Thư Viện Hoa Sen

Chánh Quán Tánh Không

05/07/20234:55 SA(Xem: 4656)
Chánh Quán Tánh Không

CHÁNH QUÁN TÁNH KHÔNG
Nguyễn Thế Đăng

hoa sen 1231/ Sự tai hại của chấp Không

Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không. Khi tánh Không hiển lộ trọn vẹn, đó là giải thoát. Nhưng trên con đường quán chiếu tánh Không, nếu người ta lại lạc trong một kiến chấp vào cái không thì chư Phật không thể hóa độ.

9.  Đại thánh thuyết pháp Không
Để lìa mọi kiến chấp
Nếu lại kiến chấp Không
Chư Phật không thể dạy.
(Quán về hành, phẩm XIII, theo bản dịch Hán văn của Cưu Ma La Thập).

Kiến chấp Không là cái chấp của ý thức phân biệtgiới hạn vào một cái Không do nó tưởng tượng, chứ không phải tánh Không thực sự của giải thoát.

Chấp Không là bám chấp vào quan niệm tánh Không là không có gì cả, không có nhân quả, không có kiếp trước kiếp sau, không có phàm không có thánh … Từ đó người ấy tạo nghiệp xấu mà không biết lo sợ, đề phòng. Điều này chỉ làm cho cuộc đời người ấy đi xuống thấp. Kinh điển gọi cái chấp Không này là chấp đoạn, và cái chấp Có là chấp thường. Chấp đoạn hay đoạn kiến người Tây phương gọi là chủ nghĩa hư vô (nihilisme). Chúng ta cần nhớ những tác phẩm của Long Thọ thường dùng chữ Trung, Trung Đạo, để chỉ tánh Không thực sự thì vượt khỏi Có và Không, nghĩa là vượt khỏi thức phân biệt, để đạt đến trí huệ tánh Không, tức là trí huệ Bát nhã.

Chấp vào cái Không không có gì cả thì ngay cả chư Phật cũng không dạy dỗ, giáo hóa được.

Sở dĩ chấp Không vì không theo kinh điển, không có các vị thầy chỉ dạy, nên không thể “chánh quán tánh Không”, và do đó tự hại mình:

11. Không thể chánh quán Không
Người ngu ắt tự hại
Như chẳng rành chú thuật
Chẳng khéo bắt rắn độc.
(Quán Bốn Đế, phẩm XXIV)

Chánh quán tánh Không không phải là đơn giản cho rằng không có các tướng xuất hiện, mà là các tướng xuất hiện là không có tự tánh, vô tự tánh. Thế nên để chỉ “các hiện tượngxuất hiện nhưng vô tự tánh” này, các kinh luận thường lấy thí dụ “mặt trăng trong nước, như bóng trong gương, như ảo ảnh, như tiếng vang, như huyễn, như mộng…”

2/ Chân lý tương đốichân lý tuyệt đối

Để chánh quán tánh Không, thoát khỏi sự sai lầm của việc chấp Không, một điều học quan trọng nhất là học hai chân lý: chân lý quy ước, tương đối (tục đế hay thế đế) và chân lý tuyệt đối, tối hậu (chân đế hay đệ nhất nghĩa đế). Thế nên cũng trong phẩm Bốn đế nói về tự hại khi không biết bắt rắn, ngài Long Thọ nói về hai chân lý:

7. Nay ông thật không biết
Không, nhân duyên của Không
Và biết nghĩa của Không
Thế nên sinh phiền não.
8. Chư Phật y hai đế
chúng sanh thuyết pháp
Một là thế tục đế
Hai, đệ nhất nghĩa đế.
9. Nếu người không thể biết
Phân biệt hai đế này
Thì với Phật pháp sâu
Chẳng biết chân thực nghĩa.
10. Nếu chẳng y tục đế,
Chẳng đắc đệ nhất nghĩa.
Chẳng đắc đệ nhất nghĩa
Thì chẳng đắc Niết bàn.

Muốn biết nghĩa của tánh Không, phải biết có hai chân lý quy ước, tương đốichân lý tuyệt đối, tối hậu.

Chân lý quy ước tương đốichân lý của thế gian như sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thành công, thất bại, trước sau, quá khứ hiện tại vị lai, và vân vân. Chân lý quy ước tương đối này cần thiết cho cuộc sống làm người, cuộc sống xã hội. Nhưng nếu cho chúng là tuyệt đối là bắt đầu sai lầm và sự sai lầm này dẫn chúng ta vào sanh tử luân hồi.

