Thật vậy, ngay sau khithành đạo, Đức PHẬT đã tuyên bố “LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ” của thế gian một cách rất ngắn gọn, giản dị, và rõ ràng; Chỉ như sự chửa bệnh của một ông Bác sĩ:
"Nầy các tỳ kheo, bởi vì không thông hiểu, không thấu đạt Bốn Sự Thật Cao Quý mà ta cũng như quý vị từ lâu đã phải trãi qua nhiều kiếp luân hồitrong vòngsinh tử... Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấu đạt 4 SỰ THẬT:
1) SỰ THẬT về KHỔ, 2) SỰ THẬT về NGUYÊN NHÂN của KHỔ 3) SỰ THẬT về NIẾT BÀN (lúc khổ tận diệt) 4) SỰ THẬT về CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NIẾT BÀN lòng tham thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗ trợ để sinh hữu được phá hủy, và từ đó không còn khổ đau vì sinh tử nữa."
Tuy nhiên lời dạy ngắn gọn đó của PHẬT mấy ai đã ghi nhớ đầy đủ. Ngay SỰ THẬT đầu tiên, SỰ THẬT về KHỔ, có được bao nhiêu người đã ý thức thấu đáo? Chỉ vì không ý thức thấu đáo SỰ THẬT về KHỔ mà bao nhiêu người đã và đang tiêu phí hết cả cuộc đời, “SỐNG để CHỜ CHẾT” rồi đi vào cỏi âm u.
Thời gian đi qua rất nhanh, thấm thoắt mà đã 40 năm rồi từ ngày chúng ta bỏ nước ra đi, năm 1975. Từ đây cho đến ngày chết, dĩ nhiên còn nhanh chóng hơn thế nữa. Thế nhưng CON ĐƯỜNGGIẢI THOÁT chúng ta đã thấy rõ hay chưa? Nếu chưa thì đến ngày chết làm sao tránh khỏiđi vào cỏi MỊT MÙ? Lần ra đi này còn MỊT MÙ hơn cả ngày vượt biên bỏ nước ra đi. Thế nhưng đã có ai biết sửa soạn để không bị đi vào cỏi MỊT MÙ chưa?
Đừng tưởng chết đi có thể sinh được làm người trở lại một cách dễ dàng. Nếu sinh được làm người trở lại mà dễ thì hẳn chúng ta đã hiểu đạo, CHỨNG ĐẠO, từ lâu rồi. Tại sao qua vô vàn kiếp cho đến giờ này, chúng ta vẫn “mò mẫm” trên con đườngtu hành, vẫn chưa thấy đâu bến bờ giải thoát? -- Bởi vì sau khi chết không dễ gì sinh lại được làm người để tiếp tụchọc đạo. Trong kinh tạng PHẬT đã nói rõ:“Như lai thấy người chết đi xuống, nhiều như lông con bò, mà sinh lại làm người, hoặc đi lên, thì ít như 2 sừng bò”.
Đó là chưa nói đến trường hợp, sau khi chết, vì quá khát khao được sống trở lại, vô vàn chúng sanh trong lúc buồn khổ, thiếu tĩnh thức, đã đọa sinh vào các loài thú vật. Trong trường hợp này thời gian chờ được tiến hóa để lên làm người trở lại, còn lâu xa hơn một con rùa ở dưới đáy biển, 100 năm nổi lên một lần, và đụng được một tấm váng trôi bồng bềnh trên mặt đại dương (xem Tương Ưng bộ kinh). Đó cũng là một SỰ THẬT về KHỔ mà vì chúng ta không hề hay biết, nên đã bị trầm luân từ vô vàn kiếp đến nay.
Trong Tương Ưng bộ kinh, có lần Đức PHẬT hỏi chúng tăng:“Này chư tỳ kheo, đất trên đầu móng tay của ta và đất của cả quả địa cầu, bên nào nhiều hơn, bên nào ít hơn?” -- Bạch đức Thế Tôn, không thể so sánh được, một bên quá ít, một bên quá nhiều. “Này chư tỳ kheo, sự khổ còn lại của một bậc THÁNH NHẬP LƯU cũng ít như đất trên đầu móng tay của ta. Trong khi sự khổ của những ai chưa đắc được THÁNH QUẢNHẬP LƯU sẽ còn mênh mang như đất của quả địa cầu”.
