Chương 8. Nội Tâm Tĩnh Lặng

17/10/201012:00 SA(Xem: 33694)
Chương 8. Nội Tâm Tĩnh Lặng

SỐNG TRONG THỰC TẠI
Tác giả: Viên Minh
Nhà xuất bản Phương Đông

Chương 8
Nội tâm tĩnh lặng

Buông thư, tâm rỗng lặng
Không trước ý dụng công
Không dừng, không bước tới
Điềm đạm tợ hư không.
  (Viên Minh)
 

Theo Phật giáo, thế giới loài người thuộc Dục Giới, vì hầu hết sinh hoạt đời sống của họ dựa trên sự tương giao giữa giác quanngoại cảnh. Sự tương giao này là nền móng của cảm giác, tri giác, tư tưởng, kinh nghiệm, kiến thức, và những phản ứng tâm sinh vật lý. Nói chung là bản năng, tình cảm và lý trí mà phần lớn diễn ra trong vô thức nhiều hơn là có ý thức. Do đó những tích lũy, những nội kết này ngày càng đa dạng, phong phú nhưng cũng rất phức tạp trong kho chứa vô thức (bhavaṅga) đã dễ dàng vượt khỏi vòng kiểm soát của ý thức con người.

Phần lớn chúng ta hành động, nói năng, suy nghĩ một cách vô thức. Và lắm khi tưởng chừng như chúng ta hành động có ý thức, chủ động và quyết đoán, nhưng thật ra chúng ta hành động như một con rối đang bị sai khiến bởi những xung động vô thức. Có thể chúng ta vẫn có ý thức nhưng chỉ là một loại ý thức mơ hồ, nặng tính si mê, phát xuất từ vô minh, thiếu tỉnh giáchậu quảchúng ta đã gây ra nhiều khổ đau phiền muộn cho mình và người. Loại ý thức này thực ra chỉ là mặt nổi rất nhỏ so với mặt chìm rộng lớn của vô thức, cũng giống như phần trên mặt nước của một tảng băng so với phần chìm bên dưới. Hoặc hơn thế nữa ý thức chỉ là một điểm tiếp xúc của tâm trên một đối tượng, giống như điểm chạm của bánh xe khi lăn trên đường. Huống chi ý thức thường là chủ quan, bị giới hạn bởi ý niệm, tư tưởng, kiến thức, quan niệm, thành kiến v.v... che lấp nên khó mà thấy biết trung thực. Chỉ khi nào ý thức được hoàn toàn thanh tịnh, trong sáng thì mới phát huy được tánh biết vô hạn của tâm.

Theo Dịch Lý, lực thúc đẩy của những xung động vô thức gọi là khí. Theo chiều tác động từ trong ra ngoài thì thần sinh ý, ý sinh khí, khí sinh hình. Thần chính là phần thâm sâu uyên áo nhất của tâm, nếu nội tâm không thanh tịnh trong sáng thì ý hay những khuynh hướng tâm lý sẽ tự phát một cách vô thức và tạo ra khí dưới hình thức những lực xung động. Bị thúc đẩy bởi những xung lực này chúng ta sẽ hành động như một robot tuân theo những mệnh lệnh đã được lập trình trong bộ nhớ. Hành động thể hiện ra bên ngoài qua thân, khẩu gọi là hình.

Ngược lại, hình ảnh hưởng khí, khí ảnh hưởng ý, ý ảnh hưởng thần. Hành động lăng xăng sẽ làm cho khí dao động, không tập trung được. Khí bất ổn làm cho ý xáo trộn, trạo cử, bất an, phân vân, nghi hoặc… Ý bất an thì nội tâm không thể nào thanh tịnh trong sáng, và một nội tâm đầy tham ái, sân hận, phóng túng, thụ động, dao động, bất an, căng thẳng... như thế làm sao có khả năng định tĩnh hay chuyên chú vào một công việc nào để hoàn thành hữu hiệu?

Vì vậy, định là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ lãnh vực hoạt động nào của chúng ta. Không phải chỉ trong thiền định, dù công việc tay chân hay hoạt động trí óc trong lý luận, tư duy, nghiên cứu, học hỏi, tính toán v.v... thì sự chuyên chú, nhất tâm hay định tĩnh vẫn là điều kiện tất yếu và cơ bản cho những hoạt động này đạt được hiệu quả cao.

Tuy nhiên, định có nhiều mức độ khác nhau: Nói theo Dịch Lý cho dễ hiểu thì có định của hình, định của khí, định của ý và định của thần. So sánh với Phật giáo thì hình đoan chínhgiới, khí trầm ổn là tịnh, ý chuyên nhấtđịnh, thần trong sáng tuệ. Trên thực tế, ý ổn định thì khí cũng ổn định do đó ý và khí, tịnh và định có thể ghép chung thành một. Vậy chỉ còn giới, định, tuệ mà thôi. Giới-định-tuệ không dành riêng cho giới Tăng sĩ Phật Giáo trong môi trường đặc biệt của tu viện, mà cần thiết cho tất cả mọi người dù theo tôn giáo nào hay không theo tôn giáo nào.

Chúng ta làm bất cứ việc gì cũng đều phải cần đến giới định tuệ. Ví dụ, khi chúng ta rót nước sôi từ ấm đun vào bình thủy, chúng ta phải hành động một cách chính xác, phải chú tâm trọn vẹn vào động tác đang làm và thấy biết rõ ràng mọi diễn biến của sự kiện ấy. Hành động cẩn thận đúng đắn là giới, chú tâm trọn vẹn vững vàng là định, thấy biết sáng suốt trung thực là tuệ. Chỉ cần thiếu một yếu tố thôi thì hai yếu tố kia cũng không đứng vững và việc làm khó có thể hoàn thành. Vì vậy không nên tách rời những yếu tố đó ra để tu tập như một phương pháp chuyên biệt.

Chúng ta đã nói về tuệ trong Chương 3 giới trong Chương 7, nay chúng ta thử khám phá xem thế nào là định. Khi các giác quan hướng ra ngoài và bị chi phối bởi ngoại cảnh, thì ý – khí sẽ bị xáo trộn trong những khuynh hướng ưa thích, ghét bỏ, dao động, thụ động và phân vân bất định. Đó là những trở ngại cho sự an ổnthiền định gọi là triền cái (nivaraṇa) những yếu tố trói buộc ngăn che, với những thuật ngữ chuyên môn như tham dục, sân hận, trạo hối, hôn trầm thụy miênnghi hoặc.

Những trở ngại này sẽ tự biến mất khi tâm hội đủ những thành tố của thiền định, thường được gọi là chi thiền (jhānaṅga). Những chi thiền này không phải chỉ đặc biệt đạt được trong lúc tọa thiền mà còn là điều kiện tất yếu giúp tâm ổn định trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Năm yếu tố đó là:

1) Sự hướng tâm đến đối tượng: Khi làm một việc gì, đơn giản như động tác quét nhà chẳng hạn, đầu tiên bạn cần hướng tâm để ý đến hành động quét nhà đó. Nếu sự quan tâm không đúng mức, do trạng thái tâm yếu ớt, uể oải, thụ động, lười chán, thiếu tích cực, thiếu hăng hái, v.v... thì bạn không thể toàn tâm toàn ý vào động tác quét nhà được. Trong thiền định, trạng thái tâm yếu ớt, uể oải, thụ động, lười chán, thiếu tích cực, thiếu năng động này được gọi là hôn trầm thụy miên, chướng ngại đầu tiên khiến tâm không thể hướng đến một đối tượng nào trọn vẹn để thực hiệnhiệu quả.

Sự hướng tâm đúng mức đến công việc hay đối tượng thiền được gọi là tầm (vitakka). Tầmyếu tố khởi đầu có khả năng chế ngự trạng thái hôn trầm thụy miên (thīna – middha) giúp tâm hăng hái nắm đúng đối tượng, không bỏ cuộc, không lệch hướng. Giống như khi giương cung bắn một mục tiêu, bạn cần mũi tên phải nhắm đúng hướng và lực bật phải đủ để đẩy mũi tên đến đích. Tầm cũng cần nhất hướngquan tâm tích cực đúng mức thì mới nắm được đối tượng.

2) Sự chú ý xem xét đối tượng: Mặc dù bạn đã có quan tâm hướng đến việc quét nhà nhưng nếu bạn thiếu chăm chú lắng nghe, quan sát, thiếu tập trung, thiếu chuyên nhất vào công việc – thì bạn không thể quét nhà một cách hiệu quả được. Sở dĩ không thể chuyên chú là vì bạn còn phân vân, do dự, bắt cá hai tay. Lưỡng lự bắt nguồn từ sự thiếu chuyên nhất, thiếu quả quyết bên trong và sức hấp dẫn của những đối tượng khác bên ngoài. Trở ngại này trong thiền định gọi là nghi hoặc. Giống như một em học sinh không quyết định được nên học bài hay nên mở TV xem bóng đá. Học bài thì tiếc trận bóng đá hay, xem bóng đá thì sợ học bài không thuộc.

Sự chuyên chú đúng mức để thẩm sát đối tượng được gọi là tứ (vicāra). Tứyếu tố thứ hai có khả năng chế ngự trạng thái nghi hoặc (vicikicchā) để giữ tâm thăng bằng trên đối tượng. Giống như em học sinh cần phảiđủ sức chuyên chú, không phân vân lưỡng lự giữa chơi và học thì mới có thể chơi ra chơi học ra học được. Cũng vậy, tứ cần có đủ khả năng chuyên chúquyết tâm không do dự thì mới giữ được thăng bằng trên đối tượng.

