Học Lời Phật Dạy Qua Kinh Tử Pháp

18/12/20214:31 SA(Xem: 3823)
Học Lời Phật Dạy Qua Kinh Tử Pháp

HỌC LỜI PHẬT DẠY QUA KINH TỬ PHÁP

 

duc_phat_thuyet_phap_01Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt. Có sinh, phải có diệt. Diệt là chấm dứt để trở về với cát bụi, khép kín một vòng sinh lão bệnh tử. Tử là sự chết, sự kết thúc. Trong Kinh Tử Pháp[1] ( Tạp A Hàm, quyển 6, số 121, 雜阿含經 第6卷,一二一,死法), Phật dạy các đệ tử chánh tư duy về vô thường trong sinh tử để không dính mắc, không chấp giữ mà đạt đến   giác ngộ Niết Bàn.

Nội dung Kinh như sau:

“Một lần nọ Phật ở tại núi Ma Câu La. Lúc đó có vị thị giả tỳ kheo tên La Đà. Bấy giờ Thế Tôn nói với La Đà: Những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc xa, hoặc gần, tất cả chúng đều theo quy luật diệt vong. Những gì thuộc về thọ, tưởng, hành, thức, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc xa, hoặc gần, tất cả chúng đều theo quy luật diệt vong.”

Nội dung đoạn Kinh văn trên, Phật dạy các đệ tử vạn vậtvô thường, thế gianvô thường(世 間 無 常)[2]. Vạn vật  phải chịu quy luật sinh, trụ, dị, diệt. Diệt vong để có sự tiếp nối. Bởi sự tiếp nối xảy ra trong từng sát na, nên vạn vật không có tính thường hằng. Ngay cả thân ngũ uẩn cũng vô thường.  Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều vô thường.

Ở kinh văn tiếp theo dưới đây, Phật chỉ dạy cho các đệ tử của ngài vô thường là khổ:

“Phật hỏi tỳ kheo La Đà: Sắc là thường hay vô thường?
La Đà thưa Phật: Bạch Thế Tôn, vô thường.
Phật lại hỏi: Nếu là vô thường, thì khổ chăng?
La Đà thưa Phật: Bạch Thế Tôn,  khổ.
Phật hỏi tỳ kheo La Đà: Đối với thọ, tưởng, hành, thức có vô thường?
La Đà thưa Phật: Bạch Thế Tôn, vô thường.
Phật lại hỏi: Nếu là vô thường, thì khổ chăng?
La Đà thưa Phật: “Bạch Thế Tôn,  khổ.”

Học đoạn Kinh văn trên, người học Phật hiểu được vô thường là khổ bởi tất cả phải theo quy luật diệt vong (一切皆是死法, nhất thiết giai thị tử pháp). Nhưng  người học phải liễu tri rằng bản tính vô thường không gây ra khổ mà vọng tưởng sự vô thườngthường hằng mới đem lại khổ đau. Với con người, ít ai dễ dàng chấp nhận vô thường. Ít ai chấp nhận thân thể của mình vô thường như cỏ cây hoa lá. Chấp nhận sinh trụ dị diệtquy luật.

Biết rằng vạn phápvô thường, khổ, vậy chúng ta, những đệ tử của Phật phải tu học như thế nào, chánh tư duy về sắc, thọ, tưởng, hành thức thế nào để đem lại an lạc trong cuộc sống.

Đọc tiếp đoạn Kinh văn sau để biết Phật dạy các đệ tử của ngài tại sao các bậc đa văn thánh đệ tử đã an nhiên tự tại trong cuộc sống.

“Phật lại hỏi: Này La Đà, nếu vô thường, khổ là pháp biến dịch, đa văn thánh đệ tử ở trong đó có thấy sắc là ngã, khác ngã, hay ở trong nhau chăng?

La Đà thưa Phật : Bạch Thế Tôn, không.

Phật dạy La Đà: Nếu đa văn thánh đệ tử đối với năm thọ ấm này không thấy là ngã, là ngã sở nên đối với các pháp thế gian không chấp giữ. Vì không có gì chấp giữ nên không có gì để dính mắc. Vì không có gì để dính mắc nên tự giác ngộ Niết Bàn: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”

Đa văn thánh đệ tử là hàng đệ tử học rộng, nghe nhiều, có trí tuệ soi sáng con đường tu học. Liễu tri tất cả các pháp đều vô thường, có sinh thì phải có diệt. Khi đã vượt được ý niệm sinh diệt thì các vị ấy tiếp xúc được với cái vui của Niết Bàn.

Hàng đệ tử hậu học, chúng ta cần phải tinh tấn tu học để có tuệ giác soi sáng nhận thức về vô thường, Học được quy luật diệt vong ( 一切皆是死法, nhất thiết giai thị tử pháp) mà không còn ảo vọng về thường hằng trong cuộc sống. Vô thường dạy cho mình trân quý  mỗi giây phút hiện tạiVô thường làm mình yêu quý chính mình và người thân của mình nhiều hơn nữa. Hãy sống chánh niệm trong hiện tại. Không chấp giữ đâu là ngã, đâu là ngã sở thì cuộc đời nhẹ nhàng hơn. Đó là đích của tu học.

Xin mời quý vị đọc lại toàn bộ Kinh văn Tử Pháp.

 

Bản Việt văn

Kinh Tử Pháp

Tôi nghe như vầy:

Một lần nọ Phật ở tại núi Ma Câu La. Lúc đó có  vị tỳ kheo thị giả tên là La Đà. Bấy giờ Thế Tôn nói với La Đà: Những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc xa, hoặc gần, tất cả chúng đều theo quy luật diệt vong.

Những gì thuộc về thọ, tưởng, hành, thức, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc xa, hoặc gần, tất cả chúng đều theo quy luật diệt vong.

Phật hỏi tỳ kheo La Đà:   “Sắc là thường hay vô thường?”

La Đà thưa Phật: “Bạch Thế Tôn, vô thường.”

Phật lại hỏi: “Nếu là vô thường, thì khổ chăng?”

La Đà thưa Phật: “Bạch Thế Tôn,  khổ.”

Phật hỏi tỳ kheo La Đà: Đối với thọ, tưởng, hành, thức có vô thường?

La Đà thưa Phật: “Bạch Thế Tôn, vô thường.”

Phật lại hỏi: “Nếu là vô thường, thì khổ chăng?”

La Đà thưa Phật: “Bạch Thế Tôn,  khổ.”

“Phật lại hỏi: Này La Đà, nếu vô thường, khổ là pháp biến dịch, đa văn Thánh đệ tử ở trong đó có thấy sắc là ngã, khác ngã, hay ở trong nhau chăng?”

La Đà thưa Phật : Bạch Thế Tôn, không.

Phật dạy La Đà: Nếu đa văn Thánh đệ tử đối với năm thọ ấm này không thấy là ngã, là ngã sở nên đối với các pháp thế gian không chấp giữ. Vì không có gì chấp giữ nên không có gì để dính mắc. Vì không có gì để dính mắc nên tự giác ngộ Niết-bàn: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”

Phật nói kinh này xong, tỳ kheo La Đà nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

 

Bản Hán văn

 

雜阿含經 (一二一) 死法

如是我聞:

一時,佛住摩拘羅山。時,有侍者比丘名曰羅陀。

爾時,世尊告羅陀比丘言:「諸所有色,若過去、若未來、若現在,若內、若外,若麁、若細,若好、若醜,若遠、若近,彼一切皆是死法;所有受、想、行、識,若過去、若未來、若現在,若內、若外,若麁、若細,若好、若醜,若遠、若近,彼一切皆是死法。」

 

佛告羅陀:「色為常耶?為無常耶?」

答曰:「無常。世尊!」

復問:「若無常者,是苦耶?」

答曰:「是苦。世尊!」

「受、想、行、識,為常、為無常耶?」

答曰:「無常。世尊!」

復問:「若無常者,是苦耶?」

答曰:「是苦。世尊!」

復問:「若無常、苦者,是變易法,多聞聖弟子寧於中見是我、異我、相在不?」

答曰:「不也,世尊!」

佛告羅陀:「若多聞聖弟子於此五受陰如實觀察非我、非我所者,於諸世間都無所取,無所取者無所著,無所著故自覺涅槃:『我生已盡,梵行已立,所作已作,自知不受後有。』」

佛說此經已,羅陀比丘聞佛所說,歡喜奉行。

 

Bản Nôm

Nhất thời, Phật tại Ma Câu La sơn. Thời, hữu thị giả tỳ kheo danh viết La Đà.  Nhĩ thời, Thế Tôn cáo La Đà tỳ kheo ngôn: Chư sở hữu sắc, nhược quá khử, nhược vị lai, nhược hiện tại, nhược nội, nhược ngoại, nhược thô, nhược tế, nhược hảo, ngược xú, nhược viễn, nhược cận, bỉ nhất thiết tử pháp. Sở hữu thọ, tưởng, hành, thức, nhược quá khử, nhược vị lai, nhược hiện tại, nhược nội, nhược ngoại, nhược thô, nhược tế, nhược hảo, ngược xú, nhược viễn, nhược cận, bỉ nhất thiết tử pháp.

Phật cáo La Đà: Sắc vi thường da? Vi vô thường da?

Đáp viết: Vô thường, Thế Tôn!

Phục vấn: Nhược vô thường giả, thị khổ da?       

Đáp viết: Thị khổ, Thế Tôn!

Thọ, tưởng, hành, thức vi thường, vi vô thường da?

Đáp viết: Vô thường, Thế Tôn!

Phục vấn: Nhược vô thường giả, thị khổ da?       

Đáp viết: Thị khổ, Thế Tôn!

Phục vấn: Nhược vô thường, khổ giả, thị biến dịch pháp. Đa văn thánh đệ tử ninh ư trung kiến thị ngã, dị ngã, tương tại phủ?

Đáp viết: Bất dã, Thế Tôn!

Phật cáo La Đà: Nhược đa văn thánh đệ tử ư thử ngũ thọ uẩn như thật quán sát phi ngã, phi ngã sở giả, ư chư thế gian đô vô sở thủ, vô sở thủ giả vô sở giả, vô sở giả cố tự giác Niết Bàn. Ngã sanh dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sở tác dĩ tác, tự tri bất thọ hậu hữu.

          Phật thuyết thử Kinh dĩ, La Đà tỳ kheo văn Phật sở thuyết, hoan hỷ phụng hành. ( chung )

Xin nguyện hồi hướng công đức cho cụ bà Trương Thị Giao ( Vigil), Pháp danh Quảng Thiện được vãng sanh tịnh độ.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Bến Tre, ngày 13 tháng 12 năm 2021

Hoàng Phước Đại – Đồng An

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/08/2013(Xem: 18045)
03/03/2015(Xem: 13107)
23/06/2019(Xem: 12256)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.