Nai mê mồi

24/02/20174:11 SA(Xem: 8607)
Nai mê mồi

NAI MÊ MỒI
Như Không

 

nai vàngĐọc 3 bài viết liên tiếp liên hệ tới KINH BẪY MỒI trong Thư Viện Hoa Sen từ bài PATIN, http://thuvienhoasen.org/a27323/patin tôi thấy hứng khởi muốn góp thêm chút ý cùng những bậc tu hành đã dấn thân cho lý tưởng giải thoát.  Làm sao giữ vững CHÁNH NIỆM, tận dụng Trí Tuệ Phật đã trao truyền để vượt qua các cám dỗ của cuộc đời.

Theo KINH BẪY MỒI diễn tả thì có 4 loại nai:  Loại nai thứ nhất do tham đắm ăn mồi không chịu rời xa bẫy nên bị thợ săn chộp mạng.  Loại thứ 2 không dám ăn, rút vô rừng sâu, nhưng rồi vì bị đói khát, lại chạy ra ăn mồi, nên cũng bị chộp mạng.  Loại thứ 3 ăn xong tìm chỗ ẩn núp nhưng chỗ ẩn núp vẫn nằm trong tầm thấy của thợ săn nên cũng bị thợ săn chộp mạng.  Chỉ có loại thứ 4 ăn xong mồi, biết chỗ ẩn núp ngoài tầm thấy của thợ săn nên vẫn an toàn.  Đó là loại nai ví cho các tỳ kheo sống trong đời mà vẫn tinh tấn THIỀN ĐỊNH, THIỀN TUỆLy dục, ly ác pháp chứng Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền v.v.

Ngoài 4 loại nai trên, trong đời thường ta cũng nên để ý đến một loại nai khác.  Đó là loại nai mặc dầu chưa ăn dám ăn mồi nào, nhưng tâm đã luôn thèm khát muốn ăn.  Với loại nai này thì trước sau cũng sẽ rơi vào 1 trong 3 loại nai đầu mà thôi.  Loại NAI THÈM MỒI này là loại người tu hành tuy chưa dám phạm giới, nhưng tâm không biết xấu hổ để chấm dứt ngay tâm tưởng muốn phạm giới khi nó khởi lên.  Đã thế lại không ngại ngùng tỏ rõ cho tín nữ thấy tâm ý muốn phạm giới của mình.   Với hạng người này, nếu không biết cải thiện, thì sự tu hành chắc chắn sẽ bị HỦY DIỆT như Phật đã nói rõ Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Chương 7 Pháp:

(61) Xấu Hổ

Khi tàm quý không có, này các Tỷ-kheo, với người thiếu tàm quý, chế ngự các căn đi đến hủy diệt. Khi chế ngự các căn không có, với người thiếu chế ngự các căn, giới đi đến hủy diệt. Khi giới không có, với người thiếu giới, chánh định đi đến hủy diệt. Khi chánh định không có, với người không có chánh định, tri kiến như thật đi đến hủy diệt. Khi tri kiến như thật không có, với người thiếu tri kiến như thật, nhàm chán ly tham đi đến hủy diệt. Khi nhàm chán ly tham không có, với người thiếu nhàm chán ly tham, giải thoát tri kiến đi đến hủy diệt. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây không có cành và lá, các mầm non của cây cấy không đi đến thành mãn; vỏ trong, giác cây, lõi cây không đi đến thành mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi tàm quý không có, với người không có tàm quý, chế ngự các căn đi đến hủy diệt... giải thoát tri kiến đi đến hủy diệt.

Tại sao đời sống tu hành của của loại người này sẽ bị hủy diệt?  -- Bởi mỗi khi tâm không biết xấu hổ (tàm quí) thì cần gì phải giữ giới.  Nếu giới không giữ thì tâm sẽ giao động và không thể thành tựu Thiền địnhTâm không thể Định thì là làm sao Trí Tuệ có thể phát  khởi để chứng ngộ giải thoát?

Tôi thỉnh thoảng cũng tháp tùng một vài vị giảng Sư nổi tiếng trên đường hoằng pháp, tôi lấy làm ngạc nhiên là họ không thích thú thực hành THIỀN ĐỊNH, THIỀN TUỆ hằng ngày như nhiều vị cưtu hành tinh tấn.  Nếu có ngồi thiền tôi thấy họ lắc lư không yên tịnh.   Như vậy rõ ràng họ không thể là LOẠI NAI THỨ 4 trong KINH BẪY MỒI.  Bởi muốn  làm loại nai thứ 4 này, loại nai mà chỗ ẩn núp thợ săn (ác ma) không thể thấy được, thì phải là những tỳ kheo thỏa thích tu THIỀN ĐỊNH, THIỀN TUỆ không ngừng nghĩ:

Này các Tỷ-kheo, sao gọi là Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về. 

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai,... chứng và trú Thiền thứ ba, … chứng và trú Thiền thứ tư, … chứng và trú Không Vô Biên Xứ, … Thức Vô Biên Xứ, … Vô Sở Hữu Xứ, … Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ.   Như vậy gọi là vị Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về.

Khi một vị giảng sư thông hiểu nhiều kinh tạng, thông hiểu nhiều chú giải, thuyết giảng lưu loát và được nhiều người thích, được nổi DANH, được nhiều người CUNG KÍNH, được nhiều LỢI ĐẮC (nhiều bì thư cúng dường),  thì ngay đó là đã có 3 MỒI CÂU đã được thả ra.  Nếu vị giảng Sư không có năng lực THIỀN ĐỊNH, THIỀN TUỆ thì dễ gì mà tránh khỏi được sự KHỔ LỤY của các mồi câu mà Đức Phật đã cảnh cáo ở trong Tương Ưng Bộ Kinh, Thiên Nhân Duyên:

Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là các LỢI ĐẮC, CUNG KÍNH, DANH VỌNG; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đạt vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: "Đối với lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta sẽ từ bỏ chúng. Đối với lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người câu cá quăng một lưỡi câu ngắn có mồi thịt vào trong một hồ nước sâu, và một con cá có mắt thấy mồi thịt nuốt lưỡi câu ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con cá đã nuốt lưỡi câu ấy bị rơi vào bất hạnh, bị rơi vào tai họa, bị người câu cá muốn làm gì thì làm.

Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, thọ hưởng, ái luyến lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo đã nuốt lưỡi câu của ác ma, bị rơi vào bất hạnh, bị rơi vào tai họa, bị ác ma muốn làm gì thì làm.

Cho nên một bậc tu hành nếu đã quyết chí dấn thân cho lý tưởng giải thoát bắt buộc phải luôn luôn thích thú THIỀN ĐỊNH, THIỀN TUỆ không biết mõi mệt.  Có như thế thì TRÍ TUỆ mới phát triển không ngừng để thắng vượt những cám dỗ tầm thường của thế gian.   Bằng không, sẽ như những đứa học sinh học hành không có tiến bộ, rồi sẽ chán nãn trong việc học hành, rồi thế nào cũng bị lôi kéo bởi những thứ bạn bè xấu ác lêu lổng.  Cuộc đời của một người tu hành không phát triển đầy đủ GIỚI HẠNH, THIỀN ĐỊNH, THIỀN TUỆ để đi đến chứng ngộ, trước sau cũng sẽ như vậy.

Thân ái,

gsnhukhong@gmail.com



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/02/2019(Xem: 9653)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.