Giáo Lý Duyên Khởi – Nền Tảng Của Giáo Dục Phật Giáo

01/11/20164:03 SA(Xem: 9875)
Giáo Lý Duyên Khởi – Nền Tảng Của Giáo Dục Phật Giáo
GIÁO LÝ DUYÊN KHỞI
NỀN TẢNG CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO 

Thích Giác Toàn

giao-ly-duyen-khoiI. Giáo lý Duyên khởi là nguyên lý chủ đạo của tư tưởng Phật giáo

Duyên khởichân lý được chư Phật chứng ngộtrở thành một truyền thống chứng ngộ. Chính Đức Phật Thích ca đã chứng ngộ chân lý này và Ngài thường giảng dạy nó như là một giáo lý quan trọng nhất, bao quát nhất trong suốt thời gian Ngài tại thế.

Giáo lý Duyên khởi được người học Phật xem là nền tảng căn bản-và quả thật nó phải được mọi người xem là-một chân lý, một quy luật của tự nhiên, nền tảng cho các ngành khoa học và trước hết, cho tư duy của con người.

Các giáo lý căn bản khác trong Phật giáotứ đế, nhân quả, nghiệp, luân hồi, vô thường, vô ngã, ngũ uẩn. Trong Phật giáo, phương pháp tư duy, phương pháp giáo dục, phương phápbiện pháp hành động đều lấy giáo lý Duyên khởi làm nền tảng. Ở đây, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn về giáo lý Duyên khởi, xét đến

mối liên hệ của nó với các giáo lý căn bản nói trên, và sau cùng, chúng ta sẽ đi đến nhận định rằng giáo lý Duyên khởi là nguyên lý chủ đạo của tư tưởng Phật giáo. Do vai trò lớn lao của giáo lý Duyên khởi trong lý thuyết giáo dục Phật giáo, người ta có thể nói giáo dục Phật giáo là một nền giáo dục duyên khởi.

II.Giáo lý Duyên khởi

Kinh Trường Bộ, Kinh Tương ưng Bộ và Kinh Phật tự thuyết của Tiểu Bộ, đều nói đến duyên khởi. Đoạn kinh chủ yếu sau đây được trích từ kinh Phật tự thuyết và kinh Tương Ưng:

“Do cái này có mặt, cái kia có mặt
Do cái này sinh, cái kia sinh”.

“Do duyên vô minh mà có hành, do duyên hành có thức, do duyên thức có danh sắc, do duyên danh sắclục nhập, do duyên lục nhập có xúc, do duyên xúc có thọ, do duyên thọ có ái, do duyên ái có thủ, do duyên thủ có hữu, do duyên hữu có sinh, do duyên sinhlão tử, sầu bi khổ, ưu não. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này”.

“Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt
Do cái này diệt, cái kia diệt”.

“Do vô minh diệt mà hành diệt, do hành diệt mà thức diệt, do thức diệt mà danh sắc diệt, do danh sắc diệt mà lục nhập diệt, do lục nhập diệt mà xúc diệt, do xúc diệt mà thọ diệt, do thọ diệt mà ái diệt, do ái diệt mà thủ diệt, do thủ diệt mà hữu diệt, do hữu diệt mà sinh diệt, do sinh diệtlão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là sự đoạn diệt toàn bộ khổ uẩn này”.

1.Ý nghĩa của các chi phần duyên khởi

Đoạn kinh trên có nhắc đến 12 chi phần trong duyên khởi, đó là vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, sinh, lão, tử. Ở đây, chúng ta nêu ra ý nghĩa cụ thể cơ bản của từng chi phần và của toàn bộ 12 chi phần (Paticca Samuppada) như sau:

Vô minh (avijjya): sự không biết, không giác ngộ, không hiểu chân lý.

Hành (sankhara): sự vận động, sự tạo tác của thân, khẩu, ý, là năng lực sống, là nghiệp.

Thức (vinnana): cái biết do các quan năng (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) tiếp xúc với ngoại cảnh. Đây là cái biết do phân biệt.

Danh sắc (nama-rufpa): tức tâm lý và vật lý, đây là hoạt động tâm lý (thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý) và vật lý (vật chất và các hình tướng vật chất). Danh sắc cũng như ngũ uẩn, bao gồm cả tính chất của thức.

Lục nhập(salayatana): tức sáu căn (nội xứ) và sáu trần (ngoại xứ), công cụ và điều kiện để tiếp xúc với bên ngoài.

