Thư Viện Hoa Sen

Nghiệp cũ & nghiệp mới

21/03/20194:30 SA(Xem: 11613)
Nghiệp cũ & nghiệp mới
NGHIỆP CŨ & NGHIỆP MỚI
Quảng Tánh - Nhiên Như

xam hai tinh duc
Ảnh minh họa
HỎI: Gần đây, tôi thấy trên tin tức báo đài có nhiều vụ án xâm hại tình dục. Cho tôi hỏi theo giáo lý nhà Phật, những vụ án này xảy ra là vì những nạn nhân bị quả báo do nhân xấu đã gieo từ kiếp trước hay là vì những tội phạm tạo nhân ác ở kiếp này? Mong được quý Báo giải thích.
(KHÁNH NGỌC, [email protected])

ĐÁP:

Bạn Khánh Ngọc thân mến!

Theo Phật giáo, tất cả những sự việc gì xảy ra cho cá nhâncộng đồng đều là biểu hiện của nghiệp. Nghiệp có nhiều tính chấtphương diện, vấn đề bạn hỏi có liên quan đến nghiệp cũ (nghiệp đã tạo) và nghiệp mới (nghiệp đang tạo). Mối liên hệ giữa nghiệp cũ và nghiệp mới rất phức tạp, nghiệp cũ mang tính bị động còn nghiệp mới thì có tính chủ động, tùy chỉnh được.

Trong một vụ án xâm hại tình dục, cả nạn nhân lẫn tội phạm đều bị chi phối của nghiệp cũ và nghiệp mới. Cụ thể, với nạn nhân, nghiệp cũ của họ là do trong quá khứ đã từng bức hại, tấn công tình dục người khác. Nghiệp nhân cũ này nếu không được chuyển hóa sẽ theo thời gian đến lúc chín muồi sẽ trổ quả bị xâm hại. Nghiệp mới của người này có thể là đua đòi phóng dật, say xỉn mất khả năng tự chủ, quá gợi cảm khiến người khác động tâm, không cảnh giác, thiếu kinh nghiệm ứng xử và phòng vệ để thoát thân.

Với tội phạm, khi tấn công tình dục một đối tượng, dù có chủ ý từ trước hay do “nhất thời hồ đồ” đều có dấu ấn của nghiệp cũ. Một trong những dấu hiệu để nhận biết có nghiệp cũ là vấn đề trong nhiều người mà tại sao tội phạm lại nhắm đến người này để gây án mà không phải người kia. Tuy nhiên, nghiệp mới có tính quan trọng và quyết định hơn; tùy tính chất của nghiệp mới mà có thể làm lệch hướng nghiệp cũ. Trong nhiều trường hợp tuy bị sự thôi thúc của nghiệp cũ nhưng nếu nghiệp mới được chánh niệmthiện tâm soi sáng thì sự vấn đề sẽ khác đi, việc xấu ác sẽ không xảy ra hoặc có xảy ra cũng không gây hậu quả nghiêm trọng.

Có thể khái quát như sau: Nghiệp cũ là nhân, nghiệp mới là duyên; duyên luôn tác động vào nhân, tùy theo nghiệp mới tích cực hay tiêu cực mà hình thành quả báo khác nhau. Nhân-duyên-quả vận hành phức tạp, cuộc sống là tổ hợp của nhiều chuỗi nhân-duyên-quả luôn tương tác và chi phối lẫn nhau tạo ra một hiện thực sinh động đến độ “không thể nghĩ bàn” với người thường. Phật giáo nhìn mọi hiện tượng sinh diệt, thiện ác qua lăng kính duyên khởi (do duyên mà hiện khởi). Những vụ án xâm hại tình dục nói riêng và các việc khác nói chung, ngoài trách nhiệm cá nhân còn có cả cộng đồng, xã hội.

Quảng Tánh - Nhiên Như


Tạo bài viết
10/01/2019(Xem: 16409)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: