Thư Viện Hoa Sen

Làm Sao Học Phật Để Thành Phật?

10/10/20191:00 SA(Xem: 8651)
Làm Sao Học Phật Để Thành Phật?

LÀM SAO HỌC PHẬT ĐỂ THÀNH PHẬT?
TS. Minh Tâm

Làm Sao Học Phật Để Thành Phật - bìa sách
LỜI THƯA

 

Quyển sách nhỏ này được viết ra không phải cho mọi người.  Sách chỉ dành riêng cho những ai muốn “Học Phật để thành Phật” thì mới nên đọc. Nếu chỉ vì tò mò mà đọc sẽ chán lắm. Nên dùng thì giờ đó để xem phim kiếm hiệp viết bởi văn hào Kim Dung sẽ thấy thú vị hơn.

Lại cũng không nên đọc để khen chê, để phô trương kiến thức. Phật gọi đó là hí luận, vô ích mà thôi. Thật ra, đây là một cuốn sách kỹ thuật về học Phật, nên mới có nhan đề “Làm sao…” Khi người Mỹ - một dân tộc có trình độ khoa học và kỹ thuật cao trên thế giới - viết một cuốn sách với cái tựa  “How to…” và ở đây là “How to study Buddhism and become a Buddha”, thì đó là một cuốn sách về kỹ thuật học Phật, và người đọc cứ theo đó mà thực hành.  Học Phật là để thực hành, như bao ngành học khác; không phải để phiếm luận.  

Học Phật trước hết là để tu thân sửa mình, và sau đó thực hành để trang nghiêm Phật độ, biến thế giới đầy khổ đau, đói rách này thành cõi an vui, no ấm cho chính bản thân và cho mọi người.  Bởi vì “Tự tính Di Đà, duy Tâm Tịnh độ”. Đó là mục đích duy nhất của sự Học Phật.

Còn bậc thức giả nào cảm thấy mình cao minh hơn, thì hãy để thì giờ viết một cuốn sách khác. Cũng như công ty Apple thấy các hãng sản xuất điện thoại di động - một loại thiên nhĩ thông thời nay - chưa được hay lắm, thì họ lẵng lặng sáng chế ra iPhone - một loại vừa thiên nhĩ thôngthiên nhãn thông.

Google thấy như vậy cũng chưa phải là tuyệt kỹ, lẵng lặng cho ra đời loại Android Smart Phone, vừa là thiên nhĩ, thiên nhãnthần túc thông cộng lại! Nhờ vậy mà loài người tiến bộ không ngừng. (Nói tới thần thông nhờ tu tập, truyện cổ Phật giáo có kể: đức Phật ngày nọ đến bờ sông và đợi đò. Có người bà la môn đến khoe: Ngài muốn qua sông và đợi đò à? Tôi có thần thông có thể đi trên mặt nước. Phật ôn tồn hỏi: Ông phải mất bao nhiêu thời gian để tu luyện? Đáp: Mất 20 năm. Đức Phật từ tốn: Vậy à? Còn tôi chỉ mất 2 xu là qua sông được.)
ý kiến cho rằng chuyện học Phật là chuyện của các nhà tu chuyên nghiệp –“đầu tròn áo vuông”, nói theo chữ của Tổ Lâm Tế. Nếu ai cũng lo tu hết thì chuyện đời, chuyện quốc gia, xã hội bỏ cho ai.

Thật ra đó là quan niệm sai lầmmọi người đều mắc phải khi còn trẻ và chưa biết học Phật. Nhìn lại lịch sử, chẳng hạn như đời Trần, các vua quan đều biết “học Phật” nên dân Việt và nước Việt đã no ấm, cường thịnh một thời.

Ba lần đánh bại giặc Nguyên, giữ yên bờ cõi. Vua Trần Nhân Tôn sau đó đã tu đắc đạo và được tôn làm Sơ Tổ Thiền phái Yên Tử Trúc Lâm. Còn ngày nay ở Nhật, ngoài các tu viện ra, còn có những hội Phật học của cư sĩ mà số hội viên lên đến hơn 5 triệu (Nikkyo Niwano – A Guide to the Threefold Lotus Sutra).

Phần lớn các quan chức và nhân viên chuyên nghiệp các ngành nghề, từ thủ tướng, bộ trưởng, đến bác sĩ, kỹ sư, giáo chức.., đều là người có học Phật. Nhờ vậy, Nhật từ lâu đã là một cường quốc kinh tế trong vùng, dù đất nước họ chẳng có tài nguyên gì để phát triển.
Còn ở Mỹ, tỉ phú Bill Gate sau khi làm giàu đã mang tiền tỉ mua thuốc chích ngừa Sốt Tê liệt cho toàn thể mấy trăm triệu con trẻ ờ Châu Phi và Ấn độ, cứu con người thoát cảnh què quặt vì bị bệnh tê liệt.