Xúc (phassa): sự xúc chạm, tiếp xúc giữa chủ thể và khách thể của 6 quan năng và 6 trần.

Thọ (vedana): sự thọ nhận, cảm xúc khi tiếp xúc với ngoại giới.

Ái (tanha): sự ham muốn, ưa thích, sự ham thích vật chất, ham thích cuộc sống trong ba cõi dục, sắc, vô sắc. Ái được nói đến như là tập đế, là nguyên nhân của khổ.

Thủ (upadana): sự nắm giữ, sự chấp trước,ràng buộc, từ đó sinh ra sự chấp ngã, sự chấp giữ. Những gì mình đã ưa thích, mình nhìn thấy, mình tu vô sắc giới).

Sanh (jati): sự sinh khởi, ra đời, sự sống

Lão tử (marana): sự suy tàn, hoại diệt, sự già và chết.

Toàn bộ 12 chi phần trên là một minh họa cho ý nghĩa và sự vận hành của giáo lý Duyên khởi. 12 chi phần đều là nguyên nhân đồng thời là kết quả của nhau, mang đầy đủ những đặc tính của nhau, gọi chung là khổ, là cái thực tại này.

Vô minh không phải là cái khởi đầu vì vô minh là giả, là không thực, dù vốn có từ vô thỉ. Kể tên vô minh ra trước chỉ là một phương pháp sư phạm hàm ý rằng: Chúng sinh chưa phải là Phật, vì chúng sinh còn vô minh. Vô minh được thể hiện bằng sự vận hành, bằng nghiệp, bằng hành động. Do vô minh mới có hành động tạo tác sai lầm. Do có sự vận hành nên sinh ra cái biết, từ đó có sự phân biệt chủ thể, khách thể. Tính biết hay tính phân biệt tự tạo ra hai khía cạnh của nó là tâm lývật lý (danh sắc). Danh sắc tạo ra điều kiệnphương tiện để nó vận hànhlục nhập, gồm các căn bên trong và các cảnh giới tương ưng bên ngoài. Có trong, có ngoài nên sinh ra sự tiếp xúc. Tiếp xúc sinh ra cảm thọ. Từ cảm thọ sinh ra sự ham muốn. Từ ham muốn sinh ra sự nắm giữ (thủ) chấp chặt, ràng buộc. Vì nắm giữ nên sinh cái hiện hữu, môi trường là đối tượng của nó cái sở hữu. Cái môi trường hiện hữu này tạo sự sinh, sự xuất hiện, phát triển (sinh). Và đã sinh thì có già, chết, hư hoại, diệt vong. Sự hiện diện, vận hành của 12 chi phần này là cái nguyên nhân, máy móc và thực trạng của khổ. Một chi phần là khổ, 12 chi phần là khổ, và một chi phần tức 12 chi phần.

2.Ý nghĩa của giáo lý Duyên khởi

Đoạn kinh trích dẫn trên gồm hai phần theo hai hình thức trình bày của cùng một nội dung duyên khởi: phần đầu là duyên sinh, phần hai là duyên diệt.

Một sự vật, một hiện tượng sinh ra, hiện diện, mang tính chất thế này thế nọ, sẽ trở thành thế này thế nọ, là kết quả của một sự vật, một hiện tượng khác. Sự vật hiện tượng khác này lại là kết quả do sự sinh ra của một sự vật, hiện tượng khác nữa. Các sự vật, hiện tượng do đó có liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau như một mạng lưới chằng chịt được biểu hiện theo 3 chiều của không gian chứ không phải chỉ theo chiều dọc. Ta có thể tưởng tượng như các sự vật níu vào nhau, và nếu có một chỗ bị đứt ra thì tất cả đều bị tác động sẽ không giữ được hoặc tính chất cũ; hoặc trạng thái khi trước. Và, nếu như chỉ xét một sự vật, một hiện tượng thì những ý nghĩa, nguyên nhân có thể được trình bày theo 12 chi phần nói trên.

Mối liên hệ nhân quả còn được trình bày theo chiều nghịch (Tương Ưng I, Trường Bộ III, kinh Đại duyên) như sau:

“Do cái gì có mặt mà già chết có mặt?” Do duyên gì mà già chết sinh khởi? Sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ, ta khởi lên kiến giải như sau: sinh có mặt nên già chét có mặt, do duyên sinh nên có già chết”.

“Này các Tỳ-kheo, Ta tự suy nghĩ như sau: Do cái gì có mặt mà sinh có mặt?…Hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục nhập, danh sắc, thức, hành, vô minh…”.

Từ đoạn kinh trên, chúng ta dễ dàng lập luận phần thứ hai của phần trình bày theo chiều nghịch này: Do cái gì diệt thì già chết diệt?… Do vô minh diệt thì hành diệt…

Do sự liên hệ chặt chẽ về nhân duyên này, ta có thể nói một hạt bụi cũng có ảnh hưởng tới thế giới. Cái nguyên nhân chính tạo khổ đau, tạo sinh tử luân hồi, là tập đế trong tứ đế, chính là ái. Ái lại là chi phần thứ 8 của 12 chi phần nhân duyên. Mười hai chi phầnnguyên nhân của khổ mà cũng chính là khổ. Thế nên, để diệt khổ trong lúc đang khổ thì khó diệt vô minh, hành, thức…vì ta là sự khổ, là vô minh, hành, ta có thể diệt những thứ này một cách hiệu quả.

Cái khâu dễ đột phá nhất là ái: đừng ham muốn, cần diệt dục (cho nên bảo: tu là diệt dục). Không ham muốn thì không nắm giữ (thủ)….

III. Giáo lý Duyên khởi trong giáo dục Phật giáo

Như trên đã nói, duyên khởisự thật, là quy luật tự nhiên. Giáo dục con người phải dựa theo sự thực duyên khởi để phù hợp với quy luật tự nhiên và làm cho con người thích ứng với tự nhiên.

Quan niệm con ngườicon người ngũ uẩn, do duyên mà hình thành, nên giáo dục Phật giáo tin chắc rằng con người có thể được cải tạo, được phát triển tốt đẹp (vì con người không có cái ngã cố hữu) bằng cách cải tạo, phát triển con người theo từng mặt của ngũ uẩn. Giáo dục hiện tại coi trọng sự phân tích, tìm hiểu để cải tạo và phát triển nhân cách thì quả thật không gì phù hợp hơn là việc xét con ngườicon người ngũ uẩn duyên khởi. Trong hiện tại,một cá nhân do duyên khởi mà hình thành (duyên khởi trong quá khứ và trong hiện tại) thì cá nhân ấy cần phải được giáo dục trong hiện tại bằng duyên khởi trong hiện tại để cá nhân ấy được lợi lạc trong hiện tại và trong tương lai. Giáo dục,do đó có nghĩa là tạo ra thiện duyên trong ý nghĩa duyên khởi để một con người ngũ uẩn tự phát triển theo chiều hướng tốt đẹp thăng hoa.

Duyên khởi bảo rằng mọi sự vật đều có liên hệ chằng chịt nhân quả với vô số những sự vật khác; cũng vậy, một người có vô số liên hệ chằng chịt nhân quả với những sự vật hiện tượngcon người khác. Giáo dục một con người do đó, phải xét đến hoàn cảnh thiên nhiên, xã hội, nghĩa là ngoài việc xét một người như một cá nhân, cần phải xét đến mối quan hệ nhân quả chằng chịt này như đã trình bày. Từ đó, nội dung, phương pháp, biện pháp tổ chức giáo dục phải được thực hiện trên quan điểm duyên khởi.

Chính nhờ quan điểm duyên khởi, bằng phương pháp duyên khởigiáo dục Phật giáo nhìn vào hoàn cảnh vào con người một cách khách quan để tìm ra những nhân duyên chủ yếu cần đột phá hay cần bồi dưỡng. Thậm chí có thể nói rằng, bằng lý duyên khởi, giáo dục Phật giáo có thể tin tưởngvai trò của giáo dục trong việc xây dựng hạnh phúc, tiến bộ cho loài người. Tin vào giáo lý Duyên khởi, giáo dục Phật giáo không sợ hãi, e ngại trước những trở ngại. Những hiện tượng xấu hay bản tính xấu vì rõ ràng đây chỉ là kết quả của những nhân duyên, nó sẽ thay đổi khi chúng ta tạo ra, hay cải tạo các nhân duyên ấy theo đường hướng đã định. ■ (Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 91)


Bài đọc thêm: (sách)
blank





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/10/2022(Xem: 2863)
27/11/2013(Xem: 54039)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.