Lý do như vậy là vì bậc THÁNH NHẬP LƯU (TU ĐÀ HOÀN) chỉ còn luân hồi tối đa 7 kiếp nữa thôi rồi sẽ được giải thoáthoàn toàn. Và ngài chỉ sinh lại làm người hoặc vào các cỏi trời để tiếp tụctu hành, chứ không còn bị đọa lạc vào các khổ cảnh. Như vậy có nghĩa rằng, muốn chấm dứt sự trầm luân trong các khổ cảnh và đảm bảo sẽ được giải thoáthoàn toàn như các vị A LA HÁN, thì sự tu hành của chúng taphải đạt cho bằng được THÁNH QUẢNHẬP LƯU ngay trong kiếp này. Đó là THÁNH QUẢ mà một người cư sĩ có thể đạt được, nếu học đầy đủ CHÁNH PHÁP và TINH TẤNTU HÀNH để có thể LIỄU TRI tất cả 4 SỰ THẬTVI DIỆU ở trên.
Liễu tri 4 SỰ THẬTVI DIỆU cũng có nghĩa là liễu triBÁT CHÁNH ĐẠO, TỨ NIỆM XỨ, 12 NHÂN DUYÊN, LÝ DUYÊN KHỞI, 37 PHẨM TRỢ ĐẠO, cùng sự hiểu biết về các TIẾN TRÌNH của THIỀN ĐỊNH và sự TU CHỨNG. Vì các pháp đó đều chỉ là những sự khai triển từ 4 SỰ THẬTVI DIỆU mà ra. Khi SỰ THẬT về NIẾT BÀN đã biết rõ ràng, khi CON ĐƯỜNG đi đến NIẾT BÀN cũng đã được thông suốtrõ ràng, thì sự tu hành đến nơi đến chốn sẽ tự nhiên xảy ra như PHẬT đã cho ví dụ ở trong Tăng Chi bộ kinh:
“Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống chú tâm trong sự tu tập, dầu không khởi lên ước muốn: "Mong rằng tâm ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ"; tuy vậy, tâm vị ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ. Vì cớ sao? Phải nói rằng vì vị ấy có tu tập. Có tu tập cái gì? Có tu tậpBốn niệm xứ, có tu tậpBốn chánh cần, có tu tậpBốn như ý túc, có tu tập Năm căn, có tu tậpNăm lực, có tu tậpBảy giác chi, có tu tậpThánh đạo tám ngành.
Ví như, này các Tỷ-kheo, có tám, mười hay mười hai trứng gà. Các trứng ấy được con gà mái ấp nằm đúng cách, ấp nóng một cách đúng đắn, ấp dưỡng một cách đúng đắn. Dầu cho con gà mái ấy không khởi lên ý muốn: "Mong rằng những con gà con của ta, với chân móng và đỉnh đầu, hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được sanh ra một cách an toàn!", tuy vậy, các con gà con ấy có thể với chân, móng, đỉnh đầu hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được sanh ra một cách an toàn.
Nếu quí đạo hữu đã thật sự thấy MỌI HẠNH PHÚCTHẾ GIAN ĐỀU HỨA HẸN ĐAU KHỔ để không còn bám víu và phí bỏ mọi thì giờ cho chúng nữa, thì tôi sẽ tận tình chia xẻ với quí đạo hữu đầy đủ PHÁP HỌC cũng như PHÁP HÀNH để quí vị có thể tìm thấyHẠNH PHÚCCHÂN THẬT. Qúi đạo hữu phải có đầy đủ CHÁNH TRI KIẾN về giáo pháp của PHẬT trước khi đi vàoTHIỀN ĐỊNH và THIỀN QUÁN. Bởi không thể có một ông bác sĩ ra trường mà chưa học đầy đủ lý thuyết về y khoa. Cũng không thể có một bác nông phu dầu tâm hồnyên tịnh đến cở nào, khi chăm chú nhìn trái táo rơi mà phát hiện ra được định luật về trọng lực (gravity) như nhà vật lý NEWTON. Sự tu hành cần có đầy đủ PHÁP HỌC (CHÁNH KIẾN) để làm vốn liếng cho CHÁNH TƯ DUY trước khi đi đến GIÁC NGỘ.
Nhiều Phật tử đã tưởng rằng sự tu hành chỉ cần chuyên tâmTHIỀN ĐỊNH rồi sẽ phát sinh TRÍ TUỆ. Do tưởng vậy họ nôn nóng đi tìm các thiền sưnổi tiếng để “hạ thủ công phu” mong được tức khắc giải thoát. Họ không biết rằng nếu chưa học đầy đủ CHÁNH KIẾN của PHẬT để biết thế nào là CHÁNH ĐỊNH trước khi thực hành THIỀN, thì sự tu ĐỊNH sẽ rất dễ phát sinh TÀ KIẾN. Do trong lúc thiền định THỌ và TƯỞNG biến hiện ra những ĐỊNH TƯỚNG ngoài tầm hiểu biết của họ để gây nên những sự hiểu lầm. Nên nhớ rằng, dầu cho quí đạo hữu đã tuyên bố đắc ĐỊNH đắc TUỆ cở nào. nhưng nếu vẫn chưa thấy rõ được 4 SỰ THẬT của TỨ THÁNH ĐẾ, thì quí đạo hữu vẫn còn ở trong VÔ MINH, chưa có khả năng chấm dứt được sự KHỔ.
Đức PHẬT đã xác định như vậy ở trong Tương Ưng bộ kinh:“Này Chư Tỷ-kheo, chính là không rõ biết KHỔ, không rõ biết KHỔ TẬP (nguyên nhân của khổ), không rõ biết KHỔ DIỆT (niết bàn), không rõ biết CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN KHỔ DIỆT (bát chánh đạo), đấy gọi là VÔ MINH. Cho đến như vậy là đi đến vô minh.”. Phần cuối cùng của bài kinhTỨ NIỆM XỨ, trong phần QUÁN PHÁP, Đức PHẬT cũng đã chỉ dạy cách kiểm chứng sự thành công của sự tu hành như sau: Vượt qua 5 TRIỀN CÁI, thấy rõ NGỦ UẨN VÔ NGÃ, đạt đượcLỤC CĂN THANH TỊNH, đi hết tiến trình của 7 GIÁC CHI, và cuối cùng thấy rõ đầy đủ 4 SỰ THẬT của TỨ THÁNH ĐẾ như đã nói ở trên.
Đó là sơ lượckinh nghiệmtu học của tôi theo đúng CHÁNH PHÁP của PHẬT. Tôi không có kinh nghiệmthiền chứng của bất cứ một vị thiền sưdanh tiếng nào để chia xẻ cho quí đạo hữu. Tôi chỉ có thể giúp quí đạo hữu thấy rõ CON ĐƯỜNGGIẢI THOÁT của Đức PHẬT đã ghi trong KINH TẠNG. Để, nếu có quyết tâm, quí đạo hữu có thể đắc được THÁNH QUẢTU ĐÀ HOÀN ngay trong kiếp này. Nhưng dầu không thành đạt đi nữa thì quí đạo hữu, từ nay cho đến về sau, cũng xứng đáng được gọi là Phật tử hơn bao nhiêu người khác, vì đã nắm vững các giáo pháp chính của PHẬT. Tôi sẽ giúp quí đạo hữu hiểu thật rõ các giáo pháp sau đây:
1. LÝ DUYÊN KHỞI: Đây là chìa khóa để hiểu rõ những khúc mắc trong giáo lýđạo Phật, là trí tuệ để các vị DUYÊN GIÁC (ĐỘC GIÁC) PHẬT thành PHẬT trong thời kỳ không có một vị TOÀN GIÁC PHẬT ra đời. Một giáo lý mà Đức Thích Ca đã ca ngợi như sau: “Này Ananda, giáo phápDuyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanhhiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.”
2. SỰ THẬTVI DIỆU (Tứ Thánh Đế): Là trọn vẹn lời giải cho bài toán khổ của thế gian mà Chư Phật đều tuyên bố sau khi thành đạo. Nếu quí đạo hữu không muốn đường tu đi về nơi vô định thì dứt khoát quí đạo hữu phải hiểu rõNIẾT BÀN là gì? Và con đường đến đó phải thấy rõ ràng.
Có một tội lỗi mà nhiều thầy tổ Trung Hoa đã vi phạm, do họ đã hiểu lầm lời Kinh BÁT NHÃ với trí óc chưa chứng đắc của họ. Họ đã cho rằng TỨ ĐẾ “là pháp thấp thỏi của bọn hạ căn tiểu thừa”. Trong khi đó thì chính Đức Phật lại tuyên bố đó là pháp cao nhất mà chỉ các bậc PHẬT TOÀN GIÁC mới có thể thấu triệthoàn toàn:
"Này hỡi các Tỳ Khưu, ngày nào mà tri kiếntuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức chưa được hoàn toànsáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng sa môn, bà la môn, Trời và người, rằng Như Lai đã chứng ngộVô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (anuttaram samma-sambodhim).
Đến khi, này hỡi các Tỳ Khưu, tri kiếntuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức, đã trở nên hoàn toànsáng tỏ, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng sa môn, bà la môn, Trời và người, rằng Như Lai đã chứng ngộVô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” (Kinh Chuyển Pháp Luân)
3. BÁT CHÁNH ĐẠO: Là trọn vẹncon đường đi đến NIẾT BÀN, tận diệt khổ đau. Áp dụng vào cuộc sống, vào hệ thốnggiáo dụcthế gian, là con đường để phát triển TRÍ TUỆ, ĐẠO ĐỨC, và HẠNH PHÚCchân thật cho con người và xã hội. Qúi đạo hữu phải hiểu và áp dụngtrọn vẹn tất cả BÁT CHÁNH ĐẠO mới có thể mong đạt đến các Thánh Quả. Đức PHẬT đã khẳng định rằng:
“Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn (TU ĐÀ HOÀN), ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn (TU ĐÀ HÀM), cũng không có đệ tam Sa-môn (A NA HÀM), cũng không có đệ tứ Sa-môn (A LA HÁN). Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhứt Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn.”(Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ 16)
4. TỨ NIỆM XỨ, THIỀN MINH SÁT: Đây làcon đườngTÌM HIỂU CHÍNH MÌNH mà tất cả các bậc giác ngộ đều phải đi qua để đạt đếnNIẾT BÀN. Bởi không thể có một bậc giác ngộ mà chưa hiểu chính mình. Cũng bởi thế mà trong kinh TỨNIỆM XỨĐức PHẬT đã xác định như sau: “Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựuchánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ.”
TỨ NIỆM XỨ là một pháp THIỀN rất khoa học, chỉ phát triển TUỆ PHÂN TÍCH mà không phát triển tâm THAM ÁIduy trìNGÃ CHẤP như các phương pháp thiền khác. Với TỨ NIỆM XỨ quí đạo hữu khỏi cần khổ cực uốn nắnthân tâm theo cách nào, của bất cứ một vị thiền sư, hay của tông phái nào cả.
Quí đạo hữu chỉ cần phát triển sự TÒ MÒ muốn TÌM HIỂU CHÍNH MÌNH. Rồi quí đạo hữu sẽ say sưa tìm hiểu về con người của mình như một KHOA HỌC GIA say sưa nghiên cứu, quên ăn quên ngủ. Qúi đạo hữu có thể liên tụcTHIỀN ĐỊNH, THIỀN QUÁN một cách thích thú, không biết mõi mệt cho đến khi khám phá được SỰ THẬTVÔ NGÃ thì sẽ biết NIẾT BÀN là như thế nào?
Không ai có thể trực tiếp thấy rõ mình bằng chính mình. Chỉ cần phát triển sự thấy trực tiếp như vậy, quí đạo hữu sẽ thấy đầy đủ mọi góc cạnh của BÃN NGÃ, đầy đủ mọi tính chất tốt xấu của nó, cùng với những nguyên nhân từ đâu những tốt xấu và BÃN NGÃ sinh ra. Từ đó quí đạo hữu sẽ khám phá ra đầy đủ tất cả 4 SỰ THẬT của TỨ THÁNH ĐẾ từ ngay trong cái thân tứ đại này.
5. NGHIỆP và 12 NHÂN DUYÊN: Đây là lý thuyết giảngrõ những nguyên nhân tạo nên BÃN NGÃ, tạo nên sự trói buộc của NGHIỆP THỨC, tao nên vòng sinh tửluân hồi. Đây là những CHÁNH KIẾN quí báu được trao truyền lại từ một bậc đã giác ngộhoàn toàn, đã chứng đắc 3 MINH, để có cái nhìn xuyên suốt, vượt THỜI GIAN, vượt KHÔNG GIAN, để hiểu trọn tất cả những nguyên nhân và sự vận hành của ĐAU KHỔ.
6. TIẾN TRÌNH GIÁC NGỘ và ĐẮC CHỨNG: Như một người tiến bước trên đường xa, người đó cần biết rõ những mốc giới của từng chặng đường để kiểm chứng sự đi đúng đường và tiến triển của cuộc hành trình. Sự tu học cũng như vậy, quí đạo hữu cần THIỀN QUÁN theo đúng 7 tiến trình của sự giác ngộ, 7 GIÁC CHI, cùng phải hiểu rõ những điều kiện để đạt đến những Thánh Quả. Vì sự thành đạt trên đường tu hành cũng không ra khỏi LUẬT NHÂN QUẢ. Nếu không hiểu được NHÂN thì sẽ không tạo được QUẢ. ĐẠO TRÍ TUỆ của PHẬT Không có kiểu đắc đạo theo cách “chờ sung rụng”. Đừng bỏ “NGÓN TAY” chỉ đúng hướng của PHẬT mà đi theo những “NGÓN TAY NGO NGOE” của những kẻ chủ trương PHI PHÁP. Phải biết rõ SỰ THẬT về CON ĐƯỜNG đi đến NIÊT BÀN, không thể mơ hồ.
7. CÁC PHẨM TRỢ ĐẠO: Đây chỉ là những lời dặn dò sau cùng của tôi, để nhắc nhở những người tu học cần mang theo đầy đủ những hành trang gì, những phụ tùng gì, để khi đi trên CON ĐƯỜNGGIẢI THOÁT sẽ không gặp trở ngại và sẽ đi đến nơi đến chốn một cách suông sẻ.
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.