Và rất nhiều tỉ phú, triệu phú vô danh khác lo đóng góp cứu độ người nghèo khổ, bệnh tật trên khắp thế giới. Tuy không thấy họ học Phật, nhưng đó là hình ảnh của Bồ tát Quán Âm, Bồ tát Duy Ma đang áp dụng Bồ đề tâm để thành tựu chúng sanh.
Cũng có người bảo đạo Phật quá yếm thế, toàn dạy chuyện chán đời: nào là “vô thường, khổ, không, vô ngã, giải thoát”. Thử nhìn những đạo khác, như đạo Chúa chẳng hạn.  Với lời dạy thực tiễn “Hãy tin Chúa đi, rồi Chúa cho”, nên khi bước ra khỏi nhà thờ sau những buổi lễ thì giáo chúng mặt mày tươi tắn như là được tự kỷ ám thị; về nhà hăm hở làm ăn, nên ai cũng giàu có, khá giả.  

Còn sau buổi nghe thuyết pháp ở chùa thì phật tử hầu hết trở nên u sầu như mới vừa trốn thoát nợ (mà cũng phải, vì phần lớn các “thầy” đều kêu gọi đóng góp quĩ xây chùa), nhìn đời u ám, không còn ai có nét phấn khởi, tin yêu.  

Nhất là lớp trẻ. Các cháu than thở:  Mới yêu thương nhau trong tuổi mộng mơ mà nghe các thầy tu giảng lời Phật dạy “Bất sát, bất đạo, bất dâm”, phải đi tu từ nhỏ mới có phước, thì thật là nản lòng!
Thật ra, lời Phật dạy rất đúng, không có gì sai; cũng không ai có thể sửa một ý nào của Phật đã nói được. Chẳng qua những người giảng đạo, vì học đạo chưa thông, đã giảng giải sai lệch lời Đức Thế Tôn, nên người nghe hiểu lầm, chán Đạo không phải ít. 
Học Đại học Y khoa là để làm bác sĩ, trị bệnh cứu người; không phải để làm y tá, y công. Học Đại học Sư phạm là để làm nhà giáo dục, dạy dỗ và đào tạo cả một thế hệ cho đất nước; không phải để làm phụ giáo, bão mẫu.  
Học Phật mà không làm được Phật để cứu độ chúng sinh đang đau khổ trong cõi đời này – mà chỉ ăn của tín thí cho qua ngày đoạn tháng - lại còn giảng Kinh sai lệch ý của Phật, làm cho chúng sanh nản lòng và ghét Đạo, thì người học đó rất có tội với Phật. (Họ chắc chắn là con cháu của Ma vương, ra đời để phá Đạo – theo Kinh Lăng Nghiêm).
Thật ra, học Phật để làm Phậtphổ độ chúng sanh còn dễ dàng hơn gấp ngàn lần những nhà khoa học tìm đường gởi người lên mặt trăng, hoặc phát minh ra điện thoại di động, điện thư (e-mail), thuốc trị bệnh lao, ung thư, AIDS .v.v. Mà những nhà khoa học đã làm được, tạo ra biết bao nhiêu lợi ích “không thể nghĩ bàn” cho toàn thể nhân loại trên mặt đất này.  
Thử nghĩ một Thái tử đã đi tu thành Phật, rồi vẽ lại bản đồ giải thích con đường đã đi “từng bước” trong 300 Pháp hội cho tất cả chúng ta – mà ta làm không xong. Còn các khoa học gia kia phải mò mẫm đi tìm, sai cách này thì làm lại cách khác; vậy mà họ đã thành công từ cái bất khả tư nghì này sang cái bất tư nghì khác trong một thời gian không lâu lắm, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.

Chính vì vậy mà người viết mới phải ra công, trình bày lại vấn đề kỹ thuật này: “Học Phật để thành Phật và làm Phật”, hầu không phụ bản hoài của đức Phật từ mấy ngàn năm qua. (Chẳng phải đức Phật đã xác minh “Ta là Phật đã thành; Chúng sanh là Phật sẽ thành”, hay sao?)
Chúng ta phải khẳng định rằng: Người ngày nay thông minh hơn người thời xưa.  Người xưa chỉ biết đi bộ và giỏi lắm là cởi ngựa.  Ngày nay chúng ta đi xe hơi, còn con cháu chúng ta lái phi cơ phản lực và phi thuyền. Cho nên khi chúng ta học Phật, chắc chắn phải học nhanh hơn, tốt hơn và đúng hơn cách người xưa đã học - nếu biết cách học.

Điều quan trọng là cần phải biết bỏ đi cái tự ti mặc cảm “Kẻ Cùng tử” của người xưa - không dám nhận ông phú hộ là Cha mình để kế thừa di sản, mà chỉ bằng lòng với thân phận hèn mọn của kẻ hốt phân! (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm Tín Giải, thí dụ của Tu Bồ Đề, Đại Ca Diếp trình với Phật - Bản dịch của Đại Lão HT.Trí Tịnh.)
Và để trả lời câu hỏi của Bồ tát Đại Trang nghiêm: “Có pháp nào để học mau chóng thành Phật không?” Phật vui vẻ và nhanh nhẹn đáp - sau khi đã khen ngợi Bồ tát chẳng hết lời: “Có! Và chỉ có Một Pháp mà thôi, không có hai pháp”. (Kinh Pháp Hoa đã dẫn - Phần Đại thừa Vô Lượng Nghĩa)
Nếu đến đây mà độc giả vẫn còn thật sự hứng thú về việc học Phật để làm Phật, thì xin xem tiếp các chương sau.
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: