Đạo Phật Là Gì? (HT. Tịnh Không)

02/05/20225:08 SA(Xem: 4816)
Đạo Phật Là Gì? (HT. Tịnh Không)

ĐẠO PHẬT LÀ GÌ?
Hòa thượng Tịnh Không (Chin Kung)
Chuyển ngữ: Tâm Anh
Trung Tâm Tịnh Độ A Di ĐàHiệp Hội Phật giáo Dallas

 Đạo Phật Là Gì

 

Quyển sách này được giới thiệu đến công chúng về sự tái sinh và được phân phát miễn phí

Được xuất bản năm 1994

MỤC LỤC

1/ Đạo phật là gì?
2/ Giới thiệu về lời dạy được thực tập tại miền Tịnh Độ.
3/ Giáo huấn của bậc Thầy Chin Kung đáng kính.
4/ Lời dạy được đưa ra tại khóa khai mạc của Hiệp Hội Phật giáo Dallas
5/ Lời dạy của bậc thầy vĩ đại Yin Guang
6/ Mười phương pháp tụng niệm

 

ĐẠO PHẬT LÀ GÌ ?

  • Đạo phật là một nền giáo dục uyên thâm và bổ ích nhất được dạy trực tiếp bởi Đức Phật đến tất cả chúng sanh.
  • Nội dung lời dạy trong bốn mươi chín năm thuyết pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mô tả sự đối mặt chân thật về đời sốngvũ trụ. Đời sống dựa vào chính mỗi con người, vũ trụ dựa vào môi trường sống của chúng ta. Những lời dạy kể lại một  cách trực tiếp đến đời sống riêng của chúng ta và những vật thể chung quanh.
  • Đối với những ai có sự hiểu biết hoàn toànthích đáng về đời sốngvũ trụ được gọi là Phật, là Bồ tát; Còn những ai thiếu sự hiểu biết được gọi là người thế gian.
  • Sự trau dồi đang thay đổi cách chúng ta suy nghĩ, nói năng, hành động đối với người khác; và thay đổi sự nhận thức sai lầm để có được sự nhận thức thích hợp.
  • Nguyên tắc chỉ đạo cho sự trau dồi là sự hiểu biết những quan điểm thích hợptinh khiết. Hiểu biết là không có sự lừa dối, những quan điểm thích hợp là không có sự lệch hướngtinh khiết là không có sự ô nhiễm. Điều này có thể đạt được bằng sự thực hành ba điều kiện căn bản: Tự thực hành những điều luật ( Giới), sự tập trung (Định) và sự minh triết (Tuệ).
  • Ba điều kiện căn bản là nền tảng của sự trau dồi và học tập. Khi tương tác với người khác, hòa hợp với sáu sự hòa thuận ( lục hòa) và khi đối xử với xã hội, thực hành sáu nguyên tắc. Sau đây là những bài học được dạy bởi Bồ tát Quan Thế Âm và sự dâng hiến tâm hồn của Ngài đối với sự tinh khiếtchói sáng bất diệt. Những điều này hoàn thành mục đích về những lời dạy của Đức Phật.

 

GIỚI THIỆU LỜI DẠY ĐƯỢC THỰC TẬP TẠI MIỀN TỊNH ĐỘ

 

“ Những vùng đất Tịnh Độ được đề xuất lần đầu tiên sau thế chiến thứ hai, khi Ngài Shia Lian Jui đáng kính bắt đầu sáng lập việc nghiên cứu độc nhất và sự trau dồi về ngôi trường Tịnh độ. Hòa Thượng Chin Kung với hơn ba mươi năm trãi nghiệm từ sự truyền bá những lời dạy, những sự hiểu biết sâu sắc về trường phái Tịnh độ như là phương pháp cao nhất trong việc giúp đỡ thế nhân. Những năm gần đây, Ngài Chin Kung đã truyền bá lời dạy của Đức Phật một cách không mệt mỏiĐài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Canada và Mỹ. Ngãi cũng dẫn dắt sự thực hành tịnh độ qua hơn ba triệu bài thực hành tịnh độ trong niềm hy vọng chân thành mang đến lợi ích cho toàn thế giới. Ngài Kuang Shi Mei - học giả Phật giáo nổi tiếng – đã từng nói “ Nếu chúng ta có thể nhận và duy trì những lời dạy tịnh độ, chúng ta không chỉ  nhổ tiệt những đau khổ trong tương lai mà còn có thể đạt được sự thanh bình ngay bây giờ. Người nào không trau dồi hạnh kiểm trong sáng một cách  chân thành thì sẽ không bao giờ có thể hiểu hoặc trãi  nghiệm niềm hạnh phúc được ẩn núp đằng sau sự thực hành của phương pháp phi thường này. Vả lại, những ai không bước vào biển pháp thì sẽ không bao giờ nhận ra cái sâu xa phía sau miền đất Tịnh. Nếu chúng ta ao ước truyền bá tỏa khắp những lời dạy của Đức Phật tại thời điểm này và thời đại này, thật là cần thiếtrõ ràng để mang về phía trước những lời dạy tịnh độ.”

 Một cách tôn kính, tôi hy vọng những người cố vấn từ những trung tâm tịnh độ khắp thế giới sẽ đề xướng một cách rộng rãi nền giáo dục thích hợp, giải thích những lý do đằng sau nguyên nhân và kết quả, không ngớt lời ca ngợi pháp môn tịnh độ, thuyết phục tất cả mọi người tụng niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà và đặt hết tình cảm của họ vào việc nghiên cứu Tịnh độ.

 Những thành viên đồng hành của những trung tâm này nên trau dồi việc thực hành năm đề mục về tịnh độ. Những kinh đó bao gồm: Kinh về sự tinh khiết, tính bình đẳng và sự hiểu biết của Đức Phật A Di Đà; Giải thích nguồn gốc về kinh A Di Đà; Kinh về hạnh nguyện và những lời nguyện của Bồ tát Quan Thế Âm; Kinh về sự thiền định của Đức Phật A Di Đà và miền tịnh độ của Ngài;  Kinh nói  sự đạt được đầu tiên về sức mạnh vĩ đại của Bồ tát xuyên qua việc niệm danh hiệu Đức Phật. Đây là tất cả những chất liệu thiết yếu cho sự trau dồi của chúng ta. Chỉ nếu khi chúng tathời gian thêm vào và để lại năng lượng từ những bài kiểm tra này, chúng ta có thể tìm thấy những tham khảo khác về mối liên quan. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành điều mà chúng tôi thuyết giảngxuyên qua sự thực tập chân thành, chúng ta sẽ thực hiện được những lời nguyện của chúng ta. Có năm thời khóa chúng ta phải thực tập một cách cần mẫn mỗi ngày. Đầu tiên là ba bài học, bao gồm : Đạo làm con đối với ba mẹ, tôn kính, ân cần đối với người lớn hơn và những thầy cô giáo; Thương xót, hạn chế việc sát sanhcuối cùng là việc trau dồi mười loại hành vi.

 Chúng ta nên phát triển sự hiểu biết, thiết lập những quan điểm thích hợp và làm tinh khiết tâm hồn của chúng ta. Chúng ta cũng nên quan sát tính kỹ luật bằng việc kiềm chế khỏi  những việc làm sai tráithực hành tất cả những sự thân ái của chúng ta. Chúng ta nên dấy lên trong tâm hồn một sự kiên định, sự hiểu biết hoàn toànniềm tin chân thành rằng nếu chúng ta niệm danh hiệu Đức Phật như là động cơ của chúng ta thì kết quả là sẽ đạt được quả vị Phật. Cuối cùng, chúng ta nên nghiên cứu những lời dạy và làm cách tốt nhất có thể trong việc khuyến khích người khác đi chung trên một con đường.

 Sáu lục hòa làm nên khóa học thứ hai. Chúng ta phải học để thấy rằng mọi thứ từ một quan điểm chung, chỉ xuyên qua cách này chúng ta mới có thể chia xẻ sự hiểu biết tương tự. Để duy trì một lối sống lục hòa, chúng ta phải tồn tại những quy luật giống nhau trong khi sinh hoạt cùng nhau. Chúng ta không bao giờ tranh cãi, gây bất  hòa trong chính nội bộ và luôn luôn chia xẻ những lợi ích giống nhau.

 Khóa học thứ ba liên quan đến ba điều hiểu biết về Giới, Định và Tuệ.

 Khóa học thứ tư là sáu nguyên tắc. Chúng ta nên chờ đợi những điều này khi đề cập với những người khác. Nó bao gồm việc cho, tuân theo những điều luật, tính nhẫn nại, sự chuyên cần, sự tập trung và trí tuệ.

  Khóa học cuối cùng là mười lời nguyện vĩ đại của Bồ Tát Quan Thế Âm. Thứ nhất là tôn trọng tất cả mọi người và đối xử với mọi thứ một cách ân cần, quan tâm. Thứ hai là ca ngợi tất cả những đức hạnh và những thói quen tốt của người khác. Thứ ba là thực hành việc cho tặng, cúng dường một cách cung kính. Thứ tư là ân hậnsửa đổi tất cả những sai lầm, cản trở chúng ta trong việc nhìn ra bản chất thật của chính mình. Thứ năm là vui mừng trong những việc làm mang tính đạo đức của người khác và không nuôi dưỡng lòng ghen tỵ. Thứ sáu là thỉnh cầu những vị có sự thực hành đúng đắn để chuyển hóa những lời dạy một cách rộng rãi. Thứ bảy là cầu xin bậc Thầy ban cho chúng ta lời chỉ dạy. Thứ tám là mãi mãi nắm giữ những lời dạy của Đức Phật trong con tim của chúng ta. Thứ chín là buông xuống cái tôi của chính mình và hòa hợp với những người chung quanh. Thứ mười là dâng hiến sự thanh bìnhhạnh phúc đã đạt được từ sự thực hành những việc làm trên đến tất cả chúng sanh, hy vọng họ sẽ đạt được sự hiểu biết vô cùng tận.

 Chúng ta phải biết trân quý mỗi phút giây của một ngày và không để danh hiệu của Đức Phật thoát khỏi tâm của chúng ta. Chúng ta nên tụng niệm với đầy đủ sự nhận thức mà không một mảy may nghi ngờ hoặc không bị gián đoạn. Chúng ta không được nổ lực để thực hành những lời dạy khác ngoài pháp mônchúng ta đã chọn lựa, vì làm như vậy, chúng ta sẽ làm lệch đi thời giannăng lượng của chúng ta đến chủ đề khác, chúng ta sẽ không bao giờ có giá trị thực của bất cứ điều gì. Điều này chỉ như việc cố gắng để lên đến tầng thứ hai của một tòa nhà  bằng cách vừa cố leo lên những bậc thang vừa nắm lấy thang máy tại cùng thời điểm, chắc chắn đó là một nổ lực vô ích. Đó là tấm lòng chân thành của chúng tôi, hy vọng mọi nhân sinh trên thế giới sẽ nhận ra nguyên nhân của vấn đề, căn nguyên từ những tâm hồn ô nhiễmchúng ta phải làm tinh khiết nó để thoát khỏi sự ô nhiễm tâm hồn và thay đổi những cách phóng đãng của họ. Nếu chúng ta thực sự muốn những công việc tương lai được đong đầy sự tử tế và tình yêu thương, cuộc sống tách khỏi khổ đau chúng ta phải nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chấp nhận những bài học được đưa ra trong kinh Sự Tinh Khiết, phẩm Phẩm Hạnh và sự thông thái của Đức Phật A DI Đà. Điều này nói quá rõ trong bản kinhBất cứ khi nào những lời dạy của Đức Phật A Di Đà được đón nhận hoặc ở thành phố hoặc ở miền quê, con người đều đạt được những lợi ích phi thường. Đất đai và con người sẽ được bao phủ trong sự thanh bình. Mặt trờimặt trăng sẽ chiếu sáng rõ ràng, sáng sủa. Theo đó, gió và mưa sẽ xuất hiện và sẽ không có thiên tai. Các quốc gia sẽ thịnh vượng hùng cường, đất nước sẽ không còn bạo lực chiến tranh hay vũ khí hạt nhân. Con người sẽ tồn tại bởi đạo nghĩa và sống theo pháp luật sở tại. Mọi người  sẽ lịch sự, khiêm tốn, hài lòng với cuộc sống không có những bất công. Sẽ không có trộm cướp hay đao binh, người mạnh sẽ không thống trị kẻ yếu và mọi người sẽ được ổn định cuộc sống cá nhân tại vị trí thích hợp trong xã hội”.Nếu mọi người đọc và làm theo những lời dạy của kinh này, chắc chắn họ sẽ dấy khởi sự minh triết, gọt bỏ những lỗi lầm trong quá khứ, sống lâu, có đời sống khỏe mạnh và mãi mãi vui hưởng niềm hạnh phúc. Hơn thế nữa, nếu Kinh này được phân phát và được sự đón nhận rộng khắp thì xã hội sẽ hướng về lòng nhân từ. Kinh này là chiếc chìa khóa dẫn đến việc giải quyết tất cả những rắc rối của chúng tathiết lập nền hòa bình trên thế giới.

 Những lời khuyên của bậc Thầy trưởng lão – Ngài Shia Lian Jui và Ngài Huang Nien Tsu đã dạy chúng ta một cách sâu xachúng ta quyết tâm làm theo những lời dạy cao quý đó. Chúng ta khuyến khích tất cả những người chia xẻ một quan điểm thông thường để làm lan truyền những lời dạy ở những lĩnh vực cá nhân. Chúng ta cũng được thỉnh cầu về những lời dạy bất diệt của Ngài Chin Kung trong việc hướng dẫn chúng ta trau dồi đức hạnh trong sángnghiên cứu về Kinh Sự Tinh Khiết, Phẩm Hạnh và Sự Hiểu Biết của Đức Phật A Di Đà. Với những điều này, chúng ta sẽ có thể báo đáp những hình thức khác nhau của sự tử tế được chỉ dạy đến chúng ta bởi tình yêu quê hương, đất nước và con người chung quanh chúng ta. Chúng ta cũng sẽ có khả năng để giúp tất cả chúng sanh khốn khó thoát khỏi mọi khổ đau. Điều này là thành thật, một cơ hội quý hiếm và đáng giá, một cơ hội khó khăn nhất để có được trong hàng trăm năm. Bằng cách nào chúng ta có thể để nó thoát ra mà không có quá nhiều sự để tâm đến. Đồng hành với những lời chỉ dạy, chúng ta phải khuyến khích lẫn nhau, cùng nhau nắm lấy cơ hội chỉ có một lần này trong suốt cuộc đời  để trang bị cho chính mình hành trang quay về miền đất Tịnh độ trong tâm thức của chúng ta.

 

NHỮNG GIÁO HUẤN CỦA BẬC THẦY ĐÁNG KÍNH CHIN KUNG

 

  • Phật giáo là một nền giáo dục, chứ không phải là một tôn giáo. Chúng ta không tôn thờ Đức Phậtchúng ta tôn kính Ngài như một bậc Thầy. Những lời dạy của Ngài làm cho chúng ta thoát khỏi khổ đau và đạt được niềm hạnh phúc vô biên.
  • Đức Phật nghĩa là gì? Đức Phậtđấng giác ngộ, hiểu biết hoàn toàn. Sự hiểu biết hoàn toàn là khi Ngài nhận rõ chân lý về đời sốngvũ trụ. Đó là khi Ngài thoát ra khỏi vô minh một cách tuyệt đối.
  • Sự tinh khiết là gì? Sự tinh khiết là tách khỏi sự ô uế (đó là lòng tham lam, lòng căm hờn và sự ngu ngốc ) hiện diện trong tâm hồn của chúng ta. Sự trau dồi đang làm tinh khiết những điều ô uế, loại chúng ra khỏi tâm hồn của mỗi chúng ta.
  • Để giữ cho tâm hồn của chúng ta tinh khiếtthanh bình giống như việc giữ một ao hồ sạch và không bị dao động cho dù đó là những gợn sóng lăn tăn. Khi nước sạch và bất động, nó có thể phản chiếu bầu trời, cây cối...như chúng đang là mà không có chút bóp méo nào. Tâm hồn của chúng ta cũng như vậy. Khi chúng ta bị ô uế bởi lòng tham lam, sân hận, si mê và bị quấy rầy bởi sự phân biệt đối xử và sự ràng buộc, có nghĩa chúng ta đang bóp méo bức tranh thực tếsai lầm khi nhìn thấy vạn sự vạn vật theo một lăng kính bóp méo. Sự nhận thức thực tế sai lầm, có  thể ngăn cản chúng ta khỏi việc tận hưởng một đời sống trong sánghạnh phúc.
  • Học để quay trở lại ánh sáng chung quanh, phản chiếu chính mình và làm mượt mà tâm hồn của chúng ta. Mọi thứ bên ngoài bản thân chúng ta đều bình đẳng; rác rưởi không cảm thấy nó không sạch và mọi loài hoa không biết chúng có hương thơm, không có điều gì như là sự phân biệt. Chúng ta phải để tâm hồn của chúng ta thanh bình mà không có sự trói buộc nào, đây là hạnh phúc chân thật.
  • Đừng nhìn vào lỗi lầm của người khác và đừng nói với họ về lỗi lầm đó, thậm chí đừng để lại một hình ảnh về lỗi lầm nào trong tâm hồn của bạn. Một bậc Thầy đáng kính đã nói: “Nnhững người tu tâm dưỡng tánh tốt, không thấy lỗi lầm của chúng sanh”. Chúng ta nên học hỏi để tự thấy lỗi lầm riêng của chúng ta.
  • Sẽ lợi ích tuyệt vời nếu bạn có thể thực hành phương pháp tụng mười danh hiệu chín lần trong mỗi ngày. Mỗi lần tụng niệm không nên có những nỗi đau đớn, suy nghĩ lung tung hoặc lo lắng. Vượt qua một lần, sức mạnh của sự thực tập này sẽ thăng hoa, nó có thể giúp bạn đạt đến miền đất Tịnh độ.
  • Sự trau dồi được thực tập trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta không nên nhìn mọi thứ không bình thường, thật đơn giản trong việc thay đổi chính mình cho tốt hơn.
  • Mười lời nguyện đầu tiên của Bồ tát Quan Thế Âmtôn kính. Chúng ta thực tập nó bằng việc làm tinh khiết những hành động, lời nóisuy nghĩ của chúng ta. Nếu không có những sự tinh khiết này thì cho dù bạn có cúi đầu trước Đức Phật mười ngàn lần, cũng không được xem như là sự tôn kính thực sự.
  • Bằng cách nào chúng ta biết sự trau dồi của chúng ta đã cải thiện. Khi nào chúng ta bắt đầu hiểu sự sâu xa của kinh, khi chúng ta có thể tụng từng hàng kinh và nhận ra ý nghĩa đích thực về những lời dạy của Đức Phật. Đó là khi sự trau dồi của chúng ta đã cải thiện.
  • Tâm hồn của bạn thực sự xuyên qua việc đạt đến miền đất Tịnh độ hay không? Muốn đạt đến miền đất tịnh độ là một ao ước lớn lao của  tất cả chúng sanh. Muốn vậy, chúng ta hãy đi ra khỏi sự ham muốn thế giantụng niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà một cách thiết tha, thành kính.
  • Nghĩ tới Đức Phật là chăm chú vào sự minh triết đúng đắn.
  • Mục đích chủ yếu dẫn đến tất cả những phương pháp trau dồi là tâm hồn hoàn toàn tinh khiết và bình thản. Đó là bản chất căn nguyên của chúng ta, bản chất Phật tánh của chúng ta.
  • Suốt thời gian học giáo pháp, chúng ta phải chân thành khi tụng những bài kinh nhằm chạm đến tâm của việc tụng niệm. Những từ ngữ của kinh nên được phát ra từ tấm lòng chân thành, chứ không đơn thuần chỉ đọc suông nơi miệng. Chúng ta phải trau dồi một cách chân thật. Những người có khả năng, chỉ cần nhìn bạn có thể nói có phải bạn là người chân thành khi tụng niệm hay không? Hay chỉ tụng suông như một trò biểu diễn mà thôi.
  • Suốt thời gian nghe pháp hoặc tụng kinh, luôn luôn có người giúp đỡ trong việc bếp núc hoặc làm hương đăng ( cắm hương hoa,lau dọn bàn thờ hoặc trang hoàng chánh điện....). Chúng ta phải biết rằng công đức của những người này sánh bằng những người đang ngồi tụng niệm, đọc kinh trong chánh điện, bất chấp việc họ đang chấp tác phục dịch ở phía bên ngoài. Không bao giờ cho rằng việc chấp tác ở chánh điệntốt hơn ở những nơi khác, luôn luôn nhìn mọi thứ với đôi mắt bình đẳng.
  • Ngày nay, nhiều người không thực sự hiểu những lời dạy thích đáng và cũng không quan tâm. Mối quan tâm của họ nằm trong việc ân hận những lỗi lầm cũ trong quá khứ và thường tìm đến những thời pháp nhưmục đích duy nhất. Đó là trách nhiệm của chúng ta để giải thích những lời dạy thích hợp đối với họ và tìm ra cách đúng của việc trau dồi. Chỉ xuyên qua việc trau dồi có thể phát ra từ những lỗi lầm trong quá khứ, vì vậy sẽ biết họ đã có lầm lỗi ở đâu và sẽ không lập lại những lỗi lầm của họ.
  • Để hiểu những lời dạy hoàn toàn xuyên suốt, đầu tiên người ta phải trau dồi tâm tinh khiết. Khi tâm tinh khiết đạt được, những lời dạy sẽ được học một cách tự nhiên. Nếu không có tâm tinh khiết, người ta có thể nghiên cứu những lời dạy trong khoảng 1.000 năm mà vẫn không thể hiểu tất cả được.
  • Những ai trong số các bạn quan tâm kinh giải thích trong tương lai phải ghi nhớ kinh mà bạn dự định diễn thuyết thêm vào sự giải thích kinh bởi một người Thầy được ủy quyền. Cách này được thực hành bởi tất cả những người diễn thuyết đầy thành công trong quá khứ. Nếu người diễn thuyết không thể nhớ tài liệu và không thể đáp ứng những chuẩn mực, vị ấy nên đi ra khỏi tất cả những ràng buộc của họ đối với thế giới và niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà một cách chân thật. Không cần thất vọng hoặc cảm thấy lo lắng vì không thể diễn thuyết kinh.
  • Việc đưa những lời dạy thành sự thực hành, điều đầu tiên chúng ta nên trau dồi tâm tinh khiết. Tâm tinh khiết là một tâm hồn không có sự phân biệt và những ràng buộc. Chúng ta phải phát triển sự hiểu biết một cách thích hợp bằng cách lắng nghe những sự giải thích về những lời dạy  của Đức Phật A Di Đà.
  • Chúng ta nên đối đãi với tất cả mọi người bằng tấm lòng tôn kínhchân thành. Chúng ta phải có trách nhiệm về những hành động của chúng tacẩn thận khi nắm giữ những quyền sở hữu của người khác. Hãy thận trọng với lời nói và hành động để tránh việc làm xâm hại đến người khác.
  • Lắng nghe nhiều hơn, nói ít hơn.
  • Chỉ như một bác sĩ kê đơn thuốc theo nhu cầu của người bệnh, chúng ta phải cung cấp những lời dạy phù hợp với nhu cầu của người học. Chúng ta phải cân nhắc khả năng quan tâm của họ và có thể xác định căn nguyên những vấn đề của họ. Chỉ theo cách này, chúng ta có thể giúp ích rất nhiều chúng sinh đang chờ đợi chúng ta.
  • Trước đây Đức Phật đã dạy: “Tất cả những điều luật phát sinh đều xuất phát từ tâm tánh của chúng sanh”. Tương lai nằm trong bàn tay của chúng ta. Nếu chúng ta luôn luôn nghĩ về Đức Phật, chúng ta sẽ trở thành một Đức Phật. Nếu bạn luôn luôn nghĩ về Bồ Tát, chắc chắn bạn sẽ trở thành một Bồ Tát. Nếu bạn cho rằng tất cả suy nghĩ của bạn suốt ngày là đúng và những suy nghĩ của người khác là sai lầm; hoặc giả suốt ngày bạn cứ suy nghĩ  cách để dành được quyền lực hơn kẻ khác; hoặc trong đầu bạn chỉ toàn những suy nghĩ phân tán, thì tương lai của bạn sẽ hoàn toàn ở trong ba đường ác ( đó là địa ngục, ngạ quỹ và súc sanh).
  •  Căn nguyên những khổ đau của con người và những phiền não đều do tâm niệm phân biệt và những ràng buộc vào những điều phi thực tế. Đức Phật dạy chúng ta làm thế nào để tháo gỡ và không có sự phân biệt đối xử. Nếu chúng ta lắng nghe và thực hành theo những lời dạy, chúng ta sẽ giảm đi rất nhiều những mơ hồ trong thế giới này.
  • Những khác nhau giữa thành công và thất bại của sự trau dồi nằm ở thái độ hiểu biết của bạn. Hãy khiêm tốn, chân thành và tỏ vẻ tôn kính. Đừng nghĩ bạn là ở đỉnh cao của mọi thứ.
  • Việc đưa ra sự thực hành về sáu nguyên tắc được trau dồi bởi những Bồ Tát có nghĩa là “hãy đi”. Chúng ta nên đi ra khỏi tất cả những bộn bề lo toan đối với thế giới này và đặt niềm tin trong mỗi danh hiệu của Đức Phật A Di Đà. Chúng ta phải được thừa  nhận để đạt đến miền đất Tịnh độ.
  • Khi chúng ta tụng chương thứ sáu của kinh về sự tinh khiết, bình đẳng của Đức Phật A Di Đà trong mỗi thời công phu khuya, chúng ta đang tiếp nhận những lời thề nguyện của Đức Phật A Di Đà như là lời thề nguyện riêng của chúng ta. Chúng ta đang mở rộng tâm của chúng ta và những lời thề nguyện càng ngày càng lan rộng cho đến khi  chúng ta có thể phát triển toàn bộ vụ trụ. Vào buổi tối, những bài tụng từ chương thứ 32 đến chương thứ 37, khi chúng ta tự phản chiếu chính mình để xem có phải những hành động suốt ngày của chúng tahòa hợp với những lời dạy trong kinh hay không? Đây là tinh thần đúng đắn đằng sau những thời kinh sáng và tối ( công phu khuyacông phu chiều). Những thời tụng này không chỉ ra vài thứ gì đó được làm mà vì lợi ích của việc làm đó.
  • Khi chúng ta dịch những bài kinh Phật và những lời dạy của Đức Phật, chúng ta nên tránh việc dùng những thuật ngữ học để không làm cho những ai mới tìm hiểu phật pháp cảm thấy bối rối. Dịch bản chất về những lời dạy và không bị trói buộc đối với những từ chính xác về nguyên bản gốc.
  • Tại một nơi trau dồi thích hợp, bậc thầy hướng dẫn phương pháp và những người đồng hành giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta nên yêu mến cả hai ngang bằng nhau.
  • Chúng ta phải đáp lại nhờ vào những người trau dồi đồng hành để làm cho đúng những lỗi lầm của  chúng ta. Nếu chúng ta không thể chấp nhận những lời phê bình từ người khác, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được sự trau dồi của chúng ta.
  • Biết cách sử dụng thời gian khôn ngoan. Khi đề cập đến con người và những vấn đề, hãy rõ ràng về điều bạn dự tính làm từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, đừng lãng phí thời gian trong việc lêu lỏng lòng vòng. Nếu thời gian được sử dụng một cách khôn ngoan, thì sẽ có nhiều thời gian để thực hành sự chuyên cần.
  • Khi chúng ta sống cùng nhau tại một nơi về sự trau dồi thích hợp, chúng ta phải tôn kính cũng như hòa thuận lẫn nhau.
  • Đức Phật giúp những ai có sự kính mến Ngài. Câu hỏi về những phần còn lại trong việc chấp nhận về lời dạy có mang tính cá nhân hay không? Lòng từ bi của Đức Phật và những lời dạy lan rộng khắp hết thảy chúng sanh, chỉ như ánh mặt trời chiếu sáng một cách cân đối khắp quả đất vĩ đại. Những ai núp trong bóng râm thì sẽ không nhận được những lợi ích từ ánh nắng mặt trời, cũng như những ai tự bao phủ chính mình trong vô minh thì không thể có lợi ích từ những lời dạy của Đức Phật.
  • Nhiều người rất mạnh mẽ trong việc giúp người khác (trong việc trau dồi), trong khi chính họ vẫn còn xa lạ với  những lời dạy của Đức Phật. Chúng ta phải nhớ rằng, trước khi giúp  người khác, tự bản thân mình phải đạt đến một trình độ chắc chắn trong việc trau dồi sao cho sự giúp đỡ đó có tính thực tiễn.
  • Đừng ghen tị với người khác, bạn chỉ làm xâm hại chính mình trong sự tiến bộ.
  • Trí tuệ là môt sự cần thiết nếu chúng ta thật sự ao ước truyền bá những lời dạy và đem lợi ích đến cho hết thảy chúng sanh. Đừng dùng những cảm xúc khi giúp đỡ người khác mà hãy dùng trí tuệlẽ phải. Nếu  chúng ta dùng cảm xúc khi đối xử với con người và những vấn đề quan trọng thì thường dẫn đến một hậu quả xấu hơn là một điều tốt.
  • Việc đạt được kiến thức là do chính con người bạn chứ không phải do Đức Phật hay Bồ Tát. Các Ngài không đòi hỏi bất cứ điều gì từ chúng ta cả mà tất cả đều vì lợi ích của chính chúng ta.
  • Khi chúng ta tụng niệm một kinh nào đó nhiều lần mà không mệt mỏi, điều đó chứng tỏ chúng ta có thể chấp nhận nghĩa chân thật của lời dạy. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi về việc tụng niệm những bản kinh giống nhau, lập đi lập lại, điều đó chỉ ra rằng bạn không có lợi ích chân thật từ những lời dạy của Đức Phật. Một tâm hồn đặt vào một kinh đang trau dồi sự tập trung. Trí tuệ sẽ phát triển với sự tập trung.
  • Những ai thực sự hiểu ý nghĩa đích thực về những lời dạy của Đức Phật là người luôn luôn được tắm mình trong ánh sáng trí tuệ của Đức Phât.
  • Một hành động tử tế tuyệt vời là gì? Một hành động tử tế tuyệt vời là tổng của nhiều hành động nhỏ mà chúng ta thực hành hàng ngày.
  • Chúng ta không ngừng lưu tâm đến những người luôn lo lắng bởi những phiền nãophát tâm giúp đỡ họ. Học cách để gắn kết tình cảm tốt đẹp với người khác và luôn luôn gần gũi, thân thiện.
  • Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính bạn.
  • Tôn trọng người khác là tôn trọng chính bạn.
  • Khi chúng ta thực sự trau dồi, cả tinh thầnthể chất của chúng ta đều khỏe mạnh. Chúng ta sẽ bớt lo lắng hơn và thân thể chúng ta không bị bệnh tật. Chúng ta sẽ luôn luôn bày tỏ sự hài lònghạnh phúc. Đây là những lợi ích của việc trau dồi chân chính.
  • Phương pháp tịnh độ dành cho những ai có căn tu, đã sẳn lòng trở thành Phật ngay trong cuộc sống. Tất cả những lòng thương xót của người tử tế đến từ gốc rễ. Nó là một phần biến chuyển căn cơ của chúng ta. Chúng ta có thể biết khi nào cội rễ tốt của họ đã trưởng thành bằng cách xem xét liệu đức tin, lời thề và sự thực hành của họ có mạnh mẽ và không nao núng hay không.
  • Chìa khóa dẫn đến thành công là sự chuyên cần.
  • Các phương pháp khác nhau do Đức Phật chỉ định xuất phát từ những nhu cầu khác nhau của chúng sanh. Các phương pháp xuất phát một cách tự nhiên từ trái tim thanh khiết, kiên định của Đức Phật mà không có một chút khó khăn nào.
  • Phương pháp tịnh độ tuy khó tin nhưng dễ thực hành nhất.
  • Một người trau dồi có thể  được ví như một con sâu ăn mòn cây tre. Khi anh ấy thực hành những phương pháp trau dồi khác, anh ấy giống như một con sâu đang ăn thịt mình, mất nhiều thời gian và công sức tẻ nhạt. Nếu anh ta thực hành phương pháp tịnh độ, giống như anh ta đang đi ngang qua cây tre. Anh ta sẽ đạt được quả giải thoát trong một thời gian ngắn và nổ lực nhẹ nhàng hơn.
  • Những giáo lý có thể được thực hành theo nhiều cách. Đầu tiên là tập trung định tâm bằng cách niệm danh hiệu Đức Phật. (Việc tụng niệm giúp chúng ta đạt được tâm trí duy nhất). Thứ hai là trau dồi kỷ luật bằng cách tránh làm điều ác và thực hành điều lành. Điều này giúp cho tâm trí chúng ta không bị quay cuồng với những suy nghĩ không đúng đắn.
  • Đối với tính chân chínhcách cư xử đúng mực là những yếu tố tu luyện cần thiết. Nếu một người không thể thực hành những gì được lập kế hoạch trước đó, thì cho dù người ta biết bao nhiêu, tất cả đều trở nên vô dụng đối với cuộc đời của anh ta.
  • Sự thanh bình của thế giới được đặt  căn bản trên sự thanh bình của gia đình.
  • Nếu một người tuân theotuân thủ một cách siêng năng các nguyên tắc được đặt ra trong kim chỉ nam cho người mới bắt đầu tu luyện thì người đó sẽ là một hiền triết trong thế giới ngày nay.
  • Chúng ta phải dựa vào sự tập trung để cải thiện việc tu luyện của mình. Chúng ta nên giữ bình tĩnh trong bất kỳ tình huống nào. Con đường hiểu biết chung chắc chắn nằm ngoài tầm với nếu chúng ta không thể đạt được sự tập trung thích hợp.
  • Luân hồi thực sự đáng sợ bởi vì chúng ta rơi xuống thấp hơn trong chu kỳ với mỗi thời gian sống. Chúng ta biết trước điều này vì tâm trí của con người ngày càng trở nên ô nhiễm bởi hành động của họ thường được khơi nguồn từ những ý định xấu xa.
  • Những thảm họa xuất hiện theo suy nghĩ của con người. Nếu chúng ta muốn xoay chuyển tình thế của vận mệnh, trước hết chúng ta phải hướng tư tưởng của mình đến lòng từ bi và nhân ái. Chúng ta nên ăn chay, không sát sinhthường xuyên lưu tâm đến lối sống của Đức Phật.
  • Những lo lắng dấy khởi từ trong tâm trí. Bạn là người khôn ngoan nếu bạn không để mọi thứ làm bạn lo lắng. Không có gì và không ai có thể làm bạn lo lắng nếu không có sự cho phép của bạn.
  • Hòa hợp với những người chung quanh bạn. Đừng để tính cách cá nhân của bạn làm cản trở mối quan hệ của bạn với những người khác.
  • Tự bản thân bạn đừng lo lắng những vấn đề trần tục.
  • Chúng ta không chỉ khiêm tốn khi niệm danh hiệu Phật mà còn khiêm tốn với bất cứ điều gì chúng ta làm.
  • Chúng ta phải đi vào những giáo lý tuyệt vời xuyên qua phương pháp tu luyện. Tinh tấn tập trung là cách duy nhất để đạt được thành tựu.
  • Nếu chúng ta muốn mang hòa bình đến với thế giới, chúng ta phải bắt đầu thay đổi đường lối xấu xa của chúng ta. Hòa bình thế giới bắt nguồn từ hòa bình của nội tâm.
  • Người xưa thường dạy về con đường đạt đến sự thành tựu thông qua sự tưởng tượng về cái bình. Một người tu luyện tự phụ (tự cao tự đại) giống như một cái bình bị đong nước đến vành miệng không thể tiếp nhận thêm một giọt giáo lý chân chính nào. Một người tu luyện vẫn giữ quan điểm cứng đầu của mình giống như một cái bình chưa rửa sạch, bất kỳ giáo lý chân chính nào được truyền cho anh ta sẽ ngay lập tức bị ô uế. Một người tu luyện chấp nhận những lời dạy nhưng không thực hành nó giống như một cái bình bị thủng một lỗ ở đáy bình, mọi thứ nó nhận được chỉ rò rỉ ra ngoài. Chúng ta không nên giống như những người tu luyện vừa đề cập ở trên mà nên chấp nhận trà đạo với một tâm hồn thuần khiết, khiêm tốn và thực sự đưa nó vào thực tế. Chỉ những ai thực hành bài giảng này mới thực sự xứng đáng với những lời dạy mà chúng ta nắm giữ.
  • Chúng ta phải tẩy sạch tham, sân, si. Ba chất độc này là gốc rễ đằng sau mọi đau khổ của chúng ta.
  • Chúng ta không thể đạt được sự hiểu biết hoàn toàn bởi vì chúng ta bị dày vò bởi những phiền nãothói quen xấu. Nếu chúng ta thực hành pháp môn tịnh độ và niệm danh hiệu Đức Phật thì chúng ta sẽ trút được gánh nặngtiến tới con đường hiểu biết.
  • Những người mới bắt đầu không nên lãng phí thời gian nghiên cứu những giáo lý khác nhau, điều đó chỉ cản trở họ vấn đề tu luyện trái tim trong sáng. Những người đồng tu tịnh độ chỉ nên tụng niệm danh hiệu Đức Phật một cách khiêm tốn.
  • Q: Chúng ta nên làm gì khi chúng ta mất tập trung trong việc tụng niệm danh hiệu của Đức Phật.

