật Tổ để thấy rõ rằng Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành nếu chúng ta biết vâng giữ và hành trì những lời Phật dạy, nếu chúng ta biết trau dồi, nuôi dưỡng và vun bồi cái Phật tánh nơi chính mỗi người chúng ta. Hãy thắp sáng lên ngọn đuốc ấy để ít nhứt nếu chưa xuất gia tu làm Phật được, chúng ta cũng biết giảm thiểu sát sanh 

sát sanh thì hậu quả của nó là hận thùphiền não, chúng ta cũng biết giảm thiểu hoặc chấm dứt trộm cắptrộm cắp là nhân của một cuộc sống thấp hèn đê tiện, chúng ta cũng biết giảm thiểu lòng dâm dậtdâm dật chính là hỏa diệm sơn thiêu đốt tất cả những hạnh lành trong ta, chúng ta cũng biết tránh xa vọng ngôn tà ngữquay về với trực ngôn chánh ngữ, vì vọng ngôn tà ngữ chính là sự lường gạt gian dối dẫn đến sự nghi ngờbất tín, chúng ta cũng biết thế nào là tai hại của sự uống và hút những chất cai độc. Hãy thắp sáng đuốc lên, hãy tự sửa mình để quay về cuộc sống hướng thượng và cuộc tu giải thoát

Tất cả những gì cần trao truyền, Phật Tổ đã trao truyền. Tất cả những gì cần để lại cho hậu thế, Phật Tổ đã để lại. Ngài không cất giữ bất cứ một thứ gì cho riêng mình. Đuốc Từ Bi Ngài đã thắp sáng rồi đó, có trân trọng giữ gìn cho ngọn đuốc ấy tiếp tục được thắp sáng khắp nơi hay không là hoàn toàn tùy thuộc ôũ mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, dù muốn hay không muốn, mọi người trong chúng ta rồi 

cũng sẽ phải một lần lên đường, cũng sẽ phải một lần tự mình thắp sáng lên ánh đuốc ấy mà lần về quang lộ của giác ngộgiải thoát, nếu không bây giờ thì cũng phải là muôn triệu kiếp về sau nầy. Như vậy chúng ta còn chờ đợi cái gì nữa đây ? Không lẽ chúng ta đến với cõi đời nầy bằng tiếng khóc, rồi lại cũng ra đi bằng tiếng khóc của khổ đau và phiền não hay sao ? Không lẽ chúng ta đến với đời bằng mê muội vô minh, rồi cũng lại ra đi bằng con đường mê đồ tăm tối hay sao ? Nếu chúng ta không có đuốc Từ Bi của Phật Tổ thì cũng cam, đàng nầy chúng taánh đuốc của Ngài, mà vẫn cam tâm làm kiếp lăn trôi thì quả tình tội nghiệp cho chúng ta quá. Hãy cùng nhau thắp sáng lên ngọn đuốc Từ Bi của Phật Tổ hỡi những người con Phật ! Hãy đem ngọn đuốc ấy rọi vào năm châu bốn bể, để trước nhất chúng ta sẽ sống một cuộc sống xứng đáng và hạnh phúchy vọng một ngày không xa nào đó pháp giới chúng sanh sẽ được miên trường an lạc. 

Một lần nữa, nhân ngày Khánh Đản của Đức Thích Tôn Từ Phụ, chúng ta hãy cùng nhau thắp sáng lên ngọn đuốc Từ Bi để cùng nhau giữ vững chánh niệm trong từng nhịp thôũ của cuộc sống , để có đủ bi trí dũng mà tận diệt tham sân si, ngay bây giờ và ôũ đây, ngay trong đời nầy kiếp nầy. Hãy thắp sáng ngọn đuốc ấy lên để cả trong gia đình lẫn ngoài xã hộiquốc gia, ai ai cũng thấy được suối nguồn của an lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Hãy cùng nhau thắp sáng lên đuốc Từ Bi của Phật Tổ để thay vì căng thẳng, khó chịu, bất hòa; chúng ta sẽ buông xả, dễ chịuyêu thương chăm sóc nhau hơn. Hãy thắp sáng lên đuốc sáng Từ Bi để thay vì chống đối, ganh tỵchỉ trích, chúng ta sẽ biết nhường nhịn, thương yêu và cùng nhau dẫn dắt về quê hương chân nhưchúng ta đã một lần dại dột rời xa. Hãy thắp sáng lên ánh đuốc Từ Bi để thấy được vạn triệu pháp mônPhật Tổ đã ân cần truyền trao cho hậu bối. Với ánh đuốc ấy, nếp sống ta là nếp sống thảnh thơithong dong tự tại, từ đi, đứng, nằm, ngồi, ta 

đều làm chủ thân tâm. Với ánh đuốc ấy thì cuộc thiền của ta là chánh niệm trong từng hơi thôũ, cuộc niệm Phật của ta là nhứt tâm bất loạn, và cuộc tu giải thoát của ta là miên trường giải thoát. Hãy thắp sáng lên ánh đuốc ấy, để thấy cho rõ ai đi nấy đến, ai tu nấy được, chớ không thể dựa vào kẻ khác, ngay cả chư Phật chư Tổ cũng không tu dùm ai được. Hãy thắp sáng lên đuốc Từ Bi của Phật Tổ để được hiền hòa và đi đến bất tử như vua A Dục (Asoka), dù cùng hung cực ác, thế mà sau khi thấy được đuốc Từ Bi của Thế Tôn, đã chuyển hóa và thay đổi, từ một hôn quân bạo chúa, nhẫn tâm giết cả vua cha, đã trôũ thành một minh quân thánh chúa, cũng như là một người hết lòngđạo pháp. Với đuốc Từ Bi của Thế Tôn, chúng ta sẽ không truy cầu tham đắm hạnh phúc trên sự khổ đau của người. Ngược lại, khi được hạnh phúc, chúng ta cũng mong cho ai nấy đều được an vui hạnh phúcxa lìa khổ đau phiền não như mình. Dưới ánh Từ Quang của Phật Tổ, ta luôn nhận lỗi về mình, ta luôn xem người là tốt là phải, ta luôn thấy 

mình hãy còn kém cõi, và thấy người hay người giỏi. Từ đó ta sẽ học được lắm điều hay lẽ phải nơi người. Hãy thắp sáng lên đuốc Từ Bi để thấy rõ đời vô thường, vạn vật vô thường, thân người giả hợp. Tuy nhiên, được thân người là quý, thắp lên được đuốc sáng Từ Bi của Phật Tổ nơi trên thân người nầy lại càng quý hơn. Được thân người, biết Phật pháp, và nhiếp tâm đi theo ánh đuốc Từ Bi của Phật Tổ, thì có một ngày không xa nào đó ta sẽ chấm dứt nghiệp báo vay trả, chấm dứt đời sống vô thường khổ não của cõi Ta Bà, chấm dứt khổ đau và hạnh phúc giả tạm của trần thế, để chỉ sống chỉ tu với miên trường tỉnh thức, an lạc, hạnh phúcgiải thoát

416. LƯỚI THAM 

Từ vô thỉ, con người nói riêng, và chúng sanh nói chung, đã chìm đắm trong cuộc sống tham dục, rồi cứ thế mà hế kiếp nầy đến kiếp khác, chúng ta cứ lẩn thẩn trong một khu rừng vô minh trùng trùng điệp điệp, không có lối ra. Cuộc đời của chúng ta nó tạm bợ nào khác chi hoa nôũ hoa tàn, gió thoảng mây bay, hoặc giả như làn điển chớp, thế mà chúng ta cứ mãi mê tham đắm, tham đắm không ngừng nghỉ, tham đắm không biết mệt. Có bao giờ chúng ta chịu thỏa mãn với những gì mà ta có đâu ? Ngược lại, nếu tham đắm mà không toại nguyện thì ta đau khổ, mà dẫu có toại nguyện rồi chúng ta cũng đâu chịu yên. Chúng ta cũng chê ít và muốn thêm nữa, nên cũng khổ. Ví dầu ta không chê ít đi nữa, chúng ta cũng 

phải bận tâm và lo âu suy nghĩ tìm phương cách để gìn giữ những gì ta có, sợ chúng mất đi nên bo bo cất giữ, nên lại cũng khổ. Không còn nghi ngờ gì nữa, y như lời Phật dạy trong 

các kinh điển, Niết Bàn hay địa ngục là đây, là cảnh giớichúng ta đang sống trong hiện tại, thanh siêu, trược đọa. Vì tham mà chúng sanh phải lăn trôi từ hết cái khổ nầy đến cái khổ khác. Chúng ta có thấy và có biết hậu quả của túi tham hay không ? Ai trong chúng ta lại không thấy và không biết rằng tham rồi mình đâu có được yên, thế nhưng phàm tâm vẫn luôn luôn lướt thắng thánh trí. Chúng ta vẫn biết rằng chính vì tham mà chúng ta sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, nói lưỡi hai chiều, nói lời ác độc; vì tham mà chúng ta uống hút những chất cay độc; và cũng chính vì tham mà thân khẩu ý nầy bất tịnh. Thế nhưng phàm tâm nầy vẫn xúi chúng ta đổ thừa, nào là tại tôi vụn tu thiếu phước, nào là làm sao tu được trong khi vẫn còn phải đi làm để nuôi gia đình vợ con cha mẹ, nào là hãy đợi đến hưu trí rồi thì sẽ ăn năn sám hối luôn một thể. Thế là chúng ta cứ ngày ngày tiếp tục dùng phàm tâmbiện luận cho những hành động sai trái của mình, để rồi đi đến từ sai trái nhỏ đến sai trái lớn, cuối cùng chúng ta sẽ không từ 

nan bất kỳ thứ gì, dù thứ đó là một ác nghiệp tày trời. Chính vì thế mà Đức Từ Phụ đã dạy : "Túi tham của chúng sanh, nếu đem chất đầy tam thiên đại thiên thế giới, cũng chưa hết. Chính vì thế mà nước mắt chúng sanh cứ trào tuôn không ngừng nghỉ, nếu đem tích chứa lại thì bốn bể cũng không chứa nổi." 

Tuy nhiên, nếu chúng ta chịu bình tâm suy nghĩ thì chúng ta sẽ thấy rằng trong cuộc sống vô thường tạm bợ nầy, chúng ta tham để được cái gì ? Có cái gì thường tồn mãi đâu để mà tham ? Tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ... có cái nào mang đến cho chúng ta hạnh phúc trong cuộc sống và giải thoát trong cuộc tu đâu ? Có ai nhiều tiền hơn các nhà tỉ phú đâu, thế mà họ vẫn phải hằng đêm uống hết viên thuốc ngủ nầy đến viên thuốc ngủ nọ, để mong có được một giấc ngủ an lành hơn. Có ai danh vọng uy quyền bằng Nã Phá Luân Đại Đế, thế mà rồi cuối đời phải cam đành âm thầm vùi thây trên hoang đảo. Có ai lừng danh Á, Âu, Phi như Thành Cát Tư Hãn, thế mà lúc chết, một gò cũng không có. Thấy chưa hỡi 

những người con Phật ? Tham tiền thì phải đày đọa thân xác, lắm khi còn phải dùng đến những phương tiện bất thiện nữa là khác. Tham sắc thì tốn công, tốn của và hao hơi tổn sức vô cùng. Nhiều khi vì mê đắm sắc đẹp mà ta phải dùng đến những mưu chước tồi tệ hòng thỏa mãn lòng ước muốn của mình. Tham đắm danh vọng thì phải vào luồn ra cúi, lắm khi phải bất nghĩa, bất trung và bất thiện. Tham ăn sang mặc đẹp thì phải giết hại chúng sanh để ăn thịt, hoặc phải còng lưng ra làm việc để có tiền mua sắm. Tham ngủ nghỉ thì thân trây lười, tâm trí đần độn. Trong gia đình và ngoài xã hội, tất cả những vấn đề đều phát xuất từ những cái tham nầy mà ra. Hễ có vấn đề là phải lo giải quyết và từ đó có lo âu, sầu muộnđau khổ. Chúng ta từ đâu tới cũng không biết, rồi đây sẽ đi đâu cũng không biết, và chừng nào đi cũng không biết nốt. Thế mà chúng ta lại tích lũy cho thật nhiều hành trang. Với một cuộc hành trình ngắn, điểm đi điểm đến ta đều biết, mà ta vẫn thích mang theo hành trang gọn nhẹ, huống hồ là cuộc hành 

trình vô định, vô hạn của kiếp luân hồi sanh tử

Vì đâu mà ta tham ? Theo Phật, thì từ vô thỉ, tâm ta là một khoảng chân như diệu hữu, thế rồi vì những bức bách của nhu cầu cần thiết cho cuộc sống mà chúng sanh mọi loài mới sanh lòng tham đắm, kiến tham theo kiến, chim tham theo chim, người tham theo người. Vì tham mà kiến ăn cá, cá ăn kiến, cá lớn nuốt cá bé, thú nhỏ ăn sâu bọ côn trùng, thú lớn ăn thú nhỏ, rồi người ăn thú lớn, vân vân. Tuy nhiên, trí óc càng phát triển chừng nào, chúng sanh càng tham nhiều chừng nấy. Thí dụ như loài người thì tham nhiều hơn loài vật. Xã hội càng văn minh chừng nào thì lòng tham của con người càng lớn chừng nấy. Ngày xưa vào thời bán khai, con người chỉ biết ngày ngày đi hái quả mà sống; còn bây giờ, xã hội văn minh đã bức bách con người ta phải tích trử. Không có thì ráng kiếm cho có để mà tích trử đã đành, đàng nầy đã có rồi mà vẫn còn muốn kiếm thêm để tích trử. Quả cái lòng tham của con ngườikhông đáy, là vô cùng vô tận

Chính vì vậy mà Đức Từ Phụ đã từng nhắc nhôũ tứ chúng là hãy coi chừng, cái túi tham của chúng sanh nói chung, của con người nói riêng, nếu đem chất vào tam thiên đại thiên thế giới, vẫn chưa hết. Ngoài ra, chính cái chấp thân, chấp tâm, chấp ngã, thân kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, kiến thủ đã trưôũng dưỡng cho lòng tham của ta càng lớn hơn. Thân nầy là của tứ đại do đủ duyên mà hợp mà thành, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian hữu hạn nào đó mà thôi, thế mà vì cái túi tham nên ta lăn trôi tạo nghiệp. Cũng chính vì tham nên bổn tâm ta bị mờ ố, không còn thấy được tự tánh các pháp vốn thanh tịnh, không đến, không đi, không có không không. Vì tham nên ta hành hạ thân xác bằng những những thú vui dục lạc của trần tục. Vì tham nên dù biết luật nhơn quả luôn chi phối trên chúng sanh mọi loài, ta vẫn không kinh vì, vẫn suy nghĩ và hành động theo dục tâm vọng tưôũng của riêng mình, vẫn tỉnh bơ gây tội tạo nghiệp. Vì tham nên ta luôn cho mình là chứng nầy đắc nọ, do đó lắm khi khinh thường chư Tăng 

Ni, nào biết ta đang ôm chặt kiến thủ của tà đạocon đường kế tiếp của chúng ta là bị đọa lạc vào tam đồ ác đạo. Vì tham nên ta chấp thân nầy là cao là đẹp nên phải tìm cách bồi đắp và gìn giữ nó cho được lâu dài, vì thế ta sanh lòng khát ái đối với vật dụng của mình, và khát ái ngay cả với những vật dụng không phải là của mình. Rồi ngày này qua ngày khác, ta đan mắc những cái tham nầy lại với nhau thành một mạn lưới chằng chịt và tự nhốt mình vào trong đó. 

Bây giờ biết tu là tự biết chính ta phải tháo gôõ lưới tham mà ta đã đan mắc từ vô vô thỉ, để được giải thoát, đơn giản thế thôi. Đức Từ Phụ đã từng dạy tứ chúng rằng con đường duy nhứt cho chúng sanh vượt thoát ra khỏi lưới tham là phải ngày đêm trì giới cho rốt ráo, bố thí cho rốt ráo, nhẫn nhục cho rốt ráo, tinh chuyên tu hành cho rốt ráothiền định cho rốt ráo thì cái lưới tham ấy, cho dù có đan từ vô thỉ, cho dù có to lớn bao nhiêu, cũng sẽ bị trí tuệ làm tan rữa rả rời. Vì trì giới chẳng những ta đoạn tận tham lam, mà ta còn 

trưôũng dưỡng chân lýlòng từ bi hỉ xả nữa. Bố thí sẽ đoạn trừ bỏn xẻn keo kiết. Nhẫn nhục chẳng những giúp ta thanh tịnh tự tâm, mà còn giúp làm phát triển lòng khiêm cung từ tốn. Mà kỳ thật, người khiêm tốn ít khi ham đòi địa vị danh vọng lắm. Thiền định giúp ta định tỉnh và thanh lọc, để thấy cho rõ bản chất vô thường của vạn pháp mà không tham đòi chạy theo

Tóm lại, người biết tu sẽ không tham muốn, mà ngược lại, chỉ thường thiểu dục và hay biết đủ. Người biết thiểu dục tri túc thường có một cuộc sống đơn giản, nên không có gì để mà tham mà muốn, chính vì thế mà cuộc sống của họ thường là thanh cao, an nhiêntự tại. Lưới tham khó lòng mà quấn nhốt và khống chế được những con người biết thiểu dục tri túc lắm. Nếu trong gia đình và ngoài xã hội đều là những con người tu theo Phật, thì làm gì còn thảm trạng mạnh được yếu thua, làm gì còn ai cướp giựt ai, hoặc sát hại ai, làm gì còn những con ma trơi nhà chùa, hết ngày dài rồi lại đêm thâu, dong ruổi hết 

chùa nầy đến chùa khác, xúi tăng dục ni lấy tiền của Tam Bảo đem ra cho họ dùng vào việc kinh doanh riêng cho chính họ ? Ngược lại, chỉ có người giúp người, chúng sanh giúp chúng sanh... Lúc đó đi đâu đến đâu, chúng ta thấy toàn là những con người biết hướng thượng, hoặc giả toàn là từ bi hỉ xả, khiêm cung từ tốn, nhu hòa nhẫn nhục, ái ngữ lợi ngôn, bác ái lợi tha. Lúc đó con đường đi đến đất Phật của chúng ta chỉ toàn là kỳ hoa dị thảo với ngát hương giác ngộgiải thoát không thôi. Hãy cố gắng thật nhiều hơn nữa hỡi những người con Phật ! 

417. MỪNG KHÁNH ĐẢN 

Những người con Phật chúng ta đón mừng ngày đại lễ Khánh Đản của Đức Thích Tôn Từ Phụ nhằm mục đích gì ? Nhằm mừng sự giáng trần của một bậc đại giác chăng ? Hay mừng sự khai sinh ra một tôn giáo của chân lý ? Hay mừng một cuộc cách mạng giải thoát tâm linh vô tiền khoáng hậu ? Hoặc giả mừng sự khai sinh ra một tư tưôũng tự do, công bằng, bác áibình đẳng ? Hoặc mừng sự xuất hiện của từ, bi, hỉ, xả ? Mừng sự chấm dứt một chuỗi dài đen tối của giai cấp và bất công ? Dù chúng ta đón mừng ngày Khánh Đản với mục đích gì đi nữa, đó là quyền của chúng ta, không ai có quyền cản. Tuy nhiên, trong Kinh Pháp Hoa, Đức Từ Phụ đã khẳng định rõ ràng mục đích thị hiện của Ngài : "Ta vì một đại sự nhân duyênthị hiện, nhằm khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật." Ngài chỉ dóng lên tiếng chuông thức tỉnh mọi người là đừng nên tiếp tục mê muội với ba mớ tri thức phàm phu của mình nữa. 

Ngài thị hiện ra như một ngọn đuốc sáng ngời trong đêm tối mịch mùng. Ngài đã vươn cao ánh đuốc Từ Bi, đem ánh đạo vàng soi đường dẫn lối cho chúng sanh đang lăn trôi trong mê đồ tăm tối. Ngài đã chỉ rõ cho chúng sanh thấy rõ thế nào là khổ, do đâu mà có khổ, và làm sao diệt khổ để chấm dứt cảnh lăn trôi ? Ngài đã từng sống trong nhung lụa phú quý, nhưng dám xem thường phú quý nhung lụa. Ngài đã từng là một bậc vương hầu với đầu quyền uythế lực, nhưng Ngài đã can đảm từ bỏ những thứ ấy không luyến tiếc. Tại sao Ngài không bị những thứ ấy dẫn dắt và khống chế ? Vì Ngài đã thấy rõ quá sự vô thường giả tạm của cuộc đời. Đối với Ngài, trăm năm nào có hơn gì giấc mơ. Ngài đã thấy rồi tứ đại nầy vẫn huờn tứ đại, vật chất nào khác chi sương khói, công hầu khanh tướng có hơn gì gió thoảng mây bay, cầu danh đoạt lợi như nước chảy qua cầu, thị phi hơn thua như sương mai trên đầu cỏ. Ngài đã thấy rõ rồi tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng chỉ là những sản phẩm của 

vọng tưôũng, thế mà chúng sanhngu si mê muội, nên cam tâm làm nô lệ cho những thứ ấy để rồi hết đời nầy đến kiếp khác phải lăn trôi trong biển đời sanh tử, phải lặn ngụp trong khổ đau phiền não

Quả thật, cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ, trong lúc thần quyền đang thống trị trên mọi nẻo đường của thế giới Ta Bà, trong lúc con người đang bị mạt sát chà đạp, mà Ngài dám nói : "Nhân thị tối thắng." Nghĩa là con ngườitối thượng, là ưu việt, quả là nan thuyết chi pháp. Nó khó nói cũng giống như trong lúc thần quyền bảo rằng trái đất nầy vuông, mà có ai đó dám can đảm nói ngược lại là quả đất nầy tròn vậy. Trong lúc thần quyền đang khống chế và bắt mọi người phải răm rắp làm nô lệ, mà Ngài dám nói rằng : "Ai ỷ lạinô lệ thần quyền thì sẽ chẳng bao giờ có được cuộc sống hạnh phúcgiải thoát đâu." Quả là nan thuyết chi sự. Trong lúc mọi loài chúng sanh đang đắm mình trong sông mê biển dục, mà Ngài dám kêu gọi mọi người hãy can đảm lội ngược dòng, quả là nan văn chi ngôn. Đã từ 

lâu lệ thuộc thần quyền, bây giờ bảo tự do, giải thoátbình đẳng, quả là nan tín chi ngôn. Tuy nhiên, Phật đã khẳng định rồi, không có một xã hội hạnh phúc khi con người hãy còn đắm chìm trong khổ đau phiền não; không có một đời sống thánh thiện khi con người vẫn chìm đắm trong đam mê ngũ dục; đời sẽ không bao giờ đáng sống nếu con người chỉ lo bồi bổ vật chấtquên lãng tâm linh; khổ đau và phiền não sẽ là chủ nhân ông của thế gian, chừng nào con người hãy còn mãi mê ăn ngon, mặc đẹp, ngủ kỷ, và thụ hưôũng dục lạc. Phật cũng đã khẳng định rằng chừng nào con người biết dùng tư tưôũng, ý chí và hành động theo chơn lý để tháo gôõ tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng, chừng đó con người ngang hàng với chư Phật, chừng đó sẽ không có khổ đau và phiền não, chừng đó xã hội sẽ hạnh phúc, đời sống sẽ thánh thiện và đáng sống vô cùng. Tuy nhiên, muốn thực hiện được những điều trên, con đường "độc đạo" mà mọi người phải một lần lên đường, dù muốn hay không muốn : Con đường trôũ về 

tìm lại chính mình. 

