Trói buộcgiải thoát

23/05/20192:27 CH(Xem: 10473)
Trói buộc và giải thoát

TRÓI BUỘCGIẢI THOÁT
Nguyễn Thế Đăng

troi buoc va giai thoatCon người chúng ta hình như luôn luôn thấy mình bị trói buộc, và cuộc sống càng nhiều trói buộc thì càng chật chội hơn. Chúng ta bị trói buộc; điều đó nếu chú ý một chút, chúng ta sẽ thấy ngay. Như đang đi chơi, thư giãn với thiên nhiên, không muốn nghĩ đến điều gì, nhưng ý nghĩ cứ bật lên; đối tượng nào đó, sự vật nào đó cứ hiện lên như một ám ảnh. Không muốn nghĩ đến mà nó cứ đến, đối tượng đó đã trói buộc tâm chúng ta.

Ở một tầm mức vũ trụ, chúng ta bị trói buộc bởi ba cõi và những chúng sanh sống trong đó; và vì sự trói buộc ấy chúng ta cứ sống chết, lang thang nhiều đời trong ba cõi sanh tử, trong những cuộc đời chật hẹp. Cho nên, giải thoátgiải thoát khỏi sự trói buộc của ba cõi sanh tử.

Bài kệ của Đức Phật khi Ngài giác ngộ:
Xuyên qua nhiều kiếp sống trong sanh tử luân hồi,
Như Lai thênh thang đi, đi mãi.
Như Lai mãi đi tìm mà không gặp, đi tìm người thợ xây cất cái nhà này.
Lập đi lập lại cuộc sống thật là muộn phiền.
Này hỡi người làm nhà.
Như Lai đã tìm được ngươi.
Từ nay ngươi không còn xây cất nhà cho Như Lai nữa.
Tất cả sườn nhà đều gãy.
Cây đòn dông của ngươi dựng nên cũng bị phá tan.
Như Lai đã chứng ngộ quả Vô sanh Bất diệt và tận diệt mọi ái dục
.

Sanh tử là gì, những trói buộc ấy là do ai? Sanh tử do tâm thức chúng ta “xây cất” nên, “dệt” nên với sự trợ lực của những phiền não trong tâm thức như tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ… Rồi do không biết (vô minh), càng lúc chúng ta càng bị trói buộc trong sanh tử do chính mình dệt nên ấy.

Sau đây chúng ta sẽ khảo cứu những phương pháp để “phá đổ căn nhà” đang giam nhốt chúng ta, theo kinh Pháp hội Văn-thù-sư-lợi Phổ môn trong bộ Đại Bảo Tích.

Thế giới như chúng ta thấy, thế giới của chúng ta, đang trói buộc chúng ta. Thế giới ấy là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; chúng đang trói buộc chúng ta. Sự trói buộc ấy tạo ra cho chúng ta phiền não, khổ đau không dứt. Làm sao để thoát khỏi những trói buộc ấy? Kinh nói:

Này Văn-thù-sư-lợi!
Thế nào gọi là sắc tướng tam-muội?
Quán sắc như đám bọt
Trong không có chắc thật
Vì chẳng thể nắm giữ
Đó tên sắc tam-muội.
Lại này Văn-thù-sư-lợi!
Thế nào gọi là thanh tướng tam-muội?
Quán thanh như tiếng vọng
Tánh nó bất khả đắc
Các pháp cũng như vậy
Vô tướng, vô sai biệt
Rõ biết đều tịch tịnh
Đó tên thanh tam-muội.

Quán là quan sát thấy, soi thấy, nhìn thấy bên trong (insight), thấy thấu suốt. Hành giả thấy sự vật, các pháp đúng như thật, không bị cái biểu hiện bên ngoài che mờ, làm lầm lạc.

Với sự quán thấy sâu xa, người ta sẽ thấy “sắc như đống bọt, trong không có chắc thật, chẳng thể nắm giữ” vì chẳng có gì để nắm giữ. Quán thấy sắc đúng như thật tướng của nó, người ta giải thoát mà không cần phải lìa bỏ nó hay huỷ hoại nó. Sắc vốn là giải thoát vì chẳng phải hiện hữu, chẳng phải không hiện hữu, chẳng phải thường chẳng phải đoạn, chẳng phải dơ chẳng phải sạch, chẳng phải tăng chẳng phải giảm… Ở trong cái thấy thật tướng của sắc, gọi là tam-muội (samadhi), hay sắc tam-muội.

