Đường về cực lạc, tịnh độ nhân gian (Sách Ebook PDF)

09/07/20221:01 CH(Xem: 7428)
Đường về cực lạc, tịnh độ nhân gian (Sách Ebook PDF)
ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC, TỊNH ĐỘ NHÂN GIAN
"Pháp và Luật của ta là thầy của các con, đừng nương tựa vào bất kỳ điều gì khác", là di huấn vàng ngọc của Thích Tôn trước khi nhập vô dư niết bàn, nhất là cho chúng sanh trong thời mạt pháp như ngày nay. Những lời dạy của Ngài được kết tậplưu trữ trong các tàng kinh kệ nguyên thủy (Pali) và Đại Thừa (Hán Tạng), và được dịch ra nhiều văn tự khác nhau, là chỗ quay về nương tựa đáng tín cậy (pháp bảo tối thượng) để chúng ta tiếp cận, thọ trì với ý tư duy và rồi ứng dụng để chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn
 
Những lời dạy của Thế Tôn được chiết xuất từ tự thân chứng tam minh, lục thông với chánh trí giải thoát, từ bi hỷ xả viên mãn, thập ba la mật tròn đầy chứ không phải nhờ nghe từ ai cả, như đoạn kinh văn sau đây khi ngài tuyên bố về quả đức có được của những hành giả thành tựu niềm tin bất động vào Tam BảoNgũ giới trong sạch (Quả dự lưu) cho Nandaka trong Tương Ưng Dự Lưu thuộc Tương Ưng Bộ như sau:
 
"Điểm này, này Nandaka, Ta biết chứ không phải nhờ nghe từ một Sa-môn hay Bà-la-môn nào rồi Ta tuyên bốChính do tự Ta biết, tự Ta thấy, tự Ta ý thức rồi Ta tuyên bố " (Tương Ưng Bộ Kinh, Tập V. Thiên Đại Phẩm, Chương XI Tương Ưng Dự Lưu b. V. III Phẩm Saranàni. Phần 30. X Lichavi hay Nandaka.  Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch.)
 
Chính vì thế những lời dạy của Đức Thích Tôn là tinh túy, thuần tịnh, chân thật rốt ráo xuyên suốt cả thời giankhông gian, là chỗ quy y đáng quý, vững chắc của chúng ta. Vì thế, Ngài ân cần khuyên bảo chư Phật tử chúng ta trong bài kinh Bốn Đại Giáo Pháp, Đại Bát Niết Bàn Kinh thuộc Trường Bộ Kinh thật phải thận trọng với những gì mình nghe như đoạn trích về Đại Giáo Pháp thứ nhất sau đây:
 
Này các Tỳ kheo, có thể có Tỳ kheo nói: "Này Hiền giả, tôi tự thân nghe từ miệng Thế Tôn, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Đạo Sư".

Này các Tỳ kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỳ kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật.

Khi đem so sánh với kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương ứng với Luật thời các Ngươi có thể kết luận: Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỳ kheo ấy đã thọ giáo sai lầm. Và này các Tỳ kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng.

Khi đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật và nếu chúng phù hợp với kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế TônTỳ kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỳ kheo, như vậy là Đại giáo pháp thứ nhất, các Ngươi hãy thọ trì
(Đại Bát Niết Bàn Kinh, Trường Bộ Kinh, Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch) 
 
Trên tinh thần này, "Đường Về Cực Lạc, Tịnh Độ Nhân Gian" là tập hợp những lời dạy của Đức Phật dựa trên hai nguồn giáo điển chính thống - Pali tạng và Hán tạng về những pháp hành thực tiễn trong đời sống hàng ngày, và những tuyên bố của Thế Tôn từ tự thân chứng của Ngài, là chỗ dựa đáng tín cậy có căn đế qua đó hành giả có được chánh tín, chánh trí, chánh hạnh, sống hạnh phúc, sống vô úy, sống từ bi, sống chia sẻ, lợi mình, lợi người, lợi cho gia đình, xã hội, lợi cho Tam Bảo và sau khi bỏ thân mạng sẽ thoát sanh về Tây Phương Tịnh Độ.
 
 
 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/09/2010(Xem: 82578)
11/04/2012(Xem: 18862)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.