Tứ Nhiếp Pháp

27/11/20163:13 SA(Xem: 60530)
Tứ Nhiếp Pháp

BÀI 6: TỨ NHIẾP PHÁP
Thích Đạt Ma Phổ Giác

 

TỨ NHIẾP PHÁPChúng ta khi tu hành, ai cũng đều muốn nổ lực cho bản thân mình được lợi ích, đó gọi là tự lợi và đem san sẻ giúp đỡ cho người khác gọi là lợi tha. Tự lợilợi thacon đường tu hành của Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Bồ-tát.

Phật tử chân chính với tinh thần đạo pháp và dân tộc mang đạo vào đời, chúng ta phải tin sâu nhân quả, người hay bố thí sẽ được hưởng quả giàu sang phú quý, nếu gian tham lừa gạt thì phải chịu quả nghèo đói, thiếu thốn khó khăn. Thế cho nên, Bồ-tát đi vào đời bằng 4 phương tiện thiện xão để cứu độ chúng sinh đó là tú nhiếp pháp.

1-Định nghĩa Tứ nhiếp pháp là gì? Tứ là 4; nhiếp là thu phục; pháp là phương pháp. Lợi tha là làm lợi ích cho người khác. Tứ nhiếp pháp là 4 phương pháp lợi tha để giúp tất cả chúng sinh biết quay về với Phật pháp chân chính mà sống an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

2-Tứ nhiếp pháp gồm những phương pháp nào? Tứ nhiếp pháp là bốn phương tiện để nhiếp phục, cảm hóa tâm lý của người đời. Khi đã cảm hóa được họ, lần hồi từng bước hướng dẫn họ phát khởi niềm tin, mở mang trí tuệthâm nhập Phật pháp. Các phương tiện này là: Bố thí nhiếp, Ái ngữ nhiếp, Lợi hành nhiếpĐồng sự nhiếp.

3-Bố thí nhiếp là gì? Bố thí nhiếp là đem những gì mình có bằng vật chất lẫn tinh thần để cứu giúp người khác khi cần thiết, nhằm tạo sự thiện cảm để họ tâm phục, khẩu phục và mến mộ mà biết quay về với Phật pháp chân chính

4-Vậy bố thí có mấy phần? Hãy kể ra? Bố thí có 3 phần: Tài thí, Pháp thíVô úy thí.

a-Tài thí: (tài là tiền tài của cải, vật chất) thí là tặng cho biếu giúp đỡ là đem tiền của, vật chất mà san sẻ, để cứu giúp người đang trong cơn hoạn nạn, thiếu thốn khó khăn.

b-Pháp thí: (Pháp là những lời dạy của đức Phật được ghi chép lại trong tam tạng kinh điển với hơn 30 ngàn bài kinh từ thấp đến cao, từ đạo lý làm người cho đến bậc hiền Thánh). Pháp thí gồm có 2 phần: 1 là cho người xuất gia tu hạnh giải thoát hoàn toàncứu độ chúng sinh; 2 là cho người tại gia tu giác ngộ từng phần giảm bớt phiền não khổ đau hoặc đem những phương pháp làm ăn, nghề nghiệp chân chính dạy cho người khác, giúp họ biết sinh sống mà không làm tổn hại đến người và vật.

c-Vô úy thí: (vô úy là không sợ hãi) là chia sẻ cách thức để mọi người biết cách sống không lo lắng, sợ hãi do tham lam ích kỷ, ngu dốt gây ra nhằm đem đến bình yên hạnh phúc giúp họ an trú trong giờ phút hiện tại.Chúng ta từ lúc sinh ra cho đến khi khôn lớn trưởng thành có khi sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ốm tai nạn, sợ hoàn cảnh khó khăn, sợ mất mát đau thương, thậm chí sợ những điều vớ vẫn vu vơ do tâm lý không vững vàng. Bồ-tát hiểu rõ điều này, nên các Ngài thường bố thí không sợ hãi để giáo hóa chúng sinh sống an ổn do biết cách làm chủ bản thân.

5-Trong tài thí có mấy phần? Tài thí có 2 phần là ngoại tài và nội tài.

-Tài thí gồm có nội tại và ngoại tài:

Nội tài thí: Dùng cả thân mạng hoặc một vài bộ phận trong cơ thể để bố thí. Đây là hạnh động buông xả lớn của các Bồ-tát. Hiện nay, có phong trào hiến máu nhân đạo, hiến tặng các chi phần trong cơ thể hoặc hiến xác cho khoa học, đều thuộc về lọai này.

Ngoại tài thí: Dùng tài sản của mình kiếm được một cách lương thiện, đem san sẻ cho những người nghèo khổ thiếu thốn, khó khăn nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh.

6-Ái ngữ nhiếp là gì? Ái ngữ nhiếp là khéo léo dùng lời nói hòa nhã, an ủi, khuyên lơn nói đúng sự thật, làm cho mọi người nâng cao trình độ hiểu biếtmến phục, để rồi từ đó họ mới theo ta cùng nhau học hỏi và tu sửa.

Trong mối quan hệ thân thiện chúng ta cần sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp hoặc muốn bày tỏ ý kiến, tình cảm với mọi người chung quanh. Chính vì vậy, người Phật tử chân chính khi nói ra điều gì, phải mang tính cảm thôngxây dựng. Một số người có quyền hành thường dùng áp lực để bắt mọi người phải làm theo, nếu làm khác đi thì họ tìm cách trù dập làm tỗn thương cho nhân loại. Dĩ nhiên, quyền lực cũng cần thiết nhưng phải dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng nơi để duy trì an sinh sự sống. Thế cho nên sử dụng ái ngữ đối với con cái hay mọi người chung quanh là một nghệ thuật sống phù hợp với đạo lý làm người là điều cần thiết.

7-Lợi hành nhiếp là gì? Lợi hành nhiếp là làm lợi ích cho người bằng ý nghĩ, lời nói và hành động dấn thân phục vụ, khiến người sinh lòng cảm mến mà theo ta học hạnh từ bi hỷ xả vói tinh thần tốt đạo đẹp đời. Thí dụ như: đắp đường, bắc cầu, nấu cơm từ thiện cho các bệnh nhân nghèo, xây nhà tình thương, nhà dưỡng lão và trại mồ côi.v..v...

8-Đồng sự nhiếp là gì? Đồng sự nhiếp là tạo điều kiện cùng làm chung một công việc, để tạo phương tiện sống gần gũi với mọi người nhằm giúp đỡ họ làm tốt công việc ấy, sau đó dẫn dắt họ đến với Phật pháp. Cuộc sống hòa mình, cùng chung buồn, vui, sướng, khổ với người là một nghệ thuật sống. Nhưng muốn hòa đồng như thế, chúng ta phải có lối sống có phong cách, có ngôn ngữ gần giống người mà mình muốn nhiếp phục. 

Trong tứ nhiếp pháp, đồng sự nhiếpphương pháp hiệu quả nhất vì chúng ta thường xuyên gặp gỡ họ mỗi ngày, cùng đồng hành, cùng làm việc, cùng gánh vác, cùng sẻ chia nên ta có thể hiểu được tâm tư nguyện vọng ước muốn của họ để ta giúp đỡ một cách thiết thực hơn. Và mỗi ngày ta đều nêu tấm gương tốt của người Phật tử tại gia cho họ nhìn thấy, quay đầu là bờ và ai cũng có thể làm được nếu quyết tâm cao độ.

9-Tứ nhiếp pháp có những lợi ích gì khi ta áp dụng thực hành? 

-Về phương diện cá nhân: Ta sẽ gieo được những hạt giống thiện lành tốt đẹp cho mình trong hiện tạimai sau

-Về phương diện gia đình: Mọi người cùng sống vui vẻ thuận thảo với nhau để làm tròn bổn phận và trách nhiệm

-Về phương diện xã hội: Ta sẽ gây được tiếng vang tốt đẹp nhờ sống đạo đứcphụng sự xã hội mà góp phần làm giảm bớt tệ nạn xã hội. Số người tu tập bốn phương pháp vào đời thì xã hội sẽ ổn định, kế thừa và phát triển với tinh thần “tốt đời đẹp đạo” mà hai triều đại Lý-Trần sáng lập.

Nói tóm lại, 4 nhiếp pháp là pháp môn hiện thực đi vào đời nhằm nhiếp hóa, cảm phục được lòng người một cách có lợi ích thiết thực mà vẫn giữ được triết lý sống của đạo Phật. Đây là hạnh phước huệ song tu của các vị Bồ-tát, muốn hiến dâng cuộc đời mình cho lợi ích chung với tinh thần tốt đạo đẹp đời.

Bài đọc thêm:
Tứ Nhiếp Pháp (Thích Đức Thắng)
Bốn Pháp Tế Độ - Tứ Nhiếp Pháp (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
08 Tứ Nhiếp Pháp (Thích Thiện Hoa)
Tứ Nhiếp Pháp (Thích Thông Huệ)

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/10/2010(Xem: 41474)
18/10/2010(Xem: 44982)
18/10/2010(Xem: 41438)
05/07/2019(Xem: 9408)
25/05/2011(Xem: 21308)
19/07/2020(Xem: 5967)
03/08/2010(Xem: 37837)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :