Thư Viện Hoa Sen

Thanh Niên Trước Ý NghĩaMục Đích Cuộc Đời

09/01/20159:09 CH(Xem: 12912)
Thanh Niên Trước Ý Nghĩa Và Mục Đích Cuộc Đời
Ý NGHĨA ĐỜI SỐNG
Tuyển tập các bài viết của tác gỉa Nguyễn Thế Đăng
Nhà xuất bản: Thiện Tri Thức

THANH NIÊN TRƯỚC Ý NGHĨAMỤC ĐÍCH CUỘC ĐỜI

Thật ra, ý nghĩa  và mục đích  cuộc đời là một tiến trình tìm kiếm, khám pháthực hiện cho tới khi chết, tiến trình không dừng lại cũng như bánh xe cuộc đời không bao giờ dừng lại. Nhưng ở tuổi thanh niên, việc xác định dù sơ bộ ý nghĩamục đích cuộc đời là một việc làm khẩn thiết vì nó sẽ định hướng cho toàn bộ cuộc đời mình. Chúng ta sẽ tránh bớt được những rối rắm vì những cơ hội và những thách thức.

Hiện nay, y học, tâm lý học và các ngành học về con người đã đồng ý tổng quát về những giai đoạn của đời người như sau:

Tuổi thơ ấu, từ sinh ra đến 6 tuổi: học cách sử dụng thân thể, đồ vật, sống với thế giớicon người chung quanh. Hình thành ý thức về cái tôi, tự điều khiển thân thể, học nói và hiểu biết người chung quanh…

Tuổi thiếu niên, từ 6 tuổi đến 18 tuổi: học tập kiến thức để thành người. Ý thức rõ hơn về cái tôi, phát triển ý thức tự  trị, có bản sắc riêng, phát triển năng lực tư duycảm xúc mở rộng những tương quan với gia đình, với bạn bè, với người khác giới, bắt đầu cho những tương quan với xã hội. Bắt đầu biết cách quản lý đời mình và có mục đích  dù chưa rõ ràng cho cuộc đời mình.

Tuổi thanh niên từ 18 đến 35 tuổi: Ý thức rõ về mình, những khả năng, những ước muốn của mình trong tương quan với xã hội mình đang sống. Tìm một nghề nghiệp, một công việc làm và một cuộc hôn nhân, nhận thức rõ những quyền lợi, những bổn phận và trách nhiệm, xứng tầm với cuộc đời mình. Thực hiện những ý nghĩa, những giá trị cho toàn bộ cuộc đời mình.

Trung niên, từ 35 tuổi đến 50: Thời kỳ có những thành công về mặt xã hội và trong việc hoàn thiện bản thân., đồng thờigiá trị  sâu sắc hơn, trong tương quan với chính mình, với người khác và với thế giới.

Hậu trung niên: từ 50 đến 65 tuổi: mức độ cao nhất của những thành tựu bản thân. Lý trí, tình cảm  tích cực đạt đến mức cao nhất. Chiết xuất những kinh nghiệm đã sống thành những giá trị sống và truyền đạt lại cho mai sau.

Cao niên trên 65 tuổi:  Tổng kết và trao truyền kinh nghiệm của toàn bộ cuộc đời và chuẩn bị cho cái chết.

Tuy chỉ nói sơ lược nhưng chúng ta đều nhìn thấy thời thanh niên (18-35 tuổi) là thời rất quan trọng vì đó là thời kỳ để xác lập ý nghĩa con người mình ở giữa đời sống (tam thập nhị lập, Khổng Tử), thực sự sống ở đời có một vị trí trong xã hội, sống với người khác và với thế giới. Đó là giai đoạn xác lập cho mình những ý nghĩa sống, giá trị sống và mục đích sống để thực hiện chúng trong suốt cuộc đời.

Quan niệm hiện tại đã bắt gặp quan niệm của những nền văn hóa từ lúc khởi nguyên rằng giáo dụcgiáo dục trọn đời. con người học hỏi trao đổi thêm kinh nghiệm và do đó mở rộng và nâng cấp cuộc đời mình càng lúc càng hoàn thiện. Qua những giai đoạn ở trên, chúng ta thấy mọi giai đoạn đều là học hỏimở rộng đào sâu kinh nghiệm, nhờ quá trình này cuộc đời càng ngày càng có phẩm chất cao hơn, nằm ở mọi giai đoạn, phù hợp với khả năng và tuổi tác. Thế nên là sai lầm khi nói giai đoạn thanh niên thì người ta sống nhiều hơn, tuổi già thì người ta sống ít hơn. Trước cuộc sống và cái chết, con người luôn luôn ở tuổi thanh niên của sự học hỏi và trải nghiệm; thanh niên là tuổi sơ học của tuổi trưởng thành; và tuổi già là tuổi thanh niên đã trưởng thành. Biết học hỏi và trải nghiệm, mọi người luôn luôn bình đẳng trước thời gian cũng như  trước những điều xảy đến với mình.

Sống để làm gì, đâu là ý nghĩamục đích của đời người? Bằng một nhận thức thông thường và phổ quát, mỗi chúng ta đều có thể trả lời: Sống là để kinh nghiệm, mở rộng trường kinh nghiệm của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống. Sống là để “biết”. Sống là để “biết” những xúc cảm ngày càng sâu sắc hơn. Ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta cũng đã nói lên điều đó: lịch sự (từng trải sự việc), lịch thiệp ( trải qua xã giao giỏi), lịch duyệt (từng trải việc đời), lịch lãm (đã đi qua nhiều nơi)…

Chúng ta đều đồng ý sống là để kinh nghiệm, trải nghiệm, cảm thấy (to feel) nhiều thứ, thậm chí gần như nhiều thứ của cuộc đời. Nhưng chỉ trài nghiệm nhiều thứ ở  cấp độ giác quan thì chưa đủ. Điều này chỉ ở tuổi thơ ấu và một phần của tuổi thiếu niên. Lớn lên tôi phải trải nghiệm những thứ đó ở cấp độ ý thức nữa. Nhờ ý thức phát triển, tôi có thể hiểu biết sâu sắc hơn, tinh lọc những hiểu biết giác quan thành một kho tàng của kinh nghiệm ý thức. Chẳng hạn nhờ tư duy phân biệt, trí tưởng tượng và xúc cảm (những khả năng của ý thức), tôi có thể biết những vùng tôi chưa hề đặt chân tới qua những cuốn sách. Tôi có thể tiếp xúc với ý tưởng của những con người cao quý đã qua đời cách đây mấy ngàn năm. Nhờ ý thứcchúng ta  có thể mở rộngđào sâu kinh nghiệm về  chính chúng ta, về người khác và về thế giới. ý thức làm cái tốt, cái đẹp được nhân lên nhiều lần; cái thật, cái tốt, cái đẹp được nhân lên nhiều lần. ý thức làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, giá trị hơn rất nhiều.

Nhưng chưa hết, ở tuổi mới lớn qua những thông tin bình thường của xã hội chúng ta nghe nói còn có một cấp độ khác cao hơn nữa của đời sống: cấp độ vượt khỏi ý thức, cấp độ mà bây giờ người ta gọi là tâm linh, tinh thần, thực tạiđời sống đích thực và viết hoa…hay ngày xưa gọi là chân tâm, chân tánh, chân lý tuyệt đốitối hậu, Đạo, Niết Bàn…nhờ những con người cao cấp, những người đã đạt đến một đời sống cao hơn ý thức, một đời sống kỳ diệu, thiêng liêngviên mãn. Chúng ta biết rằng có một niềm vui cao hơn và trường cửu hơn cái vui của giác quaný thức. Có một sự thật rõ ràng hơn sự phán định đúng sai của giác quaný thức. Có một tình thương bao la, ân phước và thấu nhập hơn sự tiếp xúc hời hợt nông cạn của giác quaný thức. Nếu chúng ta đưa thân tâm đi trên con đường mà tất cả những vị ấy đã từng đi, dần dần chúng ta sẽ trải nghiệm cái Đời Sống chân thiện mỹ ấy.

Như vậy ý nghĩamục đích của cuộc đời là trải nghiệm, kinh nghiệm đời sống. Nhưng đời sống có 3 cấp độ, giác quan, ý thứctâm linh; thế nên trải nghiệm và hưởng thụ đời sống cũng phải đủ cả 3 cấp độ mới trọn vẹn. Kinh nghiệm của chúng ta đi từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ thô sơ đến vi tế, từ chóng vánh đến trường cửu..đó là sự lớn lên, sự trưởng thành của đời người, và cũng là sự trưởng thành của tâm thức. Với một tâm thức trưởng thành. Chúng ta đi qua cuộc đời này, hiểu biết nó, hưởng thụ nó, khai thác những tiềm năng của nó và chúng ta trải nghiệm cái chết vốn chẳng hề tách lìa đời sống với niềm hân hoan của hiểu biếtthương yêu. Đó là mục đích và cũng là ý nghĩagiá trị của cuộc đời.

Nhờ sự trải nghiệm mà chúng ta lớn dần lên, chúng ta trưởng thànhchúng ta thành người toàn diện. Cuộc đời chúng ta sẽ rất uổng phí nếu chúng ta cứ mãi là đứa trẻ nít trước đời sống. Ban đầu chúng ta sống nhiều trong thế giới của kinh nghiệm giác quan ở thời thơ ấuthiếu niên. Đây là sự chuyển hóa thứ nhất từ vô tri vô giác đến sự sống của giác quan, nghĩa là của thân thể. Rồi đến cuối đời thiếu niên và thời thanh niên, nhờ chúng ta phát triển ý thức với tất cả những khả năng của nó, chúng ta sống thế giới giác quan nhưng đậm chất ý thức khiến cho thế giới giác quan này được nâng cấp, có thêm rất nhiều ý nghĩa, thêm nhiều giá trị. Đây là thế giới ý thức làm chủ, làm giám đốc, các giác quan làm nhân viên thừa hành. Lên cấp độ ý thức, thế giới được mở rộng  và đi sâu hơn rất nhiều, thế giới trở thành phong phú hơn. Đây là sự chuyển hóa thứ hai, sự thức tỉnhhoạt động của ý thức. Cuối cùng, bằng những thực hành tâm linh (Giới, Định, Huệ) chúng ta tiếp xúc được  thế giới tâm linh, tinh thần. Thế giới vẫn là thế giới như cũ, sông vẫn là sông, núi vẫn là núi, nhưng từ nay mang một nội dung tâm linh tinh thần. Chính nhờ nội dung này mà thế giới tìm thấy ý nghĩa đích thực của nó, giá trịmục đích thật sự của nó. Chúng ta đi đến cái thế giới rộng nhất, cao nhất, chân thực nhất, đẹp đẽ nhất,  thiện hảo nhất, an vui nhất. Cái thế giới mà mọi ngành học thuật đều hướng đến, đều tìm kiếm, dù là thi ca, nghệ thuật hay vật lý, toán học…Đây là cuộc chuyển hóa thứ ba, cuộc chuyển hóa tâm linh, con người thành tựu chính minh, đi đến mục đích cuối cùng của cuộc đời làm người, tìm ra mình thật sự là cái gì, tìm ra ý nghĩa và  giá trị tối hậu của đời sống, thiêng liêng hóa nghĩa là hoàn hảo hóa mọi tương quan của mình với người khác, với thế giới và với chính mình. Đây là đời sống của tự do, an lạc, của trí tuệtình thương, nơi chấm dứt mọi khổ đau mọi hy vọng mong cầu luôn luôn bất thành của kiếp người bất toại nguyện.

Thế nên con người sống là chuẩn bị và thực hiện cuộc sống của mình ở ba cấp độ, ba lĩnh vực ấy của đời sống đến mức độ nào, trọn vẹn đến đâu, hoàn hảo đến mức nào.Mỗi giây phút mỗi nơi chốn đều luôn luôn hiện hữu ba cấp độ ấy của đời sống. Ngay trong nghề nghiệp để nuôi sống mình, người ta vẫn có thể học hỏitiếp xúc với cả ba cấp độ của đời sống. Đời sống như vậy có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, nên luôn luôn là cơ hội bình đẳng đối với tất cả mọi người. Chỉ tùy tâm thức chúng ta có thể kinh nghiệm nó được hay không mà thôi.

Nếu cần một nghề nghiệp, chúng ta cần những vị thầy. Nếu cần sống phong phútrọn vẹn ở cấp độ ý thức, chúng ta cần có những vị thầy cao cấp hơn. Và nếu cần sống ở cấp độ tâm linh, chúng ta cần những vị thầy tâm linh hướng dẫn cho chúng ta đi vào cành cửa mở ra thế giới tâm linh.

Mục đích của một đời người là trưởng thành, tự hoàn thiện, tự thực hiện (self – realize), chính con người đầy đủ với ba cấp độ của nó. Dĩ nhiên trong quá trình tự thực hiện ấy chúng ta luôn luôn có sự giúp đỡ của người khác, dù họ chỉ vô tình hay cố ý. Đơn giản, thân thể chúng ta duy trì được là nhờ sự làm việc tạo ra thực phẩm của họ. Ý thức chúng ta phát triển được  là nhờ những thành quả ý thức của những người khác. Người khác luôn luôn nằm trong sự thực hiện của chúng ta, từ giai đoạn giác quan đến giai đoạn ý thứccuối cùng đến giai đoạn tâm linh. Sự thực hiện của chúng ta càng lớn khi  càng có nhiều người trong đó, cho đến khi viên mãn thì hẵn là phải bao gồm tất cả mọi người. Người khác chính là Trí HuệTừ Bi của chúng ta.

Như chúng ta thấy ở trên, càng lớn tuổi, càng trưởng thành, càng có nhiều kinh nghiệm thì sự truyền đạt, trao truyên nội dung của kinh nghiệm càng phải có. Truyền đạt kinh nghiệm là một dấu hiệu của tuổi trưởng thành. Truyền đạt lại kinh nghiệm là sự đóng góp lớn nhất, sự trao tặng lớn nhất cho xã hội. Cho dù chúng ta không đạt đầy đủ những kinh nghiệm ở cả ba lĩnh vực, nhưng sự truyền đạt, sự cho đi những kinh nghiệm ấy là ý nghĩagiá trị của toàn bộ một cuộc đời. Gia đìnhxã hội được tồn tại, những nền văn hóavăn minh vẫn tiếp diễn…chính là nhờ sự truyền đạt lại kinh nghiệm này.

Tóm lại, sống là để trải nghiệm  đời sống. Đời sống thì rộng lớn và sâu xa vô cùng như chúng ta đã nói ở trên. Vấn đề là trong các giai đoạn mà chúng ta trải qua, ở giai đoạn nào, chúng ta đều cố gắng tận dụng để học tập trải nghiệm đời sống đó. Đây là con đường tất yếu, không chừa một ai. Nó không phải là một bổn phận do ai đặt ra để bắt buộc chúng ta. Nó chính là quyền lợi tối thượng của mỗi người chúng ta.

Sự phát triển của cuộc đời chúng ta với giai đoạn giác quan thì như chồi sen ngâm dưới nước. Đến giai đoạn ý thức thì cuộc đời chồi sen của chúng ta vươn lên khỏi mặt nước và bắt đầu tượng hình một búp sen. Ở giai đoạn tâm linh thì đóa sen bắt đầu nở. ý thức không chối bỏ giác quan mà là sự thành tựu, sự thăng hoa của giác quaný thức, mà là sự nở hoa cùa giác quaný thức.

Con đường làm nở hoa trong con người của mình là sự tất yếu của một biện chứng tiến hóa của cuộc đời làm người như vậy.

Tạo bài viết
17/11/2016(Xem: 15826)
07/11/2013(Xem: 28597)
11/12/2014(Xem: 20148)
30/07/2021(Xem: 11832)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.