3) Sự hứng thú trên đối tượng: Một sự chuyên chú quá mức hay không đúng cách có thể làm cho bạn căng thẳng, khó chịu, bực bội hay nóng nảy. Nếu chúng ta không tìm thấy niềm vui trên đối tượng thì sự căng thẳng, khó chịu, bực bội, nóng nảy đó sẽ dễ dàng gia tăng khiến bạn nôn nóng muốn thoát khỏi đối tượng. Trở ngại đó trong thiền định gọi là sân hận, trạng thái bất mãn, đối kháng hay không bằng lòng. Nhưng khi sự chú tâm đã được quân bình, ổn định thì chúng ta bắt đầu cảm thấy phấn khởi, hứng thú trên đối tượng đó, bạn cảm thấy việc quét nhà hay thiền định là một niềm vui và sẵn lòng làm việc hăng say không mệt mỏi.

Sự hứng thú trên đối tượng được gọi là hỷ (pīti). Hỷyếu tố thứ ba có khả năng chế ngự trạng thái sân hận (byāpāda), giúp tâm phấn chấn, hoan hỷ trên đối tượng. Giống như khi chúng ta đã chuyên tâm vào việc quét nhà thì sẽ không thấy bực bội, mệt nhọc, khó chịu nữa mà bắt đầu cảm thấy hứng thú vì đã tìm được niềm vui trong đó. Cũng vậy, hỷ thoát khỏi tình trạng đối kháng, căng thẳng, đau đớn, khó chịu và tự nguyện gắn bó với đối tượng một cách hân hoan phấn khởi. 

4) Sự bình an trên đối tượng: Dù bạn đã có hứng thú trong công việc, nhưng nếu chưa hoàn toàn thỏa mãn, thì chúng ta vẫn chưa yên lòng vững dạ, vẫn còn băn khoăn lo lắng, vẫn còn vọng móng lăng xăng, tìm cầu mong đợi... một kết quả ở tương lai. Hoặc đôi lúc những ân hận, hối tiếc, những mặc cảm ray rứt về quá khứ cũng có thể xen vào ngăn cản sự an bình nội tại. Những ngăn che này được gọi là trạo cửhối quá (trạo hối), sự khuấy động của ý và khí (tư tưởng và xung lực) làm tâm bất an, không ổn thỏa. Nhưng khi tâm đã gắn bó, đã hòa mình trọn vẹn vào công việc hay đề mục thiền định thì không còn nôn nóng bồn chồn, ưu tư lo lắng nữa mà bắt đầu cảm thấy bình an thanh thản, vô tư vô lự.

Sự bình an như vậy trên đối tượng được gọi là lạc (sukha), cảm giác giống như một nhu cầu đã được thỏa mãn, cảm thấy đầy đủ, an lòng, lắng dịu, không còn băn khoăn xao xuyến nữa. Vì vậy lạc có khả năng chế ngự trạo hối (uddhacca – kukkucca). Giống như một người đói bụng không ngừng nghĩ đến những món ăn khoái khẩu, hay lo lắng không có gì ăn cho đỡ đói (trạo hối), sau khi thưởng thức một bữa tiệc ngon lành (hỷ), cảm thấy vừa đủ không cần thêm bất cứ món ăn nào nữa (lạc). Cũng vậy, lạc thoát khỏi trạng thái dao động bất an, tâm viên ý mã khi chưa thỏa mãn và giúp tâm dễ dàng cảm nhận sự bình an, vô tư, vô lự... ngay trong công việc hàng ngày chứ không phải chỉ khi an nhàn hay nhập định.

5) Sự dừng nghỉ an toàn: Lạc, với trạng thái buông xả, bình an, là yếu tố khá thuận lợi có thể giúp tâm nghỉ ngơi yên ổn, nhưng nếu còn bị chi phối bởi ngoại cảnh thì sự dừng nghỉ vẫn chưa an toàn, sâu lắng. Trở ngại này được gọi là tham dục, sự ưa thích trong đối tượng giác quan vẫn còn rất vi tế làm cho tâm cao lắm cũng chỉ có thể đạt đến trạng thái cận định (tịnh) không thể hoàn toàn dừng nghỉ bất động được. Giống như trong cơn gió mát bạn thiu thiu ngủ, nhưng chỉ cần một âm thanh, một xúc chạm nhẹ cũng đủ làm bạn thức giấc. Đến khi bạn đã vào giấc ngủ sâu thì ngoại cảnh chẳng còn gây được ảnh hưởng nào.

Sự dừng nghỉ an toàn này được gọi là nhất tâm (ekaggata), an chỉ (appaṇa) hay định (samatha). Khi chúng ta đã toàn tâm toàn ý vào một công việc hay đề mục thiền thì có nghĩa là ngay khi đó chúng ta không phân tâm ưa thích chuyện gì khác nữa, vì vậy định chế ngự được tham dục (kāmachanda). Khi tham dục chưa được chế ngự thì tâm vẫn còn bị chi phối bởi ngoại cảnh, không thể định kiên cố được. Giống như em học sinh trong khi học mà vẫn còn thích chơi bóng đá thì không thể nhất tâm học bài một cách trọn vẹn.

Căn cứ trên sự hiện diện và mức độ của năm yếu tố này mà thiền định được phân chia thành các tầng bậc cao thấp, sâu cạn khác nhau trong các loại thiền Dục Giới, Sắc GiớiVô Sắc Giới. Cũng với các thiền chi này, định của các bậc Thánh được gọi là Thánh định (chứ không có một loại Thánh định riêng để tu chứng, ngoại trừ Thánh Quả Định và Diệt Thọ Tưởng Định của các bậc Thánh từ A-na-hàm trở lên đã đắc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định).

Định vừa đủ để một sát-na tâm trụ lại giữa sự sinh diệt chớp nhoáng gọi là sát-na định (khaṇika samādhi). Định này chỉ cần một khoảnh khắc cực kỳ ngắn ngủi đủ để trọn vẹn với từng sát-na sinh-trụ-diệt trong diễn biến của tiến trình tâm trên một đối tượng, nếu định quá kiên cốlâu dài (an chỉ định) thì không nắm bắt được loại đối tượng này. Như vậy, tuy sát-na định nhanh hơn chớp nhoáng nhưng vẫn có ưu điểm đặc thù của nó mà các loại định khác không thực hiện được.

Định với các thiền chi chưa đủ mạnh để an trú vào các bậc thiền sắc giới, nên vẫn còn thuộc về tâm định dục giới, nhưng đủ để nội tâm trầm tĩnh, ổn định, an bình trong lúc hành thiền. Trạng thái tâm này trong thiền định gọi là cận hành định (upacāra samādhi) và trong pháp môn niệm Phật gọi là tịnh hay nhất niệm.

Định với các thiền chi hợp duyên nhất thờiđạt được, nếu thiếu duyên thích ứng thì không đạt được, vì vậy có lúc định được, có lúc không định được, gọi là nhất thời định (tadaṅga samādhi), định này chưa thuần thục (vasī), chưa nhập xuất như ý.

Định với các thiền chi vững chắc có thể an trú vào các bậc thiền sắc giới, vô sắc giới gọi là an chỉ định (appanā samādhi). Tâm định này cắt đứt mọi ảnh hưởng của ngoại giới, nên ra khỏi tâm dục giới và tùy mức độ kiên cố hành giả có thể thực chứng từ sơ thiền cho đến tứ thiền hữu sắc (có đối tượng là “sắc” tưởng) và thiền vô sắc (có đối tượng là “không” tưởng).

Cả cận hành định, nhất thời định lẫn an chỉ định đều là định trong điều kiện tĩnh, đòi hỏi phải có một đề mục nhất định, một phương pháp có kỹ thuật, một trú xứ yên tĩnh thích hợp và một sự cố gắng tập trung thuần nhất mới có thể đạt được. Loại định này cũng có thể gọi là ly cảnh duyên định, vì phải cắt đứt duyên hệ với ngoại cảnh mới định được. Định này rất an lạc và có thể phát triển thần thông, tuy nhiên đó chưa phải là định đặc thù của Phật giáo, các tôn giáo khác vẫn có. Định này chỉ giới hạn trong phạm vi sắc giớivô sắc giới, chưa hẳn là điều kiện tất yếu cho trí tuệ phát sinh, như chánh định được nói đến trong giới-định-tuệ. Ngược lại, nó có thể trở thành chướng ngại cho trí tuệ khi động cơ cố gắng rèn luyện là lòng khao khát mong cầu sở đắc an lạcquyền năng. Chẳng hạn như:

- Bị lôi cuốn bởi mong cầu sở đắc.

- Dính mắc, trì trệ trong an lạcquyền năng.

- Tưởng phát triển mạnh trong định sẽ trở ngại cho yếu tố tỉnh giác.

- Dễ phát triển bản ngãngã mạn vì sở đắc.

- Khi đã có thói quen theo khuôn mẫu trong hành trình của một phương pháp thiền định thì không sẵn sàng ứng biến linh hoạt trước mọi tình huống bất ngờ nên không đủ khả năng bén nhạy để thể hiện thiền tuệ một cách tự nhiên tự tại.

- Phải mất thời gian rèn luyện để đạt được sở đắc, thời gian bảo trì sở đắc ấy, và muốn chuyển qua hành thiền tuệ lại phải quán chiếu để gỡ bỏ những dính mắc (kiết sử) của sắc ái, vô sắc ái này.

Còn có một loại tâm định vi diệu (paṇīta) hơn cả định an chỉ đó là tâm định tĩnh lặng (paṭipassaddha samādhi), một sự định tĩnh mọi lúc mọi nơi, vượt ngoài mọi điều kiện quy ước, nên cũng gọi là an bình (khemā) hay không tịch (vūpasama). Dīgha Nikāya 3/278 mô tả: “Định này là tịch tịnh, vi diệu, đạt tĩnh lặng, chứng nhất tánh, không điều kiện, không đối kháng, không trở ngại” (Ayaṃ samādhi: santo, paṇīto, laddho, ekodibhāvādhigato, na ca sasaṅkhāra-niggayha-vāritavato’ti). Ưu việt của định tĩnh lặng này là không cần nhập định xuất định vì có thể định tĩnh trong mọi hoàn cảnh, chứ không cần tập trung vào một đề mục duy nhất nào như định an chỉ phải có nhập có xuất. Loại định tĩnh lặng này thoạt nhìn dường như không kiên cố, nhưng thực ra đó mới chính là định vô ngại, bất chấp điều kiện, vì nó có thể ung dung tự tại trong mọi hoàn cảnh vô thường, khổ, vô ngã. Ví như người chơi lướt ván có thể giữ thăng bằng trên những đợt sóng dồn dập, nếu bạn có thể chú tâm (tâm bất loạn chứ không phải tập trung) trên thực tại diễn biến vô thường thì bạn có đủ bản lãnh để thể hiện định tĩnh lặng trong mọi hoàn cảnh này. Vì có khả năng tùy duyên bất biến nên định này mới thật sự là định được nói đến như “định năng sinh tuệ” trong giới-định-tuệ đặc thù của nhà Phật. Và chỉ có định tĩnh lặng này mới được đức Phật gọi là tối thượng lạc (Santī paramaṃ sukhaṃ) và là một trong những yếu tính của Niết-bàn.

Giống như người quen lái xe trên đường giao thông thưa thớt sẽ khó đi qua chỗ xe cộ đông đúc, ngược lại tài xế quen lái xe ở chỗ giao thông đông đúc sẽ dễ dàng đi qua xa lộ vắng người. Cũng vậy, hành giả định an chỉ khó thích nghi với hoàn cảnh động bên ngoài nên khó đạt được định tĩnh lặng. Ngược lại hành giả định tĩnh lặng sẽ dễ dàng đạt được định an chỉ trong môi trường yên tĩnh. Như vậy, rõ ràng định tĩnh lặng mới có khả năng hỗ trợ cho trí tuệ thấy rõ thực tánh của các pháp. Đó là lý do tại sao đức Phật chỉ chấp nhận định an chỉ như một phương tiện để chế ngự năm triền cái lúc sơ cơ chứ không xem đó là điều kiện tất yếu để giác ngộ giải thoát. Chỉ cần định sát-na, định cận hành và định tĩnh lặng là đủ cho yếu tố định trong tam vô lậu học giới-định-tuệ.

Tuy nhiên, với những người tâm dễ tán loạn, dễ nóng giận, nhiều tham ái, hoặc quá lệ thuộc vào sở đắc tương lai thì nên thực tập những đề mục thiền định sau đây để hỗ trợ cho tâm định tĩnh mới hành thiền tuệ dễ dàng hơn:

- Đối với hành giả tâm dễ tán loạn nhất là lo lắng, sợ hãi, thiếu tự tin thì đề mục niệm Phật có thể giúp họ giảm bớt thất niệm, vọng niệm và tạp niệm để tâm có thể an trú nhất niệm thanh tịnh. Nhất niệm thanh tịnh không phải là định an chỉ, nhưng lại hỗ trợ cho trí tuệ tốt hơn cả định an chỉ.

- Đối với hành giả tâm dễ nóng giận, thường hay bất bình, bực bội thì đề mục tâm từ có thể giúp họ ngăn ngừa sự bức xúc, nóng nảy, giận dữ để tâm được lắng dịu, hiền từ, mát mẻ. Với sự hiền hoà, mát dịu này tâm dễ quán chiếu trong sángtrung thực hơn.

- Đối với hành giả nhiều tham ái nhất là tham ái xác thân hay vật thực thì đề mục bất tịnh có thể giúp họ giảm bớt sự dính mắc, ham mê, khao khát để tâm được dễ dàng buông xả, tự do và ổn định. Đó là những yếu tố nền tảng cho định tuệ phát huy.

- Đối với hành giả quá lệ thuộc vào sở đắc tương lai, nghĩa là tu tậpmục đích đạt được một trạng thái như ý trong tương lai thì đề mục niệm sự chết sẽ giúp họ giảm bớt ảo tưởng về tương lai để trở về đối mặt với thực tạitìm thấy ý nghĩa đích thực của nó.

*

Người có nội tâm an tịnh (chánh định) gặt hái được rất nhiều lợi ích trong đời sống cũng như trong hành trình giác ngộ giải thoát:

- Làm nền tảng cho trí tuệ: Chức năng quan trọng nhất của định là tạo môi trường tĩnh lặng cho trí tuệ tỏa sáng (samādhimayā paññā). Giống như mặt hồ tĩnh lặng thì cảnh sắc mới hiện rõ, khi tâm ổn định rỗng rang thì trí tuệ sẽ tự động soi chiếu rõ ràng. Trong lãnh vực hỗ trợ cho trí tuệ thì định tĩnh lặng hữu dụng hơn định an chỉ.  

- Dẫn đến đời sống an lạc trong hiện tại: đối với người đang trú trong an chỉ định, tâm họ đã cắt đứt liên hệ với năm đối tượng giác quan, nên họ không bị ngoại cảnh quấy rầy và họ an hưởng được hương vị hỷ, lạc, định, xả của thiền định, vì vậy được gọi là hiện tại lạc trú (diṭṭhadhamma sukha vihārāya).

- Giúp kiến văn giác tri (thấy biết) được trung thực: Khi tâm tĩnh lặng thì thấy, nghe, ngửi,... biết đều được trong sáng nên nhận thức đối tượng mới đúng sự thật, cho nên tâm định dẫn đến thành tựu tri kiến (ñaṇa-dassana paṭilabhāya).

- Giúp phát huy chánh niệm tỉnh giác: Tâm an tịnh nghĩa là tâm không vọng động nên không thất niệm do đó dẫn đến chánh niệm tỉnh giác dễ dàng hơn (sati–sampajaññāya).

- Giúp đoạn tận các lậu hoặc: Định cùng với giới và tuệ là ba yếu tố không thể tách rời trong chức năng loại trừ vô minh, tà kiến, ái dụchữu vi tạo tác trở thành, nên định là yếu tố dẫn đến đoạn tận lậu hoặc (āsavānaṃ khayāya).

- Ở trong cảnh trần mà tâm không dao động: Đối với người đạt được định tĩnh lặng thì họ luôn trầm tĩnh trước mọi thăng trầm biến đổi của cuộc sống nên dù không cách ly các đối tượng giác quan mà vẫn không bị ngoại duyên chi phối.

- Có thể đạt được thần thông: Theo định luật của tâm (citta niyāma) thì sự chuyên chú càng kiên cố năng lực càng được phát huy. Hầu hết khả năng siêu nhiên của tâm đều phát xuất từ định lực. Người đắc tứ thiền có thể luyện được năm loại thần thông: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, biến hoá thần thôngtúc mạng thông.

 - Khi lâm chung tâm bất loạn: Chết trong tình huống nào là do nghiệp quá khứ, không nên quan tâm làm sao để được chết trong điều kiện như ý, mà dù chết trong điều kiện nào tâm cũng sáng suốt định tĩnh là tốt nhất. Điều này quá dễ dàng cho những ai nội tâm an tịnh.


Hỏi:

- Con nghi ngờ không biết định có phải là hiện tại lạc trú thật không, vì nhiều người tự cho là đã đắc định rất cao, nhưng khi ở trong đời thường, họ có vẻ như trầm cảm, thụ động, sợ ồn ào, chỉ thích nơi yên tĩnh để dễ trú vào trạng thái định, nên cũng rất dễ sân khi gặp nghịch cảnh. Họ không quan tâm việc gì ngoài nhập địnhtruyền bá phương pháp thiền định của mình, nên tỏ ra cố chấpngã mạn. Nói chung họ không hiện tại lạc trú chút nào. Xin thầy giải thích cho con.

Trả lời:

- Tất nhiên vì đó không phải là chánh định. Tà định vẫn là định an chỉ nhưng nhằm mục đích bành trướng bản ngã hơn là giác ngộ giải thoát. Hơn nữa, nếu không được kết hợp hài hòa trong giới định tuệ thì tự nó vẫn có nhược điểm. Đức Phật dạy, định quá nhiều sinh ra hôn trầm, nên bạn thấy người thích an trú định có vẻ như trầm cảm thụ động là đúng. Hơn nữa phần lớn người thích định chỉ mong cầu đạt được an lạc hoặc muốn thoát khỏi phiền phức, nên hễ có cơ hội là họ liền trú vào trạng thái hỷ lạc của định. Nhưng khi ra khỏi trạng thái đó họ khó thích nghi với môi trường sống ồn ào phức tạp, do đó bạn thấy họ rất dễ sân. Họ bị dính mắc vào trạng thái định nên dĩ nhiêncố chấpngã mạn. Nếu người hành thiền định chỉ vì khao khát có được năng lực thần thông thì vô cùng nguy hiểm, như Devadatta đã đắc định rất cao, và có cả thần thông nữa nhưng vì tham vọng quyền lực nên đã hãm hại đức Phật, để rồi đọa vào địa ngục vô gián.

Khi nhập định, đặc biệtchánh định thì đúng là hiện tại lạc trú, thậm chí còn bất khả xâm phạm nữa. Nhưng thực ra hiện tại lạc trú đúng hơn là để nói đến các bậc Thánh khi an trú trong Thánh Quả Định hoặc Diệt Thọ Tưởng Định. Các bậc Thánh cũng là những người hoàn hảo trong định tĩnh lặng. Vì họ không dao động trước mọi hoàn cảnh, ở đâu và lúc nào cũng thong dong tự tại, an lạc tự nhiên.

Hỏi:

- Làm thế nào để phân biệt được chánh địnhtà định?

Trả Lời:

- Khi nói đến trạng thái định thì nó thuộc định luật tâm (citta niyāma) nên chỉ phân biệt theo đối tượng và thiền chi chứ không phân biệt chánh hay tà. Ví dụ, sơ thiền hữu sắc có đối tượng là quang tướng và chi thiền nổi bật là tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm; trong khi sơ thiền vô sắc có đối tượng là tưởng “hư không vô biên” còn chi thiền nổi bậtnhất tâm và xả, dù chánh hay tà cũng đều như vậy.

Khi nói chánh địnhtà định là đã bước qua lãnh vực định luật nghiệp (kamma niyāma), được phân biệt theo động cơ và mục đích. Nếu động cơ hành thiền định là tham, sân, si và mục đích là để thọ lạc hoặc quyền năng thì đó là tà định. Ngược lại, nếu động cơ là vô tham, vô sân, vô simục đíchgiác ngộ giải thoát thì đó là chánh định. Mặt khác, thiền định nào bành trướng bản ngãtà định, thiền định nào loại trừ bản ngãchánh định.

Hỏi:

- Nhân tiện cho tôi hỏi: chánh định và Thánh định có khác nhau không?

Trả Lời:

- Về đối tượng và chi thiền thì vẫn không khác, chỉ khác ở chỗ chánh định là nói chung tâm định chơn chánh, nhưng thường ám chỉ định của người chưa chứng đắc bậc Thánh, còn Thánh định cũng là định đó khi hành giả đã chứng đắc bậc Thánh. Ví dụ, bạn chứng sơ thiền với động cơ và mục đích tốt thì gọi là chánh định, sau đó bạn đắc một trong bốn Thánh Quả thì sơ thiền đó được gọi là Thánh định. Bạn cần lưu ý điểm này: Không có Thánh định nào để hành cả. Giác ngộ không phải do định mà do tuệ giác, định chỉ hỗ trợ thôi. Vì vậy không có Thánh định để hành, chỉ sau khi Tuệ Đạo, Tuệ Quả thành tựu thì định mới được gọi là Thánh định mà thôi.

Hỏi:

- Con nghe có vị giảng phải hành thiền định trước mới hành thiền tuệ sau, nhưng cũng có vị lại giảng không cần đắc định vẫn có thể đắc tuệ. Theo thầy điều nào đúng hơn?

Trả Lời:

- Nếu hiểu đúng, cả hai đều đúng; nếu hiểu sai, cả hai đều sai. Vì hiểu lầm “định năng sinh tuệ” là phải có định trước mới có tuệ sau, nên một vài phái thiền đã chủ trương phải hành thiền định trước rồi sau đó mới chuyển qua thiền tuệ. Thực ra, định luôn đi với tuệ, không thể tách rời trong sự giác ngộ. Giống như khi bạn muốn soi mặt mình trong gương thì tấm gương đó phải được giữ yên. Tấm gương được giữ yên và khuôn mặt hiện rõ trong gương phải cùng lúc, không trước không sau. Chỉ cần tấm gương chao động thì khuôn mặt cũng lập tức tan biến. Cũng vậy, không có định, tuệ không thể thấy được thực tánh.

Tuy nhiên, định đi với tuệ phải là định sát-na, định tĩnh lặng hay chánh niệm chứ không phải là định an chỉ. Giống như, khi tấm gương cố định một chỗ thì không thể thấy đối tượng di chuyển qua chỗ khác. Cũng vậy, tâm người đắc định chỉ thấy đối tượng tĩnh (thường, lạc, ngã) không thể thấy đối tượng động (vô thường, khổ, vô ngã). Hơn nữa, giống như tấm gương bị đặt vào trong một hộp kín, tâm người đắc định cách ly ngoại duyên, bị khuôn định trong khái niệm, chỉ thấy tướng do tưởng của định, mà sắc tưởng, vô sắc tưởng vẫn chỉ là khái niệm, làm sao soi thấy thực tánh của vạn pháp.

Chúng ta cần lưu ý một điểm vô cùng quan trọng là khi đức Phật dạy thiền tuệ cho những người trước kia đã đắc định, không phải theo nghĩa chuyển thiền định qua thiền tuệ, vì định là định, tuệ là tuệ, không thể chuyển qua lại được. Đức Phật chỉ muốn giúp người đắc định biết dùng tuệ soi chiếu để phá chỗ vướng mắc của họ trong thiền định mà thôi. Nếu vướng mắc này không được khai thông thì mãi mãi vẫn bị giam giữ trong sắc ái, vô sắc ái không thể nào giác ngộ giải thoát hoàn toàn được.

Nói rộng hơn, giới, định và tuệ là ba trong một trên hành trình giác ngộ, vì vậy vấn đề là bạn có biết kết hợp cả ba thành một mối, có đặt trên cùng đối tượng và đồng nhất hướng hay không. Vì nếu tách rời ba yếu tố ra để tu liền mất tính đồng nhất, và dĩ nhiên sẽ rơi vào cục bộ, vướng mắc, ngã mạntà kiến.

Hỏi:

- Có những môn như yoga, khí công, thôi miên, ấn chú, v.v... có phải là thiền định không?

Trả Lời:

- Yoga, khí công, thôi miên, hiệp khí đạo, thái cực quyền, ấn chú, cảm xạ học, v.v... đều dựa trên một mức độ nào đó của thiền định để phát huy. Nếu động lựcmục đích tốt thì những môn này đều đem lại lợi ích cho đời sống con người trên nhiều lãnh vực. Tuy nhiên, vì phần lớn người luyện tập những môn này chú trọng đến phát triển và ứng dụng năng lực cho một mục đích thiện hay bất thiện nào đó của họ hơn là kết hợp giới-định-tuệ theo hướng giác ngộ giải thoát nên vẫn chưa được xem là chánh định trong Phật giáo.

Nói tóm lại, định nào hướng đến giác ngộ giải thoát, vô ngã vị tha, là chánh định; định nào chỉ phát triển theo tham cầu của bản ngã thì không phải là chánh định.

Hỏi:

- Con nghe nói đã đắc thiền tuệ rồi thì không thể đắc thiền định được nữa, cho nên nhiều người tranh thủ hành thiền định trước kẻo sau đắc đạo rồi không có hiện tại lạc trú và thần thông như bậc khô kiến A-la-hán, như vậy có đúng không?

Trả Lời:

- Một người đã có định sát-na và định tĩnh lặng đủ để trí tuệ toả sáng thì nếu muốn vị ấy có thể vào an chỉ định dễ dàng. Hơn nữa, người hành thiền tuệ đúng khi thấy rõ thực tánh vô thường, khổ, vô ngã của các pháp nên họ đoạn giảm được tham áità kiến. Định dựa trên “ly dục ly bất thiện pháp” vì vậy người ít tham áità kiến không những sẽ rất dễ đắc định, mà còn không sợ rơi vào tà định. Ngược lại nếu đi vào định an chỉ quá sâu thì khó mà hành thiền tuệ được vì tâm định này quá tĩnh có thể cản trở sự linh động bén nhạy trong tuệ soi chiếu chớp nhoáng.

Không phải vị Thánh nào chưa đắc an chỉ định trước khi đắc Đạo Quả, về sau đều không thể đắc các bậc định mà vì lúc bấy giờ vị ấy thấy rằng định an chỉ không còn cần thiết nữa, hiện tại lạc trú và thần thông so với sự an nhiên tự tại, giác ngộ giải thoát thì chẳng có nghĩa gì cả.

Hỏi:

- Con nghe nói có kim cang định, đó là loại định gì?

Trả lời:

- Kim cang là ý nói định kiên cố bất khả xâm phạm. Trong Kinh có câu chuyện Ngài Xá-lợi-phất bị Dạ-xoa đánh một thiết bảng trong khi đang tọa thiền. Thiết bảng này có thể đập vỡ một quả núi nhưng Ngài Xá-lợi-phất không hề hấn gì cả.

Tuy nhiên, tất cả định đều có sinh có diệt, nên không có định nào là kim cang được cả, trừ phi đó là định tĩnh lặng hay Thánh định, bởi vì lúc bấy giờ định không còn là samatha (chỉ định) nữa mà là santī (tịch tịnh). Đức Phật không nói định là an lạc tối thượng, nhưng Ngài dạy tịch tịnhan lạc tối thượng (santī paramaṃ sukhaṃ). Vậy tịch tịnh trong định tĩnh lặng mới thật sự là kim cang định.

Hỏi:

- Con đã thực hành thiền định được một thời gian và theo vị thiền sư hướng dẫn thì con đã chứng được thiền sắc giới thứ tư. Con thấy rất an lạc và thiền an chỉ đã giúp con cải thiện được bản thân rất nhiều. Bây giờ nghe thầy giảng thì con cũng nhận ra rằng mình thật sự có vướng mắc trong thiền an chỉ. Vậy con nên tiếp tục hay nên bỏ?

Trả lời:

- Tự thân thiền an chỉ không sai. Sai là ở thái độ của người hành. Nếu động cơ đúng và mục đích đúng thì đó là chánh định, không cần phải bỏ, chỉ cần hướng đến trí tuệ để đừng dừng lại ở đó là được. Tuy nhiên việc này trên lý thuyết thì dễ nhưng trên thực tế rất khó thành công. Định an chỉ dựa trên tưởng, trong khi tuệ lại phải vượt qua tưởng mới thấy được thực tánh, nếu không khéo lại lầm tướng của tưởng thành thực tánh thì chỉ tự đánh lừa mình. Vậy nếu thấy đó là vướng mắc làm tăng trưởng bản ngã và mất thời gian cho sở đắc không thể đối mặt với thực tại thì nên thoát ra càng sớm càng tốt.

Từ bỏ sự lăng xăng tìm kiếm thú vui bên ngoài, bạn lại nỗ lực tầm cầu an lạc bên trong. Phải chăng vì thú vui bên ngoài là vô thường, nên giờ đây bạn muốn giữ an lạc bên trong được trường tồn vĩnh cửu? Bạn có biết bạn đang bị rơi vào cái bẫy của thời gian: trong khi mãi tầm cầu cái bạn tưởng là vĩnh hằng, mà bỏ quên cái vượt khỏi thời gian để ôm giữ cái vô thường hữu hạn?

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 41623)
15/10/2021(Xem: 17646)
21/07/2015(Xem: 18382)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.