- Ganh tị và chứng ghen tuông

01/01/20194:42 SA(Xem: 10978)
- Ganh tị và chứng ghen tuông
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


IV. 
SUY TƯ VỀ CÁC KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG 
(CÂU 182 ĐẾN 304)

 

Suy tư về sự ganh tị và chứng ghen tuông

 

 

248

 

            Ganh tị khiến chúng ta khổ tâm và ngăn chận mọi sự thăng tiến tâm linh. Nếu sự ganh tị trở nên quá độ thì nó sẽ gây ra thêm tai hại cho những người khác nữa. Ganh tị là một thứ cảm tính vô cùng tiêu cực.

 

 

249

 

            Ganh tị là một điều phi lý. Cảm tính đó không ngăn cản được những người mà mình ganh tị kiếm được nhiều tiền hơn mình, cũng không ngăn cấm được họ có nhiều phẩm tính hơn mình, mà chỉ là cách tạo ra thêm khổ đau cho mình mà thôi. Nếu sự ganh tị bùng lên quá mạnh khiến mình tàn phá sự thành công của kẻ khác, làm tiêu tán gia sản của họ, thì chẳng có gì đê hèn hơn! Thật hết sức hiển nhiên, những sự tàn phá đó sớm muộn sẽ quay ngược lại mình mà thôi.  

 

250

 

            Sụ ganh tị quả hết sức phi lý, chẳng qua vì sự an vui của xã hội tùy thuộc vào tất cả các thành phần tạo ra nó. Nếu một số người trở nên giàu có thì toàn thể xã hội cũng được hưởng lây, trong đó có cả chính mình, dù chỉ ở một mức độ nào cũng vậy. Vì thế mỗi khi trông thấy một người giàu có thì thay vì bực tức thì hãy nghĩ rằng điều đó cũng tốt cho cả chính mình. 

 

251

 

            Nếu một người nào đó mà mình yêu quý - hoặc còn phải nhờ vả mình - đạt được nhiều thành quả tốt thì mình cũng nên lấy đó làm mừng. Dù không hoàn toàn thán phục người ấy đi nữa, thế nhưng nếu sự thành công của họ mang lại ích lợi cho xã hội, thì đấy lại càng là lý do khiến mình vui sướng hơn nữa. Một người đơn độc không thể nào mang lại được sự giàu có cho toàn xứ sở, tài năng cùng với sự chung sức của thật nhiều người là điều cần thiết. Người mà mình nói đến trên đây là một trong số những người hội đủ các khả năng đó, vậy thì sự thành công của họ phải là một điều đáng mừng.

 

252

 

            Thí dụ có một người nào đó giàu sangthông minh hơn mình nhưng chỉ biết thụ hưởng một mình, và nếu cứ nhìn vào người ấy để mà uất ức đến nghẹt thở thì có lợi lộc gì đâu? Tại sao kẻ khác lại không có quyền được hưởng những gì mà chính bản thân mình cũng đang thèm khát?

 

253

 

            Có một hình thức ganh ghét khác mà theo tôi thì dường như cũng có thể bào chữa được, tuy nhiên không phải vì thế mà sự ganh ghét đó không phải là một thứ xúc cảm kém tiêu cực. Đó là thứ xúc cảm hiện ra với một đôi tình nhân mà một trong hai người bị phụ bạc. Hãy hình dung hai người yêu nhau khắng khít, cả hai lập gia đình và sống chung với nhau, tạo cho nhau một cuộc sống hòa thuận, hoàn toàn tin tưởng nhau, sinh con đẻ cái. Thế rồi một ngày nào đó, một trong hai người có nhân tình, một người yêu mới, trong trường hợp này thì thật hết sức dễ hiểu, người kia tất sẽ cảm thấy đau lòng (tiếng Việt phân biệt thật rõ ràng giữa hai thứ xúc cảm: "ganh ghét" và "ghen tuông"; "ganh ghét" hay "ganh tị" liên quan đến bản năng sinh tồn, trong khi đó "ghen tuông" liên quan đến bản năng truyền giống. Thế nhưng trong các ngôn ngữ Tây Phương thì hai thứ xúc cảm này được gọi chung bằng một thuật ngữ duy nhất là "jealousy").  

 

            Tuy nhiên chính người ghen tuông cũng phải nhận lãnh một phần trách nhiệm trong đó. Có một người thuật lại với tôi trường hợp của mình như sau, khi mới sống chung thì hai người rất gắn bódần dần hiểu nhau hơn. Thế nhưng sau một thời gian thì anh ta cảm thấy một sự ái ngại nào đó hiện ra, ngày càng nặng nề, có thể nói là cả một sự thù ghét nhau mỗi khi cảm thấy hiểu nhau quá nhiều. Một sự căng thẳng xảy ra giữa hai người rồi sau đó thì người đàn bà ra đi và sống với một người đàn ông khác.

 

            Đối với tôi phản ứng của người này thật hết sức lạ lùng. Một khi dã sống chung với nhau thì nhất định phải càng cảm thấy gần gũi với nhau hơn. Càng gần gũi thì lại càng không cần giấu giếm gì nhau nữa.

 

Lời khuyên trên đây thật sâu sắc, kín đáo và khéo léo. Đức Đạt-lai Lạt-ma nêu lên một trường hợp cá nhân nhưng thật ra là tình trạng thường xảy ra trong cuộc sống lứa đôi. Khi mới quen nhau thì thường nhận thấy các khía cạnh "tuyệt vời" của nhau, thế nhưng trong cuộc sống lứa đôi thì các khiếm khuyết của cả hai dần dần hiện ra, đó là nghiệp riêng của mỗi người. Trong cuộc sống đó mỗi người vừa phải gánh nghiệp riêng của mình và cả nghiệp chung của cả hai người - nói một cách khác là một thứ "cộng nghiệp" - do đó cả hai sẽ cảm thấy rất nặng nề. Thế nhưng cả hai cũng có thể biến "tình yêu" phát sinh từ bản năng truyền giống trở thành một sức mạnh để giúp đỡ nhau cùng gánh vác cả ba khối nghiệp ấy. Tuy nhiên không nên biến sức mạnh đó của bản năng truyền giống thành một sự bám víu quá đáng, sự bám víu đó không còn đúng là sự bám víu của "tình yêu" và sự "hy sinh" do nó tạo ra, mà là một sức mạnh tàn phá đưa đến các hình thức ghen tuông nặng nề mà cả hai không kham nổi.

 

Dưới một góc nhìn khác thì "chứng ghen tuông" cũng là một hình thức "tranh đấu" và "bảo vệ" việc truyền giống. Điều này thật dễ hiểu: "truyền giống" thì phải là "giống của mình"!  Trong lãnh vực khoa học thì "chứng ghen tuông" là động cơ thúc đẩy "sự tiến hóa sinh học"/"biological evolution" và "sự chọn lọc thiên nhiên"/"natural selection". Chứng ghen tuông hiện ra với người đàn ông như là một cách bảo vệ sự "gieo giống" của mình; đối với người phụ nữ thì đó là cách bảo vệ sự "tạo giống" của mình. Sự bảo vệ trên hai phương diện "gieo giống" và "tạo giống" đó trong cuộc sống lứa đôi sẽ trực tiếp góp phần vào sự tiến hóa chung của giống người và sự tồn vong của nhân loại. Sự góp phần đó của hai cá thể "yêu nhau" dưới sự thúc đẩy của bản năng truyền giống, mang một tầm ảnh hưởng rất nhỏ, gần như vô nghĩa, đối với dòng tiến hóa của cả nhân loại nói chung. Hiểu được điều đó sẽ giúp mình nhìn vào cuộc sống lứa đôi của mình qua một góc cạnh mở rộng và khoa học hơn, và biết đâu cũng có thể là một cách giúp mình ít "bám víu" tức là ít "ghen tuông" hơn chăng? - gccncntV.

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 20.02.19

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/12/2015(Xem: 10942)
11/12/2018(Xem: 13613)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.