Muốn đi được trên con đường "độc đạo" nầy, trước nhất chúng ta phải tự chuyển hóa chính bản thân mình, từ ăn, uống, ngủ, nghỉ, đến đi, đứng, nằm, ngồi... tất cả phải diễn ra trong chánh niệm. Thế nào là diễn ra trong chánh niệm ? Hành động được diễn ra trong chánh niệm khi nào đang làm gì mình tự biết là mình đang làm cái đó. Thí dụ như đang ăn, chúng ta tự biết mình đang ăn, đang đi biết mình đang đi, đang nói chuyện biết mình đang nói chuyện, vân vân. Đạo Phật đơn giảndễ nói vô cùng ! Tuy nhiên, hãy coi chừng ! Vì nó đơn giảndễ nói đến độ trẻ lên năm lên bảy vẫn nói được, nhưng nó khó làm đến độ cụ già bảy tám chục tuổi làm vẫn chưa xong. Phật nói nhân thị tối thắng với ngụ ý gì ? Con người của chính chúng ta là hơn hết. Hãy quay về cầu ông Phật ôũ ngay chính mình, chứ đừng chạy đông chạy tây chi cho mất công. Nếu con người của chính mình, mình lo chưa xong, giới chưa giữ, sân hận còn đầy, ngã mạn còn cao, bỏn xẻn còn nhiều, tham dục còn chất ngất, 

thì khoan hẳn nói đến làm cho gia đình hạnh phúc, hoặc làm cho xã hội an cư lạc nghiệp. Đừng đi đâu tìm kiếm nguyên nhân của khổ đau và phiền não trong gia đình, mà hãy quay về tự hỏi xem coi chính chúng ta đã góp phần như thế nào vào những khổ đau phiền não ấy? Hãy đóng cửa lại mà tự kiểm điểm lấy mình, xem coi mình đã thấy chưa thế nào là khổ, vì đâu có khổ, và làm sao diệt khổ ? Hãy tự hỏi xem coi mình đã thấy rõ chưa lẽ vô thường, để không còn nữa những ngày chấp ngã, chấp tướngchấp pháp. Hãy tự xét coi mình đã tháo gôõ được bao nhiêu tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến ? Hãy tự vấn xem chúng ta đã sống trong khiêm cung từ tốn hay vẫn loạn động buông lung ? Hãy nhìn xem coi chúng ta đã thiểu dục tri túc hay chưa, hay vẫn ngày ngày chạy đua theo vật chất se sua ? Hãy xem coi chúng ta đã thực tình quan tâmlo lắng đến gia đình, hay chỉ ngày ngày chui rúc vào cái vỏ ốc "đại ngã" của ta ? Hãy xem coi chúng ta đã thể hiện được đến đâu tinh thần vị tha của đạo Phật ngay chính trong gia đình ta ? 

Chừng nào chúng ta đã tròn tình chồng nghĩa vợ, tình cha con, mẹ concông ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ ông bà, cũng như tình tương thân, tương ái, tương trợ, tương kính đối với những người thân và bà con dòng họ, chừng đó chúng ta đã sẳn sàng tu thân tề gia. Hãy đem đạo Phật vào cuộc sống hằng ngày nơi chính bản thângia đình mình. Hãy kính trên nhường dưới và hiếu thảo với mẹ cha. Hãy đem tình thương yêu chân thật và lời lẽ ngay thẳng mà dạy dỗ con cái. Hãy sống với từ bi hỉ xả để làm gương cho mọi người

Như vậy mục đích đón mừng Khánh Đản của chúng ta là thấy cho được ánh đuốc sáng ngời của Đức Từ Phụ mà cùng nhau lần bước về con đường mà năm xưa Đức Từ Phụ đã từng bước qua. Để ít nhất, nếu cuộc tu dù chưa được giải thoát rốt ráo, thì cuộc sống cũng là tràn đầy yêu thương, tràn đầy sự tỉnh thức, an lạchạnh phúc lắm rồi vậy. Mừng ngày Khánh Đản là mừng sự giác ngộ của chính mình về chân lý của khổ đau, chân lý 

của việc chấm dứt đau khổ, và chân lý của quang lộ đưa ta đến dứt bặt những cội nguồn của khổ đau. Được như vậy thì sanh, già, bệnh, chết không còn là những nỗi khổ đau vằn vặt triền miên nữa. Ngược lại, trên quang lộ thênh thang dẫn về đất Phật, ta chỉ thấy khắp đó đây toàn là những kỳ hoa dị thảo không thôi. Được như vậy chẳng những vật chất không làm ta khổ, mà tinh thần chúng ta cũng sẽ luôn như như bất động. Được như vậy, chúng ta sẽ thấy tuồng đời chỉ là tuồng ảo ảnh, từ sanh ly tử biệt, cầu bất đắc, không toại nguyện trong cuộc sống hằng ngày, chí đến những gì ta ghét cay ghét đắng mà phải thường xuyên gặp gôũ; hoặc giả những lạc thúhạnh phúc tạm bợ của trần thế, vân vân, tất cả chỉ là ảo ảnh, giả tạm và đổi thay không ngừng nghỉ. Trẻ đó rồi già đó, giàu đó rồi nghèo đó, sang đó rồi hèn đó, công hầu khanh tướng đó rồi trắng tay lưu lạc và tứ cố vô thân đó, lên voi đó rồi xuống chó đó... Tất cả những nỗi thống khổ triền miên của trần thế chung qui cũng chỉ vì sự khao khát dục lạc, vật chất, muốn trẻ mãi 

không già, muốn giàu mãi không nghèo, muốn sang mãi không hèn... Chúng ta nào có khác chi những kẻ lênh đênh trên biển, khát nước mà cứ uống nước mặn, càng uống lại càng khát thêm thôi. Đức Từ Phụ đã vì thương xót mà đem nước mưa Cam Lộ rưới khắp cùng năm châu bốn bể, uống nước Cam Lộ hay uống nước mặn là hoàn toàn tùy thuộc ôũ chính chúng ta

Mừng Khánh Đản là mừng sự thiểu dục tri túc của chính mình. Chúng ta đã lăn trôi từ vô thỉ, truy cầu một cuộc sống vật chất nhằm thỏa mãn lòng tham dục, để rồi cảm thấy không có cái gì là đủ cho ta cả, từ ăn uống, ngủ nghỉ, đến nhà đẹp xe mới, và những tiện nghi thời thượng. Chúng ta đã bị vô minh dẫn dắt đi từ khao khát nầy đến khao khát khác, chúng ta nào có dè đâu khao khát càng nhiều, nghiệp càng lớn. Vì khao khát mà ta cho rằng thân nầy, ý nầy, cảm xúc nầy là ta, rồi từ đó ta sơn phết và tô điểm cho cái ta nó to hơn, đẹp hơn. Và cũng từ đó chúng ta chối bỏ những gì không đem lại lợi lạc thật sự cho ta. Ngược lại, 

chỉ một bề ôm đồm tất cả những lợi lạc trần thế, nên tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến cũng nương theo đó mà xâm nhập vào phá nát sự thiện lành và thanh tịnh của ta. Hôm nay nhân ngày Khánh Đản của Đức Từ Phụ, chúng ta mừng là mừng xem chúng ta đã đốn được cây vô minh chưa ? Nếu chưa đốn được, thì đã chặt được bao nhiêu cành lá tham dục, sân hận, si mê, hận thù, đố kỵ, ganh ghét, ngã mạn, cống cao, tà kiến ? Mừng Khánh Đản là mừng xem chúng ta đã có hiểu biết chánh đáng, nói năng chánh đáng, suy nghĩ chánh đáng, làm việc chánh đáng, sống chánh đáng, siêng năng chánh đáng, cũng như tu tập chánh phápthiền định chánh đạo hay chưa ? Nếu có, hãy tiếp tục tinh tiến hành trì. Nếu chưa, cũng đừng sợ hãi, hãy tìm thầy hiền bạn tốt mà học hỏi, tu trì

Mừng Khánh Đản là mừng xem chúng ta đã giữ gìn được những giới luật mà Đức Từ Phụ đã ân cần truyền trao hay chưa ? Chúng ta đã dứt hoặc đã bớt sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, cũng như những chất cay độc hay 

chưa ? Ví bằng chùa vẫn đi mỗi ngày mà năm giới căn bản chưa giữ được, thì không có gì cho chúng ta mừng nhân ngày Khánh Đản cả. Đức Từ Phụ đã từng khẳng định trong những lời dạy dỗ của Ngài rằng : "Trong các thứ cúng dường, thứ cúng dường cao quý nhất là đem cả thân lẫn tâm mình hành trì chánh pháp một cách rốt ráo, không thối chuyển, không mỏi mệt." Mừng Khánh Đản là mừng xem tâm chúng ta đã bớt dong ruổi hay chưa ? Tâm viên ý mã nầy chỉ có chính chúng ta mới điều ngự được nó mà thôi. Không một ai có thể điều ngự tâm dùm ta được, ngay cả Phật. Dù có tiền rừng bạc biển, chúng ta cũng không mướn ai làm được chuyện nầy. Thấy như vậy để đừng vung tiền ra mà mướn ai tu dùm mình, không bao giờ có chuyện đó trong đạo Phật đâu ! 

Mừng Khánh Đản là mừng xem chúng ta đã thấy chưa luật nhơn quả luân hồi của đạo Phật ? Không có số mạng hay tiền định chi cả. Chúng ta là chủ nhân ông của chính chúng ta. Nhân thị tối thắng, năng sanh nhứt thiết chư 

thiện pháp, ác pháp, tà pháp, vân vân. Con người là hơn tất cả. Chúng ta có khả năng làm đủ mọi điều từ Phật đến ma vương, ác quỷ. Tuy nhiên, chúng ta hành động như thế nào, thì chúng ta sẽ nhận lấy hậu quả cũng y như thế ấy. Đức Từ Phụ đã vạch rõ cho hậu thế đường nào nên đi, đường nào nên tránh; cái nào nên làm, cái nào nên không; nghe hay không là tùy ôũ chúng ta. Tuy nhiên, nếu không ai chỉ dạy mà lạc bước vào mê đồ tăm tối, thì cũng cam. Đằng nầy đã có ánh đạo vàngkim ngôn ngọc ngữ của Phật, mà chúng ta vẫn lang thang trong ba nẻo sáu đường, quả là đáng tiếc và đáng ân hận lắm vậy ! 

Mừng ngày Khánh Đản là mừng xem chúng ta đã thấy chưa những móc xích của trùng trùng duyên khôũi, duyên sanh ? Cái gì khôũi, cái gì sanh ? Do đâu mà khôũi, do đâu mà sanh ? Một hạt giống dù mạnh thế mấy đi nữa, nếu đem gieo trên đá, thì làm sao nẩy mầm sanh trái cho được ? Cũng như vậy, một con người dù tàn độc và ác hại thế mấy, nếu sống trong môi trường thiện lành, từ ngày nầy qua ngày 

khác, thì ít có cơ phát triển được tánh tàn độc. Và cũng như thế ấy, một con người bổn thiện thế mấy, mà ngày nầy qua năm khác, sống với đám đầu trâu mặt ngựa, thì một sớm một chiều nào đó, cũng thành đầu trâu mặt ngựa. Đức Từ Phụ đã vì thương xót mà chỉ vạch cho chúng sanh thấy được đâu là viền mối của lăn trôi trong biển đời đau khổ, và làm thế nào để giải thoát khỏi mọi hệ lụy của khổ đau phiền não ? Chấm dứt bằng sự hành trì thực tiển, chứ không chấm dứt bằng nói suông. Ngài đã chỉ rõ trong mười hai nhân duyên, từ vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão bệnh tử. Nếu chúng ta chặt đứt một mắc xích, thì cả chuỗi mắc xích sẽ tự nhiên rã rời. Nói dễ làm khó, nhưng mọi người chúng ta hãy nhân ngày Khánh Đản, quyết noi theo Đức Từ Phụ, chặt thử những mắc xích ấy xem sao ? Một trong những mắc xích ấy mà bị đoạn đứt là chúng ta đã phá vỡ cái vòng trói buộc của nhân duyên, do đó mà những bất tịnh của tâm từ vô minh, ái, và thủ sẽ bị loại bỏ; do đó mà hành động sẽ không còn; cũng 

do đó mà biển đời sanh tử sẽ lặng sóng, tái sanh không còn chỗ dung thân, đau khổ sẽ phải ngừng. Mừng Khánh Đản là mừng xem chúng ta đã thấu triệt đến đâu về vô thường và nay dời mai đổi của vạn vật vũ trụ. Ngay cả khoảng không gian bao la của hôm nay không còn là khoảng không của hôm qua, và khoảng không của ngày mai sẽ không giống bất cứ một khoảng không nào của vũ trụ nầy, cái khoảng không ấy nó đã hòa nhập vào hư không bao la vô cùng vô tận, không còn gì để mà nói, hoặc giả để mà luyến tiếc. Hãy tự suy gẫm xem chúng ta có còn luyến ái vào cuộc sống giả tạm nầy không ? Luyến ái làm gì ? Bám làm chi những thứ sáng nôũ tối tàn ? Mọi sự mọi vật trên đời nầy luôn thay đổi, chứ nào có vĩnh hằng. Bốn mùa cứ hết xuân đến hạ, hết thu đến đông, chứ nào có mãi là xuân đâu? Mạng sống con người cũng thế, vạn vật cũng thế. Tất cả đều bị vô thường chi phối. Con người cũng vậy, cũng có lúc vui, lúc buồn, lúc thương, lúc ghét, chứ nào vui mãi được đâu ? Thấy được như vậy để chúng ta buông 

bỏ và buông bỏ tất cả. 

Tóm lại, mừng ngày Khánh Đản, chúng ta chẳng những biểu lộ lòng biết ơn, ngưỡng mộ và tôn kính Đức Từ Phụ, mà chúng ta còn cần phải phản quang tự kỷ nơi chính bản thân mình. Chúng ta cũng phải tự mừng cho chúng ta đã tu tậphành trì được đến đâu những lời dạy vàng ngọc của Phật ? Hãy mừng xem chúng ta đã bước được đến đâu trên quang lộ của giác ngộgiải thoát ? Hãy mừng xem chúng ta đã bảo tồn và phát huy đạo pháp được đến đâu rồi ? Hãy mừng xem chúng ta đã tháo gỡ được bao nhiêu tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng ? Và hãy mừng xem chúng ta đã ngập tràn từ bi hỉ xả hay vẫn khô cằn với keo kiết bỏn xẻn, tự kỷ nhỏ nhen ? Hãy mừng là từ ngày có Phật, chúng sanh đã có con đường để mà lựa chọn, hoặc tối hoặc sáng, chứ không còn phải tối tăm mịch mùng trong mê lộ nữa. Cuối cùng, mừng Khánh Đản là mừng vì Phật cũng là một con người như chúng ta, nhưng Ngài đã chứng tỏ cho hậu bối thấy rằng do sự cố gắng của chính mình, ai cũng có thể thành đạt được trí tuệ cao siêu và đạo quả vô thượng được nếu công phu tu trì. Hãy nhanh chân cất bước theo Phật hỡi những vị Phật tương lai ! 
 
 
 
 

418. NHỮNG THIÊN MA LÀM 

THỐI MẤT TRÍ HUEẢ 

Đạo Phật không bao giờ là một học thuyết suông vì thế cho nênthượng căn hay hạ trí, chuyện tu theo Phật không có chút ảnh hưôũng nào. Thượng căn mà không chịu tu trì; ngược lại, cứ lo làm chuyện xấu ác, thì vẫn là ma quỷ không hơn không kém. Trái lại, hạ trí mà nhất tâm hành trì những lời Phật dạy thì quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác vẫn không khó. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình khôn, cũng đừng bao giờ nghĩ rằng ai dại. Tương tự, cũng đừng bao giờ cho rằng mình tu lâu, thiền giỏi; còn người thì sơ cơ hoặc chưa biết gì về tu, về thiền. Đừng cho rằng chỉ có ta là nhứt vì ta đang tu huệ, hoặc tu thiền giải thoát, còn người là tiểu là nhỏ vì họ đang sơ cơ tu phước. Hãy nhìn Phật Tổ Gotama, một đấng trọn lành, thế mà có bao giờ Ngài thốt ra những lời lẽ làm mất lòng ai đâu. Có bao giờ Ngài chê bai ai tiểu ai đại, hoặc ai trí ai ngu đâu ? 

Với đạo Phật, giáo pháp của Ngài để lại cho hậu thế chúng ta y nương theo đó mà hành trì, để cuộc 

sống được tỉnh thức, an lạc, hạnh phúc; và cuộc tu được tự tạigiải thoát. Tất cả giáo pháp mà Ngài để lại, đã quá rõ ràng và thực tiển, không còn gì nữa để mà bươi móc hay khảo sát. Ngài đã dọn sẳn con đường sống hạnh phúc và tu giải thoát cho mọi chúng sanh, dấn thân hay không là tùy ôũ mỗi người chúng ta. Không còn gì để nói, không còn gì để bàn luận, giờ là giây phút lên đường của kẻ chơn tu. 

Tuy nhiên, Đức Thích Tôn Từ Phụ đã đoán biết trong thời mạt pháp, sẽ có lắm thứ ma Ba Tuần, chúng sẽ dạo quanh vườn địa đàng Tam Bảo, hầu phá rối và làm thối mất trí huệ của những đứa con Phật nhẹ dạ hoặc sơ cơ. Những con ma Ba Tuần nầy, ngoài miệng vẫn nói pháp, có khi chúng nói rất hay, nhưng bên trong chúng chẳng những không tôn trọng giáo pháp, không kính trọng pháp sư, mà còn sanh tâm oán ghét những ai trọng pháp kỉnh tăng nữa là khác. Họ đã ăn thịt uống rượu thì thôi, đằng nầy họ còn xúi biểu người khác ăn thịt uống rượu như họ. Họ đã phá giới, lại còn manh tâm xúi dục người phá giới. Họ đã gieo nhân si mê, loạn động, lại muốn 

người khác cũng gieo một thứ nhân ấy để cùng đi về địa ngục với họ. 

Lại còn loại ma tham lamphá giới. Loại nầy luôn lấy tham lamphá giới làm đầu, vì thế cho nên khi nghe ai bảo đừng tham lam phá giới là họ sanh lòng oán ghét. Với họ, đến chùa không phải để giúp quý sư làm công quả, hoặc xây chùa dựng tháp. Ngược lại, họ đến với chủ đích riêng của họ, đến để xem coi hễ quý sư hôũ ra chỗ nào là cướp giựt tiền của Tam Bảo. Họ xúi dục quý sư hô hào đàn na tín thí đóng tiền, không phải để xây chùa, mà ngược lại, họ tròng tréo thế nào để cho quý sư phải đưa tiền cho họ trong mục đích kinh doanh kiếm lời cho cá nhângia đình họ. Một khi đã không trọng sư tín pháp thì họ sẽ tìm đủ mọi cách để chê sư trách đạo. Họ lấy tâm tà ma ra mà biện giải chánh pháp; họ chê trách sôũ đoản mà quên mất sôũ trường của những người con Phật là luôn trường trai giữ giới. Nhiều khi họ thông hiểu kinh luật còn rành rẽ hơn cả quý thầy, nhưng vì tâm tánh bỏn xẻn, họ đã không chia xẻ những gì họ biết cho ai. Ngược lại, họ còn sanh tâm ganh tỵhiềm khích với những ai viết kinh nói pháp. Đã 

vậy, họ còn vỗ ngực tự cao tự đại cho rằng chỉ có những điều hiểu biết của họ mới là thượng thừa. Dưới mắt họ, mọi người đều phải về tu vài mươi 

năm nữa may ra mới bằng họ, may ra mới biết hoặc mới thấy được những cái họ đã thấy mươi năm về trước. Vì ngã mạn cống cao mà họ đã tự tạo cho mình một cung cách ngạo nghễ, chỉ chuyên dạo khắp đó đây, gây khó khăn bối rối cho người. Người con Phật nếu xét thấy mình có tâm tánh của loại ma Ba Tuần nầy, hãy sớm mau hồi đầu, kẻo không còn kịp nữa. 

Loại ma Ba Tuần kế thứ là những kẻ hiểu giáo pháp mà lại khôũi tâm làm khó dễ với những ai có tâm ưa thích cầu đạo. Đức Thích Tôn Từ Phụ đã khẳng định rằng Phật pháp không dành riêng cho ai, mà ngược lại, Phật pháp là của chúng sanh mọi loài. Là con Phật, không lý gì biết mà không chia xẻ cho mọi người cùng biết. Hơn nữa, đạo Phật là đạo chẳng những của từ bi, mà còn là của hỉ xả nữa. Thế nào là hỉ xả ? Hỉ xảvui vẻ buông bỏ, là lợi tha, là không vướng mắc. Chỉ có những con ma Ba Tuần mới có thái độ khinh rẻ hoặc làm khó dễ những người có tâm cầu đạo vô thượng, chứ 

người con Phật chơn chánh sẽ không bao giờ có cái tâm niệm nầy đâu. Với bọn thiên ma Ba Tuần, ngoài cái tâm tham lam, bỏn xẻn, ích kỷ, tự cao tự 

đại ... chúng không còn cái tâm nào khác. Chúng sẽ tìm đủ mọi cách chẳng những làm chướng ngại trí huệ của kẻ khác, mà còn làm chán nãn những người có đạo tâm cầu pháp. Những người con Phật chơn thuần, hãy xem coi mình có phải là loại thiên ma nầy hay không, để quay ngay trôũ về với chánh đạo

Lại còn loại ma Ba Tuần ngã mạn cống cao. Bọn nầy luôn tự cao tự đại, chỉ có mình là cao thượng, còn người là đồ bỏ. Thoạt kỳ thủy, những con ma nầy cũng tu vậy, cũng nhiếp tâm tụng kinh niệm Phật. Tuy nhiên, vừa hiểu được chút ít Phật pháp, vừa thiền được dăm ba cử, vừa trì được vài biến mật chú, vừa tụng được vài bộ kinh, hoặc giả đi chùa làm được chút ít công quả, đã tưôũng mình tu cao và dày công phước đức lắm rồi, nên khôũi tâm, tưôũng mình đã hơn người nhiều bực lắm rồi, từ đó coi trời không bằng vung. Vì tánh ngã mạn cống cao ngày càng thêm lớn, nên họ luôn khinh sư chê đạo, và luôn sống trong cuồng vọng kiêu 

căng. Thật ra, tu theo Phật làm gì có thứ bậc mà hơn với thua. Ngược lại, theo Phật, chúng sanh chỉ có hai con đường để đi : Hễ dứt trừ tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến là đang theo Phật. Ngược lại, một niệm ngã mạn, tham, sân, si nổi lên là thành ma ngay lập tức. Ngoài hai con đường nầy, người Phật tử không còn con đường nào khác để lựa chọn

Còn loại ma chế diểu khinh dối. Bọn nầy chẳng những không kỉnh Phật, trọng Pháp, trọng Tăng; mà chúng còn khôũi tâm chê bai giáo điển. Đi đâu đến đâu họ cũng một bề tuyên xưng "giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự," chứ kỳ thật họ có biết gì về chơn nghĩa của "giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự" đâu. Từ định kiến chế diểu khinh dối, ngoài chuyện làm não loạn người khác, họ còn khôũi sanh nhiều thói hư tật xấu khác như khinh sư chê đạo, a dua theo tà sư ngoại đạo, hoặc vãng lai tiếp xúc với bọn ác tri thức, cũng như tăng trưôũng ác hạnh tà hạnh. Từ đó hễ thấy ai làm điều ác thì họ vỗ tay tán thưôũng, ngược lại hễ thấy ai chuyên tâm tu hành thì họ cảm thấy xốn xan như cát bay vào mắt. Đã a dua với tà sư ngoại đạo 

thì thôi, đằng nầy họ còn ôm lòng oán ghét và tỏ thái độ sân hận với những người hiền đức. Những con người ấy, dù ôũ bất kỳ nơi đâu, ôũ chợ, ôũ sôũ hay ôũ chùa, họ không tiếc lời phản đối, khinh chê hay phỉ báng những người con Phật hiền đức. Bọn ma Ba Tuần nầy cố gắng hết sức mình làm sao cho ai nấy cũng đều trôũ thành ma Ba Tuần và cùng đi vào địa ngục như họ. Những người con Phật chơn thuần nên vô cùng cẩn trọng

Lại còn loại ma dùng phàm tâm kiêu mạn mà nghiên tầm giáo điển để lừa lọc thế gian. Phàm tâm là cái gì hôũ quý vị ? Xin thưa, phàm tâm không là gì khác hơn tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Phàm tâm đồng nghĩa với ham muốn truy cầu, tham lam bỏn xẻn, hẹp hòi ích kỷ, đố kỵ ganh ghét, vui buồn thương giận, tranh danh đoạt lợi, sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, nói lưỡi hai chiều, nói lời đâm thọc, vân vânvân vân. Loại thiên ma Ba Tuần nầy chỉ ngày ngày nghiên tầm giáo điển với một mục đích duy nhất là nhàn đàm hý luận, chứ không bao giờ biết áp dụng những lời Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày để được thăng hoa hướng thượng. Cho dù có đọc 

bao nhiêu kinh điển, hoặc giả bưng bao nhiêu bình Cam Lộ thủy, loại ma Ba Tuần nầy chỉ biết ngày ngày lội bơi trong tục pháp thế gian, chứ chúng chưa bao giờ biết tự mình tưới tẩm nước Cam Lộ để được tắm mát trong dòng Chánh Pháp của Đức Từ Phụ. Loại nầy chỉ biết một bề ôm tà tâm tham cầu lợi dưỡng của thường tình thế tục, chứ chưa một ngày chúng biết nuôi dưỡng tâm linh để làm tăng trưôũng huệ mạng. Loại nầy bề ngoài vẫn nói "tứ chánh cần," nhưng bên trong thì ôm lòng giết chết thiện pháp ngay từ trong trứng nước, đồng thời xây dựng lầu cao cửa rộng để dung chứa và phát huy những pháp "cùng hung cực ác." Loại nầy vẫn nói "tứ hoằng thệ nguyện," nhưng kỳ thật độ mình chưa xong, nói chi đến độ chúng sanh ? Phiền não ngay trong lòng mình hãy còn cuồn cuộn nổi lên như gió dồn sóng vỗ, nói chi đến giúp ai tiêu diệt não phiền ? Vô lượng Phật pháp đều cố công học hết, nhưng thay vì học để thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, thì họ học để dong ruổi đó đây hoặc để gây phiền chuốc não cho người, hoặc để nhàn đàm hý luận, hoặc giả để cho thiên hạ biết mặt ta đây là "cừ khôi" hơn người. 

Quý vị ơi ! Cái tâm kiêu mạn như vậy, tham lam 

bỏn xẻn như vậy, tham đắm truy cầu như vậy, cuồng vọng như vậy ... thì làm sao mà thành Phật đây ? 

thương xót chúng sanh mà Đức Thích Tôn Từ Phụ đã ân cần dạy dỗ rằng, chúng sanh muốn tu hành trí huệ để sống hạnh phúc và để tu giải thoát, nên phát tâm trọng pháp kính sư, nên chia xẻ những gì mình hiểu biết một cách vô cầu, nên khuyến khích giúp đôũ những người sơ cơ trên bước đường tu tập, luôn khiêm cung từ tốn hành trì những lời Phật dạy và thề trọn đời không bao giờ đem tâm trí phàm phubiện giải Phật pháp vô thượng. Chỉ có kính sư trọng đạo mới giúp ta thành tâm thành kính lắng nghe và hành trì Phật pháp. Chỉ có sự chia xẻ vô cầu mới giúp ta hoan hỷ mà nói hết những gì mình biết cho người cùng biết. Chỉ có khiêm cung từ tốn mới giúp ta phát tâm học hỏihành trì từng giờ từng ngày. Chỉ khi nào chúng ta không đem tâm trí phàm phu để biện giải Phật pháp vô thượng, chúng ta mới chịu thầm thầm tiến tu, từ đó mà mọi thứ giác ngộgiải thoát đều hiển lộ, từ nói năng hòa nhã độ lượng

khiêm cung từ tốn, từ bi hỉ xả, đến trí huệ Bát Nhã... Hãy cố gắngcẩn trọng lên hỡi những người con Phật ! Trên đường về quê hương Phật, chẳng những chư Phật và chư Bồ Tát đang chờ đón chúng ta, mà bọn thiên ma Ba Tuần lúc nào cũng chìa tay ra chận bắt và kéo lôi chúng ta cùng đi về cõi địa ngục với chúng. 
 
 

419. ĐUỐC TUEẢ 

Gần hai ngàn sáu trăm năm trước đây, mặt trời vẫn soi sáng khắp năm châu hoàn vũ, nhưng nhân loạichúng sanh chẳng những vẫn phải dong ruổi trong mê đồ tăm tối, mà còn cam tâm làm nô lệ cho thần quyền bạo ngược. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện. Ngài đã nâng cao Đuốc Tuệ ngay giữa vòm trời tuyết sơn Hy mã. Ngọn đuốc ấy đã sáng rực gần hai mươi sáu thế kỷ nay, đang soi sáng các hang cùng ngỏ hẻm của năm châu hoàn vũ, và sẽ còn tiếp tục sáng soi mãi mãi, vì đây là ngọn đuốc của chân lý. Hễ nơi nào có ánh sáng là bóng tối phải chào thua, nơi nào có chơn lý là ngụy giả phải rút lui, và nơi nào có bình đẳng công lý thì thần quyền bạo ngược phải tiêu tan

Vâng, mục đích tối thượng của đạo Phật là cuộc tu giải thoát rốt ráo để vượt thoát ra khỏi sự cuốn hút của luân hồi sanh tử. Tuy nhiên, đạo Phật sống động và thực tiển đến độ Đuốc Tuệ của Phật Tổ Gotama có thể soi đường dẫn lối cho chúng sanh muôn loài, nhứt là con người, có được một cuộc 

sống tỉnh thức, an lạchạnh phúc. Đặc biệt là tại Việt Nam, ánh đuốc ấy đã hòa đồng với Khổng, Lão, cũng như những truyền thống cổ truyền cao đẹp khác của dân tộc, để tự biến thành những nguyên lý sống tu tuyệt vời cho dân tộc. Ánh đuốc ấy đã so vai sát cánh và cùng chia xẻ ngọt bùi với dòng lịch sử dân tộc trong suốt gần hai ngàn năm nay, đã cống hiến cho đất nước vô số những anh hùng liệt nữ, đã làm tốt đạo đẹp đời qua bao thăng trầm của các triều đại

Thật vậy, Phật giáocon đường sống hài hòa, không bất cập, không thái quá, không giáo điều cực đoan, không thần quyền mê tín một cách mù quáng, không bạo động, cũng không chủ trương dùng võ lực để bành trướng tôn giáo của riêng mình. Đuốc Tuệ của Phật Tổ đã soi sáng và vạch rõ cho chúng sanh muôn loài thấy đâu là trí tuệ, đâu là từ bi hỉ xả, còn đâu là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Đức Từ Phụ cũng đã từng khẳng định rằng tất cả mọi người đều có khả năng thành Phật, vì ai ai cũng có sẳn Phật tánh nơi chính mình. Tuy nhiên, muốn tìm về với ông Phật nơi chính mình, đuốc Tuệ 
 
 

Phật Tổ đã sẳn sàng soi sáng, theo hay không theo là hoàn toàn tùy thuộc ôũ mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta biết y nương theo Đuốc Tuệ thì chúng ta sẽ biết kết hợp một cách hài hòa giữa trí tuệtừ bi hỉ xả, trong cả tư tưôũng, lời nói và hành động, để tránh xa tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng, hầu đạt tới giác ngộgiải thoát. Ví bằng chúng ta không theo, thì chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình nầy trong mê đồ tăm tối, chứ không ai có quyền bắt ép chúng ta

Những người con Phật chơn thuần là những người biết nương theo đuốc Tuệ, nghĩa là biết đem tam tạng kinh điển ra biến thành những món ăn tinh thầnđạo đức thiết thực cho đời sống hằng ngày, biết làm tất cả những gì có thể làm được hầu rút ra hết những tinh hoa mầu nhiệm của Phật pháp với một mục đích duy nhứt là làm tốt đạo đẹp đời. Muốn làm được những điều nầy không phải là chuyện dễ, người con Phật phải vận dụng tất cả đại hùng, đại lực, đại trí, đại bi mới có thể tin những việc khó tin và làm những việc khó làm nầy. Nhứt là đối với những người con Phật tại gia, phải vừa cố gắng tinh tấn trì trai, giữ giới, bố thí

nhu hòa, nhẫn nhục, tham thiền nhập định; mà còn phải vừa làm việc để mưu sinh. Con người ấy phải vừa tu tâm dưỡng tánh, mà cũng vừa giữ sao cho thân thể được lành mạnh tráng kiện, đồng thời phải vừa phát tâm Bồ Tát, dấn thân giúp đôũ mọi người, để cùng nhau xây dựng, phát triển và duy trì một thế giới Cực Lạc ngay trong những giây phút hiện tại nầy. 

Đuốc Tuệ của Phật Tổ không dành để soi cho những người đã chết hay sắp chết, ánh đuốc ấy dành cho những chúng sanh còn khang kiện, còn có thể tự mình bước chân về nẻo Bồ Đề như lời căn dặn của Phật Tổ năm xưa : "Mọi người hãy cố dồn hết tâm trí và nổ lực vào việc tự mình cãi hóa ngay trong những giây phút còn linh kiện, hầu góp phần xây dựng thế giới Cực Lạc cho chính bản thângia đình, cũng như những người thân thương quanh mình. Chỉ có tự mình làm, chứ không ai có khả năng làm thay mình được, ngay cả Phật." Phật ngay tại tâm chứ không ôũ đâu xa. Lên rừng, xuống biển, vào núi, hoặc chạy đông chạy tây cũng bằng thừa. Tâm mà trong sáng thì Phật trụ xứ, tâm mà u mê thì cho dù có làm quốc vương 

hay đại thần, Phật cũng chào thua mà chạy trốn. Chính vì thương xót chúng sanh mọi loài mà Phật Tổ đã thị hiện. Ngài đã nâng cao Đuốc Tuệ nhằm soi sáng cho chúng sanh mọi loài thấy được đâu là đường chánh nẻo tà, đâu là chơn ngụy, đâu là khổ đau phiền não, còn đâu là an lạc niết bàn. Tuy nhiên, ánh đuốc ấy sẽ không có công năng với những kẻ đui tu mù luyện, hoặc những kẻ ngã mạn cống cao, không biết tự cải hóa nơi bản thân bản tâm của mình, không biết phát đại hùng đại lực hầu dẹp ngay những tham, sân, si để bước lên nẻo Bồ Đề. Đạo Phật không bao giờ là đạo của lý thuyết suông, lại càng không là đạo của nhàn đàm hý luận. Đạo Phật phải là đạo của thực tiển, của những gì có thể mang ra áp dụng ngay vào cuộc sống hằng ngày nầy bôũi vì lý do duy nhứt cho sự thị hiện của Phật Tổ là "khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật." Đức Phật vì đời mà thị hiện thì những giáo lý của Ngài cũng phải vì cuộc đời nầy mà có, giáo lý ấy vừa giúp làm tốt đạo, mà cũng vừa giúp làm đẹp đời. Giáo lý ấy nếu không phải là một nghệ thuật sống đẹp, sống xứng đáng, sống hồn nhiên, sống nhịp nhàng với cả tâm 

hồn lẫn thể xác, với cả ta lẫn người thì không còn một giáo lý nào khác có thể nói được ôũ đây nữa. Giáo lý ấy không có bờ mé giữa đạo và đời, vì nó vượt lên trên tất cả những mâu thuẩn phàm tình. Đuốc Tuệ của Thế Tôn đã soi rõ cho chúng ta thấy khổ đau phiền não của chúng sanh nói chung và của con người nói riêng, là do nơi chúng ta tự giam mình trong lao tù lục đạo; tự giam mình trong tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng; tự mình không biết tu tâm dưỡng tánh, không biết làm lành lánh dữ, không biết tự tịnh kỳ ý, không biết suy gẫm quán tưôũng... Đuốc Tuệ của Phật Tổ soi sáng đến đâu thì từ bi hỉ xả, khiêm cung từ tốn, nhu hòa nhẫn nhục, vị tha bác ái, công bằng bình đẳng lan rộng đến đấy. Đuốc Tuệ của Thế Tôn soi sáng đến đâu thì từ cá nhân, gia đình, học đường, xã hộiquốc gia đều đạt tới tuyệt đỉnh của cuộc sống hài hòa, an lạc, tỉnh thứchạnh phúc đến đó. Đuốc Tuệ ấy đã từng giúp làng xã và dân tộc chúng ta cố gắng làm những việc thiện lành, cố gắng giữ tình hòa hiếu xóm giềng và làng nước. Từ gần hai ngàn năm nay, cũng chính Đuốc Tuệ ấy đã soi sáng vào nội tâm 

dân tộc Việt Nam, khiến cho mọi người đều tránh xa thần quyền bạo ngược và quay về với từ bi hỉ xả, lúc nào cũng trân quý những truyền thống cao đẹp của cha anh, nhưng sẳn sàng tiếp nhận những 

điều hay lẽ phải từ bất cứ phương trời nào đưa tới

Chính nhờ ánh sáng của Đuốc Tuệ mà Phật Tổ đã trao truyền nên những người con Phật luôn muốn tự cải hóa bản thân bản tâm để trôũ thành những con người lương hảo nhứt trên địa cầu nầy, luôn tự giác, tự hành và luôn tu tâm dưỡng tánh, từ không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời đâm thọc, không kiêu căng tự phụ, không bỏn xẻn ích kỷ, không sân hận, không tỵ hiền oán ghét ai, không si mê tà kiến, không thiên kiến định kiến, không chấp ngã chấp pháp chấp tướng, không gây bất hòa chia rẽ, không nói lờ thô bạo cộc cằn hay chưôũi rủa, không uống những chất cay độc gây tai hại cho bản thângia đình. Chính nhờ Đuốc Tuệ của Phật Tổ sáng soi mà cuộc sống của những người con Phật, cho dù chưa gọi là giải thoát, cũng không quá khổ đau phiền não, cực đoan cố chấp, hay tranh đua trong tức tưôũi ... 

Ngược lại, người con Phật luôn sống với cái tâm bình thường, luôn sống với chính mình một cách trọn vẹn trong những giây phút hiện tại. Nhờ Đuốc Tuệ mà những người con Phật luôn biết hướng nội để quán tưôũng đến ông Phật sẳn có trong lòng mình, chứ không vong bản ngoại vọng, không chạy theo hình tướng giả dối bên ngoài. Con người ấy luôn tâm niệm rằng Phật hay ma chỉ khác nhau ôũ chỗ giác hay mê mà thôi. Khi mê là ma còn khi giác là Phật, đơn giảndễ hiểu như vậy đó. Chính nhờ Đuốc Tuệ của Phật Tổ trao truyền mà bản thân của người con Phật luôn tâm niệm phải làm việc chân chính để có cuộc sống chân chính, miệng luôn nói ra lời ngay thẳng để được lợi mình lợi người, ý nghĩ luôn trong sáng và hàm chứa những điều hay lẽ phải trong mọi tình huống, cuộc sống của người con Phật luôn là cuộc sống có tình có lý, có từ bi nhân bản thấm nhuần trong nền tảng đạo đức dân tộc dưới ánh sáng Đuốc Tuệ của 

Phật Tổ

Tóm lại, dưới ánh sáng ngời của Đuốc Tuệ, người con Phật luôn nhìn thấy được bổn tâm của chính mình, luôn nhìn thấu suốt mọi sự vật, luôn 

thấy cả quá khứvị lai cùng hòa nhập trong từng nhịp thôũ tỉnh lặng một cách trọn vẹn của hiện tại. Với Đuốc Tuệ sáng ngời của Phật Tổ, những người con Phật chơn thuần luôn có khả năng nhận thức như thực để vượt thoát ra những cái vỏ ốc "tự ngã" đã bấy lâu nay tàng trữ vô số tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Chính cái vỏ ốc "tự ngã" nầy đã đưa đẩy chúng ta lăn trôi không ngừng nghỉ trong vô lượng kiếp luân hồi sanh tử. Dưới Đuốc Tuệ sáng ngời của Phật Tổ, tất cả những thứ nầy đều phơi bày ra ánh sáng. Với Đuốc Tuệ sáng ngời của Phật Tổ, người con Phật không còn cảm thấy bị thời gian thôi thúc, dục giả nữa, không còn ham muốn vội vã tạo lập sự nghiệp, hoặc giả không còn tôn vinh "thời gian" là tiền bạc nữa. Ngược lại, với người con Phật chơn thuần, không có một ý nghĩa khả dĩ nào cho thời gian cả, nếu có chăng nữa, thời gian chỉ là sự sống, sống trọn vẹn trong tỉnh thức, an lạchạnh phúc
 
 

06-05-2008 11:23:46

Tạo bài viết
15/11/2012(Xem: 19534)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.