Chương 1. Ngữ Nguyên

19/10/20159:54 SA(Xem: 7517)
Chương 1. Ngữ Nguyên

TIỂU LUẬN VỀ PHẬT A DI ĐÀ
Phước Nguyên

PL. 2559 DL. 2015

TỔNG LUẬN
VỀ Ý NGHĨA A-DI-ĐÀ QUA NGỮ NGUYÊN
HỆ THỐNG KINH ĐIỂN PHẠN – TẠNG

CHƯƠNG 1/ Ý NGHĨA DANH HIỆU A-DI-ĐÀ

Nguyên ngữ Sanskrit: आमितबुद्ध​ Amitabuddha, आमितायुस् Amitāyus, आमिताभ​ Amitābha.

Tây Tạng dịch là:  དྤགཏུ མེད​ dpag tu med, དྤགཡས​ dpag yas, ཚེ དྤགམེད​ tshe dpag med, ཧོདདྤགམེད​ hod dpag med.

Hán phiên âm có nhiều từ: A-di-đà 阿彌多, A-nhĩ-đá 阿弭跢, A-nhĩ-đán 阿弭嚲, A-di-đa-dữu 阿彌多廋, A-di-đa-dữu-tư 阿彌多廋斯, A-di-đà-bà-da 阿彌陀婆耶, A-di-đà-bà 阿彌陀婆, A-di –đan-bà 阿弭嚲皤, A-di-đà-dụ-lệ 阿彌陀喻儷 v.v.. Và dịch nghĩa là Vô Lượng 無量, Vô Lượng Thọ 無量壽, Vô Lượng Quang 無量光, Vô Lượng Thanh Tịnh 無量清淨, Cam Lồ 廿露…

Tiết 1. Xuất xứ danh hiệu A-di-đà

Danh hiệu A-di-đà xuất hiện rất sớm ở Trung quốc, cụ thể được tìm thấy trong:

- Đại Tạng Kinh 13, số hiệu 0418 Ban châu tam muội kinh - ba quyển[1] do Chi Lâu Ca Sấm dịch năm 179 s.dl., xuất hiện danh hiệu: “A-di-đà 阿彌陀”[2] rất nhiều lần.

- Đại Tạng Kinh 13, số hiệu 0417, Phật thuyết ban châu tam muội kinh – một quyển[3] cùng dịch giả Chi Lâu Ca Sấm cũng xuất hiện danh hiệu “A-di-đà 阿彌陀”[4].

- Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh, 2 quyển[5], do Ngô Chi Khiêm dịch vào đầu thế kỷ thứ III, cũng ghi là “A-di-đà 阿彌陀”[6]

- Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0366, Phật Thuyết A Di Đà Kinh, 1 quyển, Diêu Tần Cưu Ma La Thập, dịch vào đầu thế kỷ V.

Cùng rất nhiều kinh điển khác được lưu trữ trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh…

Tiết 2. Ngữ nguyên A-di-đà

Vậy A-di-đà có nghĩa như thế nào?

I.2.1. Từ अमित​ amita

a) Từ अमित​  amita  và kinh Vimalakīrtinirdeśa

Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.

Nguyên điển Sanskrit आर्यविमलकीर्तिनिर्देशो नाम महायानसूत्रम् Āryavimalakīrtinirdeśo nāma mahāyānasūtram (Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh), phẩm ६ देवी 6 devī (Chư Thiên), khi kể những đức Phật đã đến nhà của Duy Ma Cật có kể tên अमिताभ​ Amitābha[7].  

Trong bản dịch Tây Tạng: འཕགས་པ་དྲི་མ་མེད་པར་གྲགས་པས་བསྟན་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags- pa dri-ma- med-par- grags-pas bstan-pa shes-bya- ba theg- pa chen- poḥi mdo[8], của dịch sư Tây Tạng Chos-ñid tshul-khrims, lưu trữ trong Tây tạng đại tạng kinh, Kyoto, số hiệu 176, và bản dịch này cũng được lưu trữ trong Tạng Peking, Tạng Nại Đường, Tạng Lạp Tát,… có từ tương đương với अमिताभ​ Amitābha là སྣནབ མྠཧཡས​ snan ba mthah yas, dịch sát là: Ánh sáng vô lương (Vô Lượng Quang).

Thế nên, ở trong Đại Tạng Kinh 14, số hiệu 0474, Duy-ma-cật kinh[9] Chi Khiêm dịch अमिताभ​ Amitābha là: Vô Lượng無量[10].

Nhưng nếu đem đối chiếu với đoạn văn dịch tương đương trong Đại Tạng Kinh 14, số hiệu 0475, Duy ma cật sở thuyết kinh[11] của La Thập, thì अमिताभ​ Amitābha được phiên âm thành: 阿彌陀 A-di-đà[12].

Và lại đem đối chiếu với Thuyết vô cấu xưng kinh[13] của Huyền Tráng, dịch अमिताभ​ Amitābha là: 無量壽Vô Lượng Thọ[14] (Như Lai).

b) Từ अमित​  amita gọi tắt của अमिताभ​  Amitābha

Như vậy, tuy अमित​ amita đã được dịch là Vô Lượng, song kiểm soát lại thì hoặc do Vô Lượng Quang hoặc do Vô Lượng Thọ, nói đúng hơn là do अमिताभ​ Amitābha gọi tắt mà thôi.

Tình hình này đã xãy ra rất phổ biến. Điển hình là trong Đại Tạng Kinh 14, số hiệu 0425, Hiền kiếp kinh 6, do Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch[15] cách Chi Khiêm không xa, đã ba lần kể ra tên 無量佛 Vô Lượng Phật[16]. Khi so với Đại Tạng Kinh, Bộ Luận Tập, số hiệu 0477, Hiện tại hiền kiếp thiên Phật danh kinh vào đời Lương, mất tên người dịch, Vô Lượng Phật ấy là 無量 Vô Lượng Minh Phật.

Trước đây, F. Weller đã thực hiện một nghiên cứu so sánh với các bản Sanskrit, Tạng, Hán, Mông và Mãn của kinh Hiền kiếp thiên Phật danh[17] này và đã đi đến kết luậnVô Lượng Phật có thể là ཧོདདྤགམེད​ hod dpag med: (Phật) Vô Lượng Quang của bản Tây tạng[18].

Chi Lâu Ca Sấm không những dịch Ban châu tam muội kinh, thuộc Đại Tạng Kinh 13, số hiệu 0418; Phật thuyết ban châu tam muội kinh, Đại Tạng Kinh 13, số hiệu 0417, mà còn dịch Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh 2[19], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, ở đây đã xuất hiện những từ Vô lượng 無量, Vô lượng giác 無量覺[20], Vô lượng thế tôn無量世尊[21].

Khương Tăng Khải sống cùng thời với Pháp Hộ, cũng dịch kinh dưới tên Phật thuyết Vô lượng thọ kinh[22], đã dùng Vô Lượng Giác 無量覺 và Vô Lượng Tôn 無量尊 để gọi đức Phật A-Di-Đà.

Khi so sánh để truy ngữ nguyên Vô Lượng Giác hoặc Vô Lượng Tôn trong bản Sanskrit – Tạng tương đương như sau, tìm thấy như sau:

-Bản Sanskrit सुखावतीव्यूहः ।Sukhāvatīvyūhaḥ [Vistaramātṛkā विस्तरमातृका][23],  được lưu trữ ở trong Buddhist Sanskrit Texts No. 17 , dùng chữ:  अमितप्रभ​ Amitaprabha;

-Bản Sanskrit सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā |) ở trong Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ[24], dùng chữ आमितायुष् āmitāyuṣ.

-Và đối chiếu với bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, mà nội dung của bản này tương đương với Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[25], Nam Ấn Độ, Đường, Bồ Đề Lưu Chí dịch, thuộc Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310; các học giả phát hiện nguyên bản Sanskrit của nó là: अर्य​-अमिताभव्युह नम माहायन सूत्र​ arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra. Do hai dịch giả Ấn-độ là जिनमित्र​ Jinamitra (Cơ-na-mễ-đa-lạp) và णदनसिल Nadanasila (Đạt-lạp-ân-dĩ) và một dịch sư Tây Tạng tên là ཡེསེསསྡེ Ye ses sde (y-cơ-đái), cùng cộng dịch và hoàn thành vào khoảng thế kỷ thứ chín, sau Tây Lịch. Trong bản này tương đương với Vô Lượng Giác 無量覺 hoặc Vô Lượng Tôn無量尊  là chữ ཚེ དྤགམེད tshe dpag med và ཧོདདྤགམེད​ hod dpag med.

Vậy, tuy phiên âm là A-di-đà và đôi khi cũng dùng dịch ngữ Vô Lượng, các văn bản Trung quốc gần như đồng nhất nghĩa của A-di-đà hay Vô Lượng với nghĩa Vô Lượng ThọVô Lượng Quang.

I.2.3.Giải thích chữ अमित​ amita bằng आमितायुष् āmitāyuṣ và अमितप्रभ​ Amitaprabha

Việc giải thích A-di-đà bằng Vô Lượng QuangVô Lượng Thọ xuất hiện một cách rõ nét trong A-di-đà kinh. Bản Hán, Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0347, Cưu Ma Thập dịch, kinh viết: "Này Xá-lợi-Phất! Phật ấy vì sao gọi là A Di Đà? Này Xá Lợi Phất, ánh sáng Phật ấy vô lượng, rọi đến mười phương quốc độ không bị chướng ngại, nên gọi là A Di Đà. Lại nữa, này Xá Lợi Phất, thọ mạng của Phật và nhân dân ấy vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên gọi là A Di Đà."[26]

Đối chiếu với bản Sanskrit của Kinh A-di-đà hiện tìm được, tên là सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā |) được lưu trữ trong Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ[27], nội dung tương đương với đoạn Hán dịch của La Thập ở trên, như sau:

“तत्किमं मन्यसे शारिपुत्र केन कारणेन स तथागतोऽमितायुर्नामोच्यते।तस्य खलु पुनहः शारिपुत्र तथागतस्य तेषामं च मनुष्याणामपरिमितमायुहःप्रमाणम्।तेन कारणेन स तथागतोऽमितायुर्नामोच्यते।…। तत्किमं मन्यसे शारिपुत्र​…तथागतोऽमिताभो…।… तथागतस्याभा अप्रतिहता सर्वबुद्धक्षेत्रेषु । तेन​…तथागतोऽमिताभो नामोच्यते ।” tatkiṃ manyase śāriputra kena kāraṇena sa tathāgato'mitāyurnāmocyate/tasya khalu punaḥ śāriputra tathāgatasya teṣāṃ ca manuṣyāṇāmaparimitamāyuḥpramāṇam/tena kāraṇena sa tathāgato'mitāyurnāmocyate/…/ tatkiṃ manyase śāriputra…tathāgato'mitābho…/… tathāgatasyābhā apratihatā sarvabuddhakṣetreṣu | tena…tathāgato'mitābho nāmocyate |”

Căn cứ vào đoạn văn Sanskrit này, chữ A-di-đà 阿彌陀 trong bản Hán tương đương với आमितायुष् āmitāyuṣ và अमितप्रभ​ Amitaprabha trong bản Sanskrit, chứng tỏ अमित​ amita (A-di-đà) là rút gọn từ आमितायुष् āmitāyuṣ và अमितप्रभ​ Amitaprabha.

Ngữ nguyên Sanskrit अमितायुस् Amitāyus được thành lập từ hai yếu tố: अमित Amita + āyus आयुस्

Từ अमित Amita thiết lập từ अ + मित [a -mita], tính từ: có nghĩa là vô lượng.

Tiếp đầu âm अ A, căn cứ theo ngữ pháp Sanskrit nó dùng để biến đổi ý nghĩa của từ. Ý nghĩa phân theo các dạng ngữ pháp như sau:

- अ a làm giới từ: từ khi, từ lúc đó,…

- अ a làm trạng cách: vừa khi, xa hơn nữa, đến khi, ngay khi,

- अ a làm liên từ: vượt hơn, trội hơn, nhiều hơn, ngay cả.

Đuôi từ मित Mita làm phân từ quá khứ của động căn √ मा √mā: đo, lường, so sánh…;

Đuôi từ मित Mita cũng là quá khứ phân từ của động từ căn √ मि √mi: làm kết, làm nối, làm dính…

Đuôi từ मित Mita là Biến cách thứ 8. Vocative (Hô cách) số ít, của ngữ pháp Sanskrit, khi làm tính từ và có nhiều nghĩa như: chỉnh lý, tiết kiệm, cố định, kiến lập, hay được gắn liền, được thành lập v.v..

Từ आयुस् Āyus: thọ mạng, mạng sống. आयुस् Āyus  có ngữ căn  √आयु √āyu: nhân loại, dòng dõi,..

I.2.3. Vấn đề đặt ra

Từ sự truy nguyên ngữ học ở trên, vấn đề đặt ra là có phải tự nguyên ủy chỉ có tên 阿彌陀A-di-đà, tức अमित​ amita (vô lượng), rồi sự xuất hiện của आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) là những nỗ lực nhằm giải thích tên अमित​ amita (A-di-đà/vô lượng) ấy?

Hay ngược lại, tự nguyên ủy आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) là hai tên khác nhau, có thể chỉ hai đối tượng khác nhau, rồi sau do quá trình biến hoá và thẩm nhập mà có sự cố ý rút ngắn thành tên अमित​ amita (A-di-đà/vô lượng) ?

Trước đây, người ta đã dựa vào hai lý do dưới đây, để khẳng định tên अमित​ amita (A-di-đà/vô lượng) có trước, còn tên आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) xuất hiện sau để giải minh:

-Một là, giả như आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) là những tên có tự nguyên ủy, thì ý nghĩa chúng quá rõ ràng rồi, cần gì phải giải thích thêm.

-Hai là, nếu आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) là có tự nguyên ủy, thì đức Phật ấy lại có hai tên. Nhưng một vị Phật mà có hai tên, thì hiện không thấy một điển hình nào khác.

Ngoài ra, các bản dịch xưa hiện có trong Đại Tạng Kinh như Đại Tạng Kinh 13, số hiệu 0418 Ban châu tam muội kinh - ba quyển[28] do Chi Lâu Ca Sấm dịch năm 179 s.dl.; Đại Tạng Kinh 13, số hiệu 0417, Phật thuyết ban châu tam muội kinh – một quyển[29] cùng dịch giả Chi Lâu Ca Sấm[30]; Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh, 2 quyển[31], do Ngô Chi Khiêm dịch vào đầu thế kỷ thứ III[32]; Đại Tạng Kinh 14, số hiệu 0474, Duy-ma-cật kinh[33] của Chi Khiêm đều đề cập danh hiệu Vô lượng hoặc A Di Đà, tức अमित​ amita chứ không đưa ra danh xưng आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光).

I.2.4. Nhận định về danh hiệu अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨)

Kết luận vừa nêu về sự có trước của tên अमित​ amita (A-di-đà/vô lượng) càng trở nên dễ chấp nhận hơn, khi ta nhớ đến một lối cắt nghĩa thứ ba nữa về chữ ấy, đó là Vô Lượng Thanh Tịnh 無量清淨.

Từ Vô Lượng Thanh Tịnh 無量清淨 xuất hiện lần đầu tiên trong nhan đề bản dịch Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh[34], ngày nay được coi là của Chi Lâu Ca Sấm[35]. Đây là bản dịch tương đương của kinh Đại A Di Đà, mà bản dịch của Khương Tăng Khải sống cùng thời với Pháp Hộ, dịch kinh dưới tên Phật thuyết Vô lượng thọ kinh[36].  Sự tương đương này cho phép ta có tối thiểu một ý niệm rằng Vô lượng thọ 無量壽 của bản Tăng Khải là Vô lượng thanh tịnh 無量清淨 của bản Chi Lâu Ca Sấm.

Tuy nhiên, phải đợi đến khi so sánh với ba bản kinh trong Đại Tạng Kinh 14: (1) số hiệu 0559, Lão nữ nhân kinh[37], Chi Khiêm dịch ; (2) số hiệu 0560, Phật Thuyết Lão Mẫu Nữ Lục Anh Kinh, 1 quyển,  Lưu Tống Cầu Na Bạt Đà La dịch[38]; (3) và số hiệu 0561, Phật Thuyết Lão Mẫu Kinh, 1 quyển, mất tên người dịch[39], ý niệm ấy mới trở thành xác định.

Lão mẫu nữ nhân kinh do Chi Khiêm dịch kể một chuyện tiền thânđức Phật ấn chứng người đàn bà già sẽ sinh về nước Phật A Di Đà.

Cũng chuyện tiền thân ấy, bản dịch Lão mẫu nữ lục anh kinh của Cầu Na Bạt Đà La lại có Phật ấn chứng người ấy "sinh về nước Phật Vô Lượng Thanh Tịnh".

Lưu hành cùng thời với Lão mẫu nữ lục anh kinh, Lão mẫu kinh, mà người dịch thời Tăng Hựu đã không biết tên, kể Phật Thích Ca đã ấn chứng bà "sẽ sinh về nước Phật A Di Đà".

Vậy thì, ba bản dịch này đã xác nhận sự kiện là A-di-đà, tức अमित​ amita cũng có nghĩa là Vô Lượng Thanh Tịnh. Đối chiếu với bản Tây tạng của Lão mẫu nữ lục anh kinh, tựa đề: སྐྱེས་པ་རབས་ཀྱི་གླེང་བཞི Skyes- pa rabs- kyi gleṅ- gshi[40], do Tây Tạng dịch sư Ñi- ma rgyal- mtshan và Ấn độ dịch sư Ānandaśrī dịch, thì अमित​ amita (A-di-đà/vô lượng) tương đương là ཚེ དྤགམེད​ tshe dpag med:  tuổi thọ vô lượng.

Do đó, không chỉ Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh mới đồng nhất A-di-đà Phật với Vô Lượng Thanh Tịnh Phật. Cho nên, câu hỏi đương nhiên là do đâu xảy ra sự đồng nhất đó?

Trước đây, có người đưa ra giả thiết Vô lượng thanh tịnh 無量清淨 là do đọc hay chép sai nguyên văn Sanskrit của अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) mà ra, tức nguyên ngữ Devanagari như sau: अमित​-आभ​--- अमित​-सुभ । -शुभ​--- अमितसुद्ध​।-शुद्ध​ (amita-ābha--- amita-subha / -śubha--- amitasuddha/-śuddha).

Tuy nhiên, cần vạch ra ngay là Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh luôn luôn kết hợp Vô Lượng Thanh Tịnh Phật với "ánh sáng chiếu khắp nước và chiếu sáng các phương nước Phật khác rất sáng" và với "thọ mạng rất dài".

Thế nên, không chỉ đơn thuần vì đọc hay chép sai अमित​-आभ​ amita-ābha ​thành अमित​-सुभ । -शुभ amita-subha / -śubha,  mà từ Phật Vô Lượng Quang, ta có Phật Vô Lượng Thanh Tịnh.

Ngoài ra, dịch bản Tây tạng སྐྱེས་པ་རབས་ཀྱི་གླེང་བཞི Skyes- pa rabs- kyi gleṅ- gshi (Bổn sanh duyên kinh) tương đương với Lão mẫu nữ lục anh kinh có ཚེ དྤ མེད​ tshe dpa med, tức từ आमित​-आयुष āmita-āyuṣ của Sanskrit, trong khi các bản Hán có tiếng A-di-đà Phật hoặc Vô Lượng Thanh Tịnh.

Như vậy, vô lượng thanh tịnh 無量清淨 phải do आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) mà ra, tức अमितशुद्ध​ amitaśuddha, chứ không phải do अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) mà thiết lập.

Dẫu sao chăng nữa, nếu một khi đã chấp nhận अमित​ amita hay A-di-đà 阿彌陀 là danh hiệu nguyên ủy của vị Phật phương Tây và đã coi अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) và आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) là những tên giải minh ý nghĩa của अमित​ amita hay A-di-đà 阿彌陀, thì không có lý do gì mà không chấp nhận thêm अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨) là một tên giải minh thứ ba cho ý nghĩa chữ अमित​ amita.

Tiết 3. Liên hệ với Kinh Pháp HoaHoa Nghiêm

Giữa ba tên giải minh ý nghĩa अमित​ amita hay A-di-đà 阿彌陀: (1) अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光), (2) आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và (3) अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨) vừa trình bày ở trên, vấn đề tương quan sau trước với nhau của chúng không phải dễ giải quyết gì.

Riêng về tên अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨), vì không phổ thông cho lắm, ta không cần phải quan tâm nhiều. Chỉ cần nói là nó đã xuất hiện rất sớm không kém gì hai tên अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) và आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽), nhưng gặp phải một trở ngại là cho đến nay không một tên nào như vậy trong văn học Phật giáo Phạn văn đã phát hiện, nên không thể dứt khoát giả thiết thời điểm ra đời của अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨).

Còn hai tên अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) và आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽), tuy không gặp trong văn học Pāli và trong các tác phẩm Sanskrit như ळलितविस्तरवा महावस्तु Lalitavistaravā Mahāvastu, đã đóng một vai trò ít nhiều thiết yếu trong phần lớn kinh điển Sanskrit khác.

Nguyên điển Sanskrit, kinh Pháp Hoa, được lưu trữ trong Buddhist Sanskrit Texts 6[41], do Kerne và Najo -Fumio dựa vào các bản Sanskrit cũng như các đoạn phiến tìm thấy ở các nước mà so sánh đối chiếu rồi tập thành सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् Saddharmapuṇḍarīkasūtra vào năm 1913, trong पूर्वयोगपरिवर्तः Pūrvayogaparivartaḥ (phẩm vãng cổ)[42] có kể đến Phật आमितायुष् āmitāyuṣ đối chiếu với các bản Hán dịch tương đương như sau:

- Đại Tạng Kinh 9, số hiệu 263, Chính Pháp Hoa Kinh 4, do Pháp Hộ dịch lần cuối vào năm thứ 7, niên hiệu Thái Khang (286 TL.) đời Tây Tấn; Phẩm Vãng Cổ dịch आमितायुष् āmitāyuṣ là Vô Lượng Thọ無量壽[43].

- Đại Tạng Kinh 9, số hiệu 262, Diệu Pháp Liên Hoa kinh 3, do Cưu Ma La Thập (Kumaraiva) dịch vào năm Hoằng Thỉ thứ 8 (406) đời Diêu Tần Phẩm Hoá thành dụ của Diệu pháp liên hoa kinh 3, thì đều phiên âm là A Di Đà 阿彌陀[44].

Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập pháp giới, thuộc Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0295, bản dịch của Địa-bà-ha-la[45], cũng kể đến tên Phật Vô Lượng Quang 無量光[46]; mà bản Sanskrit tương đương của Kinh Hoa Nghiêm hiện có là: गण्डव्यूहः सूत्रम् Gaṇḍavyūha sūtram, trong phẩm Nhập Pháp Giới từ tương với Vô Lượng Quang 無量光 của bản Hán là अमिताभ​  Amitābha[47].

Còn sự liên hệ với Phẩm phổ môn bản Sanskrit, Kinh Pháp Hoa và một số phẩm của Kinh Hoa Nghiêm bản Sanskrit sẽ được nói sau

Tiết 4. Những dị danh

Nhưng quan trọng nhất, dĩ nhiên Vô Lượng Quang 無量光 nó xuất hiện trong các kinh điển liên quan đến Tịnh độ. Trong các loại kinh điển này, tuy đề danh thường mang tên Vô Lượng Thọ, đã nhấn mạnh đến và giải minh chi tiết tên Vô Lượng Quang.

Chẳng hạn, như trong các bản Hán, thuộc Đại Tạng Kinh như: Vô lượng thọ kinh, Vô lượng thọ Như Lai hội của Đại bảo tích kinh và Đại vô lượng thọ trang nghiêm kinh đã gọi Phật Vô Lượng Quang 無量光 bằng những tên khác như Vô Biên Quang 無邊光, Vô Ngại Quang 無礙光 v.v..., để minh giải thêm Vô Lượng Quang có nghĩa gì.

Khi đối chiếu với nguyên bản Sanskrit hiện có và bản Tây Tạng, những tên gọi này đã cónhững tương đương, nhưng không nhất thiết là có cùng một thứ tự và có cùng một số lượng.

Cụ thể như Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh,  bản dịch của Khương Tăng Khải, kể tới mười hai danh hiệu liên hệ với ánh sáng, tức là Vô Lượng Quang 無量光, Vô Biên Quang 無邊光, Vô Ngại Quang無礙光, Vô Đối Quang 無對光, Diệm Vương Quang 燄王光, Thanh Tịnh Quang 清淨光, Hoan Hỉ Quang 歡喜光, Trí tuệ Quang 智慧光, Bất Đoạn Quang 不斷光, Nan Tư Quang 難思光, Vô Xứng Quang 無稱光 và Siêu Nhật Nguyệt Quang 超日月[48].

Vì Phật A-di-đà được giải minh bằng mười hai danh hiệu ấy, nên cũng gọi Thập Nhị Quang Phật, tức đức Phật của 12 thứ ánh sáng. Nếu cộng thêm danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật, đức Phật A-di-đà có 13 danh hiệu, mà thuật ngữ Trung quốc gọi là A-di-đà Phật thập tam hiệu.

Mười hai danh hiệu của Vô lượng thọ kinh, bản dịch Khương Tăng Khải, đến lúc Bồ Đề Lưu Chí dịch, Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh 17-18[49] đã phát triển lên tới mười lăm danh hiệu: là Vô Lượng Quang 無量光, Vô Biên Quang 無邊光, Vô Trước Quang 無著光, Vô Ngại Quang 無礙光, Chiếu Vương Quang 光照王, Đoan Nghiêm Quang 端嚴光, Ái Quang 愛光, Hỉ Quang喜光, Khả Kiến Quang 可觀光, Bất Tư Nghị Quang不思議光, Vô Đẳng Quang 無等光, Bất Khả Xứng Lượng Quang不可稱量光, Ánh Tệ Nhật Quang 映蔽日光, Ánh Tệ Nguyệt Quang 映蔽月光 và Yếm Đoạt Nhật Nguyệt Quang 掩奪日月光[50].

Tuy nhiên, trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh[51], 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch vào năm 991, bản danh hiệu dịch lại giảm xuống còn mười hai như sau: Vô Lượng Quang 無量光, Vô Ngại Quang 無礙光, Thường Chiếu Quang 常照光, Bất Không Quang 不空光, Lợi Ích Quang 利益光, Ái Lạc Quang 愛樂光, An Ổn Quang 安隱光, Giải Thoát Quang 解脫光, Vô Đẳng Quang 無等光, Bất Thư Nghị Quang 不思議光, Quá Nhật Nguyệt Quang 過日月光, Đoạt Nhất Thiết Thế Gian Quang 奪一切世間光 và Vô Cấu Thanh Tịnh Quang 無垢清淨光[52].

Trong bản Sanskrit và bản Tây Tạng kể đến mười tám danh hiệu khác nhau ngoài danh hiệu thông thường Vô Lượng Quang.

Bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, thường được gọi là सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā] kể mười chính danh hiệu như sau: (1) आमिताभ​ Amitābha (Vô Lượng Quang);

(2) आमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang);

(3) आमितप्रभास​ Amitaprabhāsa (Vô Lượng Minh);

(4) आसमाप्तप्रभ​ Asamāptaprabha (Vô Đối Chiếu Quang);

(5) आसण्घतप्रभ​ Asaṇghataprabha (Vô Trước Quang);
(6) प्रभाशिखोत्स्रंष्टप्रभ​ Prabhāśikhotsṛṣṭaprabha (Diệm Vương Quang); 
(7) षदिव्यमणिप्रभ​ Sadivyamaṇiprabha (Thiên Châu Quang);

(8) आप्रतिहतरश्मिरागप्रभ Apratihataraśmirāgaprabha (Vô Ngại Quang Minh Nhiễm Quang);

(9) ड़ाजनीयप्रभ​ Rājanīyaprabha (Mỹ Quang);

(10) प्रेमणीयप्रभ​ Premaṇīyaprabha (Ái Quang);

(11) प्रमोदनीयप्रभ​ Pramodanīyaprabha (Hỉ Quang);  

(12) षमंगमनीयप्रभ​ Saṃgamanīyaprabha (Từ Quang);

(13) उपोषणीयप्रभ upoṣaṇīyaprabha (An Ẩn Quang);

(14) णिबन्धनीयप्रभ Nibandhanīyaprabha (Bất Đoạn Quang);

(15) आतिवीर्य​-प्रभ Ativīrya-prabha (Cực Tinh Tấn Quang);

(16) आतुल्यप्रभ Atulyaprabha (Vô Đẳng Quang);

(17) आभिभूयनरेन्द्रामून्नयेन्द्र​-प्रभ Abhibhūyanarendrāmūnnayendra-prabha (Siêu Thiên Vương Nhân Vương Quang?);

(18) श्रान्तसमंचयेन्दुसूर्यजिह्मीकरण​-प्रभ Śrāntasaṃcayendusūryajihmīkaraṇa-prabha (Khúc Áp Tĩnh Mãn Nguyệt Nhật Quang);

(19) आभिभूय लोकपालशक्रब्रह्मशुद्धावासमहेश्वरसर्वदेवजिह्मीकरण​-प्रभ Abhibhūya lokapālaśakrabrahmaśuddhāvāsamaheśvarasarvadevajihmīkaraṇa-prabha (Khúc Áp Hộ Thế, Nhân Đà La, Phạm Thiên, Tịnh Cư, Đại Tự Tại, Nhất Thiết Thiên Quang)[53].

Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, do hai dịch giả Ấn-độ là जिनमित्र​ Jinamitra (Cơ-na-mễ-đa-lạp) và णदनसिल Nadanasila (Đạt-lạp-ân-dĩ) và một dịch sư Tây Tạng tên là ཡེསེསསྡེ Ye ses sde (y-cơ-đái), cùng dịch, có kể mười chính danh hiệu gần tương tự với bản सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā], vừa kể ở trên:

(1) ཧོདདྤགཏུ མེདཔ Hod dpag tu med pa (Vô Lượng Quang);

(2) ཤནབ དྤགཏུ མེདཔ Shan ba dpag tu med pa (Vô Lượng Chiếu);

(3) ཧོདཐུགཔ མེདཔ  Hod thug pa med pa (Vô Đối Quang);

(4) ཧོདཆགྶཔ མེདཔ Hod chags pa med pa (Vô Trước Quang);

(5) ཧོདཐོགྶཔ མེདཔ Hod thogs pa med pa (Vô Ngại Quang);

(6) ཧོདརྟགཏུ གྟོནྦ  Hod rtag tu gtoṇba (Thường Phóng Quang);

(7) ལྷཧི ནོརབཧི ཧོད Lhaḥi nor baḥi ḥod (Thiên Châu Quang);

(8) ཏྷོགྶཔ མེདཔཧི ཧོདཟེརགྱི རྒྱལཔོཧི ཧོད Thogs pa med paḥi hod zer gyi rgyal poḥi ḥod (Vô Ngại Quang Minh Vương Quang);

(9) ཅྷགྶཔརཧྒྱུརཔོཧི ཧོད​ Chags par hgyur poḥi ḥod (Thành Ái Quang);

(10) དྤཧྦརཧྒྱུརཔོཧི ཧོད Dpaḥbar hgyur poḥi ḥod (Hoan Hỷ Quang);

(11) མྖོགཏུ དྤཧྦརཧྒྱུརཔོཧི ཧོད mchog tu dpaḥbar hgyur poḥi ḥod (Tối Thắng Hoan Hỉ Quang);

(12) ཏྴིམྤརཧྒྱུརཔོཧི ཧོད Tshimpar hgyur poḥi ḥod (Thoả Mãn Quang);

(13) ལྟ བརཧྒྱུརཔོཧི ཧོད Lta bar hgyur poḥi ḥod (Khả Kiến Quang);

(14) ཧྦྲེལབརགྷྱུརཔོཧི ཧོད​​ ḥbrel bar ghyur poḥi ḥod (Hoà Hiệp Quang);

(15) བྶམྒྱིསམིཁྱབཔོཧི ཧོད​ Bsamgyis mikhyab poḥi ḥod (Bất Khả Tư Nghị Quang);

(16) མྪུནྶཔ མེདཔོཧི ཧོད Mtshuṇs pa med poḥi ḥod (Vô Đẳng Quang);

(17) མིཧི དྦནཔོ དནལྷཧི དྦནཔོ ཟིལགྱིསགྣོནཔོཧི ཧོད Mihi dban po dan lhahi dban po zil gyis gnon poḥi ḥod (Khúc Áp Nhân Vương Thiên Vương Quang);

(18) ནི མ དནཟླ བ ཟིལགྱིསགྣོནཤིནམོགམོགཔོརབྱེདཔཧི ཧོད Ni ma dan zla ba zil gyis gnon shin mog mog por byed pahi hod (Khúc Áp Nhật Nguyệt Lịnh Ám Muội Quang);

(19) ཧྗིགརྟེནསྐྱོནབ དནབྲྒྱ བྱིནདནཚནྶྤ དནགྣསགྩནམཔ དནདྦནཕྱིགཆེནཔོ དནལྷ ཐམྶཅདཟིནགྱིསགྣོནཅིནམོགམོགཔོརབྱེདཔོཧི ཧོད ḥjig rten skyon ba dan brgya byin dan tshanspa dan gnas gtsan mapa dan dban phyig chen po dan lha thams cad zin gyis gnon cin mog mog por byed poḥi ḥod (Khúc Áp Hộ Thế, Nhân Đà La, Phạm Thiên,Tịnh Cư, Đại TựTại, Nhất Thiết Thiên, Lịnh Ám Muội Quang).

Như vậy, kể từ khi Khương Tăng khải dịch Vô Lượng Thọ Kinh vào năm 252 trở đi, Phật A Di Đà đã được xem như một vị Phật của ánh sáng trong cả ba truyên thống Sanskrit, Tạng và Hán bản. Điều này chứng tỏ tín ngưỡng A-di-đà từ nguyên ủy rõ ràng thiên trọng khía cạnh ánh sánh, mà xem nhẹ khía cạnh thọ mạng.

Tình hình đó dẫn đến những kết luận khá lôi cuốn về nguồn gốc của tín ngưỡng A Di Đà, mà ta sẽ bàn dưới đây. Lúc này chỉ cần nhấn mạnh là trong truyền thống Sanskrit, quan niệm A-di-đà như một đức Phật Ánh sáng đã lưu hành mạnh mẽ.

Hầu hết những kinh mang tên Vô Lượng Thọ như: Vô Lượng Thọ Kinh, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh, Đại A-di-đà kinh, Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm kinh, Vô lượng thọ Như Lai hội của Đại bảo tích kinh v.v... Tuy mang tên Vô Lượng Thọ, đều nhấn mạnh khía cạnh ánh sáng của अमित​ amita hay A-di-đà 阿彌陀.

Do đó, yếu tố अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) đã đóng một vai trò quan trọng và có thể xuất hiện trước yếu tố आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽).

Sự thực, bản Sanskrit và Tạng bản của những bản dịch Hán văn vừa nêu đều mang tên Vô lượng quang, tức आमिताभव्यूह​ Amitābhavyūha (=अमितप्रभ​ Amitaprabha hay Vô Lượng Quang 無量光).

Việc dịch thành Vô lượng thọ 無量壽 trong Hán tạng từ đấy chỉ thể hiện một xu thế muốn Trung Quốc hoá Phật giáo, nhằm đáp ứng khát vọng trường sinh bất lão cố hữu của người Trung quốc.

Tóm lại, theo truyền thống thì tên A-di-đà 阿彌陀 có thể hiểu là phiên âm chữ अमित​ amita có nghĩa: vô lượng. Rồi từ đó, người ta đã tìm cách giải minh Vô lượng có nghĩa là gì, bằng cách đưa vào những yếu tố: अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光), आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨), như đã thấy.

Ngoài ra, nó cũng được giải minh bằng những yếu tố không nổi tiếng khác như vô lượng quang vinh và vô lượng chúng, như bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, tức bản सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā] đã thực hiện:

अमिताभस्य आभा अमिता च तेजा

अमितं च आयूरमितश्च संघः॥३७॥

amitābhasya ābhā amitā ca tejā

amitaṃ ca āyūramitaśca saṃghaḥ

“Ánh sáng của Vô Lượng Quangvô lượng, quang vinhvô lượng, thọ mạngvô lượng, chúng hội là vô lượng”.

Nhưng yếu tố अमिता - तेजास amitā – tejās (vô lượng quang vinh) và अमिता - संघः amitā-saṃghaḥ

(vô lượng chúng hội), đã không được phát triển và nhắc nhở đến nhiều.

Sự kiện này, một lần nữa, chứng thực cho quan điểm coi A-di-đà là một phiên âm của अमित​ amita, rồi sau đó được giải thích bằng अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光), आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨), अमिता - तेजास amitā – tejās (vô lượng quang vinh), अमिता - संघः amitā-saṃghaḥ (vô lượng chúng hội)…

Tiết 5. Những dạng biến thể

Từ lâu người ta đã biết ngoài tên अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光), आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽). Phật A Di Đà còn có một tên thứ ba là Cam Lồ Đại Minh Vương 甘露大明王 hay Kim Cương Cam Lồ Thân.

Những tên này xuất hiện thường xuyên trong các kinh điển Mật giáo. Đại Tạng Kinh 18, số hiệu 0889. Nhất Thiết Như Lai Đại Bí Mật Vương Vị Tằng Hữu Tối Thượng Vi Diệu Đại Mạn Noa La Kinh 4[54], Tống Thiên Tức Tai dịch, đã giải thích sự liên quan giữa Vô Lượng Thọ 無量壽 với Cam Lồ Đại Minh Vương 甘露 như sau: "Tưởng đến đức Phật Như Lai Vô Lượng Thọ có ánh sáng phát xuất từ giữa bạch hào tại nơi giữa mi mắt, trong ánh sáng có ánh chiếu gọi là Cam Lồ Đại Minh Vương, có sắc tướng như Phật Tỳ Lô Giá Na, thân thuần màu vàng, tay cầm một cái đầu lâu trong có chứa đầy nước cam lồ màu vàng..."[55].

Đại Tạng Kinh 20, số hiệu 1193, Diệu Cát Tường Bình Đẳng Du Già Bí Mật Quán Thân Thành Phật Nghi Quỹ, 1 quyển, Tống Từ Hiền dịch[56], kinh nói:  "A-di-đà Như Lai kim cương cam lồ thân"[57].

Ngoài ra, A-di-đà thần chú 阿彌陀大呪, tức आपरिमितगुणानुशमंसानामधारनी Aparimitaguṇānuśaṃsānāmadhāranī, Tây Tạng là ཡོནཏནབྶྣགྶཔ དྤགཏུམེདཔ ཤེསབྱ བཧི གྯུནྶ​ Yon tan bsnags pa dpag tumed pa shes bya bahi gzuns; vì có kể ra mười thứ cam lồ (अम्रंत​ amṛta – a- mật- lạt-đa) nên trong văn học Phật giáo cũng thường gọi là Thập cam lồ chân ngôn 十廿露真言 và bản dịch đời Đường của Thật Xoa Nan Đà gọi nó là chú Cam lồ đà la ni chú 廿露陀羅尼呪 v.v…[58]

Vậy, có một xu thế trong văn học Phật giáo, chủ yếu là của mật giáo, đã hiểu A-di-đà có nghĩa là Cam lồ. Cam lồ tức liều thuốc bất tử, làm cho người ta sống mãi không chết.

Do thế, đồng nhất A Di Đà với Cam lồ, tức nhìn nhận अमित​ amita không có nghĩa Vô lượng như thông thường đã hiểu, mà là một biến dạng sai của अम्रंत​ amṛta.

Thế thì, अमित​ amita phải chăng là do chữ अम्रंत​ amṛta biến dạng?

Trước đây, Wogihara trong khi truy nguyên nguồn gốc của tín ngưỡng A Di Đà từ tín ngưỡng Viṣnu, đã đề nghị अमित​ amita là dạng tục ngữ của अम्रंत​ amṛta (Cam lồ, bất tử) tiếng Sanskrit, chứ không phải là dạng tiêu chuẩn अमित​ amita (Vô lượng), như người ta thường nghĩ, bằng cách dựa vào luật biến mẫu âm Sanskrit ṛ thành i trong tục ngữvà trong Pāli.

Nhưng trong trường hợp अम्रंत​ amṛta thì các tục ngữ ta hiện biết và Pāli chỉ cho ta dạng अमुद amuda (अमुदु amudu), अमय amaya (अमिय amiya, अमुय amuya) và अमत​ amata.

Lấy ढम्मपद २१ Dhammapada 21 và ढम्मपद २५ Dhammapada 25 tiếng Gāndhārī so với Hán bản

Pháp cú kinh thì sự kiện đó sẽ rõ ngay:

Bản Pāli

आप्रमदु अमतपद

प्रमदु मुचुनो पद

अप्रमत न मियति

ये प्रमत यध मुतु

Apramadu amatapada

pramadu mucuno pada

apramata na miyati

ye pramata yadha mutu

अप्पमादो अमतपदमं

पमादो मच्चुनो पदमं

अप्पमत्ता न मीयन्ति

ये पमत्ता यथा मता

appamādo amatapadaṃ

pamādo maccuno padaṃ

appamattā na mīyanti

ye pamattā yathā matā  

Bản Hán

戒為廿露道

放逸為死徑

不貪則不死

失道為自喪

Giới vi cam lồ đạo

Phóng dật vi tử kính

Bất tham tắc bất tử

Thất đạo vi tự táng

Về cuối cùng của chỉnh cú vừa dẫn, bản Sanskrit ऊदानवर्ग Udānavarga đã đọc: ये प्रमत्ताहः सदा म्रंताहः ye pramattāḥ sadā mṛtāḥ. Như vậy, y trên nguyên tắc biến thiên ngữ học của Sanskrit thành tục ngữ và các phương ngữ, hiện không có những chứng cớ cho phép kết luận अमित​ amita là đạo xuất từ अम्रंत​ amṛta, chỉ trừ một trường hợp duy nhất là tên của Cam Lồ Phạn.

Cam Lồ Phạn theo Mahāvastui. 352 và 355 (Đại sự) có dạng आम्रंतोदन् Amṛtodana, trong khi Mahāvamsa viii.18 (Đại sử) lại có dạng आमितोदन Amitodana. Đây là trường hợp duy nhất hiện biết về sự quan liên ngữ học giữa अम्रंत​ amṛta tiếng Sanskrit và अमित​ amita tiếng Pāli.

Song vì tính chất duy nhất ấy, trường hợp tên Cam Lồ Phạn đã không tiêu biểu cho sự quan liên ngữ học vừa nói. Có thể Cam Lồ Phạn đã có một tên nào đó, chẳng hạn tên अमितोदन​ amitodana, từ nguyên ủy, nên khi chuyển qua tiếng Pāli nó còn giữ nguyên được dạng hình nguyên thủy अमितोदन​ amitodana, Vô Lượng Phạn trong khi chuyển qua Sanskrit, người ta đã ý nghĩa hoá thành अम्रंतोदन amṛtodana với nghĩa Cam Lồ Phạn.

Quá trình ý nghĩa hóa tên người tên đất này xảy ra khá thường xuyên trong văn học Sanskrit. Trường hợp tên sông A chi la bà đề là một thí dụ. Nó đã biến từ अजिरवती ajiravatī trong Ngữ pháp tám chương của Paṇīni qua अचिरवती aciravatī trong kinh điển Pāli rồi अजितवती ajitavatī trong Đại Đường tây vức ký của Huyền Tráng.

Cho nên, từ अमितोदन​ amitodana với nghĩa Vô lượng phạn, mà truyền thống Pāli còn giữ lại được, văn bản Sanskrit đã ý nghĩa hoá để trở thành अम्रंतोदन amṛtodana, như đã xảy ra.

Dẫu sao chăng nữa, sự đồng nhất giữa अमितोदन​ amitodana Pāli với अम्रंतोदन amṛtodana Sanskrit vì quá đơn độc nên không có nhiều giá trị ngữ học để cho phép ta kết luận A Di Đà là một phiên âm của अम्रंत​ amṛta qua trung gian tục ngữ अमित​ amita. Tất nhiên, đây là chúng ta không kể đến trường hợp một kinh có tên आम्रंतशुद्ध Amṛtaśuddha, trong khi các dị bản và dịch bản của nó lại có अमितोशुभ​ amitośubha. Chẳng hạn nguyên điển Sanskrit bản kinh Bi hoa và các dịch bản Hán và Tạng của nó.

Tất nhiên, việc tức आपरिमितगुणानुशमंसानामधारनी Aparimitaguṇānuśaṃsānāmadhāranī kết hợp 10 chữ अम्रंत​ amṛta để một phần nào nói lên nét đặc biệt của Phật A-di-đà, đã ít nhiều phản ảnh một xu thế coi अमित​ amita là do अम्रंत​ amṛta biến thể. Và xu hướng này đã chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử tưtưởng Phật giáo, đến nỗi sau này mỗi khi nói tới Phật A Di Đà, người ta phải hiểu là Cam lồ, ngoài hai ý nghĩa thông thường là Vô lượng quangVô lượng thọ.

Chính ba nghĩa đó là ba tên gọi khác nhau của đức Phật ấy mà thuật ngữ Phật giáo Trung quốc gọi là A-di-đà Phật tam danh. Trong ba tên ấy,Vô Lượng ThọVô Lượng Quang là những tên thuộc hiển giáo, còn Cam Lồ hay Cam Lồ Vương là tên mật giáo lưu hành trong các kinh điển phái chân ngôn.



[1] Đại 13, No. 0418, tr. 0902c23, tt.,: 般舟三昧經卷上 (一名十方現在佛 悉在前立定經), 後漢月 氏三藏支婁迦讖譯

[2] Op.cit. p.0905a10: 一切常念阿彌陀佛, p. 0905a26, p0905b09: 見阿彌陀佛, p. 0905b10: 當持何等法生阿彌陀佛國,...

[3] Đại 13, No. 0417, tr. 0897c24: 佛說般舟三昧經, 後漢月支三藏支婁迦讖譯

[4] Op.cit. p. 0899a11: 獨一處止念西方阿彌陀佛今現在; p.0899a28: 念阿彌陀佛專念故得見之。 即問。 持何法得生此國。 阿彌陀佛報言…

[5] Đại 12, No. 0362, tr. 0300a04: 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經,吳月支國居士支謙譯.

[6] Op.cit. p. 0301a17: 名阿彌陀佛; p. 0302b15: 阿彌陀為菩薩時; p.0303a03: 佛稱譽阿彌陀佛光明極善v.v..

[7] Vimalakīrtinirdeśa sūtram, Joshi, Lal Mani & Bhiksu Pasadika, Central Institute of Higher Tibetan Studies Place of, Sarnath, 1981: "पुनरपरं, भदन्त शारिपुत्र, अस्मिन्‌ गृहे तथागताः शाक्यमुनिश्चामिताभश्चाक्षोभ्यश्च रत्नश्रीश्च रत्नार्चिश्च रत्नचन्द्रश्च रत्नव्यूहश्च दुष्पहश्च सर्वार्थसिद्धश्च महारत्नश्च सिहप्रसिद्धिश सिहस्वरश्चाऽदयो दशदिक्ष्वपरिमाणतथागता अस्य सत्पुरुषस्य सहचित्तमात्रेण समागच्छन्ति चागतास्तथागतगुह्यन्नाम धर्ममुखप्रवेशं निदर्श्य प्रतिगच्छन्ति। अयं सप्तम आश्चर्याद्‌भूतो धर्मः।” (Phiêm âm La-tin: punaraparaṃ, bhadanta śāriputra, asmin gṛhe tathāgatāḥ śākyamuniścāmitābhaścākṣobhyaśca ratnaśrīśca ratnārciśca ratnacandraśca ratnavyūhaśca duṣpahaśca sarvārthasiddhaśca mahāratnaśca sihaprasiddhiśa sihasvaraścā'dayo daśadikṣvaparimāṇatathāgatā asya satpuruṣasya sahacittamātreṇa samāgacchanti cāgatāstathāgataguhyannāma dharmamukhapraveśaṃ nidarśya pratigacchanti).

-Cf. Vimalakīrtinirdeśa sūtram , bản thảo mới tìm thấy tại Potala Palace, xuất bản bởi Taisho University Press, Tokyo, 2006, 125 trang phần kinh văn tương đương có hơi dị biệt: “punar aparaṃ bhadantaśāriputra iha gṛhe śākyamunis tathāgato 'mitābho 'kṣobhyo ratnaśrī ratnārcī ratnacandro ratnavyūho duḥprasahaḥ sarvārthasiddhaḥ prabhūtaratnaḥ siṃhanādanādī siṃhaghoṣas tathāgata evaṃ pramukhā daśasu dikṣv apramāṇās tathāgatā ye 'sya satpuruṣasya cintitamātreṇāgacchanti”.

-Cf. Roberto E. García Fernández, El Colegio de México (2010), Vimalakī rti nirdeś a sūtra – Sūtra de la Instrucción dada por Vimalakīrti, Libro VI, [ Fragmento en borrador], các danh hiệu tương đương với bản thảo Sanskrit Potala Palace: “Venerable Śāriputra, otro es que con un simple pensamiento de este hombre de bien acuden a esta casa el T athāgata Śākyamuni junto con Amitābha, Akṣobhya, Ratnaśrī, Ratnārci, Ratnacandra, Ratnavyūha, Duḥ prasaha, Sarvārthasiddha, Prabhūtaratna, Siṃhāsanādī y el Tathāgata Siṃhaghoṣa, acompañados por una multitud innumerable de tathāgatas provenientes de las diez direcciones, quienes al llegar instruyen en la forma de penetrar en el Dharma , a través de una enseñanza cuyo nombre es El secreto de los Tathāgatas”.

-Cf. vimalakirti nirdesa sutra, Robert A. F. Thurman, 1976, The Pennsylvania State University.

[8] Cf., Tây tạng đại tạng kinh, Kyoto, No.176, 60Ma, p. 175a1-239b7: འཕགས་པ་དྲི་མ་མེད་པར་གྲགས་པས་བསྟན་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa dri-ma-med-par-grags-pas bstan-pa shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, Chos-ñid tshul-khrims , được lưu trữ trong: 1/北京版: Mdo-sna-tshogs (bu) 180a-250b;  2/奈塘版:Mdo (pha)274a-382a ; 3/德格版:Mdo-sde (ma)175a-239h; 4/ 拉薩版:Mdo (pha)270b-376b; 5/卓尼版:Mdo-maṅ (ma)205a-295b ; tương đương với 大正藏: No. 474,475,476;

[9] Đại 14, No. 0474: 佛說維摩詰經卷上 (維摩詰所說不思議法門之稱一名佛法普入道門三昧經).

[10] Ibid., No. 0529a07, tt.: 此室釋 迦文, 阿閦佛, 寶 首, 樂忻, 寶月,  寶淨, 無量, 固受, 師子響, 慧作斯, 彼諸如來等…

[11] Đại 14, No. 0475: 維摩詰所說經(一名不可思議解脫上卷), 姚秦三藏鳩摩羅什譯

[12] Ibid., p. 0548b14, tt.: 是為六未曾有難得之法; 此室釋迦牟尼佛、阿彌陀佛 、阿閦佛、 寶德、寶炎、寶月、 寶嚴、難勝 、師子響一切利成,如是等十方無量諸佛…

[13] Đại 14, No. 0476: 說無垢稱經, 大唐三藏法師玄奘奉 詔譯.

[14]Op.cit. 0574b08: 此室常有釋迦牟尼如來。無量壽如來。難勝如來。不動如來。寶勝如來。 寶焰如來。寶月如來。寶嚴如來。寶音聲如來。師子吼如來。一切義成如來。如是等十方無量如來。

[15] Đại 14, No. 0425, tr. 0042c02: 賢劫經卷第六, 西晉月氏三藏竺法護譯

[16] Op.cit. p.0047a01, p.0046b05 & p.0046b12.

[17] Bản Hán: Đại 14, No. 0447a, p. 0376a06: 現在賢劫千佛名經 (亦名“集諸佛大功德山”), 闕譯人名,今附梁錄。Cf. Đại 14n0447b, p. 0383b24: 現在賢劫千佛名經 (一名“集諸佛大功德山”), 開元拾遺附梁錄.

[18] Cf. F. Weller: Tausend Buddhanamen des Bhadrakalpa nach einer fünfsprachigen Polyglotte, Leipzig, 1928.

[19] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ; Đầu kinh ghi (Op.cit., 0279b05): 後漢月支國三藏支婁迦讖譯, Cf. Lữ Trừng ở trong 新編漢文大藏經 目錄 Tân Biên Hán Văn Đại Đại Tạng Kinh Mục Lục (Trung quốc triết học sử nghiên cứu tập san 中國哲學史研究集 刊, 1980)  khảo chứng, cho rằng bản kinh này có thể được Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

[20] Op.cit.p.0288a27: 稽首禮無量覺, p. 0288a29: 稽首禮無量覺, p.0288b02: 往供養無量覺, p.0288b04: 歎國尊無量覺, p.0288b29: 無量覺授其決.

[21] Ibid. p.0288b15:  時無量世尊笑.

[22] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯; Kinh được nói là do: Tào Ngụy Ân Độ Sa Môn Khương Tăng Khải dịch ư Lạc Dương Bạch Mã Tự, Vĩnh Gia tứ niên Nhâm Dần (曹魏印度沙門 康僧鎧譯於洛陽白 馬寺, 永嘉四年壬 寅). Nhưng theo các học giả Nhật bản khảo chứng, thì phải là: Đông Tấn Phật-đà-bạt-đà-la cập Lưu Tống Bảo Vân cộng dịch (tây nguyên 421 niên), 應是東晉佛 陀跋陀羅及劉宋寶 雲共譯 (西元421 年).

[23] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961.

[24] Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ, p.1, The Mithila Institute, 1961, p 221-253.

[25] Đại 11, No. 0310, tr. 0091c02: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之; Giản danh: Vô Lượng Thọ Như Lai Hội 無量壽如來會; Phẩm này còn được gọi là 聖阿彌陀 名莊嚴大乘經 Thánh A-di-đà Danh Trang Nghiêm Đại Thừa Kinh.

[26] Cf. 佛說阿彌陀經, 姚秦龜茲三藏鳩摩羅什譯 (Đại 12, No 366, p. 0347a25):「舍利弗!於汝意云何? 彼佛何故號阿彌陀? 舍利弗!彼佛光明無量,照十方國無所障礙, 是故號為阿彌陀。 又舍利弗! 彼佛壽命及其人民, 無量無邊阿僧祇劫,故名阿彌陀” .

[27] Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ, p.1, The Mithila Institute, 1961, p 221-253.

[28] Đại 13, No. 0418, tr. 0902c23, tt.,: 般舟三昧經卷上 (一名十方現在佛 悉在前立定經), 後漢月 氏三藏支婁迦讖譯

[29] Đại 13, No. 0417, tr. 0897c24: 佛說般舟三昧經, 後漢月支三藏支婁迦讖譯

[30] Op.cit. p. 0899a11: 獨一處止念西方阿彌陀佛今現在; p.0899a28: 念阿彌陀佛專念故得見之。 即問。 持何法得生此國。 阿彌陀佛報言…

[31] Đại 12, No. 0362, tr. 0300a04: 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經,吳月支國居士支謙譯.

[32] Op.cit. p. 0301a17: 名阿彌陀佛; p. 0302b15: 阿彌陀為菩薩時; p.0303a03: 佛稱譽阿彌陀佛光明極善v.v..

[33] Đại 14, No. 0474: 佛說維摩詰經卷上 (維摩詰所說不思議法門之稱一名佛法普入道門三昧經).

[34] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ; Op.cit. p.0281a07: 名無量清淨覺最尊; Op.cit.p0281a10:無量清淨佛為菩薩時; Op.cit.p. 0281c23: 無量清淨佛為菩薩時; Op.cit.p.0281c28: 無量清淨佛光明最尊第一無比 v.v..

[35] Cf. Cht.12 dẫn thượng.

[36] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯.

[37] Đại 14, No. 0559, tr. 0911c22:  佛說老女人經; 吳月氏優婆塞支謙譯.

[38] Đại 14, No. 0560, tr. 0912b18: 佛說老母女六英經; 宋天竺三藏求那跋陀羅譯.

[39] Đại 14, No. 0561, tr. 0912c20: 佛說老母經; 僧祐錄云闕譯人名今附宋錄

[40] Tây Tạng Đại Tạng Kinh (The Tibetan Tripitaka), Kyoto, No.32, 34Ka, p. 183a7- 250a5, (Skt. Jātakanidāna); Cf.  Vol. 33, p. 310-3-3, Vol. 32, p. 66-1-5.

[41] सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् , Buddhist Sanskrit Texts, No 6, P.189. Cf. Saddharmapuṇḍarīka-sūtra được chuyển âm La-tin do Prof.U.Wogihara và C. Tsuchida biên tập và hiệu chú cẩn thận, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958. Tib.: “དམ་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོའི་མདོ dam chos pad-ma dkar po'i mdo”.

[42] Op.cit. ७ पूर्वयोगपरिवर्तः 7 Pūrvayogaparivartaḥ| Cf. Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968; chapter vii. Ancient devotion: “In the west, monks, is the Tathâgata named Amitâyus, &c., and the Tathâgata named Sarvalokadhâtûpadravodvegapratyuttîrna”…

[43] Cf. 正法華經卷第四 , 西晉月氏國三藏竺法護譯 (Đại 09, No. 0263, tr. 0092a28):  西方 現在二佛,號無量 壽、超度因緣如來.

[44] Cf. 妙法蓮華經卷第三 ,  後秦龜茲國三藏法師鳩摩羅什奉 詔譯 (Đại 09, No. 0262, tr. 0025c01): 西方二佛,一名阿彌陀,二名度一切世間苦惱.

[45] Đại 10n0295, tr. 0876b03: 大方廣 佛華嚴經入法界品; 唐天竺三藏地婆 訶羅譯.

[46] Op.cit. p. 0876b29: 我於彼供養閻浮提微塵等諸佛如來。又劫名無量光…

[47] Cf. Gaṇḍavyūha sūtram, Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit, Darbhanga, 1960.

[48] Cf. 佛說無量壽經卷上; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯 (Đại 12, No. 0360, tr. 0270a29 và tt.): 是故無 量壽佛號無量光佛 。無邊光佛。無礙光 佛。無對光佛。炎 王光佛。清淨光佛 。歡喜光 佛。智慧光佛。不 斷光佛。難思光佛 。無稱光 佛。超日月光佛.

[49] Đại 11, No. 0310: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之. Skt. अर्य​-अमिताभव्युह नम माहायन सूत्र​ Arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra; Tib.: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo.

[50] Op.cit. p. 0095c24,tt.: 無量壽佛復有異名。謂無量光。無邊光。無著光。 無礙光。光照王端嚴光。愛光。 喜光。可觀光。不思議光。無等光不可稱量光。映蔽日光。映蔽月光。掩奪日月光。彼之光明清淨廣大.

[51] Đại 12, No. 0363: 佛說大乘無量壽莊嚴經; 西天譯經三藏朝散大夫試光祿卿明教大師臣法賢奉 詔譯.

[52] Op.cit.p. 0321c23,tt.: 今此光明名無量光。無礙光。常照光。不空光。 利益光。愛樂光。安隱光。 解脫光。無等光。不思議光。過日月光。奪一切世間光。無垢清淨光。如是光明。普照十方一切世界。

[53] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961: “तदनेनानन्द पर्यायेण स तथागतोऽमिताभ इत्युच्यते, अमितप्रभोऽमितप्रभासोऽसमाप्तप्रभोऽसंगतप्रभः प्रभाशिखोत्सृष्टप्रभः सदिव्यमणिप्रभोऽप्रतिहतरश्मिरागप्रभो राजनीयप्रभः प्रेमणीयप्रभः प्रमोदनीयप्रभः संगमनीयप्रभ उपोषणीयप्रभो निबन्धनीयप्रभोऽतिवीर्यप्रभोऽतुल्यप्रभोऽभिभूयनरेन्द्रामून्नयेन्द्रप्रभः(?) श्रान्तसंचयेन्दुसूर्यजिह्मीकरणप्रभोऽभिभूय लोकपालशक्रब्रह्मशुद्धावासमहेश्वरसर्वदेवजिह्मीकरणप्रभ इत्युच्यते।“( tadanenānanda paryāyeṇa sa tathāgato'mitābha ityucyate, amitaprabho'mitaprabhāso'samāptaprabho'saṃgataprabhaḥ prabhāśikhotsṛṣṭaprabhaḥ sadivyamaṇiprabho'pratihataraśmirāgaprabho rājanīyaprabhaḥ premaṇīyaprabhaḥ pramodanīyaprabhaḥ saṃgamanīyaprabha upoṣaṇīyaprabho nibandhanīyaprabho'tivīrya -prabho'tulya -prabho'bhibhūyanarendrāmūnnayendra- prabhaḥ(?) śrāntasaṃcayendusūryajihmīkaraṇaprabho'bhibhūya lokapālaśakrabrahmaśuddhāvāsamaheśvarasarvadevajihmīkaraṇaprabha ityucyate)

 

 

[54] Đại 18, No 0889, p. 552c.:  一切如來大祕密王未曾有最上微妙大曼拏羅經卷第四; 西天譯經三藏 朝散大夫試鴻臚 少卿明教大師臣天息災奉 詔譯

[55] Op.cit.p. 0553a: 復次想無量 壽佛如來。於眉間 毫相中出光。光中 有明。名甘露大明 王。色相如毘盧遮 那佛。身真金色手 持髑髏

[56] Đại 20, No. 1193, tr. 0930a19: 妙吉祥平等瑜伽祕密觀身成佛儀軌 ; 宋大契丹國師中天竺摩 竭陀國三藏法師慈賢譯

[57] Op.cit. p.0932b16: 阿彌陀如來金剛甘露身.

[58] Dị danh: A Di Đà đại chú 阿彌陀大呪, A Di Đà đại thần chú 阿彌陀大神呪, A Di Đà đại đà la ni 阿彌陀大陀羅尼, A Di Đà Phật thuyết chú 阿彌陀佛說呪, Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh tịnh độthần chú 拔一切業障根本得生淨土神呪, A Di Đà Phật đại tâm chú 阿彌陀佛大心呪, Vô Lượng Thọ Như Laicăn bản tâm kinh 無量壽如來桹本心經, Bạt nhất thiết khinh trọng nghiệp chướng đắc sinh tịnh độ đà la ni 拔一切輕重業障得生淨土陀羅尼, Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh tịnh độ chú 拔一切業障根本得生淨土呪, Vãng sinh tịnh độ chú 往生淨土呪, Vãng sinh tịnh độ thần chú 往生淨土神呪, Vãng sinh quyết định chân ngôn 往生決定真言, Vô lượng công đức đà la ni 無量功德陀羅尼, Vô lượng thọ Như Lai đà la ni 無量壽如來陀羅尼, Vô lượng thọ Như Lai căn bản đà la ni 無量壽如來根本陀羅尼, Vô  Lượng thọ Như Lai căn bản chân ngôn 無量壽如來根本真言, A Di Đà Phật chú 阿彌陀佛呪, A Di Đà NhưLai đà la ni 阿彌陀如來陀羅尼, Vãng sinh chú 往生呪, Căn bản đà la ni 根本陀羅尼, A Di Đà Phật căn bản bí mật thần chú 阿彌陀佛根本秘密神呪, Amṛta đại đà la ni  大陀羅尼, Bạt nhất thiết nghiệp căn bản vãng sinh tịnh độ chân ngôn 拔一切業障根本往生淨土真言






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/01/2015(Xem: 4852)
29/01/2015(Xem: 5487)
22/10/2010(Xem: 59480)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.