Chấp vào chân lý tương đối rồi cho nó là tuyệt đối, điều này gọi là chấp thường và đưa con người vào sanh tử. Để thoát khỏi sự mê lầm này, phải thấy thật tướng của chân lý quy ướctương đối là không có tự tánh, không thật, vô tự tánh. Nói cách khác, phải đưa chân lý tương đối trở về chân lý tuyệt đốitánh Không để giải thoát cho chân lý tương đối.

Chấp Không là cho rằng không có chân lý tương đối, rộng hơn, không có sanh tử luân hồi. Một hình thức chấp Không khác là nghĩ rằng phá hoại hết các thứ tạo thành sanh tử thì sẽ đạt được tánh Không. Nhưng tánh Không không do phá hoại sắc mà thành, vì Bát nhã tâm kinh nói, “Sắc tức là Không, Không tức là sắc. Tất cả các pháp khác cũng đều như vậy”.

Thế nên, muốn giải thoát các pháp tương đốiquy ước tạo thành thế giớichúng sanh thì không phải là hủy diệt thế giớichúng sanh mà là đưa thế giớichúng sanh trở lại thật tánh của chúng. Thật tánh ấy là không có tự tánh, vô tự tánh, tức là tánh Không.

Chân lý tương đối, quy ướccần thiết để chứng đắc chân lý tuyệt đốitối hậu. Sắc là cần thiết để hiển bày tánh Không, vì bản tánh của sắc là vô tự tánh, là tánh Không. Thế nên, câu kệ thứ 10 ở trên nói, “Nếu chẳng y tục đế, chẳng đắc đệ nhất nghĩa, chẳng đắc đệ nhất nghĩa, thì chẳng đắc Niết bàn”. Tánh Khôngđệ nhất nghĩađệ nhất nghĩaNiết bàn. Tánh Không chính là Niết bàn.

Hơn nữa, “sắc tức là Không, Không tức là sắc”, nghĩa là thế đế (sắc) là đệ nhất nghĩa đế (Không) và đệ nhất nghĩa đế (Không) tức là thế đế (sắc).

3/ Tánh Không chuyển hóa sanh tử thành Niết bàn

Luận nói Niết bàn không riêng hiện hữu ngoài sanh tử, nghĩa là đệ nhất nghĩa đế không riêng hiện hữu ngoài thế đế. Trong thật tướng tánh Không, không có cái thấy phân biệt giữa sinh tửNiết bàn.

10. Chẳng lìa ngoài sanh tử
Mà riêng có Niết bàn
Nghĩa thật tướng như vậy
Làm sao có phân biệt?

(Quán Trói buộcGiải thoát, XVI)

Bản tánh của các pháp cũng tức là thật tướng của tất cả các pháp. Thật tướng ấy là Niết bàn. Nói cách khác, bản tánh của tất cả các pháp là Niết bàn.

7. Thật tướng của các pháp
Tâm hành ngôn ngữ đoạn
Vô sanh cũng vô diệt
Tịch diệt như Niết bàn.

Như thế, giải thoát đối với Trung Luận không phải là từ bỏ, tránh thoát sanh tử mà là đưa sanh tử trở về bản tánh Không của chính nó. Bản tánh Không của sanh tử chính là Niết bàn.

19. Niết bànthế gian
Không có chút phân biệt
Thế gian cùng Niết bàn
Cũng không chút phân biệt.
20. Thực tế của Niết bàn
Cùng với tế thế gian
Hai tế ấy như vậy
Không mảy may sai khác.
(Quán Niết bàn, XXV)

Không phải xóa bỏ sắc để có Không, không phải xóa bỏ sanh tử để có Niết bàn, mà thật tướng của sắc là tánh Không, thật tướng của sanh tửNiết bàn.

Thế gian sanh tử (thế đế) không có chút phân biệt, khác biệt nào với Niết bàn tánh Không (đệ nhất nghĩa đế). Biên tế của sanh tử không sai khác với thực tế của Niết bàn. Chỗ nào có sanh tử chỗ ấy có bản tánh của sanh tửNiết bàn tánh Không.

Cuối cùng, Trung Luận có cùng một kết luận với các kinh Đại thừa, “sanh tử tức Niết bàn”, không mảy may sai khác. 







 

Tạo bài viết
15/08/2024(Xem: 12287)
16/08/2024(Xem: 2853)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: