Đốt thân cúng dường chư Phật

19/12/20183:58 SA(Xem: 11245)
Đốt thân cúng dường chư Phật
ĐỐT THÂN CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT
Tâm Trí

 

van dap phat giaoHỏi: Tôi có thắc mắc là trong các giới luật của người xuất gia thì có giới cấm tự sát. Nhưng trong các kinh điển thì lại thường nhắc đến bố thí tay, chân, đầu, mắt, hoặc là đốt thân cúng dường chư Phật. Bố thícúng dường kiểu này nếu không chết thì cũng bị tàn tật suốt đời và gây thêm gánh nặng cho gia đìnhxã hội. Cho dù là đốt thân với mục đích cúng dường thì cũng là một hình thức tự sát. Vậy thì hai điều này có mâu thuẫn với nhau hay không?

 

Đáp: Mới nghe qua thì câu hỏi dường như là đúng lý. Nhưng đi sâu vào vấn đề thì người hỏi chưa nắm được ý kinh nên còn lẫn lộn và đâm ra sự nghi ngờ này. Đức Phật là một đấng Đại Từ Đại Bi thì không khi nào lại truyền dạy những việc làm tổn hại đến chúng sanh. Nếu chúng ta học kinh điển mà hiểu theo “nghĩa đen” của văn tự thì đúng là “Y kinh giải nghĩa Tam Thế Phật oan”.  

 

Tôi còn nhớ vào năm lớp 6, cô giáo lớp Việt Văn dạy đến bài “Lối Nói Thậm Xưng” hay còn gọi là “Lối Nói Quá”. Ví dụ như là thôi chết rồi, giận bầm gan, nóng quá trời, tao đập chết mày v.vv.. Tất cả ngôn ngữ văn tự nói quá lời cũng chỉ để nhấn mạnh về một vấn đề nào đó. Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều lại nói: “Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc. Lớp cùng thông như đúc buồng gan. Bệnh trần đòi đoạn tâm toan. Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da”. Ở đoạn này Nguyễn Gia Thiều đã dùng lối “Ẩn Dụ” là lửa đốt và dao cắt để nói lên sự đói lạnh của người dân. Văn chương VN là thế đấy. Cho đến bây giờ thì hình như vẫn chưa có ai có ai nghi ngờ, lên án hay là chống đối Văn Học VN về vấn đề này.

tây phương thì cũng tương tợ, người ta cũng bảo là “tôi chết” (I’m dying), hay là “mày giết tao rồi” (you’re killing me), “cô ấy nhìn thật là bốc lửa” (she’s hot), “cô ta giận lắm” (she’s on fire), “tôi thật là đuối sức” (it burnt me out) v.vv… Vậy thì văn học tây phương cũng dùng như vậy, chứ có dying, killing, burning hay fire gì đâu? Người tây phương sài “it burnt me out” đấy, có đốt cháy người nào đâu?  Văn hóa Tây hay Ta gì cũng sài được hết ráo, vậy tại sao kinh điển không thể sài từ “đốt” hay là bố thí đầu, mình, tay chân chứ?

Trong kinh điển, nếu nghe thấy kinh văn nói “đốt” rồi hiểu theo nghĩa đen mà đem mình ra đốt thật (literally set yourself on fire) thì đấy là một việc làm của vô minh, thiếu trí tuệ, và chưa hiểu về thâm nghĩa của kinh. Đấy cũng giống như nghe một ai đó nói là “chết cha rồi” liền bảo xin thành thật chia buồn cùng gia đình. Nguyện cầu hương linh của cụ ông sớm siêu sanh Cực Lạc. Thử hỏi hiểu một vấn đề như vậy thì đáng khóc hay là đáng cười?  Nếu dùng một chút trí tuệ để quán chiếu sự việc thì ta có thể thấy rằng:

●   Đem đầu bố thí bằng cách chặc cái đầu mình xuống thì mình cũng không sống được nữa và cũng là tự sát mà cũng chẳng có ai nhận đầu của mình để làm gì. Người xưa cũng có câu: “Hơn nhau ở cái đầu” để nói chúng ta hơn nhau ở Trí Tuệ. Như vậy bố thí đầu nghĩa là đem sự hiểu biết của mình để làm lợi lạc cho chúng sanh.

●   Bố thí tay chân hay những phần khác trên cơ thể cũng gây thương tích tàn tật suốt đời cho bản thân, làm gánh nặng cho gia đìnhxã hội và gây chướng ngại trên đường tu hành. Việc làm cũng đi ngược với mục đích của đạo Phật. Ở điểm này cũng cần phải hiểu là đem miệng lưỡi để nói Chánh Pháp, bố thí Ái Ngữ, làm Vô Úy Thí, đem tay chân thân thể này để phục vụ làm lợi lạc cho chúng sanh.

●   Bố thí bằng cách chặc tay chân đầu mình xuống thì chỉ giới hạn trong phạm vi một người nào đó thì làm sao có thể “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”? Thân thể sau khi đã bị tàn tật thì làm sao “thế thế thường hành Bồ Tát đạo”? Như vậy rõ ràng đây là pháp “Ẩn Dụ” như trong văn học VN.

●   Nếu lấy lửa đem đốt thân xác mà tâm hồn còn tràn ngập tham sân si thì có nước là toi mạng chứ chẳng được lợi ích gì. Tham Sân Si còn đầy mà đòi đốt xác để thành Phật ư? Phật lấy cái thân hữu vi này để làm gì? Chư Phật thừa biết rằng: “Tất cả các pháp hữu vi, như mộng huyễn bọt bóng, như sương cũng như điện – kinh Kim Cang” các ngài đâu cần chúng ta cúng dường cái thân hữu vi này. Cái mà Phật muốn chúng ta đốt là đốt đi cái “bản ngã”, cái tôi hay là cái ta của chúng sanh rồi đem cái thân hữu dụng này mà “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” và “thế thế thường hành bồ tát đạo”.

Khi học kinh điển trên văn tự, có một số điểm chúng ta cần nên lưu ý:

●   Trong kinh Duy Ma Cậtkinh Đại Bát Niết Bàn đức Phật cho biết rằng là học kinh cần phải biết “Pháp Tứ Y” trong đó có Y nghĩa bất y ngữ nghĩa là phải y theo nghĩa lý của kinh chứ không được y theo lời của văn tự.

●   Trong kinh Viên Giác đức Phật cũng dạy rằng: “Tất cả các kinh pháp như là ngón tay chỉ trăng. Hãy Nhìn mặt trăng và biết ngón tay không bao giờ là mặt trăng cả. Biết mọi ngôn ngữ của Như Lai chỉ dạy cho Bồ tát toàn là như vậy.” Sách nho cũng có 2 câu tương tợ là: “Văn dĩ tải đạo” nghĩa là danh ngôn văn tự là dùng để chuyên chở một cái đạo lý nào đó. Và câu thứ 2 là “Ý tại ngôn ngoại” nghĩa là ý nghĩa hàm chứa bên trong nằm ngoài lời lẽ ngôn ngữ văn tự. Tất cả những cái này cũng chỉ nhắc nhở chúng ta đến Lối Nói Thậm Xưng và Lối Ẩn Dụ. Hiểu được đạo lý này thì mới mong “nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa”.

●   Một điều nữa cũng không kém phần quan trọng là kinh Phật được chia làm 12 thể loại: Kinh, Trùng Tụng, Thọ Ký, Ký Chú, Tự Thuyết, Nhân Duyên, Thí Dụ, Bản Sự Kinh, Bản Sinh Kinh, Phương Quảng, Nghị Luận và Vị Tằng Hữu. Pháp Vị Tằng Hữu là nói cái khó tin khó hiểu khó hành là Lối Nói Thậm Xưng (lối nói quá). Cũng xin lưu ý ở điểm này.


Kinh điển Phật Giáo sử dụng “Pháp và Dụ” rất nhiều. Sau đây là một số thí dụ:

●   Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - “Khai Thị Ngộ Nhập Phật Trí Kiến” là Pháp, liên hoa là Dụ.

●   Kinh Kim Cang Bát NhãBát Nhã Ba La Mật là Pháp, Kim Cang là Dụ.

●  Bồ Tát Văn Thù thường được miêu tả là cỡi trên lưng sư tử và tay cầm gươm bén. Sư tử là biểu trưng cho sự tinh tấn dõng mãnh và gươm bén là biểu trưng của “gươm Trí Tuệ” để chặt đứt phiền não chứ Bồ Tát chẳng có cỡi sư tư hay cầm gươm nào hết. Đấy chỉ là Pháp và Dụ.

●   Bồ Tát Phổ Hiền thường được miêu tả qua hình tượng cưỡi trên lưng của con voi trắng 6 ngà. Voi là để biểu trưng cho sức mạnh và sự vững vàng để ví cho trí tuệ và sự tinh tấn bất thối chuyển của ngài. Đấy cũng chỉ là Pháp và Dụ.

●   Trong chuyện tiền thân của Đức Phật, lúc đấy ngài chỉ biết 2 câu đầu của bài kệ là: “Chư hành vô thường. Thị sanh diệt pháp”. Vì muốn cầu đạo, muốn biết hai câu kệ cuối cùng mà dám hy sinh thân mạng để cho yêu tinh ăn thịt để nói lên vì muốn cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề thì cần phải Tinh Tấn Dũng Mãnh như thế, phải phá bỏ “Ngã Chấp và Pháp Chấp” như thế.

●   Trong câu chuyện tiền thân của đức Phật lúc còn làm nhẫn nhục tiên. Ngài dám để cho vua Ca Lợi chặc chân, tay, lóc thịt, mà cũng bảo là “tôi tu nhẫn nhục”. Đấy cũng là dùng thí dụ để nói lên Nhẫn Nhục Ba La Mật là như thế. Việc cầu đạo là phải quyết tâm hy sinh ngay cả thân mạng mà không hề oán trách. Mà những thứ này là xã bỏ bằng cái “Tâm”. Chứ tu hành để thành người bù nhìn, phải trái trắng đen gì cũng không hề biết, ai muốn làm gì mình cũng được thì Trí Tuệ ở đâu? Không nắm vững ở điểm thì khi bị ngoại đạo chất vấn thì không hề cắt nghĩa được.

●   Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Kinh phẩm tựa có những câu: “Lại thấy có Bồ Tát, Bố thí cả vợ con, thân thịt cùng tay chân, để cầu vô thượng đạo”… “Lại thấy có Bồ Tát, Đầu mắt và thân thể, Đều ưa vui thí cho, Để cầu trí tuệ Phật" – Vấn đề này chúng ta cần phải học “Pháp Tứ Y” và 12 hai bộ kinh như đã nói trên. Đấy là cách viết “Vị Tằng Hữu”, nói cái khó tin, khó hiểu, khó hành để diễn tả một Bồ Tát muốn cầu pháp thì cần phải làm được những việc khó làm. Nếu còn tham đắm gia đình vợ con hay chồng con, tham tài, tham sắc, tham danh, tham thực, tham thùy, làm những việc làm của phàm phu thì làm sao gọi là Bồ Tát?

●   Trong phần hội thoại giữa bồ tát Duy Ma Cật và ông Ca Diêp lại làm sáng tỏ hơn vấn đề này: “Lại nữa, Ngài Ca Diếp! Vô lượng Bồ Tátmười phương, hoặc có người đến xin tay, chân, tai, mũi, đầu, mắt, tủy não, huyết, thịt, da xương, xóm làng, thành ấp, vợ con, tôi tớ, voi ngựa, xe cộ, vàng bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu, đồi mồi, y phục và các món ăn uống, mà người xin đó phần nhiều là bực Bồ Tát trụ pháp bất khả tư nghì giải thoát dùng sức phương tiện đến thử thách để làm cho các Bồ Tát kia thêm kiên cố. Vì sao? Bồ Tát trụ pháp bất khả tư nghì giải thoátthần lực oai đức nên mới dám làm việc bức ngặt để chỉ bày cho chúng sanh những việc khó làm như thế. Còn kẻ phàm phu hạ liệt không có thế lực, không thể làm bức ngặt được Bồ Tát, ví như con long tượng dày đạp, không phải sức lừa kham chịu nổi. Đó là môn trí tuệ phương tiện của Bồ Tát ở nơi pháp “bất khả tư nghì giải thoát” vậy.”


Chúc đạo hữu luôn tinh tấn và dõng mãnh trên con đường tu học!!

Tâm Trí
Thư Viện Hoa Sen



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.