Xã Hội Tân Tiến Và Sự Mưu Tìm Hạnh Phúc Cho Con Người

01/08/20144:05 SA(Xem: 12987)
Xã Hội Tân Tiến Và Sự Mưu Tìm Hạnh Phúc Cho Con Người
Xã Hội Tân Tiến Và Sự Mưu Tìm Hạnh Phúc Cho Con Người
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Thích Trí Chơn chuyển ngữ

dalai-lama-0101210Tôi là một người tương đối mới đến thế giới tân tiến. Mặc dù tôi rời bỏ quê hương rất lâu vào năm 1959 và từ đó cuộc đời như một người tị nạn ở Ấn Độ, đã giúp tôi được tiếp xúc gần gũi hơn với xã hội hiện đại, song những năm tháng tôi được đào tạo phần lớn hầu như tách biệt khỏi hiện thực của thế kỷ hai mươi. Một phần do bởi sự kiện tôi được chỉ định làm đức Đạt Lai Lạt Ma: tôi trở thành tu sĩ khi còn rất nhỏ. Điều này cũng phản ảnh một sự thực, là người Tây Tạng chúng tôi đã chọn – nhầm lẫn, theo ý tôi –sống riêng biệt sau các dãy núi cao chia cách đất nước chúng tôi cùng thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, ngày nay, tôi du hành đến vô số quốc gia và còn may mắn được gặp rất nhiều người bạn mới.

Hơn nữa, các cá nhân đủ thành phần trong xã hội đã tìm đến gặp thăm tôi. Rất nhiều người - đặc biệt là quý vị đã cố gắng vượt trạm núi đồi cao của Dharamsala ở Ấn Độ, nơi tôi đang sống lưu vong – tới để mong tìm một điều gì đó. Trong số ấy, có nhiều vị ngập tràn khổ đau: người mất cha mẹ và con cái, người có bạn bè hoặc thân nhân tự tử, người mắc bệnh ung thư hay bệnh Aids. Dĩ nhiên là có các đồng hương Tây Tạng với những câu chuyện đoạ đày và khổ đau của họ. Chẳng may, nhiều người lại có hy vọng không thực tế nghĩ rằng tôi có khả năng chữa bịnh hoặc có thể ban phép lành gì đó. Nhưng tôi chỉ là một con người bình thường. Điều tôi có thể làm tốt nhất là cố gắng giúp đỡ bằng cách chia xẽ nỗi khổ đau của họ.

Về phần tôi, sự gặp gỡ vô số người khác đến từ khắp nơi trên thế giới cũng như mọi nẻo đường đời nhắc nhở tôi sự giống nhau căn bản chung như là một con người. Thật vậy, càng nhìn vào thế giới càng thấy rõ hơn là, bất kể trong hoàn cảnh nào, dù giàu hay nghèo, học thức hay ngu dốt, thuộc sắc dân nào, nam nữ, tôn giáo này hay tôn giáo khác, tất cả chúng ta đều muốn có hạnh phúc chứ không thích khổ đau. Mỗi hành động có ý định của chúng ta, trong ý thức về đời mình – phương cách chọn lựa cuộc sống trong khuôn khổ giới hạn của hoàn cảnh – có thể xem như lời giải đáp của chúng ta cho một câu hỏi lớn mà tất cả mọi người đều phải đương đầu “Làm sao ta có hạnh phúc"”.

Chúng ta chịu đựng khó nhọc trong sự tìm cầu hạnh phúc đó theo tôi dường như chỉ nhờ vào hy vọng. Chúng ta biết, dù không muốn thừa nhận, không có gì bảo đảm ta sẽ có được một cuộc sống tốt đẹphạnh phúc hơn đời sống hiện tại. Như một câu ngạn ngữ Tây Tạng nói: “Kiếp sau hoặc ngày mai – chúng ta không bao giờ chắc chắn thứ nào sẽ đến trước”. Nhưng chúng ta hy vọng sẽ tiếp tục sống. Chúng ta hy vọng qua hành động này hay việc làm khác có thể mang hạnh phúc đến cho chúng ta.

Mọi thứ chúng ta làm, không phải chỉ riêng các cá nhân mà còn ở trình độ xã hội, có thể nhìn thấy qua nguyện vọng nền tảng này. Thực vậy, đó là một điều duy nhất được chia xẻ bởi tất cả chúng sanh. Sự mong ước hay khuynh hướng nghĩ đến hạnh phúc và tránh khổ đau luôn luôn không có giới hạn. Đó là bản chất của chúng ta. Như vậy nó chẳng cần được biện minh và đương nhiên có giá trị do bởi sự kiện đơn giản là vì chúng ta mong muốn nó một cách tự nhiênchánh đáng.

Và đây thực là điều chúng ta nhìn thấy trong những nước giàu lẫn nghèo. Tại khắp mọi nơi, bằng các phương tiện có thể nghĩ tưởng ra, người ta đang nỗ lực để cải thiện cuộc sống của họ. Điều ngạc nhiên là, tôi có cảm tưởng những người sống trong các quốc gia phát triển vật chất, với cả nền kỹ nghệ của họ, lại ít thoả mãn, ít hạnh phúc và trên một mức độ nào đó, lại còn khổ đau hơn những kẻ sống trong các quốc gia lạc hậu chậm tiến nhất. Thực vậy nếu chúng ta so sánh những người giàu với kẻ nghèo, thường khi những người không có gì cả, thực ra họ ít lo lắng hơn, mặc dù họ dễ bị truyền lây bệnh hoạnđau đớn thể xác.

Đối với người giàu, trong khi chỉ có một số ít biết cách sử dụng một cách thông minh sự giàu có của họ – nghĩa là không phải sống xa hoa phung phí mà biết chia xẻ với người thiếu thốn, nghèo khổ – thì phần đông lại không biết. Họ bị vướng mắc trong ý tưởng phải chiếm đoạt, tích luỹ nhiều hơn nữa đến nỗi không còn chỗ cất chứa bất cứ thứ gì khác trong cuộc đời. Trong sự cuốn hút đó, thực tế họ đã làm tiêu tan, đánh mất giấc mơ hạnh phúcđáng lẽ ra sự giàu có sẽ mang đến cho họ. Kết quả, họ thường xuyên bị ray rứt, giày vò đau đớn giữa sự nghi ngờ về chuyện gì có thể xảy ra và hy vọng sẽ thu gặt, chiếm hữu được nhiều thêm nữa để rồi làm mồi cho sự đau khổ tinh thầncảm xúc – mặc dù bên ngoài họ có vẽ sống cuộc đời hoàn toàn thành công với đầy đủ tiện nghi. Điều thường thấy với mức độ cao và rất phổ cập trong quần chúng của những nước phát triển vật chất là các chứng bệnh lo lắng, bất mãn, mất quân bìnhcăng thẳng. Hơn nữa, sự đau khổ nội tâm này rõ ràngliên hệ đến sự rối loạn trong việc xây dựng tinh thần đạo đức với nền tảng của nó.

Tôi thường được nhắc nhở về sự mâu thuẩn trái ngược này khi ra nước ngoài. Điều hay xảy ra khi tôi đến một quốc gia mới, lúc đầu mọi sự đều bày tỏ hết sức vui vẻ, thoải mái. Mọi người tôi gặp đều rất thân thiện. Không có gì để than trách cả. Nhưng rồi, ngày qua tháng lại, tôi được nghe kể những nỗi khó khăn của người ta, các lo lắngbuồn phiền của họ. Bên dưới bề mặt, nhiều người cảm thấy bực bội và không thoả mãn với cuộc sống của mình. Họ cảm thấy cô đơncảm thấy chán nản. Kết quả, họ sống trong tình trạng bất an và đó là nét đặc trưng của thế giới tân tiến.

Ban đầu, điều ấy khiến tôi ngạc nhiên. Mặc dù tôi chưa bao giờ nghĩ tưởng rằng chỉ sự giàu có vật chất cũng có thể giúp con người vượt qua đau khổ, khi từ Tây Tạng – một quốc gia luôn luôn nghèo nàn, lạc hậu – nhìn vào thế giới phát triển. Tôi đã từng nghĩ sự phồn vinh có thể giúp làm giảm bớt phần nào nỗi khổ đau so với tình trạng hiện nay. Tôi hy vọng sự khổ nhọc thân xác sẽ được giảm thiểuđa số mọi người sống trong các nước phát triển kỹ nghệ, dễ thành đạt hạnh phúc hơn so với những kẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn chậm tiến.

Thực vậy, sự tiến bộ vượt bực của khoa học và kỹ thuật hình như chẳng mang lại kết quả gì khá hơn. Trong nhiều trường hợp, tiến bộ hầu như không có nghĩa gì khác ngoài những con số lớn hơn của các ngôi nhà đồ sộ, nguy nga ở nhiều thành phố với nhiều xe cộ tấp nập. Hẳn nhiên có sự giảm bớt một vài nỗi đau khổ, đặc biệt là một số bệnh tật. Nhưng tôi thấy hình như không có sự giảm thiểu trên toàn diện.

Nói đến điều này, tôi lại nhớ đến nhân một trong các chuyến đi viếng thăm Tây Phương trước đây. Tôi là khách của một gia đình rất giàu có, sống trong một biệt thự rộng rãi khang trang. Mọi người trong nhà đều duyên dánglịch sự. Các người giúp việc phục vụ cho nhu cầu của từng người và tôi bắt đầu nghĩ rằng đây là chứng cớ xác nhận sự giàu sang là một nguồn hạnh phúc. Các chủ nhân rõ ràng đều tỏ vẽ tự tin thoải mái. Nhưng khi tôi nhìn vào phòng tắm qua cánh cửa hé mở, tôi lại thấy một dãy toàn là những thuốc an thần và thuốc ngủ, tôi liền phải nhớ đến cái hố sâu rộng cách biệt giữa ngoài mặt và thực tế bên trong.

Sự nghịch lý mâu thuẩn về đau khổ nội tâm – hay chúng ta có thể gọi là tâm lýcảm xúc – vẫn thường thấy ngay giữa sự giàu có vật chất đã hiện ra rõ ràngTây Phương. Thực vậy, nó khiến chúng ta có thể nghĩ nền văn hoá Tây Phương phải chăng có một điều gì tạo sự bất an cho những người sống trong khổ đau đến thế" Điều ấy đã khiến tôi nghi ngờ. Có nhiều yếu tố liên hệ vào. Hẳn nhiên, sự phát triển vật chất đóng một vai trò quan trọng. Nhưng chúng ta cũng có thể nêu ra một vài lý do khác như sự đô thị hoá tăng quá nhanh của xã hội tân tiến khiến cho rất đông người tập trung sống sát cạnh nhau trong một nơi quá chật hẹp.

Trong hoàn cảnh đó, thay vì nương dựa vào để giúp đỡ lẫn nhau, ngày nay, nơi nào có thể người ta lại trông cậy vào máy móc làm việc thay cho người. Trong khi trước đây các nông dân kêu gọi những người thân gia đình giúp đỡ việc trồng trọt gặt hái, ngày nay họ chỉ cần gọi điện thoại đến nhà thầu. Chúng ta nhận thấy đời sống tân tiến được tổ chức cách nào để sự yêu cầu lệ thuộc trực tiếp với người khác trở thành nhỏ nhất. Tham vọng phổ quát của mỗi người, ít hoặc nhiều, là có một căn nhà riêng, chiếc xe riêng, máy điện toán riêng và vân vân để có thể càng độc lập càng tốt. Đây là điều tự nhiên và có thể hiểu được.

Chúng ta cũng có thể nêu ra rằng con người vui hưởng được sự phát triển tự lập, đó là do kết quả của tiến bộ vật chất và kỹ thuật. Thực vậy, con người ngày nay có thể độc lập với người khác nhiều hơn bất cứ lúc nào. Nhưng cùng lúc với sự phát triển ấy lại phát sinh một ý thức rằng tương lai của tôi không còn tuỳ thuộc vào người chung quanh mà đúng hơn lệ thuộc vào việc làm của tôi hoặc phần lớn tuỳ thuộc vào chủ nhân của tôi. Điều này lại khiến chúng ta nghĩ rằng, bởi vì người khác không quan trọng cho hạnh phúc của tôi cho nên hạnh phúc của họ cũng không quan trọng đối với tôi.

Theo quan điểm của tôi, chúng ta đã tạo ra một xã hội trong đó con người nhận thấy ngày càng khó bày tỏ đến người khác thiện cảm căn bản của mình. Thay vì ý thức cộng đồngliên đới là những nét đặc thù tìm thấy trong các xã hội (phần đông là nông dân) không giàu có bao nhiêu, chúng ta lại tìm thấy một mức độ cao của sự cô đơn và tha hoá. Mặc dù có nhiều triệu người sống sát cạnh nhau ở các thành phố lớn, nhưng đa số, nhất là người già, lại không có ai để trò chuyện ngoài những con vật gia súc. Xã hội kỹ nghệ tân tiến thường hiện ra trước mắt tôi như một bộ máy bị đẩy đi tới khổng lồ. Thay vì mọi người sống cần góp phần trách nhiệm, mỗi cá nhân trong đó, trở nên một thành phần rất nhỏ vô nghĩa của bộ máy, không có sự chọn lựa nào khác hơn là chuyển động khi bộ máy chuyển động.

Tất cả điều đó còn được phối hợp bởi sự ủng hộ đương thời cho sự bành trướng và phát triển kinh tế đã góp phần tăng cường cho khuynh hướng cạnh tranh và lòng tham của con người. Thêm vào đó lại còn có sự ham muốn phô trương và duy trì thể diện –nguồn gốc phát sinh các vấn đề khó khăn, sự căng thẳng và thiếu hạnh phúc. Tuy nhiên, nỗi khổ tâm lý và xúc cảm mà chúng ta thấy quá thịnh hànhTây Phương do phản ảnh điều bất ổn ở nội tâm con người hơn là sự khuyết điểm của văn hoá. Thực vậy, tôi cũng thấy các hình thức tương tự về nỗi khổ tâm ấy ở những nước bên ngoài Tây Phương. Vài nơi tại Đông Nam Á có thể nhận thấy khi sự phồn vinh gia tăng, các truyền thống tín ngưỡng lại bắt đầu mất ảnh hưởng đối với con người. Kết quả chúng ta thấy rõ là một hiện tượng phổ biến tương tự như ở Tây Phương là cuộc sống con người bực bội và không mấy thoải mái.

Điều này nói lên rằng tiềm năng đó hiện hữu trong tất cả chúng ta; cùng một bệnh hoạn nơi thân thể do ảnh hưởng của môi sinh; sự đau khổ tâm lýcảm xúc cũng vậy: nó phát sinh trong những hoàn cảnh đặc biệt nào đó. Trong các nước chậm tiến thuộc “Thế giới Thứ Ba”, đủ loại bệnh tật bộc phát rất nhiều do đời sống thiếu điều kiện vệ sinh. Trái lại, các xã hội kỹ nghệ ở đô thị, chúng ta thấy nhiều thứ bệnh khác xuất hiện do tình trạng nhiễm ô môi sinh. Ngoài ra, còn có các bịnh tạo nên do thần kinh bị căng thẳng. Tất cả điều ấy cho thấy có những lý do vững chắc để nghĩ rằng có mối liên hệ giữa sự đề cao quá mức không cân xứng về các tiến bộ vật chất bên ngoài với sự thiếu hạnh phúc, lo âubất mãn của xã hội tân tiến. Điều này có thể trình bày một hình ảnh quá bi quan. Nhưng trừ phi chúng ta nhận thứcđặc tính của các vấn đề khó khăn, chúng ta sẽ không thể nào khởi đầu sự giải quyết chúng.

Hẳn nhiên, lý do chính yếu trong việc hiến dâng cho tiến bộ vật chất của xã hội tân tiến chính là sự thành công của khoa học và kỹ thuật. Điều tuyệt diệu trong các hình thức cống hiến của con người nói trên là chúng mang lại cho chúng ta sự thoả mãn dục vọng nhất thời. Chúng không giống như sự cầu nguyện, mà kết quả phần nhiều là vô hình – nếu cầu nguyện thực sự thành công. Và chúng ta rất dễ bị kích động bởi những kết quả. Còn điều gì thông thường hơn" Không may, sự dâng hiến đó khuyến khích chúng ta nghĩ rằng chìa khoá mở cánh cửa hạnh phúc là một tay nắm giữ được các phúc lợi vật chất còn tay kia giữ lấy các sức mạnh của kiến thức. Với những người có suy nghĩ chín chắn thì hẳn nhiên là thứ đầu không thể tự nó mang đến hạnh phúc, nhưng khả năng của thứ sau lại càng ảo tưởng hơn.

Nhưng rõ ràng là, chỉ riêng kiến thức không thể tạo nên hạnh phúc mà nó vốn bắt nguồn từ sự phát triển nội tâm, chứ không dựa vào các yếu tố bên ngoài. Thực vậy, mặc dù kiến thức giúp chúng ta hiểu biết tường tận và chính xác về các hiện tượng ngoại giới là một thành tựu to lớn, nhưng sự thúc đẩy giới hạn vào việc theo đuổi nó thay vì mang đến hạnh phúc lại có thể gây tai hại. Nó có thể khiến chúng ta không tiếp xúc được với thực tại rộng lớn hơn của kinh nghiệm con người, và đặc biệt sự lệ thuộc vào người khác.

Chúng ta cũng cần nhận thức điều gì sẽ xảy ra khi quá tin cậy vào các thành quả bên ngoài của khoa học. Ví dụ khi ảnh hưởng của tôn giáo suy đồi sẽ tạo ra sự rối loạn trong vấn đề làm sao chúng ta có thể hành thiện trong cuộc sống hằng ngày. Trong quá khứ, tôn giáođạo đức quấn cuộn vào nhau chặt chẽ. Ngày nay nhiều người tin tưởng rằng khoa học đã bác bỏ, phủ nhận được tôn giáo và còn tiến xa hơn cho rằng bởi lý do không có chứng cớ sau cùng về một quyền năng tâm linh nào cả, cho nên đạo đức chỉ còn là vấn đề ưa thích cá nhân.

Dù trong quá khứ, các khoa học triết gia cảm thấy nhu cầu muốn tìm một nền tảng vững chắc nhằm xây dựng các định luật bất biếnchân lý tuyệt đối, ngày nay sự nghiên cứu như vậy được xem như vô ích. Kết quả chúng ta thấy một sự đảo lộn hoàn toàn hướng về phía đối nghịch kia, nơi đây cuối cùng thì chẳng còn gì tồn tại và ngay cả thực tế cũng bị xét lại. Điều ấy chỉ có thể dẫn đến một sự hỗn loạn.

Nói lên điều này, tôi không có ý muốn chỉ trích sự đóng góp của khoa học. Tôi đã học hỏi rất nhiều từ sự thảo luận với các khoa học gia và nhận thấy không khó khăn gì khi đối thoại với họ mặc dù quan điểm của họ căn bảnduy vật. Thực vậy, như tôi nhớ là tôi đã bị quyến rũ bởi kiến thức sâu sắc của khoa học. Khi còn là một đứa bé, có lần tôi rất thích thú trong việc học hỏi về máy móc của một máy chiếu phim củ tìm thấy nơi nhà nghỉ mát mùa hè của đức Đạt Lai Lạt Ma còn hơn cả việc học hỏi đạo pháp.

Nói đúng hơn, điều tôi quan ngại chính là việc chúng ta không nhận thấy các giới hạn của khoa học. Khi khoa học thay thế cho tôn giáo như là nguồn kiến thức sau cùng được mọi người ưa thích thì chính khoa học bắt đầu hơi giống một thứ tôn giáo khác. Với điều này sẽ tạo ra một sự nguy hiểm tương tự khi con người đặt niềm tin mù quáng vào các nguyên tắc khoa học và không chấp nhận bất cứ ý kiến nào khác.

Sự kiện khoa học thay thế cho tôn giáo xảy ra là điều không mấy gì đáng ngạc nhiên trước những thành quả vượt bực của nó. Có ai không phấn khởi trước khả năng đưa người lên mặt trăng" Nhưng sự thật vẫn còn tồn tại là, ví dụ, khi chúng ta đến hỏi một nhà vật lý nguyên tử: “Tôi đang gặp một vấn đề khó khăn, tôi phải làm gì đây"”. Chắc chắn ông hoặc bà chỉ biết lắc đầu và khuyên chúng ta nên đến nơi khác tìm câu trả lời. Thông thường, một khoa học gia chẳng có vị trí khá hơn một luật sư trong vấn đề này. Bởi lẽ, trong khi khoa học và luật học có thể giúp chúng ta thấy trước kết quả hành động của mình, nhưng cả hai đều không thể cho chúng ta biết nên hành động thế nào để phù hợp với tinh thần đạo đức.

Hơn nữa, chúng ta cần nhận thức sự giới hạn của chính các tìm tòi về khoa học. Ví dụ, khi bước vào thiên niên kỷ, chúng ta bắt đầu chú ý đến tâm thức của con người và mặc dù đó là chủ đề nghiên cứu trong suốt lịch sử và nhiều khoa học gia đã cố gắng hết sức để tìm hiểu, nhưng họ vẫn chưa biết rõ thực sự nó là gì, tại sao nó hiện hữu và nó hoạt động bằng cách nào hoặc bản chất cốt yếu của nó ra sao.

Khoa học không thể cho chúng ta biết rõ nguồn gốc khởi thuỷ của tâm thức là gì cũng như kết quả của nó thế nào. Hẳn nhiên tâm thức thuộc loại hiện tượng không có hình dáng, thể chất hay màu sắc. Nó không thuận lợi để nghiên cứu bằng các phương tiện bên ngoài. Nhưng điều đó không có nghĩa một sự vật như thế không hiện hữu chỉ vì khoa học không thể tìm thấy nó.

Như vậy chúng ta có nên từ bỏ các câu hỏi khoa học đặt trên nền tảng đã từng thất bại" Chắc hẳn là không. Tôi cũng không chủ trương bảo rằng mục đích của sự phồn vinh là vô giá trị đối với tất cả. Bởi vì bản chất của chúng ta, kinh nghiệm thân xác và vật lý nắm giữ một vai trò trọng yếu trong đời sống con người. Sự thành tựu của khoa học và kỹ thuật đã rõ ràng phản ảnh lòng ham muốn của con người là mong có một cuộc sống tốt đẹptiện nghi hơn. Điều ấy rất tốt. Ai lại chẳng ca tụng nhiều tiến bộ vượt bực của nền y khoa hiện đại"

Cùng lúc, tôi nghĩ những nông dân trong các cộng đồng nông nghiệp truyền thống được thụ hưởng một sự hoà hợpan bình hơn các người dân sống ở thành phố. Ví dụ như ở vùng Spiti phía bắc Ấn Độ, ngày nay dân chúng địa phương vẫn còn giữ phong tục họ không bao giờ khoá cửa nhà khi đi ra ngoài. Họ làm vậy với hy vọng nếu có người khách nào đến thấy nhà vắng sẽ vào để tự lấy thức ăn dùng bữa trong khi chờ người nhà trở về. Ngày xưa Tây Tạng cũng có tập tục ấy. Điều này không có nghĩa là tại nơi đó, tội ác chẳng bao giờ xảy ra. Như trường hợp trước khi Tây Tạng bị Trung Cộng xâm lược, tội ác thỉnh thoảng cũng có nghe nói đến. Nhưng khi ấy, người ta thường nhíu mày kinh ngạc. Đó là biến cố bất thường và hiếm hoi. Trái lại, trong vài đô thị tân tiến, ngày nào trôi qua mà không có giết người đó là một sự kiện đặc biệt. Điều bất an đã đến theo cùng với sự đô thị hoá.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lý tưởng hoá cuộc sống thuở xa xưa. Trình độ hợp tác cao chúng ta tìm thấy trong các cộng đồng nông nghiệp chậm phát triển có thể đặt nền tảng trên nhu cầu cần thiết hơn là thiện chí. Người ta nhận biết nó là phương cách để thay thế cho việc làm quá cực nhọc. Và cảm nghĩ bằng lòng đó của chúng ta có thể là do sự dốt nát. Những người này không biết hoặc không thể tưởng nghĩ có những lối sống khác có thể thực hiện tốt hơn. Nếu biết, chắc họ sẽ cố gắng áp dụng.

Khó khăn đối đầu của chúng ta ở đây là tìm cách nào để vừa thụ hưởng sự hoà hợpan bình như người trong các cộng đồng truyền thống trong khi vẫn được hưởng đầy đủ phúc lợi từ các tiến bộ vật chất trong thế giới hiện nay vào buổi bình minh của thiên niên kỷ mới. Nói khác tức bảo rằng các cộng đồng đó không cần phát triển cải thiện mức sống của họ. Nhưng tôi biết chắc rằng, ví dụ, đa số người dân du mục Tây Tạng đều rất vui mừng có được những áo quần sưởi ấm loại mới nhất cho mùa đông, dầu nấu ăn không bốc khói, các thứ thuốc tây công hiệu và một máy truyền hình di động trong lều của họ. Hẳn nhiên không lúc nào tôi muốn từ chối họ có những thứ đó.

Xã hội tân tiến với tất cả những tiện nghi và khuyết điểm đã vươn lên trong một hoàn cảnh của nhiều nguyên nhânđiều kiện. Nếu bảo rằng chỉ cần từ bỏ hết các tiến bộ vật chất ấy chúng ta có thể khắc phục vượt qua những khó khăn thì thực là quá thiển cận. Như vậy là chúng ta đã quên đi các nguyên do căn bản khác. Hơn nữa, trong thế giới tân tiến vẫn còn nhiều điều đáng lạc quan.

Trong các quốc gia tiến bộ nhất, có vô số người rất tích cực quan tâm nghĩ tưởng đến những người khác. Gần hơn, tôi phải nghĩ tới lòng tốt bao la mà dân tị nạn Tây Tạng chúng tôi đã nhận được từ những người mà nguồn tài chánh của họ rất eo hẹp. Chẳng hạn, các trẻ em chúng tôi nhận sự giúp đỡ vô cùng từ sự đóng góp vị tha của những giáo chức Ấn Độ, trong số đó nhiều vị đã phải sống trong điều kiện khó khăn xa nhà. Trên bình diện rộng lớn hơn, chúng ta có thể nói đến sự phát triển về mối quan tâm đến quyền làm người căn bản trên toàn cầu và theo ý tôi, đây là tiêu biểu cho một sự tiến bộ rất tích cực.

Hành động đáp ứng nhanh chóng của cộng đồng quốc tế cứu trợ các nạn nhân thiên tai là một nghĩa cử tuyệt vời của thế giới hiện đại. Phát triển nhận thức rằng chúng ta không thể tiếp tục huỷ diệt môi trường thiên nhiêntránh khỏi nhận lãnh các hậu quả tai hại, đó cũng là một nguồn hy vọng. Hơn nữa, tôi tin rằng nhờ vào các phương tiện truyền thông tối tâncon người sẽ dễ dàng chấp nhận cuộc sống đa dạng. Trình độ học thứcgiáo dục của loài người cũng cao hơn các thế hệ trước. Những tiến bộ tích cực đó chứng tỏ cho thấy con người chúng ta có khả năng như thế nào.

Gần đây, tôi có dịp được diện kiến Hoàng Thái Hậu Anh Quốc. Bà là một khuôn mặt thân quen trong suốt cuộc đời tôi cho nên tôi rất vinh hạnh. Nhưng điều đặc biệt khích lệ là được nghe ý kiến của bà, một phụ nữ già bằng chính thế kỷ hai mươi này cho rằng người ta biết thương yêu đến người khác nhiều hơn thời bà còn trẻ. Bà bảo xưa kia người ta chỉ nghĩ đến chính đất nước của mình trong khi ngày nay họ quan tâm nhiều hơn đến dân tộc các nước khác. Khi tôi hỏi bà có lạc quan về tương lai không, bà xác nhận không chút do dự.

Hẳn nhiên, chúng ta có thể kể ra rất nhiều khuynh hướng tiêu cực trong một xã hội tân tiến. Không có gì nghi ngờ về sự leo thang mỗi năm của các vụ giết người, bạo động và hảm hiếp. Thêm vào đó, chúng ta thường xuyên nghe nói các câu chuyện sách nhiễu tình dục hay bóc lột ngay trong gia đìnhcộng đồng rộng lớn hơn và con số gia tăng của giới trẻ nghiện ngập hút xì ke và uống rượu cũng như tỷ lệ rất lớn của những cuộc ly dị đã ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào.

Ngay cả trong cộng đồng tị nạn bé nhỏ của chúng tôi cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của các tệ nạn đó. Chẳng hạn trước đây tự tử là điều hầu như không thấy xảy ra ở xã hội Tây Tạng nhưng gần đây lại có một hoặc hai thảm kịch loại đó, ngay cả trong cộng đồng lưu vong của chúng tôi. Cũng thế, mặc dù thế hệ trước đây nghiện ngập ma tuý không có trong giới trẻ Tây Tạng, giờ đây thì chúng tôi đã có vài trường hợp – hầu hết xảy ra tại các nơi hấp thụ nếp sống đô thị tân tiến.

Tuy nhiên, các vấn đề trên không như các nỗi khổ bệnh, lão và tử là những điều có tính cách thiên nhiên không sao tránh được. Chúng không đến từ sự thiếu hiểu biết. Khi suy nghĩ tận cùng, chúng ta nhận thấy rằng tất cả đều là vấn đề đạo đức. Mỗi trường hợp đều phản ảnh sự hiểu biết của chúng ta về điều gì đúng hay sai, tích cực hoặc tiêu cực, thích đáng hay không thích đáng. Nhưng vượt lên trên đó, chúng ta có thể chỉ thẳng vào một điều hết sức căn bản: sự bỏ quên điều mà tôi gọi là nội tâm của chúng ta.

Tôi muốn nói điều gì" Theo sự hiểu biết của tôi, sự quá chú tâm vào hành động chiếm hữu vật chất phản ảnh một giả định nền tảng rằng tự nó có thể mua được và cung cấp cho chúng ta tất cả những thoả mãn chúng ta đòi hỏi. Tuy nhiên, theo bản chất, sự thoả mãn và chiếm hữu vật chất có thể cung cấp cho chúng ta sẽ giới hạn ở mức độ các giác quan. Nếu đúng thật loài người chúng ta không khác gì loài thú, như vậy cũng được đi. Tuy nhiên loài người rất phức tạpđặc biệt là vì chúng tatư tưởng và tình cảm cũng như khả năng tưởng tượng và phê phán – cho nên rõ ràng là nhu cầu của chúng ta đã vượt lên trên các giác quan. Sự hiện hữu của âu lo, căng thẳng tinh thần, rối loạn, bấp bênh và buồn chán nơi những người được thoả mãn các nhu cầu căn bản đã minh chứng rõ ràng cho thấy điều ấy.

Các vấn đề của chúng ta xảy ra bên ngoài như chiến tranh, tội ácbạo động cùng những vấn đề chúng takinh nghiệm nội tâm như các đau khổ tình cảm và tâm lý sẽ không thể giải quyết được cho đến khi nào chúng ta nói lên sự không chú ý, lãng quên điều căn bản đó. Bởi thế mà các chính biến lớn trong vòng một trăm năm qua và hơn nữa dân chủ, tự do, xã hội chủ nghĩa – tất cả đều thất bại không mang lại được sự an lạc toàn cầu mà đáng lẽ ra chúng cung ứng, cho dù các tư tưởng ấy có cao đẹp đến đâu. Cần phải thực hiện một cuộc cách mạng, chắc hẳn như vậy. Nhưng không phải cách mạng chính trị, kinh tế hay cả kỹ thuật. Chúng ta đã có quá đủ kinh nghiệm của các thứ trên trong thế kỷ qua để nhận biết rằng một sự thay đổi bên ngoài sẽ không mang lại kết quả. Điều tôi chủ xướng là một cuộc cách mạng nội tâm.
(Trích từ cuốn sách “Ethics For The New Millennium & Đức Đạt Lai Lạt Ma và Albert Einstein - Nhà Xuất Bản Phương Đông 2008)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/12/2015(Xem: 10930)
11/12/2018(Xem: 13603)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.