- Mục Lục
- 01– Luận Về Sự Cảm Ứng
- 02– Sự Thiết Yếu Của Niệm Phật Cùng Tham Thiền
- 03– Khai Thị Đại Chúng
- 04– Khai Thị Về Những Điểm Thiết Yếu Khi Niệm Phật
- 05– Khai Thị Về Tịnh Độ
- 06– Pháp Môn Tịnh Độ
- 07– Khai Thị Cho Thị Giả Đẳng Ngu
- 08– Khai Thị Cho Thiền Nhân Huệ Cảnh
- 09– Khai Thị Cho Nhân Trung Tiên Trì Chú Chuẩn Đề
- 10– Khai Thị Cho Từ Tịnh Chi
- 11– Khai Thị Cho Ngô Khải Cao
- 12– Bài Tựa Về Tịnh Độ Chỉ Quy
- 13- Quy Chế Niệm Phật Trong Mười Hai Thời Tại Chùa Hồ Tâm
- 14– Thư Đáp Đức Vương
- 15– Khai Thị Tham Thiền Thiết Yếu
- 16– Khai Thị Cho Tiêu Huyền Đoàn
- 17– Khai Thị Cho Cư Sĩ Vương Hiển Ngung
- 18– Đáp Quan Trung Thừa Trịnh Côn Nham
- 19– Khai Thị Phùng Sanh Văn Phụ
- 20– Khai Thị Thiền Nhân Trí Vân
- 21– Khai Thị Thiền Sư Thừa Mật
- 22– Khai Thị Cho Sa Di Tại Tịnh
- 23– Khai Thị Cho Thầy Đại Tịnh
- 24– Khai Thị Cho Thiền Sư Như Lang
- 25– Khai Thị Cho Thiền Nhân Thạch Ngọc
- 26– Khai Thị Cho Thiền Sư Như Thường
- 27– Khai Thị Cho Thiền Nhân Khánh Vân
- 28– Khai Thị Cho Thiền Nhân Vô Sanh
- 29– Khai Thị Cho Thiền Nhân Tự Tông
- 30– Khai Thị Cho Thiền Nhân Tự Giác
- 31– Khai Thị Đại Chúng
- 32– Khai Thị Cho Thiền Nhân Bảo Quý Bổn Tịnh
- 33– Khai Thị Cho Thiền Nhân Chân Ngộ
- 34– Khai Thị Cho Thiền Nhân Pháp Cẩm
- 35- Khắc Bài Tựa Về Phật Sự Du Già
NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA ĐẠI SƯ HÁM SƠN
(Trích : Đường Mây Trong Cõi Mộng
Thích Hằng Đạt & Nguyên Phong Phóng tác)
Bài 23 : KHAI THỊ CHO THẦY ĐẠI TỊNH.
Hỏi : Ngài luôn bảo là trừ phi được ấn giáo, không thể cho rằng có chánh tri kiến. Song, tham tầm giáo lý vốn là tập khí sâu xa, thật khó tẩy trừ, ví như dầu đã bị đổ vào bún. Nếu nơi sự ấn chứng, hành nhân “liễu ngộ” vẫn còn bám vào sợi dây ý thức, khiến đoạ vào những ấm ma và tăng trưởng tà kiến, thì phải làm sao ? Tai hại thật không thể lường ! Thỉnh cầu Ngài khai thị chúng con tại điểm thiết yếu này.
Đáp : Lão nhân thường nhấn mạnh rằng hành nhân phải so sánh kinh nghiệm cá nhân theo đúng tông giáo để được ấn chứng. Nghĩa là nếu tự dùng tri kiến của mình mà không thể gặp được minh nhãn thiện tri thức, (những vị năng phân biệt chánh tà), thì phải tầm cầu kinh điển ấn chứng. Các bộ kinh như Lăng Nghiêm, Lăng Già, Viên Giác đều chỉ rõ công phu tu thiền cùng thể ngộ chân thật của tâm. Phải so sánh cảnh giới tự tâm với những tấm kính đó, và kiểm nghiệm xem coi có đúng như lời của đức Phật dạy bảo chăng. Thế nên, có câu : “Dùng thánh giáo lượng làm minh cảnh (kiếng sáng) để chiếu soi tự tâm”. Đây không có nghĩa là lạm dụng những câu cú ẩn mật của kinh điển để biện minh cảnh giới tự tâm. Câu hỏi này là một ví dụ điển hình mà những kẻ đã bị mất câu thoại đầu thường nói đến. Chỉ có đức Phật mới hoàn toàn chân thật chỉ bày tâm thức bịnh hoạn của chúng ta. Phần “năm mươi ấm ma” của kinh Lăng Nghiêm và “tính chất thăng trầm của bảy loài” của kinh Lăng Già hiển bảy rõ ràng về tà kiến của ngoại đạo và nhị thừa. Nếu đức Phật không diễn đạt rõ ràng, thì làm thế nào có thể biết cách thận trọng ngăn ngừa chúng ? Tôi nói nghĩa “ấn chứng” tâm chỉ là như thế. Do đó, phải dùng tấm kiếng của thánh giáo mà chiếu soi tự tâm, chứ không cần màng đến việc tham tầm giáo lý hay không. Nếu vẫn còn bị xoay về tập khí cũ, thì do nhiều nhân duyên khác, chứ không hẳn chỉ hạn cuộc ở việc tham tầm giáo lý !