 A : Khi tâm trí chúng ta phân tán, bạn nên tiếp tục tụng niệm và đừng lo lắng vấn đề này.

  • Chúng ta phải học cách “buông bỏ” và không quá cố chấp với quan điểm của mình. Nếu mục tiêu này đạt được, thì chúng ta sẽ rất thoải mái và sống một cuộc sống hạnh phúc viên mãn.
  • Khi tu tâm thanh tịnh, nên dành ít thời gian hơn cho việc xem ti vi và đọc tạp chí.
  • Chúng ta không nên chỉ đơn thuần lập lại danh hiệu của Đức Phật bằng miệng mà chúng ta phải thực sự lưu tâm đến Đức Phật và đưa lời dạy của Ngài vào việc thực hành hàng ngày của chúng ta.
  • Chúng ta nên tiết chế những gì chúng ta sử dụng và bằng lòng với những gì chúng ta có.
  • Mọi người đều học hỏi từ ai đó khi chúng ta nhìn thấy đức tính của người khác, chúng ta nên chấp nhận họ như là của chính mình. Khi nhìn thấy những sai trái của người khác, chúng ta nên nhìn lại những lỗi lầm tương tự của mình.
  • Tinh thần đằng sau những quy tắc hướng dẫn cho người mới bắt đầu tu luyện (Sramanera Vinaya ) là ngăn chặn lòng tham và giữ gìn tâm thanh tịnh của chúng ta.
  • Mục đích lời dạy của Đức Phậtxóa bỏ mê tín dị đoan và làm sáng tỏ những hiểu lầm của mọi người về cuộc sống.
  • Bạn có nhận thức được thực tế là cuộc sống của chúng ta đang ngày càng ngắn lại hay không?
  • Mục tiêu tu luyện của chúng tađạt được hạnh phúc thực sự. Hạnh phúc đích thực là hạnh phúc vô hạn, bất chấp thức thách thời gianđiều kiện.
  • Yêu thương có thể biến thành ghét bỏ. Bạn có thể không thích điều gì đó mà bạn đã yêu thích ngày hôm qua.
  • Chúng ta nên nhìn mọi thứ bằng con mắt bình đẳng và không để cảm xúc điều khiển cuộc sống của chúng ta.
  • Đối xử chân thành với mọi người. Chúng ta nên hiểu những gì chúng ta nói và thực sự chân thành tận đáy lòng mình.
  • sức khỏe thân thể, chúng ta nên giữ cho nó chuyển động. Trong việc chăm sóc tâm trí của mình, chúng ta nên giữ cho nó được yên bình. Tập thể dụctĩnh tâm là chìa khóa dẫn đến cuộc sống viên mãn.
  • Chúng ta phải kiểm soát cơ thể, tâm trí của mình và không để chúng cản trở khả năng tận hưởng cuộc sống của chúng ta.
  • Kẻ thù lớn nhất là phiền nãothói quen xấu của chính chúng ta. Đạt được giá trị là trong tầm tay nếu chúng ta có thể tự làm sạch những tạp chất này.
  • Niệm Phậtthực hành nhất tâm. Với sự nhất tâm, chúng ta sẽ có khả năng đến được miền tịnh độ.
  • Mỗi chúng ta học cách tha thứ, chúng ta sẽ sống với tâm hồn bình an.
  • Chúng ta phải có tư tưởng cởi mở để trở thành một đệ tử tốt của Đức Phật.
  • Nếu một người tu luyện, có thể tin tưởng hoàn toàn, phát nguyệnchánh niệm về Đức Phật A Di Đà, thì người đó chắc chắn sẽ đạt được thành tựu.
  • Bất kể làm gì chúng ta cũng không nên nổi nóng.
  • Trí tuệ xuất phát từ tâm thanh tịnh.
  • Trái tim của chúng ta phải như nước tĩnh lặng trong một cái ao. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể quán chiếu tài sản của Đức Phật.đã không ngừng giảng dạy. Chúng ta không thể nghe thấy nó bởi vì tâm trí của chúng ta không tĩnh lặng.. Chúng ta nên xoa dịu tâm trí của mình bằng cách xóa bỏ những suy nghĩ phân tán.
  • Tu chân chính là niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà trong sự khiêm tốn.
  • Tinh tấn niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà, bạn có thể nghỉ ngơi khi mệt mỏi mà không có tí áp lực nào. Sau khi nghỉ ngơi, bạn có thể tiếp tục niệm Phật.
  • Chúng ta không nên tụng kinhmục đích đọc tụng. Chúng ta phải hiểu ý nghĩa, áp dụng nó vào thực tế và trải nghiệm sự thật.
  • Làm thế nào chúng ta biết khi nào việc tu luyện của chúng ta đã tiến bộ? Đó là khi tâm trí của chúng ta trở nên trong sáng hơn, bình đẳng hơn và nhận thức rõ hơn về cuộc sống.
  • Tu luyện không phải là điều gì đó bất thường mà nó là một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bất cứ khi nào chúng ta nhận rasửa chữa những sai lầm của mình thì lúc đó chính là lúc chúng ta đang tu luyện.
  • Những lời dạy là gì ? Những lời dạy là con đường thích hợpchúng ta đi theo ngoại trừ mọi quan điểm quanh co và lệch lạc.
  • Con người khôn ngoan không chỉ nhìn bề mặt vấn đề, họ suy xét kỹ lưỡng và nhìn nhận sự thật.
  • Trong Phật giáo, tình yêu thương được  đặt căn bản trên sự khôn ngoan. Điều này được gọi là lòng trắc ẩn.

 

BÀI NÓI CHUYỆN ĐƯỢC ĐƯA RA TẠI BUỔI LỄ KHAI MẠC CỦA HIỆP HỘI PHẬT GIÁO DALLAS.

 

  • Thật khó để có được mạng sống con người, thậm chí gặp gỡ hiểu biếthọc hỏi từ lời dạy của Đức Phật còn khó hơn thế.
  • Chúng ta may mắn biết bao khi tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Thật may mắn biết bao khi được nghe những lời dạy tuyệt vời. Điều quý giá nhất của tất cả là đã gặp được những giáo lý trực tiếp, đầy đủ và những lời dạy kỳ diệu của ngôi trường Tịnh Độ.
  • Sự an lạchạnh phúc đã viên mãn trong cuộc đời tôi tất cả đều đến từ việc thực hành giáo lý Tịnh Độ. Kể từ khi tôi, ChinKung bắt đầu học tập giáo lý của Đức Phật, không một ngày nào trôi qua mà tôi quên được lòng tốt của những bậc thầy đối với tôi. Cách duy nhất để bày tỏ lòng biết ơn chân thành của tôi là dành toàn bộ thời giannăng lượng của mình để chia xẻ những giáo lý với xã hội. Khi tôi bước vào tuổi già, tôi cảm thấy cần phải thực hiện trách nhiệm cấp bách của mình là chỉ truyền bátu luyện những giáo lý Tịnh Độ. Hôm nay tôi muốn chia xẻ với mọi người niềm an lạchạnh phúc mà tôi có được qua những bài giảng trong phát biểu giới thiệu ngắn này. Sáu đoạn văn dưới đây là tổng hợp những điểm chính được tóm tắt từ toàn bộ kho tàng Phật giáo.

1/ Phật giáo là nền giáo dục sâu sắc nhất và toàn bộ nhất mà Đức Phật hướng đến mọi người.

2/ Nội dung trong bốn mươi chín năm thuyết pháp của Đức Phật, mô tả bộ mặt thật của sinh mệnhvũ trụ. Cuộc sống đề cập đến bản thân vũ trụ là nói đến môi trường sống của chúng ta. Những lời dạy liên quan trực tiếp đến cuộc sống và môi trường chung quanh của chính chúng ta.

3/ Những người có sự hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về cuộc sống và vũ trụ được gọi là Đức PhậtBồ tát. Những người thiếu hiểu biết là người thế gian.

4/ Sự tu luyện đang thay đổi cách chúng ta suy nghĩ, nói năng và hành động đối với mọi người và những vấn đề từ sai lầm sang thích hợp.

5/ Kim chỉ nam để tu luyện là sự hiểu biết, những quan điểm đúng đắn và sự trong sáng. Sự hiểu biết chân chính là không có sự ảo tưởng; quan điểm thích hợp là không lệch hướng,; trong sạch là không có ô uế. Điều này có thể đạt được bằng cách thực hành Tam Vô Lậu học ( giới - định - tuệ )

6/ Nền tảng của việc tu dưỡng và học tập là ba điều kiện cơ bản. Khi tương tác với mọi người hãy tuân thủ sáu nguyên tắc ( lục hòa ) và khi ứng xử với xã hội hãy thực hành sáu nguyên tắc. Hãy làm theo những bài học được dạy bởi những vị Bồ tát xứng đáng phổ quát và hồi hướng tâm mình để đạt được sự trong sángthanh tịnh vĩnh cửu. Những điều này hoàn thành mục đích những lời dạy của Đức Phật.

 Kinh về sự thanh tịnh, bình đẳnghiểu biết của Đức Phật A Di Đà tuyên bố: “ Bất cứ nơi nào những lời dạy của Đức Phật đã được tiếp nhận cho dù ở thành phố hay nông thôn, người ta sẽ đạt được những lợi ích không thể nghĩ bàn. Đất đai và con người sẽ được bao bọc trong hòa bình. Mặt trờimặt trăng sẽ tỏa sáng rõ ràng và sáng chói. Gió và mưa sẽ xuất hiện theo đó sẽ không có thiên tai, các quốc gia  sẽ thịnh vượng, không có binh lính và vũ khí. Khi người ta tuân thủ đạo đứctuân theo luật pháp họ sẽ lịch sự và khiêm tốn, mọi người sẽ hài lòng và không có sự bất công, trộm cắp hay bạo lực. Kẻ mạnh sẽ không còn thống trị kẻ yếu và mọi người sẽ ổn định vị trí của mình trong xã hội. Bài kinh này cho thấy rõ ràng những lợi ích thực sự về lời dạy của Đức Phật.

Mr. Kuang Shi Mei, một trong những học giả về phật học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc đã nói rằng: “ Nếu chúng ta muốn hoằng dương những pháp môn của Đức Phật tại thời điểm và thời đại này. Thật là cần thiết để hoằng dương ngôi trường Tinh độ. Để hoằng dương Tịnh độ chúng ta phải mang sức mạnh sự thanh tịnh, bình đẳnghiểu biết của kinh A Di Đà. Nếu mọi người nghiên cứuáp dụng lời dạy của kinh này vào thực hành họ sẽ hiểu được thực tế của nhân quả. Đương nhiên sự trong sạch của tâm trí sẽ mang lại sức khỏe cho cơ thể họ và môi trường sống của họ sẽ không bị ô nhiễm. Do đó thời kỳ nào còn nhiều điều xấu xa, tội lỗi chắc chắn sẽ tự lật ngược và hòa bình sẽ theo sau.

 Thế giới ngày nay tràn ngập sự hoang mang tột độ và mọi người ao ước lập lại trật tự xã hội. Để ngăn chặn những thảm họa sắp xảy ra ngay trước mắt, chúng ta phải siêng năng và thuyết phục không mệt mỏi những người có trái tim nhân hậu, thực hiện những hành động tử tế, nói lời nhân hậu và làm người tử tế. Chúng ta lập kế hoạch đạt được những mục tiêu bên trên ( bốn sự lừa dối) thông qua việc hiểu biết tinh thần đằng sau những lời dạy khác nhau ( xem những hướng dẫn và sự lựa chọn của những đoạn văn).

 Những thành viên của trung tâm tu học Tịnh độ không nghi ngờ gì, phải tuân theo

tinh thần, bình đẳng, hiểu biếtquyết tâm đạt đến cõi Tịnh độ. Tôi hy vọng cơ sở mới này sẽ dành riêng cho việc nghiên cứuthực hành những giáo lý Tịnh độ tại vùng đất rộng của Châu Mỹ này.

Chúng ta nên đi theo bước chân của thầy Yin Guang và thực sự mang lý tưởng của mình vào cuộc sống đặc biệt trong sự giới thiệu của Trung Tâm Tịnh Độ.

Chúng ta thường nên cung cấp những cuộc thảo luận và tổ chức các cuộc nghiên cứu nơi việc trì tụng của các Phật tử sẽ được thực hành. Niệm Phật là cách hữu hiệu nhất để chúng ta thanh tịnh tâm. Bằng cách này chúng ta sẽ trau dồi theo những gì chúng ta học được.

Sự giáo dục của Đức Phật không phải là vấn đề trốn tránh các vấn đề thế gian, thay vào đó những đệ tử tận tụy với giáo lý đảm nhận các trách nhiệm cơ bản là khôi phục trật tự của thời gian, khắc phục các vấn đề trong xã hội và giúp đỡ những người đau khổ. Thông qua hòa bình nội tâm, chúng tathể đạt được bòa bình thế giới.

Chỉ bằng cái nhìn với đôi mắt thấu hiểu chúng ta mới có thể thực sự tịnh tâm trong việc tu họctruyền bá lời dạy của chúng ta hướng tới hạnh phúc của gia đình, sự ổn định của xã hội, một quốc gia tôn trọngmột thế giới hòa bình thoát khỏi sự đau khổ. Tôi hy vọng ánh sáng vĩnh cửu, lời dạy của Đức Phật sẽ thâm nhập đến mọi nơi trên thế giới càng sớm càng tốt.

 

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN CHO ĐOẠN VĂN

 

Con đường dẫn đến hòa bình thế giới là thông qua quan điểm chung. Để đạt được điểm chung chúng tôi dự định tập trung tinh thầný tưởng từ những giáo lý khác nhau bằng cách chọn đoạn văn từ những cuốn sách lịch sử giàu kinh nghiệmtrí tuệ. Chúng tôi hy vọng  những ai quan tâm đến việc tham gia nhiệm vụ này sẽ tuân thủ những hướng dẫn sau:

1/ Chọn những đoạn văn ngắn, dễ hiểu thay vì những đoạn văn dài.

2/ Chọn những lời dạy thực tế cần thiết chứ không phải những triết lý hoa mỹ.

3/ Chọn những đoạn văn:

  •  Có lợi cho hạnh kiểm và tu dưỡng đạo đức của bản thân.
  • Mang hạnh phúc vào gia đình.
  • Cải thiện hiệu suất công việc của chúng ta bằng cách liên quan đến trãi nghiệm nghề nghiệp của mọi người từ mọi tầng lớp trong xã hội.
  • Thúc đẩy sự ổn định của xã hội.
  • Giúp gia đình thịnh vượng.
  • Giúp mang lại hòa bình thế giới.
  • Thu hẹp khoảng cách giữa các chủng tộc, tín ngưỡng vào dòng nghiên cứu khác nhau.

4/ Sau khi biên soạn và phân loại đúng cách các đoạn văn thành lập, chúng ta nên dịch chúng sang những ngôn ngữ khác nhau cho độc giả trên toàn thế giới. Mục tiêu lý tưởng của chúng tôigiới thiệu trí tuệ của người xưa với thế giớithúc đẩy sự hòa hợp.

5/ Tuyển chọn những lời dạy nổi tiếng của văn học nước ngoài. Nếu những điều này có thể được phân phối trên toàn thế giới thì chúng ta có thể thiết lập sự hiểu biết cuộc sống hài hòa và sự thịnh vượng chung. Điều này sẽ mang lại một thế giới hỗ trợ lẫn nhau và hạnh phúc.

 

NHỮNG LỜI DẠY CỦA THẦY YIN GUANG

 

Cho dù là một người cư sĩ hay đã xuất gia (người rời khỏi cuộc sống gia đình), đều nên tôn trọng những người lớn tuổi và hòa thuận với những người chung quanh. Người ta nên làm những gì người khác không thể làm và thực hành những gì người khác không thể đạt được. Người ta nên coi thường khó khăn của những người khác và giúp họ thành công trong công việc của họ. Trong khi ngồi tĩnh lặng, người ta nên thường xuyên suy ngẫm lỗi của mình và khi trò chuyện với bạn bè không nên bàn luận về điều đúng sai của người khác. Trong mỗi hành động mà một người thực hiện, dù mặc quần áo hay ăn uống, từ bình minh đến hoàng hôn và từ chiều tối cho đến bình minh người ta không nên ngừng niệm danh hiệu của Đức Phật. Ngoài niệm Phật, tụng kinh hay niệm thầm, người ta không nên nảy sinh những ý nghĩ không đúng đắn khác. Nếu thỉnh thoảng xuất hiện những đốm sáng người ta nên nghĩ đến phương pháp tụng niệm là cách đơn giản, tiện lợihiệu quả. Thật đặc biệt thích hợp cho những người có ít thời gian cho việc trau dồi trong ngày. Thực hành mười phương pháp  tụng niệm giúp chúng ta lấy lại chánh niệm về Đức Phật A Di Đà và mang lại cho chúng ta sự an bình, sáng suốt trong giây phút hiện tại.

Việc tập luyện bắt đầu vào buổi sáng khi chúng ta thức dậy. Chúng ta nên ngồi thẳng lưng và niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà mười lần rõ ràng với tâm thế không xao động. Hãy niệm thầm trong tâm, lập lại quy trình tám lần trong những phần còn lại của ngày.

1/ Vào thời điểm bửa ăn sáng
2/ Trước giờ làm việc
3/ Vào thời điểm nghỉ giải lao trưa
4/ Vào thời điểm ăn trưa
5/ Sau giờ giải lao trưa
6/ Giờ tan sở
7/ Vào thời điểm ăn tối
8/ Lúc đi ngủ

 

Nhìn chung, phương pháp này được thực hành chín lần mỗi ngày. Mấu chốt của sự tu luyện này cần đều đặn chứ không nên tu luyện trong khoảng thời gian ngắn một hoặc hai ngày. Nếu sự thực hành này có thể được duy trì, không bị xáo trộn, người trau dồi sẽ tự cảm nhận được tâm thanh tịnh của mình tăng lên và trí tuệ tăng trưởng.

Tinh tấn thực hành mười phương pháp trì tụng cùng với đức tin sâu sắc và lời thề nguyện quyết tâm có thể làm viên mãn ước nguyện của chúng ta đến được cõi tây phương vô lượng và sáng chói vô tận. Rất mong mọi người tu tập cho phù hợp

A Di Đà Phật

Trung Tâm Tịnh Độ A Di Đà

CỐNG HIẾN CÔNG ĐỨC

Cầu mong chư tôn đức
Tích lũy từ công đức này
Trang nghiêm cõi Tịnh độ
Báo đáp tứ trọng ân
Và giải tỏa thoát khỏi đau khổ cho những người trong ba con đường dưới đây.
Mong mọi người nhìn và nghe thấy điều này
Tất cả làm nảy nở tấm lòng của sự hiểu biết
Và sống theo những lời dạy
Cho phần còn lại của cuộc đời này.
Rồi cùng nhau sinh về cõi cực lạc
A Di Đà Phật
Trung Tâm Tịnh Độ A Di Đà      

HẾT


Xem thêm:
phap ngu cua ht tinh khongPHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
(The Collected Works of Venerable Master Chin Kung)
Nguyên tác: Venerable Master Chin Kung -
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Đức ấn hành mùa Phật Đản 2004

Nhà xuất bản Phương Đông TP. HCM 2006







Đọc thêm:
Pháp Sư Tịnh Không - Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/10/2022(Xem: 2970)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.