Tưởng Niệm Ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Xuất Gia Ngày 8/2 Âm Lịch

17/03/20243:07 CH(Xem: 11005)
Tưởng Niệm Ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Xuất Gia Ngày 8/2 Âm Lịch
TƯỞNG NIỆM
NGÀY ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI XUẤT GIA 
Ngày 8/2 âm lịch
(Thích Tánh Tuệ)

1616096455893blobVào ngày rằm tháng 4, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ, một nơi hiện nay là vùng biên giới giữa Nepal và Ấn Độ, Đức Phật Thích Ca đã giáng sinh, làm Hoàng tử con vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da. Vua Tịnh Phạn trị vì một vương quốc nhỏ của bộ tộc Sakya( Thích Ca).

Vì Hoàng hậu Ma Da qua đời 7 ngày sau khi Thái tử sinh ra, cho nên Thái tử được Bà Dì Ma Ha Ba Xà Ba Đề, trực tiếp nuôi nấng dạy dỗ, còn con trai của Bà Dì là A Nan thì được giao cho các bảo mẫu nuôi dưỡng. Tên riêng của vị Phật tương lai là Tất Đạt Đa, tên dòng họ Ngài là Gotama (Cồ Đàm), Ngài có danh hiệu Sakya (Thích Ca), cho nên sau này Ngài có danh hiệu Sakya Muni là bậc Thánh, Sakya Muni là bậc Thánh thuộc bộ lạc Thích Ca.

Thái tử Tất Đạt Đa được nuôi nấng, dạy dỗ, giáo dục một cách toàn diện về hai mặt: văn chương và võ nghệ. Vào tuổi 16, Thái tử cưới Công chúa Da Du Đà La, đồng lứa tuổi với Thái tử. Và trong gần 13 năm, sau ngày cưới, Thái tử sống một cuộc đời hạnh phúc trong nhung lụa, vô tư, không biết gì tới mọi nỗi khổ và bất hạnh ở đời.

Thế nhưng, với thời gian, do năng khiếu suy tư sâu sắc và lòng thương người bẩm sinh, Thái tử không thể nào cam tâm một mình sống mãi trong nhung lụa, giữa một xã hội bất công, một thế giới đau khổ. Thái tử sớm giác ngộ về tính tạm thời, tầm thường của vật chất thế gian và có ý chí xuất gia cầu đạo giải thoát, tìm ra con đường cứu vớt chúng sanh ra khỏi già, đau, chết và mọi nỗi bất hạnh khác của đời người.

Một ngày, Thái tử đi ra ngoài thành dạo chơi và lần đầu tiên trong đời được tiếp xúc với những sự thật đen tốiđáng sợ: Thái tử lần lượt gặp một người già yếu, một người bệnh tật, một xác chếtcuối cùng là một vị Tu sĩ với dung sắc giải thoát, khoan thai đi trên đường. Thái tử nghiệm thấy mình dù là Thái tử con vua, cũng không thể thoát khỏi cảnh già, đau và chết; nhưng hình ảnh siêu thoát của vị Tu sĩ đã giúp Thái tử sớm thấy con đường dẫn tới giác ngộ, Vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi khổ đau và bất hạnh của đời người, con đường dẫn tới cõi Niết Bàn bất tử.

Từ đó Thái tử quyết tâm từ bỏ gia đình, xuất gia cầu đạo. Nhưng một tin đến Công chúa Da Du Đà La mới hạ sinh con trai. Thái tử nói: “một trở ngại đã được sanh, một ràng buộc đã xảy ra”. Nhân đó ông nội Vua cha Tinh Phạn đã đặt tên cháu là La Hầu La.

duc thich ca xuat giaSỰ TỪ BỎ VĨ ĐẠI:

Lâu đài, cung điện không còn là nơi ở thích hợp nữa cho Thái tử, lòng nặng trĩu tình thương chúng sanh chìm đắm trong bể khổ và Thái tử càng thêm quyết tâm xuất gia cầu đạo, tìm con đường cứu khổ muôn loài. Thế rồi vào một đêm Thái tử ra lệnh cho người nô bộc trung thànhXa Nặc dắt con ngựa Kiền Trắc. Trước khi xuất phát, Thái tử đi dọc theo hành lang nội cung, đến trước phòng Công chúa Da Du Đà La và người con trai đang ngủ thiếp, Thái tử hé cửa nhìn vào, Thái tử rất yêu thương người vợ và con trai của mình, nhưng đối với nhân loại khổ đau bất hạnh, lòng xót thương của Thái tử lại còn da diết hơn. Sau đó, Thái tử một mình lên ngựa ra đi, vượt khỏi hoàng thành, theo sau chỉ có người nô bộc trung thành Xa Nặc

Ra đi, Thái tử từ bỏ tất cả, phụ vương, ngai vàng, vợ con, cuộc sống đầy đủ hạnh phúc của một Hoàng tử. Không phải là sự hy sinh từ bỏ của một người già, đau ốm, một người nghèo, bệnh tật, ngán ngẫm cuộc đời, mà là sự hy sinh của một vị Hoàng tử đang tuổi thanh Xuân, đang sống trong quyền quý giàu sang. Quả thật đó là một sự từ bỏ, hy sinh vĩ đại, có một không hai trong lịch sử loài người.
Năm ấy Ngài tròn 29 tuổi. 

Khi tới bờ sông Anoma, Thái tử dừng lại bỏ ngựa, cạo râu, tóc, trao y phục và đồ trang sức cho Xa Nặc, lệnh cho Xa Nặc trở về. Còn Thải tử một mình ra đi , với bộ áo màu vàng đơn giản của người Tu sĩ, từ nay cuộc sống không nhà của người xuất gia cầu đạo. Ngài không ở nơi cố định. Khi thì ngồi dưới bóng cây, khi thì nằm nghỉ qua đêm trong một hang đá. Chân không và đầu để trần, Ngài đi bình thản giữa nắng nóng cũng như trong sương đêm lạnh, tất cả mọi năng lựcý chí của Ngài đều hướng tới lý tưởng cao cả tìm ra sự thật tối hậu, lý lẽ của cuộc sống và chết, ý nghĩa của nhân sinh, của cuộc đời, con đường dẫn tới giải thoát, cõi Niết Bàn bất tử

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
    
Cứu cánh của Sa môn hạnh
.......Trẫm xin hỏi đây:

Sống đời xuất gia có gì là lợi ích? Có gì là cao thượng?

- Tâu đại vương! 
Người sống đời xuất gia thành tưụ được bốn điều lợi ích:

1. Không còn sầu khổ khi một ngũ uẩn sanh, hay gọi là "khổ sanh".
2. Không còn sầu khổ khi ngũ uẩn héo mòn, tiều tụy, hay gọi là "khổ già".
3. Không còn sầu khổ khi ngũ uẩn đau đớn, nhức nhối, khó chịu, hay gọi là "khổ bệnh".
4. Không còn sầu khổ khi ngũ uẩn tàn hoại, diệt mất, hay gọi là "khổ chết".
Sự thay đổi, biến hoại, tiêu diệt của ngũ uẩn từ sanh, lão, bệnh, đến tử - người xuất gia hằng suy niệm, hằng quán tưởng nên sẽ thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối - là những lợi ích thù thắng đấy, tâu đại vương!

- Đúng thế! Quả thậtlợi ích to lớn giữa cõi nhân sinh này. Còn có cái gì là cao thượng, thật sự cao thượng của người xuất gia, thưa đại đức?

- Thưa, khi người xuất gia không còn bị sinh lão bệnh tử của ngũ uẩn ma vương ấy chi phối nữa, vị ấy thân chứng một trạng thái quân bình tuyệt hảo, hạnh phúc tuyệt hảo; vượt cao, vượt trên tất cả hạnh phúc của trần thế, siêu việt ý niệm, ngữ ngôn: cái ấy giả danhNiết bàn; nơi không còn sanh tử, khổ đau và phiền não nữa! Đấy là sự cao thượng trên tất cả mọi sự cao thượng, tâu đại vương!

Đức vua rất hoan hỷ hỏi tiếp:
- Tất cả sa môn đều có nguyện vọng như thế sao?
- Tâu đại vương! Cứu cánh sa môn hạnh thì như thế, nhưng trong hàng

 Tăng lữ hiện có bảy hạng người xuất gialý do khác nhau:
1. Có người xuất gia vì muốn trốn luật vua, phép nước.
2. Có người xuất gia là để được thân cận giới quyền quý cao sang.
3. Có người xuất gia là mong được quyền hành trong một ngôi chùa hay lãnh đạo Tăng lữ, đồ chúng.
4. Có người xuất gia vì thất nghiệp, muốn kiếm miếng cơm manh áo.
5. Có người xuất gia vì cô thế, cô thân, trốn kẻ thù nghịch.
6. Có người xuất gia vì mang công mắc nợ.
7. Có người xuất gia vì sợ sanh tử luân hồi, muốn chấm dứt khổ đau, phiền não.

Thấy đại đức Na-tiên trả lời đâu ra đó rất rõ ràng, minh bạch, lại tự nhiên như hít thở khí trời; ngài phục lắm, thử ướm hỏi:

- Vậy chắc chắn đại đứcmục đích cao thượng của hạng người thứ bảy mà xuất gia làm sa môn?
Đại đức Na-tiên mỉm cười gật đầu: Thưa, không phải thế! Bần tăng rời khỏi gia đình lúc bảy tuổi, còn rất nhỏ thì nào biết gì! Sau dần lớn lên, nhờ Thầy tổ, nhờ các vị trưởng lão dày công giáo hóa, trí óc mới khơi mở được chút ít. Hiện giờ thì có thể nói rằng, bần tăng tu là cốt ý để diệt khổ, đấy không còn là lời nói dối nữa!

Đức vua Mi-lan-đà nghe cách trả lời, cách nói đầy khiêm tốn của đại đức Na-tiên, ngài kính trọng quá, quỳ xuống vập đầu và nói lớn:

- Ôi lành thay! Cao quý thay!
Lắng Tâm Nhìn Lại
Tôi chỉ là một nhà Sư
Tâm hồn, thể xác cũng như mọi người
Lặng thầm tôi sống giữa đời
Chẳng hề ôm mộng thành người hữu danh,
Chỉ mong nhìn lại chính mình
Soi lòng trên mỗi tâm tình diễn ra..
Cuộc đời quá đổi bao la
Điều tôi muốn hiểu chính là.. tự tâm.
 
Khi đi, lúc đứng, ngồi, nằm ..
Ra vào tiếp xúc âm thầm liễu tri.
- Nói nhiều, ngẫm có ích chi!
''Đa ngôn, đa quá'' thị phi càng nhiều.
Tháng ngày còn lại bao nhiêu
Quay về suy gẫm những điều Phật răn
Lòng này có Phật, Pháp, Tăng
Thì xin nguyện dứt ngã nhân, muộn phiền..
Một giờ an trú tâm thiền
Hơn nghìn năm sống đảo điên mê mờ..
- Xưa kia hướng ngoại hằng giờ
''Trong nhà có báu'' lại thờ ơ quên,
Nên đời tôi mãi chông chênh
Nên sầu với khổ không tên buộc mình!
- Hiểu người, ấy gọi thông minh
Hiểu mình, ấy biết tự mình vượt qua..
Vui đời ẩn dấu phong ba
Bình yên nội tại mới là phúc chân
Nhân gian vui, khổ xoay vần
Bôn ba chi cũng.. phù vân cuối trời! 
- Bây chừ gác lại chuyện đời
Chắp tay sen với một lời ''Tạ ơn''
Tạ từ, đốt nén trầm hương
Tôi về, xin gửi tình thương khắp cùng... 
Như Nhiên
TTT
Kính mời nghe Audio Book (Sách nói): 
Nhẹ Gánh Ưu Phiền 
Nhẹ Gánh Ưu Phiền Phần1,
 Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ 10/2019




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/12/2015(Xem: 11203)
11/12/2018(Xem: 13849)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.