Pháp Niệm Phật Trong Kinh Tạng Nikaya

10/12/20224:59 SA(Xem: 3151)
Pháp Niệm Phật Trong Kinh Tạng Nikaya
PHÁP NIỆM PHẬT
TRONG KINH TẠNG NIKAYA
Thích Chiếu Nguyện

niem phatNiệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy (Phật giáo Nam tông) đến kinh A Hàm, kinh Đại thừa thuộc hệ thống ngôn ngữ tiếng Phạn (Sanskrit) Phật giáo Phát triển (Phật giáo Bắc tông).

Bài viết sẽ tìm hiểu Pháp niệm Phật trong kinh Nikaya. Nikaya là tạng kinh của Phật giáo Nguyên thủy gồm có năm bộ là Tiểu Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Trường Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ KinhTương Ưng Bộ Kinh.

Kinh Tiểu Bộ, đức Phật dạy:

“Này các Tỳ kheo, có một pháp, nếu được tu tập, và được làm cho viên mãn, đưa đến hoàn toàn yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, Giác ngộ, Niết bàn. Thế nào là một Pháp? Chính là niệm Phật”[1].

Đoạn Kinh Tiểu Bộ này đức Phật dạy có một pháp đó là niệm Phật, nếu ai tu tập, tu tập thành công, viên mãn thì sẽ đoạn diệt phiền não, tâm được thanh tịnh, trí huệ khai mở, đạt đến giác ngộ, Niết Bàn.

Như vậy, chúng ta thấy Pháp niệm Phật đã được đức Phật dạy trong kinh tạng Nikaya mà cụ thể là Kinh Tiểu Bộ. Pháp niệm Phật trong kinh Nikaya cũng rất rốt ráo, viên mãn, nếu như tu tập thành công thì đạt được Giác ngộ, Niết Bàn.

Kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy:

“Có một pháp, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, Giác ngộ, Niết bàn”[2].

Nội dung đoạn Kinh Tăng Chi này giống như đoạn Kinh Tiểu Bộ ở trên, nhưng được trích ra đây để chứng minh, khẳng định Pháp niệm Phật được đức Phật dạy nhiều lần, nhiều bộ Kinh để thấy được giá trị, tầm quan trọng của Pháp niệm Phật. Trong Kinh Tiểu Bộ và Kinh Tăng Chi, đức Phật đều khẳng định ai tu Pháp niệm Phật thành công, viên mãn thì sẽ diệt trừ phiền não, tâm được thanh tịnh, trí huệ phát sinh và đạt đến giác ngộ, Niết bàn.

Lại Kinh Tăng Chi, đức Phật dạy:

“Ở đây, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai:

Đây là Thế Tôn, bậc A La Hán, Chính Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”[3].

Đoạn Kinh Tăng Chi này đức Phật dạy cách tu cụ thể của Pháp niệm PhậtNiệm Phật ở đây là niệm và quán chiếu đời sống thực hành như Phật. Đó là niệm Phật. Ngoài ra, niệm hồng danh mười hiệu của Như Lai. Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni hay Chư Phật, khi các Ngài tu hành thành Phật đều có đầy đủ mười hiệu này. Người phật tử hàng ngày niệm mười danh hiệu Phật, hay tưởng nhớ ân đức mười hiệu Phật.

Ý nghĩa mười danh hiệu Phật:

  1. A La Hán (Ứng Cúng): Đức Phật xứng đáng thọ sự cúng dường của chúng sinh.
  2. Chánh Biến TriĐức Phật hiểu biết tất cả một cách chân chính.
  3. Minh Hạnh TúcĐức Phật tu tập đầy đủ trí tuệphước đức.
  4. Thiện ThệĐức Phật là bậc đã vượt qua tất cả.
  5. Thế Gian GiảiĐức Phật hiểu biết tất cả pháp thế gian.
  6. Vô Thượng SĩĐức Phật là bậc trên hết, trong tất cả thánh phàm không ai bằng Phật.
  7. Điều Ngự Trượng PhuĐức Phật giáo hóa điều phục những người khó điều phục, hay những người tri thức cao quý.
  8. Thiên Nhân SưĐức Phật là bậc thầy của chư thiênloài người.
  9. Phật: Đức Phật là bậc giác ngộ trên ba phương diệntự giác, giác thagiác hạnh viên mãn.
  10. Thế TônĐức Phật được mọi loài tôn trọng quý mến.

Tuy mười hiệu này là danh hiệu chung của Chư Phật. Nhưng chúng ta ở vào thường kỳ giáo pháp của đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, nên ý nghĩa niệm tưởng ở đây là niệm tưởng đức từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Mi là chủ yếu.

Kinh Tương Ưng, đức Phật dạy:

“11) Và này các Tỳ kheo, Ta nói như sau: Này các Tỳ kheo, khi các ông đi vào rừng, đi đến gốc cây hay đi đến nhà trống, nếu run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, trong khi ấy hãy niệm nhớ đến Ta: “Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”.

12) Này các Tỳ kheo, khi các ông niệm nhớ đến Ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu diệt”[4].

Pháp niệm Phật ở đoạn Kinh Tương Ưng này giống Pháp niệm Phật của Kinh Tăng Chi ở trên, nghĩa là niệm mười hiệu của Như Lai, hay nói cụ thể là niệm mười hiệu của đức Phật Bổn Sư. Đức Phật dạy, khi tâm chúng ta đau khổ, sợ hãi, bất an thì hãi niệm tưởng mười danh hiệu của Ngài thì tâm sẽ được bình an.

Chúng sinh, chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay trôi lăn trong sinh tử luân hồi, chịu nhiều đau khổ là do vọng tưởng dẫn dắt, trói buộc. Vọng tưởng là những suy nghĩ, tưởng tượng ở trong tâm, tuy nó không hình không tướng nhưng nó chi phối chúng ta. Hôm nay, người tu muốn được giác ngộ giải thoát thì phải buông bỏ, diệt trừ những vọng tưởng này. Đức Phật dạy nhiều pháp tu tập mục đích để diệt trừ vọng tưởng, phiền não. Pháp niệm Phật là một trong những pháp diệt trừ vọng tưởng, phiền não.

Vọng tưởng, phiền não của chúng sinh, chúng ta là tham, sân, si, ngũ dục, lục trần. Hôm nay người tu Pháp niệm Phật, hàng ngày tâm luôn nhớ Phật, niệm Phật, tưởng Phật thì tâm không còn niệm tưởng những thứ xấu xa ở trên, và một ngày nào đó chúng sẽ bị tiêu diệt, khi đó người tu sẽ được giác ngộ, giải thoát.

Qua những đoạn kinh được trích dẫn ở trên, chúng ta thấy Pháp niệm Phật đã được đức Phật dạy trong kinh tạng Nikaya của Phật giáo Nguyên thủy. Chính Pháp niệm Phật này là cơ sở, nền tảng để đến thời kỳ Phật giáo Phát triển hay còn gọi là Phật giáo Bắc tông, Pháp niệm Phật phát triển rực rỡtrở thành một tông phái lớn là Tịnh độ tông?

———————————————————————–

Chú thích: 

[1] Thích Minh Châu (dịch), (2001), Kinh Tiểu Bộ, Tập IV, Nxb TP. HCM, trang 14.

[2] Thích Minh Châu (dịch), (2005), Kinh Tăng Chi Bộ, Tập I, Nxb Tôn giáo, trang 64.

[3] Thích Minh Châu (dịch), (2005), Kinh Tăng Chi Bộ, Tập III, Nxb Tôn giáo, trang 14.

[4] Thích Minh Châu (dịch), (2000), Kinh Tương Ưng Bộ, Tập I, Nxb Tôn Giáo, trang 485.

Tác giả: Thích Chiếu Nguyện

 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/09/2010(Xem: 82671)
11/04/2012(Xem: 18978)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.