Bát Nhã & Tánh Không | Prajna & Emptiness (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

10/01/20215:10 CH(Xem: 19292)
Bát Nhã & Tánh Không | Prajna & Emptiness (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

BÁT NHÃ & TÁNH KHÔNG
PRAJNA & EMPTINESS
THIỆN PHÚC
tanh khong

 

 

Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

 MỤC LỤC

Table of Content

Mục Lục—Table of Content 

Lời Đầu Sách—Preface

Phần Một—Part One: Bát Nhã Theo Quan Điểm Phật Giáo—Prajna in Buddhist Point of View 

Chương Một—Chapter One: Tổng Quan Về Bát Nhã—An Overview of Prajna

Chương Hai—Chapter Two: Chủng Loại Bát Nhã—Categories of Prajna

Chương Ba—Chapter Three: Những Đặc Tính Của Bát Nhã—Characteristics of Prajna

Chương Bốn—Chapter Four: Dụng Của Bát Nhã—The functions of Prajna

Chương Năm—Chapter Five: Trí Tuệ & Bát Nhã—Wisdom & Prajna

Chương Sáu—Chapter Six: Bát Nhã Và Tánh Không—Prajna and Sunyata

Chương Bảy—Chapter Seven: Bát Nhã Và Tự Tánh—Prajna and Self-Nature

Chương Tám—Chapter Eight: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa—The Maha-Prajna

Chương Chín—Chapter Nine: Bát Nhã Và Cái Dụng Của Thức Cũng Như Vô Thức—Prajna and Conscious and Unconscious Functions

Chương Mười—Chapter Ten: Giải Thoát Bát Nhã Ba La Mật—Prajna-Paramita Emancipation

Chương Mười Một—Chapter Eleven: Bát Nhã Tâm Kinh—The Sutra of the Prajnaparamita 

Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Hành Giả Tu ThiềnTrí Tuệ Bát Nhã—Zen Practitioners and Prajna Wisdom

Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Hành Giả Tu Thiền Quán Chiếu Bát Nhã—Zen Practitioners and the Contemplation on the Prajna

Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Nhập Pháp Giới Thậm ThâmBát Nhã Tam Muội—Enter the Extremely Deep Dharma Realm and the Prajna Samadhi                           

Phần Hai—Part Two: Tánh Không Theo Quan Điểm Phật Giáo—Sunyata in Buddhist Point of View

Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Chân Lý Về Cái Không Trong Đạo Phật—The Truth of Emptiness In Buddhism

Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen:      Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của “Không” Theo Phật Giáo—An Overview and Meanings of “Sunya” in Buddhism

Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Đặc Tánh Của Tánh Không—Characteristics of “Sunyata”

Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Tánh Không Theo Quan Điểm Phật Giáo—Emptiness in Buddhist Point of View

Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Những Quan Điểm Khác Về “Tánh Không”—Different Views on Emptiness

Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Những Pháp Không Trong Phật Giáo—Dharmas of Sunyata In Buddhism

Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Khái Niệm Về Tánh Không Trong Kinh Điển Đại Thừa—Concept of Sunyata in Mahayana Canon

Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Khái Niệm Về “Không Tánh” Theo Phật Giáo Nguyên Thủy—Concept of Sunnata (Sunyata) In the Theravada Buddhism

Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: “Tánh Không” Theo Kinh Bát Nhã—Emptiness in the Prajnaparamita Heart Sutra

Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Không Tánh Theo Quan Điểm Thiền Tông—Emptiness in the Point of View of the Zen Sect

Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Đức Phật Dạy Về Tánh Không—The Buddha Taught About the Emptiness

Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Bản Chất Không Của Vạn Hữu—The Unreality of All Things

Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Hai Loại Không—Two Kinds of Void

Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Bảy Loại Không—Seven Kinds of Emptiness 

Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Mười Tám Hình Thức Của Không—Eighteen Forms of Emptiness 

Chương Ba Mươi —Chapter Thirty: Hai Mươi Bản Chất Của Tánh Không—Twenty Characteristics of Sunyata

Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Hai Mươi Lăm Hình Thức Của Không—Twenty-Five Forms of Emptiness

Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Tam Đế Không Giả Trung—Three Prongs of Empty-Borrowed-Middle

Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Tự Tánh Không—The Emptiness of Self-Nature

Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Bốn Không Xứ—The Four Immaterial or Formless Realms

Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Không Luận—Commentaries on Sunyata              

Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Hiểu Về Không Theo Quan Điểm Của Một Số Tông Phái Phật Giáo—Understanding of Sunyata According to Some Buddhist Schools

Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Không Không Pháp Giới—The Dharma Realm of the Emptiness of Emptiness

Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Tánh Không Bất Sanh Bất Diệt—The Emptiness Is Neither Birth Nor Death

Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Hành Giả Tu Thiền & Sự Quán Chiếu Về Tánh Không—Zen Practitioners and Meditation on Emptiness

Chương Bốn Mươi—Chapter Forty-: Công Án Về “Không” Trong Nhà Thiền—Koans of Emptiness in Zen

Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Tánh Không Chiếu Diệu—The Illuminating-Void Suchness 

Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Kinh Kim Cang: Chỉ Thẳng Vào Tánh Không—The Vajracchedika Prajnaparamita Sutra: Pointing Directly to the Emptines

Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Kinh Kim Cang: Thực Hành Bình ĐẳngThể Hiện Tánh Không—The Vajracchedika Prajnaparamita Sutra: To Practice the Evenness Means to Show the Emptiness

Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Lý Duyên Sanh Và Tánh Không—The Theory of Causation and the Emptiness 

Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Trung Đạo Vô Tự Tính—The Nonabiding Middle Way

Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Không Tánh Trong Trung Quán Luận—The Emptiness in the Treatise on the Madhyamika

Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven:    Chứng Nghiệm Tuệ Giác Tánh Không—Realization of Wisdom of Emptiness

Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Tu Tập Tánh Không Và Tâm Vô Sở Đắc—To Cultivate Emptiness With the Mind of No Attaining 

Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Thể Nhập Tính Không—To Penetrate the Truth of Emptiness

Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Huyễn Hữu Và Tánh Không—Illusory Existence and the Emptiness

Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Bảy Loại Nhị Đế—Seven Kinds of Two Truths

Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Chân Không Diệu Hữu—True Void Is Wonderful Existence

Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Chân Không Diệu Trí—True Void & Marvellous Wisdom

Chương Năm Mươi Bốn—Chapter Fifty-Four: Sắc Tức Thị Không, Không Tức Thị Sắc Trong Bát Nhã Tâm Kinh—Form is Emptiness and the Very Emptiness is Form In the Prajnaparamita Hridaya Sutra

Chương Năm Mươi Lăm—Chapter Fifty-Five: Nhất Thiết Pháp Không—All Dharmas Are Empty 

Phần Ba: Phụ Lục—Part Three: Appendices 

Phụ Lục A—Appendix A: Tánh Vốn Không—Nature Is Empty In Its Nature

Phụ LụcB—AppendixB: TánhKhông Và Sự TĩnhLặng—Emptiness and Quietude

Phụ Lục C—Appendix C: Vạn Hữu Bản Lai Không, Vạn Pháp Như Ảo Hiện—All Things Are Originally By Nature Empty, All Dharmas Are the Same As Magical Illusions

Phụ Lục D—Appendix D: Đừng Dùng Kinh Điển Để Tìm Cầu Không Tánh!—Don't Go Using the Buddhist Scriptures to Look for Emptiness!

Phụ Lục E—Appendix E: Sự Phát Triển Tánh Không Trong Kinh Đại Bát Nhã—Development of Sunyata in Prajna-Paramita Sutra

Phụ Lục F—Appendix F: Thiền Vô Sở Trụ—No-Abiding Zen

Phụ Lục G—Appendix G: Ca Na Đề BàTriết Học Trung Quán—Aryadeva and the Madhyamaka Philosophy

Phụ Lục H—Appendix H: Tánh Không Của Vạn Hữu Trong Bát Nhã Tâm Kinh—The Emptiness of All Phenomena  in the Heart Sutra

Phụ Lục I—Appendix I: Tu Tập Pháp Không Quán—Meditating On Emptiness

Phụ Lục J—Appendix J: Hoa Niết Bàn—Blossom of Nirvana

Phụ Lục K—Appendix K: Tất Cả Là Một, Cái Một Vốn Trống Không—All Is One, and This One Is Empty 

Phụ Lục L—Appendix L: Tu Hành Chỉ Với Một Chữ “Vô”—Cultivation With Just One Word “Mu”

Phụ Lục M—Appendix M: Chữ Không Thể Chở Được Cái Không Chữ, Nhưng Sơ Cơ Vẫn Cần Kinh Điển—Words Cannot Carry the Wordless, But Beginning Practitioners Still Need Scriptures

Phụ Lục N—Appendix N: Bốn Trí Bát Nhã—Four Prajna Wisdoms

Phụ Lục O—Appendix O: Bốn Cách Diễn Tả Niết Bàn—Four Ways of Description of a Nirvana

Phụ Lục P—Appendix P: Chân Lý—The Truth

Phụ Lục Q—Appendix Q: Chân Lý Như Lai—Tathagata's Truth

Phụ Lục R—Appendix R: Sáu Mươi Hai Kiến Giải—The Sixty-Two Views

Tài Liệu Tham Khảo—References

 

 

  

Lời Đầu Sách

 

Bát Nhã là âm của thuật ngữ Prajna từ Phạn ngữ có nghĩa là trí tuệ (ý thức hay trí năng). Có ba loại bát nhã: thật tướng, quán chiếuvăn tự. Bát Nhã còn có nghĩa là thực lực nhận thức rõ ràng sự vật và những nguyên tắc căn bản của chúng cũng như xác quyết những gì còn nghi ngờ. Bát Nhã có nghĩa là cái biết siêu việt. Bát Nhã Ba La Mật Kinh diễn tả chữ “Bát Nhã” là đệ nhất trí tuệ trong hết thảy trí tuệ, không gì cao hơn, không gì so sánh bằng (vô thượng, vô tỷ, vô đẳng). Có ba loại Bát Nhã: Thực tướng bát nhã, Quán chiếu bát nhã, và Phương tiện Bát Nhã. Thực tướng bát nhãtrí huệ đạt được khi đã đáo bỉ ngạn. Quán chiếu bát nhã là phần hai của trí huệ Bát Nhã. Đây là trí huệ cần thiết khi thật sự đáo bỉ ngạn. Phương tiện Bát Nhã hay văn tự Bát nhã. Đây là loại trí huệ hiểu biết chư pháp giả tạm và luôn thay đổi. Đây là trí huệ cần thiết đưa đến ý hướng “Đáo Bỉ Ngạn”. Trong khi Bát Nhã Ba La Mật có nghĩa là quán sát tất cả chư pháp như thật. Trí tuệ khiến chúng sanh có khả năng đáo bỉ ngạn. Trí tuệ giải thoátba la mật cao nhất trong sáu ba la mật, là phương tiện chánh để đạt tới niết bàn. Nó bao trùm sự thấy biết tất cả những huyễn hoặc của thế gian vạn hữu, nó phá tan bóng tối của si mê, tà kiếnsai lạc. Theo Phật giáo, trí huệ Ba la mật là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì nhờ đó mà chúng ta đoạn trừ tận gốc rễ bóng tối của si mê. Trong các phiền não căn bản thì si mê là thứ phiên não có gốc rễ mạnh nhất. Một khi gốc rễ của si mê bị bật tung thì các loại phiền não khác như tham, sân, chấp trước, mạn, nghi, tà kiến, đều dễ bị bật gốc. Nhờ có trí huệ Ba La Mậtchúng ta có khả năng dạy dỗ và hướng dẫn những chúng sanh si mê.

Nói về Tánh Không, gốc tiếng Phạn của “Tánh không” là “Sunyata.” “Sunya” lấy từ gốc chữ “svi” có nghĩa là phồng lên. Chư pháp không có thực hữu nội tại, không có bản chất thường hằng, không có thứ gì có thực tánh của chính nó. Những gì hiện hữu đều có điều kiện, và có liên quan với những yếu tố khác. Giáo pháp cốt lõi Phật giáo thừa nhận rằng chư pháp là không hay là trống rỗng (sự không có tính chất cá biệt hay độc lập), vô thường, và không có tự ngã. Nghĩa là vạn pháp không có tự tính, mà tùy thuộc vào nhân duyên, và thiếu hẳn tự tánh. Vì vậy một con người nói là không có “tự tánh” vì con người ấy được kết hợp bởi nhiều thứ khác nhau, những thứ ấy luôn thay đổi và hoàn toàn tùy thuộc vào nhân duyên. Tuy nhiên, Phật tử nhìn ý niệm về “không” trong đạo Phật một cách tích cực trên sự hiện hữu, vì nó ám chỉ mọi vật đều luôn biến chuyển, nhờ vậy mới mở rộng để hướng về tương lai. Nếu vạn hữu có tánh chất không biến chuyển, thì tất cả đều bị kẹt ở những hoàn cảnh hiện tại mãi mãi không thay đổi, một điều không thể nào xảy ra được. Phật tử thuần thành phải cố gắng thấy cho được tánh không để không vướng víu, thay vào đó dùng tất cả thời giờ có được cho việc tu tập, vì càng tu tập chúng ta càng có thể tiến gần đến việc thành đạt “trí huệ” nghĩa là càng tiến gần đến việc trực nghiệm “không tánh,” và càng chứng nghiệm “không tánh” chúng ta càng có khả năng phát triển “trí huệ ba la mật.”

Vào khoảng năm 2009, Thiện Phúc đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản, gồm 8 tập. Tuy nhiên, quả là rất khó đặc biệt là người tại gia với nhiều gia vụ đọc hay nghiên cứu một bộ sách với khoảng 6184 trang giấy khổ lớn. Vì vậy mà Thiện Phúc đã trích chương 85, với tựa đề Bát NhãTánh Không, từ trang 2877 đến trang 2929 trong tập IV ra, cố gắng biên soạn gọn lại và in thành tập sách nhỏ cũng có nhan đề là Bát NhãTánh Không. Quyển sách nhỏ có tựa đề “Bát Nhã và Tánh Không” này không phải là một nghiên cứu về triết lý sống, mà nó chỉ đơn thuần trình bày những giáo pháp cốt lõi của đạo Phật. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng tu Phật không hẳn là phải xuất gia vào chùa làm Tăng hay Ni, mà nó có nghĩa là bước vào việc thực tập những bài tập được liên kết để thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình hơn. Đức Như Lai đã giải thích rõ về con đường diệt khổ mà Ngài đã tìm ra và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Đường tu tập còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Bát Nhã và Tánh Không” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

 

Thiện Phúc

 

 

Preface

 

Prajna is a Sanskrit term which means wisdom. There are three kinds of prajna: real mark prajna, contemplative prajna, and literary prajna. Prajna also means the real power to discern things and their underlying principles and to decide the doubtful. Prajna means a transcendental knowledge. The Prajna-paramita-sutra describes “prajna” as supreme, highest, incomparable, unequalled, unsurpassed. There are three prajnas or perfect enlightements: The first part of the prajnaparamita. The wisdom achieved once crossed the shore. The second part of the prajnaparamita. The necessary wisdom for actual crossing the shore of births and deaths. The wisdom of knowing things in their temporary and changing condition. The necessary wisdom for vowing to cross the shore of births and deaths. While transcendental wisdom means observing all things as they truly are. The wisdom which enables one to reach the other shore, i.e. wisdom for salvation; the highest of  the six paramitas, the virtue of wisdom as the principal means of attaining nirvana. It connotes a knowledge of the illusory character of everything earthly, and destroys error, ignorance, prejudice, and heresy. According to Buddhism, the prajna-paramita is a gate of Dharma-illumination; for with it, we eradicate the darkness of ignorance. Among the basic desires and passions, ignorance has the deepest roots. When these roots are loosened, all other desires and passions, greed, anger, attachment, arrogance, doubt, and wrong views are also uprooted. The prajna wisdom which enables one to reach the other shore, i.e. wisdom for salvation.

A Sanskrit root for “Emptiness” is “sunyata”. The Sanskrit word “sunya” is derived from the root “svi,” to swell. Sunya literally means: “relating to the swollen.” Unreality of things or all things (phenomena) lack inherent existence, having no essence or permanent aspect whatsoever, nothing has a nature of its own. All phenomena are empty. All phenomena exist are conditioned and, relative to other factors. The central notion of Buddhism recognized that all composite things are empty (samskrita), impermanent (anitya) and void of an essence (anatamn). That is to say all phenomena lack an essence or self, are dependent upon causes and conditions, and so, lack inherent existence. Thus, a person is said to be empty of being a “self” because he is composed of parts that are constantly changing and entirely dependent upon causes and conditions. However, the concept of emptiness is viewed by Buddhists as a positive perspective on reality, because it implies that everything is constantly changing, and is thus open toward the future. If things possessed an unchanging essence, all beings would be stuck in their present situations, and real change would be impossible. Devout Buddhists should try to attain the realization of emptiness in order to develop the ability to detach on everything, and utilize all the available time to practice the Buddha-teachings. The more we practice the Buddha’s teachings, the more we approach the attainment of wisdom, that is to say the more we are able to reach the “direct realization of emptiness,” and we realize the “emptiness of all things,” the more we can reach the “perfection of wisdom.”

In around 2009, Thiện Phúc composed a set of 8 books titled “Basic Buddhist Doctrines”. However, it's really difficult for people, especially lay people with a lot of familiy duties, to read or to study the total of 6,184 big-sized pages. So, Thiện Phúc extracted Chapter 85, titled Prajna and Sunyata, from pages 2877- 2929 in Volume IV,                   tried to revise and publish it as a small book also titled “Prajna and Sunyata”. This little book titled “Prajna and Sunyata” is not a profoundly philosiphical study of Buddhism, but a book that simply presents the core teachings of the Buddha. Devout Buddhists should always remember that cultivation in Buddhism does not mean to renounce the world and to enter into a temple as a monk or nun, but it means to enter into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful. The Buddha already explained clearly about the path of elimination of sufferings which He found out and He advanced to the Buddhahood on that path. The path of cultivation still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Prajna and Sunyata” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

Thiện Phúc


pdf_download_2
SO LUOC VE BAT NHA & TANH KHONG


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/01/2015(Xem: 23226)
06/12/2022(Xem: 3700)
30/10/2010(Xem: 50891)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.