Tại sao chúng ta lại sanh ra dưới một vì sao xấu

19/02/20183:55 SA(Xem: 15668)
Tại sao chúng ta lại sanh ra dưới một vì sao xấu

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI SANH RA
DƯỚI MỘT VÌ SAO XẤU ?
Thiện Phúc

 

blankChúng ta đã đến cõi đời nầy không với hai bàn tay trắng, mà với một mớ "thiện ác nghiệp" còn thừa lại từ vô thỉ. Rồi lớn lên, rồi mang thêm những "thiện ác nghiệp" mới. Đâu phải vô tình mà chúng ta chịu cõng thêm những nghiệp mới nầy. Lúc còn nhỏ, chúng ta không tự mình kiểm soát những hành động do chính mình gây tạo, mà thường là thấy người lớn làm sao chúng ta cũng bắt chước làm y như vậy. Cũng phải dây mơ rễ má, cũng phải nợ nần nghiệp quả của đời trước, chúng ta mới sanh ra vào gia đình làm con làm cháu cho ông A bà B. Như vậy được sanh ra trong một gia đình thuần hậu để lúc nhỏ được bắt chước và làm việc thiện cũng là do nhân thiện của đời trước. Ví bằng phải sanh vào những gia đình kém phước, từ lúc nhỏ đã phải cạnh kề những điều xấu ác, ấy cũng là do nhân bất thiện của đời trước đã gây tạo. Hiểu được như vậy để chúng ta không còn than trách tại sao chúng ta phải sanh ra trong gia đình nghèo khó, mà không là một gia đình giàu sang quyền quý ? Hiểu được như vậy sẽ giúp chúng ta có một nghị lực kiên cường dũng mãnh hơn trong vấn đề tự chọn cho mình một hướng đi. Nghĩa là nếu chưa được giải thoát rốt ráo trong đời nầy kiếp nầy, ít nhất chúng ta cũng có khả năng tự chọn cho mình sẽ sanh ra trong một gia đình đạo đức để mà tiếp tục tiến tu trong kiếp tới. 

 

Kỳ thật, dù muốn hay không muốn, mỗi người đều được sanh ra với vì sao "nghiệp lực" của riêng họ. Phải do nghiệp lực dẫn dắt mà luân hồi sanh tử trong ba nẻo sáu đường. Một khi hãy còn bị nghiệp lựcchi phối thì dầu muốn chạy ra ngoài ba nẻo sáu đường cũng không xong. Phải thấy được như vậy chúng ta mới có cơ không than trách hoặc nuối tiếc quá khứ. Thấy được như vậy chúng ta mới có cơ kinh vì ác nghiệp. Thấy được như vậy chúng ta mới có cơ suy gẫm và noi theo những giáo lý thậm thâmmà Phật Tổ ân cần truyền trao lại năm xưa. Chúng ta có cách gì cãi đổi những vì sao "nghiệp lực" nầy hay không ? Chính Đức Từ Phụ đã từng dạy tứ chúng rằng : "gió thổi về Nam thì chuối phải ngã về Nam là chuyện đương nhiên. Tuy vậy, có một cách để chuối hoặc bớt ngã hoặc không ngã. Ấy là dùng cây chống đỡ. "

 

Cũng như vậy, muốn đời nầy dứt trừ tận tuyệt những khổ đau và phiền nãochúng ta phải lắng nghe và hành trì theo những lời chỉ dạy của Thế Tôn về Tứ Diệu Đế để thấu triệt lý nhân quả của cả vật chất và tâm linh. Đây là khổ, vì sao có khổ, làm thế nào tận diệt những khổ đau phiền não để hướng về cuộc sống an lạc hạnh phúc và cuộc tu giải thoát vĩnh hằng? Từ vô thỉ vẩn đến hôm nay chúng ta đã lăn trôi trong ba nẻo sáu đường cũng chỉ vì cái "Vì Sao Nghiệp Lực" nầy.

 

Bây giờ muốn làm một cuộc vượt thoát không phải là chuyện dễ. Chúng ta đã quen rồi tà kiến, tà ngôn vại ngữ, hành động quàng xiênphương cách làm ăn tà vạysuy nghĩ mông lung, chuyện ác thì muốn còn chuyện thiện thì không, tạp niệm thì muốn còn chánh niệm thì không... Bây giờ muốn thấy đúng, suy nghĩ đúng với lẽ phải, ăn nói chân thật ngay thẳng và hợp lý, hành động đúng đắn, nghề nghiệp lương thiệntinh chuyên làm điều lợi ích cho tha nhân, và tự mình định tỉnh tâm viên ý mã nầy... không phải một sớm một chiều mà được. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta nãn chí thối lòng. Ngược lại, người con Phật phải phát đại nguyện đem những lời Phật dạy đi thẳng vào đời, không lo sợ, không nghi ngờ, không dễ duôi trây lười ... Làm được như vậy, chẳng những cá nhân mình an lành, tịnh lạc, mà những người quanh mình cũng được an lạc và hạnh phúc vô cùng.

 

Hỡi những người con Phật ! Hãy cố gieo trồng những hạt giống Bồ Đề, hãy kết tụ bồ đề quyến thuộc ngay từ bây giờ, ngay trong kiếp nầy, để cuộc sống cuộc tu của chúng ta dù chưa là giải thoát rốt ráo, cũng đầy đủ lắm rồi với những thường, lạc, ngã, tịnh. Mong lắm vậy.
Thư Viện Hoa Sen

Trích từ sách: Nhân Quả - Cause and Effect (Song ngữ Việt Anh)
blank



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2020(Xem: 10097)
13/03/2024(Xem: 966)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.