Thư Viện Hoa Sen

Trang 04

25/10/201012:00 SA(Xem: 12653)
Trang 04


PHẬT HỌC VẤN ĐÁP

Lão Hòa thượng Tịnh Không 
Nhóm Hoa Tạng Giảng Ký cung kính ghi chép

7. HOẰNG PHÁP

Hỏi: Nghe sư phụ giảng kinh thường nói đến nghệ thuật và âm nhạc trong Phật giáo. Nghệ thuật và sân khấu có quan hệ cá - nước; đài Trung Ương ở Trung Quốc có phát hình phim kịch ‘Võ Tăng Thiếu Lâm’ phối hợp ca múa, võ thuật và công phu của tăng sĩ trên cùng một sàn diễn cho khán giả thưởng lãm. Xin pháp sư chỉ dạy trong thế kỷ 21 môn ca vũ và nghệ thuật trong Phật giáo có thể phát triển không? Nên phát triển như thế nào? Con là một Phật tử làm về ngành ca vũ nghệ thuật này đã trên 40 năm và rất quan tâm đến tương lai của môn ca vũ nghệ thuật trong Phật giáo.

Đáp: Cách suy nghĩ của bạn rất hay. So sánh với Thiên Chúa giáoCơ Đốc giáo thì nhân tài của Phật giáo trên phương diện này rất thiếu. Phật giáo vô cùng coi trọng âm nhạcca vũ nhưng trong hai ba trăm năm gần đây Phật giáo không có nhân tài về nghệ thuật xuất hiện. Vào thời cuối triều Minh đầu triều nhà Thanh, có một vị pháp sư viết ra kịch bản ‘Quy nguyên kính’, đây là một vở kịch nội dung kể chuyện của ba vị đại sư Huệ Viễn, Vĩnh Minh Diên Thọ, và Liên Trì, kịch bản viết rất hay. Người xưa đã đem Phật pháp phổ biến trên sân khấu rồi.

 Hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển, chúng tôi hy vọng đem Phật pháp viết thành kịch, thành phim tuồng hát trên TV, hiệu quả của những phim này rất lớn, rất thích hợp để thu hút người sơ cơ bắt đầu học Phật. Cho nên hy vọng những người đang làm ngành nghề này có thể tìm ra một mục tiêu, phương hướng chân chánh để nỗ lực, phải hoằng dương đến toàn thế giới. Đương nhiên ngoài trình độ nghệ thuật của ngành này ra còn cần phải có một trình độ tu dưỡng và cái nhìn đúng đắn về Phật phápNếu không chú trọng đến tác dụng khuyến khích tu tập, chỉ có giá trị trên hình thức và nghệ thuật nhưng không có nội dung [về Phật pháp], thì không đạt được mục đích giáo hoá chúng sanh. 21-90-08 
 
 Hỏi: Mỗi ngày con dùng 8, 9 giờ đồng hồ để làm những CD và VCD giảng kinh, thời gian còn lại dùng để nhiếp tâm niệm Phật. Xin hỏi cách làm như vậy có tự tư ích kỷ hay không? Con rất muốn dùng [thời gian] vài năm buông bỏ thế sự, nhất tâm niệm Phật, làm như vậy được không?

Đáp: Mỗi ngày dùng thời gian để phổ biến CD và VCD Phật pháp là một chuyện rất tốt, là chuyện làm lợi tha. Trong thời gian làm việc thì Phật hiệu có thể niệm không gián đoạn, vì việc này là dùng máy móc để làm và không cần suy nghĩ thì không trở ngại cho việc niệm Phật. Phàm làm việc mà cần phải suy nghĩ, nhất định phải ngưng niệm Phật, chuyên chú để làm việc; làm việc xong mới chuyên tâm niệm Phật, như vậy mới làm xong công việc và niệm Phật được.

 Về việc buông bỏ thế duyên (việc nhà, việc đời) nhất tâm niệm Phật thì phải coi hoàn cảnhđiều kiện của mình. Nếu điều kiện đầy đủ, đời sống không thành vấn đề, gia đình cũng không thành vấn đề thì có thể làm như vậy. Nếu không đủ điều kiện thì đừng miễn cưỡng, nếu miễn cưỡng sẽ sanh phiền nãoGiả sử bạn buông bỏ tất cả, sanh hoạt gia đình xảy ra khó khăn thì không tốt. Các đồng tu tại gia không những phải lo lắng cho mình mà còn phải lo cho gia đình, phải làm gương tốt cho xã hội, đừng để người khác nói: ‘người đó học Phật điên rồi, mê mất, việc gì trong gia đình cũng không đếm xỉa đến’, để cho người ta tạo khẩu nghiệp, việc này không thể được. 21-90-14

8. HOẰNG HỘ (Hộ trì công tác hoằng pháp)

Hỏi: Khi một người phát tâm chân chánh để làm việc từ thiện, một lòng muốn hoàn thành nguyện vọng đi theo pháp sưđại chúng, nhưng giữa chừng gặp khó khăn thật sự, xin hỏi phải làm thế nào?

Đáp: Khi gặp khó khăn phải tìm ra nguyên nhân ở đâu, tiêu trừ nguyên nhân này thì sẽ giải quyết vấn đềĐạo lý của sự cảm ứng là ở chỗ tâm chân thành, chúng ta thật sự xả mình để phục vụ người khác thì cảm ứng sẽ không thể nghĩ bàn. Cư sĩ Lý Mộc Nguyên ở Cư Sĩ Lâm Tân Gia Ba là một tấm gương tốt [cho chúng ta], ông hoàn toàn không lo cho mình, đem hết sức lực hoằng dương ủng hộ chánh pháp, làm lợi ích cho chúng sanh, cho nên cảm ứng vô cùng rõ ràngChúng tôi rất kính phục, việc này rất đáng để chúng ta bắt chước. 

Hỏi: Làm một người nữ cư sĩ trẻ tuổi nên hướng về tương lai như thế nào mới có thể làm lợi ích cho chúng sanh trong xã hội hiện nay? Cách thứ nhất là chọn con đường giống cư sĩ Hứa Triết, lấy sự niệm Phật trọn đời làm gương; cách thứ nhì là chọn con đường giảng kinh, hoằng pháp lợi sanh. Xin hỏi trong hai cách trên nên chọn cách nào?

Đáp: Nguyện vọng của bạn rất tốt, rất quý. Cư sĩ Hứa Triết dồn cả đời vào công tác từ thiện, cả đời giúp đỡ người già, người bịnh, người nghèo khổ. Không những giúp đỡ trên tinh thần, vật chất, mà còn khuyên họ tín ngưỡng tôn giáo, y theo phương pháp tôn giáo dạy để tu học. Lúc trước bà là Nữ Tu Thiên Chúa Giáo, bà cũng độ không ít người. Hiện nay lớn tuổi thường xem kinh Phật, và phát tâm quy y, tôi tin tưởng hiện nay bà nhất định khuyên người niệm Phật.

 Phát tâm học giảng kinh cũng là một chuyện tốt, hiện nay so với lúc trước còn dễ hơn, lúc trước thì không thuận tiện lắm, hiện nay cũng có rất nhiều nữ cư sĩ giảng kinh. Chân chánh phát tâm dốc toàn tâm toàn lực đi hoằng pháp lợi sanh đều làm gương tốt cho các bạn đồng tu tại gia. 21-90-20 

Hỏi: Xin hỏi một người chưa khai ngộ có thể làm công tác phiên dịch hay không? Thí dụ phiên dịch từ chữ Tàu sang chữ Anh.

Đáp: Chưa khai ngộ làm công tác phiên dịch cũng được. Trong vòng hai ngàn năm qua, Phật pháp truyền vào Trung Quốc, [kinh điển] từ tiếng Phạn được dịch sang tiếng Trung Quốc, người phiên dịch rất nhiều, không phải chỉ có một người. ‘Dịch trường’ là cơ quan làm công tác phiên dịch; dịch trường của pháp sư Cưu Ma La Thập có đến hơn 400 người, của pháp sư Huyền Trang có hơn 600 người, đều có tổ chức đàng hoàng. Nhiều người như vậy có phải đều khai ngộ hết không? Không thể nào, trong đó có thể chỉ có một hai người khai ngộ, người khai ngộ làm người ấn chứng cho họ.

 Thí dụ Tâm Kinh là do Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch, đây là dùng tên của ngài nhưng thiệt ra công tác phiên dịch không phải chỉ có ngài làm mà thôi. Dùng tên của ngài thì ngài phải chịu trách nhiệm; nghĩa là sau khi dịch xong nhất định phải thông qua sự thẩm địnhđồng ý của ngài rồi thì mới dùng tên của ngài [ghi trên kinh] để lưu thông. Đề tên của dịch giả trên kinh là người này phải chịu trách nhiệm sự phiên dịch của bộ kinh đó. Vì vậy chưa khai ngộ cũng có thể tham gia công tác phiên dịch. Nếu phải khai ngộ rồi mới có thể phiên dịch thì Phật pháp sớm đã bị diệt mất.

 Không chỉ là phiên dịch thôi, giảng kinh cũng vậy. Ngày xưa nếu không khai ngộ thì không có năng lực để giảng kinh, và cũng không dám lên giảng đài giảng kinh. Nếu dùng tiêu chuẩn này thì ngày nay không có ai giảng kinh hết. Lúc chưa xuất gia tôi tham dự lớp học giảng kinh của lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, trong số học sinh có trên 20 người. Trong số hơn 20 người này, học đến đại học chỉ có một người, học đến trung học đệ nhị cấp có hai ba người, trung học đệ nhứt cấp có bảy tám người, tiểu học có mười mấy người. Sau khi được lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam huấn luyện xong, người nào cũng biết giảng kinh và đi đến khắp nơi ở Đài Loan để giảng kinh.

 Thầy Lý dạy cho chúng tôi một nguyên tắc: ‘Chưa khai ngộ không được tuỳ tiện tự mình giảng’, nếu dùng ý của mình để giảng, giảng sai thì phải chịu nhân quả. Người xưa có câu: ‘Nói sai một chữ chuyển ngữ, đọa năm trăm đời làm thân hồ ly’, không thể không cẩn thận. Thầy Lý dạy chúng tôi giảng chú giải, chú giải của người xưa phần nhiều là viết theo lối văn ‘văn ngôn’, chúng tôi dùng văn ‘bạch thoại’ phiên dịch lại. Chúng tôi viết bản thảo cho bài giảng hoàn toàn y theo chú giải của người xưa viết thành văn bạch thoại; nếu nói sai thì người xưa chịu trách nhiệm, chúng tôi không chịu trách nhiệm. Dùng phương pháp này nên chúng tôi không phải là học giảng kinh mà là giảng chú [giải]. Nếu gặp chú giải quá thâm sâu, chúng tôi xem không hiểu, thầy Lý dạy cho chúng tôi một diệu pháp: ‘Coi không hiểu thì không giảng’. Không giảng là chỗ này không giảng rõ ràng, không phải giảng sai. Chúng tôi giữ chặt nguyên tắc này, mỗi ngày luyện tập trên giảng đài.

 Chỉ cần thành tâm thành ý, không có tâm riêng tư, tuyệt đối không chạy theo danh lợi hưởng thụ, tuyệt đối không tham, sân, si, mạn, đích thật sẽ có tiến bộ, mỗi năm càng tiến bộTiến bộ thì nhất định sẽ có ‘tiểu ngộ’, tiểu ngộ [dần] sẽ biến thành đại ngộVì vậy ngày nay chúng tôi mở quyển kinh ra, không cần phải xem chú giải của người xưa, chúng tôinăng lực xem hiểu được, và cũng xem ra rất nhiều ý tứ trong đó, đây là không ngừng truy cầu tiến bộ, và cũng là được chư Phật Bồ Tát gia trì một cách âm thầm.

 Thầy Lý tặng cho tôi bốn chữ: ‘Chí thành cảm thông’, then chốt là ở bốn chữ này. Muốn học giảng kinh trước hết phải thông [hiểu] pháp thế gianxuất thế gian. Thông [hiểu] pháp thế gianxuất thế gian tuyệt đối không phải là một chuyện dễ dàng, thầy Lý dạy tôi chỉ có cách duy nhất là dùng tâm chân thành để cầu cảm ứng. Nếu bạn không có chân thành thì cầu cảm ứng không được. Đương nhiên nếu có người giảng kinh thuyết pháp thì chúng tôi sẽ không giảng nữa, vì không ai giảng nên mới phát tâm miễn cưỡng gánh vác trọng trách này. Tôi ở trên giảng đài giảng kinh đã 41 năm, trung bình mỗi ngày giảng ít nhất hai giờ đồng hồ mới được một ít thành tựu như vậy, có thể đem ra để cho mọi người tham khảo. 21-90-27 

Hỏi: Sư phụ thường nói: ‘Nói 99 phần trăm giống y như Phật, chỉ có 1 phần trăm nói không như pháp thì đoạn mất pháp thân huệ mạng của chúng sanh’. Có một vị cưgiảng kinh nọ có chuyện thị phi về nam nữ và tiền bạc, ông nói vì độ chúng sanh nên mới dùng thủ đoạn (phương pháp) đặc biệt. Xin hỏi người như vậy có thể giảng kinh thuyết pháp không? Nên tiếp tục hộ trì không?

Đáp: Tình trạng ở hiện trường tôi không thấy được, nếu các bạn có nghi hoặc, thì nên đọc kinh Lăng Nghiêm vài lần, so sánh kỹ lưỡng. Nếu ông ấy giảng không ngược với nghĩa trong kinh thì có thể nghe, nếu nói trái ngược tốt nhất nên tránh xa. Cách nói lấy việc thị phi về nam nữ và tiền bạc làm phương pháp đặc biệt để độ chúng sanh thì đây là Bồ Tát tái lai, không phải người thường, người thường làm không nổi. Nếu người nào đó nói [họ] là Bồ Tát tái lai, sau khi nói ra họ phải vãng sanh; nếu nói ra mà không đi thì không phải thiệt. Những kiến thức Phật học thông thường này chúng ta phải biết thì mới không bị người ta gạt. Tôi chỉ có thể nói bấy nhiêu thôi, phần sau các bạn tự mình đi tham, tự mình đi ngộ.

 Trước kia thầy Lý thường nói với chúng tôi ma cũng có thể thị hiện giống như Phật Bồ Tát đến thuyết pháp, giả mạo Phật Bồ Tát để độ chúng sanh, kết quả là độ chúng sanh vào đường ma. Họ nói hết 99 phần trăm đều giống những gì Phật nói, chỉ có 1 phần trăm khác Phật nói, chúng taphàm phu làm sao phân biệt được? Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm nói rất rõ: ‘tất cả pháp đều từ tâm tưởng sanh’, đây là vì tâm niệm của chúng ta không ngay thẳng, không xa lìa danh lợi, hưởng thụ, thị phi, nhân ngã, tham, sân, si, mạn nên mới gặp ma. Nếu thật là gặp thiện tri thức, tu hành đúng như lý và như pháp tuyệt đối phiền não sẽ giảm bớt, trí huệ sẽ tăng trưởng, được khinh an tự tại. Nếu sau khi tu tậpphiền não gia tăng hoặc có một số đau bịnh, lo sợ, thường cảm thấy bên ngoài có những sức mạnh vô hình luôn uy hiếp, áp bức, thì đó tuyệt đối không phải là Phật pháp

 Trong pháp môn Tịnh độ, khi công phu niệm Phật thiệt sự khế nhập và đắc lực, đạt được ‘công phu thành phiến’ thì thân tâm tự tại. Có công phu cỡ này thì có thể vãng sanh về Phàm Thánh Đồng Cư độ, không còn lo sợ sanh tử, nắm chắc việc vãng sanh về Tây phương Cực Lạc thế giới. Nếu niệm đến ‘Sự nhất tâm bất loạn’ thì sanh đến Phương Tiện Hữu Dư độ; niệm đến ‘Lý nhất tâm bất loạn’ sanh đến Thật Báo Trang Nghiêm độ. Bạn cùng chư Phật Bồ Tát cảm ứng đạo giao, yêu ma quỷ quái không thể đến gần bạn. Tâm và hành [vi] chánh thì có thể xa lìa tất cả ma chướng, đây là nguyên tắc căn bản.

 Nếu khôngthiện tri thức giảng kinh thuyết pháp, muốn thật cầu hiểu, cầu giải cũng không khó, cổ đức dạy chúng ta: ‘Đọc sách ngàn lần thì tự hiểu và thấy được ý nghĩa trong đó’. Chỉ cần cung kính đọc một ngàn lần thì sẽ được cảm ứng. Sau khi niệm xong một ngàn lần tâm định rồi, tâm định thì sẽ được cảm ứng. Tâm nhảy lung tung thì không thể nào có cảm ứngTâm không thanh tịnh, không buông bỏ tham, sân, si, mạn, vẫn còn tham ái ngũ dục lục trần thì sẽ cảm ứng với ma. Chỉ có tâm thanh tịnh, tâm chân thành mới cảm ứng đạo giao với chư Phật Bồ Tát. 21-90-42 

Hỏi: Lúc cư sĩ thăng tòa giảng kinh, vì muốn kính trọng pháp nên trong giảng đường xưng hô ‘đảnh lễ pháp sư’, nhưng ở ngoài giảng đường thì xưng hô bằng cư sĩ, xin hỏi như vậy được không?

Đáp: Cư sĩ tại gia có thể xưng bằng pháp sư, người đó tu học Phật pháp rồi dùng Phật pháp để giáo hoá chúng sanh thì người đó là pháp sư. Khi lên toà giảng người đó là pháp sư, khi không ở giảng đài người đó vẫn là pháp sưChúng ta ngày nay không quen xưng họ bằng pháp sư mà xưng cư sĩ, đây là tập quán nhưng không đúng, không như pháp

 Trong nhà Phật xưng hoà thượng, pháp sư, a xà lê không phân biệt tại gia hay xuất gia, không phân biệt nam, nữ, già, trẻ, tất cả đều có thể xưng hô như vậy. Nghĩa của chữ ‘hoà thượng’ là ‘thân giáo sư’ (ông thầy dạy pháp cho mình), tôi học theo người này, người này trực tiếp dạy dỗ cho tôi, không kể người này là tại gia hay xuất gia, nam hay nữ, chỉ cần tôi học theo người này, thì người này là ‘hòa thượng’ của tôi. Chỉ có tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sa di ni là người xuất gia, người tại gia không thể dùng những danh xưng này.

 Lễ phép, cung kính một cách bình đẳngChúng ta hôm nay lên giảng đài học giảng kinh, nghi thức đăng tòa là từ bên phải bước lên, đi xuống phía bên trái, việc này có quy củ nhất địnhChúng ta từ chỗ này học tập, tương lai không nhất định có thể dùng được, phải xem tình hình rồi quyết định nên làm hay không. Khi ra nước ngoài giảng kinh, chúng ta đứng mà giảng, không có chỗ ngồi; chúng ta phải ‘hằng thuận chúng sanh, tuỳ hỷ công đức’, nhất định không nên phân biệt, chấp trước. Dùng quy tắc lễ nghi của địa phương đó, người ở đó cảm thấy được là được, tất cả đều tùy thuận. 21-90-50 

 9. BIỂU PHÁP (tượng trưng cho pháp)

Hỏi: Xin hỏi người niệm Phật có thể đốt hương trên cánh tay không?

Đáp: Có thể! Nhưng phải biết ý nghĩa của việc đốt hươngcúng Phật. Kinh nói với chúng ta, ý nghĩa của sự đốt ngón tay, đốt thân là để ‘thiêu đốt tự mình để chiếu sáng kẻ khác’, không phải kêu bạn thiêu đốt thân thể mình thật; thân thể thiêu mất rồi còn dùng để làm gì nữa. Cho nên ý nghĩa của sự đốt hương là ở trước Phật phát nguyện, xả mình vì người khác, đây mới gọi là chân chánh cúng dường. Có thể hy sinh tính mạng của mình vì người khác không tiếc gì hết như vậy mới là ‘đốt hương’ thật. Nếu không bạn đem cả thân thể thiêu hết cũng không có công đức gì cả. Vì vậy bạn ở trên thân đốt một chút thì được rồi, thường thường nhìn thấy [vết đốt] nhắc nhở mình nhất định đừng có tự tư ích kỷ, tất cả đều vì chúng sanh, vì chánh pháp, như vậy mới đúng. 21-90-07 

Hỏi: Chữ vạn có chữ hướng về phải, có chữ hướng về trái, xin hỏi cái nào đúng? Có ý nghĩa gì?

Đáp: Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Như Lai, tướng này tượng trưng cho ‘kiết tường’. Tướng này ở trên ngực, thế thì hướng về trái hay phải, đều có y cứ không phải nói bừa. Y theo cách nói truyền thống của Phật giáo, Phật giáo hướng về phải. Thí dụ nhiễu Phật nhất định phải nhiễu về phải, không thể nhiễu về hướng trái. Vì thế hướng về bên phải là hợp lý, nhưng chúng ta đã thấy người xưa tạo tượng Phật cũng có khi hướng về trái, việc này chúng ta không cần phải chấp trước. 21-90-25 

Hỏi: Bút danh của Hoằng Nhất đại sư là ‘Nhị nhất lão nhân’, xin hỏi nghĩa là gì?

Đáp: Hoằng Nhất đại sư có nói qua, ngài rất cảm thán tự mình: 

‘Nhất sự vô thành nhân dĩ lão, nhất văn bất trị hà tiếu thuyết’ 

(Một sự chưa thành, già mất đất, 

Một xu chẳng đáng, nhắc làm chi?) 

 ‘Nhị nhất’ nghĩa là ngài than về hai việc này. Cả đời này thời gian đã luống qua, một việc cũng không thành, một xu cũng không đáng, vì thế ngài mới dùng tên ‘Nhất nhị lão nhân’. 21-90-27 

 10. ĐẠO TRÀNG

Hỏi: Lúc nghe kinh, nghe đến tội lãng phí điện nước của thường trú, tội này cả Phật cũng cứu không nổi. Con liền tỉnh ngộ đem tiền bố thí cho thường trú để bù đắp, xin hỏi như vậy có thể miễn tội của con không?

Đáp: Có thể. Việc lãng phí này, tự mình biết được rồi đi bù đắp thì sẽ không sao hết. Vì đây là lỗi của bạn, không phải tội. 21-90-08 
 
Hỏi: Con hy vọng tất cả đồng tu đến tham học từ khắp nơi trên toàn thế giới có thể chuyển tâm niệm, xem tiền điện và tiền nước của Cư Sĩ Lâm Tân Gia Ba như là của mình, phải nên trả tiền, như vậy thì sẽ không tạo nên sự lãng phí của thường trú một xu một hào nào cả. Xin hỏi quan niệm này đúng không?

Đáp: Quan niệm này không đúng. Phải nên lúc nào cũng tập tiết kiệm thành thói quen, như vậy mới tốt. Quyết không vì mình có thể trả tiền rồi dùng thoả thích theo ý mình. Nói tóm lại tu hành là phải sửa đổi quan niệmhành vi sai trái của mình. Đức Phật dạy chúng ta tu hành chân chánh, thường trú cung cấp nơi chốn giúp chúng ta tu hành, sửa thói quen của chúng ta, thành tựu đức hạnh cho chúng ta, hiểu được ý nghĩa này thì biết mình phải tiết kiệm tích phước là tốt lắm.

Vào đời nhà Đường, ‘Mã Tổ xây tòng lâm, Bách Trượng lập thanh quy’ đề xướng tu tập chung. Trước đó cũng có tu chung nhưng không có quy định và cũng không có luật lệ gò bó gì hết, phần đông cũng chỉ là tự tu. Lúc tu tập chung với nhau chỉ để nghiên cứu, thảo luận, học tập kinh giáo, tu hành thật ra đều là chuyện riêng của từng cá nhânChúng ta có thể tưởng tượng lúc đó phải có người giải đãi làm biếng, không thể khắc phục được tập quán của mình, tổ sư đại đức nhìn thấy vô cùng thương tiếc nên mới đề nghị tu tập chung. Tu tập chung thì phải dựa vào đám đông, nương nhờ vào đám đông, mọi người sanh hoạt chung với nhau phải giữ kỷ luật, như vậy mới có thể khắc phục được phiền não tập quán của mình. Tự mình không có năng lực để khắc phục nên phải mượn sức mạnh của đại chúng, việc này là việc tốt. Dụng ý của việc xây tòng lâm và lập thanh quy là ở chỗ này.

 Cho nên chúng ta đến đạo tràng để tham học, tham là tham dự, học là học tập, nghĩa là chúng ta muốn tham dự vào đạo tràng này và học tập chung với họ thì mới được lợi ích. Nếu chúng ta đến đạo tràng này rồi dùng một thân phận vai tròđặc biệt, không thể cùng đại chúng sanh hoạt với nhau, không thể cùng đại chúng học chung với nhau, vậy thì hoàn toàn sai rồi. Nếu bạn không thể tùy thuận theo đại chúng, nếu dùng ‘giới kinh’ để kết tội thì tội này rất nặng, đó là phá hoại hình tướng của một tăng đoàn, tội này thuộc về ‘tội phá hoà hợp tăng’, quả báođịa ngục A Tỳ. Cho nên tôi thường khuyên các bạn đồng tu đây là một đạo tràng chánh pháp, mỗi ngày niệm Phật giảng kinh, tất cả đều có quy củ, nếu tập quán sinh hoạt của chúng ta đã thành thói quen không tốt, đến nỗi không thể cùng đại chúng ở chung với nhau, tự mình nên biết khó mà thoái lui. Rời khỏi đạo tràng này tức là hộ trì đạo tràng, tuyệt đối đừng nên phá hoại hình tướng (nề nếp và sự sanh hoạt) của đạo tràng, công đức của bạn sẽ vô lượng, bạn sẽ làm được một việc rất tốt. Nếu bạn không chịu rời khỏi và cũng không chịu hòa hợp với đại chúng, phá hoại hình tướng, tuy không ai nói đến tội của bạn nhưng quả báo của bạn sẽ ở địa ngục A Tỳ.

 Trong tam quy y có ‘quy y Tăng, chúng trung tôn’. ‘Chúng’ là danh từ mà ngày nay chúng ta gọi là đoàn thể, đoàn thể trong xã hội rất nhiều, Phật môn cũng là một đoàn thể. Bốn người trở lên hợp thành một đoàn thể nhỏ, được xưng là ‘chúng’. Đoàn thể Phật pháp là [đoàn thể] đáng tôn quý, đáng để mọi người tôn trọng nhất trong các đoàn thể. Đáng tôn kính ở chỗ nào? Đó là một tăng đoàn hoà hợp thì đáng để mọi người tôn kính. Trong tăng đoàn không có tranh luận, có thể tuân thủ giới điều ‘lục hoà kính’, là một tăng đoàn hoà thuận với nhau nên làm mô phạm cho tất cả các đoàn thể khác trong xã hội. Nếu bạn phá hoại hình tướng của đoàn thể mô phạm này, tội đó nặng biết bao nhiêu? Nhất định đọa tam đồ, chuyện này không thể không biết. 21-90-08 

Hỏi: Một số ngoại đạo thường đến Niệm Phật đường, có một số cư sĩ không cho họ vào Niệm Phật đường, xin hỏi nên làm như thế nào? 

Đáp: Phải nên giải thích trước, nếu họ có thể tuân theo quy củ của Niệm Phật đường và tuỳ thuận theo đại chúng tu tập chung với nhau thì đón mừng cho họ vào. Chư Phật Bồ Tát độ chúng sanh cũng không xua đuổi ngoại đạo. Năm xưa khi đức Phật còn tại thế, 96 nhóm ngoại đạo học theo Phật, tôn Phật làm thầy, đức Phật đều thâu nhận, thế mới biết đức Phật không cự tuyệt xua đuổi ngoại đạo. Nếu họ không tuân theo quy củ trong Niệm Phật đường, nhiễu loạn đại chúng, chúng ta nhất định phải mời họ đi ra, tuyệt không thể phá hoại sự tu hành của đại chúng. Cho nên không thể nói họ là ngoại đạo thì mình liền từ chối, mà chúng ta đón mừng hoan nghinh những người tuân theo quy tắc, còn những người không tuân theo quy tắc thì mình mời họ đi ra.

 Hồi xưa đại sư Huệ ViễnLô Sơn có một người bạn thâncư sĩ Tạ Linh Vận, ông này là một nhà văn nổi tiếng. Ông muốn tham gia ‘Đông Lâm Niệm Phật Đường’, nhưng vì tập khí của ông quá nặng, không thể tuân theo thanh quy của Niệm Phật Đường nên Viễn Công đại sư từ chối ông. Đại sư còn một người bạn thân là Đào Uyên Minh, người này rất giữ quy củ nề nếp, Viễn Công đại sư hoan nghinh ông đến Niệm Phật Đường nhưng ông không chịu đến. Từ đó có thể biết được, phải hoan nghinh những người có thể tuân theo quy củ của đại chúng cùng nhau tu tập, không kể người đó có thần thông hay không, là ngoại đạo hay không. Là ngoại đạo chúng ta cũng phải tiếp dẫn họ, giúp họ tiếp xúc với Phật pháp chân chánh, đây mới là tâm từ bi. 21-90-26 

Hỏi: Trong chùa nghe được tiếng chuông, nhưng vì bịnh hoặc mệt, xin hỏi có thể không ngồi dậy được không?

Đáp: Nếu tiếng chuông buổi sáng kêu bạn thức dậy tụng kinh khoá sáng, nhất định phải thức dậy. Nếu bạn có bịnh hoặc mệt thì có thể xin phép nghỉ trước. Nói chung, khi ở trong đạo tràng phải tuân theo quy ước chung của thường trú; nếu không tuân theo quy củ của thường trú là phá hoà hợp tăng. Bạn [là] một người có thể làm như vậy, người khác cũng làm như vậy, vậy thì quy củ của tăng đoàn bị phá hoại mất, tội này phải đọa địa ngục A Tỳ.

 Chúng ta mỗi ngày ở trong đạo tràng của thường trú, đích thật có ý hoặc vô ý làm những việc phá hoà hợp tăng nhưng tự mình không biết. Cho nên nếu không nghe kinh nhiều, không đọc kinh thì làm sao được? Ngày nay khi người khác thấy bạn có lỗi lầm lớn hơn nữa nhưng không nói ra, nếu nói ra thì có xích mích với bạn. Người có thể nói ra những lỗi lầmđại ân đại đức [của bạn]. Nhưng nếu nói ra có thể sửa được thì người ta mới nói, nếu nói ra mà không chịu sửa thì đến cha mẹ cũng không nói ra. Nếu một người có thể ‘tùng thiện như lưu’ (thuận theo điều thiện một cách dễ dàng), có lỗi mà có thể sửa đổi, người này là thánh hiền, có thể thành công lớn trong đời này. 21-90-28

 11. HỘI TẬP

Hỏi: Có người phê bình bản hội tập của cụ Hạ Liên Cư và nói rằng bản này là giả tạo, kêu mọi người nên niệm quyển của ngài Khương Tăng Khải. Có người cho rằng bản hội tập rất tốt vả lại đã quen niệm rồi, không muốn đổi bản khác, và cũng không tham gia in kinh ấn bản Khương Tăng Khải. Không ít người bị ảnh hưởng, xin hỏi nên làm sao mới tốt? 