Ở trong cái thấy thật tướng của sắc hay sắc tam-muội, người ta giải thoát mà không cần phá bỏ hay sửa đổi sắc.

Thật tướng hay thật tánh của sắc là tánh Không, như thế, sắc vẫn thường tam-muội, nghĩa là sắc vẫn thường ở trong tánh Không. Sắc vốn là giải thoát.

Quán sát kỹ lưỡng, chúng ta thấy âm thanh như tiếng vọng trong hang núi (cốc hưởng) không đến từ đâu, không tan biến ở đâu. Quán chiếu sâu hơn nữa, chúng ta thấy bản tánh, tự tánh của nó là bất khả đắc. Và không chỉ âm thanh, mọi hiện tượng, mọi pháp đều như vậy, đều “như đống bọt, trong không có chắc thật, vì chẳng thể nắm giữ”.

Sắc tướng, thanh tướng đều “vô tướng, vô sai biệt” cho nên “đều tịch tịnh”. Quán thấy rốt ráo tánh của sắc tướng và thanh tướng, chính sự quán thấy này đưa chúng ta đến giải thoát vì thấy tất cả đều tịch tịnh. Tịch là lặng dứt, không sanh khởi, vô sanh. Tịnh là thanh tịnh, chưa từng bị nhiễm ô bởi sanh tử.

Những thành ngữ trên (“chẳng thể nắm giữ”, “bất khả đắc”, “vô tướng”, “vô sai biệt”, “tịch tịnh”) được lặp đi lặp lại nhiều lần trong kinh Đại Bát-nhã, và để chỉ tánh Không. Như vậy, quán là quá trình đưa tướng trở lại tánh, đưa sắc tướng, thanh tướng trở về bản tánh Không của chúng. Khi đưa các tướng trở về thật tướng của chúng là tánh Không, chúng được giải thoát, vì chúng là tánh Không.

Nói rộng hơn nữa, tất cả các tướng tạo thành sanh tử khi được đưa về bản tánh Không của chúng thì đều được giải thoát. Dùng chữ đưa về, đưa trở lại, chỉ là một cách nói; thật ra, khi quán thấy sanh tử trong tận thật tướng, thật tánh của nó là tánh Không, thì sanh tử vốn là giải thoát, vì vốn “đều tịch tịnh”.

Thực tại tối hậutánh Không. Nhưng tánh Không không có nghĩa là không có gì cả, hư vô, đoạn diệt.

Kinh Pháp hội Văn-thù-sư-lợi Phổ môn nói ở đoạn sau:

Giận dữ tức Thật tế
Bởi nương Chân như khởi
Biết rõ như pháp giới
Đó tên sân tam-muội.
Tánh Không tức là Thật tế, Chân như, Pháp giới.
Tánh Không cũng là Niết-bàn, pháp tánh thanh tịnh.
Pháp tham trong Phật pháp Bình đẳng, tức Niết-bàn …
Pháp tánh vốn vô nhiễm
Thanh tịnh như hư không
Tìm cầu khắp mười phương
Tánh nó bất khả đắc.

Mọi tướng trong cái thấy mê lầm của thế gian là những cái tạo thành sanh tử, nhưng trong một cái thấy đúng (chánh kiến), thanh tịnh vì đã loại bỏ vô minh, thì tướng tức là tánh: “Giận dữ tức Thật tế, bởi nương Chân như khởi”, “Pháp tham trong Phật pháp, Bình đẳng tức Niết-bàn”.

Tam-muội là an trụ trong thật tánh của tất cả các pháp, và an trụ trong tánh thì khi ấy các tướng đều là tánh. Đó là phương cách giải thoát khỏi sanh tử khi thấy bản tánh của sanh tử là Niết-bàn.

Nguyễn Thế Đăng

Văn Hóa Phật Giáo Số 321 ngày 15-05-2019

 
Bài đọc thêm:
Trói buộc và giải thoát (Thích Tâm Hạnh)
Giải Thoát Là Cốt Lõi Của Đạo Phật (Thích Thanh Từ)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/11/2016(Xem: 14077)
07/11/2013(Xem: 27113)
11/12/2014(Xem: 18385)
09/10/2014(Xem: 12344)
05/07/2020(Xem: 8205)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :