28– Khai Thị Cho Thiền Nhân Vô Sanh

22/09/201012:00 SA(Xem: 23039)
28– Khai Thị Cho Thiền Nhân Vô Sanh

NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA ĐẠI SƯ HÁM SƠN

(Trích : Đường Mây Trong Cõi Mộng
Thích Hằng Đạt & Nguyên Phong Phóng tác)

Bài 28 : KHAI THỊ CHO THIỀN NHÂN VÔ SANH.

Cổ nhân vừa mới phát tâm, chân chánh vì đại sự sanh tử, quyết chí xuất ly, nên cắt ái từ thân, tham phương tầm cầu thiện tri thức ; trải qua bao gian nan khổ cực, tâm tâm niệm niệm, chỉ vì nhắm thẳng vào việc chưa sáng ; ưu bi thống thiết, như khóc mẹ đã già chết. Gặp được thiện tri thức như con thấy mẹ. Được nghe một lời hay nửa câu, liền khai mở tâm địa, như bệnh được thuốc. Một niệm tương ưng, liễu ngộ nơi tâm, như kẻ nghèo được châu báu. Quăng thân bỏ mạng, nổi trôi bị bao khinh rẻ, mà chưa từng than van nản lòng.

Nhị tổ Huệ Khả vì muốn an tâm mà chặt cánh tay. Lục tổ Huệ Năng đeo đá giã gạo. Bá Trượng làm chấp sự bao lao nhọc. Dương Kỳ làm công quả cúng dường đại chúng. Phàm danh tiết được truyền đăng chiếu soi thiên cổ, chẳng ngoài sự khắc khổ mà nên. Chư Phật trong đời quá khứ, cầu vô thượng Bồ Đề, xả thân mạng như số cát vi trần ; không loài nào mà chẳng thọ thân ; không thân nào mà chẳng tu khổ hạnh. Trăm kiếp tu nhân, nên cảm thiên thượng nhơn gian cúng dường vô lượng. Mạt pháp tử tôn, vì lãng phí thọ dụng nên mất phần công đức bất tận. Sao lại có trời sanh Di Lặc, và có tự nhiên Thích Ca ! Đau đớn thay ! Đời mạt pháp, đã xa quá thời thánh giáo ; phép tắc pháp môn để dùng quét đất. Hậu bối xuất gia, không biết vì việc gì. Sanh ra chỉ biết sợ đói lạnh, nên mãi lo việc ấm no.

Vừa bước vào cửa không, bèn trở lại theo tập quán thế tục ; đàm luận suông cả ngày, phủng phệ túng tình, để sáu căn chạy rong ; chuẩn bị tạo các việc ác ; không làm lụng cực nhọc mà hưởng thức ăn ngon ; không chăn tằm mà mặc y đẹp ; hư tiêu của tín thí, lãng phí thời giờ ; chẳng biết sanh từ đâu đến, chết sẽ đi về đâu ! Sao lại không biết nhân quả khó trốn thoát, và tội phước không sai chạy ! Đại hạn lâm chung đến, như đá chìm thẳng xuống nước ; ba đường ác khổ cùng cực ; một quả báo phải chịu cả năm ngàn năm, biết ngày nào mới được thoát khỏi

Nhắc những lời này, lão nhân đau xót chua cay ! Mục kích thời lưu hiện tại, đều buông lung như thế. Hy vọng người tu phải như đãi cát lấy vàng, chẳng nên bảo là không có, vì vàng vẫn còn nguyên. Lao tù ba cõi, gông cùng trong bốn loài, lửa lớn cháy phừng phựt, nhà sanh tử hiểm hoạ, làm thế nào để dũng mãnh thoát các khổ, đến nơi vô uý ?

Chẳng phải là đấng trượng phu đầy đủ linh căn, hàm chứa bao cốt cách, thì không thể phấn tấn dũng mãnh, vừa siêu vượt liền nhập vào. Các thầy sanh ra may mắn được gặp Phật Pháp ; sáu căn đầy đủ, hình vóc nương nhờ y ca sa, sớm gặp minh sư. Nếu không thống niệm vô thường, nghĩ ngợi thâm sâu về đại sự, tư duy khổ nơi địa ngục, mà phát tâm Bồ Đề, sửa đổi tâm tánh, để ngày đêm tinh cần, sớm cầu xuất ly, mà cứ dần dà sống qua ngày, phóng túng thân tâm, thì lúc đại hạn đến, hối hận sao kịp ! Hãy nên cố gắng mà hành. Nếu quên lời khuyên răng nhắc nhở của tôi thì phụ lòng tôi và cũng chính là tự phụ mình !

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/01/2015(Xem: 4852)
29/01/2015(Xem: 5489)
22/10/2010(Xem: 59488)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.