Đáp: Đức Phật thường hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Nếu bạn ưa thích ấn bản Khương Tăng Khải thì cứ niệm bản đó; ưa thích ấn bản hội tập của cụ Hạ thì niệm bản hội tập. Kinh Vô Lượng Thọ tổng cộng có đến 9 ấn bản, ưa thích bản nào thì cứ niệm ấn bản đó, không thích thì có thể không niệm quyển nào hết, chỉ niệm một câu A Di Đà Phật cũng có thể vãng sanhVì vậy không nên hạn chế người khác và bắt họ phải làm giống mình, nếu không thì sẽ làm trái ngược lại lời dạy của đức Phật.

 Nếu chỉ có một pháp môn duy nhất thì đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm gì phải giảng tám vạn bốn ngàn pháp môn? Căn tánh của chúng sanh không giống nhau, cho nên đức Phật từ bi nói ra nhiều pháp môn như vậy để đáp ứng cho căn tánh khác nhau. Tự mình chúng tathành tựu được hay không, chúng ta phải có trí huệ lựa chọn pháp mônSo sánh các bản kinh, bản hội tập của cụ Hạ dùng văn tự giản dị, chúng ta ai cũng có thể hiểu được, xem rất thích. Bản của ngài Khương Tăng Khải có một phần dùng chữ rất sâu, không dễ hiểu. Tại sao chúng ta không chọn bản xưa? Vì trình độ chữ nghĩa của chúng ta quá thấp. Trình độ của người nào cao thì chọn ấn bản đó, chúng ta cung kính tán thán, việc này không thể miễn cưỡngƯa thích ấn bản nào thì cứ niệm ấn bản đó, quan trọng nhất là thật có thể vãng sanh ngay trong đời này; làm sao mà đến cuối cùng không thể vãng sanh thì không nên, đó mới là chuyện làm sai nhất. 21-90-24 

 12. PHẬT HỌC

Hỏi: Xin hỏi suy nghĩ có thuộc về ‘khởi tâm động niệm’ hay không? 

Đáp: Suy nghĩkhởi tâm động niệm. Lúc khởi tâm động niệm, tâm niệm có thứ thanh tịnh, có thứ ô nhiễm, có thiện, có không thiện, sai biệt rất nhiều. Tâm niệm tương ứng với tánh đức thì lành mạnh, trái ngược với tánh đức thì không lành mạnh. Người học Phật phải thường suy nghĩ về lời dạy của đức Phật và đem những lời dạy này thực hành trong đời sống hằng ngày, việc này rất quan trọng. Sau khi thực hành sẽ ngộ (hiểu) được nhiều việc, lâu dần sẽ càng hiểu sâu và thấu suốt lời dạy của đức Phật, đây là lúc trí huệ hiện ra. ‘Giải’ có thể giúp cho ‘hành’, ‘hành’ lại có thể giúp cho ‘giải’, giải hành tương ứng [lẫn nhau], bổ khuyết bổ sung cho nhau, từ lúc sơ phát tâm đến quả vị Như lai đều như vậy. 21-90-14 

Hỏi: Xin hỏi người ta làm thế nào đến [thế gian này] ? Thế giới từ đâu đến? 

Đáp: Vấn đề này rất rộng lớn, không phải chỉ dùng hai giờ đồng hồ có thể nói hết. Nếu bạn muốn biết thì nên xem kinh Lăng Nghiêm, trong đó nói rất rõ ràngNói thật ra nếu bạn muốn hiểu rõ vấn đề này thì không dễ lắm. Tôi khuyên bạn buông bỏ vấn đề này, đừng để ý đến nữa, nhất tâm niệm Phật, cầu sanh Tịnh độ, khi đến Cực Lạc thế giới rồi hỏi đức Phật A Di Đà, đức Phật A Di Đà sẽ giải thích cho bạn rất tường tận. 21-90-19 

Hỏi: Xin hỏi người ta có linh hồn không? Linh hồn ở trong bộ phận nào của thân thể?

Đáp: Tôi hỏi bạn một câu: ‘Lúc bạn ngủ ban đêm có nằm mộng hay không? Giấc mộng đó ở tại chỗ nào? Là ở trên đầu, ở mắt, hay là ở trên tay, chân?’. Từ việc nằm mộng thì khẳng định là linh hồn tồn tạiLinh hồn lìa khỏi thân thể cũng giống như người này nằm mộng đi mất vậy, không tỉnh dậy trở lại, là sự việc như vậy, nó đi đến một không gian khác để sanh sống. Nếu bạn hiểu được đạo lý này thì người ta có chết không? Không có chết, chết là linh hồn của bạn rời thân thể này đi đến một cảnh giới khác, đi tìm một thân thể khác.

 Ở đây cũng cần phải giải thích cho quý vị biết một việc, hồn này không linh. Nếu hồn này linh thì lúc bạn đến đầu thai nhất định sẽ đầu thai vào nhà đế vương, tướng lãnh, giàu sang; vừa sanh ra thì liền hưởng phước, thế thì vui sướng tự tại biết bao! Tại sao bạn lại đến đầu thai vào nhà một người bình thường? Tại sao lại đến ngạ quỷ, địa ngục, và súc sanh đạo? Từ đó có thể biết được, hồn này không linh. Rốt cục hồn này là như thế nào? Hồn này mê hoặc điên đảo. Nếu bạn không tin thì bạn suy nghĩ kỹ xem, ban đêm nằm mộng thì đầu óc không sáng suốt bằng lúc tỉnh giấc. Từ chỗ này có thể biết được lúc trong mộng thì mê, tỉnh giấc thì đầu óc mới sáng suốt.

 Thần thức của người rời khỏi thân thể cũng giống như nằm mộng, cho nên gọi là ‘mê hồn’, không phải ‘linh hồn’. Khổng lão phu tử nói một sự thật trong ‘kinh Dịch, phần Hệ từ’ : ‘Du hồn vi biến, tinh khí vi vật’. Hồn là gì? Bay tới bay lui với tốc độ rất nhanh, không ở yên một chỗ. Cách miêu tả trạng thái của chữ ‘du hồn’ này rất giống với chữ ‘thần thức’ trong nhà Phật. 21-90-21 

Hỏi: Con người lúc ban đầu, lúc chưa đến thế giới loài người, xin hỏi ý nghĩa của việc đến nhân gian này là gì?

Đáp: Trong kinh có giải thích: ‘nhân sanh thù nghiệp’ (con người do nghiệp sai khác mà sanh), đời trước tạo nghiệp đời này chịu quả báo nên phải đầu thai vào sáu nẻo luân hồiChúng ta nói đầu thai đến thọ thân này có hai nguyên nhân: một là đến để thọ quả báo; hai là chư Phật Bồ Tát thừa nguyện tái lai (theo nguyện vọng trở lại) thị hiện để độ chúng sanh. 21-90-21 

Hỏi: Tất cả sanh vật trên thế giới đều có ‘cảm tính’, không chỉ có người mới có linh tính. Xin hỏi linh tính từ đâu đến? 

Đáp: Trong kinh đức Phật nói với chúng ta linh tính là vốn sẵn có chứ không phải từ đâu đến. Không có đi, không có lại, không có sanh diệt, vốn có sẵn, đây mới thật là mình; trong Thiền tông có danh từ: ‘phụ mẫu vị sanh tiền bổn lai diện mục’ (mặt mũi vốn có của mình khi cha mẹ chưa sanh ra) tức là chữ ‘linh tính’ này.

 Bạn nói tất cả sanh vật đều có cảm tính, chữ cảm tính này trong nhà Phật có phân ra hai loại: động vật (chúng sanh hữu tình) thì xưng là ‘Phật tánh’, thực vật (chúng sanh vô tình) thì xưng là ‘pháp tánh’. Phật tánhpháp tánh đều sẵn có, không có đến, không có đi.

 Đích thật linh tính của mỗi người có cao thấp khác nhau, cao nhất là linh tính của Phật Bồ Tát, khi so sánh thì chúng ta thua xa. Nguyên nhân này là ở chỗ nào? Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật nói rất rõ ràng: ‘Linh tính của tất cả chúng sanh đều bình đẳng, nhất định không có sai khác, nhưng vì vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng được’. Ngày nay linh tính của chúng ta không có, biến thành rất ‘yếu’ là tại vì vọng tưởng, phân biệt, và chấp trước trộn lẫn trong linh tính, làm cho linh tính không còn ‘linh’ nữa, sự việc là như thế đó. Đức Phật khổ tâm nhọc sức giáo hoá chúng sanh cũng là để dạy chuyện này. Chỉ cần một ngày nào đó chúng ta giác ngộ, buông bỏ tất cả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, linh tính viên mãn của chúng ta sẽ được khôi phục trở lại, khôi phục như vậy gọi là ‘thành Phật’. 21-90-28 

Hỏi: Xin hỏi tại sao trong kinh Phật có rất nhiều chữ nhiều câu được lập lại hoài?

Đáp: Sự dạy học trong nhà Phật không sợ lập lại, không ngừng lập đi lập lại, không sợ phiền hà mà lập lại, lý do chánh cũng vì người ta không khai ngộ. ‘Lập lại’ là danh từ mà người Trung quốc thường gọi là ‘nhắc đi, nhắc lại, dặn dò’, đây là từ bi đến mức cùng cực! Chúng ta biết được rồi thì phải biết ơnNếu không có sự lập lại thì chúng ta rất dễ quên, chớp mắt thì đã quên mất rồi. Dặn dò cả ngàn vạn lần, lập lại hoài mà chúng ta vẫn không tỉnh ngộ, như vậy mới biết nghiệp chướng của chúng ta nặng đến đâu.

 Câu ‘Nghiệp chướng nặng nề’ này chúng ta nghe nhiều lần rồi nhưng vẫn không hiểu rõNếu có thể hiểu được phần nào thì mình sẽ khởi tâm biết ơn, khởi ý niệm quay đầu giác ngộ, thật muốn y giáo phụng hành.

 Người xưa ở Trung quốc không thích lập lại, việc này khác hẳn với người Ấn độ, người Ấn độ cứ lập đi lập lại hoài. Ngôn ngữ văn tự của Trung quốc đòi hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, nguyên nhân chánh là vậy nên số người khai ngộTrung quốc không bằng người ở Ấn độ. Dùng cách ‘điểm đáo vi chỉ’ (chỉ điểm vừa tới mức thì ngưng, ở đây có nghĩa là gợi ý cho đủ hiểu là thôi, không nói huỵch toẹt ra) cho những người thượng căn, thông minh thì được, còn người trung và hạ căn thì không có kết quả. Như thế chúng ta mới hiểu đức Phật dùng phương pháp này ở Ấn độ đích thật làm cho ‘tam căn phổ bị, lợi độn toàn thâu’ (gồm hết ba căn thượng, trung, hạ, thông minh, ngu độn đều có ích lợi) 21-90-32 

Hỏi: Có một số bạn đồng tu thường mời các pháp sư khác đến để giảng khai thị, con không muốn đi nghe và khuyên người khác không đi nghe, xin hỏi cách làm này đúng không? Hằng thuận chúng sanh thì phải làm sao?

Đáp: Nếu chúng ta tu học đích thật đã khai ngộ, khi tất cả chúng sanh giảng kinh thuyết pháp, chỉ cần họ nói chánh pháp, không phải tà pháp thì chúng ta đều có thể nghe, tà chánh nhất định phải phân biệt rõ ràng. Tuy những gì họ nói khác với pháp môn tu học của chúng ta, chúng ta cũng nên đi nghe để làm trang nghiêm đạo tràng. Để cho người mới học nhìn thấy đạo tràng rất đông đảo rồi tăng trưởng lòng tin. Thậm chí người mới học giảng kinh mà giảng chánh pháp, chúng ta cũng nên đi nghe để làm trang nghiêm đạo tràng, vậy mới đúng. Nếu công phu của mình không đủ, nghe người ta nói về những pháp môn khác, trong tâm tự mình không biết phải làm sao, như vậy thì không nên nghe. Nếu bạn không có định lực, tu học không có nền móng vững chắc thì bạn không nên nghe, như vậy là đúng.

 ‘Hằng thuận chúng sanh’ là một trong Mười Nguyện Phổ Hiền, đây là cách nói với Pháp thân đại sĩ, chúng ta cũng nên học theo. Buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, và chấp trước, tất cả đều tùy thuận người khác. Trong lúc tùy thuận, nhất định phải quan sát kỹ lưỡng, nếu là thiện pháp thì mình tùy thuận, nếu là ác pháp thì không thể tùy thuậnTùy thuận phải dùng lý trí mà không thể dùng cảm tình. 21-90-33 

Hỏi: Sanh mạng là vĩnh hằng, không sanh không diệt, xin hỏi có một số phận (hoặc mạng vận cố định) hay không? Nếu có thì ai đặt ra những số phận này? 

Đáp: Sanh mạng đích thật là vĩnh hằng, không sanh, không diệt, không tăng, không giảm. Nếu là không tăng, không giảm thì đâu có số phận! Nếu bạn cho là có số phận thì đã khởi vọng tưởng rồi. Xa lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì chân tướng hiện rõ, bạn mới hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Trong tâm xen tạp vọng tưởng, phân biệt, chấp trướcchướng ngại, chướng ngại chúng ta thấy đạo. Thấy đạo là như thế nào? Là hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Thế nào là định số và không định số? ‘Phàm có tướng đều là hư vọng’, ‘Tất cả pháp hữu vi đều giống như mộng, huyễn, bào, ảnh’; tất cả hiện tượng đều không phải thật, đều là huyễn hoá, nếu bạn hiểu được đạo lý này thì ‘niệm đầu’ (tâm niệm) sẽ không còn nữa.

 Sanh mạng là vĩnh hằng, không sanh không diệt, nhà Phật không gọi là ‘sanh mạng’ mà gọi là ‘thần thức’, người Trung quốc gọi là ‘linh hồn’. Chúng sanh trong lục đạo tùy theo nghiệp lực đi đầu thai, xả thân, thọ thân. Nhà Phật nói có hai loại sanh tử: phân đoạn sanh tử và biến dị sanh tử; hai loại sanh tử này cũng là hư vọng, không phải chân thật. Nhưng bạn phải chuyển tám thức thành ‘đại viên kính trí’ thì mới hiểu rõ được cái hư vọng này; chưa chuyển tám thức thành bốn trí, bạn vẫn không tránh khỏi bị kẹt trong vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, chỉ có mức độ sâu cạn khác nhau mà thôi. Từ đó mới biết tu hành chứng quả đích thật không phải dễ. Đối với tất cả pháp trong thế gianxuất thế gian đều không chấp trước thì mới có thể vượt khỏi lục đạo; không phân biệt thì mới vượt khỏi thập pháp giới; cuối cùng không có vọng tưởng thì chứng được Phật quả cứu cánh viên mãn.

 Phật dạy chúng ta phá vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; trong Pháp tướng tông nói lý, nói sự rất cặn kẽ, đây là một phương pháp giáo hoá chúng sanh. Nếu bạn thích ‘tưởng’ thì [phương pháp này] đặt ra rất nhiều đề mục cho bạn ‘tưởng’. Tưởng đến cuối cùng bạn không muốn ‘tưởng’ nữa thì buông bỏ hết, cách này gọi là ‘tư tận hoàn nguyên’ (nghĩ đến cùng thì trở về nguồn gốc). Người quen dùng đầu óc, quen suy nghĩ thì Tướng Tông dạy cho họ lao đầu vô mà tưởng; người không thích dùng đầu óc, không thích suy nghĩ, Tịnh Tông dạy họ đừng suy nghĩ (tưởng). Từ đó có thể biết được, đối với tất cả căn tánh của chúng sanh phương pháp dạy học của đức Phật hoàn toàn không giống nhau, nhưng mục đích sau cùng đều là ‘buông bỏ tất cả’, được vậy mới có thể thấy ‘chân tướng sự thật’. 21-90-33 

Hỏi: Trong trường con, lúc dạy về âm thanh học thì con thường nêu lên sự khác biệt giữa “thật tướng” của “tánh nghe” Phật dạy trong kinh điểnÂm Thanh Học của Vật Lý, xin hỏi như vậy có phải là ‘dạy sai’ cho chúng sanh không?

Đáp: Câu hỏi này rất sâu. Nhà Phật gọi ‘tánh nghe’ là phương pháp tu hành của Quán Thế Âm Bồ Tát nói trong kinh Lăng NghiêmBồ Tát từ phàm phu tu thành Phật đều dùng công phu của ‘tánh nghe’, ‘phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo’ (xoay trở lại nghe nơi tự tánh, tánh thành đạo vô thượng). Nếu bạn muốn hiểu rõ việc này, nhất định phải đọc kinh Lăng Nghiêm, phải dồn công phu trên kinh này. Có chỗ giống nhưng cũng có chỗ khác so với ‘âm thanh học’, đều phải phân biệt rõ ràng.

 ‘Phản văn văn tự tánh’ là một phương pháp tu hành rất cao, người thường làm không nổi. Nói thật ra đây là một phương pháp tu hành rất cao trong Thiền tông chớ không phải là một phương pháp phổ thông. Nếu bạn có thể hiểu được thì rất tốt, nếu hiểu không được thì khuyên người thật thà niệm Phật. Dùng âm thanh cũng tốt, cổ đức thường nói: ‘Phật hiệu từ trong tâm sanh lên, miệng niệm ra tiếng, tai nghe trở vô’, phương pháp này rất dễ nhiếp tâm, cũng có một chút liên quan đến ‘thanh học’. 21-90-34 

Hỏi: Từ tượng vẽ để xem thì thân Phật Bồ Tát cũng giống thân thể của phàm phu, cũng có máu có thịt, xin hỏi tại sao lại không sanh không diệt?

Đáp: Tượng vẽ và tượng bằng nhựa mà bạn nhìn thấy có sanh có diệt, ứng hóa thân của Phật Bồ Tát cũng có sanh có diệt. Tuy đức Phật A Di Đàthọ mạng rất dài, tương lai cũng có lúc sẽ nhập diệt. Khi đức Phật A Di Đà nhập niết bàn, buổi sáng nhập niết bàn, buổi chiều Quán Thế Âm Bồ Tát liền vào vị Phật, thị hiện thành Phật, ai nói không có sanh diệt?

 Nói không sanh không diệt là nói ‘Pháp thân’, Pháp thân không có sanh diệt, Báo thânsanh không diệt, Ứng hóa thân có sanh có diệt. Tây phương Cực Lạc thế giới có bốn cõi, Ứng hoá thân của A Di Đà Phật vẫn có sanh có diệt. Hiện nay chúng ta cũng có ba thân, thân bằng máu thịt của chúng ta là ‘ứng thân’, thân này có sanh có diệt; chúng ta cũng có báo thân nhưng chưa chứng được; chúng ta cũng có pháp thân nhưng cũng chưa chứng được. Pháp thâncăn tánh của sáu căn, căn tánh của sáu căn không sanh không diệt, ở mắt thì gọi là ‘tánh thấy’, ở tai thì gọi là ‘tánh nghe’, kiến văn giác tri (thấy nghe hiểu biết), cánh cửa của sáu căn phóng quang động địa, đó thì không sanh không diệt.

 Người thế gian nói ‘tinh thần không diệt’, tinh thầnthân thể hợp thành một. Nhưng thân thểsanh diệt, tinh thần không diệt. Chúng ta xem sách ngoại quốc nói về luân hồi, họ nói ‘linh hồn’ không sanh không diệt. Linh hồn giống như người lái xe, thân thể giống chiếc xe, xin đừng coi chiếc xe thành chính mình, nếu không thì sai rồi. Xe chạy hết mấy trăm ngàn dặm không thể chạy nữa thì bỏ đi đổi một chiếc xe mới, đây là ‘đầu thai chuyển thế’. Thân này không dùng nữa, đổi một thân khác. Thân thểsanh diệt, linh hồn không có sanh diệt, sự nhận thức này so sánh còn cao hơn những sự hiểu biết thông thường. Nhưng nhà Phật nói với chúng ta, linh hồn vẫn có sanh diệt, thật khôngsanh diệt là ‘cái tánh’ của linh hồn, trong nhà Phật gọi là ‘tâm tánh’, cái này không sanh diệt. 21-90-48 

Hỏi: Xin hỏi ‘tri kiến lập tri’ và ‘tác quan’ có khác nhau không? Làm sao phân biệt?

Đáp: Chuyện này đức Phật nói trong kinh Lăng Nghiêm rất rõ ràng, đây là một vấn đề lớn. ‘Tri kiến lập tri thị vô minh bổn’, người sơ học như chúng ta rất khó hiểu rõ ý nghĩa của câu này. Nếu muốn nói bốn chữ này nói hai tiếng đồng hồ cũng nói không rõ ràng, tốt nhất bạn nên đọc kinh Lăng Nghiêm, có cơ sở xong rồi mới trở lại hỏi. 21-90-48 

Hỏi: Pháp sư nói: ‘Tùy duyên là tùy thuận đạo lý của Phật pháp mà không tùy thuận nhân tình’. Đây là một xã hội tràn đầy nhân tình, nếu tùy thuận Phật pháp mà không tùy thuận nhân tình thì không hợp với nhân tình sẽ làm cho người xung quanh lánh xaPhật pháp không rời thế gian pháp, Phật pháp không hoại thế gian phápPhật pháp theo đuổi minh tâm kiến tánh, thế pháp theo đuổi ngũ dục lục trần. Xin hỏi trong hai việc này có mâu thuẫn lẫn nhau không?

Đáp: Phật pháp không làm hoại thế gian pháp, ‘hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức’ thì làm sao không thuận nhân tình? Nếu không thuận nhân tình thì không phải là Phật pháp; Phật pháp thì phải thuận nhân tình. Dùng trí huệ để thuận nhân tình, không mê, đó mới là Phật pháp. Dùng tình cảm ‘mê’ để thuận nhân tình là pháp thế gian. Người thế gian không thông hiểu tình và lý, mê hoặc ở trong đó, không thể so với Phật Bồ Tát, thế nên người trong thế gian phải học Phật. Phật pháp tức là sanh hoạt thực tế của chúng ta, Phật pháp vận dụng trên việc làm, xử sự, đối [xử với] người, tiếp [xúc với] vật, mới thật đạt được hạnh phúc mỹ mãn. Nếu học Phật mà không phù hợp với nhân tình, gây bất hòa với người khác, làm họ xa lánh thì bạn không thông hiểu Phật pháp.

 Huệ Năng đại sư nói: ‘Phật pháp là pháp bất nhị, nhị pháp không phải là Phật pháp’. Nếu bạn hiểu Thế phápPhật pháp là một chứ không phải là hai thì mới thật hiểu được Phật pháp. Nếu là một thì tại sao còn phân biệt Thế pháp và Phật pháp? Tức là giác và mê mà thôi. Nếu giác thì thế pháp tức là Phật pháp; nếu mê thì Phật phápthế phápĐức Phật nói: ‘Mê ngộ không hai’. Tại sao nói mê ngộ là một, không là hai? Sự là một sự việc, mê cũng là nó mà ngộ cũng là nó, cho nên mê ngộ là không hai. Pháp có biến đổi không? Không có. Khi mê, pháp không biến thành mê; khi ngộ, pháp cũng không biến thành ngộ. Quý vị ‘tham’[cứu] kỹ lưỡng đạo lý này, lìa khỏi tâm ý thức mà ‘tham’ thì mới hiểu đạo lý này rõ ràng.

 Người thế gian tìm cầu ngũ dục lục trần, ngũ dục lục trầnPhật pháp hay không? Khi giác thì là Phật pháp. Mỗi ngày tụng kinh, niệm Phật, bái sámPhật pháp hay không? Khi mê thì không phải là Phật phápThế phápPhật pháp ở tại chỗ mê và ngộ, không ở trên sự tướng. Trên sự tướng không có mê ngộ, mê ngộ ở trong tâm người. Trong kinh Hoa Nghiêm, trong 53 lần tham vấn của Thiện Tài đồng tử có Thắng Nhiệt Bà La Môn, Cam Lồ Hỏa Vương, Phạt Tô Mật Đa Nữ truy cầu ngũ dục lục trần, tức là tham, sân, si, tất cả đều là Phật pháp vì họ giác mà không mê. Chư Phật Bồ Tát thị hiện trong thế gian, có khi làm Thiên vương, nhân vương, người kinh doanh, người làm công, đủ ngành, đủ nghề, nam nữ, già trẻ, tất cả đều là Phật pháp.

 Thí dụ khi thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ chưa xuất gia, ngài làm một viên chức nhỏ, mỗi ngày lấy tiền trong công quỹ để đi phóng sanh, đó là Phật pháp hay là thế pháp? Đó là Phật pháp vì ngài không mê. Thế phápPhật pháp không ở trên sự tướng mà ở trong một niệm. Một niệm giác, vì lợi ích của tất cả chúng sanh thì đó là Phật pháp; một niệm mê, tự tư ích kỷ, hại người lợi mình là thế pháp. Cho nên Phật phápThế pháp là một, không phải là hai. 21-90-48 

 13. CÚNG DƯỜNG

Hỏi: Sư phụ thường nói cúng dường đạo tràng, cúng dường chúng xuất gia phải có trí huệ; nếu đạo tràng không làm việc đạo, người xuất gia mất đạo tâm, người cúng dường cũng phải chịu trách nhiệm. Nhưng sư phụ cũng thường tán thán pháp sư Đàm Thiền cúng dường đạo tràng là dùng thái độ ‘nhân quả của ai người đó tự chịu’. Còn nói: ‘Làm việc tốt thì đừng sợ để lại tệ hại’. Nếu chúng ta dùng tâm cung kính tôn trọng Tam Bảo, không thấy lỗi lầm của đạo tràngtăng chúng đi cúng dường, cho dù họ làm không như pháp mải mê phóng dật hưởng thụ, xin hỏi chúng con vẫn có thể tu tích công đức viên mãn hay không?

Đáp: Nếu có thể làm được: ‘Không thấy lỗi lầm của thế gian’, hiểu được nhân quả ai làm nấy chịu thì công đức của bạn viên mãn, nhưng việc này phải thật có trí huệ. Nếu việc làm đó không đúng như phápphá hoại hình tướng của Phật giáo, tội này rất nặng, công đức của bạn tuy là viên mãn có thể sanh Tịnh độ, nhưng đối phương tạo tội cực nặng phải đọa tam đồ, vì nghĩ đến người đó chúng ta cũng phải có tâm từ bi.

 Lập trường của mỗi người không giống nhau, Đàm Thiền pháp sư là người xuất gia, cúng dường đạo tràng phần nhiều là tự viện của người xuất gia, đạo tràng thọ giới, đây là tổ đình, đây là một tấm lòng yêu thương, một tấm lòng báo ânĐạo tràng Đàm Thiền phápcúng dường không ở gần nhau, không thể nào lo được chu toàn, cho nên nói ‘nhân quả ai nấy tự chịu’. Nếu đạo tràng gần nhau, có thể đi tham họclo lắng chiếu cố, tình hình sẽ không giống vậy. Thế nên chuyện gì cũng không thể quơ đũa cả nắm. 

 Phương pháp cúng dường đạo tràng tốt nhất là đem đạo tràng cho người xuất gia hoặc tại gia mượn hoặc cho mướn. Thí dụ tôi xây giảng đường này, giấy tờ chủ quyền của giảng đường là của tôi, người xuất gia hoặc tại gia cư sĩ làm việc đạo ở đó, tôi có thể cho mượn hoặc cho mướn với một số tiền tượng trưng, mỗi năm một đồng tiền mướn, nếu việc làm được như pháp thì làm luôn, nếu không như pháp thì chấm dứt không cho mướn nữa. Cách làm này rất tốt, sau này không có vấn đề tranh giành đạo tràng. 21-90-46 

 14. TÔN GIÁO

Hỏi: Lão pháp sư thường nói tất cả tôn giáo đều là hạng nhất, không có hạng nhì. Nhưng trong số nhiều tôn giáo như vậy, có thể liễu sanh tử xuất tam giới thì chỉ có Phật giáo. Xin hỏi nếu tất cả tôn giáo đều là hạng nhất, vậy thì tại sao phải học Phật làm chi? Có phải đây là phá hoại cơ duyên thành Phật của tất cả chúng sanh?

Đáp: Đây nhất định không phải phá hoại cơ duyên thành Phật của tất cả chúng sanh, nếu có phá hoại thì thanh tịnh pháp thân sẽ không biến hiện ra các tôn giáo. Tất cả những pháp thế và xuất thế gian bao gồm hết những tôn giáo, chủng tộc, quốc gia, thế giới, tinh cầu khác nhau đều là từ pháp thân biến hiện ra, đều có chung một pháp thân. Bất luận luân chuyển như thế nào, đời này họ là một tín đồ Cơ Đốc giáo, có thể đời sau sẽ là Phật giáo. Đời này theo Phật giáo, đời sau có thể theo Ấn độ giáoSáu nẻo luân hồi không biết luân chuyển đến chỗ nào, nhưng sau cùng cũng phải trở về một pháp thân chung.

 Người ngoại quốc nói về ‘đời trước đời này’ đều là sự thật. Không kể là tôn giáo chủng tộc nào hiện nay đều biết có Phật giáo, đều biết có A Di Đà Phật, thế thì tốt rồi. Nhà Phật nói ‘Một phen lọt vào tai, vĩnh viễnhạt giống đạo’, trong a lại gia thức của họ có gieo hạt giống của Phật, tương lai gặp duyên cũng sẽ thành Phật. Cho nên tôi nhìn tất cả tôn giáo cũng đều là Phật giáo, tất cả thần minh mà các tôn giáo thờ phượng đều là hóa thân của Bồ Tát, họ dùng nhiều thân phận vai trò để giáo hóa chúng sanh, giúp chúng sanh giác ngộ, nếu bạn đọc kinh Hoa Nghiêm thì sẽ hiểu rõ. Nhà Phật nói: ‘phương tiện hữu đa môn, quy nguyên vô nhị lộ’ (phương tiện có nhiều cửa ngõ, đường về nguồn không hai), đây mới thật là từ bi chân thật.

 Ngày nay xã hội động loạn, chúng ta làm sao để an định cục diện rối loạn [trong xã hội]? Quan trọng nhất là tôn giáo đoàn kết, chủng tộc hài hòa, đầu tiên phải đòi hỏi xã hội an định, nhất định phải biết đạo lý này. 21-90-46 

 15. CHÁNH TRỊ

Hỏi: Gần đây tình hình trên biển Đài Loan rất căng thẳng, xin hỏi tín đồ Phật giáo nên dùng tâm trạng gì để nhìn chuyện này?

Đáp: Đem tâm định trở lại, thật thà niệm Phật, cầu chư Phật Bồ Tát giúp đỡ, cầu Phật lực gia trì, hy vọng có thể hóa giải hiểm họa, nếu chúng ta có thể làm được điểm này thì cũng rất tốt. 21-90-39 

 16. SIÊU ĐỘ

Hỏi: Đệ tử chủ yếu là tu pháp môn niệm Phật, có một đứa con gái gả vào gia đình Thiên Chúa giáo, đứa con rể và cháu ngoại đều bị bên bà nội và mẹ chồng kéo vào đạo, nhưng vì công việc và sự học nên họ không tham gia các hoạt động và cũng không tin. Đứa con gái hiện nay chưa tin [Thiên Chúa] mà cũng không tin Phật. Xin hỏi đệ tử có thể cầu nguyện cho gia đình của họ bình an, hòa thuận, công việc thuận lợi, và siêu độ cho tổ tiên của họ hay không?

Đáp: Không kể là họ tin tôn giáo nào, bạn học Phật và hồi hướng cho họ đều có lợi ích, chỉ cần có tâm chân thành. Kế đến thay họ siêu độ cho tổ tiên của họ cũng được. 21-90-08 

Hỏi: Xin hỏi có nhất định phải lập một bài vị cho oan gia nhiều đời và nhờ Địa Tạng Bồ Tát làm chứng minh mới có thể hoàn toàn tiêu trừ oan trái nợ nần từ nhiều kiếp? Hình như Tân Gia Ba không có phong tục này.

Đáp: Tiêu trừ không nổi! Bạn muốn tiêu trừ họ, họ cũng muốn đến tiêu trừ bạn nên chiến tranh sẽ xảy ra. Tân Gia Ba cũng có, Công Đức Đường trong Cư Sĩ Lâm có làm pháp hội siêu độ, mỗi năm người ta cúng bài vị cho oan gia chủ nợ rất nhiều. Có một số pháp sư chủ trì pháp hội đã học qua ‘Lớp Bồi Huấn’ nên họ đã hiểu được đạo lýphương pháp, cũng có thể giảng khai thị cho đại chúng, và phối hợp với đạo tràng Cư Sĩ Lâm mỗi ngày giảng kinh niệm Phật, đem tất cả công đức này hợp lại cho nên hiệu quả của việc siêu độ có phần thù thắng.

 Dựng một bài vị siêu độ oan gia chủ nợ là làm trên hình thức, quan trọng hơn vẫn là hiểu lý luận. Trong cả đời chúng ta không vì mình mà vì sự phồn vinh và an định của xã hội, vì nền hòa bình của thế giới, vì hạnh phúc của nhân dân, chỉ cần phát tâm như vậy thì rất có ích lợi, thật được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộChúng ta thường nói câu: ‘Người cùng một tâm, tâm cùng một lý’. Nếu chúng ta gặp người như vậy chúng ta cũng kính phục họ, cho dù đã có xích mích gì trước kia, chúng ta cũng không dám giữ lấy tâm niệm trả thù. Vì họ làm rất nhiều việc thiện cho xã hội, việc thiện mà họ làm cũng giống như chúng ta làm, vì vậy quỷ thần cũng biết tu ‘tùy hỷ công đức’. 21-90-37 

 17. PHÓNG SANH

Hỏi: Trong đạo tràngphóng sanh gà, xin hỏi có thể đem trứng gà đi bán và mua hương dầu, để cho gà cũng trồng phước điền; hoặc dùng phương pháp khác để xử lý?

Đáp: Có thể, bạn nghĩ rất chu đáo. Trong đạo tràng có gà [mà người ta] phóng sanh phải nên chú ý một việc, phải tách rời gà trống và gà mái, không nên nuôi chung một chỗ. Được vậy thì trứng gà mới không có sanh mạng và không thể nở ra gà con, trứng gà này có thể đem bán. Nếu không thì trứng gà này có sanh mạng, nếu bạn bán trứng này thì cũng là sát sanh, chúng ta phải chú ý điểm này. 21-90-10 

 18. XUẤT GIA

Hỏi: Con là Phật tử xuất giaĐại Lục, tuy xuất gia nhưng thường bị vấn đề nam nữ quấy nhiễu. Vào mùa hè trong chùa có các cô thiếu nữ mặc áo quần mỏng manh, tâm lýsinh lý của người trẻ tuổi đương nhiên sẽ có rất nhiều sự phản ứng. Xin hỏi người xuất gia nên giải quyết vấn đề này như thế nào?

Đáp: Việc này rất khó! Trong nước khó, ở nước ngoài còn khó hơn vì ở nước ngoài còn phóng khoáng hơn trong nước. Đây là sự khảo nghiệm của bạn, nếu bạn có thể vượt qua cửa ải này thì sẽ có thành tựu [sau này]. Nếu không vượt qua nổi cửa ải này, tốt nhất nên hoàn tục kết hôn, làm Phật tử tại gia cũng tốt. Trong thời đại hiện nay, những người tại gia học Phật thành công rất nhiều, các người niệm Phật ở trong và ngoài nước vãng sanh có được tướng lành vô cùng hy hữu, [trong số] người vãng sanh đích thật tại gia nhiều hơn xuất gia, vả lại nữ nhiều hơn nam.

 Người trẻ tuổi nhất định phải biết tránh và giảm bớt tiếp xúc. Nhưng trên thực tế thì rất khó khăn, nguyên nhân là hiện nay đạo tràng không có nguồn cung cấp tài chánh và phải hoàn toàn nhờ vào sự cúng dường của tín chúng tại gia, cho nên [họ] không thể không giao thiệp, không tiếp đãi tín đồVì vậy người chân chánh xuất gia nhất định phải tìm hoàn cảnh tịch tĩnh để tu học, nơi này Thế Tôn gọi là ‘A lan nhã’.

 Thời xưa chùa chiền được xây dựng trong núi sâu, ít có người qua lại, giao thông bất tiện, hoàn cảnh tu học rất thanh tịnh. Nhưng ngày nay giao thông thuận lợi, tuy tòng lâm tự viện xây trên núi cao vì sợ phiền hà, nhưng có đường lộ dẫn lên tận chỗ, xe cộ cũng có thể lên núi, như vậy thì làm sao có thể tu hành? Vì vậy nên lựa chọn những hoàn cảnh thanh tịnh, tách rời và cách xa thế giới bên ngoài để tu học, những nơi như vậy dễ [nuôi] dưỡng đạo.

 Người trẻ tuổi học Phật thành tựu được đều dựa trên chữ ‘duyên’, tự mình phải xử lý nhân duyên tu học của mình cho tốt đẹp. Duyên quan trọng nhất là thân cận thiện tri thức, đạo tràng, và bạn đồng tu. Đầy đủ ba thứ duyên này thì có thể thành công. 21-90-45 

 19. TẠI GIA

Hỏi: Tu học cần phải có thầy tốt và đồng tham đạo hữu tốt. Nếu thật tìm không ra xin hỏi có thể ở nhà tu một mình không?

Đáp: Thầy và bạn học có thể gặp mà không thể [tìm] cầu, đây đều là duyên phận, nếu ra sức đi tìm cũng rất khó gặp được. Nhưng nhất định phải có ý nguyện tìm thầy tìm bạn đồng tu thì mới có thể gặp được; nếu cả ý niệm cũng không có thì sẽ không gặp. Có tâm niệm (ý muốn) thì sẽ có cảm, nếu có cảm thì sẽ có ứng; nếu có cảm mà chưa có ứng là vì chúng tanghiệp chướng, sau khi tiêu trừ nghiệp chướng cảm ứng sẽ hiện ra. Nếu thật không gặp được thì ở nhà tự tu cũng rất tốt. 21-90-33 

Hỏi: Lúc đức Thế Tôn còn tại thế không cho đệ tử kết hôn sanh con, phải tu hạnh thanh tịnh. Xin hỏi có phải là vì sẽ ảnh hưởng đến đạo nghiệp?

Đáp: Đệ tử có chia ra tại giaxuất giaĐệ tử tại gia thì Phật cũng để họ kết hôn sanh con. Nếu là đệ tử xuất gia thì đích thật là sẽ ảnh hưởng đến đạo nghiệpXuất gia phải chuyên làm công tác sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, phải thâm nhập kinh tạng; thâm nhập kinh tạng là một công việc khó khăn lâu dài, tốt nhất phải không phân tâm. Nhưng đệ tử tại gia cũng có thể hoằng pháp lợi sanh, có rất nhiều cư sĩthành tựu lớn làm việc giảng kinh thuyết pháp. 21-90-36 

 20. HIẾU ĐẠO

Hỏi: Trong nhà con có nhiều người đều là Phật tử, ba má cũng nhận biết Phật giáo từ nhiều năm trước, tiếc là lúc họ chưa hiểu rõthâm nhập [vào Phật pháp], má con bị bịnh nặng qua đời, ba con lại mắc chứng người già si cuồng loạn trí, vì vậy ba má đều chưa quy y. Bây giờ ngoài việc cho ba uống thuốc, nghe máy niệm Phật, con và người nhà thay mặt cho ba con ở trước bàn Phật sám hốibố thí, xin hỏi có cần giúp cho ba con thọ tam quy y, làm như vậy có giúp đỡ gì được cho ổng không?

Đáp: Giúp được. Giúp ổng thọ tam quy y là một phần tâm hiếu thảo của bạn. Bạn nên thường vặn băng giảng về tam quy y cho ổng nghe. Nếu ổng hiểu được thì đó là thật quy y, có ích lợi to lớn cho ổng. 21-90-12 

Hỏi: Hai năm trước em con bị đụng xe và qua đời, vì nghĩ đến sức khoẻ của má nên anh chị em chúng con che dấu không cho má biết, nói rằng em con đã đi ra nước ngoài làm ăn, không về thăm nhà. Chúng con ai cũng biết làm vậy là đại bất hiếu, đại vọng ngữ, nhưng không thể không làm vậy gạt má con. Đến nay cảm thấy quá khó khăn, chuyện gì cũng phải nói dối, xin hỏi nên làm sao? 

Đáp: Cách làm của quý vị đều vì có lòng hiếu nghĩa, như vậy không gọi là vọng ngữ, trong vọng ngữ gọi là ‘khai duyên’ mà không phải phạm giới. Nếu sau khi má bạn biết được sẽ vô cùng đau khổ thì vẫn nên dùng thiện xảo phương tiện dấu bà tốt hơn. Khuyên bà niệm Phật, không nên chấp trước đối với thân tình, nên buông xả, như vậy mới không bị chướng ngại cho việc niệm Phật vãng sanh.

 Phàm người niệm Phật đến lúc chót không thể vãng sanh đều không ngoài hai nguyên nhân: một là tình thân buông xả không được, đây là tham ái; còn thứ hai là oán thân chủ nợ không buông xả được, họ [oan gia chủ nợ] có lỗi đối với người đó, người đó chưa báo thù, vẫn còn giữ chặt trong lòng, đây là sân nhuể, cả hai đều không thể vãng sanh. Cho nên đối với thân tình, oan gia chủ nợ phải nên xem lợt một chút, nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Tịnh độ.

 Bạn phải thường nói cho bà nghe những sự thù thắng của Tịnh độ, công đứclợi ích của sự niệm Phật, và các câu chuyện về những người vãng sanh mà bạn biết được. Giảng kinh bà chưa chắc đã hiểu, chưa chắc có hứng thú, kể chuyện người vãng sanh bà sẽ thích hơn. Dùng cách này để giúp đỡ, khuyến khích bà, như vậy mới tốt. 21-90-18 

Hỏi: Người lớn tuổi không có khả năng kinh tế, con cháu tu phước thế cho họ, phát tâm tùy hỷ cúng dường Tam Bảo, xin hỏi có phạm tội vọng ngữ không? 

Đáp: Như vậy không phải vọng ngữ, mà là tâm hiếu [kính]. Nếu họ không tin Tam Bảo, bạn nên dấu đừng cho họ biết, bạn ra tiền dùng tên của họ để tu phước, hồi hướng công đức cho họ, họ cũng có thể có phước, đây là tâm hiếu, là chuyện tốt, không có tội lỗi. 21-90-18 

Hỏi: Xin hỏi con nên độ ba má thành Phật trước rồi mới vãng sanh hay nên vãng sanh trước rồi trở lại độ họ?

Đáp: Đức Phật trong kinh luận thường dạy chúng ta: ‘Tùy duyên chứ đừng phan duyên’. Tùy duyên mới được tự tại, tự mình muốn làm như thế nào thường thường sự việc đều trái ngược với ý nguyện của mình, vả lại làm không được. Bạn thật tình nỗ lực tu hành y theo lời dạy của Phật, thường đem công đức của bạn hồi hướng cho cha mẹ thì bạn là một đứa con hiếu thảo. Tự mình đích thực phải có đầy đủ niềm tin sâu dày, tâm nguyện thiết tha, phát nguyện vãng sanh. Còn việc bạn đi trước hay cha mẹ đi trước là do nghiệp lực chi phối, tự mình làm chủ không được, việc này rất khó nói. Tốt nhất là có thể khuyên ba má cũng niệm Phật, vậy mới là đại hiếu. 21-90-23 

Hỏi: Ba má con đã bảy mươi mấy tuổi rồi, không tin Phật, khuyên họ còn bị mắng, xin hỏi con nên làm thế nào?

Đáp: Ba má lớn tuổi rồi, bạn phải làm tốt hơn lúc bình thường, họ sẽ cảm thấy kỳ lạ [tại sao] bây giờ bạn lại hiếu thảo như vậy, khác hẳn lúc trước. Bạn nói đây là Phật dạy bạn làm như vậy, được thế mới làm họ cảm động, để họ có cảm tưởng tốt đối với Phật pháp, sau đó mới từ từ khuyên họ niệm Phật. Nếu họ đều không vui vẻ, không ưa thích những gì bạn làm thì bạn khuyên họ niệm Phật rất khó. Vì [tuỳ thuận] cha mẹ bạn không cần đến chùa, ở nhà niệm Phật cũng được. Nếu niệm ra tiếng họ không thích thì bạn nên niệm thầm, tất cả đều phải thuận theo cha mẹ. 21-90-24 

Hỏi: Xin hỏi có phải không nên thờ cúng tổ tiên nhiều đời trong nhà? Nghe nói nếu vậy thì sẽ trói buộc thần thức của người mất, làm cho họ không nỡ lìa khỏi? 

Đáp: Cách nói này hình như cũng có một chút đạo lý, như nhà Nho và nhà Phật vô cùng coi trọng hiếu đạo, trong nhà thờ cúng bài vị của tổ tiên đặt kế bên tượng Phật là đúng. Nếu họ thật không nỡ rời khỏi, bài vị được để kế bên tượng Phật mỗi ngày tụng kinh lạy Phật hồi hướng vãng sanh thì sẽ không sao hết. Nếu chỉ cúng bài vị của tổ tiên mà không cúng tượng Phật thì việc bạn hỏi có thể xảy ra. Vả lại chúng ta làm như vậy cũng để làm gương cho đại chúng trong xã hội, niệm niệm không quên tổ tiên, đây là đề xướng hiếu đạo. 21-90-32 

Hỏi: Thường nghe nói sư phụ đề cập nếu có phước báo xây từ đường, xin hỏi xây từ đường nên dùng kiểu kiến trúc nào? Nên giảng kinh điển gì trong từ đường? 

Đáp: Phật phápsư đạo, sư đạo được xây dựng trên cơ sở của hiếu đạo, nếu người ta không biết hiếu thuận cha mẹ thì sẽ không biết tôn sư trọng đạo, đây là đạo lý tất nhiên. Nhiều năm về trước có một số pháp sư ra nước ngoài hoằng pháp và cũng có di dân ra ngoại quốc, tôi đã từng khuyên họ ra nước ngoài đừng xây chùa, nên xây từ đường, đề xướng hiếu đạo. [Nếu] mọi người đều biết về hiếu đạo, biết hiếu dưỡng cha mẹ, sau đó mới xây chùa, Phật pháp mới có gốc rễ. Tôi nói qua rất nhiều lần, nhưng họ ra nước ngoài vẫn xây chùa và không xây từ đường. Đây là phước báo của chúng sanh, chúng sanh không có phước, Phật phápsự giáo học, giáo học không có gốc rễ [vững chắc].

 Còn vấn đề từ đường phải theo đường lối hình dáng ra sao, phải xây kiểu nào thì bạn có thể đi tham quan ở Đại Lục, tuy hơn phân nửa số từ đườngĐại Lục bị phá hoại nhưng một số vẫn còn tồn tạiGần đây tôi coi phim video của các bạn đồng tu đem lại, thấy được một số từ đường ở gần vùng Cửu Hoa Sơn vẫn còn và hiện nay được khai mở làm nơi du lịch. Trước kia từ đường được xây như thế nào quý vị có thể đi coi, những việc này đều là thường thức. Coi văn hóa Trung Quốc thời xưa, chế độ ‘điển chương’, sanh hoạt của dân chúng, từ trong đó chúng ta rút tỉa kinh nghiệm và bài học.

 Nên giảng kinh điển gì ở trong từ đường? Nên giảng luân lý, hiếu đạo. Nhà Nho gọi là Ngũ Luân, Ngũ Thường, Bát Đức; kinh Phật cũng nói đến những thứ này, đều có thể giảng giải trong từ đườngChúng ta dùng từ đường làm trung tâm hoằng dương văn hóa đa nguyên, trung tâm đoàn kết các chủng tộc. Dân tộc Trung Quốc có thể kéo dài năm ngàn năm và chưa bị đào thải trong thế gian này, từ đường nắm một vai trò rất lớn . 21-90-38 

 21. NGHI QUY (NGHI THỨC)

Hỏi: Cư sĩ tại gia mặc áo thun và quần ngắn tụng kinh, niệm Phật, và lễ Phật, xin hỏi như vậy [đúng] như pháp không?

Đáp: Không [đúng] như pháp. Đối với người lớn tuổi chúng ta phải kính trọng; cùng một đạo lý này lúc nhà bạn có khách quý đến thăm, bạn có thể mặc áo thun quần ngắn để tiếp đãi họ không? Đối với quốc vương, đại thần, tổng thống trong thế gian này chúng ta đều phải mặc lễ phục để tiếp đãi họ, vậy thì lúc tiếp đãi chư Phật Bồ Tát chúng tathể không mặc lễ phục sao? Chúng ta nhìn thấy tượng Phật thì cũng như đối trước đức Phật, phải sanh tâm cung kính như vậy. Đây hoàn toàn là một ý niệm tôn kính, phải tập thành thói quen. 21-90-08 

Hỏi: Xin hỏi ở nhà niệm kinh, niệm Phật có thể dùng pháp khí (chuông, mõ, khánh) không?

Đáp: Quý vị phải nên biết dụng ý của pháp khí là gì? Mục đích là lúc đại chúng tu tập chung, làm cho âm thanh, âm điệu, động tác đều được chỉnh tề ngăn nắp, làm trang nghiêm đạo tràngVì vậy ít nhất phải có hai người trở lên thì mới cần đánh chuông mõ. Nếu chỉ có một người thì không cần thiết. Không phải nói đánh chuông mõ thì chư Phật Bồ Tát hoan hỷ, không đánh chuông mõ thì các ngài không vui. Chuông mõ là tiết tấu âm nhạc để làm trang nghiêm đạo tràng, giúp cho được chỉnh tề ngăn nắp. 21-90-12 

Hỏi: Người cư sĩ tại gia lãnh chúng (điều khiển, hướng dẫn) lúc nhiễu Phật trong Niệm Phật Đường, xin hỏi có đúng như pháp không? 

Đáp: Nếu Niệm Phật Đường không có pháp sư xuất gia hoặc vị pháp sư xuất gia không muốn lãnh chúng thì cư sĩ tại gia lãnh chúng cũng đúng như pháp. 21-90-18 

Hỏi: Có vị đồng tu nói cư sĩ tại gia công lực không đủ, đi theo sau lưng họ nhiễu Phật rất dễ bị thương. Xin hỏi cách nói như vậy đúng không? 

Đáp: Những lời nói như vậy không có căn cứ. Học Phật phải tuân theo lời dạy của Phật, lúc đức Thế Tôn sắp nhập diệt có nói đến ‘Tứ Y Pháp’. Thứ nhất là ‘Y pháp bất y nhân’ (Y theo pháp không y theo người); trong kinh không có nói cư sĩ công lực không đủ, nếu đi theo sau lưng dễ bị thương, vì vậy chúng ta không thể tin [chuyện này]. Thứ hai là ‘Y nghĩa bất y ngữ’ (Y theo nghĩa, không y theo ngôn ngữ, văn từ) chỉ cần ý nghĩa đúng thì nói thêm vài lời hoặc nói ít vài câu cũng không quan trọng. Thứ ba là ‘Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa’ (Y theo liễu nghĩa mà không y theo không liễu nghĩa). Thứ tư là ‘Y trí bất y thức’; trí là trí huệ, lý trí; thức là cảm tình, học Phật phải y theo lý trí mà không thể nương theo cảm tình. Nếu hiểu ý nghĩa của Tứ Y Pháp thì có thể hiểu rõ những cách nói trái ngược với kinh điển, sẽ không nghi hoặc, và cũng không bị cảnh giới chuyển. 21-90-18 

Hỏi: Xin hỏi học đánh pháp khí (chuông, mõ, khánh) có nhất định phải ở trong chùa hay không? Ở nhà học có trở ngại không?

Đáp: Ở nhà học [đánh pháp khí] không có trở ngại. Đánh chuông mõ trong chùa đôi lúc quỷ thần nghe đến có thể sanh phiền não cho nên phải cúng một bài vị để nói với quỷ thần: ‘Chúng tôi đang học đánh chuông mõ, xin quý vị tha thứ!’. Còn ở nhà thì không cần, quỷ thần trong chùa rất nhiều còn ở nhà thì không. 21-90-48 

Trong quá trình chuyển ngữ chắc không tránh khỏi thiếu sót, xin các bậc thức giả hoan hỷ phủ chính cho. 

Xin thành thật cám ơn.

Một nhóm Diệu Âm cư sĩ, 6-15-2004

Tạo bài viết
17/09/2023(Xem: 3034)
11/04/2012(Xem: 20286)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: