Iv. Lời Dạy Của Thân Loan - Lời Dạy Về “Giáo Hành Chứng Văn Loại”

10/11/201012:00 SA(Xem: 12661)
Iv. Lời Dạy Của Thân Loan - Lời Dạy Về “Giáo Hành Chứng Văn Loại”


TỊNH ĐỘ TÔNG NHẬT BẢN

Nguyên tác: Kakehashi Jitsuen - Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức quốc

I.4 Lời dạy về “Giáo Hành Chứng Văn Loại”

I.4.1 Pháp Tạng Bồ Tát

Khi còn là Bồ Tát Pháp Tạng đã được Đức Phật Thế Tự Tại Vương thừa nhận.

(Lược bớt phần chú giải theo lối Hán - Nhật)

Đức Phật A Di Đà khi còn tu hành với danh hiệuBồ Tát Pháp Tạng đã được Phật Thế Tự Tại Vương thừa nhận. Ngài phát tâm từ bi cứu độ tất cả chúng sanh không phân biệt một ai. Vì thấy phương pháp cứu độ ấy hy hữu, Chư Phật ở các quốc độ khác để ý xem xét đến.

Cứ mỗi một quốc độ như thế, với lời nguyện nào cũng hoàn thành, như vậy có đặc tính gì đặc biệt? Các vị Phật khác cũng quan sát việc cứu độ chúng sanh sẽ như thế nào? Chúng sanh được cứu độ sẽ ra sao? Thiết lập một cõi Tịnh Độ hoàn toàn thù thắng. Không có thế giới nào hơn thế giới nầy. Những gì khác không cần để ý đến như lời thệ nguyện quảng đại vô biên phát bên trên. (Hành Văn LoạiThánh Điển – trang 203).

Giải thích

I.4.1.1 Thánh và Tục
Căn cứ Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ, xưa có một vị Quốc Vương nghe Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai thuyết pháp, cảm động rời bỏ vương vị trở thành kẻ tu hành “thân vô nhứt vật”[146]. Pháp danh của Vua là Pháp Tạng. Từ đó, có hai vị Vua, một tiền thân làm Quốc Vươngthế tụcBồ Tát Pháp Tạng, một vị cứu độ những người thế tục khỏi khổ đau là bậc Thánh Vương Thế Tự Tại Phật. Vua của thế tục được giáo hóa của Thánh Vương xả bỏ thế tục chuyển hướng thành địa vị bậc Thánh, hình thức xuất hiện của Bồ Tát Pháp Tạng. Ý nghĩa cao siêu nằm ở điểm nầy.

Thời xưa, làm Vua là một danh dự, địa vị ấy cao tột, độc nhất thống lãnh mọi quyền lựctài sản, chỗ nương tựa của mọi người, vì thế thân tâm đắm chìm trong danh dự dục và sở hữu dục, bị những thứ ấy chi phối hoàn toàn. Ngôi vị và trị vì của vị quốc vương ai ai cũng mong muốn. Chỉ như vậy thôi cũng đủ thấy rất nguy hiểm.

Quốc Vương khi nghe Phật-pháp rồi vứt bỏ, xem địa vị Vua Chúa như cỏ rác, xuất gia và không mang một vật gì cả. Điều thứ nhất, con đường mà Phật khai mở sẽ đưa đến thế giới chân thật, cho nên cần xả bỏ hết tất cả những gì thuộc thế tục mà không hối hận, để đi đến cảnh giới an lạc thật sự khác. Điều thứ hai, nếu không một lần phủ định giá trị căn bản của thế tục, không thể biểu hiện cách sống chân thật rõ ràng được. Do vậy, Bồ Tát Pháp Tạng thiết lập cõi Cực Lạc Tịnh Độ, nên phải biết rằng, chắc chắn không phải là đường dây nối dài dục vọng lên cao hơn của đời sống thế tục, mà Cực Lạc Tịnh Độ chính là thế giới chân thật không có dục vọng của con người, không có suy nghĩtính cách hư ngụy.

I.4.1.2 Phật Thế Tự Tại VươngBồ Tát Pháp Tạng
Đại Kinh không đề cập tên của vị Vua kia, vì đã xả bỏ tên tuổi rồi, nhưng các Kinh khác có đề cập đến danh hiệu của Phật và Bồ Tát. Danh hiệu ấy khác với tên thông thường của chúng ta. Nên biết rằng danh xưng luôn luôn biểu hiện ý nghĩa Phật pháp nghĩa cao siêu. Danh hiệu của Quốc Vương lại không nói rõ, chỉ cho chúng ta biết danh hiệu của Phật Thế Tự Tại Vương, vị sư phụ của Bồ Tát Pháp Tạng. Quốc Vương thể hiện tính cách tự tại trong mọi Phật sự như người thế gian mê hoặc được Phật Tự Tại cứu độ.

Pháp Tạng theo tiếng Phạn là Dharmakala. Dharma có nghĩa là Pháp, biểu hiện đời sống vĩnh viễn với chơn lý. Akala có nghĩa là nơi sanh ra, chỗ khởi nguyên, chứa nhóm v.v… Như vậy, Dharmakala nghĩa là chứa nhóm chân lý, nguồn gốc chơn lý. Đồng thời, Pháp Tạng cũng có nghĩa không phải kẻ tu hành bình thường, mà bên trong tuyệt đối chứa đựng chơn lý. Từ bổn nguyện thuyết pháp khai mở và làm cho cả vạn người đạt đạo, tâm ấy biểu thị rõ ràng ý nghĩa cao siêu cứu độ hàng vạn người liễu tri chơn lý.

Nguyên ngữ của chữ Bồ Tát là Boddhisattva, phiên âm là Bồ Đề Tát Đỏa. Không phải chỉ có tự mình giác ngộ, mà còn giúp cho những người tu hành khác, nỗ lực không giới hạn, không ngừng nghỉ để giác ngộ giáo lý chân thật. Theo Đại Kinh, Bồ Tát Pháp Tạng hoàn thành tự giácgiác tha của con đường Bồ Tát. Động lực của Bồ Tát Đạo là bổn nguyện được biểu hiện qua thệ nguyện tạo thành 48 lời thệ. Trong đó điều thệ nguyện quan trọng, tất cả chúng sanh ai tín thọtrì niệm danh hiệu của Ngài, được vãng sanh. Đây là phương pháp cứu độ độc nhất biểu thị qua lời nguyện niệm Phật vãng sanh (lời nguyện thứ 18).

I.4.1.3 Chọn Lựa Tâm Nguyện
Pháp Nhiên cho rằng Bồ Tát Pháp Tạng, với tâm từ bi lập nguyện tiếp dẫn tất cả chúng sanh về Tịnh Độ, nơi giác ngộ thanh tịnh, bình đẳng không phân biệt người hiền, kẻ dữ; người lành, kẻ ác; xuất gia, tại gia; phá giới, trì giới; giàu, nghèo. Ở đó không có phân biệt người thiện đứng riêng, người ác ở riêng, mà kẻ ác người hiền, kẻ lành người dữ, kẻ trí người ngu, kẻ trì giới người phá giới…, đều vượt khỏi con đường chấp thủ ấy. Đó chính là xưng danh hiệu Niệm Phật được tuyển chọn qua tâm đại bi bình đẳng vậy.

Không cần phải là người có trí mới niệm Phật, con đường niệm Phật rất dễ dàng chung cho cả vạn người, ai cũng có thể thực hành được. Xưng tụng danh hiệu Phật A Di Đà không chỉ dễ dàng mà là pháp hành tối thắng. Vì dễ dàng và thực tế, dẫu người ngu cũng có thể thực hành được. Vì tối thắng cho nên kẻ tội nặng cũng được chuyển đổiđạt đến chỗ giác ngộ tối cao, nhờ vào công đức của Phật.

Bồ Tát Pháp Tạng cho đến chư Phật đều trải qua con đường tu đạo vất vảhành đạo vô cùng khó khăn của chính mình để được giác ngộ giải thoát, song với tâm đại bi, tất cả đều được bình đằng xả ly. Dù một người lậu tận chưa dứt, vẫn có thể cứu độ qua một niệm xưng danh và sẽ được tiếp dẫn vãng sanh. Từ đó, Pháp Nhiên gọi đây là “Tuyển Chọn Bổn Nguyện Niệm Phật” như thế “theo lời nguyệnniệm Phật sẽ được về Tịnh Độ”. Rồi hướng đến mười phương chúng sanh để cứu độ, đây là sự cứu độ cả hàng vạn người và cũng là chỗ giác ngộ cao tột, thành tựu sở nguyện Phật Đạo tối cao. Đây là lời nguyện Vô Thượng thù thắng cũng là đại hoằng thệ rất hi hữu, luôn luôn được tán dương.

I.4.2 Vãng Tướng Hồi HướngHoàn Tướng Hồi Hướng

Với sự cẩn trọng, Tịnh Độ Chơn Tông là sự chỉ dẫn. Có hai loại hồi hướng. Một là Vãng Tướng và hai là Hoàn Tướng.

(Lược bớt phần bình chú theo lối Hán - Nhật)

Với sự cẩn trọng, Tịnh Độ Chơn Tông chỉ dạy việc lễ bái có hai loại hồi hướng. Thứ nhứt, vãng sanh Tịnh Độ gọi là Vãng Sanh Tướng. Thứ hai, trở lại uế độ gọi là Hoàn Tướng. Đối với pháp nghi của Vãng Tướng có cho biết rõ; nhưng thật ra đó là Giáo, Hạnh, Tín và Chứng. (Giáo Văn Loại - Thánh Điển – trang 135).

Giải thích:

I.4.2.1 Bổn Nguyện Lực Hồi Hướng
Căn Cứ Tịnh Độ Chơn Tông, lời nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà, Thân Loan soạn “Giáo Hạnh Chứng Văn Loại”. Trong đó, định nghĩa Tịnh Độ Chơn Tôngđặc biệt ở quyển 6 có viết rõ về vấn đề nầy. Đầu tiên, hiển lộ cung cách về giáo nghi của Tịnh Độ Chơn Tông như câu văn trên. Căn cứ vào đó, Tịnh Độ Chơn Tông chính là Bổn Nguyện Hồi Hướng, mà cốt lõi pháp nghitriển khai giáo pháp niệm Hồng Danh, đó là sự khai mở ra hai tướng Vãng Tướng và Hoàn Tướng. Theo Vãng Tướng có bốn pháp biểu hiện rõ. Đó là Giáo, Hạnh, Tín và Chứng. Căn cứ theo đó, Thân Loan chỉ dạy những điều đặc biệt. Từ đó, ta hiểu rằng biểu thị ngôn ngữ của Bổn Nguyện Lực Hồi Hướng chính là hoạt động cứu độ của Phật A Di Đà.

Bổn Nguyện Lực hồi hướng là lời thệ nguyện cứu độ chúng sanh, khi Phật A Di Đà còn ở nhơn vị Bồ Tát Pháp Tạng phát lên 48 lời nguyện căn bản. Đặc biệt lời nguyện thứ 18 như bổn nguyện lực thành tựu cứu độ tuyệt đối. Qua lời nguyện, Phật hoàn thành việc tu hành từ những kiếp xa xưa ấy.

Hồi hướng có nghĩa là tự thân tu hành, được những công đức, đem công đức ấy ứng dụng vào mục đích đặc biệt. Qua lời nguyện, công đức của chính mình sẽ cứu độ những kẻ khác. Những hành hoạt năng lực Bổn Nguyện của Phật A Di Đà là những ngôn ngữ biểu thị tánh cách cụ thể, quan trọng vẫn là Phật A Di Đà tự hoàn thành công đức Đại Trí Đại Bi cứu độ hàng vạn nguời xưng danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Đây chính là Bổn Nguyện Lực Hồi Hướng vậy.

I.4.2.2 Vãng Tướng Hoàn Tướng
Qua Bổn Nguyện Tha Lực, hoạt động cứu độ thật cụ thể. “Người được vãng sanh” là chúng ta, những người được Như Lai cứu độ và được vãng sanh về Cực Lạc được thể hiện như ở trước, ta thấy có hai loại: Vãng Tướng. Vãng Tướng, theo kinh “Đại Thừa Vô Lượng Thọ” việc nghe tức là Giáo; xưng tụng danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật là Hạnh; không nghi ngờ về bổn nguyện Đại Bi của Phật, mà ta tuyển chọn là Tín. Cuối cùng được Như Lai tiếp dẫn, đưa người Niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ khi lâm chung một cách chắc chắn, rồi hoàn thành giác ngộ là Chứng. Như vậy, ngay cả chúng ta, những kẻ phàm phu đầy dẫy phiền não, được chỉ dạy phép Niệm Phật, hành trì pháp niệm Phật, phiền não sẽ hoàn toàn tiêu diệt, thẳng đến Niết Bàn chính là Vãng Tướng. Nhờ phương thức niệm Phậtbổn nguyện lực của Như Lai, hành giả được Như Lai cứu độ rất cụ thể nên được gọi là Vãng Tướng Hồi Hướng.

Hoàn Tướng nghĩa là “kẻ trở lại”. Sau khi liễu ngộ sự thật vãng sanh Tịnh Độ, trở thành Phật rồi, tâm Đại Bi khởi lên, quay trở lại với thế giới đầy dẫy phiền não nầy, để thực hiện hạnh cứu độ người mê, thế là Vãng Tướng chuyển thành Hoàn Tướng. Hoàn Tướng cũng là những việc làm qua Bổn Nguyện Lực của Như Lai. Chính nhờ Bổn Nguyện Lực của Như Lai, chúng ta được hồi hướng về Hoàn Tướng, còn gọi là Hoàn Tướng Hồi Hướng.

I.4.2.3 Gặp Chơn Tông
Như thế lâu nay công việc Bổn Nguyện Lực của Như Lai là “việc sanh, tử” mà chúng ta bị cuốn hút trong ấy chỉ biết mình. Vì sanh tử vượt trên lãnh vực giác ngộ, cho nên có một phương hướng mới, được biết có ý nghĩa khác hơn. Tùy theo diệu dược của Bổn Nguyện Lực thuộc về Vãng Tướng và Hoàn Tướng đối với thân nầy, chúng ta nên tạo ra đạo tràng Niệm Phật trong cuộc sống hiện tại, để khi chết được tiếp dẫn vãng sanhTịnh Độ, hầu khai mở pháp duyên của sự giác ngộ. Ở đó, cuộc sống diệu dược không giới hạn với khai phá của Hoàn Tướng, có thể cảm nhận được, đó là gặp gỡ với Tịnh Độ Chơn Tông nên được cứu độ. Trong “Cao Tăng Hòa Tán” Thân Loan nói rằng:

Hồi hướng thành tựu nơi Đức A Di Đà,

Là hai loại Vãng Tướng và Hoàn Tướng,

Đối với hai loại hồi hướng nầy,

Trở thành nơi hội ngộ của tâm hạnh[147]. 

Tâm Hạnh ở đây là tín tâm Niệm Phật. Tự thể tin bổn nguyện và niệm Phật gọi là Vãng Tướng Hồi Hướng của Như Lai. Còn Hoàn Tướngcứu độ chúng sanh của chư Bồ Tát. Như vậy, hoạt động cứu độ của Phật A Di Đà bao gồm tất cả những việc nầy.

I.4.3 Lời Dạy Chân Thật

Lời dạy chân thật ấy rõ ràng nơi Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ.

(Lược bớt phần bình chú theo lối Hán - Nhật)

Nếu nói dạy dỗ chân thật rõ ràng, điều nầy có nơi Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ.

Nếu nói về yếu nghĩa và nội dung của Kinh nầy, A Di Đà Như Lai khởi phát lời thệ nguyện, khai mở và hàm chứa chân lý bình đẳng cứu độ rộng khắp mọi người. Dẫu cho kẻ phàm phu ngu si cũng không buồn khổ lo lắng, bởi vì có thể tuyển chọn thực hành vãng sanh bằng cách niệm danh hiệu, mà đó là ngọc công đức được sáng tỏ như thế.

Thích Tôn xuất hiện trong cuộc đời nầy nói nhiều loại Kinh Điển; nhưng đặc biệt Kinh nầy cho mọi người biết lợi ích của trí tuệ chân thật và bổn ý được thể hiện. Đặc biệt, trọng tâm của Kinh nói về bổn nguyện của Đức A Di Đà Như Lai. Kinh nầy là bản thể của danh hiệu Phật. (Giáo Văn Loại - Thánh Điển – trang 135).

Giải thích

I.4.3.1 Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ 
Đặc biệt, Thân Loan chỉ giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ, mặc dầu Pháp Nhiên tuyển ra ba bộ Kinh cho tông Tịnh Độ đó là: Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ; Kinh Quán Vô Lượng ThọKinh A Di Đà. Thế nhưng, kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ mang những lời giáo huấn chân thật nên Thân Loan chọn kinh nầy làm giáo pháp chính của Tịnh Độ Chơn Tông.

Phần đầu của “Giáo Hành Chứng Văn Loại” và “Giáo Văn Loại” đều lấy kinh nầy làm tôn chỉ.

Giáo có nghĩa là chỉ cho mọi người đạo lý chơn chánh và hướng dẫn họ. Lời Phật dạy trong kinh điển biểu hiện ý nghĩa cao siêu của đạo lý (Giáo-pháp) chánh đáng gọi là Giáo, vì chữ Giáo có nghĩa là ngôn giáo. Phần đầu của “Giáo Văn Loại” cho rằng: “Nếu hiển lộ của lời dạy chân thật, chính là kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ”.

I.4.3.2 Lấy Bổn Nguyện làm Tông Chỉ
Phần đầu “Giáo Văn Loại” tường thuật đại ý của kinh Vô Lượng Thọ. Nội dung được tóm lược rằng: “Đức Như Lai nói kinh nầy lấy Bổn Nguyện làm tông, cũng chính là bản thể niệm danh hiệu Phật” còn gọi là “Kinh Tông Trí”[148]; nghĩa là kinh dạy về những điều cương yếu, còn gọi là “Kinh Bản Thể”, nghĩa là bản thể của kinh chính là căn bản vậy, mà bản thể kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ là việc niệm danh hiệu Phật. Kinh được nói về những trọng tâm của pháp nghi thuộc về Bổn Nguyện của Phật A Di Đà.

Bổn Nguyện ấy là lời thệ nguyện bằng Trí TuệTừ Bi vượt khỏi tất cả, làm cho tất cả chúng sanh thật được an ổn bởi Phật A Di Đà, nói rộng ra là 48 lời nguyện, đại biểu là nguyện thứ 18. Ở đây, chúng ta thấy Bổn Nguyện ấy trong lời nguyện thứ 18. Hơn nữa, “Giáo Hành Chứng Văn Loại” mở rộng nội dung lời nguyện thứ 17 thuộc về Giáo và Hạnh, thứ 18 thuộc về Tín; thứ 11 thuộc về Chứng; thứ 12, 13 thuộc về Chơn Phật và Chơn Độ. Ngôn ngữ của Bổn Nguyện rất là nghiêm mật, nhưng tổng quan năm nguyện là nguyện thứ 18.

I.4.3.3 Lấy Danh Hiệu Làm Chủ Thể 
Danh Hiệu Phật: Nam Mô A Di Đà Phật. A Di Đà Phật, mà trong nguyện thứ 17 thệ rằng:

“Khi ta thành Phật, vô lượng chư Phật trong mười phương thế giới đều nhớ nghĩ và xưng tán đến danh hiệu ta, nếu không phải thế, ta không ở ngôi Chánh Giác”[149].

Chư Phật trong mười phương xưng dương tán thán danh hiệu, còn chúng sanh trong mười phương, ai niệm danh hiệu Phật A Di Đà sẽ được cứu độ, bởi vì thệ nguyện nầy phù hợp với bổn nguyện của Đức Thích Tôn khi giảng kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ, kinh nói về việc niệm danh hiệu. Nói khác, kinh nầy phát ra từ bổn nguyện của Phật A Di Đà, là nhơn quả cứu độ. Tựu trung, kinh nói về “Phật Nguyện Sanh Khởi Bổn Mạt”[150] cho ta biết danh hiệu Phật A Di Đà.

Phật A Di Đà cứu độ tất cả chúng sanh một cách bình đẳng, mà ai cũng nghĩ rằng chính mình sẽ đến cảnh giới ấy và cùng giác ngộ, nhờ nương công đức cứu độ của Như Lai qua lời thệ nguyện niệm danh hiệuthành tựu bổn nguyện từ danh hiệu ấy, mà kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ truyền trao giáo lý chân thật cho tất cả chúng sanh. Nhờ niềm tin và hành trì, chúng sanh được tiếp độ. Hơn nữa, nội dung nguyện thứ 18 chính là Giáo, Hạnh, Tín, Chứng, Chơn Phật, Chơn Độ, khai mở kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ, trình bày phương pháp niệm danh hiệu Phật, mà bản thể của kinh chính là danh hiệu.

I.4.3.4 Bổn Hoài Của Sự Xuất Thế
giáo lý cũng chỉ là những lời dạy phương tiện, nhưng bổn ý của Phật được sáng tỏ trong kinh điển. Lời dạy phương tiện chỉ bày những người chưa thành thục tiếp nhận trực tiếp những chân ý chân chánh, cho nên Như Lai mới dùng phương tiện chỉ bày. Bổn hoài của Chư Phật truyền trao những lời dạy không cao xa khó hiểu mà quyền biến để phù hợp với trình độ căn cơ người nghe. Muốn hiểu rõ bổn ý của Phật qua lời dạy chân thật, phải từ bỏ những lời dạy quyền biến phương tiện. Bổn ý của Phật Thích Ca xuất hiện ra đời thể hiện trong các kinh, mà cũng chính trong các kinh ấy biểu hiện bổn hoài của việc xuất thế.

Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ hàm chứa những lời dạy chân thật, dù thật rõ ràng rằng kinh điểnĐức Thế Tôn thuyết trong một đời rất nhiều, nhưng chỉ có kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ biểu hiện bổn ý của Thế Tôn và nói lên bản hoài xuất thế, bởi vì trong đó hiển bày những lời dạy cao siêu chân thật của giáo lý Bổn Nguyện. Ngoài kinh nầy ra, không còn bản kinh nào hơn kinh nầy cả, cũng chính là lời tuyên bố: “Nhứt Thừa Cứu Cánh Cực Thuyết”[151].

Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ khai mở phương tiện cho tất cả chúng sanh thành Phật một cách bình đẳng, dù người trí hay người ngu, trình bày bổn ý đại bi của Phật bình đẳng cứu độ chúng sanh hàng muôn vạn người, cho nên gọi là kinh chân thật khai thị hiển bày bổn ý của Đức Thế Tôn khi xuất hiện nơi đời.

I.4.3.5 Sự Lợi Ích Chân Thật
Phần đầu kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ trình bày như vầy: “Trước khi thuyết kinh nầy, Thế Tôn đi vào sâu trong Thiền Định, toàn thân sáng ngời đẹp đẽ trang nghiêm”. Sau đó, Ngài A-Nan muốn biết rõ việc nầy nên hỏi rằng: “Lòng đại bi của Như Lai cảm thông nỗi khổ đau đang bao trùm tam giới nầy mà xuất hiện ra đời, mang ánh sáng Đạo giải thoát cứu vớt quần sanh[152] đem trí tuệ chân thật lợi ích chúng sanh”[153].

Điều nầy được biết rõ rằng: “Chư Như Lai đều có lòng Đại Bi vô hạn, không phân biệt chúng sanh ở những cảnh giới mê muội nào, lân mẫn nguyện đến cứu độ. Vì thế, ai có lòng đại bi như thế mới xuất hiện trong đời nầy. Kinh nầy nói về tất cả những sự lợi ích chân thật của trí tuệ”. Bổn Nguyện của Phật A Di Đà đem trí tuệ làm lợi ích chân thật cho cả vạn người[154]. Bổn ý của những lời dạy chân thật xuất phát từ việc Thế Tôn nhận thấy tất cả Như Lai xuất hiện ra đời, vì muốn cho chúng sanh ra khỏi cảnh giới mê muội, cho nên thuyết kinh nầy.

I.4.3.6 Kinh để Hồi Hướng về Đức Phật A Di Đà 
Thế Tôn thuyết kinh nầy, Thân Loan chuyển bổn nguyện của Phật A Di Đà Như Lai đến cho chúng ta. Phần đầu Phật Thích Ca thuyết kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ về nguyện lực thứ 17 của Phật A Di Đà. Vì nguyện thứ 17, Đức Thích Tôn vì mười phương chư Phật thuyết kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ. Như vậy, nói theo nguồn gốc, chúng ta dùng kinh nầy hồi hướng đến Phật A Di Đà, theo nguyện lực thứ 17.

Thứ hai, theo Thân Loan, “Từ xưa, đức Thích Tôn là Phật A Di Đà, nguyện vào đời ác năm trược[155] cứu độ chúng sanh, ứng hiện thành Phật bởi vì loài người trong đời nầy. Thực ra, đức Thích Tôn thuyết pháp mà Đức A Di Đà Như Lai đã thuyết, vì thế kinh nầy hồi hướng đến Đức A Di Đà Như Lai ”[156].

I.4.4 Hạnh Chân Thật

Đại Hạnh chính là xưng tụng danh hiệu của Vô Ngại Quang Như Lai.

(Lược bớt phần bình chú theo lối Hán - Nhật).

Đại Hạnh nghĩa là xưng tụng danh hiệu Vô Ngại Quang Như Lai. Hạnh nầy dùng công đức tốt đẹp nhiếp hóa, hoàn thành tâm nguyện của Đức A Di Đà Như Lai. Điều thiện chính là điều căn bản bổ sung cho công đức. Ngoài ra, việc làm nầy khai mở và chuyển hóa kẻ mê mờ mau tỉnh ngộ. Bản thể chính là vượt khỏi tất cả những sự phân biệt hư vọng đạt đuợc chân như thật tướng. Ngọc quý công đức được ban bố rộng rãi không ngằn mé, như biển cả mênh mông, đuợc gọi tên là Đại Hạnh. Bởi vì, đây chính là tâm đại bi trong lời nguyện thứ 17 hồi hướng Phật sự Như Lai, mà Phật sự ấy không phát xuất từ tâm địa bình thường của con người. (Hạnh Văn Loại - Thánh Điển – trang 141).

Giải thích

I.4.4.1 Việc Làm Của Chơn Tông
Trong Tịnh Độ Chơn Tông, cũng có người không thực hành về Hạnh; nhưng trong Phật Giáo không ai không thực hành. Chơn Ngôn[157] không phải là ngoại lệ, chỉ phủ định việc làm của tự lực mà thôi. Nói khác, đó chính là hạnh nguyện của Như Lai, ứng hợp với việc làm của Bổn Nguyện niệm danh hiệu Phật, bởi vì đó chính là việc làm và sự che chở của Như Lai thuộc về Bổn Nguyện. Niệm Phật là sự hành trì, hành động rất vĩ đại, được tán thán như hành trì chân thật. Ngoài ra, cũng là pháp thệ nguyện nhứt thừa. Ngôn ngữ nầy dùng để tán thán việc làm cao cả đó.

I.4.4.2 Đại Hạnh Nghĩa là Gì?

Trong Đại Hạnh chữ “Đại” có ba ý nghĩa đó là: lớn, nhiều, hơn, ở đây Thân Loan muốn dùng chữ Đại nầy trong nghĩa Quảng Đại. Giống như chân như, lãnh vực giác ngộ của Như Lai biến mãn khắp mọi nơi. Biểu hiện của chân như chính là công đức danh hiệu rộng lớn vô biên, che chở bao dung tất cả chúng sanh không phân biệt. Ở đây, được tán thán xưng tụng là “Chân Như Nhứt Thật và Công Đức Bảo Hải”, là bản thể của công đức danh hiệu ấy.

Đa nghĩa là nhiều, bổ sung thêm cho công đức vô lượng, thành tựu qua danh hiệu Như Lai, “Nhiếp lấy những thiện pháp khác, đầy đủ công đức căn bản”, cũng xưng tán về công đức vô lượng về danh hiệu.

Thắng có nghĩa là hơn, danh hiệu Phật khi được ai đó chấp nhận xưng tụng, tự thân người ấy sớm đầy đủ công đức, phá trừ mê muội hôn ám. Vãng sanh thành Phậtviệc làm hơn tất cả, cũng nói là “Cực tối viên mãn” chỉ cho việc dùng công đức của danh hiệu. Như vậy, công đức của danh hiệu đối với chúng ta thật là diệu dụng cho nên gọi là Đại Hạnh.

Chữ “Hạnh” trong chữ “Đại Hạnh” nghĩa là việc làm. Trong “Duy Tín Sao Văn Ý”, Thân Loan giải thích thêm về chữ “Hạnh” nghĩa là đầy việc làm. Ở đây, ta thấy chữ “Hạnh” vừa có nghĩa là việc làm, vừa có nghĩa là những hành vi. Song Hạnh chính là việc xưng tụng danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, không chỉ là việc làm, mà là bổn nguyện niệm Phật, bản thể chân như, trong đó có công đức, mà chúng ta giải trừ vô minh, ra khỏi phiền não, đến cảnh giới Niết Bàn an lạc. Hành vi nầy chính là một việc làm vĩ đại, việc làm chân thật.

I.4.4.3 Việc Làm Không Phải ở Tự Lực
Đồng thời, khi xưng tụng danh hiệu Phật, việc làm ấy không phải là việc làm của kẻ phàm phu. Nếu là việc làm của kẻ phàm phu, việc ấy chỉ toàn là phiền não. Ví dụ dẫu cho có Niệm Phật, nhưng chỉ là biến hình của ngã dục, thỏa mãn giận ghét, trở thành chấp thủ. Việc làm ấy không cắt được phiền não, đến Niết Bàn an lạc, không do công đức làm chủ thể. Do vậy, Thân Loan cảnh báo rằng “việc làm như thế không phát xuất từ lòng đại bi”. Với chúng ta, niệm Phật xuất phát từ miệng, không phát ra từ tâm phiền não vọng niệm, mà phát ra từ nguyện đại bi của Như Lai, được gọi là thanh tịnh chân thật.

Xưng danh không tác dụng đối với những kẻ phàm phu, mà chúng ta phải nương vào bổn nguyện lực của Như Lai, biểu lộ trong việc làm, cho nên trong “Hành Văn Loại” Thân Loan cho rằng “Điều ấy không phải là việc làm tự lực của Phàm Thánh”. Trong “Tịnh Độ Văn Loại Tụ Sao”[158] Ngài cho rằng: “Đây không phải là việc làm hồi hướng của phàm phu, mà là việc hồi hướng đến Đại Bi, không gọi là hồi hướng”.

Dĩ nhiên kẻ phàm phu, ngay cả những bậc Thánh đi nữa nếu so đo một ít tự lực của mình, thực hành niệm Phật cũng là giả trá, không gọi là Đại Hạnh, cũng chẳng phải chân thật. Nói khác, xưng danh hiệu ấy là biểu hiện âm thanh Như Lai, mỗi khi niệm Nam Mô A Di Đà Phật, phiền não sẽ đóng chặt, gọi ta tỉnh dậy để hướng tới thế giới giác ngộ. Do vậy, kẻ phàm phu biểu hiện Như Lai qua những việc làm ấy.

Việc xưng danh Vô Ngại Quang Như Lai, mà trong “Luận Chú”, Thân Loan cho rằng xưng tụng là “Quy Mệnh Tận Thập Phương Vô Ngại Quang Như Lai”. Danh hiệu 10 chữ nầy “đầy đủ tất cả Chư Phật trong mười phương thế giới, đời nầy đến đời khác, cứu độ rốt ráo tất cả những sự chướng ngại bằng năng lực cứu độ của Như Lai”. Xưng danh hiệu Phật A Di Đà như mời gọi đến nghe Như Lai thuyết pháp, mà những ai nghe lời gọi của Như Lai, sẽ được cứu độ trong từng niệm, từng niệm, không có gì chướng ngại. Nói khác, xưng danh hiệu cũng là việc làm của Như Lai[159]. Đồng thời, xưng danh hiệu là sự biểu hiện hạnh Như Lai của những người phàm phu. Trước đây, Như Lai cho rằng đây là ý nghĩa của những hành trì xưng danh, mà nguyện cũng chính là bổn nguyện của Như Lai vậy.

I.4.5 Sắc Mệnh của Bổn Nguyện Mời Gọi

Quy Mệnh nghĩa là trở về với sắc mệnh Bổn Nguyện mời gọi.

(Lược bớt phần bình chú theo lối Hán - Nhật).

Chữ Nam Mô nghĩa là quy mệnh, mà quy mệnh với Bổn Nguyện Phật A Di Đà. Lời mời gọi chúng ta như một sắc mệnh quay về Bổn Nguyện Tha Lực. Còn phát nguyện hồi hướng nghĩa là Đức Như Lai từ xưa đã phát nguyện cứu độ chúng sanh. Bây giờ đối với chúng ta,làm sao được vãng sanh, chính là tâm nguyện từ bi vậy. “Tức Thị Kỳ Hạnh” nghĩa là Đức Như Lai chọn việc làm nầy như Bổn Nguyện. (Hành Văn Loại - Thánh Điển – trang 170).

Giải thích

I.4.5.1 Niệm Phật Biệt Thời Ý Thuyết
Trong “Quán Kinh Sớ” phần “Huyền Nghĩa”, Thiện Đạo nói về danh hiệu và chú thích về sáu chữ nầy rất rõ. Sau đó, Thân Loan bình luậngiải thích về sáu chữ nầy rộng hơn. Đầu tiên Thiện Đạo giải thích sáu chữ như vầy:

“Chữ Nam Mô vừa có nghĩa là quy mệnh, vừa có nghĩa là hạnh, mà ai thực hành việc nầy sẽ được vãng sanh[160]. Trong thế kỷ thứ 6, thứ 7, giới Phật Giáo Trung Hoa lưu hành “Niệm Phật Biệt Thời Ý Thuyết” phân tích, bình luậngiải thích những vấn đề luận nghịý nghĩa Niệm Phật của Ngài Thiện Đạo.

Theo Nhiếp Luận Tông[161] thuộc nhóm nghiên cứu về “Quán Kinh” cho rằng nếu chỉ cần xưng danh hiệu, mà được vãng sanh, thì không khác những kẻ lười biếng, cho nên đã dùng “Biệt Thời Ý” chủ trương về phương tiện thuyết. Vì sao vậy? Vì khi niệm Nam Mô A Di Đà Phật, chữ Nam Mô chính là biểu hiện sự cung kính Như Lai. Đồng thời, không thể biểu hiện được qua lời nguyện vãng sanh Tịnh Độ, không thể nói là Hạnh. Ngoài ra, dù cho có xưng danh đến bao nhiêu đi nữa, mà không có hành chắc chắn không phải là nhơn vãng sanh về Tịnh Độ.

Điều ấy cũng không sai với Phật duyên mấy. Xưng danh nghĩa là duyên vãng sanh trong một tương lai xa, cho nên nói rằng xưng danh hiệu không có giá trị vãng sanh Tịnh Độ (Báo Độ), lãnh vực của sự giác ngộ là không đúng, nhưng có thể nói xưng danh hiệu đưa đến quả vãng sanh trong tương lai xa thôi, phải chăng dành những kẻ lười biếng? Đây chính là nối kết Phật Duyên với phương tiện thuyết kinh. Phải chăng vì kết quả trong tương lai (biệt thời) xa xôi, nhưng ngay bây giờ phương tiện nói về biệt thời ý cũng chỉ là cách nói chăng? Đây cũng là giáo thuyết có tính cách điển hình về niệm Phật vãng sanh.

I.4.5.2 Nguyện Hạnh Đầy Đủ
Thiện Đạo cho rằng niệm Phật là nghiệp nhơn vãng sanh, được định sẵn trong Bổn Nguyện Phật A Di Đà. Chính Đức Thích Tôn và mười phương chư Phật chứng minh điều nầy, không có nghi ngờ ở đây. Dẫu tính toán tính cách đạo lý đi chăng nữa, khi xưng danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, Nguyện và Hạnh vừa bổ túc cho nhau vừa chứng tỏ niệm Phật quyết định vãng sanh không phải là thuyết phương tiện biệt thời. Đạo lý thật rõ về lối giải thích sáu chữ nầy.

Chữ nam mô trong Nam Mô A Di Đà Phật nghĩa là quy mệnh, mà quy mệnh nghĩa là tâm tín thọ lời dạy của Như Lai. Quy mệnh cũng có nghĩa là hướng tâm nguyện vãng sanh về Tịnh Độ. Hơn nữa, được hiểu là phát nguyện hồi hướng trong nguyện thứ 18, bởi vì khi niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật nghĩa là quyết định được vãng sanh, cho nên danh hiệu A Di Đà Phật gọi là phát nguyện vãng sanh. Từ đó, khi xưng danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, hành giả phải đầy đủ Nguyện và Hạnh. Đó chính là nhơn vãng sanhtính cách đạo lý vậy.

I.4.5.3 Giải thích 6 Chữ Qua “Hành Văn Loại”
Trong “Hành Văn Loại” và “Tôn Hiệu Chơn Tượng Minh Văn”, Thân Loan giải thích sáu chữ như là tin thuận, nguyện vãng sanhvâng theo sắc mệnh của Như Lai. Còn hành giả xưng danh là người nương vào Bổn Nguyện Lực chắc chắn sẽ được sanh. Đó là sự hiển bày đạo lý. Hơn nữa, theo “Hành Văn Loại” danh hiệu biểu hiện sự cứu độ của Như Lai cho mọi người. Ở đây, dùng để giải thích cho pháp thể ấy[162]. Hơn nữa, theo Thiện Đạo quy mệnh nghĩa là phát nguyện hồi hướng, có ba nghĩa chánh. Nương theo những ý ấy, Bổn Nguyện danh hiệu hàm ý năng lực Bổn Nguyện hồi hướng cứu độ mọi người của Phật A Di Đà.

Hơn nữa, ví dụ quy mệnh có trường hợp cho rằng đó là sắc mệnh mời gọi thuộc Bổn Nguyện. Như vậy, chữ Nam Mô không chỉ có nghĩa là quy mệnh mà còn biểu thị toàn thể Bổn Nguyện mời gọi thuộc về sắc mệnh của Phật A Di Đà. Có trường hợp gọi phát nguyện hồi hướngphát nguyện của Như Lai đối với hành trì của chúng sanh mà có tâm hồi thí ấy. Nam Mô A Di Đà Phật, chính là biểu thị toàn thể ý nghĩa về tâm nguyện Đại Bi hồi hướng của Như Lai. Hơn nữa, “Tức Thị Kỳ Hành” nghĩa là tuyển lựa Bổn Nguyện. Không phải đơn giản chỉ tuyển chọn Bổn Nguyện bốn chữ A Di Đà Phật qua hành trì mà ở đây phải biểu hiện một cách rõ ràng trong việc tuyển chọn Bổn Nguyện của sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật.

I.4.5.4 Sắc Mệnh Mời Gọi Của Như Lai
Đầu tiên chữ nam mô theo Thân Loan có nghĩa là quy mệnh. Quy mệnh có nghĩa là sự lễ bái và quy thuận theo lời Phật dạy. Đặc biệt, quy mệnh vừa là phụng thừa sắc mệnh của Như Lai, vừa có ý không nghi ngờquy ngưỡng về Như Lai. Như vậy, cũng có nghĩa là tín thuận, tín tâm.

Theo “Hành Văn Loại”, quy mệnh nghĩa là sắc mệnh mời gọi thuộc về Bổn Nguyện. Có lối giải thích khác, quy mệnh có nghĩa là hướng về Phật A Di Đà niệm thật tha thiết và thật rõ chắc chắn sẽ được cứu.

Thứ nhất, nếu sự cứu độ của Như Lai thuộc về Bổn Nguyện Lực Hồi Hướng, Nam Mô A Di Đà Phật chính là tiếng mời gọi và tiếp dẫn chúng ta. Thứ hai, không nghi ngờ Bổn Nguyện, tin tưởng với năng lực Bổn Nguyện bao phủ, che chở tín tâm của ta, với tự lực của ta không thể tự khởi lên được, cho nên phải niệm Nam Mô A Di Đà Phật, tất nhiên sắc mệnh được truyền sẽ được cứu độ. Ngoài tín tâm, rõ ràng không có gì khác hơn nữa. Đó là một cách giải thích khá tuyệt diệu. Những bậc Tổ ngày xưa gọi đây là: “Có sắc mệnh ra không cần tín tâm”. Thứ ba, nếu khi nghe tiếng Nam Mô A Di Đà Phật, Như Lai làm cho ta tỏ ngộ, niệm Nam Mô A Di Đà Phật cứ như thế niệm, khi nghe được sắc mệnh mời gọi qua bổn nguyện ấy. Hơn nữa, phàm phu niệm Phật không thể qua khỏi lời dạy của Như Lai như Haraguchi nói rằng:

“Chúng ta niệm và nghe Nam Mô A Di Đà,
Theo tiếng gọi sẽ đưa về gần gũi”

Tâm ấy được biểu hiện qua những vần thơ trên.

I.4.5.5 Phát Nguyện Của Như Lai
Sự phát nguyện hồi hướng nghĩa là Như Lai phát nguyệnhồi hướng đến các chúng sanh. Chỉ cần chúng ta niệm danh hiệu, Đức Như Lai tìm cầu cứu độ và chọn lựa phương pháp trì niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật tiếp dẫn vãng sanh về Tịnh Độ.

Tâm nguyện Đại Bi vượt lên trên suy nghĩ của chúng ta. Khi hành trìhồi hướng, chúng ta được tâm nguyện Đại Bi che chở qua lời niệm Nam Mô A Di Đà Phật, được tuyển chọn của tâm nguyện.

Trong đời thế tục nầy, tâm ta bị cướp đoạt mất, việc nguyện sanh Tịnh Độ đối với ta cũng khó tự làm được, vì rất yếu đuối so với thế giới Tịnh Độ chân thật. Tuy nhiên, tâm ta khởi lên hoài vọng trở về sống ở cố hương, cho nên câu niệm Phật làm cho thân ta nghe và nhận được sự bất khả tư nghì của câu Nam Mô A Di Đà Phật. Nhờ câu Phật hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” được cứu độ, đó chính là Bổn Nguyện làm cho Thân Loan cảm động dõi theo pháp môn nầy.

I.4.5.6 Sự Thực Hành Bổn Nguyện
Tâm Đại Bi của Như Lai che chởhồi hướng. Pháp môn nầy là niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật, mà Thiện Đạo gọi là: “A Di Đà Phật chính là pháp môn ấy”, xưng danh hiệu Phật. Không phải chính ta niệm Phật được vãng sanh, mà qua hành trì pháp vãng sanh, được Đức Phật A Di Đà tuyển chọn quyết định tiếp dẫn vãng sanh, mà đây là biểu hiện Chánh Định Nghiệp quyết định công đức vãng sanh.

Niệm Phậttin tưởng vào hành trì vãng sanh. Niệm Phật chính là tin tưởng vào Bổn Nguyện, được lựa chọn qua hành trì vãng sanh. Thân Loan muốn làm sáng tỏ hơn nên nói rằng: “Tức Thị Kỳ Hành chính là tuyển chọn Bổn Nguyện". Hơn nữa, xưng danh có nghĩa là hành giả tin vào sự chọn lựa Bổn Nguyện, hồi hướng pháp hành niệm Phật lên Phật. Thân Loan cho rằng đây là: “Chuyên Tâm Phụng Hành”.

Như thế, Như Lai lập nguyện cứu độ tất cả chúng sanh. Vì thực hiện lời nguyện đại bi ấy, quyết định tuyển chọn những pháp môn vãng sanh mà ban bố. Đó là pháp môn niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Như vậy, sắc mệnh mời gọi của Như Lai là lời thuyết pháp. Hoạt động cứu độ từ năng lực Bổn Nguyện biểu hiện tính cách cấu tạo sáu chữ của “Hành Văn Loại” được giải thích.

I.4.6 Sự Thực Hành Một Niệm

Thực hành một niệm nghĩa là xưng danh nhiều lần để phát triển việc chọn lựa pháp môn dễ dàng cho đến cuối cùng.

(Lược bớt phần bình chú theo lối Hán - Nhật).

Theo Đức Phật, vãng sanh thành Phật là nhơn hồi hướng Tín, Hạnh. Cả Tín lẫn Hạnh việc nào cũng chỉ một niệm. Một niệm của Hành là số lượng xưng danh tối thiểu một tiếng có đầy đủ vô lượng công đức. Tuyển chọn dễ dàng và đồng thời niệm A Di Đà Phậtpháp môn tối thắng, mang ý nghĩa cao siêu, chọn lựa Bổn Nguyện Niệm Phật, mà các Kinh đã nói.

Kinh cũng gọi đây vừa là đạt công đức đại lợi ích vô thượng, bởi vì Bổn Nguyện Niệm Phật không phân biệt chúng sanh cho đến khi tỏ ngộ, vừa là Pháp Chân thật Vô Nhứt Vô Nhị[163]. Rõ biết việc nầy qua ngôn ngữ là điều lợi ích vô cùng.

Bây giờ, Ngài Di Lặc Bồ Tát nương vào một niệm gọi là ý nghĩa xưng niệm. Một niệm nghĩa là một tiếng, một tiếng cũng là một niệm. Hơn nữa, một niệm là một hạnh, một pháp tu. Ngoài pháp tu ấy, không thể gì biểu hiện gọi là Nhứt Hạnh Chuyên Tu. (Hành Văn Loại - Thánh Điển – trang 187).

Giải thích:

I.4.6.1 Một Niệm Xưng Danh
Câu “cho đến một niệm” ở trong nguyện thứ 18 của Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ có ba vấn đề đó là: câu văn thành tựu, câu văn thứ bậc và câu văn phụ thuộc. Song theo Pháp Nhiên, ba vấn đề ấy là một niệm, là tất cả pháp tu một niệm. Hơn nữa, khi xưng danh một niệm là được rõ biết. Với Thân Loan, câu văn theo thứ bậc nghĩa là không tiếp xúc với cái gì hết; câu văn thành tựu ở nguyện thứ 18 là nhứt niệm, chính là một niệm của lòng tin. Khi vừa phát nguyện, tín tâm đã biểu hiện. Còn câu văn phụ thuộc là nhứt niệm là một niệm của pháp tu.

Lần lượt, “Hành Văn Loại” và “Tín Văn Loại” giải thích rõ về việc đó nghĩa là mỗi một niệm Phật đều gia bị cho Tín, Hạnh, không lìa bỏ những pháp tu căn bản cần yếu.

Còn ở quyển chót của Kinh nầy, căn cứ vào công đức ít nhiều của hành giả nguyện vãng sanh Tịnh Độ có chia ra Thượng Bối, Trung Bối và Hạ Bối[164] để biểu hiện. Hạ Bối, theo Thân Loan, kinh nầy nói về tự lực vãng sanh, cho nên nhứt niệm không đề cập đến ở đây.

Lúc nói gần xong kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ, Đức Thích Tôn ủy thác cho Bồ Tát Di Lặc là vị Giáo Chủ trong tương lai giải thích những ý nghĩa quan trọng trong kinh nầy với lời phó chúc như sau:

Phật hướng về Di Lặc bảo rằng: “Khi nghe danh hiệu của Phật nầy, cho đến một niệm sẽ hoan hỷ vô cùng. Nên biết đó là người có đại lợi. Hơn nữa, đây cũng là một công đức vô thượng viên mãn”[165].

Thế Tôn hướng về phía Ngài Di Lặc và bảo rằng: “Khi nghe danh hiệu Phật A Di Đà và tin sự cứu độ, cả tâm lẫn thân đều hoan hỷ. Bất cứ ai chỉ cần xưng danh hiệu một tiếng thôi, thân nầy sẽ có công đức vô thượng, chắc chắn sẽ vãng sanh và sẽ thành Phật. Lợi ích vô cùng!” Ở đây có nói: “Cho đến một niệm”, một niệm nghĩa là hành nhứt niệm, xưng danh hiệu trong một tiếng, đó là cách giải thích về hành nhứt niệm. Thân Loan giải thích về hành tướng và nhiều lần (biến số). Đây là hai sự giải thích vậy.

I.4.6.2 Thực Hành Công Đức Vô Thượng 
Biến số nghĩa là số lần xưng danh hiệu. Số lần xưng danh hiệu ấy tối thiểu là một tiếng. Đây là cách giải thích về biến số bằng công đức biểu hiện, thuộc về pháp tu. Theo như sự phó chúc trong kinh nói rằng: “Cho đến một niệm là pháp tu đầy đủ công đức vô lượng”, là xưng danh Bổn Nguyện, được chọn lựa về Đức A Di Đà Như Lai. Thật dễ dàng, chỉ cần một tiếng niệm mà lại có công đức vô thượng.

Nói khác, Thích Tôn trao truyền cương yếu của kinh cho Ngài Di Lặc. Một tiếng niệm Phật được nói đó, chính là pháp hành của Bổn Nguyện tuyển chọn. Ở đây, chính là để rõ nghĩa duy nhất tối cao của Phật-Pháp Nhứt Thừa, Giáo-pháp công đức vô thượng bình đẳng cứu độ tất cả mọi người.

“Hành Nhứt Niệm” là phương pháptính cách tuyệt đối về Bổn Nguyện tuyển chọn, được thể hiện qua giáo thuyết. Thân Loan cho rằng: “Danh xưng biến số ấy là sự khai mở pháp tu dễ dàng cho đến số nhiều vậy”.

I.4.6.3 Pháp Hành Và Sự Tin Thọ
Việc lưu ý ở đây là “Hành Nhứt Niệm”, chỉ cần xưng danh một tiếng có đầy đủ công đức vô thượng là giáo thuyết chỉ cho pháp hành về Bổn Nguyện. Xưng một tiếng mà quyết định vãng sanh không phải là biểu hiện của giáo thuyết, bởi vì pháp ấy vượt khỏi thời giankhông gian, cho nên đối với pháp niệm Phật chăm chỉ, biểu hiện qua “không hỏi thời gian lâu hay mau” và cũng “không quyết định về thời gian và nơi chốn cũng như các duyên”. Quyết định vãng sanh qua chữ “thời” là Giáo Pháp, không nghi ngờ, tin tưởng và thọ nhận. Đó chính là “thời” vậy.

Biểu hiện chánh yếu công đức thuộc về pháp hành, mà trong đó niềm tin thọ nhận biểu hiện là chính. Tuy nhiên, nên hiểu Hành và Tín trong “Giáo Hành Chứng Văn Loại” là một biểu hiện tin vào “thời” quyết định vãng sanh. Ngoài ra, giáo thuyết của cả Pháp Nhiên lẫn Thân Loan đều không cho rằng xưng danh chỉ một lúc là được vãng sanh. Điều nầy phải nên lưu ý.

I.4.6.4 Nhứt Hạnh Chuyên Tu
Hành nhứt niệm thuộc về hành tướng, nghĩa là nói rằng: “Bây giờ phó chúc cho Di Lặc một niệm và một tiếng hay nói cách khác một tiếng niệm nầy, hoặc một niệm thành một hành nầy”. Ở đây giải thích nhứt niệm là một việc làm, mà một việc làm có nghĩa là dẫn đến hai việc làm. Ngoài sự niệm Phật để được vãng sanh, không có việc làm nào như vậy, mà phải nhứt niệm chuyên tuhành trì Bổn Nguyện Niệm Phật. Đây cũng gọi là Hành Tướng nữa.

Nguyên thủy của “một” nghĩa là “không hai”. Niệm là xưng niệm. Trong tâm của mình chỉ nhớ nghĩ việc trì danh khi hành trì tức là một hành. Như Lai hồi hướng tuyển chọn pháp môn xưng danh cho mình, trong khi đó, chính mình lại làm những công việc tạp nhạp, hành tạp hạnh và tu tạp tu thật là sai trái, cho nên cần phải quyết định. Nếu không, những việc làm như thế không thể vãng sanh được, cho nên “chỉ niệm Phật A Di Đà, Ngài sẽ cứu độ”. Chính là nhứt hạnh chuyên tu, là hình ảnh tiêu biểu có thể chấp nhận được.

Như vậy, Như Lai tuyển chọn pháp niệm Phật nhứt hạnh, không phân biệt thiện, ác, hiền, ngu, dễ dàng và bình đẳng cứu độ tất cả chúng sanh. Ngoài ra, đây cũng là hạnh cao cả, mà hạnh nầy vượt lên trên tất cả các hạnh khác gọi là Pháp Hành Nhứt Thừa Vô Thượng. Không còn hạnh nào hơn cả, chỉ chuyên tu niệm Phật Nhứt Hạnh mà thôi. Đại Hạnh là việc niệm Phật về Hành Đức và Hành Tướng, khai mở Hành Nhứt Niệm qua “Hành Văn Loại” vậy.

I.4.7 Lòng Tin Nhứt Niệm

Nhứt Niệm là sự tin tưởng được khai bày tức khắc, hiển thị gấp rút, tâm vui vẻ không bị che khuất, rộng lớn khó suy tính.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán - Nhật).

Tín tâm chân thật ấy là Nhứt Niệm. Nhứt Niệm nghĩa là lòng tin như trên khai mở rõ ràng ngay từ lúc bắt đầu.Khi nghe Bổn Nguyện bất khả tư nghìtính cách rộng lớn ấy, lòng tin hoan hỷ không bị che khuất.

Hơn nữa trong “Bổn Nguyện Thành Tựu” có nói về Nhứt Niệm nghĩa là lòng tin về Bổn Nguyện, đối với tín tâm không có hai tâm và không có tâm nghi ngờ, cho nên gọi là Nhứt Niệm. Đây gọi là lòng tin. Nhứt tâm thanh tịnh và là hạt giống vãng sanh về Báo Độ, là cảnh giới giác ngộ. (Tín Văn Loại - Thánh Điển – trang 250).

Giải thích:

I.4.7.1 Thời Khắc Gấp Rút
“Tín Văn Loại” giải thích về nhứt niệm là lòng tin đối lại với pháp tu thực hành một niệm, mà trong nguyện thứ 18, phần Thành Tựu Văn, ở phần đầu quyển hạ kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ cho rằng: 

“Ai nghe danh hiệu, tín tâm hoan hỷ cho đến một niệm và chí tâm hồi hướng nguyện sanh về nước kia, liền được sanh và trụ ở bất thối chuyển”[166].

Nhứt Niệm, theo Thân Loanlòng tin một niệm, được giải thích theo hai chữ “thời khắc” cũng như “tín tướng”. Thời khắc được giải thích như là một niệm theo ước tính thời gian. Hơn nữa, một niệm là ngay lúc đầu tiên tâm vừa khởi lên, tin tưởng, nghe nhận, không nghi ngờ về danh hiệu Bổn Nguyện. Điều nầy cũng giống như trong “Nhứt Niệm Đa Niệm Văn Ý”[167] định nghĩa rằng: “Nhứt Niệm nghĩa là lòng tin lúc ấy không nghi ngờ”.

“Thời Khắc Bức Thiết” hoặc “Thời Giờ Có Hạn” nghĩa là biểu hiện ngay lúc đầu khởi lên tín phải ứng liền (Nhứt Ứng), cũng chẳng phải là chỉ có thể. Chữ “thời” nghĩa là “thời giờ không có ranh giới”, lại cũng có nghĩa là “thời gian thật gấp”. Thật ra, chúng ta không thể tính toán chiều dài nầy và đó là biểu hiện của thời gian trôi qua nhanh, không thể rõ biết được. Hơn nữa, lòng tin một niệm không trải qua thời gian. Vì sao vậy? Vì nếu chính mình tự tạo nên niềm tin, thật mất thời gian để chờ đợi thành lập tín tâm, cho nên từ Như Lai chở che niềm tin và chỉ chấp nhận hoàn thành. Do vậy, không cần trải qua thời gian thành lập tín tâm.

I.4.7.2 Vĩnh Viễn Của Bây Giờ
Như thế, lòng tin Nhứt Niệm không trải qua thời gian, không thể đo lường thời giờ lâu hay mau được. Không đo lường về độ dài của thời gian nghĩa là thật gấp rút không thể có đối tượng và tính cách khách quan đối với một niệm được, đó là sắc mệnh của Bổn Nguyện khi thọ nhận không tính toán về trạng huốngtính cách chủ thể, không quyết định khách quan. Nếu lòng tin Nhứt Niệm gấp rúttính cách đối tượng, hành giả cũng không nghe Bổn Nguyện kịp. Đó chẳng phải là lòng tin Nhứt Niệm sao?

Hơn nữa, Bổn Nguyện của Phật A Di Đà bao gồm thời gian cả quá khứ, hiện tạivị lai, cho nên lời thệ nguyện cứu độ tất cả chúng sanh, trải qua ba đời, thời gian vượt khỏi đo lường Bổn Nguyện lâu dài, không để ý đến thời gian khi nghe biết và thọ nhận. Cũng có thể chỉ trong một tia sáng nhỏ thôi đầy đủ nguyên vẹn vô lượng thời gian.

Như vậy, lòng tin được khai mở lúc ban đầulòng tin Nhứt Niệm, mà khi vừa khởi lên, vượt qua khỏi thời gian, bao trùm cả thời gian lâu xa của tâm Phật. Nhưng không phải trải qua thời gian mê vọng, bị đóng khung bởi chấp trước của tâm con người mà được khai mở rõ biết lãnh vực Bổn Nguyện ngay lúc ấy.

Đồng thời, lòng tin Nhứt Niệm không phải chỉ đơn giản nói về thời gian, mà ngay bây giờ cho đến ngàn sau vĩnh viễnthời gian. Lúc ấy những kẻ phàm phu ngu muội đầy phiền não, được Như Lai dùng thứ lớp Bổn Nguyện giữ nguyên, che chở, được vãng sanh thành Phật, vào trong Chúng Hội, trụ ngôi Chánh Định Tụ. Nơi đó, vượt lên khỏi suy tính đo lường của con người, tâm vui mừng khai mở đón nhận Bổn Nguyện quảng đại vô biên của thế giới ấy. Điều nầy được gọi là niềm vui của tâm bao trùm rộng lớn khó thể nghĩ bàn.

I.4.7.3 Tín Tâm Không Hai
Hơn nữa, “Tín Văn Loại” giải thích giống như “Văn Bổn Nguyện Thành Tựu” về nhứt niệm rằng: “Nhứt niệm nghĩa là lòng tin không hai, chỉ một niệm”. Thật ra, một niệm được giải thích niệm nghĩa là Tâm. Nhứt niệm cũng có nghĩa là nhứt tâm, không có hai tâm, không có tâm nghi ngờ.

Ở đây, nhứt niệm được biết là Tâm không nghi ngờ về Bổn Nguyện và giống như giải thích về tín tướng của tín nhứt niệm.

Trước đã nói về hành nhứt niệm. Một niệm là pháp tu niệm Phật và một hành được giải thíchchuyên tu hành tướng. Đó là cách giải thích phù hợp với phân tích về tín tướng, cụ thể Tín, Hành của Bổn Nguyện, mà đã làm rõ qua Hành Tướng và Tín Tướng, như mọi người đã biết.

Hơn nữa, Bổn Nguyện, thệ nguyện cho đến mười niệm xưng danh có nói về ba tâm: Chí Tâm, Tín Nhạo và Dục Sanh. Ba tâm không gặp chỗ nghi ngờ về Tín Tưởng, Nhứt Tâmviệc làm của mười niệm biểu hiện chuyên tu về Niệm Phật Nhứt Hạnh của mình. Ở đây, rõ ràng Hành và Tín của Bổn Nguyện là nhứt tâm, chuyên tu và chỉ làm có một việc, cũng là điểm đặc sắc, mà Thân Loan nơi “Hành Tín Luận” cho biết rõ ràng về Hành Tín của Bổn Nguyện chính là một hành và một tâm không khác.

Theo giải thích về biến số (số nhiều) của hành nhứt niệm nói về một tiếng xưng danhvô lượng công đức. Thực hành xưng danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật biểu hiện công đức vô thượng. Điều nầy, giải thích về thời khắc của tin nhứt niệm gọi pháp nầy (danh hiệu Bổn Nguyện) là lãnh thọ, không nghi ngờ và nhứt niệm tức thời. Pháp vô thượng thuộc thân, nhập vào Chánh Định Tụ. Vãng sanh thành Phật là biểu hiện quyết định vãng sanh, mà chúng ta rõ về Hành Pháp (Pháp) là tín thọ (căn cơ) thực hành sự Niệm Phật là Hành và Tin (Tín Tâm) là xác định rõ ràng liên hệ biến số của Hành Nhứt Niệm và thời khắc của Tín Nhứt Niệm.

I.4.8 Lòng Tin Chân Thật

Chơn Tâm như Kim Cang, gọi là Tín Tâm chân thật.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán - Nhật).

Bổn Nguyện Chí Tâm, Tín Nhạo và Dục Sanh dù danh từ thệ nguyện có khác; nhưng tất cả đều cùng chung một ý nghĩa. Điều nầy ở phần “Tam Nhứt Vấn Đáp” đã biết rồi. Vì sao như vậy? Vì lẽ cả ba tâm ấy là tâm chân thật, không nghi ngờ. Nhứt Tâm như Kim Cang phá vỡ vô minh, công đức làm cho Trí Tuệ kiên cố, gọi là Chơn Tâm Kim Cang. Chơn Tâm Kim CangTín Tâm chân thật. (Tín Văn Loại - Thánh Điển – trang 245).

Giải thích:

I.4.8.1 Chí Tâm, Tín Nhạo, Dục Sanh
Liên Như cho rằng: “Dòng Thánh Nhơn chỉ là một, lòng tin, theo khuyến hóa, là căn bản nhất”. Đặc biệt, đây là điều cốt yếu theo lời dạy về tín tâm của Thân Loan. Ngoài ra, trong “Giáo Hành Chứng Văn Loại” nói rõ về Tín Tâm và phần sau của “Tín Văn Loại” cũng có đề cập. Dù cho, Phật A Di Đà thành tựu pháp cứu độ cho vạn người, nhưng với ta không có tín thọ, việc cứu độ ta không được thành tựu. Thật không sai, lòng tin chính là sự khai phát tâm, nhưng nếu chúng ta không suy nghĩ đến pháp tu, dù cho Bổn Nguyện Đại Bi Đại Trí tiếp dẫn vãng sanh Tịnh Độ của Phật A Di Đà thế nào đi nữa, cũng không ảnh hưởng và chẳng lợi ích gì. Thân Loan gọi điều này là hồi hướng Tín Tâm từ Như Lai.

Trong nguyện thứ 18, Tín Tâm nguyện rằng: “Chí tâm tín nhạo, dục sanh ngã quốc..”[168]. Thân Loan cho rằng có ba loại tâm là Chí Tâm, Tín Nhạo và Dục Sanh. Chí Tâm có nghĩa là tâm chân thật. Tín Nhạotâm không nghi ngờ và Dục Sanh là tâm chờ đợi nhứt định muốn vãng sanh về Tịnh Độ. Thân Loan cho rằng ba Tâm ấy là việc hoàn thành của Như Lai cho chúng ta, Tín Tâm ấy là năng lực Bổn Nguyện Hồi Hướng. Hơn nữa Chí Tâm nghĩa là Như Lai thành tựu Trí Tuệ công đức Chân Thật.

Dục Sanh nghĩa là Tâm Đại Từ, Đại Bi hồi hướng với cả một tấm lòng Từ Bi. Tín Nhạocông đức Trí Tuệ chân thật, mà dùng công đức nầy hồi hướng về Đại Bi, chính là Tâm quyết định của Như Lai, không nghi ngờ cứu độ chúng sanh trong mười phương.

Ba Tâm ấy nghĩa là Như Lai với Đại Trí Đại Bi “quyết định sẽ nhiếp thủ chúng sanh” mà nội dung chính là sắc mệnh kêu gọi chúng ta trở về.

Hơn nữa, nghe sắc mệnh về Bổn Nguyện tiếp dẫnchúng ta không nghi “chắc chắn sẽ được nhiếp thủ”. Có niềm tin như vậy, Như Lai thành tựu cả hai phương diện Trí TuệTừ Bi. Như vậy, ba Tâm tất nhiên được Như Lai trợ giúp không gì khác. Chắc chắn rằng nghe và ngưỡng vọng sẽ được giúp đỡ, cho nên nhứt tâm tin tưởng vui mừng. Thế nhưng, chúng ta, những người phàm phu, nhờ Trí TuệTừ Bi bổ sung công đức viên mãn, mà nhứt tâm vãng sanh thành Phật. Đây là chánh nhơn vãng sanh thành Phật.

I.4.8.2 Như Lai Thành Tựu Ba Tâm
Điều nầy, được giải thích tường tận trong “Tín Văn Loại” và “Tịnh Độ Văn Loại Tụ Sao”. những vấn đề Nhứt Tâm, Ba Tâm được chứng minhgiải thích chỉ là một Tâm. Thật ra, “Bổn Nguyện Ba Tâm” được phân tích và chứng minh rõ ràng chỉ là “Một Tâm” mà đó là nghĩa của “Pháp”.

Như Lai giải thích về Pháp Ba Tâm, vì ta có Tâm hồi hướng cho nên thuật lại một cách rõ ràng: Khi nghe và lãnh thọ chúng ta không nghi ngờ và một lòng tin tưởng, không gì khác. Vấn đề ba Tâm chính là Một xác lập nghĩa của Pháp và là chánh nhơn của Tín Tâm, về vãng sanh thành Phật.

Căn cứ vào đây, từ vô thỉ đến nay, chúng ta bị phiền nãovọng niệm trói buộc cho nên không thể cảm nhận lãnh vực giác ngộ thanh tịnh, Tịnh Độ, Từ Bi Trí Tuệ. Ngay cả, lòng tin thanh tịnh cũng chưa thể khởi lên và không sao khởi lên trong ta cho nên nói rằng: “Kể từ vô thỉ đến nay, tất cả loài quần sanh không có tâm thanh tịnh và sống trong nhiễm ô xấu ác, chẳng có Tâm Chân thật, mà toàn là hư giả tà ngụy”[169]. Như Lai cho thấy tiếp xúc chân thật đầu tiên là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc đối với nội tâm của con người. Tịnh Độ được đo bằng niềm tin, chắc chắn không khởi lên bằng sự phê phán, mà Thân Loan đã nói như thế.

Như Lai lo lắng cho chúng ta, những kẻ phàm phu đầy phiền não, nguyện thay thế tất cả chúng sanh tích chứa công đức tu hành trong vô lượng kiếp, hoàn thành Ba Tâm Thanh Tịnh Chân Thật, đấy là nhơn vãng sanh thành Phật cho chúng ta. Nhờ chí tâm vào công đức trí tuệchứng ngộ chân như thanh tịnh. Vì lòng Đại Bi đối với tất cả chúng sanh, Bồ Tát mong muốn đạt được công đức Từ Bi hồi hướng về Phật. Phật trang trải tâm Từ Bi và Trí Tuệ cứu độ tất cả chúng sanh. Song chúng sanh chắc chắn phải Tín Nhạo, phải có tâm quyết định, không nghi. Ba Tâm sẽ “quyết định nhiếp thủ chúng sanh”, mà Nhứt Tâm Tín Nhạo được thành tựu. Đây chính là nghĩa công đức, khi niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật.

I.4.8.3 Ba Tâm Tức Một Tâm
Như Lai hoàn thành Ba Tâm như thế cho chúng ta thấy không phải ba Tâm khởi lên cứu những kẻ phàm phu phiền não hoàn thành Bổn Nguyện, mà Ba Tâm Như Lai hòan thành cũng chính là Ba Tâm chúng sanh hoàn thành. Hơn nữa ba Tâm Như Lai chỉ cần ba Tâm chúng sanh nương câu niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật chắc chắn sẽ được nhiếp thủ[170]. Tín tâm, tâm không nghi ngờ khi nghe và thọ nhận sắc mệnh đại bi mời gọi, chắc chắn nhiếp thủ khiến cho chúng sanh được Tín Nhạo. Như Lai hoàn thành Ba Tâm, trong đó Nhứt Tâm Tín Nhạo là Một Tâm.

Với Ba Tâm của Bổn Nguyện, trong đó Tín Nhạo là Một Tâm vừa dùng để nhiếp thủ vừa biểu hiện đạo lý của Ba Tâm tức Một Tâm. Ở đây giải thích pháp nầy rất rõ ràng chánh nhơn Tín Tâmnăng lực Bổn Nguyện che chở Tín Nhạo Nhứt Tâm để vãng sanh thành Phật. Đó là nhơn thêm vào công đức Đại BiĐại Trí. Đây cũng là lối giải thích thật tuyệt vờirõ ràng về niềm tin nội tại của năng lực Bổn Nguyện Hồi Hướng.

I.4.9 Hai Loại Tin Sâu

Chính ta trong hiện tạiphàm phu tạo nhiều tội chướng trong sanh tử từ nhiều kiếp trước, bị đắm chìm trôi lăn trong đó, chưa có nhân duyên ra khỏi.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán - Nhật).

Có hai loại Tin Sâu, mà tin Sâu nghĩa là niềm tin tha thiết của tâm đó là:

Thứ nhất, tự biết mìnhphàm phu, phạm trọng tội, hoặc đang thọ nhận kết quả của quá khứ mê muội chìm đắm trong biển khổ, trôi lăn trong kiếp luân hồi. Bây giờ có lòng tin tha thiết, mong mỏi nhất định lìa bỏvượt qua dòng sanh tử nhưng không có ai tiếp tay giúp đở.

Thứ hai, tin, không nghi và không cong quẹo Bổn Nguyện mà Phật A Di Đà đã phát khởi 48 lời nguyện cứu độ chúng sanh, sẽ đuợc thâu nhiếp. Cũng tin một cách chắn chắn vào năng lực Bổn Nguyện và giao hẳn cho Ngài, đương nhiên sẽ được vãng sanh. (Tín Văn Loại - Thánh Điển – trang 217).

Giải thích:

I.4.9.1 Nội Dung Của Tâm Tin Sâu
Theo Quán Kinh, Tịnh Độ chính là nơi biểu hiện Ba Tâm của người muốn nguyện vãng sanh đó là: Tâm Chí Thành, Tâm Tin Sâu và Tâm Phát Nguyện Hồi Hướng. Thiện Đạo cũng giải thích một cách tường tận và rành mạch trong các kinh “Quán Kinh Sớ”, “Tán Thiện Nghĩa” và “Vãng Sanh Lễ Tán”, trong đó giải thích rõ ràng tâm tin sâu, được xem như là pháp của Thiện Đạo.

Trước tiên, nên hiểu Thâm Tâm nghĩa là gì? Đó không phải là Tâm sâu, mà là người có tâm tin tha thiết. Chính mình tin, không nghi ngờ và biết rõ Bổn Nguyện cứu độ của Phật A Di Đà. Những ai tin tha thiết sự tồn tại của chính mình, pháp cứu độ của Phật, chắc chắn được khai ngộ.

Nhưng trước tiên phải hiểu và tin vào hai vấn đề đó là nhân duyênPhật pháp. Thâm tín không phải hai loại tín ấy, mà bên trong tín tâm bao gồm cả hai loại, mở bày và làm cho ta sáng tỏ.

Ngài Thiện Đạo, Pháp NhiênThân Loan trong sự truyền thừa, từng vị một có tín tâm Tịnh Độ Chơn Tông và trình bày rốt ráo hai loại Tin Sâu nầy.

Căn cứ “Ngu Ngốc Sao”, nói về hai loại thâm tín như vầy “Bấy giờ, tin sâu là tha lực vĩ đại của Tâm Kim Cang sẽ trở thành biển Nhứt Thừa Vô Thượng của lòng tin chân thật”[171]. Ở đây, có thể biết thêm rằng: “Như bây giờ tường thuật về hai loại tin sâu được Như Lai che chở tín tâm kiên cố như Kim Cang, đây là Pháp duy nhứt vô nhị[172] tối cao, thực hiện cho ta thấy như bên trên, mang nội dung rộng rãi như biển cả, biểu hiện cho những người có tín tâm chân thật.

I.4.9.2 Hai Loại Tin Sâu
Thứ nhứt, niềm tin vào cơ duyên. Tự mình biết mình những kẻ phàm phu đầy dẫy phiền não, tội chướng sâu dày, chính mình mong muốn thoát khỏi sanh tử. Dù niềm tin quyết định nhưng nếu không có sự giúp đỡ của bất cứ một cánh tay nào, tự mình không làm được, niềm tin ấy hoàn toàn đo lường chính mình. Thứ hai, niềm tin Phật pháp. Tin chắc vào năng lực Bổn Nguyện của Phật A Di Đà, những tội chướng của phàm phu như chúng ta sẽ được cứu độ, đương nhiên được vãng sanh Tịnh Độ, đem tất cả những phiền não của tự thân giao phó cho năng lực Bổn Nguyện ấy.

Ở đây, tự mình hướng về giác ngộ, nhưng biết rõ khả năng không đủ, mình là phàm phu, có đầy dẫy phiền não, không làm gì được với sức lực yếu kém của con người, rất cần đến năng lực cứu độ của Bổn Nguyện. Chúng ta, những người đang sống trong cơn mê muội, không sao biết hết tự thân, dĩ nhiên càng không biết được Tâm của Như Lai. Chính không biết rõ mình và cũng không rõ biết Như Lai, chỉ lo việc vào ra thế giới hỗn loạn hoang dã, cho nên hướng về kêu cầu “cứu độ những kẻ phàm phu phiền não”. Trước tiên, nghe bổn nguyện, nhận được Chơn Tướng ngay trong lòng, tiếp nhận Pháp Chơn Tướng cho nên chư Tổ xưa từng nói: “Cơ duyên được Trí Tuệ Phật chiếu sáng, các pháp sẽ tỏ tường”.

Trong “Vãng Sanh Lễ Tán”, Thiện Đạo nói rõ về hai loại tin sâu đó là: Chơn Tướng của tự thân, Chơn Tướng của Bổn Nguyện, điều căn bản của Tín, Tri, mà Tín, Tri có nghĩa là không thể dùng tri thức của chính mình biết được, nhưng đó chính là nghe và quy ngưỡng Như Lai, chắc chắn được tiếp nhận, đây là cái gốc của Tín Tri.

I.4.9.3 Hai Loại Một Thứ Của Sự Tin Sâu
Không phải do ta suy nghĩ mà có hai loại tín tâm sâu xa, nhưng trước sau, cả hai Tâm không khởi lên riêng biệt. Khi nghe “cứu độ những kẻ phàm phu đầy phiền não”, không có tâm nghi ngờ về sắc mệnh Bổn Nguyện mời gọi, mà chỉ một lòng tin sẵn sàng khai mở, chính là Tín Tâm Bổn Nguyện, “tin sâu hai mà một”[173] rõ ràng như thế! Thật là khó nghĩ bàn, một khi tín tâm về Bổn Nguyện tha lực được khai mở, dù cho đang đầy phiền não nhưng vẫn được cứu độ như thường, đó chính là hai loại pháp cơ bản, cũng gọi là hai loại tin sâu, nhờ niềm tin, tự lực nương vào tha lực, chỉ bày rất rõ ràng.

I.4.10 Sự Chứng Quả Chân Thật

Hiển lộ chứng quả Chân thật, viên mãn quả vị lợi tha, chứng đạt quả vị tối cao của Niết Bàn Vô Thượng.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán - Nhật).

Tiếp theo, nói về chứng quả chân thật. Nhờ tha lực của Như Lai, chứng đắc quả Diệu Giác (Phật Đà), giác ngộ Phật quả, nhập cảnh giới Niết Bàn tối cao. Hơn nữa, đây là nguyện thứ 11 hồi hướng chứng quả Niết bàn. (Chứng Văn Loại - Thánh Điển – trang 307).

Giải thích:

I.4.10.1 Vãng SanhTính Cách Chung Chung
Theo giải thích kinh điển Đại Thừa, vãng sanh thông thường là xả bỏ uế độ, sanh về Tịnh Độ của Phật A Di Đà. Còn Thiên Thai Tông, Tam Luận TôngChơn Ngôn Tông, cũng nói nhiều về vãng sanh Tịnh Độ của Phật A Di Đà, nhưng đa phần tin cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà là nơi có thọ mệnh lâu dài, một thế giới có môi trường dễ tu, nơi đó người tu hành không gặp chướng ngại ác duyên, thường nghe Phật A Di Đà thuyết pháp, được Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí cùng với những vị Bồ Tát khác hướng dẫn. Nói chung tin rằng khi tu hành Phật đạo, gặp những ác duyên, muốn xả bỏ những điều không thích hợpthế giới Ta Bà, vãng sanh Tịnh Độ, nơi ấy thực hành tu học đúng phương pháp, chắc chắn sẽ thành Phật. Trường hợp nầy ý nghĩa của việc tu hành nghĩa là chuyển đổi nơi chốn mà nguyện vãng sanh.

I.4.10.2 Vãng Sanh Khó Nghĩ Bàn
Ở đây, theo Thân Loan, Tịnh Độ Chơn Tông không phải là nơi chốn tu hành một cách đơn giản, mà là cảnh giới của Chư Phật, cảnh giới hoàn toàn giác ngộ của Đại Niết Bàn. Vãng sanh Tịnh Độ nghĩa là tất cả phiền não hoàn toàn tiêu diệt, thực hiện ngộ nhập Niết Bàn. Phải biết rằng giữa người vãng sanh và Phật A Di Đàvị trí giống nhau không khác. Thông thường gọi thuyết: “vãng sanh thành Phật”[174].

Môn hạ của Pháp Nhiên đặc biệt rất lưu tâm về bổn nguyện tha lực, trong đó Thân Loan cũng có ảnh hưởng rất nhiều của chư vị tiền bối như: Kosai[175], Ryukan[176] cho rằng vãng sanh Tịnh Độ, Vô Lậu Trí Tuệ được khai mở, phiền não đoạn diệt, trở thành một phần của Chân Như Pháp Tánh. Thành Phật chắc chắn đầu tiên ở vào Sơ Địa[177], trở thành Bồ Tát không có gì khác với việc trực tiếp vãng sanh, hoàn toàn giác ngộ, tiến lên quả vị Phật Đà ngay, mà theo Thân Loan, đây là thuyết “Vãng Sanh Thành Phật”. Thật ra, lời dạy nầy bàng bạc trong tai, mà với Thân Loan vãng sanh thành Phật còn gọi là “Vãng sanh khó nghĩ bàn”, phân biệt với những quan niệm vãng sanh lâu nay.

Nhờ vào công đức Như Lai, tất cả chư Phật đều hồi hướng đến chúng sanh, tiếp dẫn vãng sanh thành Phật, gọi là niềm tin Nhân Đức. Còn Quả Đức chính là biểu hiện việc vãng sanh. Thật khó có thể tư lương, vì vãng sanh khó nghĩ bàn vượt lên trên tất cả quả báo bất khả tư nghì. Không có hai với Nhơn ấy sanh làm Phật và không có hai với quả ấy cũng chính là sanh làm Phật.

Vãng sanh được biểu lộ, đầu tiên trong “Chứng Văn Loại”, gọi là chứng Phật quả chân thậtcứu cánh. Chứng quả chân thật gọi là viên mãn quả vị lợi tha, quả vị Vô Thượng Niết Bàn tối cao.

Chứng quả chân thật nghĩa là từ năng lực bổn nguyện của Như Lai, ta chứng được quả Diệu Giác[178], đồng với Phật quả. Hoàn toàn dứt sạch phiền não, chứng đắc Phật quả, giác ngộ rốt ráo, chứng nhập cảnh giới Niết Bàn tối cao. Đây chính là Chánh Định Tụ khi diệt độ, phù hợp với lời nguyện thứ 11, quả đức hồi hướng Đại Niết Bàn.

I.4.10.3 Bồ Tát Nhứt Sanh Bổ Xứ
Thân Loan cho rằng vãng sanh về chân thật báo độ, có thể thành Phật. Thứ nhất, nhân thành Phậttín tâm của hành giả cộng với công đức Từ Bi Trí Tuệ của Phật. Căn cứ vào “Tín Văn Loại”, Tín tâm của hành giả trong đời nầy quyết định thành Phật và trụ ngôi Chánh Định Tụ, một phần của bậc Thánh, giống như công đức của Bồ Tát Di Lặc.

Khi lâm chung, chúng sanh niệm Phật thuộc loại Hoành Siêu[179] có tâm Kim Cang sẽ siêu chứng Đại Bát Niết Bàn cũng giống như Đại sĩ Di Lặc có tâm Kim Cang, ở bậc Đẳng Giác, sẽ ra đời vào Tam hội Long Hoa, trụ ngôi vị Vô Thượng Giác.[180].

Bồ Tát Di Lặc là vị Phật kế tục Thế Tôn. Từ nhiều kiếp lâu xa, Bồ Tát tích phước tu hành, đoạn trừ phiền não, chỉ còn sót lại một ít vô minh căn bản, nhưng thật ra công đức ấy hầu như giống Như Lai, bởi vì Bồ Tát ở ngôi vị Đẳng Giác tối cao, hiện tại đang ở cõi trời Đâu Suất, đang chờ giáng trần, chỉ còn khoảng năm mươi ức, bảy ngàn vạn năm[181] nữa, Ngài sẽ xuất hiệnthế gian nầy. Khi Tâm Kim Cang khởi lên dứt trừ những vô minh còn sót lại, thành tựu giác ngộ, thành Phật Di Lặc. Dưới gốc cây Long Hoa, Ngài chuyển pháp luân ba lần để độ tất cả chúng sanh. Như vậy, chỉ còn một đời nữa thôi, Bồ Tát Di Lặc quyết định ngồi chỗ Phật đã ngồi[182] cho nên Ngài được gọi là Bồ Tát Nhứt Sanh Bổ Xứ.

Bởi vì khi mạng chung, chúng sanh niệm Phật tiếp nhận được công đức Trí Tuệ Như Lai, cùng với niềm tin Kim Cang, chỉ cần một niệm chân thật vãng sanh Báo Độ, giống như địa vị của Bồ Tát Di Lặc Nhứt Sanh Bổ Xứ, cuối cùng giác ngộ nhập Đại Niết Bàn, nhứt định sẽ thành Phật giống như Đức Phật A Di Đà. Như thế, xong đời nầy, hoàn thành giác ngộ thành Phật.

Theo Đại Kinh, những chúng sanh niệm Phật giống như Đức Di Lặc. Đây cũng là thuyết nổi tiếng của Thân Loan về “Tiện Đồng Di Lặc”[183].

Dù cho, kẻ phàm phu có đầy phiền não, nhưng có tín tâm chân thật có thể đoạn trừ cội rễ vô minh, dùng Trí Tuệ Kim Cang dứt trừ phiền não, gọi là Bồ Tát ở ngôi vị Nhứt Sanh Bổ Xứ như Bồ Tát Di Lặc, gọi là vãng sanh thành Phật.

I.4.10.4 Sự Vãng Sanh Cùng Một Thể Với Sự Vãng Sanh Chánh Giác
Thứ hai, những hành giảtín tâm niệm Phật vãng sanh Chân thật Báo Độ, chứng ngộ Đại Niết Bàn của Phật A Di Đà, cảnh Chân Thật Báo Độ, như thệ nguyện của Bồ Tát Pháp Tạng rằng: “Nếu chúng sanh không được vãng sanh, Ta sẽ không ở ngôi Chánh Giác”. Ngôi Chánh Giác của Như Laithành tựu vãng sanh của chúng sanh là “Nhứt Thể Bất Nhị”[184]. Nói khác, tín tâm của hành giả được vãng sanh cõi Chánh Giác của Phật. Ở đây, theo quan điểm căn bản về Tịnh Độ, Thân Loan cho rằng kẻ cứu độ và người được cứu độchúng sanh vượt khỏi phân biệt, thành tựu một thế giới Tịnh Độ “Sanh Phật Nhứt Như”[185].

bản thể Tịnh Độ của A Di Đà Như LaiTịnh Độ Nhứt Như, khỏi giới hạn phân biệt của Nhị Nguyên, hiện rõ Vô Phân Biệt Trí, vượt qua căn bản sanh tử ta, người, lìa thương, ghét, thậm chí không phân biệt Phật và chúng sanh, thể nhập cảnh giới vạn vật đồng nhất thể. Nếu vãng sanh về cảnh giới Vạn Pháp Nhứt Như như thế, dẫu nói là vãng, hay không vãng đi nữa, không sanh đi nữa, phải nói rằng chúng ta cần có tính cách thực thể về vãng cũng như sanh kia. Chính vì lo lắng vãng hay sanh, cho nên chúng ta lìa hư vọng phân biệt, mà đây chính là giáo thuyết Đại Bi.

I.4.10.5 Như Sanh Từ Lai
Nhứt Như chính là thị hiện cảnh giới tối cao của A Di Đà Như Lai. Trong “Chứng Văn Loại” Thân Loan nêu lên chín loại Niết Bàn khác nhau như:

1. Diệt Độ,
2. Thường Lạc,
3. Cứu Cánh Tịch Diệt,
4. Vô Thượng Niết Bàn,
5. Vô Vi Pháp Thân,
6. Thật Tướng,
7. Pháp Tánh,
8. Chân Như,
9. Nhứt Như.

Nói khác, Đức A Di Đà Như Lai từ “Như” sanh ra và “Lai” bao gồm các thân thị hiện: Pháp thân, Báo thânỨng Hóa thân. Đây chính là sự giải thích về A Di Đà Như Lai vượt lên khỏi tất cả những hạn định mê hoặc của con người, đạt đến thế giới Nhứt Như, rồi Như Lai dùng phương tiện thị hiện Pháp Thân, mà trường hợp nầy được gọi “Như” từ “Lai” sanh của Phật A Di Đà, chính tự Phật A Di Đà thị hiện lãnh vực Nhứt Như, tiếp dẫn chúng ta vãng sanh, cuối cùng thành Phật, được gọi đây là Sanh Phật Nhứt Như.

I.4.10.6 Sự Nhiếp Hóa Của Hoàn Tướng
Trí Vô Phân Biệt khai mở đạt đến cảnh giới Vạn Vật Nhứt Như cho nên nếu sự vãng sanh đồng nghĩa với giác ngộ của Phật A Di Đà, thì kẻ vãng sanh thành Phật, biểu hiện hoạt động của Đức A Di Đà. Từ Nhứt Như có tính cách tất nhiên ấy. Vì chúng sanh mê mờ cần cứu độ, mặc dầu Phật ở Tịnh Độ; nhưng biến hiện trong mười phương thế giới, trang trải tâm đại từ đại bi cứu độ chúng sanh, gọi là Hoàn Tướng, mà Thân Loan giải thích rõ ràng ở nửa phần sau của cuốn “Chứng Văn Loại”. Hoàn Tướng nghĩa là đem quả vị đã chứng đắc trang trải cho mọi người. Đây chính là nội dung của sự chứng quả chân thật ấy.

Như vậy, theo Thân Loan, Hoàn Tướng là những hành giả đã vãng sanhgiác ngộ thành Phật, nhưng tiếp tục thị hiện công đức tự lợilợi tha của chư vị Bồ Tát, như trong phẩm Phổ Môn, Bồ Tát Quan Thế Âm Bồ Tát, thuộc kinh Pháp Hoa cho biết Bồ Tát Quan Thế Âm thiên biến vạn hóa giáo hóa chúng sanh. Phổ Môn thị hiện vừa là ví dụ có tính cách cụ thể, vừa là vì cứu độ chúng sanh phải biến hóa ứng hợp với chúng sanh và dùng mọi phương cách để cứu độ.

Với chúng ta, Phật A Di Đà thị hiện là Phật Thích Ca trước tiên, sau đó thị hiện bảy vị cao tăng đó là: Long Thọ, Thế Thân, Đàm Loan, Đạo Xước, Thiện Đạo, Nguyên Tín, Pháp Nhiên, mà theo Thân LoanLiên Như, đó chính là những Hoàn Tướng, Bồ Tát hóa độ đang giáo huấn chúng sanh niệm Phật. Nói khác, chúng ta gặp Phật-pháp, tin tưởng vào Bổn Nguyện và hành trì pháp môn niệm Phật gọi là Vãng Tướng. Tuy nhiên, đồng thờivô số Bồ Tát vì lòng Đại Bi, trở lại thế giới nầy gọi là Hoàn Tướng. Ngay cả, chúng tamọi người, thậm chí các loài động vật cũng không thể nói dứt khoát là không phải Hóa Thân của Chư Bồ Tát thuộc Hoàn Tướng. Chúng ta thường không để ý thôi, thật ra vẫn nghe được lời giáo hóa của chư Bồ Tát Hoàn Tướng chỉ dạy chúng ta Niệm Phật, giáo dục cho thân tâm chúng ta.

I.4.11 Chuyển Nhập Tam Nguyện

Ra khỏi Phương Tiện chơn môn, thể nhập vào sự tuyển chọn của Nguyện Hải, mau lìa được Tâm Vãng Sanh khó nghĩ bàn, mong muốn nối theo Nan Tư Nghì Vãng Sanh.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán - Nhật).

Theo cách hiểu ngu ngốc của Thân Loan, giải thích của Thiên Thân, Thiện Đạo và có nhiều vị Tổ Sư cho rằng tu hành làm các việc thiện, viên tịch dưới gốc cây Song Thọ gọi là Phương Tiện Hóa Độ Vãng Sanh, hoàn toàn khác xa giáo huấn phương tiện là nhờ tích chứa công đức Niệm Phật vãng sanh vào Chơn Môn. Tự mình niệm Phật cũng chưa đủ, phải nương nhờ công đức tha lực, gọi là Nan Tư Vãng Sanh, cho nên khởi tâm nguyện vãng sanh theo phương tiện hóa độ.

Ý nghĩa chân thật của Phật, hướng dẫn vãng sanhhoàn toàn ra khỏi pháp môn phương tiện Chơn Môn, thể nhập Bổn Nguyện quảng đại vô biên. Tuyển chọn thế giới khỏi mọi tự lực tính toán, nguyện vãng sanh theo phương tiện hóa độ, vãng sanh về cõi chân thật Báo Độ, chờ đợi vãng sanh thành Phật, gọi là Nan Tư Nghì Vãng Sanh. Đó là nguyện thứ 20 đã phát và là nguyên nhân thâm sâu vậy. (Hóa Thân Độ Văn Loại - Thánh Điển – trang 412).

Giải thích:

I.4.11.1 Lịch Trình Cầu Đạo
Theo truyền thuyết được tường thuật, hai mươi năm Thân Loan tu hành nghiêm mật tại Tỷ Duệ Sơn từ lúc xuất gia năm chín tuổi cho đến năm hai mươi tuổi chúng ta thấy sự tuân thủ giới luật, tịnh hóa phiền não, tu hành theo Thánh Đạo Môn, nhằm đạt ngộ Trí Tuệ đến chỗ Nhứt Như của Ngài. Thời gian ở tăng đường trong Tam Muội Đường, là lúc Ngài niệm Phật không ngớt, giữ gìn giới luật hay cũng có thể nghĩ rằng đó là việc phải làm mà hành giả muốn vãng sanh Tịnh Độ theo lời nguyện thứ 19. Công đức tu hành niệm Phật không gián đoạn đó là muốn sanh về cõi Tịnh Độ. Theo lời nguyện thứ 19, người phát Bồ Đề Tâm, nguyện vãng sanh Tịnh Độ, cần tích chứa công đức, khi lâm chung được Phật A Di Đà tiếp dẫn, bởi vì Ngài có lời thệ nguyện tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh Tịnh Độ. Thân Loan cho rằng đó là vãng sanh bằng tự lực chính mình thực hành muôn hạnh. Điều cần yếu ở đây, tư duy về vãng sanh theo phương tiện hóa độ như Phật viên tịch dưới gốc cây Song Thọ.

Thật ra, chín mươi ngày đêm thực hành pháp “Thường Hành Tam Muội” không chớp mắt là một trong những pháp tu quan trọng lấy Phật A Di Đà làm Bổn Tôn, xưng danh hiệu Ngài liên tục trong đạo tràng hành trì của Thiên Thai Tông, đó là thời gian khổ luyện của hành giả tịnh hóa tội chướng cũng là lúc thập phương Chư Phật ảnh hiện cho biết vấn đề vãng sanh thành Phật của hành giả. Hẳn nhiên, hành giả song song với việc xưng danh còn thực hiện pháp quán Phật nữa, đó chính là một trong những hạnh tự lực, Thân Loan thực hiện nguyện thứ 19, mong được vãng sanh. Dù cho pháp hành ấy thành tựu, Như Lai vẫn chỉ là vị hóa Phậtvãng sanh cũng chỉ là phương tiện hóa độ mà thôi.

Mãi năm 29 tuổi, Thân Loan cũng chưa biết rõ điều ấy, chỉ toàn dốc lực của mình tu hành, song lúc gặp Pháp Nhiên được nghe được pháp môn chuyên tu niệm Phật, tin vào Chánh Định nghiệp, hành trì pháp nhất hạnh xưng danh hiệu. Thế nhưng, “Huệ Tín Ni Tiêu Tức” thì cho rằng “trong 100 ngày có thiên cơ giáng xuống soi sáng, trở thành những việc quan trọng…”[186]. Ở đây, phải thấy điểm chính là khoảng khắc 100 ngày ấy Ngài quyết định chuyên tu niệm Phật, tha thiết nghe Pháp, nương công đức niệm Phật, đồng thời không hoàn toàn lìa bỏ tự lực, cho nên từ đó Ngài dừng lại tư duy tự lực Niệm Phật.

Thật ra, đó là công đức thù thắng của việc Niệm Phật Nhất Hạnh, Ngài chuyên niệm không chỉ khi tâm an lạc, mà ngay cả khi tâm không an, luôn nghĩ đến việc cứu độ, thậm chí đã tuyệt vọng, mà vẫn cứ Niệm Phật tới lui. Ngài bỏ những tạp hạnh của chính mình, với tâm quyết liệt khẳng định dù thiện hay ác, dù được hay không vẫn cứu độ, vì khi ấy trạng thái tự lực vẫn còn sót lại. Niệm Phậtcăn bản của việc lành, khi xưng danh hiệu, tin rằng nhờ các pháp hành ấy mà có công đức. Nhờ tích chứa công đức xưng danh cho nên được vãng sanh, cũng chính là Chơn TâmHồi Hướng Vãng Sanh, theo nguyện thứ 20 về việc Niệm Phật, Thân Loan gọi là Chơn Môn. Còn Nan Tư Nghì Vãng Sanh gọi là nhơn của Phương Tiện Hóa Độ.

I.4.11.2 Trở Về Bổn Nguyện
“Giáo Hành Chứng Văn Loại” chép rằng: “Chỉ có kẻ ngu ngốc như Thân Loan nầy vào năm Tân Dậu niên hiệu Kiến Nhân đã bỏ những tạp hạnhtrở về với Bổn Nguyện”[187]. Từ bỏ tự lực nhỏ bé của mình, giao thân mệnh nầy cho tha lực để mong đạt được cảnh giới tín tâm chân thật. Bỏ các tạp hạnh trở về với Bổn Nguyện chính ám chỉ lời nguyện thứ 18 vậy. “Giáo Hành Chứng Văn Loại” gọi trường hợp nầy là “Bổn Nguyện”, lúc nào cũng dùng chỉ cho lời nguyện thứ 18 nầy. Thông thường, ngược lại của tạp hạnhchánh hạnh, phải chăng đây là lìa bỏ tạp hạnh, trở về chánh hạnh? Đây chỉ là việc trở về pháp niệm Phật, cho nên nói rằng: “Trở về lại Bổn Nguyện”. Trở về với niệm Phật nghĩa là quyết định lựa chọn nguyện thứ 18, niệm Phật được Chánh Định Nghiệp. Hơn nữa, chọn Bổn Nguyện để thể nhập, không còn nghi ngờ gì nữa, đó là Phật ý. Ở đây, phải hiểu rằng việc nầy biểu hiện tính chất giao phó bổn mạng nầy vào Bổn Nguyện tha lực.

Đến năm Kiến Nhân nguyên niên[188] Ngài đúng 29 tuổi, xả bỏ tất cả những niềm tin và pháp tu thuộc tự lực chuyển nhập vào pháp môn tha lực của lời nguyện thứ 18[189] nầy.

I.4.11.3 Cáo Bạch về Sự Chuyển Nhập của 3 Nguyện
Thân Loancon người như thế, từ Thánh Đạo Môn qua lời nguyện thứ 19 (Yếu Môn) tiến tới lời nguyện thứ 20 (Chơn Môn) cuối cùng suy nghĩ chuyển lại lời nguyện thứ 18 (Hoằng Nguyện). Như được biết, việc chuyển đổi Ba Nguyện như sau: “Đã từ lâu, xem các thiện hạnh ấy là giả môn, phải vượt khỏi và hoàn thành, lìa sự vãng sanh dưới gốc cây Song Thọ”. Đây chính là biểu hiện lìa khỏi lập trường Yếu Môn của lời nguyện thứ 19. Còn lập trường của Thánh Đạo Môn là khuyên tu các hạnh lành, mà ở đây nói phải lìa khỏi.

Tiếp theo cho rằng: “Trở lại thể nhập vào gốc thiện và gốc công đức, phát khởi tâm Nan Tư Vãng Sanh cho mọi người”. Rời khỏi Yếu Môn, biểu hiện hội nhập vào lập trường của Chơn Môn là nguyện thứ 20. Thiện BổnĐức Bổn có nghĩa là tất cả công đức căn bản của việc xưng danh niệm Phật. Đặc biệt, việc xưng danh ấy tích chứa công đức biểu hiện qua ngôn ngữ của tha lực niệm Phật, như ta đã thấy qua sự lý giải của Thân Loan rằng: “Bây giờ, hãy rời khỏi phương tiện Chơn Môn, chuyển nhập vào Nguyện Hải Tuyển Chọn. Hãy mau lìa khỏi Nan Tư Vãng Sanh, nếu muốn tiến đến Nan Tư Nghì Vãng Sanh, phải theo kết quả của lời nguyện. Ngoài ra, không còn lý do nào khác nữa”. Bây giờ, chính là lúc mà ngay cả tự lực cũng phải xa rời, chuyển nhập vào pháp môn của lời nguyện thứ 18, mà lời nguyện thứ 20 chỉ cho ta thấy về phương tiện bày ra đó. Rồi nguyện thứ 18 chính là bóng mát vô cùng hoan hỷ về nhiếp hóa kỳ diệu được Phật A Di Đà hướng dẫn.

I.4.11.4 Rõ Biết Ân Phật
Như thế, cuối cùng kết quả rằng: “Nhập Nguyện Hải, liễu tri ân Phật sâu xa, thệ báo đền ân đức cao cả, tạo những căn bản cho Chơn Tông, thường hoan hỷ xưng niệm công đức như biển Bất Khả Tư Nghì của Phật, chẳng bao lâu đến chỗ tối cao”, biết như vậy nhờ lòng tôn trọng Bổn Nguyện, nhờ nhận được tha lực tiếp sức mà phát sanh Bổn Nguyện rộng rãi vô biên. Thật khó lường ân đức sâu xa, quyết định báo ân, biểu hiện tâm thanh khiết đối với Tịnh Độ Chơn Tông. Thân Loan nhặt tất cả những lời giải thích quan trọng đó đây trong kinh biên tập thành “Giáo Hành Chứng Văn Loại” để cảm niệm công đức Phật dành cho người niệm Phật rộng sâu như biển cả. Ngài hoan hỷ tán thán cảm niệm và thừa nhận lời Phật dạy.

Như vậy, thông qua việc chuyển đổi tự thân, Thân Loan liễu đạt Bổn Nguyện Tha Lực. Trong 48 lời nguyện, không phải chỉ có nguyện thứ 18, mà lời nguyện thứ 19, lời nguyện thứ 20 là những pháp môn thệ nguyện tự lực, được tâm nguyện của Phật A Di Đà gia bị, mà “Giáo Hành Chứng Văn Loại” đặc biệt “Hóa Thân Độ Văn Loại” tường thuật và nêu rõ những lý do ấy.

Hơn nữa, Thân Loan thể nhập nguyện thứ 18 là lúc Ngài đúng 29 tuổi. Sự kiện nầy được xem như niềm tin tha thiết, mà mọi người trải qua thời gian dài kinh nghiệmtư duy mới chấp nhận. Do vậy, thật rõ ràng đây là thể loại của ba nguyện chơn, giả, trung, mà nội dung là lời nguyện thứ 18, nguyện thứ 19 và nguyện thứ 20. Tóm lại “Giáo Hành Chứng Văn Loại” được trước tác và bình giải lúc Ngài 50 tuổi, không xa thời gian chuyển đổi ấy lắm.

I.4.12 Vui Mừng Khi Gặp Pháp

Những gì muốn gặp nay đã gặp, những gì muốn nghe nay đã được nghe.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán - Nhật).

Đầu tiên, tôi[190]tiếp xúc Thánh Điển nguyên bản từ Tây Vức, Ấn Độ, sau đó các tác phẩm chú giải của những bậc Tổ Sư Trung Quốc, Nhật Bản, bây giờ gặp được những điều muốn gặp và nghe được những việc muốn nghe, tâm rất hoan hỷ vui mừng, tôn kínhtin tưởng pháp tu Tịnh Độ Chơn Tông qua lời dạy Giáo, Hạnh, Chứng, xin hồi hướng lên Như Lai. Phải nói rằng nhờ ân đức Như Lai soi sáng, được tu học, rất vui mừng được nghe pháp, tự thân rộng mở, trân trọng ân Pháp và xin tán thán. Do vậy soạn ra “Giáo Hành Chứng Văn Loại” nầy. (Phần Đầu - Thánh Điển – trang 132).

Giải thích:

I.4.12.1 Mừng Thay
Chữ “Khánh Tai”! bắt đầu ở trong “Giáo Hành Chứng Văn Loại" nghĩa là mừng thay! Tiếp theo, những giòng chữ của “Lời Nói Đầu”, “Lời Cuối” là hai phần có liên quan với nhau. Vui mừng thay! trong phần đầu được hiểu là lời khai thị của Thế Tôn về Bổn Nguyện trong kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ. Lời Phật A Di Đà dạy truyền thừa qua ba quốc gia: Ấn Độ, Trung Quốc Nhật Bản[191]. Tuy nhiên, áo nghĩa thâm sâu dường như còn ẩn chứa đâu đó, mãi cho đến Ngài khi gặp chư vị Tổ Sư dạy dỗ mới có niềm tin Bổn Nguyện Niệm Phật, vui mừng cảm niệm ân đức sâu dày của Phật. Nhờ duyên ấy Ngài tường thuật lại. Hơn nữa, đặc biệt phần sau sách nói về việc gặp ân sư Pháp Nhiên Thánh Nhơn và được truyền thừa, như trong “Tuyển Chọn Bổn Nguyện Niệm Phật” có những hình ảnh mừng vui được họa nên và nhận được. “Giáo Hành Chứng Văn Loại” diễn đạt thật rõ những tư tưởng thâm sâu; cho nên dùng chữ “Khánh Tai” diễn tả thật cảm động khi gặp được sự dạy dỗ của các vị Tổ. Không có bút mực nào diễn tả hết được lòng cảm niệm vô hạn đối với sự cứu độ về Bổn Nguyện muốn nghe và được nghe đó.

I.4.12.2 Hoan Hỷ Và Khánh Hỷ
Ở đây nói đến Thân Loan vui vì cứu được tự thân và niềm vui ấy được chia làm hai phần: Hoan Hỷ và Khánh Hỷ. Dù cho cách nào đi nữa, cả hai từ nầy đều diễn tả trạng thái vui mừng của tâm và thân, song theo “Nhứt Niệm Đa Niệm Văn Ý” chữ “Hoan” có nghĩa là “Vui Mừng Khôn Xiết”[192]. Việc chưa thực hiện được thực hiện, nhất định vui mừng như trường hợp thỏa mãn uớc mong. Vấn đề vãng sanh Tịnh Độgiác ngộ, cho nên không giới hạn trường hợp hoan hỷ, mà đổi chữ “Khánh” giống như sách đã dẫn, nghĩa là: “Mừng về một việc”[193]. Như vậy với Thân loan, vui vì cốt lõi mọi việc đều thực hiện. Hơn nữa, được nghe Phật Tổ giáo huấn, có niềm tin đối với Bổn Nguyện, đem cả thân và tâm niệm Phật, tất nhiên, phải dùng chữ “Khánh” mới bày tỏ hết. Cần nên lưu ý trong “Giáo Hành Chứng Văn Loại” Thân Loan vui tất nhiên dùng chữ “Khánh Hỷ” “vui thay!” hoặc chỉ dùng chữ “Khánh” bày tỏ việc nầy.

Với Thân Loan, không gì bằng niềm vui gặp được bậc Thầy muốn gặp và nghe được lời dạy muốn nghe. Tự mình muốn được nhưng không được, cho nên phải tin vào Như Lai, để được gia bịcuối cùngchúng sanh cho nên tự mình phải thực hành pháp niệm Phật.

I.4.13 Sự Thệ Nguyện Sâu Dày Của Tâm

Sự thệ nguyện sâu dày của tâm là trồng cây vào đất phật. Vui thay! Tâm ấy được trồng vào đất Phật, qua lời thệ nguyện rộng lớn. Niệm ấy chính là sự lưu lộ vào biển Giáo Pháp, thật khó nghĩ bàn.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán - Nhật).

Bây giờ, chúng ta được sanh ra, tâm được gieo trồng vào mảnh đất Bổn Nguyện. Khi nghĩ đến, chúng ta thấy giống như nước chảy vào biển cả, chơn lý vượt lên trên mọi giới hạn. Phải biết rõ lòng thương của Như Lai làm cho chúng ta quy ngưỡng ân đức giáo dưỡng cao dày của các bậc Thầy nên rất vui mừng, luôn luôn tưởng nhớ ân đức sâu dày thật là thiết tha. (Phần Sau - Thánh Điển – trang 473).

Giải thích:

I.4.13.1 Mừng Về Ân Sư
Phần sau “Giáo Hành Chứng Văn Loại” chép rằng: “Mừng thay” là lời nói về Ân Sư, đó là ân sư Pháp Nhiên, vào năm Nguyên Cửu[194] thứ 2, lúc Thân Loan 33 tuổi, bởi vì Ngài truyền thọ tập“Cách Tuyển Chọn Bổn Nguyện Niệm Phật”. Ngoài ra, nhận được bức họa của Thầy mình, tường thuật nhiều lần trong sách vở, chính là muốn báo ân một cách hoan hỷ về vấn đề Pháp Nhiên khai tâm cho Thân Loan nhập thế giới Bổn Nguyện Đại Bi, vốn bị sanh tử che lấp cho nên bị giới hạn. Tư tưởng ứng đáp với Ân Sư trong tác phẩm “Giáo Hành Chứng Văn Loại” là những lời Thánh Giáo như châu ngọc đã cho vào đó.

I.4.13.2 Phật ĐịaPháp Hải (Đất Phật và Biển Pháp)
Ở đây có câu “Tâm trồng vào nơi đất Phật bằng lời thệ nguyện rộng lớn, niệm ấy lưu xuất vào biển pháp thật khó nghĩ bàn”, như trong quyển 3 của “Đại Đường Tây Vức Ký”[195] Ngài Huyền Trang nói rằng: “Tâm ấy trồng nơi đất Phật và tình nầy chảy vào biển pháp”. Chữ “Phật Địa” phù hợp với chữ “đứng”, nghĩa ấy dành cho chữ “cây”, nghĩa là trồng cây mà cây đó có gốc rễ ăn sâu vào lòng đất, đứng vững và tồn tại. Tâm của hành giả Niệm Phật giống như cây có gốc rễ ăn sâu vào lòng đất, không lay chuyển. Bổn Nguyện Như Lai cũng đứng vững trên mặt đất, có gốc rễ ăn sâu vào lòng đất và tiếp tục hấp thụ Từ BiTrí Tuệ Như Lai, cho nên nói rằng: “Tâm ấy trồng nơi Phật Địa bởi lời thệ nguyện rộng lớn” là vậy.

“Niệm ấy chảy vào biển pháp khó nghĩ bàn”, theo “Tịnh Độ Văn Loại Tụ Sao” thì “tình ấy chảy vào biển pháp thật khó nghĩ bàn”. Chữ “niệm” cũng như chữ “tình” đều có ý nghĩa giống nhau, vì chúng ta liên tục khởi lên vui lẫn buồn không dứt. “Pháp Hải” là ngôn ngữ biểu hiện lãnh vực chơn lý rộng khắp vô biên như biển cả. Song ở đây có ý nói về lãnh vực Bổn Nguyện của Phật A Di Đà cứu độ muôn người rộng rãi bao quát như vậy. Ngay cả lúc buồn, lúc chán, lúc giận ghét, thương hờn v.v..., chỉ cần niệm Phật, buồn bực ấy sẽ xua tan niệm tình thể nhập thế giới Bổn Nguyện tuôn chảy vào tâm bao la, khiến tự thân thanh tịnh an ổn, thật bất khả tư nghì. Hơn nữa, vui mừng vì đây là ân huệ an ổn dành cho người niệm Phật Bổn Nguyện.

I.4.14 Buồn Thay!

Ngu Ngốc Thân Loan có phải là kẻ buồn rầu chăng? Vì vẫn đắm chìm trong biển ái dục và bị mê hoặc trong núi Thái Sơn danh lợi, chưa lần nào nhập vào Định Tụ một cách hoan hỷ.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán - Nhật).

Thật buồn thay! kẻ dại khờ như Thân Loan nầy vẫn còn chìm đắm trong biển ái, bị chôn sâu trong núi danh dự, mê muội, chưa hoan hỷ tiếp cận giác ngộ chân thật, xấu hổ thay! bi thương thay! (Tín Văn Loại - Thánh Điển – trang 266).

Giải thích:

I.4.14.1 Buồn Cho Phiền Não
Đây là những câu kết luận ở phần bình giải của “Tín Văn Loại” về đệ tử Phật chơn chánh. Ai tin Bổn Nguyện và Niệm Phật được ca ngợitán thán rằng sẽ chứng đạt vị Chánh Định Tụ, như địa vị chứng đắc của Bồ Tát Di Lặc, thường nghe những lời Phật dạy, dù cho có đầy đủ công đức vẫn tiếp tục nghe, bởi vì ta[196] là kẻ ngu muội, chỉ toàn những xấu hổ mà thôi.

Những câu văn ngày ấy vẫn hơn hẳn những câu nói theo phong vị nầy nay về ý nghĩa. Khi đọc những lời ấy thăng trầm nhiều lần, tâm ta cũng dao động không ít đến tâm lo nghĩ của Thân Loan.

Như vậy, những ai có niềm tin về lời Phật A Di Đà dạy về Bổn Nguyện không phải không còn tâm so đo của con người. Có thể nói rằng, Thân Loan là người được gia trì bảo bọc bởi Trí Tuệ của Như Lai, không chối từ lời nguyện của Như Lai, giao phó tự thân nầy cho Như Lai, tâm tự dưng đồng với tâm Như Lai. Ai có niềm tin vào Bổn Nguyện, được nói rằng, sẽ thể nhập Chánh Định Tụ. Mặc dù chúng ta, những kẻ phàm phu dẫy đầy phiền não, còn trong vòng sanh tử, nhưng nhờ ân đức Như Lai, được tiếp dẫn đến chỗ cao cả, được thâu nhận vào hàng Thánh, làm bạn với các bậc Thánh. Tuy nhiên, Chánh Định Tụđịa vịhành giả Phật Tử chơn chánh tôn kính, biết rõ tự thân mình. Ngược lại là lời dụ đừng cho phiền não không khởi lên, tiếp tục tạo ác nghiệp. Với hiện thật tự thần, chẳng biết nơi chấm dứt phiền não, đánh thức tâm bi lụy. Từ đó lời than vãn “buồn thay! xấu hổ thay! thương thay!” khởi lên trong chính mình và xấu hổ thật nhiều.

I.4.14.2 Xen Kẻ Giữa Buồn và Vui
Thế nhưng, nhìn kỹ lại, thật không phải là những câu văn tối nghĩa và tuyệt vọng, đó chỉ là lời thuật lại đáng lưu ý mà thôi. Thật xấu hổ vì tự thân bị chất độc ái dụcdanh dự làm hoen ố rồi, tuy chưa vui để được nhập Chánh Định Tụ. Thật ra, chính không vui ấy là đang ở trong Chánh Định Tụ rồi, dù chưa vui nhưng được cận kề với Tịnh Độ Niết Bàn, điều mà chúng ta rất quan tâm trong cuộc sống và chấp nhận chưa vui từ năng lực Bổn Nguyện. Khi xác định gần kề Tịnh Độ rồi, biết rõ niềm vui mà văn chương chuyên chở, một cách tận tường. Ở đó, hiện lên và tỏa rộng ánh sáng hy vọng thật bất khả tư nghì.

Chú thích ở phía trước “Giáo Hành Chứng Văn Loại” cũng như phần Tam Mạt “Lục Yếu Sao ” giải thích lời dạy nầy như sau:

“Thành Tri”[197] chính ngôn từ than thở thảm thiết nhưng lại rất hoan hỷ, chỗ xen kẻ giữa buồn, vui. “Bất Hỉ” và “Bất Khoái”[198] biểu hiện lòng thương hại, sự xấu hổliễu đạt Chánh Định Tụ nhiều lần, gần với chứng ngộ chân thật. Đó là biểu hiện bí mật tự chứng, không phải là không có niềm hỉ lạc[199].

Thật ra đây là ngôn ngữ than thở đau xót cho thân thể ngu muội của chúng ta, nhưng không phải không có niềm vui. Đây chính là sự biểu lộ tâm tình đang xen giữa buồn, vui, như ánh sáng chiếu vào tâm cảnh mờ. Cũng có người niệm Phật liên tục nhưng vẫn bị phiền não che lấp, gây ra tội chướng sanh tử, giống như ánh sáng của tấm kính chưa hẳn hoàn toàn sáng tỏ như ban ngày.

Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi định hướng vãng sanh Tịnh Độ, vì đó là cánh cửa căn bảncon người phải đi qua, như ánh sáng chiếu soi vào cuộc sống của con người.

Hành giả Niệm Phật không những chỉ buồn vì kiếp nhân sinh chìm nổi, mà phải tống khứ nó đi; ngược lại trong cuộc sống hằng ngày không phải là niềm vui lúc nào cũng vọt lên mãi mãi. Khi nghe lời dạy của Như Lai, cứ nghe và đồng thời phải rõ biết biên giới của xấu hổ về tội chướng của mình sâu dày. Vì vậy, đây là phương diện khai mở thoáng dịu đầy hoan hỷ cho những ai ngưỡng vọng bi nguyện cứu độ kẻ dại khờ. Cả đời người Niệm Phật chẳng qua là đang xen giữa buồn, vui vậy. 
 

[1] Nghĩa là thu nhiếp và giữ gìn 
[2] Ngũ nghịch tức 5 tội: giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá hòa hợp Tăng và thân Phật chảy máu. Hủy báng Chánh-pháp dùng để chỉ cho “nhứt xiển đề” là những kẻ không có lòng tin Phật pháp.
[3] Chúng sanh niệm phật chắc chắn phật không bỏ
[4] Vasubandhu người Ấn Độ sống vào thế kỷ thứ V
[5] Sumo là một loại đấu vật theo kiểu Nhật Bản.
[6] Tôi đây chính là Thân Loan.
[7] Ý nói chùa Hưng Phước và các chùa lớn tại Nara.
[8] Chùa Diên Lịch thuộc Tỷ Duệ Sơn.
[9] Chữ địa phương ở đây có thể hiểu là những quận lỵ nhỏ ngày trước.
[10] Ý nói tác giả Kakehashi.
[11] Tôi ở đây ám chỉ cho Pháp Nhiên.
[12] Thánh Điển trang 899
[13] Tôi ở đây chỉ cho Thân Loan.
[14] Tôi ở đây chỉ cho tác giả Kakehashi.
[15] Sinh năm 150 và tịch năm 250
[16] Sinh năm 400 và tịch năm 542
[17] Sinh năm 476 và tịch năm 542
[18] Sinh năm 562 và tịch năm 645
[19] Sinh năm 613 và tịch năm 681
[20] Sinh năm 942 và tịch năm 1017
[21] Sinh năm 1133 và tịch năm 1222
[22] Tác giả Kakehashi
[23] Nghĩa là Thầy trò
[24] Tức cảnh giới Tịnh Độ hay còn gọi là Cực Lạc
[25] Có nghĩa là sự cứu độ người ác là đối tượng
[26] Ý nói những bậc Thánh và những người lành cũng được cứu độ
[27] Ý nói Ngài Nguyên Không
[28] Tín Văn LoạiThánh Điển – trang 279
[29] Tức Jivaka, vị y sĩ của Đức Phật ở thành Vương Xá
[30] Có nghĩa là sự cần thiết
[31] Tôi đây ý chỉ cho Thân Loan 
[32] Thánh Điển trang 873
[33] Theo Chánh Tượng Mạt Hòa TánThánh điển – trang 622
[34] Tác giả Kakehashi
[35] Chánh Tượng Mạt Hòa TánThánh Điển – trang 617
[36] Thánh điển trang 81
[37] Thánh điển trang 561
[38] Điều 9 – Thánh điển – trang 836
[39] Nghĩa là không thể nghĩ bàn
[40] Cũng còn có thể hiểu là người thế gian muốn xa rời cuộc sống thế tục và nuyện bỏ thế tục để sau được sanh về Tịnh Độ
[41] Ý nói cõi Ta Bà
[42] Ý nói tâm của những kẻ phàm phu
[43] Ám chỉ cho những tín đồ
[44] Ở phòng Thế Quán
[45] Ở phòng niệm Phật 
[46] Thuộc phòng thiện tín
[47] Ý nói Phật A Di Đà và chư vị Thánh chúng
[48] Có nghĩa là anh, ngươi hay các anh, các ngươi
[49] Có nghĩa là hãy nhanh lên
[50] Xác chết của những người hủy báng
[51] Dùng để ví dụ cho 2 con sông và con đường trắng
[52] Trong “Thán Dị Sao”
[53] Chỉ cho hư vọng phân biệt
[54] Sanh và tử là một
[55] Tác giả Kakehashi
[56] Thánh Điển trang 693
[57] Hành Văn LoạiThánh Điển – trang 141
[58] Hành Văn LoạiThánh Điển – trang 170
[59] Thế Chí Hòa TánThánh Điển – trang 577
[60] Sinh năm 400 và tịch năm 480
[61] Sinh năm 476 và tịch năm 542
[62] Ý nói cõi An Dưỡng, Cực Lạc
[63] Ý nói thế giới của những vị thần.
[64] với tâm nguyện hoàn thành khi giác ngộ
[65] Nguyện tác Phật tâm
[66] Độ chúng sanh tâm 
[67] Đây chỉ về tánh tướng đều không của chư Phật 

[68] Cách giải thích về ứng thân Phật theo Phật Giáo Nhựt Bản hơi khác về cách giải thích về ứng, hóa thân của Phật Giáo Việt Nam và ngay cả báo thân cũng giải thích khác nữa.

[69] Sinh năm 613 và tịch năm 681
[70] Nói rộng là 48 lời nguyện. Nói lược là lời nguyện thứ 18
[71] Do quả báo của việc làm lành dữ mà kết quả sẽ được vui hay khổ
[72] Kẻ phàm phu cũng được sanh ngay về báo độ
[73] Cực Lạc, An Dưỡng giới
[74] Vô Lượng quang
[75] Vô Lượng thọ
[76] Chính là ánh sáng từ bi
[77] Ý nói về mình và người
[78] Mình và người là một
[79] Xin tham khảo phần “phương tiện Pháp Thân của sách tiếng Nhật này – trang 150
[80] Thành Gaya ngày nay vẫn còn, gần Bồ Đề Đạo Tràng
[81] Phật lưu dấu tích lại thuộc về Tích Môn
[82] Bản Môn của Đức Phật Thích Ca
[83] Thực sự đã thành Phật từ lâu rồi
[84] Huệ quang chiếu vô lượng
[85] Thọ mạng vô số kiếp 
[86] Thánh Điển – trang 566
[87] Chú thích bản Thánh Điển, biên về vị Tổ thứ 7, trang 956
[88] Chú thích theo bản Thánh Điển – biên về Tổ thứ 7 – trang 662
[89] Ý nói những tài liệu này thuộc loại tài sản của Quốc gia
[90] Thân Loan Thánh Nhơn chơn tích tập thành – trang 3.105
[91] Những người học Phật mà phủ định việc niệm Phật.
[92] Thánh Điển trang 1.133
[93] Chú thích bản Thánh Điển – biên về vị Tổ thứ 7 – trang 467
[94] Xem phần tiếng Nhật trang 103 và tiếng Việt trang…
[95] Thánh Điển – trang 655
[96] Chú thích bản Thánh Điển – biên về Tổ thứ 7 – trang 155
[97] Thánh Điển trang 190

[98] Thánh Điển trang 783

[99] Đây ám chỉ Pháp Nhiên 

[100] Thánh Điển trang 746

[101] Tức Chơn ĐếTục Đế

[102] Chơn lý cùng cực

[103] Ứng với Thế Tục Đế nói ra chân lý ấy

[104] Sanh tử là một không khác

[105] Nguyện tác Phật-tâm

[106] Tìm cầu tự giác trí tuệ đã hoàn thành

[107] Đối với tất cả chúng sanh ngoài tự giác ra phải dùng sự thực tiển của lòng từ bi.

[108] Cái tâm nguyện thành Phật.

[109] Cái tâm cứu độ tất cả chúng sanh.

[110] Thánh Điển trang 604

[111] Cao Tăng Hòa TánThánh Điển – trang 585

[112] Đây chính là Trí Tuệ có được khi cứu độ chúng sanh sau khi đã có Vô Phân Biệt Trí.

[113] Thánh Điển trang 18

[114] Thánh Điển trang 251

[115] Nghe tức là tin

[116] Tin tức là Nghe

[117] Bổn nguyện chiêu hoán sắc mệnh

[118] Thánh Điển trang 509

[119] Tức là Chánh-định trong Bát Chánh Đạo

[120] Chơn Tông Thánh Giáo toàn thơ trang 352

[121] Xem thêm phần Chánh Định Tụ trong sách nầy trang 164 tiếng Nhật và tiếng Việt trang …

[122] Thánh Điển trang 643

[123] tức là thuyết nói rằng: trong một đời không thoái chuyển

[124] dục giới, sắc giớivô sắc giới

[125] Trí tuệ vô lậu

[126] nếu dùng con số đếm thì phải viết là 5.670.000 năm

[127] Thánh Điển trang 604

[128] Tham chiếu sách tiếng Nhật trang 66

[129] Thánh Điển trang 740

[130] Đây là thế giới hoàn toàn khổ sở, một chút ánh sáng cũng không lọt vào.

[131] Dịch giả: tiếng Đức định nghĩa Phật là người giác ngộ, người tỉnh thức, lìa sanh tử, tự bừng tỉnh…

[132] Đây là Lục Độ Ba La Mật

[133] Tức những kẻ hoàn toàn không tin tưởng vào Tam Bảohoàn toàn không có chất thiện nơi người ấy

[134] Đó là tham, sân và si

[135] Tức cuộc đời của Thân Loan 

[136] Theo bản Đề Hồ của Pháp Nhiên Thượng Nhơn truyện ký - Phần Ngữ Lục.

[137] Theo thuật ngữ “siêu tử hồi sanh”

[138] Thánh Điển trang 742

[139] Ở đây ý nói về Bổn Nguyện Lực

[140] Lấy Bổn Nguyện làm chỗ nương tựa và nhờ Bổn Nguyện mà chuyển hóa sự tồn tại.

[141] Nhằm năm 1258 

[142] Tức nhà Tầm Hữu em của Thân Loan 

[143] Tức là sự tự nhiên

[144] Đó là Tự NhiênPháp Nhĩ 

[145] Pháp tắc của bổn nguyện như thế ấy
[146] Ý nói không mang theo một vật gì cả.
[147] Thánh Điển trang 584
[148] Có nghĩa là Kinh gốc của Tông ấy
[149] Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ - Thánh Điển – trang 18
[150] Nguyện của Phật được phát sanh và những điều căn bản
[151] Tức là Kinh nói về Nhứt Thừa cứu cánh cao cả.
[152] Ý nói chúng sanh như người đui mù

[153] Thánh Điển trang 9

[154] Ý nói về số nhiều

[155] Năm trược gồm: Kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trượcmạng trược.

[156] Tham chiếu sách tiếng Nhựt nầy trang 123
[157] Tức Tịnh Độ Chơn Tông
[158] Thánh Điển trang 479
[159] Khẩu nghiệp công đức.

[160] Huyền Nghĩa Phân – chú thích bản Thánh Điển – biên về Tổ thứ 7- trang 325.

[161] Nhiếp Đại Thừa Luận
[162] Danh hiệu ấy được giải thích từ phía Đức Như Lai.
[163] Tiếng Việt và tiếng Hán gọi là độc nhất vô nhị.
[164] Chữ bối có nghĩa là bực.

[165] Thánh Điển trang 81.

[166] Thánh Điển trang 41. Muốn rõ ràng hơn nên xem lời văn nơi “Tín Văn Loại”.
[167] Thánh Điển trang 678
[168] Nghĩa là chí tâm tin tưởng, muốn sanh về nước ta ..
[169] Thánh Điển trang 231
[170] Nam Mô A Di Đà Phật tương đương với Ba Tâm của Như Lai.
[171] Thánh Điển trang 522
[172] Chỉ một không hai
[173] Hai loại tin sâu vào cơ duyênpháp nghi và nội dung chỉ là một Tín Tâm.
[174] Tức là thuyết về việc vãng sanh liền thành Phật.
[175] Hạnh Tây
[176] Long Quán
[177] Thiên Thai Tông gọi là Sơ Trụ Vị
[178] Tức thành Phật 
[179] Chứng ngộ ngay tức khắc
[180] Thánh Điển trang 264
[181] Tức 5.670.000 năm
[182] Ý nói nơi Đức Thích Ca đã thành đạo

[183] Nghĩa là liền giống như Đức Di Lặc.

[184] Cùng một thể chứ không hai

[185] Chúng sanh và Phật vốn đồng một thể

[186] Thánh Điển trang 811

[187] Thánh Điển trang 472

[188] Nhằm năm 1201

[189] Điều nầy có nghĩa là chuyển hoán thân tâm tự lựcquy nhập vào tha lực

[190] Ở đây ám chỉ Thân Loantác giả của Ngu Ngốc

[191] Dịch giả: Thật ra cả Việt Nam, Đai Hàn, Tây Tạng, Bhutan cũng đã có ảnh hưởng rất đậm nét về Tịnh Độ Tông.

[192] Thánh Điển trang 684
[193] Thánh Điển trang 685
[194] Nhằm năm 1205
[195] Xem thêm sách nầy của Dịch Giả, xuất bản năm 2004
[196] Ta đây ám chỉ cho Thân Loan
[197] Thành thật rõ biết.
[198] Chẳng vui và chẳng thích
[199] Chơn Tông Thánh Giáo Toàn Thơ – trang 2315

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/01/2015(Xem: 4852)
29/01/2015(Xem: 5489)
22/10/2010(Xem: 59489)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.