Bài học tóm tắt trung quán luận

03/09/20163:35 CH(Xem: 43235)
Bài học tóm tắt trung quán luận

 

BÀI HỌC TÓM TẮT
TRUNG QUÁN LUẬN

(Tài liệu học tập của sinh viên
Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. HCM năm thứ 4)

long tho bo tatTrung luận 中論 hoặc Trung quán luận 中觀論, Trung luận tụng 中論頌, gọi đầy đủ theo tên Phạn văn (mūlamadhyamakakārikā) là Căn bản trung luận tụng 根本中論頌, là một tác phẩm tối quan trọng của Long Thọ, người khai sáng tông phái Trung quán (mādhyamika) tại Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ II sau Công nguyên.

I.  Tên gọi:

Dựa trên bản tiếng Phạn hiện còn tồn tại, tên tiếng Phạn của Trung luận là Mūla-madhyamaka-kārikā, do 3 cụm từ tổ hợp thành. Mūla nghĩa là “căn bản”; madhyamaka xuất phát bởi tính từ madhya (trung, trung gian), cộng thêm đuôi ma (tối cao, chí thượng), hình thành nên nghĩa “tối trung” hoặc “chí trung”; kārikā nghĩa là “tụng kệ”, “luận tụng”. Do đó Mūlamadhyamakakārikā có thể được dịch là “Căn bản trung luận tụng”.

Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, sở dĩ Trung luận được gọi là “Căn bản trung luận tụng” vì tất cả những trước tác của Long Thọ sau này như Thập nhị môn luận (dvādaśanikāya-śāstra), Vô uý chú (mūlamādhyamikavṛtti-akutobhayā), v.v… đều dựa trên những lý thuyết căn bản của Trung luậntriển khai.

Nội dung Trung luận là làm sáng tỏ pháp Quán trung đạo cho nên còn gọi là Trung quán luận. Trung có nghĩa là rời khỏi sự điên đảo hí luận khỏi hai cực đoan là không (vô) và có (hữu). Pháp Quán trung đạo này lấy trí tuệ tánh không làm thể, lấy sự quán chiếu nhân duyên, trung đạo, bất nhịxa lìa vọng chấp hữu-vô làm dụng.  Nguồn gốc phép quán này chính là khái niệm Chánh kiến mang nghĩa trung đạo xa lìa chấp có, chấp khôngĐức Phật đã thuyết trong Tạp A Hàm, kinh số 301 Tán-đà Ca-chiên-diên (Kaccayanagotta). Chánh tức là trung, còn kiến tức là quán, chánh kiến tức là trung quán.

Các bản Hán dịch cũng có nhiều tên khác nhau. Trong giai đoạn đầu, vào năm 409, Cưu-ma-la-thập dịch vắn tắtTrung luận (CBETA, T30n1564, 中论, 4 quyển, Long Thọ Bồ Tát tạo, Phạm Chí Thanh Mục thích). Sau này ngài Cát Tạng 吉藏 (549-623), một cao tăng của Tam luận tông, đổi lại là Trung quán luận, cũng có khi ngài gọi là Chánh quán luận trong tác phẩm nổi tiếng của ngài là Tam luận huyền nghĩa. 三論玄義 (T45n1852).

Bản Hán dịch của Pháp sư Cưu-ma-la-thập  gồm có phần kệ dịch của ngài và lời bình ngắn gọn, cụ thể, bình dị bằng văn xuôi của Luật sư Thanh Mục (Vimalaksa), là vị thầy Bà-la-môn trước kia của Pháp sư Cưu-ma-la-thập, và được Tăng Duệ, một trong những đệ tử chính của Pháp sư, chịu trách nhiệm xuất bản đầu tiên như trong Lời Tựa của ông cho biết.

Ấn Thuận pháp sư căn cứ vào truyền thống Phật giáo Tây Tạng phân các trước tác của Long Thọ thành hai loại. Một là “quyết trạch thậm thâm nghĩa”, lấy phương thức lí luận thâm nhập chư pháp thật tướng, bao gồm Trung luận, Thất thập không tính luận, Lục thập như lí luận, Hồi tránh luận, v.v… Hai là “phân biệt bồ tát quảng đại hành”, bao gồm Đại trí độ luận, Thập trụbà sa luận, Bồ đề tư lương luận, Bảo hành vương chánh luận, Khuyến giới vương tụng, v.v…  Do đó, Trung luận chính là một trước tác thuộc loại quyết trạch thậm thâm nghĩa.

II.  Mục đích tạo luận

Tám câu kệ đầu của Trung luận, Long Thọ bồ tát đã công khai rõ ràng mục đích của ngài là “thiện diệt chư hý luận”: Bất sanh diệc bất diệt, bất thường diệc bất đoạn, bất nhất diệc bất dị, bất lai diệc bất xuất. Năng thuyết thị nhân duyên, thiện diệt chư hí luận, ngã kê thủ lễ Phật, chư thuyết trung đệ nhất. Trong phần lời bình, ngài Thanh Mục giải thích rộng hơn như sau:

Hỏi: Tại sao tạo luận này?

Đáp: Có người nói tất cả mọi vật do trời Đại Tự Tại sinh ra. Có người nói do thần Vi Nữu (Vishnu) sinh ra, có người bảo do hoà hợp sinh ra, có người bảo do thời gian sinh ra, có người nói do bản tánh của thế giới sinh ra, có người nói do “biến hóa” sinh ra, có người nói do tự nhiên sanh ra và có người nói do cực vi sanh ra. Do những chủ trương sai lầm đó, họ rơi vào những cái thấy sai như vạn vật không có nhân duyên hoặc nhân duyên sai lầm, là thường hay đoạn, v.v… Bằng những cách khác nhau, họ giải thích “tôi” và “cái của tôi” mà chẳng biết chánh pháp. Đức Phật, muốn dẹp hết những cái thấy sai như vậy, ban đầu dạy mười hai nhân duyên trong pháp Thanh văn; nhưng vì lợi ích của những người đã tự ứng dụng, những người có đại tâm và những người có khả năng thọ nhận Pháp sâu xa, Phật xiển dương các tướng của nhân duyên trong Pháp Đại thừa, tức là tất cả các pháp chẳng sinh cũng chẳng diệt, chẳng đồng cũng chẳng khác...; hoàn toàn là không, chẳng gì có cả. Trong Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa nói, “Phật bảo Tu-bồ-đề: ‘Khi Bồ-tát ngồi yên nơi đạo tràng thì thấy mười hai nhân duyên như hư không vô tận.’ Sau khi Phật diệt độ, trong năm trăm năm thứ hai là thời kỳ tượng pháp, căn cơ con người trở nên chậm lụt, họ bị vướng mắc vào tất cả các pháp, tìm kiếm các định tướng nơi mười hai nhân duyên, năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, vân vân. Họ chẳng biết ý Phật, chỉ vướng mắc vào chữ và lời. Nghe trong Pháp Đại thừa dạy tánh không, họ không biết lý do các pháp không, vì thế suy nghĩ, nghi ngờ và thấy, ví dụ như, “Nếu tất cả các pháp hoàn toàn là không thì làm sao phân biệt được tội và phước, nghiệp báo vân vân? Nếu thế thì chẳng có tục đế, chẳng có đệ nhất nghĩa đế.” Họ chấp giữ tướng “không” và sinh ra ràng buộc, tham lam, gây nên đủ thứ lỗi lầm vì không. Vì chính những lý do đó mà Bồ-tát Long Thọ viết ra Trung luận.

Như vậy, mục đích Long Thọ tạo Trung luận nhằm phá tà kiến thường-đoạn, hữu-vô, v.v…. của Phật giáo bộ pháingoại đạo đang thịnh hành vào thời của ngài; đồng thời hộ trì Phật pháp, xiển dương chánh kiến về bất nhị, trung đạo, nhân duyêntánh không của các pháp.

III.  Nội dung

Trung luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ tát Long Thọ trước tác, lời tựa viết cho Trung luận của Thích Tăng Duệ, và phần sớ giải của Phạm Chí Thanh Mục. Nội dung gồm 27 chương (phẩm), 446 bài tụng, mỗi bài có 4 câu năm chữ.

1. Quán nhân duyên (pratyayaparīkṣā)
2. Quán khứ lai (gatāgataparīkṣā)
3. Quán lục tình (cakṣurādīndriyaparīkṣā)
4. Quán ngũ ấm (skandhaparīkṣā)
5. Quán lục chủng (dhātuparīkṣā)
6. Quán nhiễm nhiễm (rāgaraktaparīkṣā)
7. Quán tam tướng (saṃskṛtaparīkṣā)
8. Quán tác tác giả (karmakārakaparīkṣā)
9. Quán bản trú (pūrvaparīkṣā)
10. Quán nhiên khả nhiên (agnīndhanaparīkṣā)
11. Quán bản tế (pūrvaparakoṭiparīkṣā)
12. Quán khổ (duḥkhaparīkṣā)
13. Quán hành (saṃskāraparīkṣā)
14. Quán hợp (saṃsargaparīkṣā)
15. Quán hữu vô (svabhāvaparīkṣā)
16. Quán phọc giải (bandhanamokṣaparīkṣā)
17. Quán nghiệp (karmaphalaparīkṣā)
18. Quán pháp (ātmaparīkṣā)
19. Quán thời (kālaparīkṣā)
20. Quán nhân quả (sāmagrīparīkṣā)
21. Quán thành hoại (saṃbhavavibhavaparīkṣā)
22. Quán Như Lai (tathāgataparīkṣā)
23. Quán điên đảo (viparyāsaparīkṣā)
24. Quán tứ đế (āryasatyaparīkṣā)
25. Quán niết-bàn (nirvāṇaparīkṣā)
26. Quán thập nhị nhân duyên (dvādaśāṅgaparīkṣā)
27. Quán tà kiến ( dṛṣṭiparīkṣā)

IV. Hán tạng chú sớ

1. Hán dịch chỉ có một bản của Cưu-ma-la-thập dịch (Trung Luận 中論), 4 quyển, 27 phẩm, in chung với phần chú giải của Thanh Mục
2. Long thọ tự thích (Vô úy luận 無畏論 Akutobhaya). Chỉ còn bản Tạng Văn. Đây là phần chú giải Trung Luận của chính Long Thọ gồm 100 ngàn kệ.
3.Vô Trước thích (Thuận trung luận 順中論) 2 quyển
4. An Tuệ thích (Đại thừa trung quán thích luận 大乘中觀釋論) 18  quyển
5. Phật Hộ thích (Căn bổn trung luận chú 根本中論註)
6. Thanh Biện thích (Bát nhã đăng luận 般若燈論) 15 quyển
7. Nguyệt Xứng thích (Tịnh minh cú luận 淨明句論) (prasannapada)

Một Số Tác Phẩm của Bồ-tát Long Thọ

1. Trung Luận hay Trung Quán Luận (Mùla-madhyamaka-karikà).
2. Hồi Tranh Luận (Vigrahavyàvartani).
3. Đại Trí Độ Luận còn gọi là Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa Kinh Thích

Luận (Mahaprajnaparamata-upadesa-sastra).
4. Đại Thừa Phá Hữu Luận (Bhavasamkranti).
5. Thập Nhị Môn Luận (Dvàdasanikàva).
6. Hạnh Vương Chánh Luận (Ràjaparikatha-ratnamàla).
7. Bất Khả Tư Nghì Tụng (Acyntyastava).
8. Bồ-đề Tư Lương Luận (Bodhisambhrahaka).
9. Đại Thừa Nhị Thập Tụng Luận (Mahayananavimsakà).
10. Lục Thập Như Ý Luận (Yukisastikà-karikà).
11. Nhân Duyên Tâm Luận Tụng (Pratìtyamutpàdahrdaya-kàrikà)
12. Thất Thập Tánh Không Luận (Sunyatàsaptati).
13. Tồi Phá Luận hay Quảng Phá Luận (Vaidalyaprakarana)
14. Xuất Thế Gian Tụng (Lokàtitastava).

Câu hỏi trắc nghiệm bài 1 (Giới thiệu)

Câu 1. tên gọi nào sau đây không phải là tựa đề của Trung luận.

A. Trung quán  
B. Căn bản trung luận tụng
C. Trung luận tụng
D. Trung bộ
E. Mūlamadhyamakakārikā

Câu 2. vị tổ đầu tiên đổi tên Trung luận thành Trung quán luận là:

A. Cưu-ma-la-thập (344-413)   
B. Cát Tạng (549-623)
C. An Tuệ (Sthiramati, 470-550)
D. Phạm Chí Thanh Mục
E. Vô Trước

Câu 3. Trung luận do ai sáng tác?

A. Đức Phật  
B. Mã Minh
C. Long Thọ
D. Phạm Chí Thanh Mục
E. Cưu-ma-la-thập

Câu 4. chọn câu sai. Chữ “Trung” trong Trung luận có nghĩa là:

A. trung đạo quán  
B. xa lìa hai cực đoan khổ hạnh ép xác và tham đắm dục lạc
C. xa lìa chấp có, chấp không
D. tánh không
E. lý nhân duyên

Câu 5. chọn câu sai. Trung luận là bộ luận:

A. quyết trạch nghĩa lý thậm thâm 
B. lấy phương thức lí luận thâm nhập chư pháp thật tướng
C. nói về pháp hành rộng lớn của bồ tát
D. Phá tà kiến
E. Hiển chánh kiến

Câu 6. Long Thọ được cho là đã chú giải bộ Trung luận của mình bằng bộ luận:

A. Vô úy luận
B. Thuận trung luận
C. Đại thừa trung quán thích luận
D. Căn bổn trung luận chú
E. Bát nhã đăng luận

Câu 7.  Trung luận gồm có bao chiêu chương:

A. 4           
B. 27          
C. 14
D. tất cả các câu trên đúng
E. tất cả các câu trên sai

Câu 8. Long Thọ là người sáng lập ra.

A. Bát nhã tông  
B. Tam luận tông
C. Duy thức tông
D. Trung quán tông
E. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 9. Bộ luận nào sau đây không phải của Long Thọ sáng tác.

A. Bách luận
B. Căn bản trung luận tụng
C. Thập nhị môn luận
D. Hồi tranh luận
E. Đại trí độ luận  

Câu 10. học thuyết Trung đạo trong Trung luận:

A. xiển dương giáo nghĩa đại thừa  
B. được rút ra từ kinh Pali và A hàm
C. dẫn dụ rất nhiều kinh điển đại thừa
D. là tư tưởng hoàn toàn mới của Long Thọ
E. tất cả các câu trên đều đúng

 BÀI 2: Quán Nhân duyên

Tinh yếu của Trung luận hay Trung quán luận, hoặc Trung đạo thực chấtDuyên khởi: Cái gì do duyên mà sanh thì cái ấy rỗng không, không có tự ngã (vô tự tính); nó chỉ là cái tên gọi mà biểu hiện chớ không có hiện hữu như một thực thể (tự ngã); cái ấy nghĩa là Trung đạo (Duyên khởiTrung đạo). Thế nên ngay trong lời mở đầu bằng bài kệ tán thán Phật, Trung luận thành lập Bát bất phủ nhận 8 phạm trù Hữu ngã biểu trưng cho sự hiện hữu, thời gian, không gian và sự vận hành của các pháp. Phủ nhận 8 phạm trù ngã tính ấy là phủ nhận tất cả ngã tính: tất cả ngã tính (ngã tướng) ấy chỉ ròng là tên gọi mà không thực, bởi sự thậtTrung đạo (hay duyên sinh tính).

Bài kệ tán Phật

Bất sinh diệc bất diệt  不生亦不滅
Bất thường diệc bất đoạn  不常亦不斷
Bất nhất diệc bất dị  不一亦不異
Bất lai diệc bất xuất  不來亦不出
Năng thuyết thị nhân duyên 能說是因緣
Thiện diệt chư hí luận  善滅諸戲論
Ngã khể thủ lễ Phật  我稽首禮佛
Chư thuyết trung đệ nhất.  諸說中第一

Không sinh cũng không diệt
Không thường cũng không đoạn
Không một cũng không khác
Không đến cũng không đi
Tuyên thuyết pháp nhân duyên
Dập tắt mọi hí luận
Con cúi đầu lạy Bụt
Bậc đạo sư tuyệt vời.

Đối diện với các sự vật hiện tượng vốn như như, rỗng không, nhưng trong đầu chúng ta luôn chấp ngã chấp pháp, luôn có khái niệm về sự hiện hữu của cái gọi là “pháp” với không gian, thời gian và sự vận hành của nó, khiến cho cái nhìn của chúng ta về thực tại trở thành méo mó.  Vì vậy Bát bất đã giúp chúng ta xóa bỏ sai lầm đó:  

- Bất sinh diệc bất diệt: là sự quán chiếu trên bình diện hiện hữu của các pháp
- Bất thường diệc bất đoạn: là sự quán chiếu trên bình diện thời gian của các pháp
- Bất nhất diệc bất dị: là sự quán chiếu trên bình diện không gian của các pháp
- Bất lai diệc bất xuất: là sự quán chiếu trên bình diện vận hành của các pháp.  

Một khi các ý niệm về “pháp” như vậy được xóa bỏ thì thật tướng sâu kín, khó thấy khó hiểu đó là “y tánh duyên khởi” (Idapaccayata Paticcasamuppada) của pháp mới được hiển bày, như Đức Phật đã từng tự suy nghĩ sau ngay khi chứng được pháp này dưới cội Bồ đề: “Pháp này do Ta chứng được thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng như vậy thì thật khó mà thấy được định lý Idapacayatà Paticcasamuppàda (Y Tánh Duyên Khởi Pháp)” (Kinh Thánh Cầu - Trung Bộ kinh)

Như vậy, Trung luận với phẩm mở đầu đã nói lên hết chủ trương, tinh hoa của tất cả các phẩm còn lại, đó là phá hý luận, giúp người học Phật trở về thấy rõ thật tại y tánh duyên khởi của các pháp như sự giác ngộ của Phật.

Chư pháp bất tự sinh 諸法不自生
Diệc bất tùng tha sinh 亦不從他生
Bất cộng bất vô nhân 不共不無因
Thị cố tri vô sinh. 是故知無生

Các pháp không tự sinh
Cũng không phải tha sinh
Không cộng không vô nhân
Nên đều là vô sinh.

Con người luôn xem xét mỗi khía cạnh của thực tại dựa trên bốn nhận thức sai lầm gọi là tứ cú (catuskotika): có, không, vừa có vừa không, và không có cũng không không. Chẳng hạn nói về sinh thì hoặc là: (1) tự sinh, (2) tha sinh, (3) vừa tự sinh vừa tha sinh (cộng), và (4) không phải tự sinh cũng không phải tha sinh (vô nhân).

Long Thọ lần lượt phá từng trường hợp một vì cả 4 trường hợp này đều không đúng thực tại. Do đó các pháp tạm gọi là “vô sinh” sẽ đúng hơn “sinh”. Vô sinh không có nghĩa là không có hiện tượng sinh, mà hiện tượng sinh mặc dù có nhưng vô ngã, rỗng không, không tự tánh, không có “pháp” nào gọi là sinh cả.

NHÂN >DUYÊN >QUẢ

Nhân đã không có, thì duyên cũng không có và quả cũng vậy.

Nói về Duyên sinh ra các pháp thì chỉ có 4 loại: nhân duyên, Sở duyên duyên, Thứ đệ duyênTăng thượng duyên, không có cái thứ 5. Nhưng cả 4 loại duyên này cũng không có thực thể, không có tánh riêng. Do đó không nên có ngã chấp, không nên có pháp chấp.

“Quả” nếu có tự tánh riêng thì không cần đến nhân và duyên, Ngài Long Thọ đã dựa trên trục thời gian để lý luận không có nhân, duyên và quả. Ví dụ Ví dụ như có một cô gái đi lấy chồng, và cô sinh ra một đứa con. Khi sinh ra đứa con thì cô gái (nhân) đó được gọi là mẹ (duyên), và đứa con đó được gọi là con (quả). Khi cô còn là một cô gái thì ta đâu có thể gọi cô là mẹ được (phi duyên)? Chỉ khi nào cô sinh con thì mới được gọi là mẹ (duyên), còn chưa sinh con thì chưa được gọi là mẹ (phi duyên). Cũng một cái đó mà có khi ta gọi là duyên, có khi gọi là phi duyên. Khi có cái quả (đứa con) sinh ra từ cái duyên (mẹ) thì ta gọi nó là duyên. Vậy nên, nhân, duyên, quả chỉ là những khái niệm dựa trên chấp ngã, chấp pháp, xa rời thực tại như như.

Trắc nghiệm Bài 2 Quán nhân duyên (pratyayaparīkṣā)

Câu 11. “Bất sinh diệc bất diệt” có nghĩa là: .

A. vì không sinh nên không diệt
B. không có hiện tượng sinh và diệt
C. có hiện tượng sinh diệt nhưng bản chất nó vốn không
D. tất cả các câu trên đúng
E. tất cả sai

Câu 12. “Bất sinh diệc bất diệt” là sự quán chiếu trên bình diện nào của các pháp:

A. hiện hữu      
B. thời gian      
C. không gian                   
D. vận hành                  
E. bản thể

Câu 13. “Bất thường diệc bất đoạn” là sự quán chiếu trên bình diện nào của các pháp:

A. hiện hữu      
B. thời gian         
C. không gian      
D. vận hành        
E. bản thể

Câu 14. “Bất nhất diệc bất dị” là sự quán chiếu trên bình diện nào của các pháp:

A. hiện hữu      
B. thời gian                   
C. không gian      
D. vận hành                  
E. bản thể

Câu 15. “Bất lai diệc bất xuất” là sự quán chiếu trên bình diện nào của các pháp:

A. hiện hữu      
B. thời gian                   
C. không gian      
D. vận hành                  
E. bản thể

Câu 16. “Năng thuyết thị nhân duyên; Thiện diệt chư hí luận” nói lên:

A. mục đích tạo luận
B. cách thức tạo luận
C. giải thích lý nhân duyên sanh
D. ác tâm tiêu diệt, triệt phá các hý luận
E. tất cả đúng

Câu 17. “Tự tánh (svabhava) của các pháp; Không nằm trong các duyên”. Tự tánh trong câu này có nghĩa là:

A. cái tự tánh nằm bên ngoài các duyên
B. tánh vô ngã của các pháp.
C. tánh không rỗng lặng của các pháp.
D. ngã chấp, pháp chấp.
E. tất cả đúng

Câu 18. “Tự tánh đã là không; Tha tánh làm gì có” nghĩa là

A. hoàn toàn không có cái gọi là tự tánh, tha tánh
B. câu này phá chấp ta (ngã), chấp người (nhân), chấp pháp (vật)
C. có mình, có người, có vật nhưng tất cả đều vô ngã, không có tự tánh.
D. tất cả các câu trên đúng
E. tất cả các câu trên sai

Câu 19. Trong 4 duyên, Nhân duyên là:

A. một pháp tồn tại độc lập với các duyên  
B. cái duyên chính tạo nên sự vật hiện tượng
C. tự tánh (svabhāva) của các pháp
D. tất cả các câu trên đúng
E. Tất cả sai

Câu 20. Trung quán luận quán nhân-duyên-quả để cho thấy:

A. không có nhân-duyên-quả trên đời này
B. không có luật nhân quả
C. chỉ nhân và quả là có thật, duyên là ảo
D. nhân, duyên, quả là các pháp tồn tại độc lập
E.  nhân-duyên-quả không có tự tánh

BÀI 3: Quán Khứ lai
Dĩ khứ vô hữu khứ 已去無有去
Vị khứ diệc vô khứ 未去亦無去
Ly dĩ khứ, vị khứ 離已去未去
Khứ thời diệc vô khứ. 去時亦無去

Đi rồi không phải đi
Chưa đi không phải đi
Lìa đi rồi, chưa đi
Đang đi cũng chẳng đi.

Nhược hữu nhị khứ pháp 若有二去法
Tắc hữu nhị khứ giả 則有二去者
Dĩ ly ư khứ giả 以離於去者
Khứ pháp bất khả đắc? 去法不可得

Nếu có hai loại đi
Thì có hai kẻ đi
Nếu tách rời người đi
Đi sao nắm bắt được?

- Để phá quan niệm “tam thế thật hữu, pháp thể hằng hữu” của phái  Nhất thiết hữu bộ, Long Thọ phá quan niệm về chấp ngã tức khứ giả (kẻ đi), chấp pháp tức khứ pháp (hành động đi, pháp đi) và chấp có thời gian đi trong hiện tại tức khứ thời (thời gian đi).

- Để pháp quan niệm sát na trụ của phái Kinh lượng bộ, phẩm này đưa ra quan niệmĐang đi cũng chẳng đi”: Lối giải thích trong nguyên văn của luận dùng “kẻ đi” với “pháp đi” rất khó hiểu. Nay dùng máy quay video để thí dụ thì dễ hiểu hơn. Ví như kẻ đi bước 10 bước, máy quay phim quay 300 tấm hình trong 100 giây, khi phóng ảnh ra, coi cũng như lúc đang đi, nhưng xét kỹ trong 300 tấm hình, thì chẳng một tấm hình nào có đi. Như thế thì chứng minh “đang đi” cũng “chẳng đi”.

Trắc nghiệm Bài 3: Quán khứ lai

Câu 21. Trong phẩm quán khứ lai, ngài Long Thọ luận về:

A. kẻ đi
B. hành động đi
C. thời gian đi
D. tất cả đúng
E. tất cả sai

Câu 22. Trong lúc đang đi, 3 yếu tố: kẻ đi, hành động đi và thời gian đi 

A. tồn tại độc lập
B. không có mặt
C. chỉ là giả danh không thật chỉ nương nhau mà tạm có 
D. tất cả đúng
E. tất cả sai

Câu 23. Luận về 3 yếu tố: kẻ đi, hành động đi và thời gian đi, Trung Luận muốn phá quan niệm nào:

A. “tam thế thật hữu, pháp thể hằng hữu” của Nhất thiết hữu bộ 
B. “Sát na trụ” của Kinh lượng bộ
C. “Bổ đặc già la” của Độc tử bộ
D. “Căn bản thức” của Đại chúng bộ
E.  “Cùng sanh tử uẩn” của Hóa địa bộ

Câu 24. Câu “Đang đi cũng chẳng đi”, Trung quán luận muốn phá quan niệm gì:  

A. “tam thế thật hữu, pháp thể hằng hữu” của Nhất thiết hữu bộ 
B. “Sát na trụ” của Kinh lượng bộ
C. “Bổ đặc già la” của Độc tử bộ
D. “Căn bản thức” của Đại chúng bộ
E.  “Cùng sanh tử uẩn” của Hóa địa bộ

Câu 25. phẩm Quán khứ lai muốn phá quan niệm về:

A. hiện hữu  
B. thời gian                
C. không gian            
D. vận hành       
E. câu B và D đúng

TRẮC NGHIỆM BÀI 4: QUÁN TỨ ĐẾ (ĀRYASATYAPARĪKṢĀ)

Nếu “khổ” có định tánh (tánh nhất định)
Sao lại từ “tập” sanh
Khổ nếu có định tánh
Cũng chẳng nên có "diệt"

Khổ nếu có định tánh
Thì chẳng có tu "đạo"
Nếu “đạo” tu tập được
Thì chẳng có định tánh

Chúng nhân duyên sanh pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc vi thị giả danh
Diệc thị trung đạo nghĩa.

Câu 26: Đứng về phương diện tục đế, vì “Nhất thiết pháp giai không”, nên:

A. không có Tứ thánh đế  
B. không sinh cũng không diệt.
C. không có Tứ thánh quả
D. tất cả các câu trên đều đúng
E. tất cả các câu trên đều sai

Câu 27: Đứng về phương diện chân đế, vì “Nhất thiết pháp giai không”, nên:

A. không có Tứ thánh đế 
B. không sinh cũng không diệt.
C. không có Tứ thánh quả
D. tất cả các câu trên đều đúng
E. tất cả các câu trên đều sai

Câu 28: “Khổ đế” không có thật vì:

A. không có Khổ đế 
B. có cảm thọ khổ nhưng nó không có định tánh .
C. cảm thọ khổ không
D. Tất cả các câu trên đều đúng
E. Tất cả các câu trên đều sai 

Câu 29: “Đạo đế” tức “Đạo diệt khổ thánh đế” không có thật vì:

A. Khổ không có tánh thật   
B. Bát thánh đạo là pháp có không thật tánh.
C. Diệt đế không có thật tánh
D. Tất cả các câu trên đều đúng
E. Tất cả các câu trên đều sai

Câu 30: Đứng về mặt đệ nhất nghĩa đế, Tam bảoTứ Thánh đế:

A. không có   
B. có
C. có thật tánh
D. Tất cả các câu trên đều đúng
E. Tất cả các câu trên đều sai

Câu 31: Câu “Chúng nhân duyên sanh pháp, Ngã thuyết tức thị không …” đây chính là quan niệm:

A. chân như duyên khởi   
B. a lại da duyên khởi
C. pháp giới duyên khởi
D. như lai tạng duyên khởi
E. tánh không duyên khởi

 Câu 32: Vì “Chúng nhân duyên sanh pháp” nên Ngài Long Thọ đã lập ra thuyết:

A. Trung đạo   
B. a lại da duyên khởi
C. pháp giới duyên khởi
D. như lai tạng duyên khởi
E. tất cả đúng

Câu 33: “Trung đạo” của Ngài Long Thọ dựa trên:

A. lý Trung đạo xa lìa dục lạckhổ hạnh trong Kinh Chuyển pháp luân   
B. Chánh kiến xa lìa hữu vô trong kinh Tán đà Ca Chiên Diên (Tương Ưng bộ)
C. các kinh điển Đại thừa
D. sự sáng tạo của riêng Ngài
E. không dựa trên kinh luận nào

Câu 34. Một pháp được gọi là pháp có tự tánh thì cần phảitính chất gì?

A. duy nhất         
B. thường hằng    
C. bất biến         
D. tất cả câu trên đúng     
E. tất cả sai

Câu 35. Những pháp do tạo tác mà thành lại có 3 tướng sanh, trụ, diệt gọi là pháp gì?

A. Pháp vô vi               
B. Pháp hữu vi    
C. Pháp nhân duyên       
D. Pháp sanh diệt  
E. câu B và D đúng

Bài 5: Quán hữu vô (svabhāvaparīkṣā)

Trong duyên có tự tánh,
Điều này không hợp lý.
Tự tánhduyên sinh,
Thì là pháp tạo tác.

Hữu nếu chẳng thể thành
Thì vô làm sao thành
Vì đã có "pháp hữu"
Hữu hoại gọi là vô
Nếu người thấy hữu, vô
Thấy tự tánh, tha tánh
Như thế thì chẳng thấ
Phật pháp chân thật nghĩa

Định hữu là chấp thường
Định vô là chấp đoạn
Cho nên người có trí
Chẳng nên chấp hữu, vô

Bài 6: Quán nhiên khả nhiên (agnīndhanaparīkṣā)

Nếu "đốt" là "sở đốt"
Tác, kẻ tác thành một
Nếu đốt khác sở đốt
Lìa sở đốt có đốt

Đốt là lửa, sở đốt là củi, kẻ tác là người, sở tác là nghiệp. Nếu đốt với sở đốt là một, thì kẻ tác với sở tác cũng phải là một. Như thợ gốm tác bình, thợ gốm chẳng phải bình, bình chẳng phải thợ gốm, tác và sở tác chẳng thể thành một. Nếu nói chẳng thể thành một thì phải khác. Nếu khác thì lìa sở đốt mà có đốt (lìa củi mà có lửa). Nhưng thực tế thì chẳng thể được, nên nói khác cũng không được. Thế thì được biết: "đốt" với "sở đốt" đều chẳng thể thành lập.

Bài 7: Quán niết-bàn (nirvāṇaparīkṣā)

Nếu các pháp chẳng không
Thì vô sanh vô diệt (vô Niết Bàn)
Nếu Niết Bàn là có
Niết Bàn thuộc hữu vi
"Hữu" còn chẳng Niết Bàn
Huống là nơi "vô" ư

Tất cả pháp, tất cả thời, tất cả chủng tử đều do nhân duyên sanh, nên cứu cánh không. Trong cứu cánh không, tự tánh tất cả pháp đều bất khả đắc. Do đó, các pháp có sở hữu đều ngưng, hý luận đều diệt. Hý luận diệt, nên thông đạt "thực tướng vô tướng" của các pháp.

Bài 8: Quán lục tình (cakṣurādīndriyaparīkṣā)

Lục tình: Lục thức đối với lục căn, lục trần, sanh khởi tình chấp, nên gọi là lục tình (có cảm tình chấp đó là thực)

Nhãn nhĩ và tỷ thiệt
Cùng thân ý lục tình
Nhãn nhĩ ... lục tình này
Hành sắc thanh ... lục trần
Kiến chẳng thể có kiến
Phi kiến cũng chẳng kiến
Nếu đã phá nơi kiến
Tức là phá người kiến

Lìa "kiến", chẳng lìa "kiến"
Người kiến chẳng thể đắc
Vì chẳng có người kiến
Đâu có kiến để kiến

Năng sở đều vọng vì không có tự tánh, do đó chẳng có "kẻ năng kiến" và sắc tướng của "sở kiến". Theo đó suy luận thì biết những cảnh trần do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cảm nhận được cũng như thế.

Bài 9: Quán ngũ ấm (skandhaparīkṣā)

Nếu lìa nơi "sắc nhân" (nhân của sắc tướngtứ đại đất nước gió lửa)
"Sắc" thì bất khả đắc
Nếu phải lìa nơi sắc
Sắc nhân chẳng thể lìa
Nếu lìa sắc có nhân
Thì có nhân không quả
Nếu có nhân không quả
Thì chẳng có chỗ đúng

Bài 10: Quán lục chủng (dhātuparīkṣā)

Địa Thủy Hỏa Phong tứ đại, thêm Không đạiKiến đại, cộng chung là lục chủng.

Lúc "tướng không" chưa có
Thì chẳng pháp "hư không"
Nếu hư không có trước
Thì hư không "vô tướng"
Vì tướng đã chẳng có
Sở tướng cũng chẳng có
Nếu sở tướng chẳng có
Thì tướng cũng chẳng có
Cho nên biết hư không
Phi hữu cũng phi vô
Phi tướng phi sở tướng
Năm thứ kia cũng thế

Nếu trước đã "vô tướng" thì sau cũng phải vô tướng. Nếu có tướng, thì tại sao chẳng có sở tướng (chẳng có tướng sở hữu của hư không). "Sở tướng" chẳng có, thì "tướng" đương nhiên cũng chẳng có (chẳng có tướng mạo của hư không). Địa, thủy, hỏa, phong, kiến, năm thứ "đại" cũng đồng như hư không, chẳng thể thành lập.

Bài 11: Quán nhiễm – kẻ nhiễm (rāgaraktaparīkṣā)

Nếu lìa nơi pháp nhiễm
Trước tự có kẻ nhiễm
Thì kẻ bị nhiễm này
Phải sanh ra pháp nhiễm
Nếu chẳng có pháp nhiễm
Tại sao phải có nhiễm
Có nhiễm hoặc chẳng nhiễm
Kẻ nhiễm cũng như thế

Lục trần thuộc về pháp nhiễm. Chúng sanh ham thích lục trần thuộc về kẻ nhiễm. Nếu cho rằng lìa pháp nhiễm mà kẻ nhiễm có trước, thì quả thuyết này chẳng thể lập. Nếu chúng sanh chẳng ham thích lục trần, thì chẳng thành kẻ nhiễm. Nếu chẳng có kẻ nhiễm, thì làm sao có pháp nhiễm? Nếu pháp nhiễm với kẻ nhiễm cùng một lúc, thì chẳng có nhân duyên tương đối, tức là chẳng vì kẻ nhiễm mà có pháp nhiễm, cũng chẳng vì pháp nhiễm mà có kẻ nhiễm. Thế thì hai thứ "kẻ nhiễm" và "pháp nhiễm" phải là "thường" (không đoạn). Nếu thế thì chúng sanh vĩnh viễn chẳng có ngày giải thoát. Nhưng sự thực thì đời đời đều có chúng sanh giải thoát.

Bài 12: Quán tam tướng (saṃskṛtaparīkṣā)

Nếu sanh là hữu vi
Thì phải có tam tướng
Nếu sanh là vô vi
Đâu có tướng hữu vi
Tam tướng nếu hợp lìa
Chẳng thể có sở tướng
Tại sao ở một chỗ
Đồng thờitam tướng

Sanh, trụ, diệt, ba tướng thuộc về pháp hữu vi. Nếu hợp thì tam pháp trái ngược nhau, chẳng thể cùng ở một lúc, nghĩa là lúc sanh thì chẳng có tướng trụ diệt, lúc trụ thì chẳng có tướng sanh diệt, lúc diệt thì chẳng có tướng sanh trụ. Nếu lìa thì chẳng có "sở tướng", tức là sanh chẳng có tướng "sở sanh", trụ chẳng có tướng "sở trụ", diệt chẳng có tướng "sở diệt". Nếu thuộc về pháp vô vi, thì chẳng có tam tướng.

Phần bài thi viết (20 điểm) 

Hãy trình bày lại thật ngắn gọn phần nội dung chính (lược bớt phần dẫn nhập) bài tiểu luận Trung quán luận mà quý Thầy, Cô đã làm ở nhà.

Ghi chú:

-  Phần trắc nghiệm (câu 1-35) sẽ thi 20 câu = 20 điểm
-  Thời gian làm cả bài trắc nghiệm và bài viết là 60 phút
-  Bài viết phải viết tối thiểu 2 trang giấy thi, tối đa tuỳ ý.


(Tài liệu học tập của sinh viên
Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. HCM năm thứ 4)

Bài đọc thêm:
Trung Luận – (Madhyamaka Sastra) (Thích Thiện Siêu)
Trung Luận (Thích nữ Chân Hiền)
Trung Luận (Thích Viên Lý)
Trung Quán Luận (Đại Sư Ấn Thận - Thích Nguyên Chân)
Trung Quán Luận (Cao Dao)
Tìm Hiểu Trung Luận (Hồng Dương)
Luận Giải Trung Luận, Tánh Khởi Và Duyên Khởi (Hồng Dương)
Đại Cương Về Triết Học Trung Quán (Thích Viên Lý)
Trung Luận - Bồ Tát Long Thọ (Thích Tâm Thiện)
Lịch Sử Tư Tưởng Và Triết Học Tánh Không (Thích Tâm Thiện)
Trung Quán Luận Kệ Tụng (Thích Tịnh Nghiêm)
Tìm Hiểu Trung Luận Nhận Thức Luận Và Không Tánh Trung Quán Luận
Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào (Thích Nhất Hạnh)
Trung Luận Và Hồi Tranh Luận - Bồ Tát Long Thọ (Đỗ Đình Đồng)








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/01/2015(Xem: 24257)
06/12/2022(Xem: 5134)
30/10/2010(Xem: 51931)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :