Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật

07/12/201012:00 SA(Xem: 16818)
Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật


Ý NGHĨA CHÂN THẬT CỦA BỔN NGUYỆN NIỆM PHẬT 
Hòa Thượng Tịnh Không thuyết giảng
Liễu Nhân sưu tập và ghi chép - Cư sĩ Truyền Tịnh giảo chánh 
Dịch theo bản in của Tịnh Tông Học Hội Los Angeles, tháng 3, 2001


thichtinhkhong-0101230Mục Lục

1. Ý nghĩa chân thật của ‘Bổn Nguyện Niệm Phật’
a. Bổn nguyện là gì?
b. Chẳng phát nguyện thì niệm Phật không thể vãng sanh.
c. Đời mạt pháp, tà sư nhiều như cát sông Hằng.
2. Làm thế nào để khế nhập cảnh giới của Phật
a. Phàm và thánh cùng một thể -- duy tâm sở hiện, duy thức sở biến
b. Chuyển phàm thành thánh -- Hạ thủ công phu từ tâm niệm.
c. Cảnh giới của thánh nhân (Phật) -- Đối xử hòa mục, đối đãi bình đẳng
d. Giáo dục tôn giáo, cứu vãn thế giới
3. Uống nước nhớ nguồn, bàn về ân đức
a. Niệm Phật, Pháp môn hạng nhất của nền giáo dục Phật ĐàVăn Thù, Phổ Hiền, Thiện Tài đều tu pháp này.
b. Chúng sanh vốn là Phật – vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trướcđọa lạc trong sáu nẻo, thập pháp giới
c. Chắc thật niệm Phật, khỏi đoạn phiền não, một đời thành Phật.
d. Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối. Năng chấp, sở chấp đều không thể đạt được.
e. Ban châu Tam muội.
f. Tướng lành lúc Hàn Quán Trưởng vãng sanh
i. Thấy Phật lần đầu
ii. Thấy Phật lần thứ hai.
g. Uống nước nhớ nguồn, bàn về ân đức. Ân của thầy, ân của hộ pháp.
h. Bậc tái lai – Lão cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập kinh Vô Lượng Thọ
i. Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Vô Lượng Thọ đều là pháp luân viên mãn.
j. Chuyên tu Tịnh Độ. Giải và hành cùng coi trọng.
4. Tu hành như thế nào?
a. Thâm giải kinh giáo – Tin sâu, nguyện thiết, phụng hành.
b. Nghiên [cứu kinh] giáo tức là nhớ Phật – Văn tựnghĩa lý được thực hiện trong sinh hoạt.
c. Tu hànhThanh tịnh, Bình đẳng, Giác
d. Phản tỉnh, sửa lỗi lầm, tiêu nghiệp chướng
e. Học Phật phải bắt đầu từ khởi tâm động niệm
f. Kinh cứu mạng trong thời Mạt phápPhát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh.
g. Khuyến tín, Khuyến nguyện. Tán thán lẫn nhau.
h. Niệm niệmPhật pháp, vì chúng sanh
5. Tịnh nghiệp Tam phước
a. Tịnh nghiệp chánh nhân của ba đời chư Phật.
b. Phật pháp là hiếu đạo và sư đạo
c. Tam quy trong Tịnh Tông: A Di Đà Phật, kinh Vô Lượng Thọ, Bồ Tát Quán ÂmThế Chí.
d. Giữ phép tắc, làm gương mẫu cho chúng sanh. Học chịu thiệt thòi, không vì cá nhân mình.
e. Giác là Phật pháp, mê không là Phật pháp.
f. Tin sâu nhân quả -- Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả.
g. Năm khoa mục của Tịnh TôngTam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập Nguyện.
6. Phật học vấn đáp
a. Chịu bị gạt có phải là bố thí không?
b. Vừa vẽ hoa sen vừa niệm Phật, có thể không bịnh mà mất hay chăng?
c. Đến đạo tràng, làm công quả có phải là quảng doanh chúng vụ hay không?
d. Nên nghĩ như thế nào về [vấn đề] tại gia, xuất gia trong thời Mạt pháp?
e. Trong chùa dùng trống làm bằng da có đúng với lời dạy về từ bi hay không?
f. Từ nay về sau xu thế chiều hướng xã hội biến hóa ra sao? Phật giáo đồ tại gia nên tu hành như thế nào?
g. Lúc trước làm ác, lụy đến vợ, bây giờ vợ gây trở ngại cho việc niệm Phật, làm thế nào để tiêu [nghiệp] tội?
Làm thế nào để niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ?
h. Việc chăn gối giữa vợ chồng, có phải người học Phật, niệm Phật chẳng cần việc này? Phải chăng không thể có quan hệ tình dục giữa nam nữ ngoài phạm vi vợ chồng?
i. Nếu mình niệm Phật nhưng vợ (hay chồng mình) chẳng niệm, vả lại còn phá hoại sự niệm Phật, thậm chí xé rách kinh sách, trong trường hợp như vậy phải làm thế nào?
7. Phụ lục
a. Ba yếu quyết của sự thọ trì kinh Vô Lượng Thọ.
b. Thái độ và sự nhận thức cần có trong sự tu học Phật pháp.
c. Lợi ích thù thắng của sự nhiếp thọ chúng sanh của kinh Vô Lượng Thọ
d. Ý nghĩa của Phật thấtniệm Phật.
e. Giới thiệu sơ lược về Tam Thời Hệ Niệm.
f. Khó gặp thầy tốt.
g. Nhàn đàm về chuyện học Phật.

 

 Các bạn đồng học

 Chào các bạn, thầy Ngộ Đạo gởi đến câu hỏi của một vị đồng tu ở trường Đại học Lý Công, Nam Kinh như vầy: “Gần đây có người rao truyền ‘Bổn Nguyện Niệm Phật’ chẳng y chiếu những lời dạy trong Tịnh Độ Tam Kinh, chẳng cần tin, chẳng cần phát nguyện, và cũng chẳng cần niệm Phật đều có thể vãng sanh”. Nhiều bạn đồng học chưa hiểu sâu vào [giáo nghĩa] Tịnh Tông nghe xong rất hoang mang’, xin pháp sư từ bi giảng giải.

 Đây đích thật là một vấn đề rất nghiêm túc và quan trọng, nếu giải thích lệch lạc vấn đề này thì có thể dẫn dắt rất nhiều đồng tu lầm đường, lạc lối, đánh mất cơ hội niệm Phật vãng sanh ngay trong đời này của họ, những người rao truyền lời nói này phải gánh chịu trách nhiệm nhân quả. Trong kinh nói nhất định sẽ đọa địa ngục A Tỳ! Bốn chữ ‘Bổn nguyện niệm Phật’ chẳng sai, nhưng họ giải thích ý nghĩa của nó sai hoàn toàn. Trước khi nhập diệt đức Phật biết rất rõ tình huống trong xã hội hiện tại của chúng ta, rõ ràng vô cùng. Trong chương Thanh Tịnh Minh Hối của kinh Lăng Nghiêm, đức Phật nói: ‘Tà sư thuyết pháp như cát sông Hằng’. Những lời trong kinh này là nói về đời hiện tại của chúng ta -- đời pháp nhược ma cường, chúng sanh nhận giả mà chẳng nhận thiệt, chịu nghe lời gạt mà chẳng chịu nghe lời khuyên!

 Các vị đồng học Tịnh Tông chúng ta phải học theo đức Phật, đức Phật có tâm nhẫn nại chờ đợi những người này. Tôi cảm thấy nhiều người trong nhóm đồng học chúng ta có nhiệt tâm hơn đức Phật, họ nôn nóng muốn độ hết thảy chúng sanh đến Tây phương Cực Lạc thế giới. Nhưng quay đầu lại và thiệt lòng phản tỉnh coi tự mình có thể vãng sanh được hay chăng? Tự mình chẳng có khả năng được độ mà muốn độ người khác! Trong kinh thường nói câu: ‘không có chuyện này!’ (vô hữu thị xứ!), mọi người thường nghe câu này, nghe đến thuộc lòng luôn. ‘Phật không độ người vô duyên’, chúng ta phải hiểu những người này chẳng có duyên với Phật, chẳng có duyên nghĩa là không tin. Không tin vào những lời dạy trong Tịnh Độ Tam Kinh, không thể y giáo phụng hành, mà lại nghe những lời rao truyền này, đây tức là chẳng có duyên với Phật, trong đời này họ nhất định chẳng thể thành tựu.
 
 

 a. Bổn nguyện là gì?

 Bổn nguyện rốt cuộc là gì?

 Bổn nguyện tức là bốn mươi tám lời nguyện. Sau khi Tịnh Tông được thành lập thì chúng ta niệm Phật y theo ‘bổn nguyện’. Bạn hãy xem khóa tụng hằng ngày của Tịnh Tông chúng ta, khóa sáng thì niệm bốn mươi tám lời nguyện, khóa tối sám trừ nghiệp chướng. Nếu chẳng sám trừ nghiệp chướng thì nhất định không thể vãng sanh. Tuy pháp môn này nói ‘đới nghiệp vãng sanh’, các vị Tổ sư đại đức xưa nay đã nói đến rất nhiều ‘chỉ mang theo nghiệp cũ, chứ không mang theo nghiệp mới’. Những nghiệp mà bạn đang tạo hiện nay thì không thể mang theo, chữ ‘đới’ nghĩa là ‘đem theo, mang qua bên đó’; việc sai lầm trong quá khứ không sao, hôm nay sửa cho đúng lại. Câu ‘không kể quá khứ, chỉ luận hành vi hiện nay’ là nguyên lý và nguyên tắc của đới nghiệp vãng sanh. Bây giờ vẫn tiếp tục tạo nghiệp thì chẳng thể vãng sanh, nhất định phải hiểu đạo lý này.

 Bổn nguyện, có người nói bổn nguyện là nguyện thứ mười tám, nhưng phần đông nhiều người không hiểu rõ nghĩa thú! Nguyện thứ mười tám hàm nhiếp hết thảy bốn mươi bảy nguyện kia một cách rốt ráo viên mãn, thiếu một nguyện trong bốn mươi bảy nguyện kia thì nguyện thứ mười tám sẽ không viên mãn. Vị ‘đại đức’ rao truyền ‘bổn nguyện niệm Phật’ có hiểu đạo lý này hay không?

Bất cứ một nguyện nào trong bốn mươi tám nguyện đều hàm nhiếp bốn mươi bảy nguyện kia một cách rốt ráo viên mãn, nguyện nào cũng như vậy cả. Tuy chúng tôi chưa giảng xong kinh Hoa Nghiêm nhưng mọi người cũng đã nghe kinh chẳng ít. Trong câu ‘một tức là nhiều, nhiều tức là một’ (nhất tức thị đa, đa tức thị nhất) của kinh Hoa Nghiêm thì ‘một và nhiều là không hai’ (nhất đa bất nhị) mà! ‘Một tức là hết thảy, hết thảy tức là một’ (nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất), người đó có hiểu không? Bổn nguyện niệm Phật là ‘một tức là hết thảy’, cho nên công đức của bổn nguyện rất thù thắng; tuyệt đối chẳng phải nói ‘chỉ dựa vào nguyện thứ mười tám mà thôi, bốn mươi bảy nguyện kia không cần nữa’; nếu bốn mươi bảy nguyện kia đều không thực hiện được thì nguyện thứ mười tám cũng không làm được luôn. Nguyện thứ mười tám là gì? Nguyện thứ mười tám là tổng cương lãnh của bốn mươi bảy nguyện kia. Vì vậy lời rao truyền này là của ma thuyết pháp chứ chẳng phải của Phật.

Trước khi nhập diệt đức Phật dạy chúng ta ‘Tứ y pháp’, thứ nhất là ‘Y pháp bất y nhân’. Pháp là gì? [Pháp là kinh điểnKinh Vô Lượng Thọkinh đầu tiên của Tịnh Tông. Đời Đông Tấn, Huệ Viễn đại sư xây dựng đạo tràng niệm Phật đầu tiên ở Lô Sơn – Đông Lâm Niệm Phật Đường, những đồng tu có cùng chung chí hướngđạo tâm gồm có một trăm hai mươi ba người. Lúc đó kinh điển Tịnh Tông chỉ có kinh Vô Lượng Thọ, các kinh kia chưa được phiên dịch. Những người trong đạo tràng Lô Sơn đều y theo kinh này, một trăm hai mươi ba người này đều vãng sanh một cách vững vàng, thích đángĐạo tràng này vô cùng thù thắng, trang nghiêm, chúng ta phải đi theo đường của người xưa, kế thừa [sự nghiệp của] người xưa.

Gần đây Ấn Quang lão pháp sư là người cuối đời nhà Thanh đầu thời Dân Quốc, rất nhiều đồng tu đều biết. Ngài là hóa thân của Tây Phương Cực Lạc thế giới Đại Thế Chí Bồ Tát tái lai. Chúng ta chẳng có dịp được gặp lão pháp sư, nhưng Văn Sao của Ngài vẫn còn lưu truyền trong thế gian, [chúng ta] nên đọc tụng kỹ càng, y giáo phụng hành. Ngày nay con đường chúng ta đi là kế thừa Ấn Quang đại sư. Thầy tôi là lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, thầy là học trò của Ấn Quang đại sư, cả đời thầy làm theo lời dạy của đại sư. Tôi thân cận học hỏi thầy Lý được mười năm, thầy không dám đảm đương vai trò của thầy giáo, thầy giới thiệu cho tôi một người thầy. Người thầy này là ai? Tức là thầy của thầy Lý, Ấn Quang đại sư. Do đây có thể biết thầy Lý có đức hạnh, học vấn, và vô cùng khiêm tốn! Thầy dạy tôi phải hết lòng phát tâm đọc tụng Văn Sao và y giáo phụng hành, được vậy [mới xứng đáng] làm đệ tử của Ấn Quang đại sư.

Tôi khuyên hết thảy các vị đồng tu ở khắp nơi noi theo kinh Vô Lượng Thọ và làm đệ tử của A Di Đà Phật một cách gọn tắt, ổn đáng. Lão cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập kinh Vô Lượng Thọ, nếu cụ Hạ không phải là A Di Đà Phật tái lai thì phải là Quán Thế Âm Bồ Tát tái lai, nếu không thì chẳng thể hội tập bộ kinh này được hoàn hảo như vậy. Chúng ta biết ông Vương Long Thư hội tập lần đầu tiên vào triều nhà Tống, ông Ngụy Mặc Thâm hội tập lần thứ hai vào triều nhà Thanh, cả hai đều không hoàn hảo! Thời mạt pháp đích thực có nhu cầu phải hội tập kinh này nên cảm được Phật, Bồ Tát đến thị hiện. Quý vị không tin, nhưng tôi tin; ai tin thì được lợi íchChúng ta biết được những người y chiếu lời dạy trong bản kinh này để tu hành và khi vãng sanh có tướng lành trong những năm gần đây rất nhiều, những người chúng ta được nghe nói đến càng nhiều hơn. Nếu các bạn chẳng tin mà cứ nghe theo lời [rao truyền] của người ta thì không còn cách nào để nói nữa?

Ngày nay trong thời đại dân chủ tự do, rộng mở, ai cũng không có quyền can thiệp người khác, thế thì phải coi duyên phần của chúng ta với đức Phật A Di Đà sâu hay cạn. Chúng ta đọc bản hội tập của lão cư sĩ Hạ Liên Cư, không cần hỏi lão cư sĩ là người như thế nào, không cần như vậy. Hãy coi bản hội tập của ngài đúng như pháp hay không? Chúng ta phải xây dựng lòng tin từ điểm này, chẳng phải mê tín, chẳng phải mù quáng. Tôi đã in năm bản dịch của kinh Vô Lượng Thọ và bốn bản hội tập chung thành một cuốn và đề tên sách là ‘Tịnh Độ Ngũ Kinh Độc Bổn’; trước sau đã in hết hai, ba vạn quyển. Chư vị đồng tu hãy tự xem và so sánh, để quý vị xây dựng lòng tin vững chắc bằng cách này. Sau đó quý vị hãy quán sát kỹ số người noi theo [lời rao truyền] ‘Bổn nguyện niệm Phật’ mà vãng sanh được bao nhiêu người? Họ có tướng lành gì chăng?
 
 

b. Chẳng phát nguyện thì niệm Phật không thể vãng sanh.

Kinh Vô Lượng Thọ dạy rất rõ ràng, điều kiện căn bản của ba bậc vãng sanh là: ‘Phát Bồ Đề tâm, một hướng chuyên niệm’, làm sao có chuyện chẳng phát nguyện mà có thể vãng sanh được? Không có đạo lý này! ‘Chẳng phát nguyện, niệm Phật’ người xưa có nói: ‘Cho dù mỗi ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, chẳng phát nguyện thì hét bể cuống họng cũng uổng công mà thôi!’ 

Tại sao vậy? Bạn chẳng chịu vãng sanh mà! 

Tâm nguyện vãng sanh, buông xuống vạn duyên tức là tâm Bồ Đề.

Trong Yếu Giải, đại sư Ngẫu Ích đã dạy chúng ta: ‘Nếu muốn vãng sanh tăng cao phẩm vị, nhất định phải có tâm giống như tâm Phật, nguyện giống nguyện của Phật, hạnh giống hạnh của Phật’. Tâm chẳng giống tâm của A Di Đà Phật, nguyện cũng chẳng giống nguyện của A Di Đà Phật, hành vi cũng chẳng giống A Di Đà Phật, cho dù bạn vãng sanh thì phẩm vị cũng rất thấp; huống chi là bạn không thể nào vãng sanh được! Chúng ta phải nhớ kỹ nghe!

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, phu nhân Vy Đề Hy cầu sanh Tịnh Độ, thỉnh giáo đức Phật Thích Ca

‘Con phải tu học như thế nào mới có thể vãng sanh Cực Lạc thế giới?’

Trước khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng giải phương pháp tu học cho bà, Ngài đã giảng rõ ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’, giảng rõ cho chúng ta đây là ‘Chánh nhân Tịnh nghiệp của ba đời chư Phật’. Nói một cách khác bất luận Phật quá khứ, Phật hiện tại, hay Phật tương lai, hết thảy những người tu hành thành Phật đều xây dựng trên cơ sở, nền tảng này, nếu không có cơ sở này thì chẳng kể họ ráng sức tu hành ra sao đều không thể thành tựu. Cũng như việc xây nhà, đây là nền móng. Hai câu đầu trong cơ sở này là: ‘Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng’, người Trung Quốc thường dùng danh từ: ‘hiếu thân tôn sư’. Mọi ngườiTây phương Cực Lạc thế giới đều là người con có hiếu nhất, đều là học sinh giỏi nhất. 

Trong kinh Vô Lượng Thọ xưng họ là ‘đệ tử hạng nhất của Như Lai’! Làm sao có chuyện ‘chẳng phát nguyện’ này? Việc này hoàn toàn sai lầm! Những người có đầu óc sáng suốt một chút đều có thể phân biệtnhận ra. Nếu ngay cả việc này cũng không thể nhận ra sự khác biệt, sự học Phật của chúng ta đều là vô ích, nghe giảng kinh bao nhiêu năm nay cũng luống uổng, vô ích! ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’ tức là hạnh của Phật – Hành vi của chư Phật Như Lai được thể hiện trong sanh hoạt thường ngày. Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập Nguyện đều là sự hành trì của chư Phật. Chúng ta đã làm được chưa? Tôi thường khuyên các vị đồng tu khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác phải đối chiếu với năm khoa mục này, nếu tương ứng, phù hợp thì hạnh của quý vị là chánh hạnh; nếu không tương ứng thì hạnh của quý vị là tà hạnh, tà hạnh chẳng thể vãng sanh được đâu!

Cho nên chúng tôi biên soạn năm đề mục của Tịnh Tông thành cuốn sách nhỏ gọi là ‘Nguyên tắc tu hành’, đây là nguyên tắc chúng ta nhất định phải tuân theo trong đời sống, công việc, xử sự, đãi người, tiếp vật hằng ngày, nhất định chẳng thể làm trái ngược. Nếu làm trái ngược thì niệm Phật, phát nguyện cũng không thể vãng sanh. Tại sao vậy? Nguyện này của bạn là nguyện giả, nguyện suông, không thực tế. Khi chúng ta phát nguyện hồi hướng, bạn lấy gì để hồi hướng? Nói suông, hồi hướng suông thì không được, bạn phải dùng những gì thực tế để hồi hướngThực tế là gì? Thực tếtu hành chứng quả, đoạn ác tu thiện, chuyển mê thành ngộ. Đây là công đức tu hành chân thật của mình, mình phải dùng cái này để hồi hướng. Hôm nay bạn không phát nguyện và cũng không niệm Phật, làm sao bạn có thể vãng sanh cho được?
 
 

c. Đời mạt pháp, tà sư nhiều như cát sông Hằng.

 ‘Đồng tu Tịnh Tông nghe xong khởi lên rất nhiều nghi vấn’, những người này vô tri, ngu muội, là những người đáng thương! Giống như mấy năm trước đây ông Trần Kiến Dân ở Mỹ đã tuyên bố khắp thế giới rằng: ‘đới nghiệp không thể vãng sanh’, làm những người niệm Phật khắp thế giới vô cùng phân vân, thắc mắc. Đó là ma, không phải là Phật đâu! Ngay cả những vị như lão cư sĩ Châu Tuyên Đức cũng lung lay lòng tin. Khi tôi đến Los Angeles ông ra phi trường đón tôi, vừa gặp mặt liền hỏi: 

‘Pháp sư, hiện nay có người nói: ‘đới nghiệp không thể vãng sanh’, phải ‘tiêu nghiệp mới có thể vãng sanh’, vậy thì phải làm sao?’.

 Tôi bèn nói với ông: ‘Không vãng sanh thì thôi!’.

 Ông nghe xong lời này vô cùng hoang mang; tôi nhìn ông đờ cả người, đứng đó nói chẳng nên lời. Tôi nói:

 ‘Nếu không đới nghiệp, thì Tây phương Cực Lạc thế giới chỉ có đức Phật A Di Đà cô độc một mình trên đó, ông còn lên đó làm gì?’ 

Ông vẫn còn chưa hiểu, tôi mới nói thêm:

 ‘Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát đều là Đẳng Giác Bồ Tát, vẫn còn một phẩm Sanh Tướng vô minh chưa phá trừ, như vậy có phải là đới nghiệp hay không?’.

 Nghe xong ông mới tỉnh ngộ -- Quán Âm, Thế Chí đều đới nghiệp, chỉ có một mình A Di Đà Phật là chẳng đới nghiệp mà thôi.

 ‘Nhưng trong kinh chẳng có nói ‘đới nghiệp vãng sanh’?’

 Tôi trả lời: ‘Trong kinh có nói đến bốn cõi, ba bậc, chín phẩm hay không?’

 ‘Có!’

 ‘Nếu không đới nghiệp thì mọi người đều bình đẳng, vậy thì đâu có ba bậc, chín phẩm phải không?’

 Đây là lời đức Phật dạy chúng ta: ‘Noi theo nghĩa chứ không noi theo lời nói’, tuy đức Phật chẳng có nói ‘đới nghiệp vãng sanh’, [nhưng] có nói đến ba bậc, bốn cõi, chín phẩm, vậy thì ý tứ của chữ đới nghiệp đều nằm trọn trong đó rồi. Bạn đem theo nghiệp nhiều thì phẩm vị của bạn thấp; bạn đem theo nghiệp ít thì phẩm vị của bạn sẽ cao. Đâu có đạo lý chẳng đới nghiệp!

 Người học Phật phải khai mở trí huệ, tại sao có thể vừa nghe người ta nói hai ba câu thì lung lay lòng tin liền, mê hoặc điên đảo như vậy? Bạn nói người như vậy có đáng thương hay không? Niệm Phật suốt cả đời, bảy tám chục tuổi rồi, vừa nghe lời đồn đãi của người ta thì lung lay niềm tin, thiệt là đáng thương quá! Vì vậy nên đức Phật dạy chúng ta: ‘Y pháp chứ đừng y theo người’, ‘Y nghĩa chứ không y theo lời nói’, pháp là kinh điểnkinh điển của Tịnh Tông là năm kinh, một luận, phải hiểu lời dạy của Ngài.

‘Bổn nguyện niệm Phật’ có sai không? 

Không sai!

Vậy thì ‘bổn nguyện’ là gì?

Năm kinh, một luận là bổn nguyện, bốn mươi tám nguyện là bổn nguyện của đức Phật A Di Đà, rút một câu trong đó ra thì không được! Rút ra bất cứ một câu nào trong đó, nếu bạn hiểu được ‘một tức là nhiều’, một câu tức là toàn bộ năm kinh và một luận, nếu bạn có công phu đến mức này thì có thể hiểu như vậy, có thể như vậy. Nếu khôngcông phu đến mức này thì hãy ngoan ngoãn, thực thà theo thứ tự mà bước đi từ từ, học tập theo thứ lớp đàng hoàng, được vậy bạn sẽ thành công. Hễ không đúng như pháp, giải sai, lệch lạc ý nghĩa của bổn nguyện niệm Phật thì đều là ma hết; ma sợ bạn thành tựu ngay trong một đời này nên mau mau kéo bạn trở lại, đẩy bạn vô địa ngục A Tỳ xong thì ma mới vui! Được rồi, tôi giải thích vấn đề này cho các bạn đến đây thôi.

Ngày 5 tháng 1, 2000 tại Báo Ân Đường Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba.
 
 

2. Làm thế nào để khế nhập cảnh giới của Phật
 
 

 Các bạn đồng học:

 Chào các bạn, còn hai mươi ngày nữa là bước sang năm 2000, năm ‘thiên hi’ đã đến, mọi nơi trên thế giới đều tổ chức lễ lộc đón mừng, chúng ta cũng sẽ tổ chức một buổi dạ tiệc ấm cúng và mời hết thảy chín tôn giáo ở Tân Gia Ba tham dự; không những mời họ tham gia, chúng ta còn mời họ làm chủ nhân của buổi tiệc, chúng ta chỉ đứng kế bên phụ giúpMọi người đều biết những năm gần đây tai nạn không ngừng xảy ra trên toàn thế giới, vả lại ngày càng nghiêm trọng, ai cũng lo lắng, không yên tâm. Người ta cho rằng tai nạn này không thể nào tránh khỏi, nhưng cũng có người cho rằng tai nạn này có thể hóa giải, thế nên có người hỏi: ‘Chúng ta phải làm thế nào để chào đón thế kỷ thứ 21?’
 
 

a. Phàm và Thánh cùng một thể -- duy tâm sở hiện, duy thức sở biến

Chúng ta tổng hợp hết thảy cách giải thích nguồn gốc đời sống trong vũ trụ của các tôn giáo và các vị thánh hiền xưa nay, trong nước và ngoài nước. Trong Phật pháp nói đến ‘tâm tánh’, y báochánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới, đây là nói hết thảy chúng sanh trong hư không pháp giới ‘duy tâm sở hiện, duy thức sở biến’. Lịch sử của Ấn Độ giáo cổ kính so với Phật giáo còn lâu đời hơn nhiều, Bà La Môn giáoẤn Độ ít nhất cũng có hơn tám ngàn năm lịch sử

Họ nói nguồn gốc của vũ trụ là ‘Phạm’ là ‘Ngã’; chữ Ngã này không phải là Tiểu Ngã mà là chữ Ngã trong ‘Thường, Lạc, Ngã, Tịnh’ của Phật giáo, đây là Chân Ngã. Phần đông các tôn giáo đều nói thế giới này là do Thượng đế sáng tạo ra, sanh mạng cũng là do Thượng Đế tạo nên, là do Chúa tạo nên. Cũng có tôn giáo coi Thượng ĐếTrí Huệ, Phật pháp Đại thừa gọi là ‘Pháp Thân’, đều là nói từ bản thể, sự nhận thức này là đại thánh đại hiền. Làm sao họ biết được?

Thông qua sự tu học ‘Giới, Định, Huệ’ trong Phật pháp, [người ta có thể] khai mở trí huệ từ trong các mức thiền định thâm sâu, đây là Tam huệ của Bồ Tát. Từ đó nhận biết, khẳng định, hiểu rõ triệt để chân tướng của vũ trụ nhân sinhPhạm vi của nó bao lớn? Nhà Phật nói ‘mười pháp giới’, ‘trăm giới ngàn như’ (1), đúng là ‘dù lớn cũng không lọt ra ngoài, dẫu nhỏ nhặt đến mấy cũng không có gì chẳng thuộc vào đây’. Thánh nhân thế gian, xuất thế gian chẳng ai không hạ thủ công phu từ chỗ này. 

Sau đó đích thân chứng được cảnh giới ấy, khẳng định việc mà ngày nay người ta gọi là ‘tinh thần vượt quá kinh nghiệm’ đích thực tồn tại. Đây là những gì phía trên nói đến: ‘Tâm Tánh, Phạm Ngã, Thượng Đế, Pháp Thân, Thần’, đích thật là tồn tại vĩnh hằng; cái này là cái năng hiện, năng sanh, năng biến (chủ thể tạo nên sự hiện, sự sanh, sự biến). Thế giới của chúng ta có thể chia thành hai bộ phận, một là hiện tượng tinh thần, hai là hiện tượng vật chất, hai thứ này là sở hiện, sở sanh, sở biến (những thứ được hiện, được sanh, được biến). 

Sở hiện, sở sanh, sở biến thì vô lượng vô biên, nhưng năng sanh, năng biến chỉ có một thứ. Từ điểm này chúng ta có thể biết tận hư không khắp pháp giới hết thảy chúng sanhmột thể, có cùng chung một sanh mạng. 

Chúng ta thường nghe những người lãnh đạo quốc gia nói chuyện với toàn thể dân chúng [bắt đầu bằng]: ‘Đồng bào toàn quốc …’. Từ sự nhận thức của đại thánh nhân chúng ta có thể nói: ‘Đồng bào khắp hư không pháp giới’. Phạm vi này lớn hơn nhiều và đều cùng một nguồn gốc, là một thểcùng chung một sanh mạng. 

Chúng ta phải nhận biết điểm này, sau đó quay lại nhìn hết thảy chúng sanh thì sẽ thấy một số đã nhận biết rõ ràng, một số còn mê hoặc điên đảo, hoàn toàn không hiểu chi hết. Trong Phật giáo người đã nhận thức rõ ràng thì gọi là ‘Phật, Bồ Tát’; người mê hoặc và không nhận thức rõ thì gọi là ‘phàm phu’. Trong các tôn giáo khác thì gọi người đã nhận thức rõ ràng bằng ‘Thần’, ‘Tiên Tri’, ‘Thiên sứ’; gọi kẻ không nhận thức rõ ràng là ‘phàm phu’.
 
 

b. Chuyển phàm thành thánh -- Hạ thủ công phu từ tâm niệm.

Các vị đại thánh hiền dạy chúng ta nhận thức chân tướng sự thật bằng phương pháp chuyển biến: ‘chuyển ác thành thiện, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh’, đây là tổng cương lãnh của những phương pháp này. Chúng ta cũng đã học nhưng làm cách nào cũng chuyển không nổi! Đã từng nghe câu ‘Trồng nhân thiện thì được quả thiện’ nên cũng học theo và làm chuyện thiện; cũng đã làm chẳng ít chuyện thiện nhưng vẫn chưa chuyển ‘nghiệp báo’ được; như vậy là tại sao? 

Thiệt ra đây cũng giống như câu chuyện ‘Ông Du Tịnh Ý gặp Thần Táo (Ông Táo, Thần Bếp)’ ghi ở phần cuối của quyển Liễu Phàm Tứ Huấn, mọi người hãy xem thì sẽ biết.

Ông Du Tịnh Ý nghèo khổ, thường chẳng may mắn, gặp đại nạn, vô cùng bất hạnh; ông cũng làm việc thiện hằng ngày, cũng là người có học và hiểu lý. Tại sao ‘chuyển nghiệp’ không được? Vì vậy nên ông cứ oán trời trách người – [tôi] đã làm nhiều chuyện tốt lành như vầy nhưng không có quả báo lành! Thần Táo dạy: ‘Những chuyện thiện mà ông đã làm hoàn toànbề ngoài không hà, chỉ có miệng thiện, thân thiện, nhưng ý chẳng thiện, tâm chẳng thiện, cho nên ông chuyển không nổi!’. Những lời thần Táo giảng giải cho ông như vậy rất đáng cho chúng ta nghiên cứu, đọc tụng, kiểm điểm bản thân chúng ta.

Các đại đức thời xưa dạy người tu hành phải tu từ căn bảnCăn bản là gì? Căn bảntâm niệm. Chỉ cần tâm của bạn thiện, ý niệm thiện, thì không có nghiệp báo gì chẳng thể chuyển biến được, và không có tai nạn gì chẳng thể hoá giải được. Cũng như một cây cổ thụ, tâm là rễ, ý niệm là gốc; thân là cành, miệng là lá, nếu bạn tu sửa trên cành lá nhưng gốc rễ của bạn đã hư hoại thì không thể nào cứu chữa được. 

Nếu cứu được gốc rễ [trước] thì cứu cành lá sẽ rất dễ dàng! Chúng ta thấy rất nhiều người bề ngoài có vẻ làm lành tích đức nhưng nghiệp lực vẫn chuyển không nổi nên thường oán trời trách người, và nói Phật, Bồ Tát không linh, thần không linh, hết thảy đều có lỗi với họ, họ hoàn toàn chẳng khác ông Du Tịnh Ý!. Thế nên ‘chuyển’ phải chuyển từ trong tâm, phải chuyển từ ý niệm, chuyển thành ‘thuần thiện’.

Thiền Tông Lục Tổ Huệ Năng đại sư dạy rất hay: ‘Nếu là người tu đạo thì chẳng nhìn lỗi của thế gian’. Đây mới đúng là chuyển biến từ tâm, từ ý niệm. ‘Chỉ nhìn thấy lỗi của mình, không nhìn thấy lỗi của người’ nên họ có thể ‘chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh’, đạo lý là ở chỗ này. Ngày nay miệng chúng ta thiện, thân cũng thiện nhưng thường nhìn thấy người khác chẳng thiện mà họ lại có quả báo tốt nên trong tâm mình không phục, bất mãn! 

Bạn phải biết thân của bạn thiện, khẩu thiện nhưng gốc rễ của bạn đã hư hết rồi, phải làm một cuộc thay đổi hoàn toàn từ gốc rễ -- trong tâm luôn luôn nghĩ đến chuyện tốt của mọi người, đừng nghĩ về chuyện xấu của người khác; Người ta không có gì xấu hết, xấu là nơi gốc rễ của chúng ta xấu. Chúng ta thấy chuyện xấu của người khác thì liền biết gốc rễ của chúng ta đã hư hoại rồi; tại sao vậy? Phật thấy hết thảy chúng sanh đều là Phật, Bồ Tát thấy hết thảy chúng sanh đều là Bồ Tát. Gốc rễ của họ tốt, chẳng có bịnh tật.
 
 

c. Cảnh giới của thánh nhân (Phật) -- Đối xử hòa mục, đối đãi bình đẳng

Chúng ta tổng kết mục đích của sự tu học [thì thấy mục đích này] vô cùng hiện thực, chỉ có hai chữ ‘hoà bình’. Hết thảy chúng sanh trong hư không pháp giới chẳng phân biệt chủng tộc quốc gia, chẳng phân biệt tôn giáo tín ngưỡng, mười phương vô lượng vô biên cõi nước chư Phật, thế giới của chư thiên đều có thể ‘đối xử hòa mục, đối đãi bình đẳng’. Chúng ta thấy trong kinh Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm đích thực là văn hóa đa nguyên mà người ngày nay thường đề cập, chúng ta không thể tưởng tượng nổi số lượng to lớn này – trong cảnh giới không thể nghĩ bàn ấy mọi người đều đối xử hòa mục, đối đãi bình đẳng, tôn trọng, kính mến, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, chỉ có kiến thiết mà không có phá hoại.

Chúng ta thấy Hoa Tạng thế giới, Cực Lạc thế giới, thế giới của chư thiên, đời sống của họ hạnh phúc mỹ mãn, thiệt là đời sống đầy đủ ‘chân thiện mỹ huệ’! Chúng ta ngưỡng mộ, mong mỏi hết mấy ngàn năm, mấy vạn năm nhưng vẫn không thể thực hiện nổi trên trái đất này; nguyên nhân là gì? Vì chúng ta chẳng ‘hòa’ -- chẳng thể đối xử hòa đồng, không thể đối đãi một cách bình đẳng với tất cả chúng sanh

Ngày nay chúng ta đề xướng giáo dục Phật Đà, đề xướng giáo dục tôn giáo, mục đích của chúng tamong mỏihy vọng hết thảy chúng sanh, hết thảy thế gian đều có thể ‘đối xử hòa mục, đối đãi bình đẳng’. Muốn đạt đến mục đích này thì phải đánh thức chánh giác của chúng sanh. Muốn đánh thức chánh giác của chúng sanh thì ngoài giáo dục ra chẳng có phương pháp nào khác.
 
 

d. Giáo dục tôn giáo, cứu vãn thế giới:

Cổ thánh tiên hiền ngày xưaTrung Quốc coi trọng giáo dục, coi giáo dục là việc quan trọng nhất của đời người. Sách ‘Lễ Ký’ nói: ‘Xây dựng đất nước, cai trị dân chúng, việc giáo dục đứng hàng đầu’. Sau khi truyền đến Trung Quốc, Phật pháp liền trở thành động cơ chính hướng dẫn nền văn hóa Trung Quốc, cả hai trở nên gắn bó, không thể tách rời lẫn nhau. Nền giáo dục Phật Đà được nhà vua đích thân chủ trì, giáo học của Nho gia thì giao cho quan tể tướng chấp hành; giáo dục thánh hiền trong thế gian, xuất thế gian cùng lúc phát triển trên mảnh đất này, đây là điều may mắn của dân tộc Trung Quốc, có thể sáng tạo nên nền văn minh Trung Quốc, làm cho văn hóa Trung Quốc càng thêm phong phú.

Nhưng trong thời gian cận đại, kể từ khoảng giữa đời nhà Thanh trở về sau, thiệt là bất hạnh, chúng ta đã mất đi lòng tự tin dân tộc nên phải chịu đựng đại nạn trong vòng hai trăm năm nay! Chúng ta có nhiều kinh nghiệm đau khổ, từ những bài học kinh nghiệm này đã thức tỉnh và nhìn thấy văn minh khoa học kỹ thuật [có thể] đem lại ảnh hưởng xấu cho người đời, suy đi nghĩ lại vẫn phải nương nhờ vào giáo dục tôn giáo mới có thể cứu vãn thế giới

Chỉ có đẩy mạnh giáo dục tôn giáo rộng rãi mới có thể dạy cho mọi người hiểu rõ: ‘Chúng ta có cùng chung một sanh mạng, là một thểcùng chung một sanh mạng’, hơn nữa sanh mạng này vĩnh hằng, (hễ là tín đồ tôn giáo đều khẳng định) có đời quá khứ, và đời tương lai. Thời gian trong đời này rất ngắn, đời tương lai sẽ dài hơn, nhất định phải dứt làm việc ác, chuyên làm việc thiện, chuyển mê thành ngộ! 

Chúng ta phải theo đuổi hạnh phúc vĩnh hằng, phải hối lỗi, phải sám hối, bồi dưỡng tâm niệm thiện, ý niệm thiện, hành vi thiện của mình. Nếu chúng ta làm hết lòng thì dù không thể hoàn toàn tránh khỏi thiên tai nhân họa trước mắt, chúng ta khẳng định tai nạn có thể giảm bớttrì hoãn, phạm vi của tai nạn có thể giảm nhẹ, có thể đem lại hạnh phúc chân thật cho chúng sanh cư trú trên địa cầu của mình, hy vọngmọi người sẽ hết lòng nỗ lực đi làm.

 Ngày 21-12-1999 tại Báo Ân Đường, Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba
 
 
 
 

3. Uống nước nhớ nguồn, bàn về ân đức

 

 Chư vị pháp sư, chư vị đồng tu:

 Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng như vầy, mọi người tụ họp tại đạo tràng Tịnh Tông Học Hội Úc châu, tuy đạo tràng chẳng lớn lắm, nhưng rất trang nghiêm, đây là nơi đầu tiên Tịnh Tông được truyền đến Úc châu. Chúng ta uống nước phải nhớ nguồn, trước tiên phải hiểu rõ sự hoằng truyền Tịnh Tông trong những năm gần đây đã trải qua một giai đoạn rất gian khổ.
 
 

a. Niệm Phật, Pháp môn hạng nhất của nền giáo dục Phật ĐàVăn Thù, Phổ Hiền, Thiện Tài đều tu pháp này

Lúc tôi mới bắt đầu học Phật, người giới thiệu Phật pháp cho tôi là Phương Đông Mỹ tiên sinh, đây là chuyện vào năm Dân Quốc bốn mươi hai (1953). Sau đó chẳng bao lâu tôi quen Chương Gia đại sư, ngài rất từ bi, giảng dạy hết lòng, cơ sở Phật học của tôi là do ngài xây dựng cho. Ba năm sau Chương Gia đại sư viên tịch. Một năm sau tôi gặp lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tôi theo học với thầy Lý được mười năm. Đến năm Dân Quốc năm mươi sáu (1967) mới rời khỏi Đài Trung, cho nên trên thực tế thời gian tôi tu học Đại thừa Phật pháp là mười ba năm.

Sau khi đến Đài Trung, thầy Lý giới thiệu pháp môn Tịnh Độ cho tôi, lúc đó tôi còn trẻ, cũng như phần đông những người trẻ tuổi thường ham thích những gì xa vời viễn vông, cứ nghĩ pháp môn niệm Phậtpháp môn dành cho ông già bà cả, trong Phật pháp còn rất nhiều kinh sách, có nhiều pháp môn rất hấp dẫn, những người trẻ tuổi như tôi rất hâm mộ, ưa thích, đặc biệtHoa Nghiêm, Pháp Hoa. Nhưng thầy Lý dùng trí huệ, phương tiện thiện xảo hướng dẫn chúng tôi

Tuy chẳng tiếp nhận hoàn toàn nhưng thời gian được thầy hun đúc, rèn luyện lâu dài nên từ từ chúng tôi cũng nhận thức được pháp môn này, nảy sanh lòng tin, mới biết pháp môn này rất thù thắng. Thực sự lúc tôi chân chánh hiểu rõ sự thù thắng của pháp môn này là sau khi tôi giảng kinh Hoa Nghiêm được mười bảy năm. Từ năm Dân Quốc sáu mươi (1971) tôi bắt đầu giảng kinh Hoa Nghiêm, trong mười bảy năm này giảng được phân nửa Bát Thập Hoa Nghiêm, Tứ Thập Hoa Nghiêm cũng giảng được phân nửa, đều chưa giảng hết. 

Sau này thường thường ra nước ngoài hoằng pháp, thời gian có lúc gián đoạn, có lúc liên tục nhưng vẫn chưa giảng hết bộ kinh này. Từ trong kinh Hoa Nghiêm chúng ta khẳng định pháp môn Niệm Phậtpháp môn hạng nhất.

Năm đó tôi đột nhiên nghĩ đến hai vị Bồ Tát trong hội kinh Hoa Nghiêm, Văn ThùPhổ HiềnBồ Tát Văn Thù đã từng là thầy của bảy vị Phật, nghĩa là trong số học trò của Ngài có bảy người đã thành PhậtBản thân của Ngài có thể nói là cổ Phật tái lai ứng hóa, Ngài đã thành Phật từ một kiếp xa xôi về trước, bây giờ thị hiệnthế giới Sa Bà, làm người trợ giúp cho Phật Tỳ Lô Giá Na, thị hiệnĐẳng Giác Bồ Tát. Tôi đặc biệt để ý hai vị Bồ Tát này, họ tu pháp môn gì? Kết quả là từ kinh Hoa Nghiêm thấy được cả hai vị đều niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tịnh Độ, việc này làm cho tôi rất kinh ngạc!

Sau đó quan sát kỹ Thiện Tài đồng tử, người thị hiện làm học trò đắc ý, đệ tử của Bồ Tát Văn Thù, Ngài học pháp môn gì? Thì ra Ngài cũng niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ nữa. Cho nên năm mươi ba lần tham học [của Thiện Tài đồng tử] dạy cho chúng ta biết: đối với hết thảy pháp thế gianxuất thế gian một người niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ phải nên tu học như thế nào. 

Điều này dạy cho chúng ta một chuyện rất quan trọng, nói theo ngôn ngữ hiện nay tức là một người đệ tử chân chánh của Di Đà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ phải sanh hoạt như thế nào? Nên làm việc như thế nào? Nên tiếp xúc với mọi người như thế nào? Đây đều là vấn đề vô cùng thiết thực đối với chúng ta, hơn nữa đều là những vấn đề chẳng thể không biết, câu trả lời nằm trọn trong kinh Hoa Nghiêm. Điều này cũng nói rõ kinh Hoa Nghiêm là một bộ kinh mà người học Phật chẳng thể không đọc.

Nhưng kinh Hoa Nghiêm quá dài, nếu dùng kinh nghiệm giảng kinh của tôi mà xét, giảng từ đầu đến cuối cũng mất khoảng ba ngàn giờ đồng hồ. Trong xã hội hiện nay có ai nhẫn nại như vậy, ai chịu dùng ba ngàn giờ đồng hồ để học một bộ kinh? Và cũng có thể nói người đời nay nghiệp chướng nặng hơn người thời xưa, người xưa có khả năng, có cơ duyên học bộ kinh này; hiện nay bước vào xã hội công nghiệp, thế kỷ sau này (thế kỷ hai mươi mốt) nhất định sẽ còn khẩn trương hơn bây giờ; bất kể là áp lực đời sống, áp lực công việc nhất định sẽ nhiều hơn bây giờ, nói một cách khác thời gian ngày càng ít. Cho nên không thể không tìm cầu bộ kinh khác. Rất may mắn chúng ta tìm được một bộ kinh cũng thù thắng, viên mãn giống kinh Hoa Nghiêm nhưng lại ngắn hơn nhiều, hết sức thích hợp cho người đời nay tu học, đó tức là kinh Vô Lượng Thọ.

Các đại đức thời xưa nói: ‘Kinh Vô Lượng Thọtrung bổn Hoa Nghiêm, kinh A Di Đà là tiểu bổn Hoa Nghiêm’. Kinh văn có dài, ngắn khác nhau, Bát Thập Hoa Nghiêm rất dài, Kinh A Di Đà rất ngắn, nhưng nghĩa lýcảnh giới trong đó chẳng có sai khác; đây là lời của cư sĩ Bành Tế Thanh nói vào những năm đầu triều vua Càn Long. Bành Tế Thanh có một tác phẩm rất xuất sắc là ‘Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Luận’, quyển này tuy không dài nhưng nội dung vô cùng phong phúGần đây lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã giảng quyển sách này một lần ở Bắc Kinh, có lưu lại băng thâu âm, từ băng ghi âm chép ra thành giảng ký, hiện nay đã được xuất bản, rất dễ kiếm, quyển này nói rõ kinh Hoa Nghiêm rất quan trọng trong pháp môn niệm Phật

Chúng ta hãy xem lời răn dạy, lời nhắc nhở của Văn Thù Bồ Tát cho Thiện Tài, hết thảy đều là dạy về tâm lýthái độ để thân cận thiện tri thức. Những lời dạy này vô cùng quý báuhết sức quan trọng. Vị thứ nhất mà Thiện Tài tham phỏng là tỳ kheo Kiết Tường Vân, vị thiện tri thức này tiêu biểu cho Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, bốn mươi mốt vị Pháp thân đại sĩ trong hội kinh Hoa Nghiêm. Tại sao lại xưng Pháp thân đại sĩ bằng danh từ tỳ kheo? 

Ý nghĩa của tỳ kheo này chẳng giống với ý nghĩa trong các kinh khác; tỳ kheo là người xuất gia, ngài xuất cái nhà nào? Không phải xuất cái nhà ruộng vườn, cái nhà vợ con thê thiếp, ngài xuất cái nhà thập pháp giới; vượt thoát thập pháp giới mới là thực sự xuất gia. Vượt thoát ra khỏi thập pháp giới rồi đi đến đâu? Đến Nhất Chân pháp giớiHoa Tạng thế giớiNhất Chân pháp giới, Cực Lạc thế giới cũng là Nhất Chân thế giới, tỳ kheo ở đây tượng trưng cho ý nghĩa này.

Thập pháp giới là nhà, lục đạo là nhà, cái nhà này rất phiền phức! Pháp môn trong Phật pháp rất nhiều, kinh luận rất nhiều, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn. Trên lý luận thì bất cứ pháp môn nào cũng có thể giúp bạn vượt thoát khỏi sáu nẻo luân hồi, vượt thoát thập pháp giới, chứng được Nhất Chân pháp giới, tức là thành PhậtLý luận chẳng sai nhưng thực sự căn tánh chúng sanh chúng ta chẳng giống nhau, trong kinh thường chia ra ba loại căn tánh: thượng, trung, hạ. 

Thượng căn lợi trí thì không có gì để nói, chẳng có vấn đề gì hết. Nhưng chúng sanhcăn tánh trung, hạ thì chẳng dễ, rất nhiều pháp môn chúng ta chẳng có cách gì học được, tuy chúng ta y theo lý luận, phương pháp để tu nhưng cũng không thể thành tựu. Tại sao không thể thành tựu? Vì không thể đoạn dứt phiền não, không thể đoạn dứt tập khíTu học Phật pháp có thể thành tựu hay không là ở tại chỗ này, chứ chẳng phải mỗi ngày đọc bao nhiêu quyển kinh, tĩnh tọa bao nhiêu giờ đồng hồ, niệm bao nhiêu vạn câu Phật hiệu. Những thứ này không quan trọng, quan trọng là đoạn phiền não, giảm bớt vọng niệm, đó gọi là công phu!
 
 

b. Chúng sanh vốn là Phật – vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trướcđọa lạc trong sáu nẻo, thập pháp giới

Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy rất rõ: ‘Hết thảy chúng sanh vốn thành Phật’. Chúng ta vốn là Phật, tại sao ngày nay biến thành ra như vầy? Vấn đề này chúng ta chẳng thể không nghiên cứu, suy nghĩ, rốt cuộc là vì nguyên nhân gì? Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phậtchúng ta nói ra: ‘Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai’. Trí huệ của Như Lai rốt ráo, viên mãn, không có gì chẳng biết, không gì chẳng thể làm, không những biết thế giới hiện nay, thế giới ở phương khác cũng biết; quá khứ vô thỉ, vị lai vô chung, không có gì chẳng biết, Phật dạy đây là bản năng của chúng ta.

Tại sao bản năng của chúng ta bị mất hết? Phật dạy: ‘Nhưng vì vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng được’. Đức Phật nói rõ bịnh căn của chúng ta – có chấp trước, có phân biệt, có vọng tưởngVì vậy toàn bộ Phật pháp đều tập trung trên ba vấn đề này, ngàn kinh vạn luận đều có mục đích giúp chúng ta giải quyết vấn đề này, phá trừ những phiền não này. Vì chấp trước nên bạn biến Nhất Chân pháp giới thành sáu nẻo luân hồi

Sáu nẻo luân hồi là do chấp trước mà ra. Chấp trước là gì? Phần đông chúng ta gọi là ‘thành kiến’ – cách suy nghĩ, cách làm của mình -- Như vậy rắc rối lắm, vĩnh viễn chẳng thoát ra khỏi sáu nẻo luân hồi. [Nếu còn chấp trước thì dù] một ngày bạn niệm Phật đến mười vạn câu cũng vẫn kẹt trong sáu nẻo luân hồi; điều này hết sức phiền phức!

Chuyện gì đều có ‘Ngã’ (Ta) thì phiền lắm, cho nên Phật dạy chúng ta ‘Vô Ngã’. Bạn xem câu đầu tiên trong kinh Kim Cang dạy: ‘Không có tướng ta, không có tướng người, không có tướng chúng sanh, không có tướng thọ giả’. Chuyện gì cũng chấp trước là Ta thì hỏng ngay! Tu hành được giỏi cách mấy, giới luậtnghiêm chỉnh đến đâu, một khi ngồi xếp bằng nhập địnhthể nhập định một trăm năm, nhưng chỉ cần bạn có ‘Ta’ thì hỏng liền. 

Công phu như vậy là công phu thiền định thế gian, vẫn không thể vượt ra khỏi lục đạo. Cho nên việc đầu tiên trong Phật pháp là phải ‘phá ngã chấp’. Mọi người đều biết sau khi phá ngã chấp thì chứng được quả vị A La Hán, ra khỏi tam giới, lục đạo đều không còn nữa. Ngoài lục đạo còn có Tứ Thánh pháp giới: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật. Tứ Thánh pháp giới do đâu mà có? Do ‘Phân biệt’ mà có. 

Tuy không còn chấp trước nữa nhưng vẫn còn phân biệt. Trong Tứ Thánh pháp giới càng lên cao thì tâm phân biệt càng giảm bớt; tuy ít nhưng vẫn còn phân biệt nên ở phía ngoài còn thêm một giới hạn nữa gọi là thập pháp giới, bạn vượt thoát không nổi! Khi nào đoạn dứt hết phân biệt, vượt ra khỏi mười pháp giới thì đến Nhất Chân pháp giới.

Trong kinh Đại thừa thường nói thành Phật cần phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp; ba A Tăng Kỳ kiếp bắt đầu tính từ ngày nào? Chẳng phải tính từ hiện nay, hiện nay chúng ta không đủ tư cách; là tính từ ngày hết thảy phân biệt chấp trước đều đoạn dứt, là tính từ ngày vượt thoát ra khỏi thập pháp giới. Lúc bạn còn chưa vượt khỏi thập pháp giới thì tất cả những gì bạn tu đều không kể, như vậy lục đạo chẳng cần bàn tới. 

Cho nên chứng được Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật quả trong thập pháp giới, ngay cả Phật cũng chẳng kể; Phật ở đây là Tạng Giáo Phật, Viên Giáo Phật trong Tông Thiên Thai, vẫn còn ở trong thập pháp giới, cũng chưa kể. Phân biệt, chấp trước thiệt đã đoạn dứt sạch sành sanh mới đến Nhất Chân pháp giới, chứng Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, Biệt Giáo Sơ Địa Bồ Tát, tính là tính từ lúc này, phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp nữa!

Ba A Tăng Kỳ kiếp để phá cái gì? Phá vọng tưởng. Lúc bấy giờ mới phá vọng tưởng, một phiền não trong ba thứ ‘vọng tưởng, phân biệt, chấp trước’. A Tăng Kỳ kiếp thứ nhất là để phá ba mươi phẩm -- Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi HướngA Tăng Kỳ kiếp thứ nhì phá bảy phẩm – Sơ Địa đến Thất ĐịaA Tăng Kỳ kiếp thứ ba phá ba phẩm, càng trở về sau càng khó, đến Pháp Vân Địa Bồ Tát thì mới gọi là viên mãn thành Phật

Chúng ta chẳng thể không biết những thường thức căn bản này, chẳng thể không biết chúng ta tu cái gì, công phu của chúng ta ở tại đâu? Chúng ta phải hiểu rõ những chuyện này, sau đó quan sát tám vạn bốn ngàn pháp môn, đối với bất cứ pháp môn nào chúng ta đều không thể giải quyết vấn đề; đừng nói đến những vọng tưởng, phân biệt nhỏ bé, ngay cả tập khí nặng nhất là chấp trước, chúng ta đều đoạn không nổi, như vậy thì còn nói chi đến thành tựu!
 
 

c. Chắc thật niệm Phật, khỏi đoạn phiền não, một đời thành Phật.

Ngàn kinh vạn luận, vô lượng pháp môn, chúng ta nhìn nó mà than vắn thở dài, thiệt là không [có cách chi để] đạt được lợi ích! 

[Bây giờ biết được vấn đề này] thì chẳng thể không cám ơn đức Phật A Di Đà đã mở ra pháp môn ‘Đới Nghiệp Vãng Sanh’ cho chúng ta, người xưa gọi là ‘môn dư đại đạo’ (con đường tắt để thành Phật ngoài tám vạn bốn ngàn pháp môn). Sự ích lợi của pháp môn này là không cần đoạn phiền não; cũng là nói bạn khỏi phải vượt thoát lục đạo, thập pháp giới, nhưng ngay trong đời này bạn có thể vãng sanh về Nhất Chân pháp giới (Cực Lạc thế giới tức là Nhất Chân pháp giới). 

Điều tiện nghi này quá to lớn vì vậy pháp môn này được gọi là ‘pháp khó tin’. Chẳng phải là chúng ta khó tin, chúng ta ai cũng đã tin; [Vậy thì] ai khó tin? Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật trong thập pháp giới đều chẳng tin; họ cho rằng làm sao có chuyện dễ dàng, tiện lợi như vậy! Một phẩm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước cũng chưa đoạn mà có thể vượt thoát lục đạo, vượt thoát thập pháp giới, làm sao có chuyện này!

Đích thực trên lý luận không thể nào nói cho hợp lý được, nhưng đây là sự thậtSự thật này đương nhiên cũng có nhân duyên. Tại sao có chuyện này? Chúng ta tìm được câu trả lời trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Vô Lượng Thọ; nhân duyên có hai thứ, thứ nhất là bổn nguyện oai thần của đức Phật A Di Đà gia trì, thứ hai là thiện căn, phước đức, nhân duyên của mình đã chín muồiKinh A Di Đà nói: ‘Chẳng thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên’. 

Tự mình đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên, và được bổn nguyện cùng oai thần của đức Phật A Di Đà gia trì nên ngay trong đời này chẳng cần đoạn phiền não mà có thể đới nghiệp vãng sanhPháp môn này hết sức thù thắng, kỳ diệu đặc biệt, không thể nào kiếm ra pháp môn thứ hai nữa. Thế nên chúng ta sanh vào thời kỳ mạt pháp mà muốn ngay trong một đời này liễu sanh tử, xuất tam giới thì chỉ có con đường duy nhất này mà thôi. 

Đây là điều chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng rồi sau đó chúng ta mới quyết tâm, tha thiết, chắc thật niệm Phật. Được vậy thì xin chúc mừng bạn, ngay trong một đời này sẽ làm Phật, không có gì thù thắng hơn việc này.
 
 

d. Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối. Năng chấp, sở chấp đều không thể đạt được.

Như thế nào mới gọi là chắc thật? Trong kinh Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta phương pháp niệm Phật: ‘Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối’ (Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế), hết thảy chỉ có tám chữ. Nếu làm được tám chữ này thì đó tức là tiêu chuẩn của người chắc thật.

Nhiếp trọn sáu căn là gì? Nói thực ra Bồ Tát Quán Thế Âm đã dùng phương pháp này tu hành thành tựuBồ Tát Quán Thế Âm trong kinh Lăng Nghiêm, Chương Viên Thông có dạy: ‘Xoay trở lại nghe nơi tự tánh, tánh thành đạo vô thượng’ (Phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo). Đây là tổng cương lãnh tu hành của Bồ Tát Quán Thế Âm. Phản văn tức là thâu nhiếp sáu căn. Phàm phu chúng ta khi mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, tâm cứ chạy nhảy bên ngoài, đều là phân biệt, chấp trước cảnh giới bên ngoài, như vậy là sai lầm. Sai ở chỗ nào? Kinh Kim Cang dạy chúng ta ‘Ba tâm không thể được’; tâm là gì, tâm tức là ý niệm, là tư tưởng.

Phật dạy: ‘Tâm quá khứ không thể đạt được’ tức là lúc trước không thể được, ‘tâm hiện nay không đạt được’, nói hiện nay thì hiện nay đã biến thành quá khứ; ‘tâm tương lai không đạt được’ tức là sau này không thể được. Điều này nói rõ ‘cái tâm mà bạn đạt được đó là hư vọng, chẳng phải thiệt’; tức là cái ý niệm mà bạn có thể chấp trước, phân biệt đó đều là hư vọng, chẳng phải chân thật

Bạn xem vật này thành chính mình, đó không phải là oan uổng sao! Đức Phật gọi cảnh giới bên ngoài mà bạn tư duy là ‘pháp do nhân duyên sanh’. Không những pháp thế gian do nhân duyên sanh, Phật pháp xuất thế gian cũng do nhân duyên sanh. Phàm những gì do nhân duyên sanh thì bản thể vốn là không, trọn chẳng thể đạt được (đương thể tức không, liễu bất khả đắc). Nói cách khác, những gì bạn chấp đều không thể được, năng chấp (chủ thể chấp), sở chấp (cái được chấp) đều chẳng thể được, đây là chân tướng sự thật!

Hết thảy chúng sanh mê hoặc điên đảo, cứ tưởng mình có ‘chủ thể có thể chấp trước’, cảnh giới bên ngoài là ‘cái được mình chấp trước’, đó gọi là khởi vọng tưởng. Lúc khởi vọng tưởng thì biến thành lục đạo luân hồi, biến thành tam ác đạo, sẽ tạo nên rất nhiều thứ nghiệp. Cho nên trong kinh đức Phật gọi những người này là ‘những người đáng thương’, thiệt là tội nghiệp! Đúng thiệt chỉ là một con số không, là mộng, huyễn, bọt, bóng – trong mộng, huyễn, bọt, bóng làm việc sinh nhai, trong mộng, huyễn, bọt, bóng tạo nghiệp, thọ tội; bạn nói như vậy chẳng phải oan uổng lắm sao?

Phật dạy chúng ta: ‘Pháp còn phải xả, huống chi là phi pháp’. Xả tức là không nên chấp trướcPhật pháp cũng không được chấp trước, huống chi là pháp thế gian? Việc này được giảng vô cùng thấu triệt; nếu bạn chẳng chấp trước gì hết thì tâm bạn sẽ thanh tịnh, tự tại. Đó tức là câu ‘Tín tâm thanh tịnh, ắt sanh thật tướng’ trong kinh. Tự tánh Bát Nhã hiện tiền, lúc đó sẽ nhập Như Lai Địa. Tại sao chúng ta khởi vọng tưởng? Tại sao tự mình lại gây chuyện rắc rối cho mình? Hy vọng các bạn đồng tu đặc biệt chú ý điểm này, phải thường xuyên nhắc nhở chính mình: ‘lúc khởi tâm động niệm, hết thảy tạo tác, đừng gây rắc rối cho mình’.

Bạn có gây trở ngại cho người khác chăng? Nói cho quý vị biết tuyệt đối chẳng có. Nếu bạn có năng lực gây trở ngại cho người khác, chư Phật cũng tôn bạn làm thầy. Nguyên nhân là gì vậy? Hết thảy chư Phật chẳng có năng lực này! Bạn làm sao có năng lực này? Bạn nói có thể gây trở ngại cho người khác, đó đều là hảo hợp, nhân duyên [trùng hợp], đâu phải bạn có năng lực này? Đây là khởi vọng tưởng. ‘Một miếng ăn, một hớp nước đều đã định sẵn từ trước’, đây là định luật nhân quả. Bạn làm sao có năng lực thay đổi nhân quả? Chẳng có đạo lý này. 

Ngay cả Phật, Bồ Tát cũng chẳng thể thay đổi nhân quả, trong kinh đã nói quá nhiều rồi, nêu thí dụ cũng rất nhiều. Nếu Phật có năng lực thay đổi nhân quả thì chúng ta đâu cần phải tu hành chi nữa? Nếu Phật chẳng độ chúng ta thành Phật thì Ngài đâu có từ bi? Nói thiệt ra Phật không có năng lực thay đổi nhân quả, nhất định là ‘tự mình làm, tự mình chịu’; tự bạn khởi lên vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, thì bạn phải đích thân đoạn trừ chấp trước, phân biệt, vọng tưởng. ‘Mở thắt gút vẫn phải do người buộc mở’, chuyện này bất cứ người nào khác cũng chẳng giúp được, đây là chân lý.
 
 

e. Ban châu Tam muội.

Đức Phật từ bi đối với chúng ta bằng cách giải thíchchân tướng sự thật cho chúng ta biết, Ngài giúp chúng ta chỉ có thể giúp đến mức này, những việc sau đó phải do mình tự giải quyếtVì vậy niệm Phật phải ‘chắc thật niệm’! Phương pháp của Kiết Tường Vân tỳ kheo dùng trong kinh Hoa Nghiêmphương pháp chúng ta thường gọi : ‘Ban Châu Tam Muội’. Đây là một phương thức tu hành rất hay, chúng ta nên tham khảo. Trong Niệm Phật Đường hiện nay chúng ta chia thành ba khu vực: chỉ tịnh, lạy Phật, và nhiễu PhậtNhiễu Phật tức là Ban Châu Tam Muội

Hành Sách đại sư có viết cuốn ‘Tịnh Độ Tập’, phía sau có một đoạn dạy phương pháp niệm Phật trong Niệm Phật Đường, lúc chưa coi quyển sách này, tôi cũng đã nghĩ đến một phương pháp rất giống phương pháp của Ngài. Đạo tràng ngày xưa lớn, chúng (người trụ) ở đó nhiều, cho nên chia thành ba nhóm, mỗi nhóm có bốn vị pháp sư dẫn đầu, một nhóm nhiễu Phật, hai nhóm kia chỉ tịnh

Nhiễu Phật phải niệm ra tiếng, chỉ tịnh thì im lặng, trong tâm niệm theo. Một nhóm nhiễu Phật vài vòng xong rồi trở về chỗ cũ của mình. Nhóm thứ hai tiếp tục nhiễu PhậtPhương pháp này là dành cho chúng sanh đời mạt pháp, nghiệp chướng quá nặng, không có năng lực kinh hành trong thời gian dài, để cho bạn ngồi xuống nghỉ mệt, cho nghỉ mệt là lòng đại từ đại bi của Tổ sư.

Ban Châu Tam Muội thực sự thì trong chín mươi ngày đều nhiễu Phật, chẳng được ngồi, chẳng được nằm, ngày đêm chẳng gián đoạn. Quý vị nghĩ coi ngày nay ai có năng lực như vậy? Ai có thể làm được đến chín mươi ngày? Cổ đức trong chú giải cũng lo người đời sau chẳng có thể lực, chẳng đủ tinh thần nên giảm thành bảy ngày. Họ nói bảy ngày, tôi thâu ngắn lại thành một ngày. Bạn có thể trong một ngày không ngủ, không ngồi, không nằm suốt hai mươi bốn giờ, chỉ nhiễu Phật, đây là phương pháp tu hành Ban Châu Tam Muội.

Dụng công cả ngày trong Niệm Phật đường thực sự rất mệt, khi nào mệt thì có thể ngồi xuống nghỉ mệt, chỉ nghỉ một lát, cảm thấy có thể đi trở lại thì liền đứng dậy nhiễu; ngồi xuống là vì thân thể mỏi mệt chịu không nổi, xin Phật cho phép nghỉ mệt, là phương pháp như vậy. Thế nên trong Niệm Phật đường dùng nhiễu Phật làm [phương pháp] chính; lúc nhiễu Phật phải niệm ra tiếng; chúng ta ngày nay có máy niệm Phật rất tiện lợi, [chúng ta có thể] niệm theo tốc độ và âm điệu của máy niệm Phật

Pháp khí chỉ cần một người dẫn khánh, và gõ khánh vào lúc niệm chữ ‘Đà’ trong câu ‘A Di Đà Phật’. Hiện nay phần đông người ta gõ hai tiếng vào hai chữ ‘A’ và ‘Đà’, trên thực tế chỉ cần gõ vào chữ ‘Đà’, đích thật rất tiện lợi, như vậy mới dễ nhiếp tâm, mới thực sự làm được ‘Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối’. ‘Tịnh niệm’ tức là chẳng có hoài nghi, chẳng xen tạp thì niệm của bạn sẽ ‘tịnh’. 

Tiếp nối tức là không đứt đoạn, niệm Phật chẳng đứt đoạn, miệng tạm ngừng không niệm ra tiếng, nhưng trong tâm niệm Phật chẳng ngừng. Nếu có thể huấn luyện trong một thời gian dài, lại được Tam Bảo gia trì, tôi tin tưởng thân thể bạn sẽ ngày càng khỏe, càng cường tráng, tinh thần càng sung túc, mặt mày càng trang nghiêm, đây là đạo lý nhất địnhHiệu quả học Phật phải từ đây mà nhìn, mới nắm chắc sự vãng sanh Tây phương Cực Lạc thế giới.
 
 

f. Tướng lành lúc Hàn Quán Trưởng vãng sanh

Gần đây hội trưởng của chúng ta, Hàn Quán Trưởng vãng sanh, tướng lành của bà lúc vãng sanh đã đem lại cho chúng ta niềm tin rất lớn, giải thích cho chúng ta rất nhiều, nói rõ niệm Phật vãng sanh là thiệt, chẳng phải giả. Chúng ta cũng đã tiễn đưa rất nhiều bạn bè, thân quyến, tiễn đưa lần cuối. Hôm qua tôi gặp Thái cư sĩ trên máy bay, Thái cư sĩ nói kỳ này về Đài Loan, trong vòng ba tháng đã tiễn đưa hết bốn người, mạng người hết sức vô thường! 

Bạn quan sát kỹ những người sắp ra đi, trong lúc họ đang bịnh nặng nhưng chưa mất, họ đều nói đã nhìn thấy thần, thấy quỷ, rất giống với những lời dạy trong kinh Địa Tạng, họ nhìn thấy người này đến, người kia đến, những người này đều là những thân quyến đã qua đời; có phải thiệt là họ đến hay không? Kinh Địa Tạng dạy: không phải. Đó là những oan gia chủ nợ thấy người này sắp mất nên biến thành thân quyến để dụ dỗ họ, dẫn dụ họ để thanh toán, đòi nợ cũ, đều chẳng phải thật. Chúng tôi đã gặp qua rất nhiều, hầu như mỗi người lúc lâm chung đều có hiện tượng này, rất giống lời dạy trong kinh Địa Tạng.

Hàn Quán trưởng mang bịnh nằm bịnh viện, chúng tôi biết yêu ma quỷ quái trong bịnh viện rất nhiều, có ngày nào trong bịnh viện chẳng có người chết? Mỗi ngày đều có. Rất nhiều bác sĩ, y tá chẳng tin Phật nhưng lại tin có quỷ; tại sao vậy? Họ đều đã thấy, thiệt là đã nhìn thấy, không giả chút nào! Có lúc cũng nhìn thấy Quỷ Vô Thường -- Bạch Vô Thường và Hắc Vô Thường xuất hiện ở cửa phòng người bịnh nào thì người này chỉ sống thêm được nhiều lắm là ba ngày. 

Họ thường thấy những cảnh tượng này. Lúc Hàn quán trưởng nằm bịnh viện, chúng tôi lo lắng nhất là chuyện này nên khi bịnh tình của bà chuyển nặng, những người xuất gia chúng tôi đều đến phòng thủ. Ở Đài Loan lúc bấy giờ rất nóng, tôi dặn các vị xuất gia khi trợ niệm trong bịnh viện luôn luôn phải đắp y. Trên đầu giường bịnh chúng tôi có đặt tượng đức Phật A Di Đàkinh điển Đại Thừa, đầy đủ Tam Bảo! Mục đích là để ngăn chận không cho những oan gia chủ nợ đến gầnChúng tôi làm việc này rất chu đáo, bảo vệ vô cùng cẩn mật, từ lúc sanh bịnh đến lúc mất, bà chẳng nói là đã nhìn thấy một ai hết, được vậy nên chúng tôi rất an tâm.

Không những trong lúc niệm Phật, ngay lúc bịnh chuyển nặng bà cũng chẳng nhìn thấy ai cả. Bác sĩ, y tá trong bịnh viện nói với chúng tôi rằng khí phần (hoàn cảnh chung quanh) trong bịnh viện đều khác lúc bình thường, hết sức kiết tường và an hòa; chẳng giống hồi trước mỗi khi ra vào đều cảm thấy rất kinh sợ, đều có cảm giác bất an, kỳ lạ. Đây đúng là oai thần Tam Bảo gia trìChúng tôi hiểu được đạo lý này nên phòng vệ hết sức nghiêm mật. 

Mỗi ngày tôi đều đến bịnh viện hai ba lần, phần lớn thời gian đều dành để trợ niệm cho bà. Một bữa trưa ngày nọ bà kêu con bà gọi điện thoại cho tôi. Vốn là mỗi buổi trưa tôi trở về thư viện nghỉ ngơi, ngủ trưa, cỡ ba giờ hơn trở lại thăm bà. Hôm đó cỡ hơn mười hai giờ bà gọi điện kêu tôi giữa bữa ăn trưa. Lúc đó tình hình rất nguy cấp, tôi đến nói chuyện với bà, đại khái đến ba giờ thì dường như bà có vẻ mê man, chúng tôi bèn niệm Phật lớn tiếng, chánh thức bắt đầu trợ niệm, nhắc nhở bà cầu sanh Tịnh Độ, đợi A Di Đà Phật đến tiếp dẫn.
 
 

i. Thấy Phật lần đầu

Đến sáu, bảy giờ chiều, bác sĩ phụ trách đến khám xong và nói với con bà rằng chắc bà chỉ còn hai giờ nữa thôi. Vì vậy chúng tôi niệm Phật [lớn tiếng] lên, chúng tôi niệm đến tám giờ thì bà tỉnh dậy, tinh thần rất tỉnh táo, muốn uống nước và ăn chút đỉnh thức ăn. Đến mười hai giờ rưỡi khuya bà rất vui mừng và la lớn tiếng: ‘A Di Đà Phật đến kìa’ -- lần thứ nhất thấy A Di Đà Phật, cỡ chừng ba, bốn phút rồi sau đó nói A Di Đà Phật đã đi rồi. 

Tôi nói chắc A Di Đà Phật đến thăm bà, an ủi bà, có lẽ bà sẽ khỏe lại. Chúng tôi tưởng bà ‘hồi quang phản chiếu’, nhưng sau đó tinh thần bà càng khỏe thêm nên tôi nói chuyện với bà về vấn đề phát triển công tác hoằng pháp lợi sanh trong tương lai. Bà đề ra việc lớn thứ nhất là việc giáo dục vô cùng quan trọng, nhất định không thể gián đoạnKinh Hoa Nghiêm lần này là do bà yêu cầu giảng, bà hy vọng có thể giảng được viên mãn.

Chúng tôi nói chuyện khoảng hai giờ rưỡi, đến hai giờ mấy khuya tinh thần của bà rất tốt, tôi thấy chắc yên rồi nên mời bác sĩ đến khám cho bà thử xem saoBác sĩ lắc đầu nói:

‘Thiệt là không thể tưởng tượng nổi! Những người niệm Phật như quý vị rất lạ lùng, không thể nghĩ bàn! Hình như bà ngày càng khỏe thêm’.

Đây là lần thứ nhất bà nhìn thấy A Di Đà Phật, tôi nói với bà:

‘Bây giờ bác niệm A Di Đà Phật so với chúng tôi thì thân thiết hơn nhiều, bác đã thấy Phật, chúng tôi còn chưa thấy nữa’.

Bà nói: ‘Đúng! đúng vậy!’

Hôm sau tôi đi thăm bà, tất cả đều bình thường.

Ngày kế tiếp tôi nhớ đến những gì bàn trong đêm trước nên viết ra giấy, viết thành mười hai điều. Buổi chiều lúc tôi đi thăm bà, đọc từng điều từng điều ra cho bà nghe, nghe xong bà rất vui vẻ.

Bà rất tỉnh táo, đầu óc tỉnh táo cùng chúng tôi niệm Phật. Ngay lúc đó tôi liền nghĩ đến một chuyện, áo cà sa của tôi có màu cà phê nhưng tôi nghĩ đến phần đông người xuất gia đều mặc áo hải thanh (áo tràng) màu vàng, đắp cà sa màu đỏ, việc này không đúng như pháp; hết thảy kinh luận Đại thừaTiểu thừa đều ghi người xuất gia mặc áo nhiễm sắc (nhuộm màu), không có màu vàng, màu đỏ, chẳng có những màu này. 

Quán Trưởng luôn nhấn mạnh: chúng ta phải làm đúng như pháp, người xuất gia chúng ta phải làm gương mẫu, người tại gia phải làm gương mẫu, đạo tràng cũng phải làm gương mẫu. Đây là nguyện vọng của bà. Thế nên tôi nghĩ những người xuất gia ở thư viện phải may lại y phục. Tôi gọi thầy Ngộ Đạo liên lạc với tiệm may tăng phục Bản Kiều, kêu họ đến để đo kích thước may áo, sau đó chúng tôi ra về.
 
 

ii. Thấy Phật lần thứ hai.

 Đại khái sau khi tôi rời khỏi bịnh viện không lâu, đó là trưa ngày bốn tây, bà thấy A Di Đà Phật lần thứ hai, và còn thấy hoa sen, ao nước, ao sen rất lớn. Lúc bà thấy đức Phật A Di Đà lần thứ hai, tôi không có mặt tại bịnh viện. Tối hôm đó bà chủ tiệm may đến đo kích thước, chúng tôi hy vọng y phục có thể may nhanh nhanh, có thể là chúng tôi sẽ cần dùng gấp! Bà chủ tiệm nói: ‘Tôi biết rồi’.

 Mọi người ở Thư Viện nghe xong đều rất ngạc nhiên, bà làm sao biết trước rồi?

 Bà nói: ‘Hồi trưa này A Di Đà Phật thông báo cho bà biết, nói Thư Viện có chuyện gấp, quý vị nhất định phải may nhanh nhanh cho họ’.

 Nghe xong trong tâm chúng tôi cảm thấy rất an ủi, chuyện của Quán Trưởng đã được A Di Đà Phật an bài sẵn giúp bà. Bà chủ tiệm nghe đức Phật A Di Đà dặn những chuyện này cùng lúc với Quán trưởng thấy Phật lần thứ nhì. Một người thì đang nằm trong bịnh viện Tam Quân, một người thì ở Bản Kiều, thời gian cùng lúc, thiệt là không thể nghĩ bàn!

 Buổi chiều hôm đó tôi vào bịnh viện thăm Quán Trưởng. 

 Tôi nói: ‘Bác đã thấy A Di Đà Phật phải không?’

 Bà nói: ‘Dạ đúng vậy’

 Tôi nói: ‘Bác có cảm thấy được A Di Đà Phật rất từ bi, rất thân thiết phải không?’.

 Bà nói: ‘Đúng lắm, Ngài thiệt là hết sức từ bi, vô cùng thân thiết’.

 Chuyện này không giả đâu! Bà đã đem lại cho chúng ta niềm tin [to lớn]. 

 Bà chủ tiệm may tăng phục quả nhiên không sai, bà đã chuẩn bị vật liệu ở nhà hết rồi, nên lúc Quán trưởng vãng sanh, lúc chúng tôi trợ niệm đắp y đều có màu cà phê, đích thật là rất đúng như pháp.
 
 

g. Uống nước nhớ nguồn, bàn về ân đức. Ân của thầy, ân của hộ pháp.

Con người của Quán Trưởng, rất nhiều đồng tu trong quý vị đã thường ở chung chỗ hoặc tiếp xúc qua rồi, cả ngày từ sáng đến tối, cái miệng bà cứ lép chép hoài, hình như chưa thấy bà niệm Phật. Tại sao bà lại có thể vãng sanh một cách hết sức thù thắng như vậy? Chúng ta suy nghĩ kỹ lưỡng, bà không phải là người thường, bà là do A Di Đà Phật phái đến để hộ pháp đấy. Điểm đặc biệt của Tịnh Tôngbản hội tập kinh Vô Lượng Thọ của lão cư sĩ Hạ Liên Cư, ngày nay đã được hoằng truyền khắp thế giới, chúng ta uống nước phải nhớ nguồn, truy tìm nguồn gốc này thì đó chính là công đức của bà đã hộ pháp, công đức này quá lớn.

Năm xưa khi chúng tôi giảng kinh ở Đài Bắc đã gặp nhiều điều trắc trở, khó khăn không thể tưởng tượng được! Đố kỵ, chướng ngại hầu như không có lối thoát, bức bách đến nỗi chẳng hoàn tục thì không được; gặp những khổ nạn to lớn như vậy! Lúc đó bà là một thính chúng, lúc tôi giảng kinh hai vợ chồng bà thường đến nghe giảng, biết được hoàn cảnh khó khăn này nên có ý muốn giúp đỡ; họ mời tôi đến đến thăm nhà của họ. 

Nhà của họ là một căn nhà đơn độc xây theo lối mới, trên lầu còn phòng trống, con trai bà đang học trung học, một mình ở trên lầu. Bà hỏi tôi: ‘Hoàn cảnh như vậy thầy có thể trú nơi đây không?’. Tôi xem xong cũng hoan hỷ, sau đó tôi về Đài Trung kể câu chuyện này xin phép thầy Lý, thầy Lý cho phép: ‘Được!’, từ đó tôi bèn trú ở nhà bà, [gia đình] bà hộ trì.

Pháp sư giảng kinh thiệt là không dễ chút nào, có tiếng tăm vượt trội người khác vô cùng khó khăn! Cần giảng đài, cần người nghe để tập luyện. Bà giúp tôi kiếm chỗ, mướn chỗ, mượn chỗ để giảng, và mời một số bạn bè đến nghe giảng, giúp cho tôi giảng kinh được liên tục, chẳng gián đoạn. Bà đã hộ trì suốt ba mươi năm, bà thiệt là hết sức bền chí và nhẫn nại! Chúng ta ngày nay được thành tựu, lúc bà bị bịnh nặng, trong kinh Địa Tạng có dạy [chúng ta] phải nói cho bà biết cả đời này bà đã làm được những chuyện gì tốt, làm cho bà vững lòng tin có thể vãng sanh, điểm này rất quan trọng.

Tôi nói chúng tôi giống như một cây bồ đề, mầm cây con là do Chương Gia đại sư vun trồng, lớn lên thành một cây nhỏ là nhờ mười năm ở Đài Trung [được thầy Lý dạy dỗ]; lúc đó rất mềm yếu, người ta muốn hủy diệt thì rất dễ. Sau đó được sự hộ trì suốt ba mươi năm của bà, ngày nay Tịnh Tông được hoằng dương khắp trong và ngoài nước, đã truyền khắp thế giới, cho nên nguồn gốc của sự thành tựu này là do công đức của bà đã hộ trì

Lúc ra đi, bà thấy Phật A Di Đà hai lần; A Di Đà Phật dặn dò chúng tôi may y phục, còn hối thúc phải may cho nhanh; nếu bà không phải A Di Đà Phật phái đến thì còn ai phái đến nữa? Nhân duyên này hết sức hiếm có!

Ân đức này chẳng phải dành riêng cho chỉ một mình tôi, mỗi người niệm kinh Vô Lượng Thọ, mỗi người hôm nay niệm A Di Đà Phật, đều được một phần ân đức, đạo lý là ở chỗ này. Cho nên hoằng pháphộ pháp đều không dễ, cần phải có đầy đủ trí huệ, nhẫn nại, nghị lực, phải có thể nhẫn chịu hết thảy những lời hủy báng. Đương nhiên cũng có người tán thán và có người hủy báng, bạn đều phải nhận chịu hết. 

Bạn không thể gặp một chút khó khăn liền thoái tâm, sợ sệt, như vậy thì uổng hết công lao từ trước. Đích thực trong đời bà đã làm được điểm này; lúc đó mặc kệ người nào nói thêm, nói bớt, châm thọc, công kích, bà vẫn như như chẳng động.

Chúng tôi ra nước ngoài hoằng pháp cũng là do bà [lo giấy tờ] tìm phương pháp dẹp tan chướng ngại. Vì lúc trước người xuất gia muốn ra ngoại quốc phải thông qua sự chấp thuận của ‘Hội Phật Giáo Trung Quốc’, nếu họ chẳng cho thì người ấy không xin được hộ chiếu. Tự mình tôi biết rất rõ, Quán trưởng cũng biết, Hội Phật Giáo Trung Quốc tuyệt đối sẽ không giúp tôi làm việc này. Vì lo cho tôi ra nước ngoài hoằng pháp nên bà gia nhập vào ‘Hội Vạn Quốc Đạo Đức’. 

Những người lãnh đạo hội này lúc đó đều là những người xuất xứ từ vùng Đông Bắc, họ là người đồng hương với bà, sau đó bà nhờ Hội Vạn Quốc Đạo Đức mời tôi làm cố vấn, tôi đi theo phái đoàn của họ đến Los Angeles dự buổi họp những đại biểu trên toàn thế giới lần thứ ba. Tôi được hội Vạn Quốc này làm hộ chiếu; chuyện làm hộ chiếu thực ra cũng là do Tam Bảo gia trì. Hội đoàn chúng tôi gồm có ba mươi mấy người, lúc đi làm giấy tờ chỉ có tôi và bà Quán trưởng xin được hộ chiếu năm năm, những người khác đều là ba tháng; thiệt là kỳ lạ! Sau khi ra nước ngoài, bạn bè, học trò rất nhiều, [pháp] duyên đã được kết rồi, từ đó mới bắt đầu sự hoằng pháp quốc tế. Đây đều là do bà dụng tâm, tìm cách vượt qua rất nhiều khó khăn, cho nên hộ pháp là lực lượng của cá nhân bà.

Bà cũng thường khen ngợi cư sĩ Lý Mộc Nguyên, ngày nay phong trào niệm Phật ở Nam Dương được hưng thịnh là do một mình ông lèo lái. Lần đầu tiên tôi đến Tân Gia Ba là vào năm 1987, lúc đó tuy Tân Gia Ba có rất nhiều đạo tràng, nhiều pháp sư, nhưng không ai đề xướng niệm Phật, không ai tu Tịnh Độ. Những năm gần đây chúng tôi đem Tịnh Độ qua, đem kinh Vô Lượng Thọ đến, Mã Lai đã thành lập được bảy, tám Tịnh Tông Học Hội, ở bên đó hiện nay có rất nhiều người đọc kinh, nhiều người niệm Phật, đôi lúc cũng nghe nói đến có người vãng sanh; đây là công đức của cá nhân ông Lý Mộc Nguyên! 

Tôi thường nói với mọi người: ‘Quý vị nghĩ xem nếu không nhờ cư sĩ Lý Mộc Nguyên, có ai thỉnh chúng tôi đến Tân Gia Ba giảng kinh không?’ Chẳng có ai mời hết! Trong hai năm nay không những mời giảng kinh, lại còn tổ chức lớp Bồi Huấn, huấn luyện nhân tài [kế thừa công việc hoằng pháp]. Việc này rất quan trọng, công đức này càng lớn, càng khó thể nghĩ bàn! Cho nên chúng ta thật sự nhờ hộ pháp là nhờ vào một người, nếu không có người này dẫn đường thì không thể thành công.
 
 

h. Bậc tái lai – Lão cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập kinh Vô Lượng Thọ

Đương nhiên những người như họ đều chẳng phải là người thường, đều có nhân duyên rất sâu dày với Phật pháp, đều có sứ mạng không thể tưởng tượng được, đúng như lời lão cư sĩ Hạ Liên Cư đã nói lúc còn tại thế. Có một năm tôi ở Bắc Kinh nghe cư sĩ Hạ Pháp Thánh, cháu của cụ Hạ kể lại, Hạ Pháp Thánh là học trò của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, Hoàng Niệm Tổ là học trò của lão cư sĩ Hạ Liên Cư. 

Ông Hạ Pháp Thánh có một lần đến thăm tôi và nói: ‘Lúc ông nội (lão cư sĩ Hạ Liên Cư) gần vãng sanh, ông nói với những người ở chung quanh: ‘Tương lai bản hội tập kinh này sẽ từ hải ngoại truyền trở về Trung Quốc, hơn nữa bản kinh này trong tương lai sẽ được truyền khắp thế giới’. Họ nghe xong cảm thấy vô lý, họ đều nghĩ rằng cụ Hạ gần đi rồi nên có lẽ đầu óc không còn sáng suốt nữa, làm sao nói ra những lời như vậy, chuyện này không thể nào xảy ra được. 

Bây giờ nghĩ lại quả nhiên không sai, kinh Vô Lượng Thọ đích thực là từ Đài Loan, Mỹ quốc truyền đến Trung Quốc đại lục, hiện nay đích thực đã được truyền khắp thế giới. Thế nên những người này đều là Phật, Bồ Tát tái lai, đều chẳng phải người thường.

Còn một câu chuyện khác cũng liên quan đến lão cư sĩ Hạ Liên Cư, chuyện này xảy ra lúc tôi giảng đề tài ‘Nhận thức Phật giáo’ tại Miami, Mỹ quốc. Lúc đó tôi [đang hoằng pháp dọc theo] những vùng gần bờ biển phía đông của Mỹ, từ NewYork, Washington DC cho đến Atlanta, còn một trạm cuối cùng đến Miami. Ở mọi nơi trong chuyến hoằng pháp này tôi đều giảng đại ý kinh Địa Tạng. Vì tại Miami có rất nhiều người ngoại quốc đến nghe giảng, cư sĩ Tăng Hiến Vĩ thông dịch cho tôi, khả năng thông dịch của ông rất giỏi.

 Khi tôi thấy có rất nhiều người ngoại quốc đến nghe giảng nên đổi đề tài ‘Đại Ý kinh Địa Tạng’ thành ‘Nhận Thức Phật Giáo’. Tôi nói [với ông Tăng] tôi giảng đề tài này và ông phiên dịch, tương lai lưu lại băng thâu âm, một bộ tiếng Tàu, một bộ tiếng Anh có thể giúp người ngoại quốc nhận thức và hiểu thêm về Phật Giáo, đây là một việc rất tốt.

Tăng cư sĩ học Phật rất tạp, học Thiền, học Mật, và rất thích chuyện thần thông, cảm ứng; vả lại ở địa phương này (Miami) có rất nhiều người ‘khác thường’, ông Tăng thường qua lại mật thiết với họ. Lúc còn chưa đến đây tôi đã gởi trước cuốn kinh Vô Lượng Thọ tới, đây là cuốn Chú Giải kinh Vô Lượng Thọ của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, trang đầu cuốn Chú Giải có hình của lão cư sĩ Hạ Liên Cư; ông Tăng đã đem tấm hình này cho những người ngoại quốc có [thần] ‘thông’ xem, để họ xem người này ra sao? Kết quả là những người này nói rất đúng. 

Câu đầu tiên họ nói với Tăng cư sĩ: ‘Thân thể của ông cụ này trong suốt, ổng không phải là người thường, đây là Bồ Tát tái lai’. Không phải nhìn người, họ chỉ nhìn tấm hình mà có thể nói như vậy. Cái gì gọi là ‘trong suốt’? Nói thực ra chẳng có phiền não thì thân thể sẽ trong suốt. Khi người ta vừa nhìn thân thể của chúng ta liền thấy một màu đen thui, ở trong chứa đựng cả đống tham, sân, si, mạn đấy mà!

Điều này nói rõ cụ Hạ chẳng có phiền não, tức là chẳng có phân biệt, chấp trước nên thân thể của cụ trong suốt. Họ còn nói ‘Ông cụ này hiện nay đã qua đời, lúc ổng còn sống thì chẳng nổi tiếng, ổng nhất định là người tái lai’, họ khẳng định như vậy. Chuyện này xảy ra lúc tôi đến Miami, Tăng cư sĩ kể lại cho tôi nghe. Hơn nữa những người có ‘thông’ này đã từng nói với Tăng cư sĩ: ‘Tại đạo tràngpháp sư giảng kinh, phần đông quý vị nhìn thấy dường như chỉ có một số người đang ngồi tại đó nghe giảng , thực ra có rất nhiều thiên long bát bộ, quỷ thần [cũng đến tham dự].’ Tại sao họ tụ hợp tại chỗ này, hình như họ cảm thấy rất vui vẻ? Có Phật quang gia trì đấy! Bạn đừng tưởng đây là vì pháp sư có khẩu tài, giảng hay; không phải đâu, là do Phật quang gia trì đấy.

Những người ngoại quốc này mỗi ngày đều đến, Tăng cư sĩ nói với họ: ‘Quý vị có lòng lắm’. Họ nói: ‘Không phải đâu, chúng tôi nghe cũng chẳng hiểu’. Lời phiên dịch tuy chẳng sai, nhưng dù sao lời phiên dịch vẫn không diễn tả hết ý nghĩa. [Vậy thì] tại sao mỗi ngày họ đều đến? Để được ‘tưới gội’ trong Phật quang. Họ nói: ‘Cảm giác vô cùng sảng khoái’. Chữ Phật quang mà họ dùng giống như danh từ ngày nay khoa học gia gọi là ‘từ trường’, đích thật là chẳng như ngày thường! 

Trong kinh có nói tương lai pháp vận của đức Phật kéo dài mười hai ngàn năm, sau đó hết thảy kinh điển đều bị diệt mất, duy chỉ có kinh Vô Lượng Thọ còn được lưu lại một trăm năm. Chúng ta ngày nay có thể nhìn thấy rõ ràng tương lai bản kinh Vô Lượng Thọ được lưu lại thêm một trăm năm sẽ là bản hội tập của lão cư sĩ Hạ Liên Cư, chúng ta có thể khẳng định như vậy. 

Bản kinh này đích thật đã được hội tập rất khéo, hội tập từ năm bản dịch gốc mà thành, cho nên tôi hy vọng những đồng tu có năng lực đọc tụng, giảng giải, bất luận là tại gia hay xuất gia đều phát tâm học kinh này, giảng giải bộ kinh này. Công đức vô lượng vô biên! Làm cho hết thảy đại chúng nhận thứchiểu rõ pháp môn Tịnh Độ, ngay trong một đời sẽ được độ thoát.
 
 

i. Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Vô Lượng Thọ đều là pháp luân viên mãn.

Tuy đời trước có thiện căn, có phước đức nhưng nếu khôngnhân duyên thì vẫn không thể thành tựu như cũ. Nhân duyên là gì? Nhân duyên nghĩa là giảng giải bộ kinh này, làm cho họ nghe được, tìm lại được thiện căn, phước đức của họ từ vô lượng kiếp đến nay; kết hợp ba thứ ấy được thì có thể thành tựu ngay trong một đời, vì vậy nên chúng tôi đặc biệt chú trọng bộ kinh này. Nội dung của kinh này tức là toàn bộ kinh Hoa Nghiêm, có thể nói kinh Hoa Nghiêmchú giải của kinh Vô Lượng ThọChúng ta không có thời gian lâu dài, không có tinh thần, năng lực để giảng giảiđọc tụng kinh Hoa Nghiêm thì thọ trì kinh Vô Lượng Thọ cũng tốt.

Nhưng nếu muốn giảng kinh này cho hay, giảng được thấu suốt, thì nhất định phải đọc kỹ kinh Hoa Nghiêm, vì trong đó hầu như câu nào, chữ nào cũng là cảnh giới Đại Phương Quảng. Thế nên nếu chẳng thâm nhập Hoa Nghiêm thì rất khó giảng kinh này được. Đây cũng là nguyên nhân Quán Trưởng thỉnh cầu giảng kinh Hoa Nghiêm. Tôi nghĩ nếu có học sinh tôi cũng chịu mở một lớp nhỏ để dạy kinh Hoa Nghiêm, để có người kế thừa sau này. Nhưng việc này đòi hỏi phải có tâm nhẫn nại rất lớn, vì trong thời gian ngắn không thể nào thành tựu nổi. Hơn nữa phải buông bỏ hết thảy, dốc toàn tâm toàn lực để tu học, đây là pháp luân viên mãn trong Phật pháp.
 
 

j. Chuyên tu Tịnh Độ. Giải và Hành cùng coi trọng.

Chúng tôi lợi dụng thời gian ngắn ngủi vài ngày này đến để xem xét hoàn cảnh ở đây, bây giờ đạo tràng đã được xây dựng khá quy mô; hết sức quý báu, nhân duyên vô cùng thù thắng! Chúng tôi tin tưởng Tịnh Tông ở hai nơi Úc Châu và Tân Tây Lan này sẽ có tương lai xáng lạn. Công đức vô lượng ấy đều là của mỗi vị đồng tu hợp sức làm thành, và cũng là do A Di Đà Phật, chư Phật Như Lai gia trì cho mọi người

Hy vọng mọi ngườilòng tin, thâm nhập một môn, chắc thật niệm Phật, Giải và Hành cùng coi trọng. Hành môn thì chúng ta phải chắc thật niệm Phật; Giải môn thì phải nghe kinh, chẳng thể không nghe kinh. Không nghe kinh là người như thế nào? Hoàn toàn chẳng còn nghi hoặc, kiền thành khẳng định, người như vậy có thể khỏi nghe kinh. Nếu còn hoài nghi, đối với Tây Phương Cực Lạc thế giới vẫn chưa rõ ràng lắm thì bạn cần phải nghe kinh. Nghe kinh là để tăng trưởng lòng tin của bạn, tăng trưởng nguyện lực, đạo lý là như vậy.

Hiểu rõ kinh rồi thì bạn sẽ biết mình phải tu học như thế nào. Đặc biệt là trước khi vãng sanh, thân thể chúng ta còn ở tại thế gian, vẫn chưa thể xa lìa quần chúng, xã hội; chúng ta làm thế nào để ứng phó với xã hội? Làm thế nào sanh sống hằng ngày? Những câu trả lời đều nằm trọn trong kinh giáo. Cho nên người chắc thật niệm Phật khỏi nghe kinh, đây là người như thế nào?

 Đây là người chẳng còn làm việc gì hết, chẳng giao thiệp với bất cứ ai, chuyên ở tại Niệm Phật Đường niệm Phật, thiệt là ‘muôn duyên buông xuống hết’, hạng người này có thể [không nghe kinh]. Nếu bạn còn tiếp xúc với xã hội, bạn bắt buộc phải hiểu kinh giáo, có hiểu được thì bạn mới biết làm thế nào để ứng phó với mọi người trong xã hội, làm thế nào dẫn dắt đại chúng đến học Phật, tự hành hóa tha thì công đức mới được viên mãnVì vậy nghe kinh và niệm Phật đều quan trọng như nhau.

Đạo tràng chúng ta đề xướng ‘Giải và Hành cùng coi trọng’ nên tương lai ở phía ngoài sẽ xây thêm một giảng đường, giảng đường dành riêng để giảng kinh, thuộc về Giải Môn – để khuyến tín, khuyến nguyện. Chỗ này làm Phật Đường là đủ rồi, vì thực ra người chân chánh niệm Phật chẳng nhiều lắm. Tôi hy vọng trong tương lai mỗi tháng đều tổ chức Phật thất một lần, số người tham gia tốt nhất là bốn mươi tám người. 

Bốn mươi tám nguyện của Phật A Di Đà vừa đúng với số bốn mươi tám người, nếu còn nhiều người hơn số này thì sắp cho họ đến tháng sau; nếu nhiều hơn thì sắp tới tháng sau nữa; làm vậy để mọi người đều cảm thấy trân quý [cơ hội tham dự] Phật thất này, vô cùng khó được -- khó có thể ghi danh được một chỗ. Như vậy thì rất có ý nghĩa, rất quý.

Nếu đông người quá thì tâm sẽ dễ chao động; tán gẫu, nói chuyện nhiều quá sẽ không thâu thập được ích lợi gì hết, vả lại chúng tôi sắp xếp, chuẩn bị cũng khó khăn. Nếu số người mỗi tháng đều nhất định là bốn mươi tám người, thì chúng tôi chỉ sắp xếp nơi ăn chốn ở đầy đủ cho bốn mươi tám người mà thôi, việc tiếp đãi cũng rất thuận tiện. Thế nên tôi hy vọng mỗi tháng đều đả Phật thất, bất kể là người ở đây hay người từ nơi khác đến, bốn mươi tám người đều phải ghi danh trước. Nếu người nào mỗi khóa đều tham dự thì sẽ đặc biệt hoan nghinh, khóa nào cũng tham dự thì nhất định sẽ có thành tựu.

Buổi nói chuyện tại Tịnh Tông Học Hội Úc Châu, 1997 (ngày thứ nhất)
 
 

4. Tu hành như thế nào?
 
 

 Chư vị pháp sư, chư vị đồng tu:

 Phật thất kỳ này còn chưa chính thức khai mạc nhưng quý vị đến sớm đều vào Niệm Phật Đường niệm Phật, như vậy rất đúng như phápMọi người niệm vài ngày, tâm được định thì mới gặt hái được lợi ích chân thật trong Phật thất, việc này rất đáng đề xướng, hiệu quả vô cùng thù thắng. Có rất nhiều người trong quý vị đồng tu từ xa đến, cũng có người phụ trách lãnh đạo Tịnh Tông, phát tâm tu học như vậy thiệt là quá thù thắng, không những đáng được chúng ta tán thán, thực sự là được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ. Hiện nay khắp nơi thành lập Tịnh Tông Học Hội ngày càng nhiều, đây là một hiện tượng rất tốt. Chúng ta đã có tổ chức thì phải làm thế nào để phát huy công năng của tổ chức cho có hiệu quả, giúp đỡ đại chúng huân tu, đây là sứ mạng cấp bách của chúng ta.

 Lúc Tịnh Tông Học Hội vừa được thành lập tôi đã viết một bài nguyên khởi, dùng danh nghĩa của Hàn Quán trưởng để phát biểu, trong bài nguyên khởi này chúng tôi đề ra ‘Ngũ kinh Nhất luận’ là kinh điển Tịnh Tông y theo để tu học. Đây là kinh điển cơ bản của Tịnh Tông, không những phải đọc tụng, trong nhiều kinh điển đức Thế Tôn đã nhiều lần khuyên chúng ta ‘thọ trì, đọc tụng, diễn thuyết cho người khác’. Chúng tôi đã lập lại câu này mấy trăm lần, mấy ngàn lần, cho dù chúng ta không nhớ những câu nói khác của Thế Tôn, nhưng câu này chắc đã rất quen thuộc rồi, từ đây có thể biết tầm quan trọng của nó. Nếu có thể thực hiện được lời dạy trong đó, nói thực ra chúng ta cũng thừa sức thành Phật! 
 
 

 a. Thâm giải kinh giáo – Tin sâu, nguyện thiết, phụng hành

Nhưng muốn làm được câu này nhất định phải chân chánh thông suốt kinh giáo. Số lượng hết thảy những kinh điển Thế Tôn giảng trong suốt bốn mươi chín năm quá nhiều, chúng ta là người bình thường không thể nào học hết được. Các đại đức thời xưa biết rõ điều này nên mới phân tông, lập giáo tùy theo căn tánh của chúng sanh. Đời Tùy, Đường các tông pháiTrung Quốc đã hình thành, quý vị cũng biết Phật giáo Trung Quốc có mười tông phái, tám tông thuộc Đại thừa, hai tông Tiểu thừa, trong mỗi tông lại chia thành nhiều chi nhánh, mỗi chi nhánh lại chia thành phái nhỏ, thế nên môn phái khác nhau rất nhiều.

Chư vị tổ sư đại đức vô cùng từ bi và dùng trí huệ cao độ để chọn ra một số kinh giáochúng ta có thể thọ trì, [các ngài] giảng giải kỹ càng, làm cho chúng ta thâm nhập kinh tạng. Trong hết thảy pháp môn thì kinh điển của Tịnh Tông ít nhất, chỉ có năm kinh một luận. Phân lượng của năm bộ kinh này cũng rất ngắn, kinh Vô Lượng Thọ là kinh dài nhất, kết hợp năm kinh một luận lại thành một quyển sách chữ nhỏ thì cũng rất mỏng. 

Quý vị thấy cuốn Tịnh Độ Ngũ kinhchúng ta đã in, cuốn in bìa cứng, dày, có chữ lớn nên lúc đọc không mỏi mắt. Nếu dùng chữ nhỏ để in thì rất mỏng. Phân lượng tuy không nhiều nhưng đạo lý, lý luận, phương pháp, và cảnh giới trong đó đều hết sức viên mãn, so với những kinh lớn, bất luận so với kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Bát Nhã tuyệt đối đều chẳng thua kém.

Nếu chư vị có thể nhận thức rõ điều này, thể hội được, thì mới biết Tịnh Tông thiệt là chẳng thể nghĩ bàn, thực hiện được ‘lời vắn tắt mà đủ trọn ý nghĩa’ (ngôn giản ý cai) -- rất ít văn tự nhưng hoàn toàn bao gồm hết thảy lý luận, cảnh giới bên trong. Cho nên tuy kinh điển ít nhưng muốn giảng kỹ thiệt là chẳng dễ! Hồi trước tôi theo học lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, thầy Lý đã từng nói với tôi nhiều lần, cả đời thầy sợ giảng kinh A Di Đà nhất, đừng thấy kinh A Di Đà rất ngắn [thiệt ra] kinh A Di Đà khó giảng nhất! Sau này chúng tôi học kinh rồi mới hiểu rõ điểm này. 

Văn tự trong kinh A Di Đà rất cạn, nếu không nghiên cứu sâu vào [thoạt nhìn thì sẽ nghĩ kinh này] giống như tiểu thuyết ngắn, giới thiệu y báochánh báo trang nghiêmthế giới Cực Lạc. Kể chuyện chẳng khó hiểu, nếu chư vị coi Sớ Sao của Liên Trì đại sư thì ngược lại sẽ chẳng hiểu. Yếu Giải của Ngẫu Ích đại sư còn tinh tường hơn, thế mới biết nội dung bộ kinh này hết sức phong phú, vô cùng thù thắng.

Trong quá khứ tôi cũng đã giảng Năm Kinh Một Luận nhiều lần, cũng có lưu lại băng thâu âm. Giảng ký kinh Vô Lượng Thọ đã chỉnh lý xong, hiện nay được in thành bốn cuốn sách bìa cứng, đại khái có chừng một triệu ba trăm ngàn chữ; như vậy đã nói hết ý tứ chưa? Nói cho quý vị biết: không thể nào! Thiệt giống như nước trong biển cả, chúng ta chỉ nếm một chút mà thôi. Ý tứ quá phong phú, giảng không hết, bất kỳ chữ nào, câu nào cũng hàm chứa vô lượng nghĩa. Thế nên chẳng thể không thâm nhập kinh điển, tự mình thâm nhập rồi thì lòng tin của mình mới vững chắc, nguyện của mình mới khẩn thiết, công phu niệm Phật đương nhiên sẽ đắc lực, sự vãng sanh mới nắm chắc trong tay.

Nếu thói hư tật xấu, tập khí của mình vẫn hiện lên y như cũ, không thể khắc phục, vậy thì chúng ta phải hỏi tại sao thói hư tật xấu phát sanh? Nói chung là vì công phu của bạn chưa đủ. Tại sao công phu chưa đủ? Bạn hoàn toàn chưa hiểu rõ lý luận, phương pháp. Nói một cách khác bạn chẳng có lòng tin. Tuy bạn tin Tịnh Độ, lòng tin này vẫn còn nửa tin nửa ngờ, bạn chẳng có tâm nguyện khẩn thiết. Nếu bạn có lòng tin thật sự, tâm nguyện thiết tha thì các thói hư tật xấu, tập khí gì cũng chẳng còn nữa, đều xả bỏ hết. Nếu còn những thói hư tật xấu, tập khí thì tức là chẳng đủ tín, nguyện, chẳng thông hiểu kinh giáo!

Từ điểm này có thể biết ngày nay hoằng dương Tịnh Tông trên thế giới không thể làm giống như Ấn Quang đại sư. Lúc Ấn Quang đại sư còn tại thế vào những năm đầu Dân Quốc, trong Niệm Phật Đường chỉ chuyên niệm Phật mà chẳng giảng kinh, tức là ‘một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng’, cũng giống như đả Phật thất hằng ngày, một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày chẳng sót ngày nào. 

Bạn hãy xem thời khóa tụng niệm của chùa Linh Nham thì sẽ biết, mỗi ngày [niệm Phật] sáu cây hương (lấy thời gian đốt một cây nhang làm đơn vị) , mỗi năm có hai lần ‘Phật thất tinh tấn’. Phật thất tinh tấn kéo dài bốn mươi chín ngày, mỗi ngày tăng lên tới chín cây hương. Vào thời của ngài có thể làm như vậy, ngày nay chúng ta không thể. Nguyên nhân ở tại chỗ nào? Hồi trước tâm người ta thật thà, đôn hậu, cho dù chẳng hiểu rõ, chẳng thông suốt kinh giáo, họ chẳng có tí gì hoài nghi đối với những lời giảng dạy của lão sư phụ, lão hòa thượng – lão hòa thượng dạy họ làm như thế nào thì họ làm như vậy – như thế mới được!

Thời đại bây giờ không thể được. Nếu tuổi tác của quý vị lớn như tôi, sáu bảy chục tuổi thì có thể nhớ vào những năm Dân Quốc bốn mươi (1951) người ở Đài Loan hết sức dễ thương, trung hậu, thật thà, chất phác; xã hội Đài Loan an định, trị an tốt nhất Đông Nam Á. Người thời đó tử tế, lúc chúng tôi mới đến Đài Loan, khi đi tìm nhà bạn nhưng không biết đường, tùy tiện hỏi người nào thì họ liền ngưng làm việc và dẫn mình đi kiếm cả một đoạn đường, đưa đến tận nhà. 

Xã hội hiện nay không được vậy nữa! Nếu bạn hỏi đường, [họ sẽ trả lời cộc lốc:] ‘Không biết’, chẳng thèm đếm xỉa đến bạn. Đây là chỉ mới bốn mươi năm mà thôi! Càng về trước lòng người càng đôn hậu, lúc mua đồ không có tiền sẵn trong túi thì có thể thiếu chịu, chẳng cần ghi sổ, ghi tên gì hết, giữa người với nhau có sự thành tín như vậy; bây giờ đâu còn nữa! Hiện nay chuyện gì cũng phải ký hợp đồng, còn phải viết ra từng điều rõ ràng, sợ lọt vào những lỗ hổng luật pháp. Bạn xem đời sống gian nan, khổ sở quá chừng phải không, đâu có thong dong tự tại như hồi đó. Cho nên thời xưa Niệm Phật Đường đơn giản, đơn thuần, thiệt có thể thành tựu, có thể giúp người ta vãng sanh.

Nhân tâm trong xã hội ngày nay rất sôi động, lo sợ chẳng yên, chẳng có cảm giác an toàn, tâm nhảy loạn xạ, vậy thì làm sao tín, nguyện có thể vững chắc được! Thế nên phương pháp duy nhất là phải giảng rõ, giảng kỹ kinh giáo, điểm này rất quan trọng. Ngày nay chúng tôi đề xướng ‘Giải Hành cùng coi trọng’, hy vọng mỗi Tịnh Tông Học Hội đều lấy cuốn khóa tụng thường ngày mà chúng tôi đã soạn, cuốn khóa tụng ấy là do tôi soạn, nghi thức đã được giảm bớt

Lúc trước phần đông những khóa tụng hằng ngày gồm có: buổi sáng tụng Chú Lăng Nghiêm, Thập Chú, buổi tối tụng bài văn đại sám hối, kinh Di Đà. Hiện nay chúng tôi sửa đổi phần tụng kinh, khóa buổi sáng chọn bốn mươi tám nguyện trong kinh Vô Lượng Thọ, khóa tối chọn phẩm ba mươi hai đến ba mươi bảy trong kinh Vô Lượng Thọ. Tại sao chúng ta phải thay đổi kinh tụng niệm hằng ngày? Vì căn tánh của chúng sanh hiện nay khác với lúc trước. Lúc trước người ta y theo khóa tụng thời xưathể đạt được lợi ích. Ngày nay chúng ta noi theo khóa tụng như vậy chẳng thể đạt được lợi íchMục đích chúng ta tu Tịnh Độ là tương lai cầu sanh Tây phương Cực Lạc thế giới

Làm sao mới được vãng sanh? 

Nhất định phải có tâm giống với tâm của đức Phật A Di Đà, có nguyện giống với nguyện của đức Phật A Di Đà, [kiến] giải giống với đức Phật A Di Đà, hạnh giống với đức Phật A Di Đà. Nếu chúng ta có thể làm được tâm, nguyện, giải, hạnh đều giống với đức Phật A Di Đà thì chúng ta nhất quyết sẽ được vãng sanh -- tự tự nhiên nhiên cảm ứng đạo giao.

Vì vậy nên giảng giải kinh điển rất quan trọng, nghiên cứu càng quan trọng hơn. Những đồng tu di dân đến Úc Châu, quý vị ở trong thời đại này có phước báo to lớn. Chúng ta thấy những người di dân ở khắp nơi trên thế giới đều rất gian khổ, làm việc không bao giờ ngừng nghỉ, áp lực đời sống nặng nề, đâu được như những người di dân đến Úc Châu, người nào cũng nhàn hạ, mỗi ngày đều đi đánh banh. Đánh banh vẫn tạo nghiệp luân hồi, đánh banh không thể đánh thoát ra nổi sáu nẻo luân hồi, đánh chẳng ra nổi tam giới. [Thay vì đi đánh banh] quý vị có thể dùng thời gian này để nghiên cứu Tịnh Độ Ngũ kinh Nhất luận, thâm nhập nghiên cứu, được vậy thì có thể xây dựng được tín và nguyện của mình.

Ngẫu Ích đại sư dạy rất hay: ‘Thiệt có tín, có nguyện thì có thể vãng sanh, phẩm vị vãng sanh cao hay thấp là do công phu niệm Phật sâu hay cạn.’ 

Tín Nguyện vô cùng quan trọng! Đừng tưởng mình đã tin tưởng, mình đã phát nguyện rồi, mình mỗi ngày đều khuyên người niệm Phật, không hẳn vậy đâu! Bạn hãy coi thử mình còn tham, sân, si, mạn, đố kỵ, chướng ngại không, nếu vẫn còn, vả lại thường thường nổi lên tức là bạn chẳng có tín, chẳng có nguyện. Người có tín, có nguyện nhất định chẳng có [phiền não, chướng ngại]; tâm của người có tín, có nguyện giống hệt tâm Phật, giống hệt tâm Bồ Tát thì làm sao có nhiều phiền não, có nhiều chướng ngại như vậy được!

Nghiệp chướng là gì? Nghiệp chướng tức là ‘vọng tưởng, phân biệt, chấp trước’. 

Bất luận đối với người, với sự, với vật bạn còn những tâm niệm này nổi lên tức là nghiệp chướng. Không những nghiệp chướng này tạo chướng ngại cho việc vãng sanh của bạn, khi bạn nghiên [cứu kinh] giáo thì cũng gây chướng ngại cho việc tăng trưởng trí huệ. Đồng tu niệm Phật thường hay nói câu này: ‘Chúng ta phải tiêu nghiệp chướng’, nhưng làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng? Có phải lạy Lương Hoàng Sám thì sẽ tiêu nghiệp chướng hay chăng? Bạn lạy luôn cả bảy ngày thử coi bạn còn tham, sân, si hay không? 

Nếu gặp việc không vừa ý liền nổi giận, đó là nghiệp chướng hiện ra, nghiệp chướng chưa tiêu gì hết! Giả sử lạy xong bảy ngày Lương Hoàng Sám mà khi gặp chuyện chẳng vừa ý bạn vĩnh viễn chẳng nổi giận thì bạn đã tiêu hết nghiệp chướng. Từ điểm này có thể biết trên môi nói tiêu nghiệp chướng là một việc khác, thực sự thì nghiệp chướng chẳng có tiêu gì cả, không những chẳng tiêu mà mỗi ngày còn tăng thêm. Như vậy thì làm sao được! Đây là việc chúng ta phải đặc biệt cảnh giác, phải nghĩ đến sanh tử luân hồi rất đáng sợ!

Trong lục đạo luân hồi có được thân người thiệt chẳng phải là một chuyện dễ dàng. Chúng ta hôm nay được thân người là do thiện căn tích lũy từ nhiều đời nhiều kiếp trước! Ngày nay mình đã gặp nhân duyên này nhưng được thân người xong lại mất thân người, mất thân người rồi mà muốn kiếm trở lại chẳng phải là dễ, hết sức khó khăn! Trong kinh điển đức Phật dùng rất nhiều tỷ dụ (2), Phật chẳng nói dối, chẳng nói lời không thật, chẳng gạt người, câu nào cũng đều chơn thật, vì vậy chúng ta phải có tâm cảnh giác cao độ, phải hiểu rõ sự thật này, hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
 
 

a. Nghiên [cứu kinh] giáo tức là nhớ Phật – Khoa phán, văn tựnghĩa lý được thực hiện trong sinh hoạt.

Tu hành, tu là gì? Tu tức là sửa đổi những thói hư tật xấu mà thôi. Tiêu chuẩn của tu hành là noi theo lời giáo huấn của Phật, trong kinh Phật dạy làm gì thì mình phải làm theo, dạy đừng làm gì thì mình nhất định chẳng làm. Tu hành là bắt đầu tu tập từ chỗ này. Vì vậy nghiên [cứu kinh] giáo rất quan trọng, hy vọng mỗi ngày chúng ta ít nhất phải nghiên giáo bốn giờ đồng hồ, niệm Phật bốn giờ; mỗi ngày tám giờ đồng hồ, không thể làm ít hơn, nếu ít hơn thì đời này chúng ta cầu vãng sanh sẽ không chắc chắn

Mỗi ngày công phu tám giờ đồng hồ nhất định không thể thiếu, đây là đạo phong và học phong (phong cách tu tập và phong cách học tập) của đạo tràng chúng ta -- giải và hành cùng coi trọng. Quý vị nên biết ‘nghiên giáo’ và ‘niệm Phật’ là cùng một việc, chẳng phải là hai việc. Đại Thế Chí Bồ Tát dạy: ‘Nhớ Phật niệm Phật, hiện giờ tương lai, nhất định thấy Phật’ (Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai tất định kiến Phật). Nghiên giáo tức là nhớ Phật; năm kinh một luận của Tịnh Tông toàn là nói về y báo, chánh báo trang nghiêm của Tây phương Cực Lạc thế giới

Phương pháp niệm Phật rất nhiều, cho nên nghiên giáo chẳng ở ngoài niệm PhậtHy vọng là các đồng tu có thời giờ đều đến tham gia nghiên giáo; do pháp sư hoặc cư sĩ đại đức phát tâm giảng kinh, giảng một đoạn xong mọi người nghiên cứu, thảo luận.

Nghiên cứuthảo luận cần có một chương trình, thứ tự hẳn hòi để tránh rối loạn, mới có thể gặt hái được kết quả. Còn về phương pháp, lúc trước tôi đã viết một bài ‘Cương lãnh trọng yếu của việc nghiên cứu nội điển’, trong đó đề ra vài nguyên tắc, quý vị làm theo những nguyên tắc này thì rất tốt. Trong đó có những điểm chánh: thứ nhất văn tự phải trong sáng, gãy gọn, rõ ràngPhân đoạn của kinh văn phải theo thứ lớp rõ rệt, việc này trong Phật pháp gọi là ‘khoa phán’. 

Phương pháp phân chia thành từng đoạn, thứ lớp thì ‘người nhân thấy điều nhân, người trí thấy điều trí’ [Từ nội tâm ảnh hưởng đến kiến giải, quan điểm, cách xử sự], chẳng có nhất định, đều không giống nhau, chẳng có tiêu chuẩn. Cho nên mỗi vị đồng tu tham gia đều có thể trình bày cách nhìn của mình. Người này cảm thấy nên từ chỗ này phân đoạn, người kia cảm thấy nên từ chỗ nọ phân đoạn, sau đó mọi người xúm lại nghiên cứu cách nào hay nhất thì chúng ta dùng cách đó. Phương pháp nghiên cứu chương pháp và kết cấu của kinh văn đối với sự học Quốc văn cũng có thể giúp cho mình tiến bộ thêm, đây là một môn học rất lý thú.

Sau đó đi sâu vào văn tự, nhất định phải tìm ra những chữ đọc trại ra âm chữ khác, chữ lạ chẳng hiểu thì nhất định phải tra tự điển. Chữ Trung Quốc có nhiều chữ ‘phá âm’, một chữ có rất nhiều cách đọc, cách đọc khác nhau thì ý nghĩa cũng khác nhau; có khi cách đọc giống nhau nhưng cùng một chữ có nhiều cách giải thích, cách nào phù hợp đoạn kinh văn này đều phải nghiên cứu. Đây là sự nghiên cứu sâu vào văn tự, khi bạn nghiên cứu những thứ này thì bạn sẽ chẳng khởi vọng tưởng, sẽ không nghĩ ngợi lung tung; vậy thì Giới, Định, Huệ đều nằm trọn trong đó.

Vấn đề văn tự chữ nghĩa đã giải quyết xong, chúng ta mới bàn thảo nghĩa lý trong đó; Phật nói câu này dụng ý ở đâu? Hiểu ý tứ xong đi thêm một tầng nữa: trong đời sống nên làm như thế nào? Làm thế nào để ứng dụng vào công việc hằng ngày, xử sự, đãi người, tiếp vật, đây mới thiệt là làm theo lời giáo huấn của Phật, mới đạt được lợi ích chân thật của lời dạy. Vì vậy mọi người đều có thể tham dự những công tác này, không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào và chẳng phải nghe theo một người mà thôi, như vậy đạt được hiệu quả rất ít, mọi người nhất định phải tham dự.

Ở đây tuy sách vở không đầy đủ, nhưng đối với người sơ học như chúng ta thì cũng khá đủ rồi, nếu cần chúng ta sẽ mua thêm sách ở Đài Loan, có một thư viện nho nhỏ, cung cấp cho mọi người nghiên cứu tham khảo. Quý vị có thể tra cứu tài liệu, ghi chép, mỗi ngày đến giờ nghiên giáo bạn có thể phát biểu ý kiến, tâm đắc, cảm ứng của bạn. Nếu bạn nghĩ sai, đồng tu sẽ giúp bạn sửa lại, nếu bạn có ý kiến hay thì cũng có thể chia xẻ với mọi người, đây là tự lợi, lợi tha, như vậy gọi là ‘thảo luận nghiên cứu giáo học’.

Ở Tân Gia Ba tôi dùng phương pháp này để dạy học, tôi dạy học chẳng giảng bài cho học sinh, lúc lên lớp là học sinh lên giảng đài giảng cho tôi nghe, nếu người này giảng chưa đúng thì đổi một học sinh khác lên giảng, mỗi học sinh phải luôn luôn chuẩn bị đầy đủ. Kêu ai lên giảng? Phải rút thăm, vì vậy người nào cũng phải chuẩn bị. Họ học với tôi, học rất căng thẳngCư sĩ Lý Mộc Nguyên nói với tôi: ‘Họ thức đến hai ba giờ khuya còn chưa ngủ’. 

Tôi biết chuyện này, ngày xưa chúng tôi đi học cũng vậy; có ai chẳng trải qua những khổ nhọc này? Nếu chẳng chịu đựng được chút khổ nhọc thì bạn làm sao học cho được? Thông thường tôi sẽ chọn từ ba đến bốn người, nếu đều giảng không được hoàn hảo thì chẳng còn cách nào khác, tôi phải đứng lên giảng. Nếu họ giảng cũng khá thì tôi chẳng cần giảng, chỉ sửa sai chút đỉnh là được. Dùng cách này học sinh thiệt là rất nhọc nhằn, nhưng họ thâu thập được lợi ích thực sự. 

Nếu trong ba tháng chỉ nghe tôi giảng thì sau khi bước ra khỏi giảng đường liền quên hết -- lời nói thoảng qua tai thì chẳng dùng được. Cho nên họ nói với tôi những gì họ học được trong ba tháng còn phong phú hơn những gì họ học trong bốn năm ở Phật Học Viện trước đây, thiệt là đạt được lợi ích to lớn, tuy nhọc nhằn nhưng chẳng uổng công. Trong bốn năm trước có ngày nào phải thức đến hai ba giờ khuya đâu? Chẳng có. Mỗi đêm ngủ say mê, mơ mộng lung tung, trong ba tháng này khẩn trương, chịu khó, bởi vậy mới có thâu hoạch.

Lúc trước ở Đài Trung thầy Lý cũng dùng phương pháp này dạy chúng tôi. Thầy ngồi ở hàng ghế cuối cùng, vì lúc đó chưa có máy khuyếch âm (amplifier), khi bạn lên giảng đài nói chuyện phải nói đến mức thầy nghe rõ thì mới được, vì vậy nên thầy ngồi ở chỗ xa nhất. Nếu thầy nghe chẳng rõ thì không được – âm thanh của bạn nhỏ quá, chẳng đủ tiêu chuẩnÂm thanh, thái độ, cử chỉ của bạn đều phải đủ tiêu chuẩn, đều phải tiếp nhận phê bình, thế nên tu học phải hết lòng

gắng sức, hết lòng thì bạn mới có ích lợi, ích lợi ở chỗ nào? Bạn đạt được ích lợi thì bạn hiểu được. Ngày hôm sau, lập lại! Lập lại thêm lần nữa! Ngày nào cũng vậy, mỗi ngày đều phải trao giồi, luyện tập, bạn sẽ có hứng thú sâu đậm đối với sự tu học Phật pháp, thời gian của bạn sẽ không lãng phí, đời sống của bạn rất dồi dào phong phú, bạn sẽ rất vui vẻ, đây đúng là niềm vui pháp hỷ sung mãn! Trải qua sự học tập như vậy bạn mới có thể luyện tập giảng kinh – lên giảng đài tập dợt lại, tiếp nhận lời phê bình của người nghe, người nghe giúp bạn sửa đổi, cải tiến. Sau đó bạn phải hết lòng sửa đổi bài giảng nháp của bạn, sửa đổi âm thanh của bạn, thái độ biểu diễn, sau cùng lên giảng đài chánh thức biểu diễn.

Mỗi buổi sáng nghiên giáo, phải cần hai đến ba tiếng đồng hồ, không thể gián đoạn. Buổi tối giảng kinh, những người phát tâm giảng kinh thay phiên nhau giảng. Tại sao chúng ta phải giảng kinh vào buổi tối? Trong xã hội hiện nay các đồng tu tại gia rất bận rộn trong công việc làm ăn, ban ngày chẳng có thời giờ đến nghe kinh, chỉ có buổi tối. Vì vậy chúng ta thay đổi niệm Phật vào buổi chiều, giảng kinh buổi tối. Buổi tối giảng kinhmở rộng cho mọi người, hoan nghinh những người ở ngoài đến nghe giảng. 

Giảng kinh cũng không được gián đoạn, tứ chúng đệ tử đều phải phát tâm. Buổi sáng công phu niệm Phật, niệm một giờ rưỡi, cũng bằng thời gian một cây hương trong Phật thất. ‘Buổi sáng nghiên giáo, buổi chiều niệm Phật, buổi tối giảng kinh’. Một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày, mỗi ngày đều như vậy, đây là học phong, đạo phong của Tịnh Tông chúng ta.

Mỗi tháng chúng ta đề xướng đả Phật thất một lần. Lúc đả Phật thất thì có ngưng việc nghiên giáo không? Không ngưng. Người đả Phật thấtNiệm Phật Đường niệm Phật, chúng ta có phòng học dành riêng cho việc nghiên giáo, chỉ có những đồng tu chủ trì và hộ thất trong bảy ngày này không tham gia nghiên giáo, phải hộ trì đạo tràng Phật thất. Trong khóa Phật thất thì buổi tối vẫn giảng kinh như thường. 

Như vậy có lợi vì những người đến tham dự Phật thất có rất nhiều người chẳng ở tại địa phương này, là những người từ chỗ khác đến, lúc bình thường cơ hội nghe pháp rất ít, đến đây vừa đúng lúc được dịp học hỏi, chúng ta giảng một ít Phật pháp cho họ nghe. Cho nên từ ngày đầu đến ngày thứ năm trong Phật thất đều giảng kinh, đêm thứ sáu làm lễ hồi hướng, đêm thứ bảy làm lễ Tam Thời Hệ Niệm, hai đêm này không giảng kinh, ngoài ra ngày nào cũng giảng kinhHy vọng Tịnh Tông Học Hội ở khắp nơi đều có thể hết lòng làm theo phương pháp này.
 
 

b. Tu hànhThanh tịnh, Bình đẳng, Giác

Tu hành cần phải chân thành, thật thà, quan trọng nhất là ba điều trong đề kinh của kinh Vô Lượng Thọ: ‘Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác’. Năm chữ này là Tam Bảo! 

Khi bắt đầu học Phật quý vị phải quy y Tam Bảo

Tam Bảo là ‘Giác, Chánh, Tịnh’. 

Thanh tịnhTăng Bảo, Bình đẳngPháp bảo, Giác là Phật bảo

Trong đề kinh có đầy đủ Tam Bảo. Không những đầy đủ Tam BảoTam Học cũng đầy đủ. Tam học là ‘Giới, Định, Huệ’, Thanh tịnh là Giới, Bình đẳng là Định, Giác là Huệ. 

Đồng tu Tịnh Tông chúng ta tu những gì? Tu Giác, Chánh, Tịnh. 

A Di Đà Phật tức là Giác - Chánh - Tịnh. 

Quý vị đã đọc kinh Vô Lượng Thọ, thấy Thế Tôn nói với A Nan: ‘Quý vị có muốn nhìn thấy Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác không?’, Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác tức là A Di Đà Phật. Nếu chúng ta tu Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác thành công, chúng ta cũng sẽ là A Di Đà Phật, tự tự nhiên nhiên sẽ là trăm ngàn ức hóa thân của A Di Đà Phật; bạn sẽ là hóa thân của A Di Đà Phật thì bạn làm sao chẳng đến Cực Lạc thế giới được? Đương nhiên sẽ đến mà! 

Thế nên phải hiểu kinh Vô Lượng Thọ của Tịnh Tông, năm kinh một luận dạy chúng ta tu những gì? Tức là dạy chúng ta tu Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác. Mỗi năm tâm chúng tathanh tịnh hơn năm trước không? ‘Thanh tịnh’ nghĩa là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, phiền não giảm bớt, thói hư tật xấu ít hơn rồi. Như vậy là có tiến bộ, là công phu đắc lực rồi đó.

Nếu mỗi ngày tụng kinh, niệm Phật nhưng thói hư tật xấu cũng còn nhiều như cũ, tâm lượng vẫn còn hẹp hòi, vậy thì chẳng có ích chi cả! Chúng ta nghĩ coi Phật, Bồ Tát có tâm như thế nào? Phật, Bồ Táttâm chân thành, thanh tịnh, từ bi, khi khởi tâm động niệm đều nghĩ đến hết thảy chúng sanh, chẳng nghĩ đến mình; chúng ta phải học cái tâm của Phật, tức là niệm niệmchúng sanh, tận tâm tận lực giúp Phật pháp, giúp chúng sanh, đừng nghĩ về mình; ‘mình chẳng còn nữa thì bạn sẽ thực sự được đại tự tại’. 

Tại sao chúng ta học Phật chẳng được thành tựu? Tuy nghĩ đến chúng sanh, tự mình còn chiếm hơn phân nửa vì vậy nên bạn chẳng thể thành tựu, bạn chẳng được cảm ứng. Đến lúc nào mới quên mình, dốc toàn tâm toàn lực vì chúng sanh? Trong kinh quý vị thường thường niệm đến câu ‘tâm bao trùm hư không, lượng trọn khắp các cõi nhiều như cát’ (tâm bao thái hư, lượng châu sa giới); đó là tâm lượng của chư Phật, Bồ Tát, chúng ta phải học theo. 

Tâm bao trùm hư không, lượng trọn khắp các cõi nhiều như cát là tâm lượng vốn sẵn có của mỗi người chúng ta; tại sao bây giờ tâm lượng chúng ta nhỏ nhoi như vậy? Hai người ở chung với nhau bất đồng ý kiến, không thể bao dung lẫn nhau, vậy thì bạn còn có thành tựu gì nữa? Thế nên học Phật việc đầu tiên là phải mở rộng tâm lượng, phải có thể bao dung nhẫn nhịn, khi gặp những việc không như ý thì cũng đừng nên trách móc người khác, chỉ nghĩ tưởng việc của mình, như vậy mới có thể giải quyết vấn đề, mới có thể thành tựu đức hạnh, trí huệ của mình.
 
 

c. Phản tỉnh, sửa lỗi lầm, tiêu nghiệp chướng

Trong lịch sử Trung Quốc mọi người đều biết vua Thuấn. Vua Thuấn là vị đầu tiên trong ‘Nhị Thập Tứ Hiếu’, ngài là vị dẫn đầu của đạo hiếu. Ngài làm như thế nào? Mẹ của ngài mất sớm, cha cưới kế mẫuKế mẫu sanh một đứa con, đương nhiên thương con mình và đối xử với ngài rất bạc bẽo, người cha lại nghe lời của kế mẫuTrong đời sống hằng ngày hầu như việc gì cũng làm cho cha phiền lòng, ngài chẳng nghĩ rằng cha mẹ không đúng, hoàn toàn quay ngược lại, nghĩ về mình, tự hỏi mình đã làm gì sai chăng? Hoàn toàn phản tỉnh nội tâm. Cứ như vậy trải qua mấy năm, cha mẹ rốt cuộc cũng bị ngài cảm hóa. Đây là đại hiếu! Chân chánh làm được lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: ‘Nếu là người tu đạo chân chánh, chẳng nhìn lỗi người khác’.

 Dưới cái nhìn của vua Thuấn, người khác chẳng có lỗi lầm gì hết, lỗi lầm đều là của cá nhân mình. Tại sao mọi người đều đối xử không tốt với mình? Chẳng trách người khác, chỉ trách mình; tự mình phản tỉnh, thực sự sám hối, sửa lỗi lầm, như thế mới cảm động cha mẹ. Sau này vua Nghiêu biết được, vua Nghiêu biết được người này rất phi thường, trong nhà có thể làm cho cả nhà hòa hợp, sau này có thể ảnh hưởng đến làng xóm, làm cho người trong cả xóm, cả địa phương hòa hợp. Nếu người này làm quốc vương thì nhất định có thể cai trị dân chúng cả nước, thế nên vua Nghiêu nhường ngôi cho ngài, còn gả hai người con gái của mình cho ngài. Đây là thánh nhân thế gian, là tấm gương tốt cho chúng ta.

Thế nên người tu đạo chân chánh thì đừng nhìn lỗi lầm của người khác, hết thảy lỗi lầm đều là của mình. Tại sao người ta lại trừng mắt nhìn chúng ta? Tại sao họ mắng chửi mình mà không chửi người khác? Tự chúng ta suy nghĩ xem mình đã có lỗi với họ ở chỗ nào? Chúng ta làm sai chỗ nào? Việc gì làm cho người ta sanh phiền não? Thế nên tu hành chẳng có gì khác ngoài việc có thể quay đầu, phản tỉnh, sửa lỗi lầm, đây gọi là sám hối thực sự, được vậy mới có thể tiêu nghiệp chướng. Nếu nói chỗ nào cũng nhìn thấy lỗi lầm của người khác, mình chẳng có lỗi, người này chắc chắnchúng sanh trong ba đường ác. Phu Tử nói: ‘Người ngu như vậy, chẳng cần trách họ!’ chẳng cần nói nữa, người này sẽ đi vào tam đồ lục đạo mà.

Chúng ta nhất định phải thâm nhập kinh giáo, vĩnh viễn chẳng bao giờ tạm dừng, được vậy mới có thể nâng cao cảnh giới của mình. Các ngôi vị Bồ Tát mới có thể nâng cao, Thập Trụ thăng lên Thập Hạnh, rồi thăng lên Thập Hồi Hướng, lên Thập ĐịaChúng ta niệm Phật cũng chẳng ngoại lệ, chúng ta có thể từ Phàm Thánh Đồng Cư độ thăng lên Phương Tiện Hữu Dư độ, lại thăng lên Thật Báo Trang Nghiêm độ, đây mới là người thông minh chân chánh. Không ngừng nâng cao cảnh giới của mình, đời này chúng ta chẳng luống uổng.

Tuy mọi người chưa đọc kinh Hoa Nghiêm nhưng đã nghe đến năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài đồng tử, đó là dạy chúng ta làm thế nào để tu Đại thừa Bồ Tát đạo. Trong pháp Bồ Tát chỉ có một mình – tự mình tôi là phàm phu, là học sinh, trừ tôi ra hết thảy đều là chư Phật, chư Bồ Tát; thế nên Thiện Tài thành Phật ngay trong một đời. Ngày nay chúng ta học Phật -- chỉ có mình đúng, mọi người đều sai hết. Có tâm niệm này, thái độ này thì bạn làm sao thành tựu? Mỗi ngày tăng trưởng ngã chấp, ngã mạn. Chuyện này không thể được, là tạo ra vô lượng vô biên tội nghiệp, chẳng phải tiêu nghiệp chướng mà mỗi ngày càng tăng thêm nghiệp chướng.
 
 

d. Học Phật phải bắt đầu từ khởi tâm động niệm

Phật, Bồ Tátgương mẫu, mô phạm cho chúng ta, chúng ta phải học theo các Ngài. Khi chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, khi tâm niệm vừa khởi trong tâm liền nghĩ: ‘Tôi làm như vậy có thể làm gương mẫu cho mọi người chăng?’ Nếu bạn có thể hạ thủ từ chỗ này thì sự tu hành của bạn sẽ có tiến bộ. [Lấy thí dụ] Chúng ta đi trên đường muốn khạc nhổ lập tức liền nghĩ nếu tôi nhổ bừa bãi thì có thể làm gương mẫu cho xã hội đại chúng hay không? 

Tâm niệm này vừa khởi lên thì bạn tự nhiên sẽ chẳng dám khạc nữa. Hiện nay những thứ giấy bao bọc bánh kẹo rất đẹp, ăn rồi chúng ta có thể tùy tiện liệng những miếng giấy này không? Bạn có nghĩ đến lời đức Phật dạy chúng ta không? ‘Diễn thuyết cho người khác’, diễn là biểu diễn, làm gương cho người ta xem, tôi làm như vậy có giống Phật, Bồ Tát không? 

Giống đệ tử của Phật, Bồ Tát chăng? Tùy tiện liệng bậy những thứ này thì tôi đã có lỗi đối với Phật, Bồ Tát. Hôm nay các bạn mặc áo thun, trên đó có ghi dòng chữ: ‘Đệ tử Di Đà’, những hành vi của bạn có xứng đáng với Phật A Di Đà chăng? A Di Đà Phật dạy bạn làm như vậy sao? Nghĩ vậy nên chúng ta tự nhiên sẽ thâu liễm, sẽ không dám phạm lỗi lầm.

Nền trị an ở Tân Gia Ba rất tốt là [nhờ] pháp trị đấy! Hình phạt rất nặng. Chúng ta không muốn bị người phạt, chúng talương tâm, thường thường nghĩ đến A Di Đà Phật, mỗi khi chúng ta khởi tâm động niệm, hết thảy hành động đều phải xứng đáng với Phật A Di Đà, đáng là học trò giỏi của Phật A Di Đà, là gương mẫu cho xã hội đại chúng, đó gọi là tu hành

Bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ đây – y giáo phụng hành. Trong kinh dạy chúng ta làm như thế nào? Chúng ta có thể nghĩ đến những thứ này, có thể trong đời sống hằng ngày, từng ly từng tí đều không vi phạm lời dạy của Phật, đây tức là tự hành hóa tha, thiệt là làm được ‘thọ trì, đọc tụng, diễn thuyết cho người khác biết’; ‘Thuyết’ là khi người ta hỏi mình, mình nhiệt tâm giải thích cho người ta biết. Chỉ cần bạn làm được tốt, tự tự nhiên nhiên sẽ cảm động những người xung quanh, cảm động hàng xóm láng giềng của bạn.

Nếu bạn làm được lâu dài, công phu sâu dày rồi, bạn sẽ có thể cảm hóa xã hội; những người được bạn cảm động nhất định sẽ thỉnh giáo bạn, đây là cơ duyên chín muồi. Bạn phải giải thích tường tận cho họ, khuyến khích họ học Phật, nói với họ sự lợi ích của việc học Phật: tâm người học Phật thanh tịnh, thanh tịnh tức là tâm chẳng bị ô nhiễm; tâm địa bình đẳng chẳng có cao thấp, có cao thấp thì chẳng bình đẳng, không bình đẳng thì đương nhiên chẳng thanh tịnhĐại trí đại giác là từ thanh tịnh, bình đẳng sanh ra. Nếu tâm bạn chẳng thanh tịnh, chẳng bình đẳng thì sẽ sanh phiền não, chẳng sanh trí huệ, thì sẽ mê hoặc điên đảo, vậy thì làm sao được!

Thời gian người ta sống trên đời này hết sức ngắn ngủi, làm đệ tử Như Lai đặc biệt là làm đệ tử Di Đàhết sức hy hữu, đây là cơ hội hiếm hoi, khó gặp nhất! Đệ tử Di Đà được hết thảy mười phương thế giới chư Phật Như Lai đều tán thántôn trọng. Lúc chúng ta muốn đi tham phỏng đạo tràng của chư Phật ở mười phương thế giới, chư Phật thấy chúng tađệ tử Di Đà đều sẽ đặc biệt tiếp đón

Nhưng nếu hành động, khởi tâm động niệm của chúng ta chẳng làm rạng danh đức Phật A Di Đà, ngược lại ngày ngày đều bôi nhọ Ngài, như vậy thì không được đâu! Làm những việc trái ngược lương tâm, luôn làm việc tham, sân, si, mạn mà còn treo chiêu bài ‘Đệ tử Di Đà’, chẳng phải chúng ta đã làm mất mặt A Di Đà Phật rồi hay sao? Việc này làm sao được? Hy vọng chư vị đồng tu thường phản tỉnh.

Trong hai khóa lễ sáng tối, khóa sáng là để chúng ta phát nguyện giống như ‘đại nguyện của đức Phật A Di Đà’, Ngài phát bốn mươi tám đại nguyện độ chúng sanh thì chúng ta cũng phát bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh. Khóa tối niệm phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy, đây là ‘giữ giới niệm Phật’. Đoạn kinh này đặc biệt dùng để răn dạy chúng sanh đời mạt pháp, nghiệp chướng tập khí của chúng ta quá nặng, khi khởi tâm động niệm phạm lỗi quá nhiều, đức Phật đã kể ra tất cả [lỗi lầm] trong đoạn kinh này. Sau khi niệm xong chúng ta phải phản tỉnh coi mình có phạm những lỗi này không, nếu có thì phải mau sửa đổi! Nếu không có thì phải tự nhắc nhở đừng bao giờ phạm. Cho nên phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy là giới phẩm, nội dung là giải thích rõ về ngũ giớithập thiện, vô cùng trân quý !
 
 

e. Kinh cứu mạng trong thời Mạt phápPhát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh.

Nhưng thói hư tật xấu của chúng ta thực sự rất nhiều. Đây là lý do người niệm Phật thì nhiều nhưng người vãng sanh được rất ít, chúng ta phải tìm ra nguyên nhân của vấn đề này. Tại sao người niệm Phật chẳng thể vãng sanh, vẫn còn phải đọa ba đường ác, nguyên nhân rốt cuộc là ở chỗ nào? Tại sao công phu niệm Phật của chúng ta chẳng đắc lực? Tại sao hàng phục phiền não tập khí của mình chẳng được? 

Vì những vấn đề này nên chúng tôi mới giảng ‘kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo’. Tôi đã giảng bộ kinh này ba lần, tại Mỹ, Đài Loan, và Tân Gia Ba, giảng tại Tân Gia Ba tường tận nhất vì có đủ thời gian. Bộ băng thâu âm này đã được đồng tu chép ra giấy đợi tôi coi xong, sửa đổi chút đỉnh rồi sẽ in thành sách. Bộ kinh này là đức Thế Tôn đặc biệt dạy cho người hiện nay, giảng cho chúng ta biết những lỗi lầm gì mà mình dễ phạm, chỉ cần chúng ta phạm một lỗi trong đó thì niệm Phật chẳng được vãng sanh. Nếu lỗi nào cũng phạm thì quá nghiêm trọng rồi. Thế nên lúc tôi giảng kinh đặc biệt đã nói rõ kinh này là ‘kinh cứu mạng’ trong thời mạt pháp, chúng ta nhất định phải hết lòng học hỏi.

Thường thường chúng ta phạm lỗi nhưng chẳng biết, sau khi Phật nói ra, phân tích rõ thì chúng ta mới biết. Tuy là giảng kinh nhưng trong đó có rất nhiều ý nghĩa mà trên giảng đài tôi chẳng tiện nói ra, nên tôi chỉ nói sơ sơ những gì phải nói mà thôi, chẳng thể nói rõ, nói rõ thì sẽ đụng chạm người khác, hy vọng mọi người lắng lòng thể hội, tự cứu mình rất quan trọng. Nếu chúng ta có thể cứu mình thì mới có thể giúp người khác, mới có thể hoằng dương Phật pháp, gánh vác sự nghiệp kế thừa Như Lai, phát triển sự nghiệp đại phápĐệ tử xuất gia phải như vậy, đệ tử tại gia cũng chẳng ngoại lệ.

Phật phápsự nghiệp to lớn của tứ chúng đồng tu, tôi đã nói nhiều lần rồi. Chúng ta hy vọng đạo tràng hưng vượng, trong đạo tràng có ba loại người, thứ nhất là những người có năng lực, có năng khiếu, có hứng thú học giảng kinh; thứ nhì là người có hứng thú học dùng pháp khí, học nghi thức, chủ trì Niệm Phật Đường lãnh chúng tu hành; thứ ba là số còn lại, hai công việc kể trên đều chẳng làm được thì làm công việc nội hộ, tức là làm công việc hành chánh, làm công việc hộ trì đạo tràng. Ba loại người này hợp tác với nhau thì đạo tràng này sẽ hưng vượng. Phật pháp mới có thể hoằng dương khắp thế giới, làm lợi ích cho xã hội đại chúng, vô lượng công đức phải nhờ có ba nhóm người này hợp tác với nhau.
 
 

f. Khuyến tín, Khuyến nguyện. Tán thán lẫn nhau.

Đến lúc giảng kinh buổi tối, pháp sưNiệm Phật Đường phải khuyên mọi người nghe giảng kinh, không thể nói: ‘Niệm Phật là đủ rồi, nghe giảng có ích gì?’ Câu này tuy chẳng sai nhưng là dùng để nói với người như thế nào? Là để nói với những người thượng căn, trí óc lanh lợi, vì họ đều đã thông đạt hết rồi. Ngoài ra còn dùng để nói với những người đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên, vì họ chẳng có hoài nghi, công phu chẳng xen tạp, như vậy thì được! 

Chỉ có hai loại người này được, nhưng hai hạng người này rất hiếm có, nhiều lắm là chỉ có một, hai người trong số một vạn người. Người thường đều có căn tánh bậc trung, người căn tánh bậc trung chẳng đủ tín tâm, nguyện tâm. Làm thế nào tăng thêm tín tâmnguyện tâm của họ? Bằng cách nghe pháp. Thế nên nghe giảng kinh rất quan trọng. Bạn hãy coi lúc đức Phật Thích Ca còn tại thế, mỗi ngày trong suốt bốn mươi chín năm đều giảng kinh, thuyết pháp, đức Phật Thích Ca chẳng hề đả Phật thất, Thiền thất. Quý vị tra hết Đại tạng kinh cũng chẳng tìm ra!

Tại sao đức Phật Thích Ca chẳng đề cập đến sự việc trong ‘Hành Môn’? Vì chỉ cần bạn có đầy đủ tín, đầy đủ nguyện, thì tự mình sẽ hành, đâu cần người ta dạy? Thế nên sự cống hiến của cả đời đức Phật là ‘Khuyến tín, khuyến nguyện’, nếu bạn có tín, có nguyện thì tự nhiên sẽ làm theo. Cho nên nhất định phải khuyên người nghe pháp thì mới chẳng phụ lòng đức Phật Thích Ca đã thuyết pháp suốt bốn mươi chín năm.

Pháp sư trong giảng đường nhất định phải khuyên thính chúng đến Niệm Phật Đường niệm Phật. Tại sao vậy? Chỉ nghe giảng kinh, nghe xong chẳng làm, chẳng niệm Phật thì không có ích lợi, chẳng thể vãng sanh. Đây là phải khen ngợi lẫn nhau, cổ đức nói: ‘Nếu muốn Phật pháp hưng vượng thì chỉ có cách Tăng khen ngợi Tăng’. Người xuất gia khen ngợi, tán thán lẫn nhau thì Phật pháp sẽ hưng thịnh. Không những chúng ta khen ngợi người của tông phái mình, chúng ta cũng phải tán thán người thuộc tông phái khác, tôi đã nói đạo lý này rất nhiều lần rồi. 

Chúng ta phải có tâm lượng xinh đẹp này, phải có sự nhận thức này, vô lượng pháp môn đều là do Phật dạy, nếu bạn nói: ‘Pháp môn của tôi mới tốt, pháp môn kia chẳng tốt’ thì tôi hỏi có phải bạn đã phỉ báng Phật chăng? Báng Phật là tội gì? Là tội đọa địa ngục A Tỳ đấy! Nếu bạn nói: tôi niệm Phật rất tốt [thì tại sao lại đọa được?] Bạn niệm được rất tốt là chuyện khác, tội báng Phật này bạn phải gánh chịu; huống chi bạn đã phạm một giới nặng, phạm Bồ Tát giới -- tự tán hủy tha -- tự tán thán mình và hủy báng người khác. 

Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn, giới tự tán hủy tha (khen mình chê người) là giới nặng nhất, là sẽ đọa địa ngục A Tỳ đấy. Bao nhiêu người tạo tội nghiệp này mà chẳng biết! Tương lai đọa lạc thì quá oan uổng! Phạm Võng kinh Giới Bổn chẳng liệt kê tội này vào những tội nặng mà liệt vào hạng thứ nhì [tức thuộc bốn mươi tám giới khinh]. Trong Du Già Sư Địa Luận Bồ Tát Giới Bổn, tội này là tội thứ nhất -- chẳng được tự tán hủy tha. Thế nên chúng ta phải tôn trọng, phải tán thán các pháp môn khác!

Năm 1977 tôi giảng kinh ở Hương Cảng. Pháp sư Thánh Nhất đến nghe tôi giảng suốt ba ngày. Lúc đó tôi vốn chẳng quen biết thầy, sau khi ra về, thầy khuyến khích tín đồ của thầy đến nghe tôi giảng kinh; việc này rất hiếm có! Thầy là người học Thiền, tôi là người niệm Phật, [thầy] chẳng có sự phân biệt môn hộ, rất đáng được tán thán! Thầy còn mời tôi đến Thiền đường của thầy để giảng khai thị. Tôi đến chùa Bảo Liên trên núi Đại Dự, lúc đó thầy còn trẻ tuổi, trong Thiền đường có hơn bốn mươi mấy người tham Thiền, mỗi ngày đều tọa hương, thầy mời tôi đến giảng khai thị. 

Tôi không thể nói: ‘Học Thiền không tốt, niệm Phật mới tốt’. Thế nên tôi đến đó tán thán Thiền, hên là tôi cũng có chút đỉnh ‘khẩu đầu thiền’, vẫn có thể ứng phó được. Hồi trước tôi đã giảng ‘Lục Tổ Đàn Kinh’, ‘Vĩnh Gia Thiền Tông Tập’, ‘Chứng Đạo Ca’, Tín Tâm Minh của Tam Tổ, giáo nghĩa của Thiền Tông tôi đã giảng chẳng ít cho nên cũng có chút đỉnh ‘khẩu đầu thiền’ nói ra khuyến khích, tán thán họ. Tán thán Thánh Nhất pháp sư, tán thán đạo tràng, tán thán đại chúng; Tăng tán thán Tăng làm cho họ có thêm lòng tin đối với pháp môn này, càng tôn kính pháp sư của họ, chúng ta phải giúp họ.

Tôi học phương pháp này ở đâu? Là do Chương Gia đại sư dạy cho tôi; sau này tôi cũng thấy sự tán thán lẫn nhau trong kinh Hoa Nghiêm. Thế nên từ đó tôi và Thánh Nhất pháptrở thành bạn thân. Tôi cũng là bạn cũ của pháp sư Diễn Bồi ở Tân Gia Ba, thầy tu theo Di Lặc Tịnh Độ, tôi tu Di Đà Tịnh Độ, chẳng giống nhau! Tôi đến Tây phương Cực Lạc thế giới, thầy đến Đâu Suất Nội Viện. Lúc thầy mời tôi thuyết giảng tôi chẳng thể nói: ‘Di Lặc Tịnh Độ tuy gần nhưng chẳng dễ đến!’, không thể nói như vậy. 

Tôi không thể nào tán thán mình, không thể hủy báng thầy. Thầy ở tại đó đã dạy học hơn hai mươi mấy năm, rất nhiều người đều theo thầy học Di Lặc Tịnh Độ, chúng ta chẳng thể phá hoại người khác. Cổ đức có nói: ‘Thà chịu khuấy động nước trong ngàn sông nhưng chẳng nên động tâm của người tu đạo’ (Ninh động thiên giang thuỷ, bất động đạo nhân tâm). Thế nên tôi đến đó tán thán Di Lặc Bồ Tát, tán thán Di Lặc Tịnh Độ, một chữ về Di Đà Tịnh Độ cũng chẳng nhắc đến, đây là lễ phép, là việc chúng ta phải làm.

Khi đến một đạo tràng nào đó lại phê bình đạo tràng, tự tán dương pháp môn mà mình tu học, thì đó là ngu si! Vừa nghe bạn liền biết người này ngay cả thường thức, lễ tiết thông thường cũng chẳng hiểu. Nhưng hiện nay người như vậy rất nhiều, ngược lại người thông suốt, hiểu rõ thì quá ít. [Nghe tôi] tán thán Thiền Tông, trên đường từ núi Đại Dự ra về có đồng tu hỏi: 

‘Thưa Pháp sư, Thiền hay như vậy tại sao thầy chẳng tu Thiền? Tại sao thầy lại niệm Phật?’.

Tôi trả lời: ‘Căn cơ của tôi rất thấp! Thiền là dành cho người thượng thượng căn, tôi là người hạ hạ căn, chỉ niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ’. 

Tôi nói như vậy là lời nói chân thậtChúng ta phải học chư Phật, Bồ Tát ‘phải thường nâng cao người khác, khiêm nhường hạ mình xuống, tuyệt đối sẽ có lợi ích – [lợi ích] là phá trừ ngã chấp, phá trừ ngã mạn’.

‘Ngã chấp và ngã mạn’ là những thứ làm người tu hành như chúng ta mất mạng, là chất độc nguy hiểm nhất’, Phật dạy chúng ta dùng phương pháp này để phá trừ -- bất luận ở đâu chúng ta cũng phải hạ thấp mình xuống, luôn luôn nghĩ mình chẳng bằng ai hết, người nào cũng giỏi hơn mình nhiều. Đây là sự thật! Người nào cũng có sở trường của họ, tôi chẳng sánh bằng. Nếu làm được như vậy thì tâm mình sẽ yên ổn, tự nhiên sẽ hàng phục được thói quen cống cao, ngã mạn, sẽ giúp rất nhiều cho ‘giải, hành’ của mình.
 
 

g. Niệm niệmPhật pháp, vì chúng sanh

Hy vọng các bạn đồng tu cùng nhau nỗ lực hết lòng học tập, đặc biệt là công việc nghiên cứu, thâm nhập giáo lý, việc này hết sức quan trọng, không thể sơ suất bỏ qua, phải tận tâm tận lực để làm. Đặc biệt quý vị ở đây thiệt đúng là nhân duyên hết sức tốt đẹp, cả đời người rất khó kiếm được, đừng để quang âm mòn mỏi, thời gian luống trôi. Cùng nhau nỗ lực học tập không những có thể làm gương mẫu cho đồng tu học Phật, cũng làm tấm gương tốt cho xã hội đại chúng.

 Làm cho xã hội đại chúng nhìn thấy người học Phật đều rất hiền lương, giữ gìn phép tắc, tuân giữ luật pháp, các bạn sẽ được xã hội đại chúng tôn trọng. Họ tôn trọng bạn tức là tôn trọng Phật pháp, mến mộ bạn tức là mến mộ Phật phápPhật pháp tự nhiên ở địa phương này, xã hội, quốc gia này có thể phát triển, đây là công đức lớn lao của các bạn.

Nếu chúng ta học Phật mà ngôn hạnh đều chẳng đúng như pháp, xã hội mất cảm tình đối với chúng ta, như vậy chẳng phải chỉ hại cá nhân của bạn mà thôi, bạn đã tiêu hủy hết thảy tiền đồ của Phật pháp. Người ta vừa nghe bạn là Phật giáo đồ -- Phật giáo đồ chẳng giữ luật lệ, Phật giáo đồ lộn xộn -- như vậy có được không? [Nếu vậy] bạn đã phá hoại hình tướng của Phật pháp. Thế nên chúng ta học Phật phải làm gương mẫu cho xã hội đại chúng, nhất định phải tuân giữ luật pháp. Hiện nay việc mà người ta rất khó giữ là ‘tham lam tiền tài’. 

tham tài nên tìm đủ mọi cách trốn thuế; chuyện này chẳng đúng như pháp, việc này tuyệt đốisai lầmQuốc gia Úc này đang phải trả nợ, kinh tế quốc gia rất khó khăn, chúng ta đóng thuế là việc đương nhiên nên làm. Người học Phật phải tu hạnh từ thiện, thường thường từ bi cứu trợ, quốc gia này có khó khăn mà bạn không giúp đỡ thì chẳng nên. Trong kinh Phật dạy đệ tử của Phật tuyệt đối chẳng trốn thuế, nếu bạn trốn thuế thì bạn đã vi phạm lời giáo huấn của Phật.

Huống chi bạn học Phật, tương lai sẽ thành Phật, pháp duyên độ chúng sanh của bạn phải rộng, phải thịnh. Muốn pháp duyên hưng vượng thì phải kết duyên; hôm nay bạn đóng thuế là có duyên với quốc gia này, kết duyên với quốc gia này; tại sao chúng ta chẳng làm chuyện tốt này? Bạn có duyên với chúng sanh, có duyên với khu vực, quốc gia này thì tương lai khi bạn thành Phật, làm Bồ Tát bạn sẽ đến chỗ này dạy dỗ chúng sanh, pháp duyên của bạn sẽ thù thắng! Thế nên niệm niệm phải đừng nghĩ cho mình, niệm niệm phải vì xã hội, vì chúng sanh tức là vì Phật pháp. Học Phật phải bắt đầu từ đây, chi tiết quá nhiều nói chẳng hết, hy vọng mọi người có thể nghe một hiểu mười.

Ngày mai tôi sẽ nói sơ lược với quý vị về cương lãnh tu học của Tịnh Tông: Tam phước, Lục hòa, Tam Học, Lục độ, Thập nguyện. Vì thời gian rất ngắn nên chỉ có thể giới thiệu đơn giản; lúc trước tôi có giảng kỹ về Tịnh Nghiệp Tam Phước, chúng ta nên nghe nhiều về đề tài này để biết rõ mình phải làm những gì trong đời sống hằng ngày. Xin cám ơn quý vị.

Buổi nói chuyện tại Tịnh Tông Học Hội Úc Châu, 1997 (ngày thứ nhì)
 
 

5. Tịnh nghiệp Tam phước

 

 Chư vị pháp sư, chư vị đại đức đồng tu:

 Thời gian trôi đi quá nhanh, hôm nay đã là ngày họp mặt cuối cùng trong chuyến đi Úc Châu lần này, hai ngày trước thực sự chúng tôi nói chưa hết lời và cũng nói chưa hết những điều muốn căn dặn, nhắc nhở; trong khoảng thời gian ngắn nội dung của buổi nói chuyện chẳng nhiều, hy vọng các bạn lắng lòng thể hội, đi tìm cầu trong kinh giáo. Mỗi chữ mỗi câu trong kinh Phật đều chứa đựng vô lượng nghĩa, tùy theo tri kiếnkiến giải của chúng sanh, lợi ích của mỗi người có sâu cạn, rộng hẹp chẳng đồng. 

Nếu chúng ta thành tâm đi tìm cầu, thể hội, phụng hành thì mọi người sẽ đạt được lợi ích thù thắng, đây là sự gia trì của Tam Bảo cho chúng ta, người thế tục thường nói là Phật, Bồ Tát phò hộ cho chúng ta, là có ý nghĩa như vậy. Do đây có thể biết trong Phật pháp chẳng có mê tín; lý luận, phương pháp dạy chúng ta tu học như thế nào.
 
 

a. Tịnh nghiệp chánh nhân của ba đời chư Phật.

Sự tu học Tịnh Tông, chúng tôi đặc biệt tuyển chọn những lời khai thị trong kinh điển của Tịnh Tôngtóm tắt thành năm khoa mục (Tam phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập nguyện) để làm nguyên tắc cho sinh hoạt, việc làm, xử sự, đãi người, tiếp vật trong suốt cuộc đời chúng taChúng ta phải tuân theo những nguyên tắc này thì mới xứng đáng làm đệ tử của Thế Tôn, làm học trò của đức Phật A Di Đà

Khoa mục thứ nhất là ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’ dạy trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, vì thời gian không đủ nên tôi chẳng thể nói rõ, trong hội trường có một bộ băng cassette ghi bài giảng lúc trước [các bạn có thể nghe thêm]. Tam Phước hết sức quan trọng, trong phần cuối của đoạn kinh này đức Thế Tôn đặc biệt nhấn mạnh ba điều này là tịnh nghiệp chánh nhân của ba đời chư Phật.

Tầm vóc của câu này hết sức quan trọng, ba đời chư Phật là Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật tương lai; những người tu hành thành Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai chẳng biết bao nhiêu mà tính! Dĩ nhiên họ tu hành thành Phật chẳng phải chỉ dùng một phương pháp duy nhất vì có vô lượng pháp môn. Trong kinh Đại thừa thường nói: ‘Pháp môn bình đẳng, chẳng có cao thấp’, pháp môn nào cũng có thể thành Phật, nhưng dựa trên căn tánh của chúng sanh mà nói thì sẽ khác nhau – có người lợi căn, có người độn căn

pháp môn khế cơ, có pháp môn chẳng khế cơ; khế cơ thì thích hợp cho chúng ta tu học, chẳng khế cơ nghĩa là đối với đời sống hiện tại có nhiều chỗ chẳng thuận tiệnKhế cơ thì chúng ta tu học rất thuận lợi, rất dễ dàng, nếu chẳng khế cơ thì chúng ta cảm thấy rất khó khăn, hễ cảm thấy khó khăn thì chúng ta nên bỏ và lựa chọn pháp môn nào thích hợp với mình. Việc này cũng giống như lựa chọn khoa hệ trong trường học, khoa hệ nào mà chúng ta rất thích và cũng có năng lực học theo thì dễ rồi. 

Nếu lựa chọn một khoa hệ chẳng hợp với ý thích của mình thì học theo sẽ rất khó khăn. Cho nên vô lượng pháp môn của Phật pháp giống như khoa hệ trong trường học, đều để cho mình tùy ý lựa chọnĐiều kiện của sự lựa chọn là phải thích hợp với trình độ của mình, ý thích của mình, đời sống của mình, chẳng gây trở ngại cho đời sống và công ăn việc làm của mình, không những chẳng trở ngại mà còn trợ giúp thêm thì tu học theo sẽ rất dễ dàng. Đây là những điều kiện chúng ta cần biết rõ khi lựa chọn pháp môn.

Đức Phật dạy ba điều trong Tam phướctịnh nghiệp chánh nhân của hết thảy chư Phật, nói một cách khác bất luận bạn tu học theo khoa hệ nào thì ba điều này là lớp chính mình phải học; trong vô lượng pháp môn ba điều này là khóa học mọi người nhất định phải tu học, hết sức quan trọng. Giống như xây một căn nhà, chẳng kể bạn xây theo kiểu nào thì đây là nền móng, nhất định phải xây nền móng vững chắc, ổn định trước thì căn nhà này mới được hoàn hảo, chúng ta phải đặc biệt coi trọng việc này.
 
 

b. Phật pháp là hiếu đạo và sư đạo

Điều thứ nhất: ‘Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng sát hại sanh vật, tu thập thiện nghiệp’. Chúng ta nhất định phải làm cho được điều này, nếu chúng ta thực sự làm được thì chúng ta học Phật, nền móng để thành Phật đã được xây dựngGiả sử bạn chẳng làm được thì Phật pháp mà bạn nghiên cứu sẽ trở thành những gì người thế gian nói: Phật học – học Phật như nghiên cứu một môn học, việc này đối với đời sống, tu trì, thậm chí liễu sanh tử, vượt thoát tam giới chẳng có liên quan chi hết! Vì vậy phải hết lòng làm cho bằng được. Phật pháp là hiếu đạo, trong Giới kinh của Đại thừa giảng rất rõ, từ hiếu thuận cha mẹ mở rộng đến hiếu thuận sư trưởng, hiếu thuận hết thảy chúng sanh, phải có tâm lượng như vậy. Thế nên chữ hiếu này có thể nói đã bao gồm hết thảy toàn bộ Phật pháp. Hiếu dưõng cha mẹ, ‘hiếu’ là giác ngộ, tức là tự tánh giác, giác ngộ xong rồi biểu hiện trong hành vi sanh hoạt tức là ‘dưỡng’.

Mọi người đều biết văn tự Trung Quốc là một hệ thống ký hiệu có trí huệ cao độ, khi chúng ta nhìn phù hiệu này thì liền hiểu rõ, việc này thiệt rất phi thường. Kết cấu của văn tự Trung Quốc có sáu nguyên tắc (lục thư), chữ hiếu là viết theo nguyên tắc ‘hội ý’ – nhìn phù hiệu này liền có thể hiểu được ý nghĩa trong đó. Phía trên chữ Hiếu là chữ Lão, phía dưới là chữ Tử (con), hai chữ này ghép lại thành chữ Hiếu, ý nghĩa của nó rất rõ ràng

Lão là đời trước, đời trước còn có đời trước nữa, quá khứ vô thỉ; Tử (con) là đời sau, đời sau còn có thêm đời sau nữa, vị lai vô chung, vô thỉ vô chung là một cái toàn thể, đây gọi là hiếu. Người phương tây nói về ‘đại cấu’ (sự ngăn cách giữa các thời đại), nếu có sự ngăn cách thì chữ hiếu này chẳng còn nữa. Người Âu tây thường hỏi tôi: ‘Người Trung Quốc quý vị, tổ tông cả mấy ngàn năm trước chưa hề gặp qua thế thì tại sao vào dịp tết, dịp lễ phải đi cúng họ?’. Đó là hiếu đạo. Bạn nghĩ thử coi: tổ tông từ ngàn năm về trước mình còn kỷ niệm họ, vẫn chẳng quên họ, cha mẹ hiện giờ làm sao có thể chẳng làm tròn đạo hiếu cho được? 

Thầy giáo thời xưa mình còn tôn trọng thì đối với người thầy dạy mình hiện giờ làm sao chẳng tôn kính cho được? Sự giáo học của nhà Nho và nhà Phật đều có căn bản từ điểm này, đây là nền tảng. Cho nên phải hiểu chữ hiếu này tức là Phật pháp, đặc biệt là trong kinh điển Đại thừa gọi là ‘chân như pháp tánh’, tận hư không, khắp pháp giới, phù hiệu này được dùng để tượng trưng cho cả cái chỉnh thể này. Nếu chúng ta có sự nhận thức như vậy thì mới thực sự thể hội được chữ hiếu.

Sau đó làm thế nào để thực hiện chữ ‘hiếu’ trong đời sống sinh hoạt của mình, trên phương diện làm người, xử sự, đó tức là ‘dưỡng’; dưỡng là phụng dưỡng, từ nghĩa hẹp mà nói tức là dưỡng thân của cha mẹCha mẹ sanh chúng ta, ân đức dưỡng dục này rất lớn; khi cha mẹ lớn tuổi và về hưu, chúng ta có nghĩa vụ săn sóc cho họ cũng giống như lúc mình còn nhỏ cha mẹ lo lắng, chăm sóc cho mình, chúng ta phải báo đáp, báo đền, đây là một chuyện hết sức tự nhiên

Đây là dưỡng thân thể của cha mẹ, [làm được việc này] có kể là đã làm tròn đạo hiếu chưa? Chưa tròn. Quý vị phải biết trong loài cầm thú con quạ cũng biết dưỡng thân của cha mẹ; quạ con biết đút đồ ăn cho quạ già, nó cũng biết nuôi dưỡng cha mẹ vậy! Nếu người chẳng biết nuôi cha mẹ mình thì cả cầm thú cũng chẳng bằng! Thế nên dưỡng thân của cha mẹ cũng chưa làm tròn đạo hiếu. Cha mẹ hy vọng con cái như thế nào? Chúng ta có làm thỏa mãn nguyện vọng của cha mẹ chăng, việc này rất quan trọng!

Thời xưa có sự dạy dỗ của cổ thánh tiên hiền, cha mẹ không kỳ vọng con cái thăng quan phát tài, chẳng giống với quan niệm của người thời nay, đều hy vọng con cái có thể làm thánh làm hiền, có đạo đức, có học vấn, có cống hiến đối với xã hội đại chúng. Thế nên lập công, lập đức, lập ngôn là làm rạng danh cha mẹ, làm cho cha mẹ hãnh diện, mới được xã hội đại chúng tôn kínhChúng ta đã làm tròn được chưa? Có phụ lòng cha mẹ kỳ vọng nơi mình hay không?

Sau khi học Phật thì kỳ vọng của cha mẹ sẽ khác lúc trước, làm thánh làm hiền vẫn chưa đủ, còn phải làm gì ? Làm Bồ Tát, làm Phật! Nếu bạn làm Bồ Tát thì họ là cha mẹ của Bồ Tát; nếu bạn thành Phật thì họ làm cha mẹ của Phật; làm cha mẹ của thánh hiền và làm cha mẹ của Phật, Bồ Tát là hai chuyện khác nhau. Nếu chúng ta làm Phật, Bồ Tát chẳng nổi thì chữ hiếu này chưa đạt đến viên mãn, vẫn còn khiếm khuyết, phải biết chuyện này. Người như thế nào mới làm tròn chữ hiếu? Thành Phật thì chữ hiếu viên mãn nhất. Đẳng Giác Bồ Tát còn thua một bậc, họ còn một phẩm Sanh Tướng vô minh chưa phá thì đạo hiếu của họ cũng chưa viên mãn; từ đây có thể biết Tam Phước là cơ sở chân thực.

Nếu bạn thực sự đã học Phật, khi bạn khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác liền lập tức phải nghĩ đến ‘hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng’. Thầy giáo và cha mẹ kỳ vọng chúng ta những gì? Chúng ta đã làm được hay chưa? Trong kinh thường nói: ‘Phật, Bồ Tát là tấm gương tốt nhất cho hết thảy chúng sanh trong chín pháp giới.’ Trong xã hội này chúng ta có thể làm gương mẫu, làm người dẫn đầu cho xã hội đại chúng hay không? Tư tưởng, lời nói, hành động của chúng taảnh hưởng gì đối với xã hội đại chúng? 

Nếu là ảnh hưởng xấu thì tuyệt đối đừng làm. Nếu chẳng thâm nhập kinh điển Đại thừa thì bạn không biết ‘hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng’ trong đời sống phải bằt đầu từ đâu. Chúng ta nêu ra một thí dụ đơn giản: trong nhà có nhiều anh chị em, làm con nếu anh em chẳng hòa hợp thì cha mẹ phải lo lắng, buồn rầu, như vậy tức là bất hiếu! 

Con cái trưởng thành ai cũng thành gia lập nghiệp, cưới vợ sanh con, chị em dâu bất hòa, cha mẹ phải bận tâm, đó cũng là bất hiếu! Lúc còn nhỏ đi học chẳng siêng năng làm cha mẹ phải bận tâm là bất hiếu! Trong trường không nghe lời thầy, mỗi ngày đều đánh lộn, phá phách cũng là bất hiếu!

Thế nên chư vị nghĩ xem, chữ hiếu này bao trùm hết thảy Phật pháp, hết thảy pháp của Thế Tôn nói suốt bốn mươi chín năm chỉ là để giảng rõ chữ hiếu mà thôi. Khi chúng ta khởi tâm động niệm, xử sự, đãi người, tiếp vật đều phải làm theo những lời đức Phật dạy trong kinh điển. Phật dạy chúng ta làm thế nào, chúng ta nhất định phải làm cho bằng được; những gì Phật chẳng cho chúng ta làm thì chúng ta tuyệt đối không làm, được vậy thì bạn mới làm tròn đạo hiếu, mới kể là thực sự làm được ‘phụng sự sư trưởng’. 

Sư trưởng chẳng dạy bạn mỗi ngày phải cung kính họ, cúng dường họ; chẳng phải vậy, bạn phải hết lòng làm theo lời dạy của sư trưởng. Thế nên Phật pháp là hiếu đạo và sư đạo: thầy dạy bạn phải làm sao để tròn đạo hiếu, cha mẹ dạy bạn phụng trì thầy giáo như thế nào, sự giáo dục của hai bên hỗ trợ lẫn nhau thì bạn mới thành tựu, đây là cội gốc của căn bản. Học Phật phải bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ Tịnh nghiệp Tam phước.

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện dạy rõ về hiếu đạo, trong nhà Phật kinh này thường được xưng là ‘Hiếu Kinh’. Lúc mỗi đạo tràng mới thành lập, bộ kinh đầu tiên tôi giảng nhất định phải là kinh Địa Tạng. Khi chúng ta có một miếng đất thì mới có thể phát triển, mới có thể làm việc. Đất đai có rồi nhưng quan trọng hơn vẫn là tâm địa, dùng lời nói hiện nay tức là xây dựng tâm lý, kinh Địa Tạng giúp chúng ta xây dựng tâm lý

Từ mảnh đất này liên tưởng đến tâm địa của mình, tâm địa phải chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi. Cả bộ kinh Địa Tạng thực ra là giảng bốn câu này: ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng sát hại, tu thập thiện nghiệp’, các bạn hãy coi kỹ.

Phật giáo Đại thừaTrung Quốc rất có đạo lý, là trí huệ cao độ, dùng bốn đại Bồ Tát để tiêu biểutượng trưng cho sự tu học Phật pháp. Vị thứ nhất là Địa Tạng Bồ Tát, thứ hai là Quán Thế Âm Bồ Tát; Quán Thế Âm Bồ Tát tượng trưng cho đạo hiếu mở rộng ra tức là đại từ đại bi, phát huy đạo hiếu đến có thể hiếu thuận hết thảy chúng sanh.

Nếu lúc chúng ta giao thiệp với người khác vẫn còn tự tư tự lợi, vẫn làm một số việc lợi mình, hại người, tức là chẳng hiếu, là chẳng kính trọng thầy giáo! Như vậy thì chúng ta đâu có học Phật? Người học Phật đối với ai cũng đều chân thành, người nào gạt gẫm mình, mình đối với họ vẫn phải chân thành, được vậy mới đáng gọi là người học Phật.

Trong số những pháp sư thế hệ trước, có một thời gian tôi có dịp tiếp xúchợp tác với Đạo An lão pháp sư. Thầy mở lớp Phật học Đại Chuyên và mời tôi làm tổng chủ giảng, chúng tôi hợp tác với nhau hết ba, bốn năm. Thầy làm cho tôi khâm phục, thầy chẳng có tâm riêng tư, chẳng có đố kỵ, việc này rất hiếm và quý báu! Lúc tôi giảng, có khoảng chừng hơn bốn trăm học sinh đến nghe; lúc lão pháp sư giảng thì chỉ còn từ ba đến bốn mươi học sinh

Tình trạng này rất khó coi, thầy chẳng phiền lòng nhưng tôi cảm thấy rất khó chịu. Lớp của tôi được xếp vào buổi sáng, lớp của thầy buổi chiều; học sinh buổi sáng học xong, ăn xong thì đều ra về, buổi chiều chẳng còn bao nhiêu người đến lớp của thầy. Thế nên tôi đề nghị: ‘Chúng ta thay đổi lớp học ngược lại xem sao, thầy dạy lớp buổi sáng, tôi dạy lớp buổi chiều’. Sau khi thay đổi thì lớp buổi sáng của thầy học trò chẳng chịu đến, lớp buổi chiều thì học sinh lại đến đầy chỗ ngồi, thiệt là chẳng có cách nào khác! Tuy vậy nhưng lão pháp sư trước sau cũng chẳng phiền hà gì hết, có thể làm được như vậy rất khó, chẳng dễ đâu!

Có một hôm tôi đi thăm thầy, lúc đó có một người từ phòng của thầy đi ra. Thầy hỏi tôi: ‘Người đó [vừa bước ra], thầy có gặp chăng?’

Tôi nói: ‘Gặp rồi, vừa đi khỏi’

Thầy nói: ‘Hôm nay ổng cũng đến gạt tôi’. Ông đó rất thường gạt tiền của thầy, hôm nay cũng lại gạt tiền.

Tôi nói: ‘Thế thì thầy có cho ổng hay không?’

‘Tôi đưa rồi’.

Thiệt là phi thường! Người đến gạt lão pháp sư cứ nghĩ rằng lão pháp sư chẳng biết mình bị gạt, đâu ngờ là lão pháp sư đã biết rõ ràng. Biết rõ họ gạt mình mà vẫn để cho họ gạt; thiệt là phi thường! Trong những lão pháp sư đời trước tôi chỉ gặp được một người như thầy, tôi rất khâm phục, thầy chẳng hồ đồ, chẳng mê hoặc điên đảo chi cả, đây là việc chúng ta phải nên học tập. Thầy đã làm một gương tốt cho chúng ta.

Điều thứ hai trong Tam Phước:

‘Thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi’.

Từ đây có thể biết điều kiện cơ bản của ‘Thọ trì Tam Quy’ tức là phước thứ nhất làm xong thì mới có tư cách tiếp nhận sự dạy dỗ của Phật. Tại sao ngày nay Phật pháp suy thoái như vậy? Là vì mọi người thọ trì Tam Quy nhưng điều thứ nhất [nói phía trước] chẳng làm được nên thọ Tam Quy đều là giả, chẳng phải thật – trên hình thức thọ Tam Quy, nhưng trên thực tế thì chẳng thọ. Hỏi bạn thọ Tam Quy rồi, quy từ đâu? Chẳng biết. Hỏi bạn y những gì? Cũng chẳng biết. 

Thọ trì một cách hồ đồ như vậy là sai lầm! Tôi đã giảng ‘Tam Quy’ kỹ càng ở Tân Gia Ba, hình như năm ngoái đã giảng thêm một lần ở tại bờ biển Hoàng kim, có lưu lại băng thâu âm, băng thâu hình. Hai lần diễn giảng này đã được chép lại thành một cuốn sách nhỏ, đã in ở Đài Loan, chư vị muốn thọ Tam Quy nhất định phải nghe kỹ hai lần giảng này; sau đó chúng tatrước mặt Phật, Bồ Tát làm nghi thức đơn giản nhưng long trọng, mời Tam Bảo chứng minh cho chúng ta; chúng ta thực sự phát nguyện quy y Tam Bảo.
 
 

c. Tam Quy trong Tịnh Tông: A Di Đà Phật, kinh Vô Lượng Thọ, Bồ Tát Quán ÂmThế Chí.

Quy y Tam Bảo nghĩa là từ hôm nay trở đi tôi phát nguyện chánh thức làm một học trò của đức Phật, tôn Phật làm thầy. Bạn phát nguyện tôn Phật làm thầy, chúng sanh trong chín pháp giới kể cả những thiên thần nhìn thấy bạn đều tôn kính bạn. Bạn là học trò của Phật, chẳng phải là người thường, đặc biệt nếu bạn là học trò của A Di Đà Phật thì càng tôn quý hơn, hết thảy chư Phật Như Lai đều đặc biệt tiếp đãi bạn, là nể Phật A Di Đà đấy. 

Nhưng bạn phải thiệt là học trò của A Di Đà Phật mới được, nếu là giả mạo thì bạn chẳng đáng một xu. Tuy Phật, Bồ Tát chẳng trách bạn nhưng thần hộ pháp sẽ khiến bạn bị rắc rối. Thần hộ pháp là cảnh sát, là người chấp hành pháp luật, họ đối với bạn chẳng khách sáo gì cả, nếu bạn giả mạo làm đệ tử Phật thì bạn đã phạm pháp rồi.

Tôi đặc biệt kết hợp sự quy y của đồng tu chúng ta với giáo giới của Tịnh TôngChúng ta quy y Phật thì tôn A Di Đà Phật làm thầy, quy y Pháp thì lấy kinh Vô Lượng Thọ làm nền tảng, đây là kinh số một của Tịnh Tông. Những lời dạy của đức Phật trong kinh chúng ta phải hiểu rõ, nhận thức, nhớ nằm lòng, và phải thực hiện những lời này trong đời sống. Chúng ta hy vọng cách dụng tâm của mình giống như đức Phật A Di Đà; chúng ta phát nguyện cũng phải giống nguyện của đức Phật A Di Đà, mỗi nguyện trong bốn mươi tám lời nguyện của đức Phật A Di Đà đều nhằm đem lại lợi ích cho chúng sanh, đều chẳng vì mình. 

Đức Phật A Di Đà dạy chúng ta phải sửa đổi hết thảy tập khí phiền não từ vô lượng kiếp đến nay. Một đoạn rất dài từ phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy [trong kinh Vô Lượng Thọ] dạy về vấn đề này. Trong đó là những lời giải thích hết sức cụ thể của ngũ giớithập thiện, chúng ta phải biết làm thế nào y giáo phụng hành, làm theo lời dạy của Phật; thực sự nương tựa thì sẽ được lợi ích!

Tăng bảo thì chúng ta học theo Quán Thế Âm Bồ TátĐại Thế Chí Bồ Tát -- Bồ Tát Tăng. Hai vị đại Bồ Tát này tượng trưng cho những gì? 

Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, nói theo hiện nay thì từ bi nghĩa là quan tâm, thương mến, và giúp đỡ, trong đó hoàn toàn chẳng có điều kiện gì hết thì gọi là đại. Đối với hết thảy người, hết thảy chúng sanh, chúng ta phải quan tâm, thương mến họ. Khi họ gặp khó khăn thì phải giúp đỡ họ, đây tức là Quán Âm. Nếu bạn thường giữ tâm niệm này để đối người, tiếp vật thì bạn tức là Quán Thế Âm Bồ Tát.

Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ cao độ; tuyệt đối chẳng dùng tình cảm để xử sự, đãi người, tiếp vật, dùng lý trí mà chẳng dùng cảm tình tức là Đại Thế Chí Bồ TátĐại từ đại bi lấy trí huệ làm cơ sở, chẳng dùng cảm tình. Dùng cảm tình thì có thể có nhiều rắc rối nên phải dùng lý trí để phán đoánÝ nghĩa của việc quy y Tam Bảo là như vậy, đây mới thiệt là chỗ quay về, nương tựa của chúng ta

Cho nên Tam Bảo trong Tịnh Tông được thể hiện qua ‘A Di Đà Phật, kinh Vô Lượng Thọ, Quán ÂmThế Chí Bồ Tát’. Nếu phàm phu chúng ta chẳng có nơi nương tựa thì sẽ cảm thấy trống rỗng, thiếu thốn; khi bạn hiểu được những đạo lýphương pháp này thì bạn đã kiếm được chỗ nương tựa. Từ mê hoặc, điên đảo, sai lầm quay lại nương tựa vào Tam Bảo thì bạn mới thực sự quy y.
 
 

d. Giữ phép tắc, làm gương mẫu cho chúng sanh. Học chịu thiệt thòi, không vì cá nhân mình.

‘Đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi’. Dùng cách nói hiện nay thì hai câu này nghĩa là ‘giữ gìn phép tắc’; không những phải giữ phép tắc mà còn phải làm gương mẫu cho xã hội đại chúngChúng ta không được làm trái ngược lời dạy của đức Phật, phải tuân theoHiến chương, luật pháp của quốc gia, phong tục tập quán ở địa phương chúng ta đều phải tuân giữ; được vậy mới có thể hòa đồng với đại chúng, mới có thể cảm hóa hết thảy chúng sanh. Cho nên lúc chúng ta khởi tâm động niệm, hết thảy các hành động phải thường suy nghĩ coi có thể làm gương mẫu cho xã hội đại chúng hay không.

Hôm qua tôi nêu lên một thí dụ: ngày nay tâm tham của người ta rất nặng, bất luận làm ngành nghề nào cũng đều kiếm đủ mọi cách để đóng thuế ít hơn. Đây có phải là việc chúng ta nên làm hay không? Không phải. Chúng tađệ tử Phật, phải giữ phép tắc, chúng ta có nghĩa vụ phải đóng thuế, nếu tìm đủ mọi cách, tìm lỗ hổng của pháp luật để đóng thuế ít một chút thì chúng ta chẳng còn là đệ tử Phật nữa, chúng ta không tuân giữ luật pháp

Trong đời sống hằng ngày chúng ta có thể tùy tiện khạc nhổ bừa bãi trên đường phố hay không? Có thể tùy tiện xả rác hay chăng? Nếu chúng ta làm vậy thì có thể làm gương mẫu cho xã hội đại chúng hay không? Nếu bạn có những sự cảnh giác như vậy thì đó tức là quy y, bạn đã quay lại, bạn đã giác ngộ -- những hành động không tốt này sẽ ảnh hưởng đến xã hội, chúng ta nhất quyết chẳng làm.

Chúng ta chân thành với người, tuyệt đối chẳng lừa gạt bất cứ người nào, khi chúng ta bị thiệt thòi, bị gạt gẫm cũng chẳng so đo, giống như Đạo An lão hòa thượng biết rõ bị người gạt nhưng vẫn để cho họ gạt, và chẳng nói một lời, trong lòng mình tâm an lý đắc. Tại sao người đó gạt mình mà chẳng gạt người khác? Bạn hãy suy nghĩ đạo lý này. Nếu họ gạt mình và mình có năng lực cho người đó thì mình hãy bố thí cho họ, làm một việc thiện

Ngay trong cảnh giới, trong hoàn cảnh này mài dũa hết tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu bạn chẳng có những cảnh giới này thì bạn tu cái gì? Đây tức là tu hành, đây tức là công phu! Rõ ràng minh bạch, là trí huệ đấy! Tu hành phải tu ở đâu? Tu ngay tại chỗ này. Một chút thiệt thòi cũng chẳng chịu làm thì bạn tu hành cái gì? Một chút thua thiệt cũng chẳng chịu, nói thực ra là bạn có phân biệt, chấp trước quá cứng chắc. Nếu không thể phá trừ những thứ này thì bất luận tu học pháp môn nào, tu được giỏi cách mấy, nói với các bạn biết đó đều là tu thế gian pháp, đều vẫn kẹt trong lục đạo luân hồi.
 
 

e. Giác là Phật pháp, mê không là Phật pháp.

Đại thừa Phật pháp đặc biệt trong Tông Môn, thường thường dùng câu: ‘Pháp nào là Phật pháp?’ để thẩm vấn người sơ học. Các bạn nghĩ thử coi, pháp nào là Phật pháp? Và hỏi ngược lại: ‘Pháp nào chẳng là Phật pháp?’ Sự khác biệt giữa Phật pháp và chẳng phải Phật pháp ở đâu, bạn phải hiểu rõGiác ngộ rồi thì hết thảy pháp đều là Phật pháp; chưa giác ngộ thì hết thảy pháp đều chẳng là Phật pháp. Khi bạn chưa giác ngộ, vẫn còn mê hoặc điên đảo, hỏi bạn thêm lần nữa: ‘pháp nào là Phật pháp?’ 

Chẳng pháp nào là Phật pháp cả. Kinh Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm cũng chẳng phải là Phật pháp. Một ngày bạn niệm mười vạn câu Phật hiệu, thì như lời Liên Trì, Ngẫu Ích đại sư nói cho dù công phu niệm Phật của bạn có giỏi hơn nữa, niệm đến mức ‘gió thổi chẳng động, mưa rơi chẳng thấm’, sau đó phê bình bạn: ‘hét bể cổ họng cũng uổng công’. Tại sao vậy? Chẳng thể vãng sanh, vẫn kẹt trong lục đạo luân hồiVì vậy nếu chẳng giác ngộ, một ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu cũng chẳng là Phật pháp, quý vị phải hiểu đạo lý này.

Phật pháp thay đổi quan niệm, cách suy nghĩ của chúng ta. Khi khởi tâm động niệm đều nghĩ cho mình, như vậy là sai lầm, đó chẳng là Phật pháp; khởi tâm động niệm đều nghĩ đến hết thảy chúng sanh, nghĩ đến sự an toàn của cả xã hội thì hết thảy pháp đều là Phật pháp. Tôi thường nói những việc mà bạn làm hằng ngày như uống nước, mặc áo, ăn cơm chẳng có thứ nào không là Phật pháp

Bạn giác ngộ chưa? Người giác ngộ sẽ vì hết thảy chúng sanh, người mê chỉ vì cá nhân mình, mê và ngộ khác nhau tại chỗ này. Lúc khởi tâm động niệm còn vì mình thì không được. Tại sao không được? Phật nói: ‘Hết thảy chúng sanh vốn thành Phật’. Tại sao bây giờ bạn biến thành chúng sanh? Tại sao bây giờ bạn còn trong lục đạo luân hồi? Phật dạy chúng ta: lục đạo là do chấp trước hiện thành; thập pháp giới là do phân biệt hiện thành

Nói cách khác nếu bạn có thể phá trừ chấp trước, lục đạo sẽ chẳng còn nữa, bạn sẽ vượt ra khỏi tam giới; nếu bạn phá trừ phân biệt, bạn sẽ vượt thoát thập pháp giới và đến Nhất Chân pháp giớiNhất Chân pháp giớiHoa Tạng thế giới trong kinh Hoa Nghiêm, là cảnh giới của Tỳ Lô Giá Na Phật. (Tây phương Cực Lạc thế giới cũng là Nhất Chân pháp giới). Vì vậy khi khởi tâm động niệm mà còn một cái ‘TA’ thì ngã chấp của bạn làm sao có thể phá trừ được?

‘Cách phá ngã chấp’ trong Đại thừa cao minh hơn Tiểu thừa. Trong pháp Đại thừa Phật dạy chúng ta khi khởi tâm động niệm đều vì chúng sanh, đừng nghĩ cho cá nhân mình, lâu dần biến thành thói quen, niệm niệm đều vì chúng sanh, đem ích lợi cho chúng sanh, vì chúng sanh tạo phước, quên mất mình. Phương pháp này đích thật là rất tốt, chẳng nghĩ đến mình, chỉ nghĩ cho người khác. 

Dần dần không hay không biết thì ngã chấp sẽ biến mất hết. Nói một cách khác không hay không biết bạn bèn vượt thoát tam giới, lục đạoPhương pháp này vô cùng kỳ diệu! Thêm phần bạn nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ thì làm sao chẳng nhanh chóng được? Thành Phật rất nhanh chóng! Thành Phật tức là thành tựu trí huệ, đức năng viên mãn, nhất định phải hiểu đạo lý này, nhất định phải hiểu phương pháp. Hiểu đạo lý rồi, biết phương pháp rồi, vấn đề sau đó là mình phải nỗ lực thực hành. Đây đích thật là con đường thành Phật nhanh chóng vậy!

Nếu bạn hỏi: ‘Trong xã hội ngày nay làm theo cách này thì chỗ nào tôi cũng chịu thiệt thòi, bị gạt rồi sao? Người ta ai cũng vì mình, nhưng tôi lại vì họ, họ lại chẳng chịu vì tôi, làm sao tôi phải làm việc khờ dại này!’ Nếu bạn nghĩ như vậy thì bạn mới thiệt là ngu si, chẳng phải người khác ngu; nếu bạn chịu làm thì bạn sẽ được đại tự tại! Bạn thực sự có thể đạt được những quả báo mà Phật nói trong kinh. 

Phải tin Phật, phải mạnh dạn làm, tôi nói những lời này với mọi người khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột, chẳng có một tơ hào hoài nghi gì hết. Tại sao vậy? Vì tôi đã làm được rồi. Những gì Phật nói trong kinh, những gì thầy tôi dạy cho tôi, trong vòng mấy chục năm nay những gì tôi làm bây giờ đã có kết quả, hiện nay tôi đạt được những gì? Được đại tự tại.

Tôi thường nói: ‘Trên thế giới này tôi sung sướng nhất’.

Nếu bạn hỏi: ‘Sung sướng ở chỗ nào?

‘Trong tâm tôi chẳng có lo lắng, âu sầu, phiền não, thì làm sao chẳng sung sướng, chẳng tự tại được? Trong tâm của các bạn có lo âu, nhớ nhung, phiền não thì dù bạn có nhiều tiền, có địa vị cao, bạn cũng chẳng tự tại. Bạn sinh sống rất khổ sở, tôi sinh sống rất thong dong, rất vui sướng, rất tự tại’. Cho nên những gì đức Phật nói trong kinh câu nào cũng chân thật, chẳng có câu nào giả dối, tại sao bạn chẳng chịu làm? Tại sao lại hoài nghi? Chẳng chịu làm là vì chẳng giác. 

Dùng một thuật ngữ trong Phật pháp [thì đây] là nghiệp chướng sâu nặng! Nghiệp chướng nặng phải tự mình tiêu trừ, người khác chẳng có cách chi tiêu trừ dùm bạn, Phật, Bồ Tát cũng chẳng có cách gì hết. Phật, Bồ Tát chỉ có thể nói rõ những lý luậnphương pháp này cho bạn biết, bạn phải tự mình giải quyết vấn đề của bạn.
 
 

f. Tin sâu nhân quả -- Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả.

Từ Tam Quy nâng cao đến phước thứ ba tức là cơ sở tu học của Đại thừa Bồ Tát: ‘Phát Bồ Đề tâm, đọc tụng Đại thừa, tin sâu nhân quả, khuyến tấn hành giả’.

Bồ Tát Đại thừa chẳng những tự độ mình mà còn giúp đỡ người khác, cho nên ‘khuyến tấn hành giả’ nghĩa là chủ động giúp đỡ người khác. Tin sâu nhân quả nói ở đây chẳng phải là nhân quả thông thường. ‘Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả’ đặc biệt nhấn mạnh trên nhân quả ‘niệm Phật thành Phật’. Chúng ta có thể tìm được rất nhiều chứng minh trong các kinh điển Đại thừa, kinh Hoa Nghiêmthí dụ rõ ràng nhất cho việc niệm Phật thành Phật

Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Lăng Già cũng chẳng ngoại lệ, quý vị hãy quán sát kỹ càng. Hết thảy kinh Đại thừa đều nói niệm Phật thành Phật, đây là cơ sở học Phật của chúng ta! Chúng ta phải dụng công từ đây, bắt đầu học từ đây.
 
 

g. Năm khoa mục của Tịnh TôngTam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập Nguyện.

Hiện nay chúng ta chưa thành Phật, chưa thành Bồ Tát, chưa vãng sanh, thân thể này vẫn còn trụ trên thế gian, mỗi ngày phải tiếp xúc với đại chúng, chúng ta dùng thái độ gì để đối phó với những chuyện hiện thực trong xã hội, Phật dạy chúng ta sáu nguyên tắc gọi là ‘Lục Hòa Kính’. Lần này cư sĩ Lâm đem vài bộ [liễn, ghi chép] Lục Hòa KínhĐài Loan về đây, hy vọng đem đóng khung [treo lên] để chúng ta thường nhìn thấy và cảnh giác mình. 

‘Kiến hòa đồng giải, Giới hòa đồng tu’. Nói theo hiện nay ‘kiến hòa đồng giải’ tức là ‘xây dựng kiến thức chung’, chúng ta có chung nhận thức, chung lý tưởng, mục tiêu thì có thể sinh hoạt chung với nhau, hòa đồng khi tiếp xúc lẫn nhau, đối xử hòa mục với nhau; ‘Giới hòa đồng tu’ nghĩa là tuân giữ luật pháp; nhà có quy tắc trong nhà, nước có pháp luật quốc gia, đạo tràngquy củ của đạo tràng, mọi người đều phải tuân theo

‘Thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, lợi hòa đồng quân’ [thân hòa đồng trụ: cùng nhau làm việc, sanh hoạt hòa đồng; khẩu hòa vô tránh: chẳng tranh chấp, cãi cọ; ý hòa đồng duyệt: cùng chung chí hướng; lợi hòa đồng quân: cùng chia xẻ tài vật đồng đều với nhau]. Phật dạy chúng ta ‘Lục hòa kính’, chúng ta phải tuân theo sáu nguyên tắc này khi tiếp xúc, sinh hoạt với đại chúng trong xã hội.

Tam Phước là cơ sở tu học của mỗi người. Lục Hòa Kính là nguyên tắc căn bản khi chúng ta tiếp xúc với đại chúng. Nếu chúng ta có thể làm được thì trên thế giới này bất luận bạn ở quốc gia nào, địa phương nào, bất luận trong xã hội nào, bạn sẽ chẳng thiệt thòi gì hết, đi đâu cũng được mọi người tôn kính, hoan nghinh, lợi ích này thiệt là chẳng thể nghĩ bàn! Phải dốc sức thực hành, làm hết lòng; từ cơ sở này không ngừng tiến lên, nâng cao cảnh giới của mình, bạn nhất định phải tuân theo Tam Học, Lục Độ, Thập Nguyện

Tam Học tức là Giới, Định, Huệ. Trong đề kinh ‘Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác’ của kinh Vô Lượng Thọ, Thanh tịnhGiới Học, Bình đẳngĐịnh Học, Giác là Huệ HọcTam Học đầy đủ trong đề kinh này; Chẳng những Tam Học đầy đủ, Tam Bảo cũng đầy đủ, Thanh tịnhTăng Bảo, Bình đẳngPháp Bảo, Giác là Phật Bảo. Từ đây có thể biết kinh Vô Lượng Thọ thiệt là chẳng thể nghĩ bàn, hy vọng các vị đồng tu hết lòng nỗ lực, đời này chúng ta sẽ chẳng luống uổng, đây là nhân duyên khó gặp từ vô lượng kiếp đến nay, đời này gặp được thì chúng ta phải trân trọng, nắm chắc, nhất định sẽ thành tựu. Lời tôi nói đến đây đã hết.

Buổi nói chuyện tại Tịnh Tông Học Hội Úc Châu, 1997 (ngày thứ ba)
 
 

6. Phật học vấn đáp
 
 

Hỏi: Sư phụ nói Đạo An pháp sư bị người ta gạt, đã biết rõ ràng nhưng vẫn còn để người ta gạt …, nếu người đó lấy tiền này đem làm chuyện xấu như cờ bạc, vậy thì Đạo An pháp sư đã bố thí và làm một việc tốt hay phải gánh trách nhiệm nhân quả vì đã làm một việc ác? A Di Đà Phật.

Đáp: Câu hỏi này rất hay. Không thể nghĩ rằng người gạt tiền này sẽ làm việc gì tốt, nhưng sẽ cũng không làm việc gì xấu, lão pháp sư biết rất rõ như vậy nên ngài thị hiện ‘chiêu’ này cho chúng ta xem nhằm cho chúng ta biết: cho dù bị gạt thì chúng ta cũng phải để người ta gạt. Nguyên nhân là gì? Tại sao người đó gạt mình mà không gạt người khác? Chắc có lẽ đời trước mình thiếu nợ người này. 

Khi bạn trả cho họ hết rồi, nghiệp nhân này không còn thì họ sẽ không gạt bạn nữa, phải biết đạo lý này. Nếu người đó lấy tiền đi làm việc xấu thì mình sẽ không đưa cho họ, nếu không phải làm chuyện xấu, không gây trở ngại gì cho xã hội đại chúng, chỉ vì lợi ích cá nhân của họ thì mình nên đưa cho họ, đây là nhân duyên quả báo mà! Tại sao họ dùng thủ đoạn này? Chắc trong đời quá khứ mình cũng đã dùng cách này để gạt họ! Bây giờ họ dùng cách này để đòi lại. Vì vậy nên ‘một miếng ăn, miếng uống gì cũng đều đã định sẵn’, tự mình phải hiểu rõ ràng minh bạch. Đây là trí huệ.
 
 

Hỏi: Vị đồng tu này nói ông chuyên vẽ hoa sen, vừa vẽ hoa vừa niệm Phật, hy vọng là sẽ không bị bịnh khổ lúc qua đời, có cần làm thêm phương pháp nào nữa hay không, hoặc có cần thay đổi thái độ tu học hay không?

Đáp: Vẽ hoa sen, mỗi ngày tưởng Phật, niệm Phật, như vậy rất tốt. Nếu hy vọng tương lai vãng sanh có thể dự biết ngày giờ ra đi, không bị bịnh khổ thì là một chuyện khác hẳn. Tại sao người ta có thể ra đi một cách tự tại? Vì nghiệp chướng của họ đã tiêu trừ. Nếu nghiệp chướng của bạn chưa tiêu trừ hết, lúc lâm chung sẽ có bịnh khổ, chúng ta phải biết chuyện này.

 Làm thế nào để tiêu trừ hết nghiệp chướng?

 Phải phá sạch ngã chấp thì sẽ tiêu trừ hết nghiệp chướng. Bất cứ việc gì đặc biệt là những chuyện tiếp xúc với đại chúng, ‘không nên chấp trước thành kiến của mình’, phải biết ‘tuỳ duyên’. Chỉ cần việc này không có chướng ngại quá mức thì tuỳ duyên được rồi, đừng chấp trước vào thành kiến của mình.

 Luôn luôn nghĩ mình phải tiêu trừ nghiệp chướng. Phải quét sạch hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đặc biệt là những thứ ‘thị - phi, nhân - ngã, tham, sân, si, mạn’, trong tâm chẳng sanh lên những tâm niệm này thì bạn sẽ có thể tự tại vãng sanh. Nếu còn những thứ thị - phi, nhân - ngã, lợi - hại, được - mất, tham, sân, si, mạn thì rất phiền phức, cho dù bạn tu được giỏi cách mấy thì đến lúc lâm chung cũng nguy hiểm như thường, vẫn không nắm chắc [có thể tự tại vãng sanh]. 

Bạn hãy xem hễ những người nào ra đi rất tự tại, có tự tin, tâm địa thanh tịnh, họ thiệt là mảy trần chẳng nhiễm! Đừng nói thế pháp phải buông xả, ngay cả Phật pháp cũng phải buông xả hết, các bạn phải biết chuyện này nghe!

 Hiện nay tôi đã lớn tuổi rồi, không còn mấy năm nữa đâu, cho nên tôi quản lý đạo tràng hay không? Quý vị muốn tôi quản lý tôi cũng không nhận, quý vị muốn làm sao cũng được, nếu quý vị làm được hoàn hảo thì tốt! Làm không được hoàn hảo thì quý vị phải gánh trách nhiệm nhân quả, đối với tôi không liên can gì hết! 

Hết thảy thế phápPhật pháp đều phải buông xuống hết, tôi chăm sóc cho quý vị, thương mến quý vị, khuyến khích quý vị nhưng tuyệt đối không chất chứa những thứ này trong tâm; nếu chất chứa những chuyện này của quý vị trong tâm thì tôi không thể thanh tịnh, quý vị phải thể hội kỹ càng việc này, trong tâm phải thong dong tự tại, hết thảy pháp thế gianxuất thế gian phải làm theo kinh Kim Cang: ‘Pháp còn nên xả, huống chi là phi pháp’. Chữ pháp đầu tiên là Phật pháp. Xả Phật pháp không có nghĩa là kêu quý vị không làm nữa, vẫn cứ làm hằng ngày, ‘xả’ là xả bỏ trong tâm, trong tâm chẳng có phân biệt, chấp trước, lo âu, trong tâm nhất định phải thanh tịnh. Phải làm việc nhưng làm việc không gây trở ngại cho tâm thanh tịnh, như vậy mới đúng.
 
 

Hỏi: Mỗi ngày đều đến đạo tràng làm công quả, như vậy có kể là ‘quảng doanh chúng vụ’ (rộng lo các việc của đại chúng) hay không?

Đáp: Không sai, đúng là ‘quảng doanh chúng vụ’. Nếu bạn xem rõ ý nghĩa trong kinh điển, thâm nhập thêm một tầng, mỗi ngày đến đạo tràng làm công quả nhưng trong tâm dường như không có việc này thì đó chẳng là ‘quảng doanh chúng vụ’, đó là tích lũy công đức, như vậy thì sẽ khác hoàn toàn. Nếu nghĩ việc làm công quảđạo tràng thành công việc của mình, phân biệt đây là đạo tràng của mình, kia là đạo tràng của người khác, mình nhất định phải làm sao để vượt hơn họ, như vậy thì bạn đã ‘quảng doanh chúng vụ’ rồi. Nếu bạn làm nhưng giống như không làm thì bạn tích lũy công đức, đúng như câu nói: ‘sai một ly trật đi ngàn dậm’. Thế nên bạn phải thể hội một cách kỹ càng những lời Phật dạy trong kinh, đừng hiểu sai.

 Chư Phật, Bồ Tát ứng hóa trong thế gian giống như đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh thuyết pháp ròng rã bốn mươi chín năm, không hề nghỉ ngơi! Ngài có ‘quảng doanh chúng vụ’ hay không? Nếu Ngài giữ tâm niệm ‘Phật pháp cao minh hơn hết thảy ngoại đạo, tôi phải hàng phục ngoại đạo, tôi phải xuất chúng, mọi người trên thế giới đều phải làm đệ tử của tôi’, thế thì Ngài đã ‘quảng doanh chúng vụ’. Thái độ của người ta là ‘làm mà dường như không làm’, không làm mà làm. 

Trong kinh Kim Cang đức Phật Thích Ca nói cả đời Ngài chẳng nói một câu nào, chẳng nói một chữ nào, ai nói ‘Phật thuyết pháp’ tức là báng Phật. Chẳng nói một câu pháp nào cả, [nhưng đã] nói suốt bốn mươi chín năm, đây gọi là ‘nói mà không nói’. ‘Nói’ là từ bi, lo lắng, thương mến, giúp đỡ hết thảy chúng sanh; ‘không nói’ nghĩa là trong tâm đích thật chẳng khởi tâm động niệm, chẳng có phân biệt, chấp trước. Từ trong nội tâm của Ngài thì một chữ cũng chẳng nói.

Vậy thì tại sao [Ngài] lại giảng đạo? Đó là vì hết thảy chúng sanh cảm ứng đạo giao. Nếu bạn còn chưa hiểu thì hãy lấy thí dụ cái khánh, chúng ta gõ một cái thì nó sẽ vang lên âm thanh, gõ mạnh một cái thì nó sẽ kêu lớn hơn. Bạn sẽ hỏi: nó có vang lên âm thanh không? Nếu nói nó vang lên âm thanh thì không gõ nó cũng phải vang lên âm thanh chứ! 

Chư Phật, Bồ Tát thuyết pháp lợi sanh giống như các bạn làm công quả, cũng giống như cái chuông cảm ứng đạo giao; khi nào họ cần thì mình giúp đỡ họ, bản thân mình chẳng khởi tâm động niệm, chẳng phân biệt, chấp trước, như vậy mới là tích lũy công đức. Nếu mình làm xong bèn nghĩ là mình có công đức, vậy thì bạn đã ‘quảng doanh chúng vụ’, bạn đã khởi tâm động niệm rồi. Lúc khởi tâm động niệm trong tâm của bạn đã có tướng tôi, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, đã có tham, sân, si, mạn; đó tức là ‘quảng doanh chúng vụ’, phải lắng lòng thể hội việc này.
 
 

Hỏi: Trong đời mạt pháp người tại gia dễ thành tựu hơn người xuất gia, nên nhìn và suy nghĩ như thế nào đối với vấn đề tại gia và xuất gia?

Đáp: Đích thật trong đời mạt pháp người tại gia tu hành dễ thành tựu hơn người xuất gia. Tôi nghĩ quý vị cũng đã nhìn thấy sự thật này, nguyên nhân ở chỗ nào? Ý nghĩa giống như câu hỏi phía trước. Vì phạm vi sanh hoạt tiếp xúc của người tại gia chẳng rộng, thân bằng quyến thuộc cũng không nhiều, cho nên tâm của họ dễ thanh tịnh hơn. Một khi xuất gia rồi, xuất cái nhà nhỏ xong lại đi vào một cái nhà lớn; có gia đình nào của quý vị thường có đông người tụ hợp lại như vầy không? Xuất gia rồi thường hội họp với mọi người, bàn bạc chuyện tốt của nhà họ Trương, chê bai chuyện của nhà họ Lý, chuyện bận tâm quá nhiều, như vậy làm sao tâm định được! Cho nên người xuất gia tu hành khó hơn người tại gia.

Đặc biệt là ngày nay xuất gia rất phiền phức, bị những chuyện thực tế bắt buộc, đạo tràng to lớn thì chi phí nhiều, làm thế nào để có đủ tiền trang trải phí tổn sinh hoạt? Cho nên chẳng thể không tìm đủ mọi cách để lôi kéo tín đồ, tìm đủ phương pháp để moi tiền trong túi của tín đồ bỏ vào túi của mình, đây gọi là ‘hòa thượng không bày vẽ, cư sĩ chẳng lại cúng kiếng’. Mỗi ngày đều phải làm những chuyện này, đây là sai lầm, đúng như lời của đức Phật nói trong kinh: ‘quảng doanh chúng vụ’, tạo ra vô lượng tội nghiệp, tự bản thân của họ chẳng hiểu, bị bắt buộc phải làm như vậy. Cho nên xuất gia tu hành khó hơn tại gia, người tại gia sẽ không tạo ra những tội nghiệp này. 

Trong đạo tràng Tịnh Tông của chúng ta, tôi khuyên tứ chúng đồng tu, bất kể tại gia, xuất gia tuyệt đối không được lôi kéo tín đồ, tuyệt đối không thể xin tín đồ một đồng xu nào cả, [được vậy] tâm của bạn mới thanh tịnh; đừng tổ chức pháp hội, đừng làm những chuyện này, hãy ‘thật thà, chắc thật niệm Phật’. Khi đạo tràng niệm Phật hết tiền rồi, không đủ để chi tiêu thì phải làm thế nào? Cứ việc tiếp tục niệm Phật đợi vãng sanh, thế gian này không đáng cho chúng ta lưu luyếnVậy thì thong dong tự tại biết bao? Rất đúng như pháp!

Nếu Phật pháp cần bạn ở đây hoằng dương thì chư Phật, Bồ Tát tự nhiên sẽ đến hộ phápCả đời tôi đều là như vậy, đây là lời của Chương Gia đại sư dạy tôi, tôi đạt được lợi ích từ [lời dạy] của lão nhân gia. Năm đó tôi mới hai mươi mấy tuổi, theo thầy học Phật, thầy dạy tôi: ‘Phát tâm chân chánh vì Phật pháp, dâng hiến cả đời cho Phật pháp, dâng hiến cho chúng sanh, hết thảy mọi việc của con đều có Phật, Bồ Tát lo lắng, chăm sóc cho’. 

Cho nên cả đời tôi chẳng phải bận tâm, cũng đã xây dựng được vài đạo tràng, lấy tiền ở đâu để xây? Tôi cũng chẳng biết. Tôi cũng chẳng quyên góp tiền bạc gì hết, đều là tự động [có người] đem cho, cho vừa đủ để xây dựng đạo tràng, không dư đồng nào, thiệt là không thể nghĩ bàn!

Giống như đạo tràng ở Mỹ xây dựng lớn như vậy, là do Phật, Bồ Tát xây chứ đâu phải do tôi xây. Ở Đài Loan chúng tôi xây mỗi đạo tràng đều là tự tự nhiên nhiên hình thành, chẳng có quyên góp gì hết. Hội Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim cũng là do người ta đến tìm và muốn tặng cho tôi, tôi cũng bán tín bán nghi, còn nghĩ họ sẽ thêm điều kiện gì nữa, [tôi] hỏi: ‘Có thiệt là ông tặng luôn phải không, chẳng có ý định đòi lại phải không?’. 

Ổng nói: ‘Đúng vậy’. Tôi mới tổ chức Tài Đoàn Pháp Nhân, kiếm luật sư làm giấy tờ, tương lai nếu chúng tôi không dùng tài sản này nữa, hết thảy quyền sở hữu sẽ thuộc về quốc gia, không thuộc bất cứ cá nhân nào, ổng sẽ không thể nào lấy lại được. Sạch sẽ, gọn gàng! Chúng ta làm sao phải suy nghĩ, lo lắng về những chuyện này hoài cho được?

Vì vậy nên người xuất gia phải làm gương tốt, có đức hạnh, học vấn, tu trì chân chánh, thì bạn nhất định sẽ được rất nhiều người tôn kính, mọi người sẽ cúng dường cho bạn, vậy thì bạn còn bận tâm gì nữa! Nếu bạn sợ không có người cúng dường thì bản thân bạn có vấn đề, có khuyết điểm, là vì bạn làm chẳng đúng như pháp! Nếu làm đúng như lý, như pháp thì Tam Bảo gia trì, long thiên hộ pháp cúng dường thì khỏi phải cầu người ta. 

Nếu phát tâm xuất gia bạn phải hiểu sứ mạng của người xuất gia là ‘hoằng pháp độ sanh’. Trong kinh thường dạy: ‘Thọ trì, đọc tụng, diễn thuyết cho người biết’. ‘Diễn’ là biểu diễn, phải diễn ra một hình tướng cho xã hội đại chúng thấy, làm một gương tốt. ‘Thuyết’ là khi người ta có thắc mắc đến hỏi bạn, bạn phải giải thích rõ ràng cho họ, đây là công việc của người xuất gia. Người tại gia hộ trì, nhất định như vậy; hộ trì đều là phát xuất từ lòng tự nguyện của họ, là họ có khả năng này, tuyệt đối không được miễn cưỡng

Nếu nói hội viên của Tịnh Tông Học Hội chúng ta mỗi năm phải đóng mười đồng tiền lệ phí thì tôi cũng không tán thành; tại sao vậy? Mỗi năm bạn tạo ra áp lực cho người ta [bắt họ đóng] mười đồng, chuyện này không tốt. Vì vậy nên Hoa Tạng Đồ Thư Quán chúng tôi mãi cho đến bây giờ vẫn chẳng lập ra điều lệ này, nguyên nhân chính là vậy.

Chính phủ có quy định một điều luật nếu bạn muốn thành lập một hội cơ kim thì nhất định phải có hội viên đóng góp, hội viên nhất định phải đóng một số tiền mỗi tháng. Chuyện này trái ngược với Phật pháp; bất kể người ta chịu hay không, nếu viết [trên giấy tờ] như vậy thì sẽ tạo nên áp lực cho người, tôi không chịu làm những chuyện này. Cả đời chúng ta không nên tạo ra áp lực cho người thì họ sẽ không đem quả báo này cho chúng ta -- không tạo áp lực cho chúng ta, vậy thì chúng ta sẽ được tự tại. Trồng nhân gì thì sẽ được quả báo đó, nhất định phải hiểu chuyện này. Nếu luận trên việc tu hànhchứng quả thì tại giaxuất gia chẳng khác gì hết, hoàn toàn giống nhau.
 
 

Hỏi: Phật pháp lấy từ bi làm bổn hoài nên người xuất gia không mang giày da, vậy thì tại sao trong chùa còn dùng trống làm bằng da?

Đáp: Bạn không phải là người đầu tiên hỏi câu này, người xưa đã hỏi rồi, cũng có điển tích nữa. Nhà Phật lấy: ‘từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa’, lúc nãy nói người đó ‘noi theo lý trí chứ không noi theo cảm tình’. Nếu vậy thì người xuất gia có thể mặc áo choàng bằng lông không? Được. Có khai duyên. Người trên bảy mươi tuổi, thể lực yếu đuối thì có thể, đây gọi là khai duyên. 

Vì họ phải giữ gìn thân thể và dùng thân mình để phục vụ đại chúng, đây cũng là từ bi; da của những động vật này được cúng dường cho pháp sư, pháp sư lại đem cúng dường đại chúng, như vậy những động vật này cũng có công đức! Cùng chung một đạo lý, tuy trống này làm bằng da bò, con bò này đã tạo tội nghiệp đọa làm súc sanh, nó rất may mắn, da nó được đem làm trống để trong chùa, trống được dùng để cảnh tỉnh đại chúng, công đức vô lượng!

 Tuy giới luật Phật pháp rất nghiêm túc, điều luật nào cũng có khai duyên, đều không phải chết cứng, quý vị phải biết điểm này. Thí dụ rượu, rượu là giới trọng, giới căn bản. Lúc tôi còn trẻ vừa mới học Phật và chưa xuất gia, có một lão hòa thượng trên bảy mươi tuổi rất thích uống rượu, tôi thường đến đạo tràng làm công quả nên ngài thường mời tôi ở lại dùng cơm, cũng không cấm kỵ gì hết, mỗi bữa cơm lão hòa thượng đều uống một ly rượu, tôi thấy và rất thắc mắc nhưng chẳng dám hỏi. Sau này đến học với thầy Lý ở Đài Trung, tôi bèn hỏi thầy. Thầy Lý nói: ‘Đây là khai duyên, người lớn tuổi thân thể không khỏe, ly rượu này giúp cho huyết mạch trong thân thể được tuần hoàn’. Hiểu được đạo lý này thì đó chẳng gọi là phá giới mà gọi là khai duyên.

 Nếu bạn còn trẻ, thân thể rất khỏe mạnh mà uống rượu thì đó gọi là phạm giới. Hai việc này chẳng giống nhau! Phải không? Nếu bạn bị bịnh, thân thể không khỏe, cần những thứ này để giúp thể lực của bạn thì được. Vì vậy tuy giới luật trong Phật pháp rất chặt chẽ nhưng mỗi điều luật đều có khai duyên, đều không phải cứng chắc, như vậy mới biết Phật pháp rất ‘dễ thương’ -- hợp tình, hợp lý, chẳng phải đặt ra rồi không thể nào biến đổi, vô cùng uyển chuyển.
 
 

Hỏi: Chúng con là phàm phu chẳng có trí huệ, có thể thỉnh sư phụ bàn về xu thế, chiều hướng xã hội biến hóa từ đây về sau. Thí dụ nói về Đài Loan, Đại lục và hải ngoại, vân vân. Chúng con là Phật giáo đồ tại gia phải nên làm thế nào? Làm sao tu hành?

Đáp: Tôi nói với quý vị: ‘Chắc thật niệm Phật là tốt rồi, đừng để ý đến chuyện thiên hạ’. Tôi chẳng coi báo, chẳng coi truyền hình, chẳng nghe radio, người ta hỏi tôi [về chuyện gì thì tôi trả lời] – thiên hạ thái bình, chẳng có chuyện gì xảy ra hết! Bạn xem đời sống của tôi sung sướng biết mấy! Quý vị đang sống trong thời loạn, [ngược lại] tôi sống trong thời thái bình, chúng ta đồng thời sinh sống trên quả địa cầu này, nhưng hoàn cảnh sinh hoạt xã hội của chúng ta chẳng giống nhau, hoàn cảnh của tôi thì an lành, thái bình, hoàn cảnh của quý vị là loạn ly, lộn xộn. Tại sao bạn sống trong thời loạn? Mỗi ngày đều coi báo, nghe tin tức, đó là tự các bạn chọn lấy mà!
 
 

Hỏi: Vì con đã làm nhiều việc ác cả nửa đời người, và làm tổn hại đến vợ, bây giờ vợ con trách và không chịu tha thứ, tuy con có ý niệm Phật và ăn năn nhưng vẫn chẳng đủ để chuộc tội, thậm chí vợ con gây trở ngại cho việc niệm Phật, xé rách kinh sách, con phải làm thế nào để chuộc lại lỗi lầm? Và làm thế nào để niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ?

Đáp: Bạn hiểu việc này tức là đã giác ngộ, sau khi giác ngộ thì phải nhẫn chịu hoàn cảnh trước mắt, ráng làm cho được ‘hết thảy đều tùy duyên’, giữ gìn cho tâm mình được thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ, đây tức là chơn chánh tiêu nghiệp chướng. Phải biết cách tùy thuận, bà phá hoại tượng Phật mặc kệ, xé rách kinh sách cũng mặc kệ, nhất định đừng để ý, đừng bận tâm, tự mình chắc thật niệm Phật

Nếu bả phản đối bạn niệm Phật thì niệm thầm trong tâm, đừng niệm ra tiếng, hết thảy đều phải tùy thuận, nếu nhanh thì trong vòng nửa năm sẽ có thể thấy hiệu quả; nếu chậm thì nhiều nhất là ba năm hoàn cảnh này của bạn sẽ biến chuyển trở lại, nhất định sẽ được Tam Bảo gia trìNếu không nhẫn nhịn, cả đời bạn sẽ chẳng thể nào giải quyết vấn đề này, Phật, Bồ Tát cũng chẳng giúp gì được, điều này rất quan trọng.
 
 

Hỏi: Việc chăn gối giữa vợ chồng, có phải người học Phật, niệm Phật chẳng cần việc này? Phải chăng không thể có quan hệ tình dục giữa nam nữ ngoài phạm vi vợ chồng?

Đáp: Đức Phật dạy chúng ta sự tham ái giữa nam nữ là cội gốc của sanh tử luân hồi trong lục đạoKinh Lăng Nghiêm nói rất tường tận, nếu chẳng đoạn tâm niệm này thì nhất định sẽ chẳng thoát ra khỏi luân hồi. Nếu bạn nghĩ đến nỗi khổ trong lục đạo luân hồi thì tâm bạn sẽ đề cao cảnh giác. Bạn có muốn thoát ra khỏi lục đạo luân hồi ngay trong đời này không? 

Vấn đề thực tế này được đặt ra: Bạn có chịu tiếp tục trôi lăn trong lục đạo luân hồi hay không? Hoặc là chịu vượt thoát ngay trong đời này? Cơ hội vượt thoát này vô cùng quý báu, hiếm có, thiệt là trong vô lượng kiếp khó gặp được một lần, đời này chúng ta may mắn gặp được là một nhân duyên hết sức hiếm hoi, khó được, nếu bạn có thể cắn chặt răng, nhịn một chút thì sẽ thoát luân hồi; nhịn chịu chẳng được thì phải biết nỗi thống khổ này [to lớn vô cùng], đây là tội nghiệp.

 Đặc biệt là quan hệ tình dục giữa nam nữ ngoài phạm vi vợ chồng, đây là việc phá hoại luân lý, phá hoại đạo đức xã hội, pháp luật cũng chẳng cho phép. Trong Phật pháp gọi là ‘tánh tội’, cộng thêm pháp luật thế gian, tội này quá lớn, quá nặng, chẳng đáng! Vì vậy phải suy nghĩ kỹ càng, bình tĩnh cân nhắc vấn đề này. Nếu không thể giải quyết vấn đề này thì bất luận bạn tu học pháp môn nào cũng chẳng thể thành tựu, việc này rất thực tế.

 Trong Mật Tông có ‘Pháp Song Tu’ đây là sự thật, chẳng phải giả. Chúng ta có thể học hay không? Nếu chúng ta học thì chẳng ai không đọa địa ngục A Tỳ cả! Đây là một thường thức chúng ta phải biết! Thế thì tại sao pháp sư Mật Tông học xong chẳng đọa địa ngục? Trên thực tế họ đọa hay chẳng đọa địa ngục chúng ta không biết, chúng ta cũng không cần lo cho người khác, hãy suy nghĩ tự mình có công phu đến mức này hay không?

 Nói một cách đúng đắn thì Mật Tông chẳng phải là pháp môn để cho phàm phu chúng ta tu học, kinh luận nói với chúng ta đến lúc nào mới học Mật? Đến Bát Địa Bồ Tát. Đó là cảnh giới gì? Bát Địa Bồ Tát còn gọi là Bất Động Địa, nghĩa là chẳng kể ở trong cảnh giới nào, họ có thể có ‘sự’ nhưng chẳng có ‘tâm’, tâm của họ cũng xem như chẳng có việc đó. 

Họ có thể trong những việc này nhưng chẳng khởi tâm, chẳng động niệm, chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, dường như chẳng có việc gì xảy ra; nếu bạn có thể làm vậy được thì không sao cả; nếu trong hoàn cảnh này bạn vẫn còn một chút xíu tham ái thì bạn sẽ đi trình diệnđịa ngục A TỳMọi người nhất định phải hiểu điểm này, phải xét xem tự mình có công phu đến mức này hay chăng, không phải nói giỡn chơi đâu.

 Khi tôi bắt đầu học Phật, vị thầy đầu tiên của tôi là Chương Gia đại sư, thầy dạy tôi: ‘Mật pháp là pháp tối thượng thừa trong Phật pháp’. Sau này tôi đọc kinh Hoa Nghiêm mới biết đây là cảnh giới của Địa Thượng Bồ Tát (3), là môn tu của Pháp Thân đại sĩ, chẳng phải của người thường! A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát, Phật (Phật ở đây là Tạng Giáo Phật, Thông Giáo Phật trong tông Thiên Thai) trong thập pháp giới đều không thể học, họ vẫn chưa đến trình độ này. 

Tuy họ chẳng còn chấp trước nhưng còn phân biệt; có phân biệt thì còn tạo nghiệp và đọa lạc. Thiệt có thể làm đến chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, chẳng vọng tưởng thì mới được. Kinh Hoa Nghiêm nói ‘lý sự vô ngại, sự sự vô ngại’, pháp giới chẳng có chướng ngại. Ngày nay khi có người khen mình vài câu thì mình rất vui vẻ; mắng mình vài câu thì mình rất khó chịu, thế là hỏng rồi! Vậy thì đây chẳng phải là cảnh giới của mình, mình vẫn còn chướng ngại! 

Khi người ta mắng bạn vài câu, tại sao bạn nổi giận đến vài ngày? Chẳng phải là bạn có chướng ngại hay sao? Nếu có chướng ngại thì chẳng thể học, không chướng ngại mới học được. Thế nên chúng ta phải hiểu đạo lý này, nhất định chẳng thể làm sự việc này, phải biết đây chẳng phải là cảnh giới của mình mà là cảnh giới của Đại Bồ Tát.
 
 

Hỏi: Nếu mình niệm Phật nhưng vợ (hay chồng mình) chẳng niệm, vả lại còn phá hoại sự niệm Phật, thậm chí xé rách kinh sách, trong trường hợp như vậy phải làm thế nào?

Đáp: Việc này lúc nãy chúng tôi đã nói qua rồi, mặc kệ họ, đừng để ý đến họ, tự mình nhất quyết đừng thoái chuyển, phải biết đây là nghiệp chướng của mình hiện lên, hãy chắc thật niệm Phật, niệm đến lúc tâm địa của mình thanh tịnh, bình đẳng thì nghiệp chướng sẽ tiêu trừ hết. Bạn phải có thể cảm hóa được họ.
 
 

7. Phụ lục
 
 

a. Ba yếu quyết của việc thọ trì kinh Vô Lượng Thọ

 i. Khéo giữ gìn khẩu nghiệp, chẳng chê bai lỗi của người khác; 

Khéo giữ gìn thân nghiệp, đừng làm chuyện trái ngược với giới luật

Khéo giữ gìn ý nghiệp, thanh tịnh chẳng nhiễm.

 ii. Phát bồ đề tâm, một hướng chuyên niệm A Di Đà Phật.

 iii. Quán pháp như hoá, tam muội thường tịch.
 
 

Nhận định

 Lão hòa thượng luôn luôn nhấn mạnh bí quyết tu học Phật pháp cho được thành tựu là phải: ‘Thâm nhập một môn, huân tu lâu dài’. Nếu có thể không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn, thì chẳng ai không thành công.

Trong bài văn Khuyên Phát Tâm Bồ Đề, Tổ thứ mười một của Tịnh Tông, Tỉnh Am đại sư chỉ rõ ‘Trong việc tu hành cấp bách nhất là phải lập nguyện trước tiên’. Trong chín nhân duyên có nói: ‘Phát Bồ Đề Tâmthiện căn, chấp trì danh hiệu là phước đức’

Kinh Hoa Nghiêm dạy: ‘Nguyện rộng thì hành sâu, hư không chẳng lớn, tâm vương mới lớn. Kim cang chẳng cứng, nguyện lực cứng nhất’.

Chú thích: Bồ Đề tâm tức là tín nguyện tâm – tin những gì Phật nói, muôn duyên buông xuống hết, cầu nguyện vãng sanh.
 
 

b. Thái độnhận thức cần có khi tu học Phật pháp

i. Ấn Quang đại sư dạy chúng ta: ‘Muốn được lợi ích chân thật của Phật pháp thì phải tìm cầu từ sự cung kính, một phần cung kính được một phần lợi ích, mười phần cung kính được mười phần lợi ích’.

ii. Học Phật phải tin sâu nhân quả, hiểu lý của nhân quả. Bất luận là ‘Như Lai thành chánh giác’ hoặc là ‘chúng sanh đọa ác đạo’ đều chẳng ra ngoài nhân quảKinh Dịch nói: ‘Nhà tích thiện ắt có niềm vui, nhà tích điều bất thiện ắt có việc tai ương’. Tích thiện và tích bất thiện là nhân; niềm vui và tai ương là quả.

iii. Kinh nói: ‘Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả’. Bồ Tát sợ chiêu cảm ác quả nên ngăn ngừa, đoạn trừ nhân ác, từ đó tội chướng tiêu trừ, công đức viên mãn mãi đến khi thành PhậtChúng sanh thường làm nhân ác nhưng lại muốn miễn trừ quả ác cũng giống người chạy trốn bóng của mình dưới ánh nắng mặt trời, vất vả khổ nhọc cách nào cũng chẳng được. Người vô trí khi làm chút ít việc thiện xong rồi hy vọngphước báo to lớn; lúc gặp nghịch cảnh, có chút gì chẳng như ý liền nói: ‘Tôi làm lành nhưng lại gặp nạn, chẳng có nhân quả’, từ đó thoái tâm.

iv. ‘Tu phước còn phải tu huệ, tu Tịnh Độ’, tu phước dĩ nhiên là bắt đầu từ ‘đoạn ác tu thiện’. Làm công quảđạo tràng nhất định phải giữ gìn tâm thanh tịnh, nhắm đến mục tiêu ‘thành tựu giới, định, huệ của mình’, đừng tham cầu phước báo. Nhân viên [trong đạo tràng] càng không thể có thái độ: ‘tôi cho bạn cơ hội tu phước báo’ để đối xử với những người đến làm công quả

Tu huệ nên cầu đoạn trừ phiền nãoHoằng Nhất đại sư khai thị: “Muốn trừ phiền não trước tiên phải quên ‘ngã’ (tôi)”. Tu hành chẳng rời sinh hoạt, nhất định từ ‘quên tôi, xả tiểu ngã, đến vô tư, vô ngã’ mà làm; như vậy mới có thể đoạn trừ phiền não, trừ ngã chấp, tu học giới, định, huệ; đây là một phương pháp rất kỳ diệuNếu có thể dùng tâm ‘chân thành, thanh tịnh, từ bi’ để niệm Phật cầu sanh Tịnh độ thì đó là phước huệ viên mãn.

v. Người niệm Phật ăn chay để nuôi dưỡng tâm từ bi và tâm tường hòa. Nếu chẳng thể chấm dứt ăn mặn thì nên ăn tam tịnh nhục (thịt mà mình chẳng thấy giết, chẳng nghe giết, chẳng bị giết vì mình), hoặc ăn chay buổi sáng, nhất quyết đừng sát sanh, đặc biệtsát sanh ở nhà. Để cho trong nhà thường được kiết tường, nếu thường sát sanh thì trong nhà biến thànhsát sanh, oan hồn thường tụ tập, chẳng kiết tường.

vi. Phật, Bồ Tát giúp đỡ chúng ta bằng cách nói rõ đạo lý về nghiệp nhân quả báo, nói rõ sự lợi hại, và phương pháp đoạn ác tu thiện cho chúng ta biết, chỉ như vậy mà thôi. Thực sự muốn làm thì phải do tự mình làm; Phật, Bồ Tát chẳng thể làm thay chúng ta.

vii. Nghe pháp và nghe kinh nhất định phải ‘thâm nhập một môn, huân tu lâu dài’, học tập không ngừng để thể hội, giác ngộnỗ lực làm được ‘giải và hành đều tương ứng’. Lâu ngày công phu sâu dày mới phát sanh tác dụng -- mới có kết quả --, mới có thể hàng phục thói quen tập khíđạt được thành tựu.

viii. Khổng Lão Phu Tử dạy chúng ta: ‘Đa văn khuyết nghi, thận hành kỳ dư’ (Nếu nghe nhiều mà còn có những chỗ nghi ngờ thì hãy thực hành cẩn thận những điều còn lại, tức những điều mình không nghi), đây là thái độ nên có khi chúng ta nghe kinh, nghiên [cứu kinh] giáo. Trong việc nghe kinh, nghiên giáo, căn cơ của mỗi người chẳng giống nhau, mỗi người sẽ hiểu khác nhau, tâm đắc khác nhau, và chẳng tránh có chỗ nghi ngờ khác nhau. 

Nghi ngờ là một căn bịnh nặng, đừng vì nghi mà đánh mất lòng tin, càng không thể vì nghi mà cản trở chánh hạnh. Nên tạm thời gác chỗ nghi hoặc qua một bên, chỉ thực hành những gì mà mình chẳng nghi, chuyện này rất quan trọng. Sau này gặp được ‘minh sư’ hoặc cảnh giới tu học của mình đã nâng cao thì vấn đề nghi hoặc sẽ được giải đáp.

ix. Trong câu chuyện Pháp Chiếu vào Trúc Lâm tự, Văn Thù Bồ Tát nói với Pháp Chiếu: ‘Hôm nay ông niệm Phật, đã đúng lúc rồi. Trong các môn tu chẳng có gì hơn niệm PhậtCúng dường Tam Bảo, tu phước lẫn tu huệ. Hết thảy các pháp, Bát Nhã Ba La Mật, thậm thâm thiền định, cho đến chư Phật đều phát sanh từ niệm Phật. Thế mới biết niệm Phật là vua của các pháp. 

Ông nên thường niệm pháp vô thượng này, đừng bao giờ ngừng nghỉ’. Pháp Chiếu hỏi: ‘Làm thế nào để niệm?’. Văn Thù Bồ Tát nói: ‘Phía tây của thế giới đó có Phật A Di Đà, Ngài có nguyện lực chẳng thể nghĩ bàn, ông nên niệm liên tục đừng để gián đoạn, sau khi mạng chung, nhất quyết sẽ vãng sanh, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển’.

x. ‘Nhiếp trọn sáu căn’ là bí quyết của sự niệm Phật, lúc niệm Phật phải nhiếp nhĩ căn, lắng nghe từng chữ từng câu rõ ràng, đừng để mất. Phật hiệu từ tâm khởi lên, âm thanh từ miệng phát ra, trở vào tai, liên tục chẳng gián đoạn. Khi vừa có chút vọng niệm liền thâu nhiếp tâm niệm Phật, nhiếp nhĩ căn lắng nghe, chẳng để vọng niệm tiếp tục, hết thảy tạp niệm sẽ từ từ tiêu trừ, công phu tự nhiên sẽ được đắc lực.

xi. Long Thư Tịnh Độ Văn nói: 

‘Ngày hết đêm sẽ đến, phải chuẩn bị cho đêm; 

Mùa nóng hết thì mùa lạnh sẽ đến, phải chuẩn bị cho mùa lạnh. 

Còn thì sẽ phải mất, phải chuẩn bị cho cái mất. 

Làm thế nào để chuẩn bị cho đêm? Đèn nến, giường chiếu. 

Làm thế nào để chuẩn bị cho mùa lạnh? Áo ấm, than củi. 

Làm thế nào để chuẩn bị cho cái chết? Phước huệ Tịnh Độ.’

xii. Phật dạy: ‘Chẳng thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên được sanh về cõi nước đó’. ‘Nhân duyên’ tức là nghe kinh, nghe pháp, ‘thiện căn’ là tin tưởng Phật pháp, ‘phước đức’ là thực sự làm theo, tu hành đúng như pháp. Đầy đủ cả ba thì mới đạt được toàn bộ lợi ích của Phật pháp.

xiii. Tâm an lý đắc; Vì lý đắc (hiểu rõ lý) nên tâm an.

xiv. Lão Tử nói: ‘Ta có mối lo lớn vì ta có thân này; nếu ta chẳng có thân thì đâu có gì phải lo lắng’

xv. Phàm phu chẳng thể vượt thoát tam giới là vì trong tâm có cái ‘TA’. Chỗ huyền diệu của pháp môn Đại thừa là ở chỗ liệng bỏ chữ ‘Ta’ này đi, khi khởi tâm động niệm gì cũng nghĩ đến chúng sanh, chẳng nghĩ đến mình, là dạy mình chẳng chấp trước trên cái ‘Ta’, mở rộng tâm lượng, phóng lớn lên, thì tự nhiên ‘chấp Ta, tướng Ta, ngã kiến’ sẽ mất hết.

xvi. Ấn Quang đại sư khuyên người mới học Phật phải đọc cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn, Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, An Sĩ Toàn Thư là không ngoài mục đích tìm khuyết điểm của mình mà thôi, cũng giống như soi gương tìm ra vết dơ của mình. Lão hòa thượng Tịnh Không đau lòng mỏi miệng giảng đi giảng lại cũng là vì vậy.

xvii. ‘Tâm niệm quá nhiều phiền phức thật! 

Xưa nay lặng niệm khó muôn vàn!’

(Niệm đầu thái đa chân phiền não.

Cổ lai nhất niệm tối nan bình)

Bịnh nặng nhất của chúng tatâm không định, tâm cứ tán loạn, nghĩ ngợi lung tung, chẳng thể an định, vì vậy nghĩ về bịnh sẽ bị bịnh, nghĩ về già sẽ biến thành già nuaMục đích của việc niệm Phật là để đè nén, hàng phục những vọng tưởng phiền não này.

xviii. Thiền định, thiền là bên ngoài không trước tướng, định là bên trong không động tâm. Thiền địnhthủ đoạn chứ không phải là mục đích, Bát Nhã trí huệ mới là mục đích.

xix. Tu hành phải dồn sức vào tâm niệm, tu hành chẳng phải tu để thành một người có tài ăn nói lưu loát, lanh lẹ. Nhà Nho nói ‘Lúc học vấn thâm sâu thì tâm ý bình lặng’. (Học vấn thâm thời ý khí bình)

xx. Nghe kinh nghe pháp nên đặt mục tiêu trên ‘một bộ kinh điển hoàn chỉnh’ thì mới có thể đạt được lợi ích hoàn toàn, và cũng có thể tránh khỏi căn bịnh ‘đoạn chương thủ nghĩa’ (hiểu nghĩa rời rạc theo từng phần nhỏ, ý nói: không lãnh hội được ý nghĩa toàn bộ kinh). Thường thấy có một vài đồng tu vì nhân duyên chưa đầy đủ, nghe kinh nghe pháp chỉ mới nghe một vài đoạn, không có thời gian hoặc cơ hội nghe hết cả bộ kinh (như kinh Vô Lượng Thọ) nhưng cũng có thể sanh tâm hoan hỷ, được lợi ích nơi Phật pháp. Thử nghĩ nếu có thể phát tâm nguyện rộng lớn nghe trọn hết một bộ kinh thì được lợi ích nơi Phật pháp sẽ chẳng thù thắng hơn sao!

xxi. Hoằng Nhất đại sư nhắc nhở người tu hành nên chú ý ‘công và tội không thể bù đắp cho nhau’ (công không chuộc nổi tội) thì mới phù hợp với đạo lý nhân quảNếu không thì [những tư tưởng sai lầm như] ‘người đã làm việc thiện to lớn thì dù có làm chuyện ác cũng chẳng bị báo ứng’, ‘bây giờ làm việc ác chỉ cần sau này làm việc thiện để bù đắp, bù trừ thì được rồi!’, đây là những sự hiểu lầm về nhân quả, là những thiên kiến sai lầm. Người tu hành đoạn ác là sau này không tái phạm trở lại, là cắt đứt nhân ác, duyên ác. Tu thiện tức là tu nhân thiện, duyên thiện, tích lũy công đức, phá mê khai ngộ, chuyển phàm thành thánh.

A Di Đà Phật.
 
 

c. Lợi ích thù thắng của sự nhiếp thọ chúng sanh của kinh Vô Lượng Thọ

 Năm Dân quốc bảy mươi sáu (1987) lão hòa thượng Tịnh Không kỷ niệm ngày cụ Lý Bỉnh Nam vãng sanh, vì muốn báo ân pháp nhũ của ân sư nên đặc biệt khai giảng kinh ‘Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác’. Từ lúc giảng kinh đến nay, đồng tu trong và ngoài nước đều vui vẻ tán thán, đều cảm được sự lợi ích thù thắng từ sự nhiếp thọ chúng sanh của kinh này, càng cảm niệm cái nhìn sáng suốt, rốt ráo của lão hòa thượng đã chọn bộ kinh phương tiện nhanh chóng, thẳng tắt, rốt ráo, viên mãn này để dẫn dắt chúng sanh, để làm kim chỉ nam cho sự tu hành, thành tựu cho Phật quả Bồ Đề viên mãn của chúng sanh.

 Lão hòa thượng từ bi thương xót [chúng ta] cứ giảng đi giảng lại đến nay đã giảng hết chín lần, hội giảng kinh mỗi lần càng thù thắng hơn trước, những người đạt được lợi ích chân thật chẳng thể tính đếm nổi. Hiện nay lão hòa thượng đang giảng lần thứ mười ở Cư Sĩ Lâm Tân Gia Ba, trong bốn sự ‘Tín, Giải, Hành, Chứng’ đặc biệt nhấn mạnh ở ‘Hành, Chứng’, hy vọng những người có duyên nghe được đều ‘phát Bồ Đề tâm chân chánh, một hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Tịnh Độ’. Đồng thời cũng hy vọng quý vị đồng tu trong Tịnh Tông có thể áp dụng Phật pháp viên dung vào trong đời sống và việc làm hằng ngày, để có thể cải thiện hoàn cảnh xã hội, cứu vãn kiếp vận của thế giới đầy dẫy tai nạn.

 Lão hòa thượng chỉ rõ bản hội tập của kinh này là dựa trên sư thừa hẳn hòi, là được lão sư Lý Bỉnh Nam ở Đài Trung đích thân truyền thừa (thầy Lý là học trò của Ấn Quang đại sư); bản hội tập kinh này đã được lão pháp sư Huệ Minh ấn chứng, pháp sư Từ Châu đích thân soạn khoa phán, đã khai giảng ở Đại lục. Tuyên giảng hơn mười năm nay cũng thường nghe đến nhiều người y theo kinh này tu hành được vãng sanh, họ dự biết trước ngày giờ, hoa nở thấy Phật, họ làm chứng cho việc vãng sanh, rất nhiều đồng tu đã chứng kiến tận mắt, số nghe đến còn nhiều hơn nữa. Như vậy đủ để thấy công đức của bản hội tập kinh này rất thù thắng, được hết thảy mười phương ba đời chư Phật gia trì, hộ niệm.

 Khả năng chữ nghĩa của người đời nay chẳng bằng người thời xưa, nhiều người không hiểu văn ‘Văn Ngôn’, thậm chí chẳng có năng lực đọc, huống chi kinh Vô Lượng Thọ có đến năm bản dịch gốc, thực sự rất khó đọc hết năm bản ấy. Đồng tu trong hội chúng ta cũng biết việc này nên rất cảm niệm lời giáo huấn tha thiết, ân cần của lão hòa thượng đã dùng tâm cung kính, kiền thành để khuyên lơn hết thảy đồng tu, bất luận nghe kinh, nghiên giáo, hoặc niệm Phật tu hành đều nên bắt đầu từ bản hội tập kinh Vô Lượng ThọHiểu rõ lý mới có thể tin sâu, tin sâu rồi mới có thể phát nguyện thiết tha, nguyện khẩn thiết mới có thể phụng hành, phụng hành thì tự nhiên công phu sâu dày. Có thể tín, nguyện, hành cả ba liên đới mật thiết như vậy, chẳng thiếu thứ nào thì mới có thể đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp.

 Những đại đức đồng tu ưa thích kinh Kim Cang Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa nếu có thể lấy kinh Vô Lượng Thọ làm cơ sở, bắt đầu từ kinh Vô Lượng Thọ thì càng dễ đạt được lợi ích rốt ráo của đại kinh.

 A Di Đà Phật

 Tứ chúng đồng tu tại Tịnh Tông Học Hội Thành Phố Đài Nam kính ghi.
 
 

d. Ý nghĩa của Phật thấtniệm Phật.

 Phật thất là căn cứ trên đoạn: ‘Nếu có người thiện nam tử, người thiện nữ nghe đến A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu trong vòng một ngày, hoặc hai ngày, …, hoặc bảy ngày, nhất tâm bất loạn. Người này lúc lâm chung, A Di Đà Phậtchư thánh chúng hiện ratrước mặt. Lúc người này mạng chung, tâm chẳng điên đảo ắt được vãng sanh về cõi Cực Lạc của A Di Đà Phật’ trong Phật thuyết A Di Đà Kinh. Trong những pháp hội niệm Phật, hy vọng dùng tâm chí thành, tâm khẩn thiết, buông xuống hết vạn duyên, nhất tâm niệm Phật, đạt được hiệu quả khắc kỳ cầu chứng (cầu chứng được nhất tâm bất loạn trong vòng bảy ngày, xây dựng lòng tin và bằng chứng để vãng sanh).

 Ấn Quang đại sư dạy: ‘Nhiếp trọn sáu căn là bí quyết niệm Phật’. Lúc niệm Phật nhất định phải thâu nhiếp nhĩ căn, lắng nghe từng câu, từng chữ rõ ràng, rành mạch, đừng để luống qua. Phật hiệu phát khởi từ tâm, âm thanh từ miệng niệm, lọt vào tai, liên tục chẳng dứt. Vừa có chút vọng niệm thì liền thâu nhiếp tâm lại để niệm Phật, đóng cái tai lại và lắng nghe, chẳng để cho vọng niệm tiếp tục. Hết thảy vọng niệm tự nhiên từ từ biến mất, công phu tự nhiên đắc lực.

 Lão hòa thượng Tịnh Không thường khuyến khích đồng tu phải dùng tâm ‘chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi’ để niệm Phật, như vậy câu Phật hiệu này mới tương ứng, mới được bổn nguyện oai thần của đức Phật A Di Đà gia trì, mới là chắc thật niệm Phật. Và nói: ‘Chỉ cần đệ tử Di Đà thực sự chịu buông xuống, xả trừ vọng niệm, chánh niệm tự nhiên sẽ hiện tiền’. Cổ đức có câu: ‘Chỉ cầu trừ vọng, đâu cần tìm chân [thật]’. Phải biết ‘mục đích của niệm Phật vốn là công phu dùng chánh niệm đánh đổi vọng niệm, dùng một chánh niệm chống đỡ vô số vọng niệm’. Nếu có thể chắc thật niệm Phật thì bất cứ lúc nào chánh niệm cũng phân minh, thánh hiệu Di Đà thường nằm trong tâm. Vì lúc nào cũng có Phật hiệu nên mới đạt đến ‘quên ta, quên mình’; nhờ quên mình như vậy nên chẳng có chướng ngại. Vì lúc nào cũng có Phật hiệu [trong tâm] thì tự nhiên được đại tự tại, công phu tự nhiên đắc lực.

 Trong quyển ‘Tâm Thanh Lục’ lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cũng chỉ rõ: “Chí tâm xưng niệm thánh hiệu Di Đà này cũng giống như ‘luyện khoáng (quặng) thành vàng’ là loại bỏ hết thảy tạp chất đến lúc sạch hoàn toàn, xả bỏ hết thảy vô minh phiền não. Nếu được vậy tức là đã luyện thành vàng, chẳng còn là quặng nữa”.

· Chí thành niệm Phậttự lựcPhật lực gia trì, là sự kết hợp của hai lực [lượng này].

· Chí thành niệm Phật là cắt cỏ mọc um tùm, bỏ chất tạp, luyện khoáng thành vàng.

· Chí thành niệm Phật là buông xuống hết vạn duyên, là chứng minh cho sự phát Bồ đề tâm, cầu nguyện vãng sanh.

· Chí thành niệm Phật là sự khảo nghiệm coi ‘tam tư lương’ tín - nguyện - hạnh đầy đủ hay không.

· Chí thành niệm Phậtthiện cănphước đức hiện tiền.
 
 

e. Giới thiệu sơ lược về Tam Thời Hệ Niệm.

Tam Thời Hệ Niệm là do Trung Phong quốc sư đời Tống đặt ra, nội dung gồm có tụng kinh, trì danh, giảng kinh, hành đạo, sám hối, phát nguyện, xướng tán, bảy phương pháp hợp lại làm thành, pháp sự này phân chia ra thành ba đoạn để cử hành.

Mục tiêu chính của Tam Thời Hệ Niệm là khuyên dạy vong linh sanh khởi lòng tin chân chánh, tâm nguyện khẩn thiết, niệm Phật cầu sanh Tây phương Tịnh độ. Người làm lễ Tam Thời Hệ niệm thay thế vong linh cũng có thể lợi dụng cơ hội này để tu tập Tịnh nghiệp. Đây không những là để khuyến đạo vong linh, đồng thời cũng là để khuyến đạo chính mình, tự mình đạt được lợi ích, vong linh cũng được lợi ích, thiệt là cả hai cõi minh dương đều lợi, hết sức khế cơ cho những đồng tu tu trì Tịnh nghiệp.

Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp (Những ác nghiệp tạo từ trước

Giai do vô thỉ tham sân si Đều do tham sân si từ vô thỉ

Tùng thân khẩu ý chi sở sanh Từ thân khẩu ý sanh ra

Ngã kim Phật tiền cầu sám hối Trước Phật con nay cầu sám hối)

Chư khổ tận tùng tham dục khởi (Hết thảy khổ khởi lên từ tham dục

Bất tri tham dục khởi hà nhân Chẳng biết tham dục khởi từ nhân gì

Nhân vong tự tánh Di Đà Phật Vì quên mất tự tánh Di Đà Phật 

Vọng niệm phân phi tổng thị ma. Vọng niệm sôi nổi đều là ma.)
 
 

f. Khó gặp thầy tốt.

Học hành phải y theo minh sư chứ chẳng phải danh sư. Minh sư có thể chỉ dẫn bạn đi trên đường bằng phẳng, đi về đường hướng sáng sủa. Minh sư là người chỉ đường, chỉ điểm phương hướng cho mình, phòng ngừa cho mình chẳng đi lạc đường. Đồng tu là người khuyến khích lẫn nhau, dùi mài, trao giồi lẫn nhau, có ‘thầy tốt bạn tốt’ mới có thể thành tựu.

Người sơ học chưa đủ năng lực phân biệt tà - chánh, thị - phi; khi nghe người này rồi nói người này tốt, đi theo họ; nghe người kia xong thì nói người kia tốt, bị họ chuyển dời. Cũng như trẻ em, cha mẹ phải chăm nom kỹ càng vì nó chẳng biết tà - chánh, thị - phi, chẳng biết được - mất, lợi - hại, cần phải có thầy dạy dỗ. Đợi đến lúc bạn có thể phân biệt tà chánh, thị phi, chẳng bị người ta xỏ mũi dẫn đi, có năng lực này rồi, lão sư có thể cho bạn đi ra ngoài tham học. Thầy thật là đại từ đại bi! Bảo đảm dạy dỗ, tận tâm tận lực.

 Đạo lý thầy trò thiệt chỉ có thể gặp mà chẳng thể cầu, vô cùng hiếm có! Đây là cơ duyên, tự mình phải trồng thiện căn, vun bồi thiện duyên. Nếu thực sự chẳng gặp được thì cũng còn phương pháp, đó tức là học người xưa. Lúc trước thầy Lý Bỉnh Nam dạy tôi (tôi ở đây chỉ lão hòa thượng Tịnh Không), thầy rất khiêm nhường mà nói: ‘Khả năng của tôi chỉ có thể dạy cho ông năm năm’. Thầy dạy tôi học theo Ấn Quang pháp sư

Ấn Quang pháp sư là thầy của thầy Lý, thầy khuyến khích tôi tôn Ấn Quang pháp sư làm thầy. Lúc đó tôi mới bắt đầu học, còn chưa xuất gia. Thầy nói với tôi: ‘Người xưa đừng học theo Tô Đông Pha, người thời nay đừng học theo Lương Khải Siêu.’ Hai người này đều là học giả Phật học lỗi lạc, trên ‘Phật học’ họ là học giả uyên thâm, nhưng trên ‘học Phật’ họ chẳng có thành tựu, chẳng thể học theo hai người này.’

 Lúc chúng ta chẳng tìm được thiện tri thức thì có thể tìm người xưa, làm học trò tư thục của người xưa. Những người dùng phương pháp này được thành tựu rất nhiều, ở Trung Quốc người đầu tiên tôn người xưa làm thầy là Mạnh TửMạnh Tử học theo Khổng Tử, lúc bấy giờ Khổng Tử chẳng còn nhưng sách vở của ngài còn lưu lại trong thế gian nên Mạnh Tử chuyên đọc và học theo sách của Khổng Tử, tiếp nhận lời dạy của Khổng Tử trong sách, một lòng một dạ học theo Khổng TửMạnh Tử học theo vị thầy này, chuyên học một vị thầy, học rất thành công, vì vậy nên trong lịch sử Trung Quốc người ta tôn Khổng Tử làm Đại Thánh, Chí Thánh, Mạnh Tử làm Á Thánh.

 Sau này trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều người dùng phương pháp này được thành công, lừng danh nhất là Tư Mã Thiên triều Hán, ông viết quyển lịch sử Trung Quốc đầu tiên ‘Sử Ký’. Tư Mã Thiên học Tả Khưu Minh, ông chỉ học một người, chuyên đọc tụng ‘Tả Truyện’, chuyên học văn chương, tu dưỡng của ‘Tả Truyện’, ông học thành côngtrở thành một văn hào thời đó. 

Còn Hàn Dũ đời Đường, ông là một trong tám văn hào nổi tiếng đời Đường, Tống, còn có hiệu là Hàn Xương Lê, người chuyển đổi nền văn học sau tám đời suy thoái; thầy của Hàn Xương Lê là ai? Tức là Sử Ký. Ông học Tư Mã Thiên, chuyên học Sử Ký, học văn chương, giáo huấn của Sử Ký và trở thành lãnh tụ của tám nhà [văn hào] đời Đường, Tống.

 Trong nhà Phật, Ngẫu Ích đại sư triều Minh là một Tổ sư Tịnh Tông. Thầy của Ngài là ai? Là Liên Trì đại sư. Lúc bấy giờ Liên Trì đại sư đã vãng sanh rồi, sách vở của Liên Trì đại sư còn lưu lại trong đời, Ngẫu Ích đại sư bèn chuyên học sách vở của Liên Trì đại sư.

 Sự giáo học từ đời xưa của Trung Quốc đều hy vọng đời sau vượt trội hơn đời này, nếu chẳng thể vượt trội thì giáo dục [kể như] hoàn toàn thất bại. Chẳng giống người ngày nay có tâm đố kỵ, chướng ngại luôn sợ người ta hơn mình, khi dạy người khác thì luôn giữ lại một ít, chẳng chịu tận tâm dạy học, đây gọi là keo pháp.

 Chú thích: tài liệu trong phần này được trích từ bài giảng ‘Nhận thức Phật giáo’ của lão hòa thượng Tịnh Không tại Miami.
 
 

g. Nhàn đàm về chuyện học Phật.

i. Tin sâu nhân quả, trồng nhân gì thì gặt quả đó. Bố thí vô uý được khoẻ mạnh, sống lâu.

ii. Rất nhiều người nói về nhân quả [theo một cách] rất dễ gây ra hiểu lầm, tức là họ chỉ nhấn mạnh nhân quả đời trước. Vì họ cho rằng hết thảy đều do vận mạng định sẵn nên trở thành tiêu cực, chẳng muốn làm gì cả, và cách nói chẳng làm gì được (chỉ nghe theo trời, theo vận mạng an bài) người nghe theo Túc Mạng Luận, nhưng coi nhẹ nhân quả của đời này -- những việc làm của mình trong đời này là mấu chốt quan trọng hơn.

iii. Mục đích nói về nhân quả có hai thứ:

Thứ nhất: An tâm, làm cho bạn định tâm, đừng vì ngoại duyên chẳng vừa ý mà nổi tâm bất bình, lúc nghịch cảnh đến thì đừng lo sợ, phải mạnh dạn nhận lấy.

Thứ hai: Lập mạng, muốn bạn phát nguyện lập chí, mạnh dạn tạo lập hạnh phúc cho mình.

iv. Những chỗ có Bồ Tát đều làm cho hết thảy chúng sanh sanh tâm hoan hỷ. Khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều chẳng có tâm làm não hại chúng sanh; phải kết thiện duyên với tất cả chúng sanh, đừng kết ác duyên.

v. Trì giới: Giới luật chẳng phải là trói buộc, là những gì [bạn] chẳng làm. Vì vậy giới luật giúp cho bạn tránh những sự dụ dỗ phi pháp, chẳng bị cảnh giới bên ngoài chi phối, ngược lại [nhờ giữ giới nên] được khinh an, tự tại.

vi. Vô úy bố thí:

1. Không sát sanh: chúng sanh bình đẳng, tôn trọng sanh mạng, tiếc thương sanh mạng.

2. Không não hại chúng sanh: đừng làm cho người ta chẳng được an ninh.

3. Cứu tế khi nguy cấp: phóng sanh, hiến máu, cứu người, cứu động vật.

vii. Ăn ít cho khoẻ và có tinh thần. Những thức ăn được thêm chất hóa học và gia công dễ sanh bịnh, thậm chí dễ sanh ung thư, nên ít ăn những thứ này, tốt nhất là đừng ăn.

viii. Người xưa dạy: ‘Buổi sáng ăn cho có dinh dưỡng, buổi trưa ăn cho no (để làm việc), buổi tối ăn ít (dễ ngủ).

ix. Bác sĩ chuyên khoa tim danh tiếng Đổng Ngọc Kinh bàn về đạo lý khoẻ mạnh:

a. Ăn uống, vận động, ngủ nghỉ, kiểm soát tâm lý cho được quân bình.

b. Bịnh lâu ngày thành thầy thuốc hay, chỉ có thể chữa cho mình, không thể chữa cho người khác. Thuốc phải cho đúng bịnh!

x. Ô nhiễm mang đến tật bịnh: sanh hoạt bị ô nhiễm, thân thể bị ô nhiễm, hoặc tâm lý bị ô nhiễmPhương pháp trị bịnh hay nhất là: tâm thanh tịnh, thân sẽ thanh tịnh, thân tâm thanh tịnh thì tự nhiên khoẻ mạnh.

xi. Giải mở oan kết, gút mắt: là một công khóa quan trọng trong nhà Phật, cần có:

a. Tự lực: đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức, hồi hướng cho oan gia chủ nợ.

 Chuyên tu tâm thanh tịnh, thân tâm thanh tịnh, duyên đoạn rồi thì quả báo chẳng sanh.

b. Tha lực: Phật lực gia trì, chí thành niệm Phật, được nguyện lực của đức Phật A Di Đà gia trì.

xii. Tật bịnh của người hiện nay phần đông là do sanh hoạt tập quán không tốt gây ra

 xiii. Đạo dưỡng sanh: dưỡng tâm trong lúc tĩnh, lúc tịnh (như niệm Phật), dưỡng thân trong lúc động (như lạy Phật)

 xiv. Ăn chay không được thì đừng miễn cưỡng, không thể vì mình muốn ăn chayảnh hưởng, tạo phiền phức cho người nhà, làm cho cả nhà chẳng yên, thế thì đã chẳng từ bi, lại không khéo léo. Nếu ăn chay không được thì nên ăn tam tịnh nhục.

 xv. Việc ăn chay là do Lương Võ Đế đề xướng, sau khi đọc kinh Lăng Già vua rất cảm động, phát tâm từ bi, chẳng nhẫn ăn thịt chúng sanh. Sau đó được người xuất gia hưởng ứng, trở thành điểm đặc sắc của Phật giáo Trung Quốc (Nhật, Đại Hàn, nhiều nước ở Đông Nam Á [ngoại trừ Việt Nam] đều chẳng có).

 xvi. Phương pháp ngừa muỗi, kiến, dán (chẳng dùng thuốc sát trùng).

a. Trong bếp giữ gìn sạch sẽ, nấu ăn xong phải lau chùi gọn (để ngừa dán)

b. Dùng thùng rác có nắp đậy (ngừa dán, kiến)

c. Cửa sổ cần dùng cửa lưới (ngừa ruồi, muỗi, trùng)

d. Chân bàn của bàn ăn dùng băng keo hai mặt dán xung quanh để ngừa kiến, mỗi tháng thay một lần.

e. Đốt nhang đuổi muỗi (dùng nhang điện an toàn hơn, gây tổn hại cho thân thể ít hơn), và phải mở hé cửa hoặc cửa sổ, để muỗi có đường bay ra ngoài, đừng kết oán thù với những động vật nhỏ này.

f. Đi ra ngoài có thể dùng kem thoa ngừa muỗi, và tránh những nơi có nhiều muỗi.

xvii. Từ trước đến nay trong sách thường dạy người ta phải ăn thịt mới có đủ dinh dưỡng, mới khoẻ mạnh, động vật sanh ra là để người ăn thịt! Và nói: ‘Tôn giáo là mê tín, chẳng có thần tiên, chẳng có Bồ Tát, và cũng chẳng có địa ngục, người chết thì hết, việc gì cũng chẳng còn’. Vì [có những quan niệm sai lầm như] vậy nên ngày càng nhiều người chẳng tin nhân quả, muốn làm gì thì làm, tham đắm trong ngũ dục, chẳng thể tự chủ.

 xviii. Khi nhìn thấy người ta giỏi, tốt hơn mình thì chịu không nổi, đây là đố kỵĐố kỵ thuộc về [tội] ăn cắp, là tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay. Phải thành tâm hối cải, khi nhìn thấy chuyện thiện phải tùy hỷ, có thể hoan hỷ khi nhìn thấy cái tốt, cái đẹp của người khác là thành tựu công đức cho mình, tức là tùy hỷ công đức.

 xix. Nhẫn nhụccông phu giữ gìn công đức của mình, là công phu trước khi được định. Người xưa thường nói: ‘[Việc] nhỏ mà không nhẫn thì làm loạn mưu lớn’. Thành tựu nhỏ cần nhẫn nại ít, thành tựu lớn cần phải nhẫn nại nhiều. Nhưng nhẫn nhục chẳng phải đè nén, đè nén lâu ngày sẽ tích lũy thành bịnh. Nhẫn nhục đúng cách là vượt thoát ra khỏi phạm vi của sự tranh chấp, dùng trí huệ hóa giải, dùng độ lượng bao dung.

 xx. Thuốc bổ tốt cách mấy cũng thua tâm thanh tịnh, tâm vui vẻHam muốn ít, biết đủ thì thường vui. Ham muốn ít thì tâm thanh tịnh, biết đủ thì thường khoái lạc.

 Tóm lại chỉ có niệm Phật là tốt. A Di Đà Phật!

Chú thích

(1) Trăm giới ngàn như (Bách giới thiên như): Theo tông Thiên Thaimười giới: từ ngạ quỉ, súc sanh, địa ngục.. cho đến chư Phật. Trong mỗi giới lại có đủ mười giới (mỗi giới có đủ mầm mống mười pháp giới ở trong), nên 10 x 10 = 100 giới. Trong mỗi giới lại có mười môn như thị (mười thứ đúng như thế). Diệu lý của thật tướng từ xưa đến nay vẫn ‘như như’, chẳng hề biến đổi nên gọi là Như; y vào Thực Tướng và phải hiện ra Thế Đế nên gọi là Thị. 

Hai chữ Như Thịtrạng thái của Thực tướng, nó phải như như thế thế. Mười cái Như thịnhư thị tướng, như thị thể, như thị tánh, như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị bản mạt cứu kính (cái gì cũng có gốc, ngọn, từ gốc đến ngọn đều bình đẳng rốt ráo), (xem kinh Pháp Hoa) Mỗi một pháp giới có mười cái Như Thị, một trăm pháp giới thành ra một ngàn cái Như Thị. Tông Thiên Thai dùng chữ “bách giới thiên như” để chỉ tất cả các pháp.

(2) Trong kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau: từ trên đỉnh núi cao thả một sợi chỉ xuống, phía dưới chân núi đặt một cây kim, thả sợi chỉ từ đỉnh núi xuống và xỏ ngay vào cây kim ở dưới chân núi, gió vừa thổi nhẹ thì sợi chỉ chẳng biết sẽ bay đến phương nào rồi! Đừng nói là chỉ có một sợi, dù có một ngàn sợi, mười ngàn sợi, có sợi nào may mắn xỏ được ngay vào lỗ kim, sác xuất của việc này xảy ra vô cùng nhỏ bé, chuyện này rất khó xảy ra, mất thân người rồi muốn được thân người trở lại cũng khó như vậy!

(3) Địa Thượng Bồ Tát: Các vị Bồ Tát từ Sơ Địa trở lên.

Trong quá trình chuyển ngữ chắc không tránh khỏi thiếu sót, xin các bậc thức giả hoan hỷ phủ chính cho.

Xin thành thật cám ơn.

Một nhóm Diệu Âm cư sĩ, 9-4-2004
http://www.niemphat.net/

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/01/2015(Xem: 4820)
29/01/2015(Xem: 5424)
22/10/2010(Xem: 59399)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.