Cẩm Nang Thiền I

09/10/20159:04 SA(Xem: 9388)
Cẩm Nang Thiền I

CẨM NANG THIỀN I:
TỰ HỌC THIỀN
Thích Vĩnh Hóa 
Lu Mountain Temple 7509 Mooney Drive Rosemead, CA 91770 USA
Tel: (626) 280-8801 Xuất bản lần thứ nhất, ISBN 978-0-9835279-6-1 © Copyright: Bodhi Light International, Inc. www.TinhDoDaiThua.org

CamNangThienMục Lục

Lời tựa

PHẦN I. Căn bản

1. Bạn Nên Thiền

2. Tại Sao Nên Thiền?

PHẦN II: Hành Thiền Yếu Lược

3. Một Vài Tư Thế Co Giãn Trước Khi Thiền

4. Tọa Thiền: căn bản luyện thiền

5. Đan Điền

6. Phương pháp niệm Phật

7. Bàn Thêm Về Phương Pháp Thiền

8. Vượt Bức Tường Đau

9. Thiền Mỗi Ngày

10. Tìm Thiện Tri Thức

PHẦN III: Địa đồ:Thiền định, Cảnh giớiTiến bộ

11. Cửu Định: Công Phu Quí Vị Đến Đâu Rồi?

12. Cảnh Giới Khi Thiền: Giết Phật

13. Tiến Bộ

PHẦN IV. Phát triển Đức: Giới và Định

14. Thiền tài: Tu Phước và Đức

15. Không Hại

16. Hãy Tự Biết Lỗi Lầm

17. Báo Ân

18. Kính Trọng Tất Cả

19. Khiêm Tốn: Chịu Thiệt Thòi

20. Kiên Nhẫn: Càng Nhiều Càng Tốt

21. Không Nên Tham Lam

22. Bỏ Cuộc

23. Ngừng Phân Biệt

24. Thẳng Như Tên

PHẦN V. Thêm Kỹ thuật và đề tài

25. Chánh Niệm so với Nhất Tâm

26. Chỉ Quán

27. Hồi Quang Phản Chiếu

28. Thiền Thất

29. Tâm Ấn

PHẦN VI. Lời kết luận: Chân trời mới

30. Kết luận

31. Giác Ngộ: Đốn Và Tiệm

32. Chân Không

PHẦN VII. Phụ lục

Vấn Đáp

Cẩm Nang Thiền I: Tự Học Thiền

Lời tựa

Thiền là một cuộc du hành qua Tĩnh Mịch có thể giúp chúng ta hồi phục sự thăng bằng của thân thể, lý trí, tình cảm và cả tâm linh. Trong quá trình tu tập, chúng ta sẽ dần dần khai mở trí huệ vốn sẵn có, khám phá nơi trú ẩn bí mật của tự tâm (inner sanctuary) và phát triển sự an lạc sâu xa.

Chúng tôi biên soạn sách này để đóng góp cho việc hoằng dương Thiền tông Đại thừa. Cho nên chúng tôi chia xẻ những phương pháp hành thiền qua những lời dạy cụ thể, rõ ràngthực tiễn. Nhiều thầy dạy thiền khuyến khích thiền sinh bằng cách nói rằng thiền rất dễ tu mà có thể đắc nhiều lợi ích. Thật ra, không khác bất cứ mọi kinh doanh quan trọng nào, phải cần chọn phương pháp chính chắn và phải lao công khó nhọc mới có thể đạt mục tiêu.

Về phương diện căn bản, các phương pháp hành thiền hữu hiệu sẽ giúp chúng ta phát triển sức chú tâm nên có thể đem lại nhiều lợi ích thực tiển và mau chóng trong cuộc sống hàng ngày. Sức chú tâm tăng trưởng theo sự hành thiền đều đặn mỗi ngày nên chúng ta sẽ trở thành điềm tĩnhan nhiên hơn. Hơn nữa chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn và có thể thực hiện các công việc một cách hữu hiệu

Dầu thiền không thể thay thế y khoa, nhưng có thể đem lại nhiều lợi ích lớn lao cho cơ thể. Nhiều sự nghiên cứu y khoa đã xác nhận rằng thiền giúp giảm sự căng thẳng tinh thần, tăng trưởng trí nhớthuyên giảm áp huyết. Chính tôi đã từng nhận xét nhiều thiền sinh trẻ có, già có đã bớt các đau đớn kinh niên (chronic pain), gia tăng sinh lực, và tăng trưởng sự lưu thông của máu huyết, đều nhờ họ biết tọa thiền mỗi ngày.

Vì thiền có thể giúp quí vị xả bỏ các phiền não như lo lắng, sợ hãi hoặc phẩn nộ, nên còn đem lại sự tiến bộ trong sự giao tế. Sau cùng, thiền đã được công nhận rất hữu hiệu để trị các loại bịnh tinh thầnchán đời.

Nếu bạn thật sự thỏa mãn với những lợi ích căn bản đã được nêu trên thì nên tiếp tục luyện thiền. Công phu càng cao thì sức khỏe và sức chú tâm càng tăng trưởng. Nếu muốn đạt đến trình độ cao thì nên tầm sư và nghe theo sự chỉ dạy trực tiếp của minh sư.

Cuốn sách này dựa theo tinh thần của thiền tông đại thừa được lưu truyền từ các tổ sư. Chúng tôi cố gắng tuân theo hoài bảo của các ân sư nên tận lực sưu tầm những phương pháp thiền để giúp thiền sinh có thể xây dựng một nền tảng cần thiết để từ đó đi đến mục tiêu tối thượng của thiền tông: đắc giác ngộ, thường được gọi là “kiến tánh”. Việc làm nầy là một sự cống hiến nho nhỏ vào tinh hoa văn hoá Á Đông và Phật giáo thế giới.

trình độ sơ cấp thì thiền sinh học cách bớt suy nghĩ mông lung và tăng trưởng sức chú tâm. Rồi dần dà sẽ biết nhiều hơn về các phương pháp cao minh để có thể thông đạt giáo lý, phát triển tâm từ bi cũng như khai mở trí huệ chân chính. Rốt cuộc thì mục tiêu của thiền là phục vụ cho chúng sinh.

Nếu mục đích hành thiền của quí vị chỉ là giảm sự căng thẳng tinh thầntăng trưởng sức khỏe thì có thể tự tu. Ngược lại, nếu muốn tiến bộ nhanh chóng và đạt đến những trình độ cao cấp thì nên tầm sư. Nhất là nếu thật sự muốn khai mở trí huệ chân chính và tìm giải thoát thì lại càng nên kiến một thiền sư giỏi mà theo học.

Thời nay, khó gặp được người thầy dạy thiền giỏi. Sách này không thể thay thế được thầy giỏi nhưng có thể dùng để tự hướng dẫn tu thiền trong khi chưa tìm ra thầy. Chúng tôi sẽ bàn về vai trò của vị thầy nhiều hơn ở phần sau.

Cuốn sách này ra đời sau nhiều năm kinh nghiệm dạy thiền, sau khi tôi hành thiền 20 năm.

Tôi quyết định soạn cuốn sách này vì muốn đáp ứng nhu cầu của những người muốn tu thiền như tôi mà đã gặp nhiều trở ngại và khó khăn lúc sơ khởi.

Khi tôi bắt đầu luyện thiền thì gặp rất nhiều sự mơ hồ và phân vân. Ví dụ, mặc dầu ngồi kiết già đã hơn mấy năm nhưng cũng không biết chắc là đúng hay sai vì mỗi thầy dạy khác nhau. Tôi đã từng phải mò đường rất nhiều năm mới bắt đầu hiểu và bỏ các lời chỉ dạy sai lầm. Cho nên cuốn sách này dành cho những người muốn tu thiền mà không có thầy: họ có thể tham khảo sách này để đối chiếu với các phương pháp khác.

Cá nhân tôi, khi soạn quyển cẩm nang này là muốn chia xẻ một ít hiểu biết về thiền để quí vị cũng có thể hưởng những lợi ích lớn lao nhờ thiền. Như nhiều người khác thường tu luyện thiền, tôi cũng rất mê thích thiền lạc nhưng dĩ nhiên là không dừng lại ở đó.

Một mục đích khác của tôi là để trả ơn các vị ân sư: Tôi không thể đắc được nhiều lợi ích tu luyện thiền nếu như các ngài đã không tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ.

Cuối cùng, tôi cũng sẽ trình bày nhiều chi tiết để giúp quí vị tránh những sai lầm của người tự luyện thiền.

Chúng tôi hy vọng giúp quí vị xây nền tảng vững chắc để bớt bị hoang mang và lãng phí thì giờtu luyện phương pháp sai lầm. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ tiếp tục bổ túc sách này với nhiều chi tiết hơn trong tương lai.

CamNangThienpdf_download_2
Cẩm Nang Thiền 1 Tự Học Thiền PDF




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/07/2013(Xem: 24931)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.