Thư Viện Hoa Sen

12. Chú Thích Của Dịch Giả

10/12/201012:00 SA(Xem: 27058)
12. Chú Thích Của Dịch Giả
CHÚ THÍCH CỦA DỊCH GIẢ 

Về chữ viết tắt dùng dưới đây, P là Pali (tiếng Ba Lỵ); S là Sanskrit (tiếng Phạn) và Jap. là Japanese (Nhật Ngữ). 

1. THÍCH CA: Danh từ Hán-Việt dịch âm chữ Sakiya (tiếng Ba Lỵ). Sakya (Phạn) Shaka (Nhật). Tên một bộ tộc thuộc dòng họ của đức Phật, sinh sống tại nước Ca Tỳ La Vệ (Ba Lỵ: Kapilavatthu) ngày xưa, (nay là xứ Nepal) vào thế kỷ thứ 6 trước tây lịch.

2. NEPAL: Vương quốc độc lập thuộc miền nam Á Châu gần núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalayas) ở vùng biên giới đông bắc Ấn Độ. Thủ đô: Kathmandu 

3. VÍT-NU: Tiếng Hin-đi (Ấn Độ) là Vishnu. Tên gọi một trong ba vị thần chính của Ấn Độ Giáo (Hinduism); hai vị thần kia là Phạm Thiên (Brahma) và Si-Va (Shiva). 

4. SARVEPALLI RADHAKRISHNAN: Sinh ngày 5 tháng 9 năm 1888 tại Tiruttani, tiểu bang Andhra Pradesh (đông nam Ấn Độ). Là nhà giáo dục kiêm chính trị gia Ấn Độ. Ông làm giáo sư dạy triết tại đại học Calcutta, Ấn Độ từ năm 1921 đến năm 1931; giáo sư dạy môn tôn giáođạo đức Đông Phương tại trường đại học Oxford (Anh Quốc) từ năm 1936 đến 1952. Ông giữ chức viện trưởng đại học Delhi (thủ đô Ấn Độ) năm 1953 đến 1962; và được bầu làm tổng thống Ấn Độ từ năm 1962 đến 1967. Ông qua đời tại Madras (miền nam Ấn) ngày 16 tháng 4 năm 1975. Những tác phẩm chính của ông: Triết Học Ấn Độ, 2 cuốn xuất bản năm 1923-1927; Triết Lý Áo Nghĩa Thư ấn hành năm 1924; Tôn Giáo Đông PhươngTư Tưởng Tây Phương in năm 1939 v..v..

5. HERBERT GEORGE WELLS: Sinh năm 1866, mất năm 1946. Là sử gia, nhà văn và cải cách xã hội nước Anh. Năm 1893 ông dạy môn khoa học và làm ký giả. Những tác phẩm của ông gồm có các chuyện khoa học giả tưởng: Máy Thời Gian ấn hành năm 1895; Con Người Vô Hình năm 1897. Cuốn sách nổi tiếng của ông là Lịch Sử Đại Cương xuất bản năm 1920. 

6. A LA HÁN: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Arahat (Ba Lỵ), Arhat (Phạn ngữ) hay Arakan (tiếng Nhật). Là bậc Thánh. Người đã diệt trừ hết mọi ái dục, phiền nãothoát khỏi sinh tử luân hồi

7. A NAN ĐÀ: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Ananda (Ba Lỵ và Phạn) hay Anan (Nhật). Đại Đức A Nan hay A Nan Đà, bà con với đức Phật, là một trong mười vị đại đệ tử của Ngài. Đại Đức là vị đệ tử theo hầu cận (làm thị giả) đức Thế Tôn trong hơn hai mươi năm. Đại Đức là người có trí nhớ siêu phàm, đã đọc lại được (gần như thuộc lòng) những bài thuyết pháp của đức Phật mà về sau được ghi chép thành Kinh Tạng. Được biết rằng sau khi đức Phật nhập diệt, Đại Đức A Nan mới chứng đạo Giác Ngộ (đắc quả A La Hán). 

8. ƯU BÀ LỴ: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Upàli (tiếng Phạn và Ba Lỵ) hay Upari (Nhật). Đại Đức Ưu Bà Lỵ là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật. Ngài trước tiên làm nghề thợ cạo, về sau xuất gia đi tu, và nổi tiếng là vị đệ nhất nghiêm trì giới luật của đức Phật

9. VATTAGÀMANI ABHAYA: Vua trị vì nước Tích Lan vào năm 100 trước tây lịch. Theo Đại sử của Tích Lan (Mahavamsa), ông bị quân Tamil (từ miền nam Ấn Độ) qua xâm lăng cướp ngôi và chiếm đóng thành Anuràdhapura (cựu kinh đô Tích Lan) trong 14 năm. Về sau, vua Vattagàmani đã khôi phục lại giang sơn. Được biết rằng vào thời ông trị vì, các kinh sách Phật lần đầu tiên đã được ghi chép lại ở Tích Lan

10. TĂNG GIÀ: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Sangha (Ba Lỵ và Phạn ngữ) hay Sogya (Nhật). Đoàn thề của các tu sỉ xuất gia, một Giáo Đoàn do đức Phật thành lập gồm các chư Tăng. Tăng Già chiếm ngôi vị thứ ba trong Tam Bảo, là một tổ chức giáo đoàn xuất hiệnthế gian vào thời xa xưa nhất. 

11. TỲ KHEO: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Bhikkhu (Ba Lỵ); Bhiksu (Phạn) hay Biku (Nhật) có nghĩa đen là “khất sĩ”. Là một đạo sĩ hành khất; người đã xuất gia, từ bỏ mọi của cải thế gian, sống nhờ vào vật bố thí cúng dường của hàng Phật tử tại gia; người đã thọ trì đầy đủ giới luật của một vị Tăng để sống theo lời chỉ dạy của đức Phật

12. TỲ KHEO NI: Tiếng Hán Việt dịch âm chữ Bhikkhuni (Ba Lỵ); Bhiksuni (Phạn) hay Bikuni (Nhật). Là nữ tu hành khất, cũng gọi là Ni Cô; người đã gia nhập giáo đoàn của đức Phậtthọ trì các luật giới của Tỳ Kheo Ni

13. XÁ LỢI PHẤT: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Sàriputta (Ba Lỵ); Sàriputra (Phạn) hay Sharihotsu (Nhật). Là một trong hai vị đệ tử chính yếu của đức Phật. Đại Đức Xá Lợi Phấtđệ tử xuất sắc nhất của đức Thế Tôn và ngài viên tịch trong khi đức Phật còn sống. 

14. MỤC KIỀN LIÊN: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Moggallàna (Ba Lỵ); Maudgalyàyana (Phạn), hay Mokkenren (Nhật). Đại Đức Mục Kiền Liênđệ tử đứng hàng thứ hai trong số mười đại đệ tử của đức Phật. Ngài xuất gia theo đức Phật theo lời khuyên của Đại Đức Xá Lợi Phất. Ngài chứng đắc nhiều phép thần thông. Ngài bị một tín đồ Bà La Môn sát hại trước khi đức Thế Tôn viên tịch

15. AUTHUR SCHOPENHAUER: Triết gia người Đức, sinh năm 1788 và mất năm 1860. Người khởi xướng chủ thuyết về ý chíbi quan yếm thế. Tác phẫm chính của ông: “Thế Giới như là một Ý Chí và Tư Tưởng” ấn hành vào năm 1819. 

16. BARUCH SPINOZA: Triết gia người Hòa Lan, sinh năm 1632, mất năm 1677. Ông từng nghiên cứu triết lý của Descartes (1596-1650) và nổi tiếngtriết gia đề cao thuyết phiếm thần dựa trên lý trí. Tác phẫm danh tiếng của ông là cuốn Đạo Đức Học, xuất bản năm 1677. 

17. GEORGE BERKELEY: Sinh năm 1685, mất năm 1753. Là một triết gia và giám mục người Á Nhĩ Lan; giảng viên môn Thần Học và tiếng Hy Lạp tại đại học Dublin năm 1721-1724. Ông đề cao triết lý vô chất luận và duy tâm chủ nghỉa. Tác phẫm của ông có: Học thuyết mới về Ảo Tưởng ấn hành năm 1709 và Sự PhânTich xuất bản năm 1734. 

18. DAVID HUNE: Sinh năm 1711, từ trần năm 1776. triết và sử gia người Tô Cách Lan, chủ trương thuyết hoài nghi. Bút giả của Luận Án về Bản Chất Con Người, xuất bản năm 1739-1740 và Lịch Sử Anh Quốc, ấn hành năm 1754-1762 v..v.. 

19. HENRI LOUIS BERGSON: Triết gia người Pháp, sinh năm 1859, mất năm 1941. Là một trong những nhà tư tưởngảnh hưởng lớn nhất trong thời đại của ông. Giáo sư dạy trường cao đẳng Học Viện Pháp vào những năm 1900-1921.

Tác phẩm của Bergson gồm có: Vật ChấtTrí Nhớ, ấn hành năm 1896; Siêu Hình Học Nhập Môn, xuất bản năm 1903; Sự Tiến HóaSáng Tạo, năm 1907. Ông được giải thưởng Nobel về văn chương năm 1928. 

20. WILLIAM JAMES: Sanh năm 1842, qua đời năm 1910, nhà tâm lý họctriết gia người Hoa Kỳ. Giáo sư môn triết học tại đại học Harvard (Cambridge) từ năm 1881. Là một trong những nhà đề xướng thực dụng chủ nghỉa. Ông là bút giả của những tác phẩm: Nguyên tắc của Tâm Lý Học, xuất bản năm 1980; Nghỉa Lý của Sự Thật, ấn hành năm 1909 và Một Vài Vấn Đề của Triết Học, xuất bản năm 1911. 

21. ĐẠI ĐỨC SILACARA: Tục danh là J.P. Mc Kechnie. Nhà sư tiên phong của Anh Quốc. Sinh năm 1871 tại Hull (miền đông nước Anh) rồi ông qua sinh sống tại Hoa Kỳ. Sau đó ông sang tu học tại Rangoon (Miến Điên). Năm 1906, ông xuất gia thọ giới với Thượng Tọa U. Kumara ở chùa Kyundagon. Năm 1925, vì sức khỏe yếu kém, Đại Đức Silacara hoàn tục, trở về Anh Quốc để ẩn tu tại Bury (tây bắc nước Anh)cho đến ngày ông qua đời năm 1951. Những tác phẫm của Đại Đức gồm có: Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, và Cuộc Đời Đức Phật với Tuổi Trẻ v..v.. 

22. NIẾT BÀN: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Nibbaba (Ba Lỵ), Nirvana (tiếng Phạn) hay Nehan (Nhật). Có nghĩa là sự dập tắc, tiêu diệt, giải thoát khỏi sanh tử vả không còn luân hồi. Đây là quả vị giác ngộđức Phật đã chứng đắc. Đó là cứu cách mà người Phật tử mong được thành tựu, khi ngọn lửa ái dục độc hại đã tận diệt và nguồn gốc sinh tử luân hồi cũng chấm dứt. Người đạt tới cảnh giới này thì gọi là chứng đắc quả A La Hán hay bậc đã giác ngộ (muốn hiểu rỏ thêm về niết bàn, xin đọc chương 10 ở sau).

23. ALDOUS LENARD HUXLEY: Sanh năm 1894, mất năm 1963. Một trong những tiểu thuyết gia hàng đầu của thế kỷ 20. Những tác phẫm chính của ông gồm có: Thế Giới Mới Lộng Lẫy, ấn hành năm 1932; Triết Lý Vĩnh Cữu xuất bản năm 1945 và những Cửa Ngõ của Tri Giác, phát hành năm 1954. 

24. BERTRAND A.W. RUSSELL: Sinh năm 1872, mất năm 1970. Nhà toán học và triết gia Anh Quốc. Năm 1918 ông bị tù vì lý tưởng tranh đấu cho hòa bình. Về sau ông tham gia phong trào chống vũ khí nguyên tử và cuộc chiến tranh Việt Nam . Ông được trao giải văn chương Nobel năm 1950. Là bút giả của những tác phẫm: Triết Lý Toán Học Nhập Môn, ấn hành năm 1919; Hôn NhânLuân Lý, xuất bản năm 1929, và Tây Phương Triết Học Sử, in năm 1945. 

25. HYPATIA: Sinh năm 370. Là một trong những nữ triết gia và nhà toán học danh tiếng. Bà dạy tân triết thuyết Platon tại Alexandria (Ai Cập). Bà bị đám đông theo Thiên Chúa Giáo giết chết vào năm 415 trong một cuộc nổi loạn bạo động của dân chúng tại thành phố Alexandria. 

26. GIORDANO BRUNO: Sinh năm 1548, mất năm 1600. Là nhà vũ trụ học và triết gia Ý Đại Lợi theo thuyết phiếm thần. Ông thuyết giảng tin rằng có nhiều thế giới có người sinh sống và chấp nhận sự thật về giả thuyết Thiên Văn Học của Copernicus (1473-1543). Ông bị tòa án Dị Giáo của Thiên Chúa bắt tù năm 1592 (vì tội chống giáo hội La Mã) và đưa lên dàn hỏa thiêu sống ngày 17-02-1600. Bruno được ca tụng như anh hùng đã chết cho nền khoa học. 

27. SIHA (tiếng Ba Lỵ): Vị đại tướng của thành Tỳ Xá Ly (thành phố chính của bộ tộc Vajjis thời đức Phật tại thế).

Ông vốn là tín đồ của đạo sư Ni Kiền Tử, nhưng sau ông theo làm đệ tử của đức Phật, vì nhận thấy giáo pháp của Ngài mới đúng thực chân lý

 28. NI KIỀN TỬ:Danh từ Hán Việt dịch âm ngắn gọn chữ Nigantha Nàtaputta (Ba Lỵ); Nirgrantha-Jnàtiputra (Phạn) hay Nikenshi (Nhật). Ông sinh vào thế kỷ thứ 6 trước tây lịch, có tên thật là Vardhamana. Ông là một trong sáu lục sư ngoại đạo và là giáo chủ, sáng lập đạo Kỳ Na thời đức Phật còn tại thế

 29. ƯU BÀ LY: Xem chú thích số 8 ở trên. 

30. TU NI ĐÀ: Tiếng Hán Việt dịch âm chữ Sunitta (Ba Lỵ). Là một công nhân quét đường ở thành Vương Xá (kinh đô nước Ma Kiệt Đà, một trong 16 tiểu quốc của Ấn Độ thời xưa). Ngày nọ, đức Phật đến gặp Tu Ni Đà đang quét đường. Thấy Ngài tới gần ông đâm sợ sệt, đứng dựa vào vách tường. Đức Phật liền hỏi con có muốn xuất gia làm sa môn không ? Tu Ni Đà tỏ vẻ vui mừng, đức Phật bèn dắt ông về chùa dạy cho phương pháp tu thiền định, nhờ đó ông đắc quả A La Hán

31. ƯƠNG QUẬT MA LA: Tiếng Hán Việt dịch âm chữ Angulimàla (Ba Lỵ) hay Òkutsumara (Nhật), có nghĩa đen là “vòng hoa kết bằng ngón tay”. Là một tên cướp tàn bạo, sống vào thời đức Phật tại thế. Ông phát nguyện sẽ giết đủ một nghìn người rồi xâu ngón tay của các nạn nhân kết thành một tràng hoa, như tên của ông ta nói lên ý nghĩa đó. Sau khi sát hại được 999 người, Ương Quật Ma La sắp sửa chuẩn bị giết người thứ 1000, chính là mẹ cùa ông ta, thì đức Phật hiện ra hóa độ cho tên cướp. Sau này, Ương Quật Ma La đả theo đức Phật xuất gia, và trở thành một sa môn tu hành rất tinh tấn, thuần thục

32. ALAVAKA (Ba Lỵ): Tên con quỹ ăn thịt người. Về sau được đức Phật hóa độ trở thành đệ tử của Ngài. 

33. AM LA BÀ LỢI (hay Am La Nữ): Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Ambapàli (Ba Lỵ); Amrapàli (Phạn) hay Amrabari (Nhật). Là một kỹ nữ ở thành Tỳ Xá Ly (Ba Lỵ: Vesali). Khi được tin đức Phật dừng chân nơi vườn xoài của mình cô liền cung thỉnh Ngài và chư đệ tử về nhà cúng dường trai Tăng. Hôm sau đức Phật tới nhà Am Ba Bà Lợi thọ trai. Sau đó, cô phát tâm dâng cúng hết vườn xoài rông lớn của cô cho đức PhậtTăng chúng của Ngài. 

34. MA HA BA XA BA ĐỀ: Tiếng Hán Việt dịch âm chữ Mahàpajàpati (Ba Lỵ); Mahàprajàpati (Phạn) hay Makahajahadai (Nhật). Em của hoàng hậu Ma Gia, vợ vua Tịnh Phạm. Bà là dì cùa thái tử Tất Đạt Đa (đức Phật), đã nuôi nấng thái tử sau khi hoàng hậu Ma Gia từ trần. Bà là người xuất gia làm Tỳ Kheo Ni đầu tiên trong Phật Giáo

35. KHEMA (Ba Lỵ): Là hoàng hậu vợ vua Tần Bà Xa La (trị vì vương quốc Ma Kiệt Đà - Ấn Độ, năm 543-491 trước tây lịch). Môt hôm, bà đến viếng chùa, tai đây bà nghe đức Phật thuyết pháp. Sau đó, bà xin xuất gia làm tỳ kheo nichứng đắc quả A La Hán

36. LIÊN HOA SẮC (Ba Lỵ: Uppalavannà): Là một trong hai vị nữ đại đệ tử của đức Phật. Bà là con gái của một chủ ngân hàng tại thành Xá Vệ (nước Ấn Độ thời cổ). Về sau, bà theo Phật xuất gia làm tỳ kheo ni, chứng đắc thánh quả, đạt được nhiều phép thần thông

37. KIỀU TÁT LA: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Kosala (Ba Lỵ), Kausalà (Phạn) hay Kyòsatsura-Koku (Nhật). Là một trong 16 tiểu quốc của Ấn Độ thời đức Phật còn tại thế. Ngày nay là quận Oudh thuộc tiểu bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ

38. A DỤC: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Asoka (Ba Lỵ); Ásoka (Phạn) hay Aiku-Ò (Nhật). Là vị vua Phật tử sống vào thế kỷ thứ ba trước tây lịch. Vua A Dục đả thống nhất, cai trị phần lớn nước Ấn Độ thời cổ vào khoảng năm 273 đến 232 trước tây lịch và có công giúp Phật Giáo bành tướng khắp Ấn Độ, cũng như tại nhiều quốc gia thuộc vùng đông nam và tây Á Châu. 

39. ALBERT EINSTEIN, sinh năm 1879, mất năm 1955. Nhà vật lý học Hoa Kỳ. Sinh tại Ulm, nước Đức. Năm 15 tuổi, ông nhập tịch Thụy Sĩ. Làm giáo sư đại học Zurich (Thụy Sĩ) năm 1909-1911, đại học Prague (Tiêp Khắc) năm 1911-1912; đại học Bá Linh (Đức Quốc) năm 1914. Năm 1933, ông sang hoa Kỳ, được mời làm hội viên Viện Nghiên Cứu Tiến Bộ tại Princeton (New Jersey). Năm 1940, ông nhập tịch trở thành công dân Mỹ. Tiên sinh đả đưa ra thuyết Tương Đối, thuyết trình về thuyết tương đối suy rộng của ông năm 1916. Ông được giải thưởng Nobel về môn vật lý năm 1921. Tác giả các sách Ý Nghĩa về thuyết Tương Đối, xuất bản năm 1923 và Những nhà Kiến Tạo Vũ Trụ, ấn hành năm 1932 v..v.. 

40. PHẬT MINH: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Buddhaghosa (Ba Lỵ). Là một học giả kiêm đại luận sư Phật Giáo. Sinh khoảng đầu thế kỷ thứ năm sau tây lịch gần Buddha Gaya (Phật Đà Ca Gia) nước Magadha Ma Kiệt Đà (nay thuộc tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Độ). Về sau, ngài xuất gia, qua Tích Lan khoảng năm 430, trú tại ngôi Đại Tự (Mahavihàra) ở thị trấn Anuràdhapura, chuyên tâm nghiên cứu Phật Pháp và trước tác. Đại đức Phật Minh đã dịch nhiều kinh sách Phật Giáo từ tiếng Tích Lan (Sinhalese) sang thánh ngữ Pali (Ba Lỵ), viết cuốn Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi-Magga) và nhiều tác phẩm khác. Lúc về già, Đại Đức trở về xứ Ma Kiệt Đàviên tịch ở Gaya (tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Độ ngày nay). 

41. PANINI: Nhà văn phạm học Phạn ngữ danh tiếng thời cổ Ấn Độ. Được biết ông ra đời vào thế kỷ thứ 7 trước tây lịch. Nhưng có tài liệu lại ghi chép rằng ông sinh vào thế kỷ thứ 4 trước tây lịch 

42. HOMER: Thi sĩ Hy Lạp chuyên viết loại anh hùng ca, sống vào khoảng thế kỷ thứ 9 hoặc 8 trước tây lịch. Hai tác phẩm nổi tiếng của ông là Iliad và Odyssey. 

43. PLATO: Triết gia cổ Hy Lạp, sinh năm 427 trước tây lịch, mất năm 347 trước T.L. Ông là học trò của hiền triết Socrates (469-399 trước T.L.) và thầy dạy của triết gia Aristotle (384-322 trước T.L.). Plato theo học với Socrates đến năm 399 trước tây lịch. Sau đó, ông rời Athens (Hy Lạp) đi chu du sang Ai Cập (Egypt), đến viếng Cyrene (cổ thành ở bắc Phi Châu) và Sicily (nam Ý Đại Lợi). Năm 387 trước tây lịch, Plato trở về Athens, tại đây ông thành lập Hàn Lâm Viện Triết Lý. Những tác phẩm chính của ông gồm có: Chế Độ Cộng Hòa, Luật PhápBiện Hộ (cho Socrates) v..v.. 

44. WILLIAM SHAKESPEARE: Sinh năm 1564, mất năm 1616. Là nhà thơ và soạn kịch nổi tiếng nước Anh. Ông ra đời và hoàn tất sự học vấn tại Stratford-upon Avon ở Warwick-shire, miền trung Anh quốc. Năm 1582, ông lập gia đình với Ann Hathaway (1556-1623) và có ba con. Năn 1592, Ống đến thương trú tại Luân Đôn (London), vừa đóng tuồng vừa soạn kịch. Ông soạn nhiều kịch phẫm gồm có: Hai người quý phái thành Verona, xuất bản 1594; Romeo và Juliet ấn hành năm 1595; Người lái buôn thành Venice năm 1596 và Bão Tố năm 1611 v..v.. 

 45. BLAISE PASCAL: Sinh năm 1623, từ trần năm 1662. Là nhà toán học, vật lýtriết gia người Pháp. Ngay từ nhỏ, tiên sinh đã có thiên tài về toán học. Năm 16 tuổi, ông viết cuốn tiểu luận về những hình mặt nón. Năm 1642-1645, ông sáng chế ra máy tính. Các tác phẩm của ông: Những thư gửi về tỉnh, xuất bản năm 1656; Những Tư Tưởng ấn hành năm 1670 v..v... 

46. WOLFGANG AMADEUS MOZART: Sinh năm 1756, mất năm 1791. Nhà soạn nhạc danh tiếng của nước Áo. Vừa lên bốn tuổi, tiên sinh đã tỏ ra là đứa trẻ có thiên tài về vĩ cầm và đại phong cầm. Vào những năm 1762-1766, cùng với thân phụ, ông đến viếng thăm nhiều thủ đô châu Âu và giảng dạy âm nhạc tại Salzburg (miền tây nước Áo) cho tới ngày ông lập gia đình năm 1784. Ông soạn hơn 600 tác phẩm, nhạc phẩm trong đó có: Đám cưới của Figaro xuất bản năm 1786 và Ống Sáo Thần năm 1791 v..v.. 

47. LUDWIG VAN BEETHOVEN: Sinh năm 1770, qua đời năm 1827. Nhà soạn nhạc danh tiếng nước Đức, sinh tại Bonn. Học nhạc với thân phụ rất sớm. Về sau, ông học với nhạc sĩ Mozart (1756-1791). Từ năm 1792, ông đến ở Vienna (nước Áo), chuyên trình diễn đàn dương cầm và soạn nhạc. Tiên sinh sáng tác chín hòa tấu: hòa tấu thứ nhất (năm 1800), hòa tấu thứ ba (năm 1804), hòa tấu thứ năm (1808) và hòa tấu thứ chín (năm 1824). Về nhạc kịch, ông sáng tác tuồng Fidelio năm 1805 v..v.. 

48. SRINIVASA RAMANUJAN: Sinh năm 1887, mất năm 1920. Là nhà toán học nổi tiếng của Ấn Độ. Năm 1914, ông sang Cambridge (Anh quốc) để nghiên cứu và năm 1818 ông được mời làm hội viên Hội Hoàng Gia tại xứ này. 

49. DAVID HUME: Xem chú thích số 18 ở trên. 

50. HENRI LOUIS BERGSON: Xem chú thích số 19 

51. JOHN BROADUS WATSON: Sinh năm 1878, qua đời năm 1958. Nhà tâm lý học Hoa Kỳ, sinh tại Greenville, tiểu bang South Carolina. Giáo sư đại học Johns Hopkins năm 1908 đến 1920. nhân vật nổi tiếng hàng đầu trong việc khởi xướng Chủ Thuyết Hành Vi. Tác giả các sách: Giáo Dục Loài Vật, xuất bản năm 1903; Tư Cách Đạo Đức ấn hành năm 1914 và Sự chăm sóc Tâm Lý cho Trẻ Thơ và Nhi Đồng năm 1928 v..v.. 

52. Xem “Thắng Pháp Tập Yếu Luận”, phần Dẫn Nhập, trang 12 

53. EDWIN ARNOLD: Sinh năm 1832, mất năm 1904. Nhà thơ và ký giả nước Anh, tốt nghiệp đại học King College ở Luân Đôn (London), Anh quốc. Sau ông làm giám đốc đại học Deccan ở Bombay (Ấn Độ) từ năm 1856 đến 1861. Chủ bút nhật báo “Điện Tín Hằng Ngày”, phát hành tại Luân Đôn từ năm 1873 đến 1901. Ông là tác giả tập thơ nổi tiếng Ánh Sáng Á Châu diễn tả cuộc đờigiáo lý của đức Phật xuất bản năm 1879 và tác phẩm Ánh Sáng của Thế Giới nói về Thiên Chúa Giáo, ấn hành năm 1901. 

54. JULIUS ROBERT OPPENHEIMER: Sinh năm 1904, qua đời năm 1967, nhà vật lý học Hoa Kỳ. Tốt nghiệp đại học Harvard, Cambridge, MA năm 1925, sang nghiên cứu môn vật lý tại đại học Gottingen (Đức quốc), lấy bằng tiến sĩ (Ph. D.) năm 1927. Ông thiết lậpđiều hành cơ sở thí nghiệm tại Los Alamos, tiểu bang New Mexico và tại đây, quả bom nguyên tử đầu tiên đã được chế tạo vào năm 1945. Ông được Hội Đồng Năng Lượng Nguyên Tử cấp cho giải thưởng Fermi Enrico năm 1963. Những tác phẩm của ông: Khoa Học và Kiến Thức Phổ Thông xuất bản năm 1954; Tâm Hồn Rộng Mở ấn hành năm 1955, Những suy nghĩ về khoa Học và Văn Hóa năm 1960. 

55. A LA HÁN: Xem chú thích số 6 ở trên. 

56. BA PHÁP ẤN: Ba sự thật (chân lý) mà đức Phật đã dạy là mọi sự vật, cuộc sống ở thế gian này đều: 1) Vô thường, luôn biến đổi; 2) Khổ Đau, thiếu sự an lạc và 3) Vô Ngã, không có bản ngả hay cái Ta chân thật

57. TU ĐÀ HOÀN: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Sotàpanna (Ba Lỵ); Srotàpanna (Phạn) hay Shudaon (Nhật): Nghĩa đen là “Nhập Lưu”, người chứng đắc quả Tu Đà Hoàn bắt đầu bước vào dòng nước Thánh. Đây là quả thứ nhất trong bốn Thánh quả trên con đường dẫn đến sự giải thoátgiác ngộ.

58. TƯ ĐÀ HÀM: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Sakadàgami (Ba Lỵ); Sakradàgàmi (Phạn) hay Ichirai-Ka (Nhật). Nghĩa là “Nhất Lai” hay còn phải sanh vào cõi này một lần nữa mới được giải thoát. Người chứng đắc quả Tư Đà Hàm chỉ còn chịu một lần tái sinh (luân hồi) nũa. Đây là quả thứ hai trong bốn Thánh quả trên con đường dẫn đến sự giải thoátgiác ngộ

59. A NA HÀM: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Anàgàmi (Ba Lỵ); Anàgàmin (Phạn) hay Fugen-ka (Nhật): Nghĩa đen là “Bất Hoàn” hay “Bất Lai”. Người đắc quả A Na Hàm sẽ không còn tái sanh vào cõi dục giới (thế gian) này nữa. Họ có thể thác sinh lên các cõi trời sắc giới hay vô sắc giới. Đây là quả thứ ba trong bốn Thánh quả trên con đường dẫn đến sự giải thoátgiác ngộ

60. THOMAS HENRY HUXLEY: Sinh năm 1825, qua đời năm 1895. Nhà sinh vật học nước Anh. Ông phục vụ trong ngành y tế hải quân hoàng gia Anh Quốc năm 1846; giảng viên trường Nghiên Cứu Hầm Mõ của hoàng gia Anh từ năm 1854 dến 1885; chủ tịch Hội Hoàng Gia tại Luân Đôn năm 1883-1885. Ông là người đã tích cực ủng hộ thuyết Tiến Hóa của Darwin; đóng góp nhiều vào việc nghiên cứu các môn cổ sinh vật học, động vật học và thực vật học v..v.. Tác phẩm của tiên sinh gồm có: Khoa Học và Văn Hóa xuất bản năm 1881, Sự Tiến HóaĐạo Đức ấn hành năm 1893 v..v..

 

 

 Foot notes of translator 

In the abbreviations used here, P stands for Pali; S for Sankrit and Jap. for Japanese words. 

1. SAKIYA (P), SAKYA (S), SHAKA (Jap.): The name of the tribe to which Buddha belonged. They lived in the ancient kingdom of Kapilavatthu (now in Nepal) during the 6th century B.C.

2. NEPAL:Independent kingdom of South Asia in the Himalayas on northeast border of India. Capital: Kathmandu.

3. VISHNU (Hindi): One of the three Gods of Hinduism (the others being Brahma and Shiva). 

4. SRI RADHAKRISHNAN (1888-1975): Sarvepalli Radhakrishnan was born on September 5, 1888 in Tiruttani in Andhra Pradesh (Southeast India). Indian educator and politician. Professor of philosophy at the Calcutta University of India (1921-1962); professor of Eastern Religions and Ethics at Oxford University in England (1936-1952). He was Chancellor, University of Delhi (1953-1931) and President of India (1962-1967). He died in Madras (South India) on April 16, 1975. His works included India Philosophy, 2 Vols. (1923-1927); The Philosophy of Upanishad (1924); Eastern Religions and Western Thought (1939) etc. 

5. WELL, HERBERT GEORGE (1866-1946): British historian, writer and social reformer. Taught science, journalist (1893). Wrote of fantastic scientific romances: The Time Machine (1895); The Invisible Man (1897) etc. His well-known work: Outline of History (1920). 

6. ARHAT (P), ARAHAT (S), ARAKAN (Jap.): The Worthy One. One who is free from all craving, defilements and rebirth.

7. ANANDA (P and S), ANAN (Jap.): A cousin of the Buddha. One of the Buddha’s ten great disciples. He was personal attendant to the Lord Buddha for more than twenty years. He was famed for his excellent memory and is said to have memorized the Buddha’s sermons which were later recorded as Buddhist scriptures. Ananda is said to have attained enlightenment after the passing (death) of the Buddha.

8. UPÀLI (P and S), UPARI (Jap.): One of the Buddha’s ten most eminent disciples. He was a barber, later became a monk and was very strict in his observance of the precepts

9. VATTAGÀMANI ABHAYA: Became king of Sri Lanka in about 100 B.C. According to the Mahavamsa (Great History) he lost his throne to Tamil invaders (from South India) who rule in Anuràdhapura (ancient capital of Sri Lanka) for 14 years. Thereafter Vattàgamani recovered his kingdom. It was during his reign that the Buddhist Canon and its commentaries were first reduced to writting in Sri Lanka.

10. SANGHA (P and S), SOGYA (Jap.): An Assembly of Buddhist monks, the Monastic Order founded by the Buddha; the member of which are called Buddhist monks. It is the third member of the Triple Gem and the oldest monastic Community in the world.

11. BHIKKHU (P), BHIKSU (S), BIKU (Jap.): Literally means “beggar”. A religious mendicant, an almsman, one who was left home, renounced all possessions, depends on alms and gifts of lay disciples for living and has become a fully ordained monk in order to follow the way of the Buddha. 

12. BHIKKHUNI (P), BHIKSUNI (S), BIKUNI (Jap.): A female mendicant. A Buddhist nun who has entered into the Order of the Buddha and observes the precepts for nuns. 

13. SÀRIPUTTA (P); SÀRIPUTRA (S); SHARIHOTSU (Jap.): One of the two chief disciples of the Buddha. He was regarded as the most brilliant of the Buddha’s disciples and died while the Buddha was still alive.

 14. MOGGALLÀNA (P), MAUDGALYÀYANA (S), MOKKENREN (Jap.): The second of ten chief disciples of the Buddha. He became a disciple of the Buddha after having been persuaded by his friend, Sàriputra. He is said to have 

15. SCHOPENHAUER, Arthur (1788-1860): German philosopher. Chief expounder of the doctrine of the will and of pessimism. Among his works was “World as Will and Ideas” (1819) 

16. SPINOZA, Baruch (1632-1677): Dutch philosopher. He studied chiefly the philosophy of Descartes (1596-1650) and was regarded as most eminent expounder of rational pantheism. His famous work is Ethics (1677). 

17. BERKELEY, George (1685-1753): Irish philosopher and bishop. Lecturer in divinity and Greek (1721-1724), University of Dublin (Ireland). Developed philosophy of inmaterialism and idealsim. Works included Essay towards a New Theory of Vision (1709), The Analyst (1734). 

18. HUME, David (1711-1776): Scottish philosopher and historian. Expounder of philosophical skepticism Author of A Treatise of Human Nature (1739-1740) and History of England (1754-1762) etc. 

19. BERGSON, Henri Louis (1859-1941): French philosopher. One of the most influential thimkers of his time. Professor, College de France (1900-1921). Works included Matière et Mémoire (1896), Introduction à la Métaphysique (1903), L’Évolution Créatrice (1907). Awarded Nobel Prize for literature (1928).

20. JAMES, William (1842-1910): American psychologist and philosopher. Professor of philosophy at Harvard University (Cambridge) from 1881. One of the founders of pragmatism. Author of The Principles of Psychology (1890); The Meaning of Truth (1909) and Some Problems of Philosophy (1911). 

21. BHIKKHU SILACARA Whose layname was J.P. Mc Kechnie: Pioneer British Buddhist monk. Born on 1871 in Hull (East England), then emigrated to United States. Later went to Rangoon (Burma). Ordained in 1906 by U. Kumara Thera at Kyundagon temple. In 1925, health broke, he disrobed, returned to United Kingdom and lived at Bury until his death (1951). His publications included The Four Noble Truths, The Noble Eightfold Path and Young People’s Life of the Buddha etc.

22. NIBBANA (P), NIRVANA (S), NEHAN (Jap.): Extinction, to be extinguished; release from existence and cessation of becoming. Originally, the state of enlightenment attained by the Lord Buddha. It means the final goal of Buddhist aspiration where evil passions are extiguished, and the causes of rebirth are destroyed. One who has attained to this state is called an Arhat (P) or the Perfect One (for details, see chapter 10 of this book).

23. HUXLEY, Aldous Leonard (1894-1963): One of the 20th century’s foremost novelist. Important works included Brave New World (1932), The Perennial Philosophy (1945), Doors of Perceptions (1954) etc.

24. RUSSELL, Bertrand Arthur William (1872-1970): English mathematician and philosopher. Imprisioned for pacifist views (1918). Later years involved in protesting nuclear weapons and Vietnam war. He received the 1950 Nobel Prize for literature. Among his books were Introduction to Mathematical Philosophy (1919); Marriage and Morals (1929) and History of Western Philosophy (1945). 

25. HYPATIA (370-415): One of the most famous women philosophers and mathematicians. Taught Neo-Platonic philosophy at Alexandria (Egypt). She was murdered in 415 by a Chistian mob in an Alexandria riot.

26. BRUNO, Giordano (1548-1600): Italian pantheist philosopher and cosmologist who taught the plurality of inhabited worlds and the truth of the Copernican (1473-1543) hypothesis. Arrested by Inquisition (1592) and burned at the stake for hesersy on 17-02-1600. He became renowned as martyr to science. 

27. SIHA (P): A general of Vesali (a chief city of the Vajji tribes during the Buddha’s time).

He was a follower of the Nigantha Nàtaputta, but later became the disciple of the Buddha as he found that His teachings was really the truth. 

28. NIGANTHA NÀTAPUTTA (P), NIRGRANTHA JNÀTIPUTRA (S), NIKENSHI (Jap.): He was born in the 6th century B.C., his real name was Vardhamana. One of the six non-Buddhist teachers and founder of the Jain religion during the Buddha’s time. 

29. UPALI: See note No. 8 above 

30. SUNITA (P): He was a road-sweeper in Rajagaha (capital of Magadha – One of the sixteen kingdoms of ancient India). One day, the Buddha visited him while he was sweeping the street. Seeing the Buddha, he was filled with fear and against the wall. The Buddha approached him and asked if he would like to be a monk. He expressed great joy, then the Buddha took Sunita to the monastery and taught him the practice of meditation, by which he attained enlightenment and became a Worthy One. 

31. ANGULAMALA (P), ÒKUTSUMARA (Jap): Literally means “garland of fingers”, a notorious murderer who lived during the Buddha’s time. He had taken a vow that he would kill 1,000 persons. He used to put the fingers of the mudered persons in his garland. Hence his name. He killed 999 persons. When he was about to kill the thousandth – his own mother, he was converted by the Buddha, and later he became a pious Buddhist monk. 

32. ALAVAKA (P): A ferocious demon who feasted on human flesh. Later, he was converted by the Buddha and became His devotee. 

33. AMBAPÀLI (P), AMRAPÀLI (S), ANRABARI (Jap): A courtesan of Vesali (P) hearing of the Buddha’s arrival at her mango grove. She approached the Buddha and invited him and his disciples for a meal on the following day. As invited, the Buddha had his meal at Ambapali’s residence. After the meal, Ambapali offered her spacious mango grove to the Buddha and his disciples.

34. PAJAPATI GOTAMI or MAHÀJÀPATI (P), MAHÀPRAJÀPATI (S), MAKAHAJAHADAI (Jap.): The younger sister of Mahamaya who married king Suddhodana. The aunt of prince Siddhattha (later became the Buddha). She brought up Siddhattha after her sister (Mahamaya) died. She was the frist Buddhist nun (Bhikkhuni) in Buddhism 

35. KHEMA (P): She was the beautiful consort of king Bimbisara (ruling Magadha kingdom in 543-491 B.C). One day, she paid a casual visit to the monastery where she was preached by the Buddha. Later, Khema entered the Order, became a Buddhist nun and attained enlightenment. 

36. UPPALAVANNÀ (P): One of the two chief women disciples of the Buddha, was the daughter of a banker at Savatthi (ancient India). Later, she was ordained a nun, attained enlightenment and possessed of supernormal powers. 

37. KOSALA (P), KAUSALA2 (S), KYOSATSURA-KOKU (Jap): One of the sixteen countries in ancient India during the Buddha’s lifetime, the present Oudh district of Uttar Pradesh state in north India. 

38. ASOKA (P), ÁSOKA (S), AIKU- Ò (Jap.): A devout Buddhist monarch of the third century B.C. who unified most of ancient India under his rule (from 273 to 232 B.C.) and spread Buddhism throughout India, southeast Asia and some area of western Asia. 

39. EINSTEIN, ALBERT (1879-1955): American physicist, born in Ulm, Germany. Naturalized Swiss at the age of 15. Professor, Zurich University of Switzeland (1909-1911); Prague of Czechoslovakia (1911-1912) and Berlin of Germany (1914). He went to United States (1933); member, Institute for Advanced Study, Princeton, New Jersey (1933-1955), became naturalized American citizen (1940). The author of the Theory of Relativity publishing account of general theory of relativity (1916). Awarded 1921 Nobel prize for physics. he wrote The Meaning of Relativity (1923); Buiders of the Universe (1932) etc.

40. BUDDHAGHOSA (P): a great Buddhist scholar, commentator and wirter. Born in early 5th century A.D. near Buddha Gaya in Magadha (now in Bihar state of northeast India). Later, he was ordained and travelled to Sri Lanka about 430 and stayed at Mahavihara (great monastery) at Anuràdhapura where he spent most of his life in studying and writing. He translated Buddhist tesxts from Sinhalese into Pali and wrote Visuddhi Magga and other works. He returned to Magadha at the end of his life and died in Gaya (now in Bihar state of northeast India). 

41. PANINI: A famed Sanskrit grammarian from ancient India. He is said to have been born in the 7th century B.C. But, other sources mentioned that he was born in the 4th century B.C.

42. HOMER: Greek epic poet of the 9th or 8th century B.C. Author of the Iliad and Odyssey. 

 43. PLATO: Greek philosopher (427-347 B.C.). A pupil of Socrates (469-399 B.C.) and teacher of Aristotle (384-322 B.C.). He studied with Socrates until 399 B.C., then left Athens, travelled in Egypt, Cyrene (ancient city of north Africa) and Sicily (Italy). Returned to Athens (387 B.C.) and there founded his School of Philosophy known as the Academy. His works included Republic, Laws, Apology (of Socrates) etc. 

44. SHAKESPEARE, William (1564-1616): Famous English dramatist and poet. Born and educated at Stratford-upon Avon in Warwickshire (central England). In 1582, he married Ann Hathaway (1556-1623) and they had three children. In 1592, he established in London as actor and playwright. He wrote many plays included: The Two Gentlement of Verona (1594); Romeo and Juliet (1595); The Merchant of Venice (1596) and The Tempest (1611) etc. 

45. PASCAL, Blaise (1623-1662): French mathematician, physicist and philosopher. Mathematical prodigy as a child. Completed treatise on conic at the age of sixteen. Invented a mechanical calculator (1642-1645). His works included Provinciales (1656); Pensées (1670) etc. 

 46. MOZART,Wolfgang Amadeus (1756-1791): Famous Austrian composer. At the age of four, he was a child prodigy of the violin and organ; toured leading capitals of Europe with his father (1762-1766) and taught at Salzburg (west Austria) until his marriage (1784). He composed over 600 works included The Marriage of Figaro (1786) and The Magic Flute (1791) etc. 

 47. BEETHOVEN, Ludwig Van (1770-1827): Famous German composer, born in Bonn. Received early musical education from his father. Later, he studied with Mozart (1756-1791). Resident in Vienna (Austria) from 1792 as pianist and composer. Works included nine symphonies: First (1800), third (1804), fifth (1808) and ninth (1824). Music for theater including Opera Fidelio (1805) etc. 

48. RAMANUJAN,Srinivasa (1887-1920): Famous Indian mathematician. He went to Cambridge (England) in 1914 where he engaged in research. He was elected to the Royal Society (1918). 

49. HUME, David: See again Note No. 18 

50. BETGSON, Henri Louis: See again Note No. 19. 

51. WATSON, John Broadus (1878-1958): American psychologist, born in Greenville, South Carolina. Professor, John Hopkins University (1908-1920); a leading exponent and popularized of Behaviourism. Wrote Animal Education (1903); Behaviour (1914) and Psychological Care of Infant and Child (1928) etc. 

52. See “Compendium of Philosophy”, Introduction, p.12

53. ARNOLD, Edwin (1832-1904): English poet and journalist. He was educated at King’s College, London. Principal, Deccan College, Bombay, India (1856-1861). Editor of Daily Telegraphy, London (1873-1901). Author of poem The Light of Asia on life and teaching of Buddha (1879) and The Light of the World on Christian theme (1901) etc. 

54. OPPENHEIMER, Julius Robert (1904-1967): American physicist, graduated from Harvard University, Cambridge, MA (1925) and studied physics at Gottingen in Germany (Ph.D. 1927). He established and administered the laboratory at Los Alamos, New Mexico which the first atomic bombs were made (1945); received Enrico Fermi Award of Atomic Energy Commission (1963). He wrote Science and Common Understanding (1954); The Open Mind (1955) and Some Reflections on Science and Culture (1960).

55. ARHAT: See Note No. 6 above.

56. THREE SIGNS OF BEING (THREE CHARACTERISTICS): The three great truth taught by the Buddha: All things and phenomena in this world are 1) Everlasting change; 2) Suffering or imperfection and 3) Non-Ego or no-self 

57. SOTÀPANNA (P), SROTÀPANNA (S), SHUDAON (JAP.): “Entrance into the Stream”. He who has entered the stream of sanctification. The first of the Four Stages on the Path to liberation and enlightenment. 

58. SAKADÀGAMI (P), SAKRADÀGÀMI (S), ICHIRAI-KA (Jap.): “A Once Returner”. He who will return once only to this world before attaining liberation. The attainment of this stage in which there is only one more rebirth. The second of the four stages on the Path to liberation and enlightenment. 

59. ANÀGẢMI (P), ANÀGÀMIN (S), FUGEN-KA (Jap.): “Non Returning”. Once having achieved this stage, he will never again return to the world of desire. Such a person will be born in the higher material or non-material worlds. The third of the four stages on the Path to liberation and enlightenment.

60. HUXLEY, Thomas Henry (1825-1895): English biologist. Entered Royal Navy medical service (1846). Lecturer, Royal School of Mines (1854-1885); president, Royal Society, London (1883-1885). He is best known for his support of Darwin’s theory of Evolution. Most of his own contribution to palaeontology, zoology and botany etc. Author of Science and Culture (1881) and Evolution and Ethics (1893) etc.

 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: